Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

NHÓM NGÔN NGỮ MÔN KHMER VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.98 KB, 44 trang )

Đại cương các dân tộc Việt Nam
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, văn hóa Việt nam cũng vì thế mà rất
phong phú, đa dạng. Không những phong phú về khía cạnh tộc người, văn hóa
Việt Nam còn đa dạng về bẳn sắc vùng, miền, khu vực. Hiện nay, ở Việt Nam
có bảy hoặc chín vùng văn hóa, tùy theo cách hiểu của từng người. Nhưng rõ
rằng bảy hay chín thì cũng đều chứng tỏ sự giầu có của các sắc thái địa phương.
Tây Bắc là một vùng văn hóa được nhiều người thừa nhận hơn cả. Điều
đó có cơ sở từ sự rõ ràng về tự nhiên, lịch sử và quan hệ của các tộc người, và sự
hiện diện của các đặc trưng văn hóa đủ tầm đại diện. Nghiên cứu văn hóa Việt
Nam, mà hiểu biết ít về văn hóa Tây Bắc là điều quá thiệt thòi. Bởi vậy, chúng
tôi nghĩ, muốn hiểu trọn vẹn văn hóa Việt nam, buộc phải nghiên cứu thấu đáo
văn hóa Tây Bắc.
Nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer ở vùng Tây Bắc Việt Nam có bốn tộc
người: Mảng, Kháng, Xinh Mun, Khơ Mú. Đây là những tộc người bản địa, cư
trú lâu đời ở Tây Bắc. Những đặc trưng văn hóa độc đáo và phong phú của các
tộc người này.
Khi ta nghiên cứu về nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer của vùng văn hóa
như Tây Bắc, thường triển khai theo các chủ đề như: dân cư, làng bản và xã hội
truyền thống, giá trị vật chất (nhà ở, trang phục, ẩm thực), giá trị tinh thần
(phong tục tập quán, lễ hội, cưới hỏi, ma chay), phương thức sản xuất…của cả
vùng, mà tiêu biểu là các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ của vùng Tây Bắc. Vì
thế chúng tôi đi sâu vào “Tìm hiểu nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer vùng Tây Bắc
Việt Nam”, nhóm ngôn ngữ có cư dân cổ nhất, để thấy được bản sắc văn hóa tộc
người thiểu số trong các đặc trưng văn hóa nơi đây.

Dương Thị Huê VNHK9

1



Đại cương các dân tộc Việt Nam

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG
1.1. Khái quát lịch sử lịch sử tộc người
Nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer Tây bắc gồm 4 dân tộc là dân tộc: Mảng,
Kháng, Xinh Mun và Khơ mú.
Gọi là Môn - Khmer Tây Bắc vì các tộc người này có địa bàn cư trú ở khu
vực tây bắc thuộc miền bắc Việt Nam.
Về nguồn gốc cư dân Môn - Khmer có nhiều ý kiến khác nhau: Giả thiết
được nhiều người tán thành nhất là của E.Aymonier công bố năm 1904 cho
rằng; tổ tiên những người ngôn ngữ Môn - Khmer thuộc về chủng tộc Negritiod
bắt nguồn từ những sườn núi nam Tây Tạng rồi chia đôi ra và di chuyển về
phương Nam theo 2 hướng; hướng Tây Nam sinh ra người Mun du ở Ấn Độ,
hướng Đông Nam sinh ra tộc người Môn - Khmer ở Đông Dương.
Bruk nhà nhân chủng học Liên Xô cho rằng: từ thiên niên kỷ I TCN đại bộ
phận Đông Dương đã có mặt người Môn - Khmer từ phía Tây nam Trung Quốc
tràn xuống. Các nhà nhân chủng học kết luận: thành phần nói ngôn ngữ Môn Khmer đều là dân bản địa Đông Nam Á lâu đời. Cội nguồn của họ từ những dạng
chuyển tiếp từ Austro - Mongoloid đang trong quá trình phân hóa với những nét
đăc trưng phương Nam từ đó sinh ra các loại Vediod và Indonesien của bán đảo
Đông Dương cổ đại về sau phân bố rộng khắp Đông Nam Á.
Chính vì vậy các nhà khoa học đều cho rằng cư dân Môn - Khmer là cư
dân bản địa, những người đầu tiên lập nghiệp trên bán đảo Đông Dương. Tổ tiên
của họ là chủ nhân của những nhà nước cường thịnh trong vùng. Nhưng vào
cuối thiên niên kỷ I và đầu thiên niên kỷ II SCN, các quốc gia cổ đại Môn Khmer suy yếu dần và lần lượt tan rã, cư dân Môn – Khmer phần bị tiêu diệt,
phần bị đông hóa hoặc tự hòa nhập vào những cộng đồng cư dân khác, một phần
bị phân hóa ra thành nhiều tộc người, những nhóm địa phương cư trú xen kẽ với
các dân tộc khác.
Dương Thị Huê VNHK9


2


Đại cương các dân tộc Việt Nam
Về nhân chủng, họ có những yếu tố thuộc loại hình Indonesien và cả loại
hình Nam Á thuộc tiểu chủng Mongoloid phương Nam, người Khơ Mú có số
dân đông nhất trong nhóm Môn - Khmer ở Tây Bắc, nhưng đại bộ phận mới đến
Việt Nam chưa lâu.Tổ tiên của họ cư trú ở vùng Mường Xoa (Lào).
Truyền thuyết của các tộc người Kháng kể lại rằng: tổ tiên họ đã sinh
sống lâu đời ở vùng trung tâm khu vực đông nam Tây Bắc Việt Nam ngày nay.
Trước khi người Thái thiên di từ phía Bắc xuồng tổ tiên họ là chủ nhân của các
thung lũng rộng lớn ở Tây Bắc. Khi ấy đã họ đã có những thủ lĩnh nổi tiếng:
Khun Khoàng (Khun Quàng), Ăm Pắm (M. La), Khun Piến (Ăm Poi/M. Muổi),
Khun Cắm (M. Mụa), Khun Lường (M. Quài, M. Ê...)...
Ở Tây Bắc hiện nay vẫn còn nhiều khu ruộng mang tên Nà Xá (ruộng của
người Xá). Một số nơi khi người Thái tổ chức xên mường vẫn phải cúng tổ tiên
người Xá trước. Ví dụ ở Quỳnh Nhai, khi người Thái “xên mường” vẫn cúng
Khun Cha, thủ lĩnh của người La Ha xưa kia đã có công khai phá cánh đồng
Mường Chiên... Như thế rất có thể trước khi người Thái tràn vào Tây Bắc tổ tiên
các nhóm Xá đã là chủ nhân và khai phá ra cac cánh đồng lớn ở đây.
Người Kháng ở ven sông Đà những năm gần đây vẫn có tục uống nước
cay bằng mũi (tu mui). Tục này đã được Lê Quí Đôn ghi trong Kiến văn tiểu lục
(ở Hưng Hóa, Tuyên Quang có người La Quả và Xá Tụ có tục uống bằng
mũi...)...
Cũng như người Kháng, người Xinh Mun (Puộc, Pụa) còn nhớ rõ tổ tiên
họ ngày xưa đã từng làm chủ các thung lũng phì nhiêu. Khi người Thái tràn đến,
tổ tiên họ đã thua khi thi bắn nỏ vào vách đá (người Thái lấy sáp ong dình vào
đầu mũi tên nên tên dính vào vách đá được và lấy mất đất của người Puộc...
Người Puộc thua cuộc nên buốc phải rời khỏi đồng ruộng của mình và lùi vào
rừng sâu sinh sống bằng nương rẫy. Người Thái ở Mộc Châu (Sơn La), nay vẫn

còn lưu chuyền truyền thuyết này. Và nạn nhân của họ là người Xá Lêm, Xá Lé.
Người Thái ở Chiềng On (Yên Châu, Sơn La) hàng năm khi cúng mường vẫn

Dương Thị Huê VNHK9

3


Đại cương các dân tộc Việt Nam
cúng ma người Xinh Mun, những người đầu tiên có công khai phá đất đai vùng
này thành ruộng, nương...
Truyền thuyết của người Mảng còn kể rõ: tổ tiên họ xưa kia sống ở
Muăng Buăng (Nặm Ban, Sìn Hồ, Lai Châu ngày nay). Tù trưởng của họ là Pu
Gia, tổ tiên họ thờ tảng đá chống trời Girăngphinh ở vùng Giumbai (thuộc xã
Nậm Ban ngày nay). Điều này cũng được ghi trong các sử thi Thái Quắm tố
mướng (Chuyện lập mường). Trong đó người Mảng được ghi là Xá Cang Lai
(Xá có tục xăm cằm). Tục này vẫn con được bảo lưu ở người Mảng (Nậm Ban)
cho đến tận ngày nay.
Ở Tây bắc Việt Nam, xưa kia người Thái và các tộc người khác đều gọi
người Khơ Mú bằng tộc danh Xá Cẩu. Trong khi đó họ lại tự nhận là Khmụ,
Kmhmụ, hoặc Kừmmụ... Sau những năm 1970 tới nay họ được thống nhất gọi là
Khơ Mú (trong tất cả các văn bản chính thức mang tính hành chính nhà nước,
trên toàn quốc). Về tộc danh Xá, hay Xá Cẩu, có nhiều cách hiểu khác nhau. Có
người cho rằng Xá là tên mà người Thái ở Tây Bắc gọi các tộc người láng giềng
khác. Xá Cẩu là chỉ người Khơ Mú vì họ có tục cẩu tóc ngược lên đỉnh đầu.
Thực tế cho thấy các tộc người khác ngoài người Thái ở Tây Bắc đều được
người Thái gọi là Xá, ví dụ: Xá Khao, Đón, Xá Súa, Xá Mảng, Xá Puộc, Xá
Dạo, Xá Mẹo...
Về nguồn gốc của người Khơ Mú, đa số các nhà nghiên cứu đều thống
nhất cho rằng họ là một trong số các cộng đồng có tiếng nói thuộc ngôn ngữ

Nam á, và là cư dân bản địa ở Đông Dương. Tổ tiên người Khơ Mú là một trong
số những cư dân đầu tiên có mặt ở lãnh thổ phí Bắc bán đảo Đông Dương.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, thời cổ người Khơ Mú cư trú tập trung ở phần
phía Bắc nước Lào hiện tại mà trung tâm là Luông Pha Băng. Thực ra vấn đề
này cũng còn nhiều bàn cãi. Có người cho rằng, thời kỳ này người Khơ Mú đã
làm chủ vùng Thượng Lào. Và đó là giai đoạn có niên đại vào khoảng thế kỷ
IX-X SCN. Vào thời kỳ này, các thủ lĩnh người Khơ Mú đã thành lập được các
nhà nước, nhưng tthực chất của chúng là gì thì vẫn chưa xác định. Có người cho
Dương Thị Huê VNHK9

4


Đại cương các dân tộc Việt Nam
đó là nhà nước Tchiôm Lêng, có người cho đó là nhà nước Mường Khasay do
thủ lĩnh Thao Chương Loun đứng đầu... Và giai đoạn hưng thịnh của người Khơ
Mú chấm dứt khi người Lào do tù trưởng Khun Borôm chiếm Luông Pha Băng
và các cánh đồng lân cận. Đó cũng là lúc mà Vương quốc Khủn Chương tan rã.
Quá trình hình thành của cộng đồng người Khơ Mú ở Việt Nam:
Không riêng người Khơ Mú, nhiều tộc người ở Tây Bắc đều biết đến
truyền thuyết “Quả bầu mẹ”. Theo dó, tổ tiên người Khơ Mú là những người
đầu tiên chui từ lỗ dùi cháy ở quả bầu mẹ nên có da màu đen, sau đó mới đến tổ
tiên người thái chiu ra từ lỗ khoét bằng dao (phủ Tay oóc hu pạ, phủ Xá oóc hu
chi...), và sau đó mới lần lượt đến các tộc người khác... ở Tây Bắc, lịch sử di cư
của người Khơ Mú gắn chặt với Trường ca Chương Han (Thạo Chương). Người
Thái do ảnh hưởng từ trường ca này của người Khơ Mú đã sáng tạo ra khắp
Chương, một pho sử thi khá nối tiếng. Theo đó, tạo Khùn Chương là thủ lĩnh có
lực lượng quân sĩ hùng mạnh lên đến hàng ngàn, hàng triệu người (mứn xen).
Táy pú sớc của người Thái ghi: Xá Chi lụk lo điêu, piêu pốc piêu dảm dứt, dỏn
xoong khứp hạp căn... Có nghĩa là, khi người Thái đến (mường Lò) thì đã thấy

có người Xá Chi ở đó rồi. Như vậy người Khơ Mú có mặt ở Tây Bắc trước
người Thái. Gần đây, các học giả Việt Nam cho rằng, người Khơ Mú chỉ mới di
cư vào Việt Nam khoảng 200 - 300 năm lại đây. Nhận định đó có thể chập nhận.
Bởi cho đến nay, trong dân gian người Khơ Mú ở Tây Bắc vẫn còn nhiều ký ức
liên quan đến thời kỳ cổ sử của Lào, hoặc tập quán của họ vẫn còn nhiều dấu ấn
của văn hóa người Lào. Họ vẫn còn nhớ sự liên kết của thủ lĩnh Chương Han
với các tộc người ở Tây Bắc chống lại giặc dã vào thế kỷ XIX.... Tổ tiên họ là
những người theo Chương Han sang đánh nhau với giặc cờ vàng, cờ đen (xớc
tung lương, xớc tung đăm) ở Tây Bắc và miền tây Nghệ An.
Trong một nghiên cứu của mình, tiến sĩ ngôn ngữ học người Mỹ Frank
Proschan đã có những nhận xét khá cụ thể về thời gian xuất hiện và hoành hành
của nạn giặc Chương ở Lào và Tây Bắc, cũng như vùng miền núi Thanh - Nghệ
của Việt Nam. Theo nhà nghiên cứu này, các hoạt động của giặc Chương hầu
Dương Thị Huê VNHK9

5


Đại cương các dân tộc Việt Nam
hết đều diễn ra vào thời kỳ cuổi thế kỷ XIX: ở vùng Mường Xén (Nghệ An) vào
khoảng 1884 - 1887, do Tạo Cớt cầm đầu; ở Mường Thanh, Mường Lay vào
khoảng 1874 - 1876, do Tạo Lả Xanh Xen Hoa cầm đầu... Khi Chương Han thất
bại, Vương quốc Khủn Chương tan rã các nghĩa binh người Khơ Mú theo
Chương buộc phải lại sinh cơ lập nghiệp ở miền núi tây Thanh Nghệ và Tây Bắc
Việt Nam. Những người Khơ Mú ở Mường Xén, Nghệ An còn nhớ rất rõ: cách
nay khoảng 9 - 10 đời, họ từ Xiêng Khoảng (Phạ Căn), do phải chạy loạn tránh
chiến tranh giữa các bô tộc trong vùng, nên đã di cư sang Việt nam. Khi mới
sang Việt Nam, có lúc họ đã di đến tận vùng Con Cuông, sau đó lùi vào những
khu vực hỏe lánh để sinh sống.
Như vậy, không giống các nhóm Puộc (Xinh Mun), Mảng, Kháng, người

Khơ Mú có mặt ở Việt Nam tương đối muộn, chỉ cách ngày nay khoảng trên
dưới 200 năm. Hiện nay, ở Tây Bắc và miền tây Nghệ An, Thanh Hóa có 56.542
người Khơ Mú cư trú tập trung tại các địa phương: Lai Châu (cũ): 14.894 người
(Mường Tè, Sìn Hồ, Mường Lay, Tủa Chùa, Điện Biên, Tuần Giáo,...); Sơn La:
9.950 người (Sông Mã, Sốp Cộp, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Bắc Yên,
Mường La, Quỳnh Nhai, Thuận Châu...); Thanh Hóa: 607 người (Pù Nhi, Quan
Hóa, Mường Lát...); Nghệ An: 27.014 người (Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế
Phong,...)...
1.2. Tên gọi, tên tự gọi, quy mô dân số, địa bàn phân bố
Dân tộc
(tộc người)

Tên gọi cũ

Nhóm địa

Dân số

phương

(Năm

Nơi cư trú chính

2009)

Mảng

Mảng Ư,


Mảng Gứng,

Xá Lá Vàng
Xá Khao,

Mảng Hệ
Kháng Dẩng,

Xá Súa,

Kháng Hoặc,

Xá Dón,

Kháng Dón,

Xá Dâng,

Kháng Súa,

Dương Thị Huê VNHK9

Lai Châu, Điện
3.710

Biên

6



Đại cương các dân tộc Việt Nam
Kháng

Xá Bung,

Ma Háng ,

Xá Hốc,

Bư Háng,

Xá Ái,

Ma Háng

Quảng Lâm

Bẻng,

13.840

Sơn La, Điện
Biên, Lai Châu

Bư Háng
Xinh Mun

Puộc,

Cọi...

Xinh Mun Dạ,

Phục

Xinh Mun

23.278

Sơn La, Điện
Biên, Lai Châu

Nghẹt

Khơ Mú

Xá Cẩu,

Sơn La, Lai

Mứn Xen,

Châu, Điện Biên,

Pu Thênh,
Tênh, Tày

72.929

Yên Bái, Thanh
Hóa, Nghệ An


Hạy

Dương Thị Huê VNHK9

7


Đại cương các dân tộc Việt Nam
CHƯƠNG II: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA NHÓM NGÔN NGỮ
MÔN - KHMER VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM
2.1. Tổ chức xã hội của nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer vùng Tây Bắc Việt Nam
Cư dân nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer sống gắn bó với nhau đựa trên 2
mối quan hệ: là quan hệ cộng cư và quan hệ dòng họ, họ cư trú thành làng, bản.
Làng là đơn vị tổ chức xã hội cơ bản và tự trị trong xã hội. Mỗi làng gồm: nhiều
gia đình, dòng họ khác nhau sinh sống gắn bó, đoàn kết với nhau trên địa vực
nhất định và riêng biệt tự quản dựa vào luật tục.
Ý thức cộng đồng trong buôn làng cao: vai trò to lớn của các thiết chế tự quản
buôn làng, luật tục, già làng, trong nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer đã có sự phân hóa
giàu nghèo, nhưng sự phân hóa giai cấp còn đang manh nha, quan hệ đoàn kết tương
trợ mạnh mẽ, dân buôn làng bản trong danh dự, chất phát, trung hậu.
Đứng đầu mỗi làng là già làng được nể trọng, có vai trò quan trọng đời
sống của làng vì là người am hiểu về phong tục tập quán của làng và có nhiều
kinh nghiệm trong sản xuất.
Xã hội được thiết lập trên cơ sở phụ quyền khá vững chắc, trong làng:
mỗi họ có một vị trưởng họ có vai trò quan trọng. Trưởng họ thay mặt các thành
viên trong họ quan hệ với dân làng, giải quyết các công việc liên quan đến nội
bộ như ma chay, cưới xin, hòa giải các xích mích trong nội bộ, tế nông nghiệp…
Đối với các dân tộc Môn - Khmer ở Tây Bắc đồng bào không cư trú trên
một đơn vị xã hội lớn hơn bản. Họ sống thành từng bản nhỏ: khoảng 10 nóc nhà,

cũng có khi trong bản sống xen kẽ với các dân tộc khác, một bản như vậy gồm
một số gia đình đồng tộc. Còn trong đơn vị mường, trên bản thì họ sống xen kẽ
vói các dân tộc khác, trong các mường của người thái thì địa vị xã hội của họ là
tầng lớp chịu nhiều lệ thuộc của phong kiến thái trước đây. Người thuộc các dân
tộc này giỏi lắm là làm trưởng bản, còn dù có thế lực đến đâu trước đây cũng
không được tham gia vào bộ máy cai trị của mường.
- Hình thái gia đình là gia đình phụ quyền, gia đình lớn chỉ còn lại dấu
vết, tàn dư, phổ biến là gia đình nhỏ, hạt nhân, tiểu gia đình phụ quyền, trong gia
Dương Thị Huê VNHK9

8


Đại cương các dân tộc Việt Nam
đình vai trò của người đàn ông được đề cao. Trong các gia đình vợ chồng con
cái sống hòa thuận, tương đối bình đẳng, tuy việc dựng vợ gả chồng là do cha
mẹ tự quyết định nhưng tự do con cái vẫn được tôn trọng : đó là đôi trai gái tự
do yêu nhau, tìm hiểu và kết hôn. Ở nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer hôn nhân
một vợ một chồng: là nguyên tắc cơ bản trong xây dụng gia đình.
Tuy nhiên: các dân tộc này tàn dư của chế độ mẫu hệ vẫn còn rất đậm nét.
Địa vị của người phụ nữ trong gia đình được tôn trọng như vai trò của người mẹ
trong việc gần gũi kho thóc, phân phát thức ăn cho các thành viên, tục chồng
mang họ vợ khi ở rể, tục lại mặt…
Ở nhóm cư dân Môn - Khmer vùng Tây Bắc tàn dư của chế độ mẫu hệ
khá đậm nét đặc biệt thể hiện qua: vai trò của các ông cậu trong gia đình, ví dụ
như người Khơ Mú: Ông cậu vừa có nhiệm vụ, vùa có quyền lợi liên quan đến
gia đình cháu, khi dựng vợ gả chồng cho con bố mẹ phải xin ý kiến ông cậu,
người chồng còn cư trú bên nhà vợ, quyền coi sóc com cái thuộc về ông cậu.
Khi vợ chồng ra ở riêng, ông cậu phải dựng bếp, phải đốt lửa bếp, cho các hạt
giống và giống gia súc cho bố mẹ các cháu của mình, khi sinh cháu, ông cậu đặt

tên và thay mặt bà ngoại cho các cháu chiếc vòng và chiếc địu. Khi gia đình em
gái có xung khắc ông cậu có quyền can thiệp, trách mắng em rể.
Một số nét tiêu biểu trong tổ chức xã hội của các dân tộc thuộc nhóm
ngôn ngữ Môn – Khmer vùng Tây Bắc Việt Nam:
- Dân tộc Khơ Mú
Người Khơ Mú tụ cư thành từng “cung” trong các mường của người Thái.
Đứng đầu cung là một “an nha”(trưởng bản). Do trước đây, xã hội Khơ Mú phụ
thuộc vào người Thái nên các “an nha” phải được các tri châu thái chấp nhận và
chịu sự khống chế của họ. Người dân Khơ Mú phải làm pụa, làm cuông (“phục
dịch”) cho quý tộc Thái.
Người Khơ mú có nhiều tộc họ. Mỗi tộc họ đều mang tên một loại
muông thú, cây cỏ và gắn với tục thờ tô - tem. Chẳng hạn, họ Rvai - thờ hổ, tộc

Dương Thị Huê VNHK9

9


Đại cương các dân tộc Việt Nam
Tmoong - thờ chồn, tộc Tiac - thờ Hươu, tộc Ho Hoa - thờ Khỉ, tộc Thràng thờ Phượng hoang đất, Ôm cô Tlê - thờ chim Bồng tranh…
Gia đình người Khơ Mú là gia đình nhỏ phụ quyền, nhưng dấu vết của
chế độ mẫu hệ vẫn còn phảng phất qua quyền hạn của ông cậu rất lớn trong việc
dựng vợ, gả chồng, dựng nhà, dựng cửa, đặt tên cho các cháu. Hiện tượng hôn
nhân em chồng, anh em vợ vẫn còn phổ biến.
- Dân tộc Kháng
Mặc dù gia đình người Kháng đã là những thiết chế tiểu gia đình phụ
quyền, song tàn tích của chế độ mẫu hệ vẫn còn khá nặng nề thể hiện trong các
tục “quyền ông cậu” và tục ở rể kéo dài từ 8 – 12 năm sau khi cưới.
- Dân tộc Mảng
Quan hệ xã hội: Người đứng đầu tổ chức xã hội truyền thống là Pơgia.

Ông ta cùng Hội đồng các trưởng họ điều khiển mọi hoạt động văn hoá tôn giáo,
xã hội trong bản. Về sau tổ chức xã hội này bị phá vỡ, chịu sự chi phối của tổ
chức xã hội Thái.
Tuy nhiên tổ chức Muy (bản/làng), mỗi Muy bao gồm 15 – 20 nóc nhà và
vẫn duy trì theo tập quán truyền thống. Bản có trưởng bản trông coi về thu thuế
tạp dịch. Trong bản thường có một dòng họ lớn, các trưởng họ cùng với hội
đồng già làng điều hành mọi hoạt động xã hội, tôn giáo theo tập quán. Người
Mảng có năm họ chính, mỗi họ lấy một con vật làm vật tổ.
- Dân tộc Xinh Mun
Đơn vị tụ cư truyền thống ở người Xinh mun là Col (gần đây họ cũng gọi
là bản như người Thái). Mỗi Col bao gồm từ 5 – 7 nóc nhà; cũng có lớn tới 20 –
30 nóc. Các Col người Xinh mun lại nằm trong các mường của người Thái.
Trước đây, đứng đầu các Col là quan xíp (cũng có khi gọi là quan bản, tạo bản)
do phìa tạo người Thái chỉ định. Chức vụ này có thể được thế tập (truyền lại cho
con trai). Giúp việc cho quan xíp là chà và thiếp. Quan xíp và các vị giúp việc
có trách nhiệm đôn đốc dân bản làm cuông cho bọn phìa tạo người Thái. Quyền
lợi mà họ được hưởng là một đùi thú trong các cuộc săn bắn tập thể.
Dương Thị Huê VNHK9

10


Đại cương các dân tộc Việt Nam
Người Xinh Mun có khá nhiều họ, song đông và thường gặp hơn cả là họ
Lò, họ Vì.
Gia đình người Xinh Mun là gia đình nhỏ phụ quyền, thế nhưng dấu tích
của chế độ đại gia đình vẫn còn khá đậm nét qua hiện tượng dưới một mái nhà
có sự cộng cư của 3 – 4 thế hệ với 15 - 35 nhân khẩu. Bên cạnh đó, tàn tích của
chế độ mẫu hệ vẫn còn lưu lại trong tục ở rể sau hôn lễ kéo dài 8 -12 năm.
2.2. Hình thái kinh tế của các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer vùng

Tây Bắc Việt Nam
* Đặc điểm chung:
- Về nông nghiệp
Các dân tộc thuộc nhóm Môn – Khmer vùng Tây Bắc sinh sống bằng
nghề làm nương rẫy và ruộng nước, nhưng chủ yếu là làm ruộng nương rẫy. Đối
với nương có độ dốc cao đồng bào vẫn dùng phương thức canh tác truyền thống
là phát, đốt, chọc lỗ, tra hạt.
Quy trình canh tác nương rẫy của các dân tộc trong nhóm Môn - Khmer
cơ bản giống nhau gồm các khâu: phát, đốt, chọc, trỉa, chăm sóc, thu hoạch.
Đồng bào đã biết sử dụng các công cụ lao động phù hợp vời điều kiện tự
nhiên, môi trường nhưng vẫn còn thô sơ như: dao, gậy chọc lỗ, rìu. Đối với
nương đồng bằng đồng bào biết dùng cày bừa làm đất, đối với nương có độ dốc
cao, họ lại sử dụng gậy chọc lỗ để giữ độ màu cho đất. Mọi công đoạn canh tác
đều có sự phân công lao động theo giới tính và độ tuổi.
- Về chăn nuôi
Nghề chăn nuôi chưa phát triển chủ yếu phục vụ cho nhu cầu cúng lễ, các
loại gia cầm như: gà, vịt…cũng không đi vào bữa ăn hàng ngày thường xuyên
mà chủ yếu để hiến tế thần linh, tổ tiên, hoặc để đãi khách.
- Các hoạt động kinh tế tự nhiên
Các dân tộc nhóm Môn - Khmer sống chủ yếu bằng kinh tế nương rẫy nên
năng suất còn thấp vì vậy mà các hoạt đông kinh tế tự nhiên vẫn còn đóng vai
trò quan trọng:
Dương Thị Huê VNHK9

11


Đại cương các dân tộc Việt Nam
Săn bắn vừa để bảo vệ mùa màng, vừa để cải thiện bữa ăn phổ biến là người
ta dùng nỏ và tên tẩm thuốc độc chế biến từ rễ cây, vỏ, hạt, lá cây trong rừng.

Hái lượm còn đóng vai trò quan trọng là nguồn thưc phẩm bổ sung hàng
ngày của nhóm cư dân này.
- Về thủ công nghiệp
Thủ công nghiệp có các nghề: đan lát, dệt, làm gốm, rèn…phát triển
không đồng đều ở các dân tộc này và đều đang ở giai đoan thấp.

Đan lát – nghề thủ công tiêu biểu của gia đình người Mảng
Nghề đan lát khá phát triển với các nguyên liệu có sẵn trong rừng, đây là
nghề truyền thống của các dân tộc: vừa để làm đồ gia dụng, vừa để trao đổi lấy
sản phẩm của các dân tộc khác trong vùng. Đồ đan lát kiểu dáng: phong phú,
bền đẹp, lại được trang trí các hoa văn độc đáo rất được các dân tộc trong vùng
ưa chuộng.
Ở đây, các ngành nghề thủ công dù có phát triển và quan trọng đến đâu
đều là các ngành nghề phụ bổ sung cho trồng trọt và phục vụ gia đình. Như vậy,
thủ công nghiệp của các dân tộc Môn - Khmer vẫn chưa tách khỏi nông nghiệp,
mang tính tự cấp, tự túc là chính.
Hoạt động buôn bán chưa phát triển chủ yếu là trao đổi ngang giá, vật đổi vât.
Dương Thị Huê VNHK9

12


Đại cương các dân tộc Việt Nam
* Đặc điểm riêng:
Bên cạnh những hoạt động kinh tế chung thì nhóm Môn - Khmer có các
điểm nổi bật trong hoạt động kinh tế là:
Trong canh tác nương rẫy ở cư dân nhóm Môn - Khmer ở Tây Bắc mà
tiêu biểu là người Khơ mú thì gậy chọc lỗ của họ có gắn một nhạc cụ trên đầu,
mỗi khi chọc lỗ phát ra âm thanh như bản nhạc, dùng làm nhịp cho người tra
hạt. Một mặt làm giảm bớt sự vất vả trong lao động và khiến con người gần gũi

với thiên nhiên. Mặt khác, một đôi nam nữ tra hạt như vậy: là hình ảnh xa xưa
của tín ngưỡng phồn thực mong sự sinh sôi nảy nở của cư dân nông nghiệp.
2.3. Văn hóa vật chất
2.3.1. Trang phục của tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer vùng
Tây Bắc Việt Nam
Trang phục của tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer vùng Tây
Bắc Việt Nam đều chịu ảnh hưởng và có sự giao thoa của dân tộc Thái.
2.3.1.1. Trang phục của dân tộc Xinh Mun
Xinh Mun là một trong những dân tộc ít người của nước ta, do vậy, trang
phục truyền thống của họ chịu nhiều ảnh hưởng của các dân tộc khác, trong đó,
điển hình là trang phục của người Thái Đen.

Trang phục dân tộc Xinh Mun (trước kia)
Dương Thị Huê VNHK9

13


Đại cương các dân tộc Việt Nam

Trang phục nữ của dân tộc Xinh Mun (ngày nay)
- Trang phục nam
Trang phục truyền thống của nam giới Xinh Mun có phần hơi đơn giản.
Ngoài bộ quần áo mặc hàng ngày, người đàn ông Xinh Mun chỉ có thêm chiếc
khăn quấn trên đầu, chiếu túi đeo bên người khi đi nương, xuống chợ. Áo dài
ngang tới bắp chân, áo được may bằng vài dệt sợi bông, nhuộm chàm, có màu
xanh đen, giống chiếc áo dài của đàn ông Thái Đen, Khơ Mú...
Thân áo được may thành bốn mảnh, phía sau gồm hai mảnh ghép giữa
sống lưng, phía trước là hai mảnh. Cổ tròn, được may thành nẹp ôm xung quanh
cổ khi mặc. Dải khuy chạy từ cổ xuống áo, qua vai xuống nách và chạy dọc

sườn trái xuống ngang thắt lưng.
Khi mặc áo này, người Xinh Mun hay cuốn trên đầu một chiếc khăn bằng
vải nhuộm chàm, dài khoảng 80cm. Cách quấn khăn của họ cũng giống người
Thái Đen: quấn mỏ rìu quay ra phía trước trán.
Quần của đàn ông Xinh Mun giống quần của nam giới Thái Đen. Quần
thường may ngắn trên mắt cá trên, ống rộng, nhuộm tràm. Quần không có cạp để
luồn dây lưng mà dùng thắt lưng buộc lại khi mặc.
Dương Thị Huê VNHK9

14


Đại cương các dân tộc Việt Nam
- Trang phục nữ
Trang phục truyền thống của phục nữ Xinh Mun là váy, áo, khăn, thắt
lưng. Váy thường may ngắn hở bắp chân, tạo thành một vòng khép kín chu vi
khoảng 100 - 120cm. Cạp váy rộng 8cm bằng vải hoa. Gấu váy rộng 3m bên
trong nẹp bằng vải đỏ. Khi mặc người ta kéo sát phía sau thân váy bó vào mông,
phần còn thừa dồn hai bên hông và kéo về phía trước bụng. Khi mặc váy bao giờ
phụ nữ Xinh Mun cũng phải dùng thắt lưng thắt chồng khít lên phần cạp váy.
Thắt lưng dệt bằng tơ tằm, dài khoảng 2,5m, rộng khoảng 15cm nhuộm màu
xanh lá cây.
Thông thường, áo của phụ nữ Xinh Mun được may bằng vải bông, áo có
thân ngắn, cộc tới ngang eo, cổ cao và tròn, tay áo bó sát và dài tới mắt cá tay.
Áo có khuy phía trước, làm bằng đồng, nhôm hoặc bằng bạc giống hình con
bướm. Hàng khuy bên phải là con đực, hàng khuy bên trái là con cái. Mỗi chiếc
áo có từ 11 - 12 đôi. Khi mặc để hở phần thắt lưng tạo nên vẻ đẹp riêng của
người con gái Xinh Mun.
Do ảnh hưởng của trang phục truyền thống dân tộc Thái nên cách làm đẹp
của phụ nữ Xinh Mun không thể thiếu chiếc khăn Piêu đội đầu. Phần lớn khăn

được làm bằng vải bông nhuộm chàm. Piêu được trang trí bằng cút ở bốn góc và
xung quanh mép. Họ thường trang trí số cút lẻ, mỗi chùm ba cút gọi là piêu cút
xam. Ngoài áo, váy, khăn, phụ nữ Xinh Mun còn đẹp vòng tay, vòng cổ, khuyên
tai bằng bạc.
2.3.1.2. Trang phục của dân tộc Mảng
Y phục truyền thống của người Mảng vẫn được gìn giữ, mặc dù đã có
nhiều người mặc giống người Thái, người Kinh.
Nữ mặc váy dài, áo ngắn xẻ ngực. Nét độc đáo trong y phục phụ nữ Mảng
là tấm choàng quấn quanh thân được cắt may bằng vải thô mầu trắng, ở giữa có
trang trí hoa văn và thêu hàng chỉ đỏ. Đầu để trần, tóc buộc thành chỏm bằng
dây có tua rua rất đẹp, chân quấn xà cạp.

Dương Thị Huê VNHK9

15


Đại cương các dân tộc Việt Nam
Nam mặc quần, áo xẻ ngực, đầu để trần, tóc buộc thành chỏm trên đầu
cũng bằng dây có tua khá đẹp.
2.3.1.3. Trang phục của dân tộc Khơ Mú

Dấu ấn núi rừng được thể hiện trong trang phục truyền thống của người
Khơ Mú không chỉ ở chất liệu mà còn ở màu sắc và từng nét hoa văn trên áo váy
cùng những chiếc khăn đội đầu hay còn gọi là “Rơ vơớt” của người phụ nữ.
Áo váy của người phụ nữ Khơ Mú gần giống với trang phục của người
Thái, cho thấy sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc. Song, trang phục của phụ
nữ Khơ Mú mang màu xanh thẫm của đại ngàn với những hàng “Mắc pam” lấp
lánh ánh bạc. Khăn đội đầu cũng có màu xanh thẫm, trên đó được thêu nhiều
hoa văn tinh tế với màu đỏ chủ đạo như những đốm lửa thắp lên giữa rừng sâu gợi cảm giác nồng nàn, ấm áp. Sắc thái Khơ Mú thể hiện ở trang sức của phụ nữ

như: vòng đeo tay, hoa tai, ghim cài tóc bằng bạc.
2.3.1.4 . Trang phục của dân tộc Kháng
Đồng bào trồng bông rồi đem bông đổi lấy vải và đồ mặc của người Thái
nên trang phục giống người Thái.

Dương Thị Huê VNHK9

16


Đại cương các dân tộc Việt Nam

Trang phục của dân tộc Kháng (trước kia)
2.3.2. Nhà ở của tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer vùng Tây
Bắc Việt Nam
Đặc điểm khái quát chung về kiến trúc nhà ở của nhóm ngôn ngữ Môn –
Khmer. Nhà thường có hai loại: nhà sàn và nhà trệt nhưng chủ yếu là loại nhà
nhà sàn, làm các vật liệu có sẵn trong tự nhiên như tre, nứa, gỗ và lá rừng để lợp.
Không gian được làm dựa trên sự ứng xử linh hoạt, đa năng biến hóa phong phú,
vừa hòa nhập dễ dàng với tự nhiên, môi trường, vừa thích hợp với hoạt động đời
sống nông nghiệp kết hợp với thủ công nghiệp của vùng nhệt đới ẩm gió mùa,
của cơ cấu gia đình lớn hay nhỏ.
So với kiến trúc nhà ở của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn –
Khmer thì nhà của những dân tộc vùng Tây Bắc kiến trúc đơn giản, kỹ thuật thô
sơ không có mộng chỉ có ngoẵm, lấy dây rừng buộc lại. Nhìn chung, nhà chỉ có
hai mái, không có chân ở hai đầu hồi, nhà có hai cầu thang lên xuống, một gian
cho nam giới, một gian giành cho nữ giới. Nơi quan trọng nhất là cột thờ ma,
nơi tiếp khách và bếp lửa, nơi ngủ của vợ chồng gia chủ.

Dương Thị Huê VNHK9


17


Đại cương các dân tộc Việt Nam
Ngôi nhà sàn dài cửa ra vào ở hai đầu hồi, trong nhà chia dọc thành 3
phần: lối đi ở giữa, một bên ngăn thành buồng nhỏ, cho gia đình sinh hoạt riêng
(gọi là các bếp), còn một bên dùng làm nơi sinh hoạt chung, tiếp khách, họp bàn,
tổ chức lễ hội, ăn uống đông người, đan lát.
Các cộng đồng nói ngôn ngữ Môn – Khmer (Mảng, Kháng, Xinh Mun,
Khơ Mú) ở vùng Tây Bắc đều ở nhà sàn. Nhà sàn của họ không khác gì nhà của
người Thái Đen.
Đó là loại nhà làm bằng tre, gỗ, lợp bằng có tranh, có mái hình mai
rùa, cột chôn xuống đất, gầm sàn thấp, không có lan can, ở trên nóc tại hai đầu
hồi có trang trí “khau cút”,... Những ngôi nhà sàn kiểu này, ngày nay chúng ta
còn gặp rất nhiều ở vùng người Mảng (Mường Tè, Lai Châu). Đặc biệt, cung
cách bố trí, sử dụng mặt bằng sinh hoạt trên sàn của các cư dân Môn – Khmer
trong các ngôi nhà này, không khác gì người Thái Đen. Trong ngôi nhà sàn đó
cũng có cầu thang quản dành cho đàn ông, cầu thang chan dành cho đàn bà;
có tụp cuông dành cho các chàng trai đến ở rể (du khươi); trong nhà cũng chia
làm hai nửa (theo chiều ngang sàn), bên quản dành để thờ cúng gia tiên (phi
hươn), tiếp khách và dành cho đàn ông, bên chan dành cho việc nấu ăn và là nơi
sinh hoạt của đàn bà;... Tất cả những điều đó đều giống hệt như người Thái Đen.
Sự tương đồng điển hình giữa ngôi nhà của các tộc người nói ngôn ngữ
Môn – Khmer với người Thái ở Tây Bắc, được hiểu theo nhiều cách. Một số học
giả cho rằng, đó đơn thuần chỉ là sự ảnh hưởng, tiếp thu văn hóa Thái ở các cộng
đồng đó. Nhưng thực tế chưa hẳn vậy, một số học giả cho rằng đó là sự ảnh
hưởng, tiếp nhận văn hóa Môn – Khmer của người Thái. Cơ sở của nhận định
này là ở chỗ, hiện nay chúng ta thấy các đặc trưng kiến trúc, nhà ở của các tộc
người nói ngôn ngữ Môn – Khmer ở phía bắc vẫn hiện diện trong kiến trúc và

nhà ở của các tộc người nói ngôn ngữ Môn – Khmer sinh sống ở khu vực
Trường Sơn – Tây Nguyên.
Đặc biệt hơn nữa, trong tổ hợp kiến trúc nhà ở của người Thái Đen cũng
như các cư dân nói ngôn ngữ Môn – Khmer, hươn nọi (nơi thờ cúng bố mẹ vợ),
Dương Thị Huê VNHK9

18


Đại cương các dân tộc Việt Nam
bao giờ cũng được làm ở trong vườn và cách nhà ở khoảng dăm bảy mét. Đó là
ngôi nhà sàn nhỏ, diện tích sàn khoảng 0,5 – 1m 2, có thể có một hoặc hai mái,
sàn của nó chính là nơi thờ cúng bố mẹ vợ của các ông chủ nhà. Những ngôi nhà
này chỉ được tu sửa khi có cúng bái, hoặc vào các dịp tết nhất.
2.3.3. Ẩm thực
2.3.3.1. Người Kháng
Người Kháng thích ăn xôi và các món có vị chua, cay như: cá ướp chua,
dưa lá củ ráy ngứa, món hỗn hợp gồm lá lốt, thịt, ớt, tỏi, rau thơm hoà trộn, đồ
chín. Tục uống bằng mũi (tu mui) là nét văn hóa độc đáo của họ. Người Kháng
quen uống rượu trắng, rượu cần, hút thuốc lá và hút thuốc lào.
Trước đây sinh sống chủ yếu nhờ hái lượm nên cách chế biến ẩm thực chủ
yếu là nướng, hấp… Trong các món cá truyền thống của người Kháng phải kể
tới món “Ca hịp căn” (cá kẹp nướng). Cá để làm món này phải là những con cá
to, mới đánh bắt còn tươi nguyên. Khi chế biến người Kháng mổ bụng bỏ ruột,
đánh hết vảy rửa sạch với nước, dùng dao sắc rạch ngang theo thân cá, rau thơm
băm nhỏ trộn đều với gia vị... nhồi vào bên trong bụng cá, bên ngoài dùng tay
trát một lớp mỏng rau gia vị cho ngấm vào thân cá. Dùng kẹp tre kẹp dọc theo
mình cá, dùng lạt cố định đầu kẹp để giữ cá không bị rơi ra khỏi kẹp. Đưa lên
bếp than hồng để nướng, khi nướng lật đều 2 mặt cho cá chín đều nướng trong
khoảng 30 - 45 phút là được.

Món “Ca boi” (ca đầu boi - cá xôi) được người Kháng ưa chuộng nhất. Cá
tươi sau khi bắt ở suối về làm sạch, ướp muối. Các loại rau thơm, hoa chuối
rừng băm nhỏ trộn đều với nhau. Dùng bột gạo nếp trộn đều lên, cho gia vị đầy
đủ và hỗn hợp rau thơm, nhồi vào bụng cá. Dùng lá rong gói cá kín lại cho vào
chõ xôi ở trên bếp xôi cá trong vòng từ 45 phút - 1giờ tùy theo cá to hay nhỏ.
Món “Ca óp” được chế biến khá cầu kỳ, cá to hoặc cá bống nhỏ làm sạch
băm nhỏ đều cả xương (nếu dùng cá bống thì bóp bụng rửa sạch để nguyên con)
cho vào nồi ướp muối. Các loại rau thơm, hạt tiêu, xả, ớt... băm nhỏ trộn thật
đều với cá đã băm nhỏ. Lá rong, tước gân trải rộng ra đặt cá đã ướp cùng các
Dương Thị Huê VNHK9

19


Đại cương các dân tộc Việt Nam
loại gia vị lên gói lại như gói bánh. Dùng lạt buộc nhẹ lại cho lá khỏi bung ra.
Bếp lửa đang cháy, cào lớp tro ở phía dưới bếp đặt gói cá xuống rồi vùi tro và
than lên trên để khoảng 20 - 25 phút lại cào ra lật mặt cho đều tránh trường hợp
bị cháy. Vùi trong tro bếp lửa đang cháy khoảng tiếng rưỡi là cá sẽ chín. Cá chín
có mầu vàng, đỏ xen lẫn xanh của lá rong và các loại rau thơm và có hình dạng
như một chiếc bánh hình chữ nhật. Các món cá này đều có hương vị thuần khiết
của núi rừng Tây Bắc, ai đã được một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi.
2.3.3.2. Người Mảng
Gần như quanh năm của người Mảng ăn 2 bữa (trưa - tối). Ngô là lương
thực chính, ngô trộn sắn hoặc trộn với ít gạo đồ lên. Lá sắn non đồ muối là thức
gười Mảng. Họ ưa hút thuốc lào, uống rượu trắng.
2.3.3.3. Người Khơ Mú
Người Khơ Mú thường đồ xôi hay đồ ngô, độn sắn. Họ thích ăn món có vị
cay, chua, đắng, các thức ăn nướng có mùi như chẻo, nậm pịa, cá chua...
2.3.3.4 . Người Xinh Mun

Người Xinh Mun ăn cơm nếp, cơm tẻ, thích gia vị cay, uống rượu cần.
Ngoài ra họ cũng ăn món bắp xay nhỏ và đồ lên tương tự như món mèn mén của
người H’Mông. Món ăn được ưa thích nhất của họ là Ô – một loại canh được nấu
từ thịt phím phơi khô thái nhỏ lẫn với hạt kê ninh nhừ (có khi cho thêm bột gạo).
Ngoài ra, người Xinh Mun có món ăn rêu đá rất độc đáo. Để có món ăn
rêu đá ngon, người phụ nữ thường ra sông lấy rêu, nhặt bỏ lá cây, rác bẩn dung
chày gỗ đập dập, vừa đập vừa té nước loại hết sỏi cát còn dính trong rêu. Sau khi
rửa sạch vắt khô, rêu được trộn với các loại gia vị: xả, gừng, bột ớt, muối, gói
vào lá dong vùi trong than lửa cho chín. Món rêu nóng ăn với xôi là đặc sản của
người Xinh Mun,vừa thơm ngọt lại vừa bùi.

Dương Thị Huê VNHK9

20


Đại cương các dân tộc Việt Nam
2.3.4. Phương tiện vận chuyển và công cụ sản xuất
2.3.4.1. Phương tiện vận chuyển
Phương tiện vận chuyển của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer
rất thô sơ. Trong đó “gùi” là phương tiện vận chuyển chủ yếu của các tộc người
trong nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer vùng Tây Bắc Việt Nam.
Hiện nay, một số gia đình cũng đã mua xe đạp, xe máy làm phương tiện
vận chuyển.
Ngoài ra, người Kháng còn giỏi đóng thuyền và đi thuyền độc mộc,
thuyền đuôi én.
2.3.4.2. Công cụ sản xuất
Công cụ sản xuất các dân tộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer rất thô sơ.
Công cụ trong sản xuất bao gồm: rìu, dao, cuốc, liềm, giỏ đựng, trong đó nổi bật
là chiếc gậy chọc lỗ.


Chiếc gậy chọc lỗ của người Khơ Mú
Ngoài ra, hiện nay họ cũng đã biết sử dụng cày, bừa.

Dương Thị Huê VNHK9

21


Đại cương các dân tộc Việt Nam
2.4 . Văn hóa tinh thần
2.4.1. Tôn giáo, tín ngưỡng
2.4.1.1. Dân tộc Xinh Mun
Người Xinh Mun thờ cúng tổ tiên hai đời bố mẹ và ông bà. Biểu trưng
cho nơi thờ cúng tổ tiên là: Chiếc xương hàm lợn, ít trầu đựng trên nắp giỏ cơm,
ống tre đựng nước. Cúng vào dịp cơm mới, đám cưới, nhà mới . Thờ cúng tổ
tiên do anh cả hoặc anh em trai trong nhà đảm nhiệm. Bố mẹ vợ được thờ riêng
ở bên lán nhỏ, bên cạnh nhà, cơm nước được cúng ngoài nhà.
Thờ cúng bản mường hàng năm được coi trọng và là dịp sinh hoạt cộng
đồng vui nhất. Người Xinh Mun có nhiều nghi lễ nông nghiệp, lớn nhất là lễ
cúng Hồn lúa hay Mẹ lúa.
2.4.1.2. Dân tộc Mảng
Tín ngưỡng: Tín ngưỡng đa thần truyền thống và thờ cúng tổ tiên trong nhà
và tục cúng bản, cúng mường. Dân tộc Mảng: Thờ vị thần cao nhất là mặt trời.
2.4.1.3. Dân tộc Kháng
Dân tộc Kháng: Họ tin rằng có 5 hồn. Một hồn chính ở trên đầu 4 hồn còn
lại ở tứ chi. Họ tin có nhiều ma khác: Ma suối, ma bản …
Thờ ma bố và ma mẹ được tiến hành 3 năm một lần.
2.4.1.4. Dân tộc Khơ Mú
Tín ngưỡng nổi bật nhất ở người Khơ Mú là tục thờ tô – tem. Những

muông thú, cây cỏ được suy tôn làm vật Tổ thường gắn với một huyền thoại xác
tín công trạng hay lý do mà họ phải sùng bái.
Người Khơ Mú thờ cúng tổ liên, dòng họ. Nhà ở thì nhỏ nhưng vẫn thờ
cúng ở gian phụ. Nhiều loại đồ thờ (sừng trâu, lá rừng) treo trên tường. Người
Khơ Mú còn cúng các vị thần..
Người Khơ Mú quan niệm có 5 loại ma quan trọng nhất là: ma trời, ma
đất, ma thuồng luồng, ma tổ tiên và ma nhà. Ðó là các loại ma mang điều lành
cho con người nhưng đôi khi giận dữ có thể gây tai hoạ trừng phạt con người.

Dương Thị Huê VNHK9

22


Đại cương các dân tộc Việt Nam
Ngoài lễ cúng mường, người Khơ Mú còn lễ cúng bản, đặc biệt là lễ cúng
ma nhà trong các dịp tết và khi con cháu trong nhà đau ốm. Bàn thờ ma nhà đặt
trên gác bếp, còn ông bà thờ ở một gian riêng kín đáo và rất kiêng kỵ đối với
người ngoài. Mỗi dòng họ vẫn duy trì tục thờ ma dòng họ với nghi thức và các
động tác mang tính đặc trưng riêng.
2.4.2. Lễ hội – lễ tết
2.4.2.1. Người Khơ Mú
Ngoài tết Nguyên đán ra, người Khơ Mú còn ăn tết Cơm mới. Tết được tổ
chức sau vụ gặt tháng 10 âm lịch. Ðây là dịp vui của cả bản sau một thời gian
lao động mệt nhọc. Tết cơm mới của người Khơ Mú thể hiện hiện sắc thái văn
hoá tộc người đậm nét. Họ còn duy trì nhiều nghi lễ liên quan đến nông nghiệp,
trồng trọt.
Tết Nguyên đán (Mạz chiêng) là một trong những ngày tết tiêu biểu của
dân tộc Khơ Mú.
Vào khoảng ngày 27 - 28 tháng chạp là thời gian đồng bào tích cực làm

các công việc chuẩn bị cho ngày tết như: củi lửa, các nguyên liệu gói bánh
chưng, lương thực thực phẩm, dọn dẹp trang hoàng nhà cửa và đặc biệt hơn là
phải chuẩn bị một con lợn cúng tổ tiên, ma nhà trong dịp tết.
Phong tục đón tết của người Khơ Mú khá độc đáo và đặc sắc. Điểm nổi
bật trong ngôi nhà của đồng bào trong dịp tết đó là hai bàn thờ: một là bàn thờ
ma nhà và một là bàn thờ thổ công được trang hoàng một cách lộng lẫy, sặc sỡ
với các loại giấy màu đỏ, trang trí khắp khu vực bàn thờ trong những ngày tết.
Giấy đỏ theo quan niệm của người dân là biểu tượng cho hạnh phúc và sự
may mắn. Theo tập quán, trước ngày 30 tết nhà nào cũng phải dựng bàn thờ này
để đón tổ tiên về chơi xuân ăn tết và kết thúc vào ngày 15 tháng giêng rồi dỡ bỏ
để tiễn tổ tiên.
Theo tập quán truyền thống vào đêm 30 tết, sau giao thừa, nhà nào cũng
mổ một con gà trống thiến để xem chân gà với quan niệm dự đoán những điều
may, rủi cho năm mới của gia đình. Những người cao tuổi nhất trong nhà sẽ đảm
Dương Thị Huê VNHK9

23


Đại cương các dân tộc Việt Nam
nhiệm việc thăm chân gà với những nguyên tắc xem chân gà truyền thống. Đồng
bào xem để cầu mong một năm mới ấm no, hạnh phúc.
Cùng với các phong tục trong ngày đầu năm, các cụ già trong gia đình
thường nghe trong lúc đi ngủ từ sau giao thừa đến sáng xem con vật gì sẽ kêu
trước. Người dân cho rằng sau đêm giao thừa, nếu con gà kêu trước thì năm đó
sẽ mất mùa vì gà lúc nào cũng ăn. Nếu lợn hay chó kêu trước, đồng bào quan
niệm năm đó sẽ được mùa và no đủ vì chó thì sang, lợn thì sung túc. Nếu năm
đó con mèo kêu trước thì sẽ có nhiều chuột đến phá nương rẫy của đồng bào.
Ông bà thường mừng mỗi cháu một đôi bánh chưng lấy may cùng với các
lời chúc phúc, dặn Tục lấy nước vào buổi sáng là một tập quán độc đáo, cách

ứng xử của người dân với môi trường và các quan niệm về vai trò của nước
trong cuộc sống. Sáng sớm tinh mơ ngày mồng một tết, bà chủ gia đình là người
dậy thật sớm và địu ống bương ra khe lấy nước mới. Theo quan niệm dân gian,
trong năm mới người dân phải dùng nước mới để lấy may. Bà chủ nhà địu nước
mới về trước tiên cho mỗi người trong gia đình uống một ngụm nước nhỏ để lấy
may, sau đó mọi người đều rửa mặt và chân tay bằng nước mới. Nếu gia đình
nào không đi lấy nước mới trong ngày đầu năm, người ta cho rằng cả năm đó gia
đình ấy sẽ không gặp may mắn, năm mới làm ăn không tốt đẹp như năm cũ.
Đối với mỗi gia đình người Khơ Mú, trong ngày mồng một đầu năm,
người xông nhà có vai trò đặc biệt quan trọng. Người có vía dữ hoặc là nữ giới
đến xông nhà thì cả năm đó gặp xui xẻo. Chính vì vậy mà người xông nhà
thường được người dân lựa chọn và chuẩn bị trước cho gia đình và nhất thiết
người xông nhà đó phải là nam giới. Cũng với quan niệm như vậy, trong ngày
mồng một đầu năm, đồng bào kiêng những người làng này sang làng khác chơi
hay chúc tết. Đồng bào cho rằng nếu đi sang làng khác vào ngày đầu năm thì
mọi của cải trong làng sẽ đi theo mà làm cho bản làng mình sẽ đói kém trong
suốt năm đó.
Trong ngày tết cổ truyền, mỗi gia đình đều phải mổ một con lợn dù to hay
nhỏ để cúng tổ tiên. Lợn cúng tổ tiên và ma nhà của đồng bào Khơ Mú không
Dương Thị Huê VNHK9

24


Đại cương các dân tộc Việt Nam
mổ trước tết mà tùy thuộc vào từng gia đình và những kiêng kị mà họ sẽ mổ lợn
cúng vào ngày mồng một, mồng hai hay mồng ba tết. Khi mổ lợn, gia chủ mời
dân làng tới dự và ăn tết cùng gia đình. Đây là dịp gia chủ cảm ơn bà con lối
xóm trong một năm đã giúp đỡ gia đình và là dịp để mời dân làng uống rượu
Sau ngày mồng một, dân làng đi chúc tết nhau và tới dự lễ mổ lợn cúng và

ăn tết tại các gia đình. Theo tập quán con cháu cùng bố mẹ đi chúc tết và mừng
thọ ông bà. Đáp lại dò con cháu luôn luôn ngoan ngoãn nghe lời người lớn và
ông bà. Do vậy, trong ngày tết, đồng bào Khơ Mú thường làm rất nhiều bánh
chưng để mừng tuổi con cháu. Bánh chưng của đồng bào thường được gói từ sau
ngày mồng một tết khi đã mổ lợn cúng để lấy thịt lợn làm nhân bánh. Đồng bào
ăn tết cho tới rằm tháng giêng nên bánh chưng được gói liên tục nếu trong nhà
hết bánh.
Lễ hội đặc sắc của người Khơ Mú là lễ hội Mah grợ và điệu múa Vêr
guông. Ngoài ra, còn lễ hội cầu mùa.
Lễ hội Mah grợ gồm 2 phần chính là phần lễ cúng của chủ nhà và phần
hội múa của cộng đồng trong bản. Về phần lễ, ngay từ sáng sớm, bà chủ nhà
đóng vai “Mẹ lúa” cùng cô con gái mặc váy áo, đội khăn piêu đẹp, đeo cái ếp
(dỏ), tay cầm con dao mài sắc rồi lên nương. Đến nương nhà mình, hai mẹ con
đào lấy củ khoai sọ cuối cùng, cắt lấy phần lá khoai bỏ vào ếp và thêm mấy que
củi khô rồi gùi về bản. Người Khơ Mú xưa quan niệm rằng củ khoai, quả bí đỏ
mới là thóc lúa. Trên đường từ nương về bản, bà chủ nhà luôn miệng hú gọi hồn
lúa (hmal ngọ) với ý nghĩa: “Nương đã thu hoạch hết, đã đưa thóc lúa về bản,
các hồn cũng về nhà thôi. Về để dự hội Mah grợ”.
Về đến bản, trước khi lên cầu thang của nhà mình, “Mẹ lúa” lại hú hồn
lúa lần nữa mới mang củ khoai sọ vùi vào bếp tro lửa nướng chín. Khi khoai
chín, chỉ mình “Mẹ lúa” được ăn với quan niệm nếu ai ăn khoai trước sẽ bị đau
răng, đau mắt. Tiếp theo, “Mẹ lúa” lấy thịt con sóc, con chuột rừng đã được sấy
khô trên gác bếp xuống, rửa sạch rồi bỏ vào nồi nấu.

Dương Thị Huê VNHK9

25



×