Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện chỉ đạo rèn nền nếp thói quen cho trẻ 24 36 tháng tuổi trong trường mầm non trong trường mầm non quang kim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.24 KB, 22 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BÁT XÁT
TRƯỜNG MẦM NON QUANG KIM

______________

MÔT SỐ BIỆN PHÁP

Chỉ đạo rèn nền nếp thói quen cho trẻ 24-36
tháng tuổi trong trường mầm non Quang Kim
____________

Họ và tên: Đinh Thị Hồng Thu
Chức vụ : Phó hiệu trưởng

1


Quang Kim, tháng 05 năm 2014
Mục lục
STT
1
2
3
4
5
6
7
1
2
3


Mục lục
Phần thứ nhất: Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Giới hạn, phạm vi nội dung nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Thời gian thực hiện và triển khai đề tài
Phần thứ hai: NỘI DUNG
Cơ sở lý luận của đề tài
Thực trạng của đề tài.
Các biện pháp thực hiện

Trang
3
3
3
3
3
3
3
3
4
4
5
7

3.1


Chỉ đạo việc rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua chế độ sinh

7

3.2

hoạt trong trường mầm non.
Làm tốt công tác kiểm tra đôn đốc đội ngũ giáo viên giáo dục các

7

kỹ năng, kỹ xảo, thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ trong trường
3.3

1
2

mầm non.
Chỉ đạo làm tốt công tác phối hợp với các bậc phụ huynh về việc

11

rèn nền nếp thói quen cho trẻ ở gia đình.
Phần thứ ba: KẾT LUẬN
Kết luận
Đề xuất

12
13
13


2


Tài liệu tham khảo

14

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Giáo dục học mầm non là một chuyên ngành của giáo dục học với tư cách
là khoa học giáo dục con người trước tuổi đến trường phổ thông. Đối tượng của
giáo dục học mầm non là quá trình giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi, được tổ chức và
thực hiện có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, nhằm hình thành những cơ sở
ban đầu của nhân cách. Mục tiêu của giáo dục học mầm non là mô hình nhân
cách phát triển mà trẻ em Việt nam trước 6 tuổi cần đạt được bằng sự giáo dục
của gia đình, nhà trường và xã hội. Đó cũng chính là yêu cầu, là đòi hỏi của xã
hội đối với việc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non. Dựa theo chương trình giáo
dục mầm non của Bộ GD&ĐT đã ban hành là cơ sở, để giáo viên thực hiện
nhiệm vụ giáo dục trẻ một cách có hệ thống, khoa học để trẻ phát triển một cách
toàn diện. Việc chỉ đạo thực hiện chế độ sinh hoạt ngày cho trẻ trong trường
mầm non là việc làm vô cùng cần thiết, giúp cho đội ngũ giáo viên mầm non chủ
động về thời gian biết cách phân bố về thời gian và các hoạt động trong ngày

3


của trẻ hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển về tâm sinh lí của trẻ, qua đó
giáo dục những hành vi đạo đức cho trẻ trong trường mầm non.
Trường Mầm non Quang Kim là đơn vị trường thuộc vùng thuận lợi của

huyện Bát xát song vẫn còn gặp không ít khó khăn. Toàn trường có 75% học
sinh là con em dân tộc. Đa số nhân dân trong xã làm nông nghiệp, trình độ dân
trí của một số người dân vẫn còn hạn chế nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá
trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao
của Ban giám hiệu nhà trường nên công tác rèn nền nếp thói quen cho trẻ là rất
được quan tâm. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã chỉ đạo và triển khai vào
một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học cho từng độ tuổi nhằm thực
hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới. Nhà trường thường xuyên chỉ đạo
sát sao tới các tổ chuyên môn quan tâm chỉ đạo tới toàn thể giáo viên làm tốt
công tác rèn nền nếp thói quen cho trẻ. Giáo viên có vai trò tổ chức điều khiển,
điều chỉnh quá trình rèn nền nếp thói quen cho trẻ, làm cho việc rèn nền nếp thói
quen cho trẻ đạt hiệu quả cao.
Xuất phát từ thực tế của nhà trường, công tác tham mưu, phối hợp nhịp
nhàng giữa Cán bộ quản lý và các tổ chuyên môn, giáo viên trong đơn vị. Nhà
trường đã chỉ đạo cho giáo viên thực hiện. bản thân tôi với cương vị là Phó hiệu
trưởng nhà trường tôi không tránh khỏi những băn khoăn lo lắng về một bộ phận
nhỏ giáo viên trẻ mới từ vùng cao chuyển về chưa có kinh nghiệm trong công
tác rèn nền nếp thói quen cho trẻ nhà trẻ, Trẻ mầm non rất hiếu động, tinh
nghịch đặc biệt là đối với trẻ nhà trẻ môi trường lớp học còn rất bỡ ngỡ trẻ được
đến trường lớp mầm non rời xa vòng tay của cha mẹ và bắt đầu làm quen với
môi trường học tập do vậy, trẻ chưa có nền nếp thói quen khi đến với môi
trường mới. Vậy giáo viên phải làm gì để trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo có nền nếp
thói quen tốt khi đến trường. Đây là vấn đề cần có biện pháp để giúp cho đội
ngũ giáo viên đưa trẻ vào nền nếp và hình thành những thói quen tốt cho trẻ ở
trưởng mầm non. Qua kinh nghiệm nhiều năm trực tiếp làm công tác giảng dạy
tại trường mầm non và sự tích cực của bản thân không ngừng học hỏi đồng
nghiệp và những kiến thức học được ở trường sư phạm tôi đã tích lũy và mạnh
4



dạn lựa chọn kinh nghiệm “Một số biện chỉ đạo rèn nền nếp thói quen cho trẻ
24-36 tháng tuổi trong trường mầm non trong trường mầm non Quang
Kim” để chia sẻ cùng đồng nghiệp làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhà
trẻ tại các đơn vị trường mầm non trong toàn huyện.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Đưa ra một số biện pháp để rèn nền nếp thói quen cho trẻ nhà trẻ trong
trường mầm non hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Hướng dẫn giáo viên rèn nền nếp thói quen cho trẻ nhà trẻ lứa tuổi 24 –
36 tháng tuổi tại trường mầm non Quang Kim.
- Tổng số: 15 trẻ.
4. Giới hạn, phạm vi nội dung nghiên cứu.
Biện pháp chỉ đạo rèn nền nếp thói quen cho trẻ nhà trẻ lứa tuổi 24 - 36
tháng tại Trường Mầm non Quang Kim trong thời gian 3 tháng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đặc điểm tâm sinh lý và những thói quen hành vi của trẻ để tìm ra
những giải pháp hữu hiệu trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm
non.
- Đề xuất những biện pháp hay để áp dụng tại đơn vị trường về công tác
rèn nền nếp thói cho trẻ.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra thực trạng.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
7. Thời gian thực hiện và triển khai đề tài
- Tháng 9 - 10/ 2013: Lựa chọn đề tài nghiên cứu và nghiên cứu các tài
liệu có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu.
- Tháng 11 - 02/2014: Quan sát điều tra thực trạng, áp dụng thử các biện
pháp vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ trong nhà trường.

5


viết đề cương phân tích và xử lý số liệu, tổng hợp số liệu.
- Tháng 03/2014 - 05/2014: Hoàn thiện đề tài.

Phần thứ hai: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của đề tài
Rèn nền nếp thói quen cho trẻ nhà trẻ lứa tuổi 24 -36 tháng tuổi là vô cùng
quan trọng. Theo tư tưởng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về chăm sóc, giáo dục trẻ
nêu rõ vấn đề trách nhiệm của xã hội, của nhân dân, của Đảng, Nhà nước, nhà
trường, gia đình đối với thế hệ trẻ. Hồ Chí Minh đề cập đến một số phương pháp
giáo dục rất khoa học đối với trẻ mẫu giáo nói chung, đối với trẻ nhà trẻ nói
riêng là: Đặc biệt đối với trẻ nhỏ là giáo dục bằng nêu gương thể hiện ở tấm
lòng, hành động cụ thể của người giáo viên. Trẻ nhỏ là người chủ tương lai của
đất nước. Vì vậy chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng,
toàn dân. Tất cả vì tương lai con em chúng ta, dân tộc ta mọi người, mọi ngành
cần phải chăm sóc và giáo dục trẻ cho tốt.
Đảng ta luôn coi giáo dục là sự nghiệp cách mạng của quần chúng. Nhà
trường có nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ phát triển toàn diện, song không thể
coi đây là nơi duy nhất. Đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Hằng ngày trẻ
chỉ sống , sinh hoạt ở trường mầm non với một thời gian nhất định, còn lại trẻ
sống ở gia đình, chịu sự giáo dục của gia đình,và phản ánh nền nếp thói quen
của gia đình. Nếu gia đình và nhà trường cùng có mục đích, nội dung, phương
pháp giáo dục thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách
của trẻ.
Bảo vệ và rèn luyện cơ thể cho trẻ đảm bảo phát triển đúng đắn về mặt thể
chất và rèn luyện cơ thể nhằm nâng cao khả năng thích ứng môi trường bên
ngoài. Đây là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng vì đặc điểm cơ thể trẻ của trẻ ở
lứa tuổi này phát triển nhanh nhưng còn non nớt, sức đề kháng yếu, trẻ rất dễ

mắc bệnh do ảnh hưởng không thuận lợi của môi trường bên ngoài. Do đó, giáo
6


dục dinh dưỡng và rèn luyện thể chất cho trẻ phải hướng vào việc phát triển hài
hòa cân đối, hướng vào việc bảo vệ, giữ gìn, rèn luyện cơ thể cho trẻ một cách
hợp lý để trẻ có khả năng thích ứng với những biến đổi môi trường bên ngoài và
thích nghi với những nền nếp thói quen mới ở trường lớp mầm non.
Chế độ sinh hoạt của trẻ là một quy trình khoa học nhằm phân phối thời
gian và trình tự các hoạt động trong ngày cũng như ăn uống, nghỉ ngơi một cách
hợp lý, nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ. Chế dộ sinh hoạt hợp lý
của trẻ được xây dựng trên cơ sở khoa học có tính đến sự phân phối thời gian,
trình tự, các hình thức hoạt động và nghỉ ngơi phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
của trẻ. Do đó, việc tổ chức thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt có ý nghĩa rất
lớn đến sự phát triển về hành vi, nền nếp thói quen tốt cho trẻ. Trước hết đảm
bảo cho trẻ thỏa mãn nhu cầu về ăn, ngủ, hoạt động, giữ cho hệ thần kinh được
thăng bằng, trẻ luôn ở trạng thái thoải mái, vui vẻ. Đồng thời thực hiện ổn định
chế độ sinh hoạt còn góp phần giáo dục hành vi có tổ chức, những nền nếp, thói
quen tốt trong sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Vì vậy, cô giáo mầm non cần biết tổ
chức tốt các hoạt động trong này trong chế độ sinh hoạt của trẻ
2. Thực trạng của đề tài.
Đối với trẻ chuẩn bị đến trường mầm non thì Gia đình chính là môi
trường giáo dục đầu tiên của trẻ. Trẻ được chăm sóc, giáo dục và rèn luyện ngay
chính tại gia đình của mình. Đối với những gia đình có thói quen sinh hoạt tốt,
thường xuyên quan tâm chăm sóc dạy dỗ trẻ sẽ là những bài học đầu tiên làm
cho trẻ nhận thức nhanh và có thói quen tốt, ngược lại những gia đình không chú
trọng đến thói quen sinh hoạt tốt thì đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng lớn đến những thói
quen, hành vi không tốt, trẻ có những hành vi lệch lạc. Từ kinh nghiệm thực tế
nhiều năm làm công tác giảng dạy trực tiếp ở trường mầm non tôi đã tìm hiểu
hoàn cảnh thực tế của từng gia đình trẻ đặc biệt là dựa trên đặc điểm tâm sinh lý

của trẻ tôi đã nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ ở trường
mầm non đồng thời làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh về việc giáo dục
nền nếp thói quen cho trẻ. Qua việc quan sát thực tế, để kịp thời nắm bắt những
thói quen tốt hay chưa tốt của mỗi trẻ để uốn nắn cho trẻ những nền nếp thói
7


quen tốt cho trẻ. Những hành vi văn hóa ứng sử trong giao tiếp của trẻ phản ánh
khá rõ nét về những thói quen, tập tục của mỗi gia đình.
Với cương vị là phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn và dinh
dưỡng trong nhà trường. Qua nắm bắt thực tế tình hình thực tế của đơn vị
trường, qua kiểm tra, quan sát những hành vi thói quen của trẻ tại các nhóm lớp,
tôi nhận thấy cần phải xây dựng những biện pháp cụ thể để hướng dẫn giáo viên
thực hiện tốt chế độ sinh hoạt của trẻ trong trường mầm non. Đặc biệt đối với
trẻ nhà trẻ lần đầu tiên rời xa môi trường giáo dục của gia đình rất cần có sự
quan tâm của cô giáo hình thành cho trẻ những nền nếp thói quen mới ở trường
mầm. Trẻ 24 - 36 tháng những ngày đầu đến lớp trẻ quấy khóc nhiều mỗi trẻ có
một thói quen riêng, ngoài việc quấy khóc thì việc vệ sinh của trẻ chưa có thói
quen tốt, Cô giáo rất vất vả làm ảnh hưởng đến việc cung cấp kiến thức cho trẻ.
Căn cứ vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi thì đây là bước ngoặt đầu đời của trẻ nên cô
giáo cần phải kiên trì, tỉ mỉ quan tâm vỗ về trẻ, dần đưa trẻ và nền nếp của nhóm
lớp, giúp trẻ hòa nhập vào môi trường giáo dục của nhà trường. Qua khảo sát trẻ
đầu năm tại nhóm trẻ 24 – 36 tháng về nền nếp thói quen đã thu được kết quả
như sau:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM 2013 - 2014

Thực trạng
Tiêu chí

Tổng số trẻ


khảo sát trẻ

Tỷ lệ ( %)

đầu năm
Thói quen thích được đi
học
Trẻ có thói quen chào hỏi

7

46,7%

8

53,3%

7

46,7%

5

33,3%

Trẻ có nền nếp thói quen
thực hiện yêu cầu của cô

15


giáo
Trẻ có thói quen biết xin
cô đi vệ sinh, vệ sinh
đúng nơi quy định.
8


Trẻ biết thực hiện các quy
định của cô trong các hoạt
động chơi tập có chủ định
Trẻ có thói quen khi tham
gia vào HĐ vui chơi…

8

53,3%

7

46,7%

Giáo viên mới không chuyên dạy lớp nhà trẻ nên việc chăm sóc trẻ nhỏ
còn gặp rất nhiều hạn chế. Nội dung hoạt động một ngày của trẻ tuy nhà trường
đã triển khai song việc áp dụng còn lúng túng, chưa linh hoạt, một số giáo viên
chỉ quan tâm đến cá nhân trẻ mà chưa quan tâm đến hoạt động theo nhóm bởi trẻ
nhỏ hay quấy khóc nên việc hướng trẻ vào hoạt động nhóm giáo viên còn gặp
nhiều khó khăn. Trẻ chưa có nền nếp, chưa chủ động tham gia vào các hoạt
động. Theo quan điểm của một bộ phận nhỏ giáo viên nhận thức rằng: Trẻ nhà
trẻ chỉ cần trông đảm bảo an toàn, trẻ ăn tốt, ngủ tốt là được, song nhận thức trên

là sai lầm vì theo chương trình GDMN mới trẻ nhà trẻ được tham gia vào các
hoạt động theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Vận dụng thời gian trong chế
độ sinh hoạt ngày để rèn nền nếp thói quen cho trẻ. Nhà trường cần đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện chế độ sinh hoạt ngày đối với từng giáo viên kịp thời
giúp đỡ những giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp,
hướng dẫn giáo viên biết cách dạy những kỹ năng, kỹ xảo, thói quen vệ sinh nếp
sống có văn hóa cho trẻ trong trường mầm non. Đây là nhiệm vụ cần thiết để
giáo dục trẻ có những hành vi đúng, thói quen tốt trong sinh hoạt ngay từ nhỏ.
Do trình độ nhận thức của một bộ phận phụ huynh còn hạn chế. Có phụ
huynh cho rằng: Cho trẻ đi nhà trẻ là chỉ để: “cô giáo trông coi và dạy hát vài
bài là được, trẻ nhỏ thì biết gì là học”. Vì vậy rất cần có sự thống nhất về
phương pháp giáo dục của nhà trường và gia đình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
sự phát triển nhân cách của trẻ. Từ những thực trạng trên tôi đưa ra một số biện
pháp nhằm làm tốt hơn công tác rèn nền nếp thói quen cho trẻ 24-36 tháng trong
trường mầm non.
3. Các biện pháp thực hiện:
9


Trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ ở trường mầm non cô giáo
mầm non phải biết hướng mọi hoạt động, mọi nội dung, biện pháp, phương pháp
chăm sóc giáo dục trẻ vào thực hiện mục tiêu của ngành học, sao cho trẻ luôn
được khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối hài hòa, giàu lòng yêu thương, thông
minh, ham hiểu biết, đặc biệt là trẻ có nền nếp thói quen tốt trong sinh hoạt.Vì
vậy việc chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt nền nếp chuyên môn giờ nào việc nấy,
trước khi đến lớp phải có kế hoạch như vậy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ sẽ
đạt hiệu quả cao, trẻ có nền nếp thói quen tốt trong học tập và sinh hoạt. Việc
rèn nền nếp thói quen cho trẻ cũng cần phải tuân theo nguyên tắc: Phải đảm bảo
tính mục đích, giáo viên cần thực hiện đảm bảo cân đối giữa chăm sóc và giáo
dục trẻ; Biết tổ chức cuộc sống và hoạt động phù hợp với từng lứa tuổi. Đảm

bảo các tác động đồng bộ đến nhân cách của trẻ; Việc rèn nền nếp thói quen cho
trẻ cũng cần đảm bảo tính liên tục trong quá trình giáo dục trẻ. Giáo viên phải
giữ vai trò chủ đạo muốn trẻ có nền nếp học tập và có những thói quen tốt đòi
hỏi cô giáo cần nắm vững một số kinh nghiệm sau:
3.1. Biện pháp 1. Chỉ đạo việc rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông
qua chế độ sinh hoạt trong trường mầm non.
a) Hướng dẫn giáo viên rèn nền nếp thói quen thông qua việc tổ chức
ăn uống cho trẻ.
- Ăn uống là nhu cầu cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Hằng ngày cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng và uống đủ nước. Tùy
từng độ tuổi mà chế độ ăn uống phù hợp và lựa chọn chế biến thức ăn phù hợp
với khả năng tiêu hóa của trẻ. Cần hướng dẫn cho giáo viên cho trẻ ăn uống hợp
lý, ăn đúng giờ, đảm bảo vệ sinh và tạo bầu không khí thoải mái vui vẻ khi trẻ
ăn sẽ tạo cho trẻ có cảm giáo ăn ngon miệng và muốn được ăn khi đến bữa.
Đồng thời tâp cho trẻ có thói quen ăn thức ăn đa dạng về khẩu vị và chất dinh
dưỡng nhằm tăng cường sức khỏe cho trẻ. Rèn cho trẻ có thói quen rửa tay, rửa
mặt trước khi ăn mặc dù trẻ nhỏ chưa biết tự rửa tay, rửa mặt. Song cô giáo cần
tập cho trẻ sớm có thói quen tự xúc cơm trong khi ăn, Cô nên cho trẻ làm quen
với tên gọi của các món ăn, các loại thực phẩm (Thịt, cá, trứng, sữa, đậu, rau…)
10


bằng cách nói chuyện về thức ăn mà trẻ đang ăn như: Con ăn món gì? Thức ăn
gì? Có thích thức ăn này không? Thức ăn đó có lợi gì cho sức khỏe? Đồng thời
chú ý dạy trẻ biết dạy trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn, xin cô, biết cảm ơn cô
khi cô lấy cơm cho trẻ, biết phép cơm cô sau khi ăn xong và trong khi ăn không
để rơi, vãi thức ăn, biết thưa cô để xin cơm và rèn cho trẻ thói quen khi ăn không
cười đùa, nói truyện, nhai kỹ trước khi nuốt; Khi trẻ muốn đi vệ sinh cô cần rèn
cho trẻ thói quen biết xin phép cô cho đi vệ sinh cô cần làm mẫu cho trẻ học nói
theo cô. Sau khi trẻ ăn xong cô rèn cho trẻ có thói quen lấy khăn lau miệng và

uống nước.
b) Hướng dẫn giáo viên rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua việc
tổ chức giấc ngủ cho trẻ.
Giấc ngủ rất cần thiết cho mọi người. Nó là điều kiện để hồi phục khả
năng làm việc của các tế bào thần kinh sau những hoạt động của con người
trước đó. Đối với trẻ nhỏ, hệ thần kinh còn yếu, vì thế trẻ chóng bị mệt mỏi, nên
giấc ngủ là rất cần thiết để trẻ lớn lên và phát triển. Trong chế độ sinh hoạt ngày
giáo viên cần tổ chức cho trẻ có thói quen:
+ Tạo cho trẻ có thói quen ngủ đủ giấc và ngủ sâu.
+ Tập cho trẻ có thói quen ngủ đúng giờ, tạo cho trẻ thói quen đã đi ngủ là
ngủ ngay.
+ Tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, vui vẻ khi lên giường ngủ. Không để
trẻ chơi đùa quá nhiều trước khi ngủ hoặc dọa nạt trẻ lảm ảnh hưởng đến giấc
ngủ của trẻ.
+ Để trẻ đi vào giấc ngủ nhanh, cô cần vỗ về, hát ru cho trẻ ngủ. Trong
khi trẻ ngủ cần giữ không khí yên tĩnh cho trẻ để tạo cho trẻ có thói quen ngủ đủ
giấc và ngủ sâu. Để làm được điều này giáo viên cần phải kiên trì và tỉ mỉ sẽ
giúp trẻ có thói quen tốt khi ngủ.
Vì vậy, Cô giáo cần cho trẻ ngủ đúng giờ để tạo phản xạ có điều kiện cho
việc hình thành thói quen ngủ nhanh và ngủ sâu của trẻ. Trong khi trẻ ngủ cần
giữ yên tĩnh và phóng ngủ phải đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa

11


hè, phải sạch sẽ, khô ráo... Có như vậy trẻ mới ngủ đủ và ngon giấc. Nhà trường
cần kết hợp với gia đình giúp trẻ có thói quen tốt khi ngủ.
c) Hướng dẫn giáo viên rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua việc
tổ chức vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Việc tập cho trẻ 24 - 36 tháng biết vệ sinh cá nhân là rất cần thiết, nhằm

góp phần giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cho trẻ và là cơ sở đề hình thành nếp sống
cá văn hóa vệ sinh, hình thành những nét tính cách tốt sau này.
Giáo viên cần tập cho trẻ 24 - 36 tháng có những kỹ năng và thói quen vệ
sinh ban đầu thích hợp như dạy trẻ biết giữ sạch sẽ tay chân, quần áo, rèn cho trẻ
có thói quen vệ sinh rửa tay, dùng khăn, thói quen ngăn nắp gọn gàng.
d) Hướng dẫn giáo viên làm tốt công tác rèn nền nếp thói quen cho trẻ
thông qua việc tổ chức rèn luyện cơ thể cho trẻ.
Trong việc thực hiện chế độ sinh hoạt trong ngày cho trẻ giáo viên cần tổ
chức cho trẻ được rèn luyện cơ thể để trẻ dễ dàng thích nghi với điều kiện sống.
Rèn luyện là sử dụng hệ thống những biện pháp nhằm nâng cao sức đề kháng,
sức chịu đựng của cơ thể trước những tác động của môi trường bên ngoài.
Ví dụ: Cô giáo rèn cho trẻ có sức chịu đựng với nắng, gió ngoài trời bằng
cách cho trẻ được tắm nắng, tắm gió ngoài trời vào những thời điểm buổi sáng
thời tiết đẹp.
Bằng cách rèn luyện này trẻ sẽ “ Rày rạn” với nắng, gió, giúp trẻ thích
nghi với những thay đổi của thời tiết, khí hậu tăng sức đề kháng trước những tác
động của môi trường. Song khi rèn luyện cho trẻ cần theo nguyên tắc nâng cao
dần sức chịu đựng của cơ thể, rèn luyện một cách có hệ thống thường xuyên và
có tính đến đặc tính cá nhân của từng trẻ.
e) Hướng dẫn giáo viên rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua giờ
đón trẻ:
- Trong giờ đón trẻ giáo viên cần thể hiện thái độ vui vẻ niềm nở, gần gũi
âu yếm trẻ tạo cho trẻ có cảm giác an toàn. Cô giáo tập cho trẻ có thói quen chào
cô giáo, chào các bạn trước khi vào lớp và biết chào bố mẹ, ông bà, người thân
khi đưa bé đến lớp. Cô giáo cần hướng dẫn trẻ tự mình để dép, giày đúng nơi
12


quy định. Trong giờ đón trẻ cô nên trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình
sức khỏe của trẻ, về những thói quen tốt, chưa tốt của trẻ mới đến nhà trẻ để

cùng phối hợp rèn nền nếp thói quen cho trẻ, kịp thời khen khích lệ trẻ khi trẻ có
thói quen tốt hoặc thông báo những điều cần thiết và nhắc nhở những quy định
chung của nhà trẻ. Khi trẻ đã quen với nền nếp của lớp, cô cho trẻ tự lấy đồ
chơi theo ý thích và hướng làm mẫu để trẻ có thói quen lấy và cất đồ chơi đúng
quy định. Nếu trẻ nhỏ chưa biết cô nên cùng trẻ cất đồ chơi. Cô làm mẫu vài lần
trẻ sẽ quen dần với nền nếp của nhóm, lớp.Vì vậy, bất kì một hành động nào của
trẻ cô giáo cũng cần đặc biệt phải quan tâm để kịp thời khích lệ động viên trẻ.
Ngược lại, nếu cô không quan tâm đến trẻ để trẻ chơi tự do bừa bãi, thì trẻ sẽ có
thói quen không tốt, chơi với bạn tranh giành đồchơi của bạn, đánh bạn, cắn bạn
hay không biết giữ gìn đồ chơi, không biết cất đồ chơi đúng quy định. Là nhà
giáo dục cần đặc biệt đến việc rèn cho trẻ những thói quen tốt đây chính là
những đặc điểm của hành vi nhân cách con người cần phải giáo dục cho trẻ ngay
từ nhỏ.
f) Rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua chơi tự do với đồ vật ở các
góc.
Đối với việc tổ chức cho trẻ chơi tự do ở các góc. Cô giáo cần rèn cho trẻ
có thói quen lấy và cất đồ chơi đúng quy định, tạo cho trẻ có thói quen chơi
đoàn kết với bạn, không tranh dành đồ chơi của bạn. Tuy nhiên đối với trẻ nhà
trẻ mục đích chơi của trẻ là trẻ chơi cạnh nhau nên thường hay xảy ra tình trạng
trẻ dành đồ chơi của bạn, cắn bạn…. Vì thế cô giáo cần quan tâm chơi cùng trẻ
tạo không khí cho trẻ chơi an toàn tự nhiên, hứng thú. Trong khi trẻ chơi cô gần
gũi trò truyện với trẻ để dạy trẻ có những thói quen tốt trong khi chơi. Trong
những hoạt động nối tiếp cô nên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi mang tính chất
giáo dục:
Ví dụ: Trò chơi: “Cất đồ chơi đúng chỗ” để nền nếp thói quen tốt cho trẻ
sau khi chơi. Mục đích của trò chơi trẻ hiểu được các giới từ: Trên, dưới, trước
sau và thực hiện theo đúng yêu cầu của cô. Hình thành thói quen cất đồ dùng, đồ
chơi đúng nơi quy định. Sau giờ chơi, cô lần lượt giao nhiệm vụ cụ thể cho từng
13



trẻ cất đồ chơi của trẻ vào đúng nơi quy định. Cô tận dụng mọi thì điểm để trò
chuyện với trẻ. Cô có thể tiến hành nói chuyện với nhóm trẻ hoặc cá nhân trẻ,
đặc biệt với những trẻ nhút nhát, ít nói. Trí nhớ của trẻ ở lứa tuổi này chưa bền
vững, nên nội dung rèn trẻ trong các giờ luyện tập có chủ định cần được ôn
luyện ở mọi lúc mọi nơi. Khi trò chuyện với trẻ, cô nên xưng tên mình và gọi
tên trẻ để trẻ biết tên cô, tên bạn và tên của trẻ.
Từ những việc làm cụ thể rất bình thường cô đã tạo cho trẻ thói quen tốt
trong mọi hoạt động của trẻ.
g) Hướng dẫn giáo viên rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua hoạt
động trả trẻ :
- Trước khi ra về, cô tập cho trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân, quần áo, đầu
tóc trẻ gọn gàng, sạch sẽ. Trong thời gian chờ đợi bố mẹ đến đón cô cho trẻ chơi
trò chơi mang tính giáo dục nền nếp thói quen để trẻ khắc sâu những thói quen
tốt ở trường Mầm non, tạo cho trẻ những ấn tượng tốt với nhóm lớp, với cô giáo
để ngày hôm sau trẻ lại thích đến lớp.
- Khi gặp bố mẹ trẻ, cô cấn hướng dẫn trẻ chào bố mẹ, chào cô giáo, chào
các bạn khi ra về và trao đổi với phụ huynh một số thông tin cần thiết trong ngày
về cá nhân trẻ cũng như một số thói quen trẻ thực hiện chưa tốt trong ngày để
cha mẹ trẻ nắm được cùng phối hợp với cô giáo rèn cho trẻ có những thói quen
tốt không chỉ ở trong gia đình mà có những thói quen tốt ở nhà trường, lớp học.
h) Rèn nền nếp thói quen trong giờ chơi - tập có chủ định.
Trong hoạt động chơi tập có chủ định được tiến hành vào thời điểm buổi
sáng. Cô nên sắp xếp trong một tuần để trẻ có thể tạo cho trẻ thói quen được
tham gia chơi, tập có chủ định với các nội dung hoạt động khác nhau, các hoạt
động bao gồm: Phát triển vận động, hoạt động nhận biết tập nói, luyện các giác
quan; xem tranh truyện; Nghe kể truyện, đọc thơ; tập hát và nghe hát, tập vẽ,
tô...
Ví dụ: Rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua hoạt động phát triển vận
động.


14


Cô rèn cho trẻ có thói quen rèn luyện sức khỏe thông qua việc dạy trẻ tập
các động tác đơn giản, giáo dục trẻ thói quen giữ gìn sức khỏe. Vì vậy, cô phải
thực hiện đúng thời gian biểu trong ngày để trẻ có thói quen tốt. Bên cạnh đó,
thời gian đầu cô nên bật nhạc sau đó cô hướng dẫn trẻ xếp hàng tập thể dục
sáng. Cô thực hiện liên tục trẻ sẽ có thói quen mội khi nghe thấy tín hiệu nhạc
thể dục là trẻ có thói quen xếp hàng và nhún nhảy vung tay, chân theo tiếng
nhạc. Đây là thói quen tốt đối với trẻ nhà trẻ mà các cô giáo cần phải quan tâm
và hình thành chi trẻ ngay từ những buổi đầu đến trường.
Đối với hoạt động nhận biết tập nói và các hoạt động khác. Căn cứ vào
các chủ đề, chủ điểm cụ thể cô giáo có thể tích hợp nội dung giáo dục nền nếp
thói quen cho trẻ như vệ sinh, ăn uống, rèn những hành vi văn hóa trong giao
tiếp, ăn, uống có văn hóa.
Vì vậy, đối với việc rèn nền nếp thói quen cho trẻ ở bất kì một hoạt động
học có chủ định nào cô giáo cúng cần biết cách khai thác kiến thức sao cho phù
hợp để đem đến cho trẻ những nội dung giáo dục có ý nghĩa thiết thực gần gũi
mà không xa vời đối với trẻ. Tuy nhiên việc tích hợp các nội dung giáo dục rèn
nền nếp thói quen cho trẻ cũng không nhất thiết cô tích hợp nội dung mang tính
chất lấy lệ khiên cưỡng, gò ép mà cần linh hoạt sao cho việc tích hợp nội dung
giáo dục một cách nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả cao.
3.2. Biện pháp 2. Làm tốt công tác kiểm tra đôn đốc đội ngũ giáo viên
giáo dục các kỹ năng, kỹ xảo, thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ trong
trường mầm non.
Đây là một nội dung quan trọng trong việc rèn nền nếp thói quen cho trẻ ở
trường mầm non. Cho nên cô giáo cần rèn cho trẻ những kỹ năng, thói quen sau
+ Thói quen vệ sinh thân thể đó là thói quen giữ cho thân thể sạch sẽ như
rửa mặt, rửa tay chân sạch sẽ, biết xúc miệng, biết dùng khăn mùi xoa, biết dùng

nhà vệ sinh…
+ Thói quen gữ vệ sinh quần áo Biết giữ cho quần áo sạch sẽ thơm tho,
không quỳ lê la xuống đất bẩn.

15


+ Tạo cho trẻ có thói quen ăn uống: Biết rửa tay trước khi ăn, nhai kỹ,
không bốc ăn bằng tay, không làm rơi vãi thức ăn, không bỏ thừa thức ăn. Ăn
xong biết rửa tay, lau miệng, xúc miệng.
+ Vệ sinh môi trường: Trẻ biết đi vệ sinh đúng chỗ, không vứt rác bừa
bãi, không làm bẩn môi trường.
Vì vậy, cô giáo cần biết căn cứ vào yêu cầu của chương trình để có kế
hoạch rèn nền nếp thói quen cho trẻ. Muốn hình thành cho trẻ những kỹ năng,
thói quen văn hóa, cô giáo cần hướng dẫn một cách tỉ mỉ chu đáo từng thao tác
nhỏ để trẻ nắm được cách làm. Khi trẻ đã biết cách làm, cô phải tổ chức cho trẻ
được rèn luyện thường xuyên, đồng thời cô phải thường xuyên theo dõi, uốn nắn
để trẻ có những thói quen tốt. Trong quá trình hướng dẫn rèn nền nếp thói quen
cho trẻ, cô có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như dùng phương pháp
trực quan, giải thích, trò chơi, tranh ảnh… Việc hình thành nền nếp thói quen ở
trẻ thường diễn ra rất chậm, do đó, cô giáo phải kiên trì rèn luyện, tôn trọng khả
năng và sức lực của trẻ.
3.3. Biện pháp 3. Chỉ đạo làm tốt công tác phối hợp với các bậc phụ
huynh về việc rèn nền nếp thói quen cho trẻ ở gia đình.
- Công tác phối hợp với các bậc cha mẹ có ý nghĩa quan trọng và là nhiệm vụ
thiết thực của từng nhóm, lớp và trường mầm non, góp phần thực hiện tốt mục
tiêu chăm sóc giáo dục trẻ.
- Phối hợp giữa gia đình và nhà trường tạo nên sự liên kết giữa trường, lớp
mầm non và cha mẹ trẻ, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong quá
trình rèn nền nếp thói quen cho trẻ. Đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của trẻ

về mọi mặt.
- Quá trình kết hợp với các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ có
tác dụng: tạo sự thống nhất giữa gia đình và trường, lớp mầm non về việc rèn
nền nếp thói quen cho trẻ, không làm đảo lộn việc chăm sóc giáo dục trẻ ở
trường, lớp và ở gia đình, nhất là đối với những trẻ mới ra lớp. Tạo sự thống
nhất về nội dung, phương pháp, cách thức rèn nền nếp thói quen cho trẻ ở lớp
cũng như ở gia đình, Tránh được những mâu thuẫn về phương pháp rèn nền nếp
16


cho trẻ. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành thói quen và phẩm chất
nhân cách tốt ở trẻ, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.
- Cô giáo kết hợp với cha mẹ trẻ sẽ tạo nguồn lực vật chất tinh thần, góp
phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Thông qua việc phối hợp với
cha mẹ trẻ để tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức khoa học chăm sóc giáo dục trẻ
cho các bậc phụ huynh và cộng đồng. Thông qua việc phối hợp với cha mẹ giúp
cha mẹ trẻ hiểu được công việc của cô giáo mầm non ở nhóm, lớp; qua đó, giáo
viên mầm non cũng hiểu được hoàn cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình.
Trong quá trình giáo dục trẻ, cô giáo phải sử dụng phối hợp các hình thức,
kết hợp giữa giáo dục nhà trường và gia đình nhằm thống nhất với gia đình về
cách nuôi dạy trẻ theo khoa học. Vì giáo dục mầm non mang tính chất giáo dục
gia đình - Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ, người mẹ là cô giáo
đầu tiên của trẻ thơ nên không thể coi nhẹ giáo dục trẻ ở gia đình mà phó mặc
việc giáo dục trẻ cho nhà trường.
Trong quá trình theo dõi, kiểm tra đôn đốc nhóm trẻ của nhà trường; Kết quả
khảo sát chất lượng và đánh giá kết quả đạt được rất khả quan qua việc hướng dẫn
chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt cho trẻ 24-36
tháng ở trường mầm non:

Nội dung đánh giá


Thói quen thích được đi học

Tổng
số trẻ

15

Trẻ có thói quen chào hỏi
Trẻ có nền nếp thói quen thực hiện
yêu cầu của cô giáo
Trẻ có thói quen biết xin cô đi vệ
sinh, vệ sinh đúng nơi quy định.
Trẻ biết thực hiện các quy định của
cô trong các hoạt động chơi tập có
chủ định
17

Kết quả

Tỷ lệ

Kết quả

Tỷ lệ

khảo sát

đạt %


khảo sát

đạt

đầu năm

cuối năm

7

46,7%

15

100%

8

53,3%

14

93,3%

7

46,7%

15


100%

5

33,3%

14

93,3%

8

53,3%

15

100%


Trẻ có thói quen khi tham gia vào

7

HĐ vui chơi…

46,7%

14

93,3%


Phần thứ ba: KẾT LUẬN
1. Kết luận
Đúng như lời Bác Hồ kính yêu đã nói:
“Hiền dữ đâu phải là định sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Muốn nói rằng: Khi sinh ra đâu phải đứa trẻ nào cũng ngoan, cũng lễ phép
mà ngay từ ban đầu phải rèn luyện trẻ, dạy trẻ để sau này trở thành người tốt.
Chính vì vậy mà ngành giáo dục luôn coi trọng sự nghiệp chăm sóc- giáo dục trẻ
là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và đặt là nền tảng cho sự nghiệp giáo dục
chung. Việc rèn nề nếp thói quen ban đàu cho trẻ hình thành cho trẻ những cơ sở
đầu tiên về giáo dục nhân cách và phát triển toàn diện cho trẻ.
Chính vì vậy mà công tác rèn nền nếp thói quen cho trẻ trong trường mầm
non nói chung và việc chú trọng rèn nền nếp thói quen cho trẻ 24 - 36 tháng nói
riêng cần có sự quan tâm đặc biệt của nhà trường - Gia đình. Muốn trẻ có nền
nếp thói quen tốt ở gia đình thì người thân, cha mẹ trẻ là những tấm gương tốt
để dạy trẻ; Ở trường mầm non cô giáo cần tỷ mỉ, yêu thương trẻ, thực hiện tốt
chương trình kế hoạch giáo dục trẻ, Thực hiện tốt chế độ sinh hoạt ngày của trẻ.
Công tác rèn nền nếp, thói quen cho trẻ cần thực hiện liên tục thường xuyên để
tạo thói quen tốt cho trẻ nhằm hình thành nhân cách cho trẻ giúp trẻ phát triển
toàn diện về mọi mặt.
Nắm chắc quan điểm trên trong quá trình chỉ đạo công tác chuyên môn
của nhà trường tôi luôn luôn xác định mục đích của công tác chăm sóc giáo dục
trẻ là nâng cao chất lượng giáo dục trẻ từng độ tuổi, đồng thời cần làm tốt công
tác chỉ đạo chuyên môn cho giáo viên dạy trẻ từng độ tuổi để xây dựng nhà
trường có chất lượng giáo dục cao.
2. Đề xuất:
18



Đối với Nhà trường: Làm tốt công tác chỉ đạo lên kế hoạch giáo dục trẻ và
chỉ đạo sát sao công tác rèn nền nếp thói quen cho trẻ nhà trẻ trong nhà trường.
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, xây dựng các chuyên đề có tích hợp các nội
dung giáo dục như: Rèn nền nếp thói quen cho trẻ tại các nhóm lớp trong trường
mầm non.
Với ngành Giáo dục, tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, giáo viên công
tác chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ. Tổ chức cho giáo viên được giao lưu, trao đổi
kinh nghiệm tại các trường lớn trong và ngoài tỉnh.
Trên đây là “Một số biện chỉ đạo rèn nền nếp thói quen cho trẻ 24-36
tháng trong trường mầm non Quang Kim” vừa qua tôi đã áp dụng vào đơn vị
nhà trường. Tôi hy vọng rằng những vấn đề tôi đưa ra trong sáng kiến kinh
nghiệm này sẽ đóng góp phần nào cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ ở
các trường Mầm non nói riêng và cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nói
chung.
Quang Kim, ngày 16 tháng 5 năm 2014
Người viết

Đinh Thị Hồng Thu

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tâm lý học lứa tuổi - NXB GD năm 2001
2. Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN năm 2008 - tác giả TS. Lê Thu
Hương - PGS. TS. Lê Thị ánh Tuyết.
3. Tạp chí Giáo dục mầm non - Số 20 năm 2008
20



4. Tài liệu bồi dưỡng hè Chu kỳ 2004 - 2007( Quyển 2) - Vụ GDMN xuất
bản năm 2005.
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên phát triển năng lực nghề nghiệp giáo
viên- nhà xuất bản giáo dục Việt Nam năm 2013.

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................


21


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

22



×