Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Bài tập nhập môn báo ảnh - Những tiêu chí làm nên một tờ báo đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 54 trang )

Bài tập
Môn Ảnh Báo Chí


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhờ những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là trong ngành in,
ảnh báo chí đã trở thành một phƣơng tiện chuyển tải thông tin hiệu quả trên
báo in. Sự biến chuyển đó đã mở ra một cuộc cách mạng về ảnh báo chí
trong dòng chảy truyền thông thế giới.
Lúc đầu, ảnh đƣợc sử dụng trên báo chí nhƣ “Một hình thức tài liệu
sống thay cho tranh minh hoạ”. Ngày nay, ảnh báo chí là một thể loại độc
lập với đặc trƣng thông tin bằng ảnh, đƣợc sử dụng rộng rãi và ổn định trên
tất cả các báo in.
Trong thời đại phát triển thông tin đại chúng nhƣ ngày nay, độc giả
không còn bỏ thời gian đọc từ đầu đến cuối tờ báo để tiếp nhận thông tin
theo cách truyền thống. Vì vậy, ảnh báo chí đƣợc sử dụng nhƣ một vũ khí
xung kích hàng đầu đáp ứng nhu cầu “xem nhanh, hiểu nhanh” của báo chí
hiện đại. Các bức ảnh đã trở thành một yếu tố quyết định để đánh giá chất
lƣợng của một tác phẩm báo in.
Đề tài này tập trung vào nghiên cứu việc sử dụng ảnh trên trang báo
in qua việc khảo sát tờ báo ngày tiêu biểu của nền báo chí Việt Nam- tờ báo
Lao Động.
Xu hƣớng làm báo hiện đại đặt ra vấn đề: những tiêu chuẩn nào làm
nên một tờ báo đẹp.Một tờ báo đẹp khi nó đảm bảo tính thông tin và tính
thẩm mỹ, trong đó, tính thông tin là tính trội. Trên cơ sở đảm bảo hai yếu tố
này, mỗi tờ báo còn phải nỗ lực tạo lập cho mình một bản sắc riêng trong cả
nội dung và hình thức của tờ báo.
Xu hƣớng này càng khẳng định tầm quan trọng của ảnh trên mỗi trang
báo để xác lập chỗ đứng trong giới truyền thông và độc giả. Một tờ báo in có
chuyên nghiệp và đậm bản sắc hay không còn tuỳ thuộc vào cách thiết kế


ảnh(bao gồm lựa chọn ảnh, vị trí ảnh, kích cỡ ảnh trên trang báo) của tờ báo
đó.

1


Vĩ lẽ đó, việc sử dụng ảnh trên trang báo in của báo chí hiện đại luôn
là bài toán khó cho các toà soạn báo trong quá trình xây dựng chỗ đứng cho
tờ báo của mình trong lòng độc giả và giới truyền thông.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài sẽ khảo sát, phân tích và đánh giá ảnh trên trang báo in của tờ
báo Lao Động, từ đó rút ra những đặc điểm trong việc sử dụng ảnh trên
trang báo in tại Việt Nam hiện nay.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay nguồn tài liệu về ảnh báo chí không nhiều, và chƣa có một
giáo trình chính thức nào về ảnh báo chí. Trong phòng tƣ liệu của khoa báo
chí trƣờng đại học KHXH& NV, Học Viện Báo Chí, số lƣợng luận văn, đề
tài nghiên cứu khoa học của sinh viên về ảnh báo chí rất hạn chế. Riêng đề
tài khảo sát ảnh trên trang báo in của báo Lao Động chƣa có.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào khảo sát việc sử dụng ảnh trên trang báo in của
báo Lao Động trong thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng 8/2010.
5. Cơ sở và phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận về thể loại báo chí, ảnh báo chí.
Về phƣơng pháp nghiên cứu, đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê, so
sánh, từ đó rút ra nhận xét ƣu điểm và nhƣợc điểm việc sử dụng ảnh trên
trang báo in của báo Lao Động trong thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng
8/2010.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục thì nội dung

đề tài gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về báo Lao Động
Chƣơng 2: Tổng quan về ảnh báo chí
Chƣơng 3: Khảo sát ảnh và nhận xét
Chƣơng 4: Kiến nghị nâng cao chất lƣợng ảnh báo chí
2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÁO LAO ĐỘNG
Sau khi Tổng Công hội Đỏ Bắc Kỳ đƣợc thành lập( 28.7.1929), báo
Lao Động- tiếng nói chính thức của của giai cấp công nhân, của những
ngƣời cần lao Việt Nam - đã cất lên tiếng nói đầu tiên.(ra ngày 14.8.1929).
Những số báo Lao Động thuở ấy đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp in
đá trong hoàn cảnh phải hoàn toàn bí mật để tránh sự khủng bố, đàn áp ráo
riết của thực dân Pháp. Có lẽ, chỉ sau báo Thanh Niên- cơ quan ngôn luận
của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội- với số đầu tiên in ngày
21.6.1925 ở Quảng Châu( ngày này giờ đây chính thức trở thành ngày báo
chí Cách mạng Việt Nam), Lao Động là một trong vài tờ báo đầu tiên của
những ngƣời cộng sản xuất bản ngay trong nƣớc.
Trong những bƣớc đi đầu tiên ấy, Lao Động gắn với tên tuổi đồng chí
Nguyễn Đức Cảnh( 1908-1932), một trong những đại biểu có vai trò trong
hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ba kỳ với tên gọi Đảng Cộng sản
Đông Dƣơng( 3.2.1930) dƣới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.
Trong những năm máu lửa ấy, báo Lao Động luôn vững vàng vƣợt bao
hiểm nguy, thử thách. Dù định kì hay không, dù hình thức lẫn số trang thay
đổi cùng với nhiều thế hệ phóng viên, cộng tác viên, nhân viên in ấn, phát
hành từ bí mật đến công khai, tờ báo vẫn sống cùng với lý tƣởng của những
ngƣời cộng sản, tấm lòng yêu nƣớc thƣơng nòi. Báo Lao Động đã hòa nhịp
trái tim cùng nỗi niềm của nhiều thế hệ bạn đọc, tờ báo tồn tại đƣợc còn do
khát vọng và sự tin yêu của biết bao bạn đọc cũng nhƣng bằng tất cả sự đóng

góp từ thiện cảm đến vật chất.
Cái tên Lao Động đã đi suốt một chặng đuờng dài, từ số đầu tiên cho
đến hôm nay đã qua 81 năm. Từ kháng chiến chống Pháp đến giai đoạn xây
dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nƣớc, báo Lao Động đã có vị trí đáng kể, xứng đáng là một tờ báo
cách mạng đóng góp to lớn cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Sau khi thống nhất đất nƣớc, báo Lao Động tiếp tục phát huy vai trò
Cơ quan trung ƣơng của Tổng LĐLĐVN, tờ báo không chỉ đến với giai cấp

3


công nhân, những ngừời lao động cả nứớc mà còn là ngƣời bạn của nhiều
tầng lớp khác trong xã hội ,không những trong nƣớc mà còn có cả cộng đồng
ngừời Việt Nam tại nƣớc ngoài cũng nhƣ bạn bè quốc tế.
Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc hiện nay, báo
Lao Động luôn phấn đấu góp tiếng nói của mình vào sự nghiệp chung của
đất nƣớc, xây dựng một nƣớc Việt Nam giàu đẹp, sánh vai cùng bạn bè quốc
tế.

4


CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ẢNH BÁO CHÍ
Phần 1: Lịch sử ảnh báo chí
Khi chƣa có nhiếp ảnh, báo chí dùng ngôn ngữ nói và viết để thông tin
đến bạn đọc. Đến khoảng giữa thế kỉ XV ở Châu Âu máy in đƣợc chế tạo,
nhờ vậy trên báo chí đã cuất hiện phƣơng pháp in và kết hợp tranh khắc gỗ
rất hiệu quả. Nó làm nhiệm vụ minh họa cho bài viết hoặc trang trí trên mặt
báo.

Đến thế kỉ XIX, khi Niepce và Dagueree phát minh ra phƣơng pháp
thu hình của vật thể qua tác động của ánh sáng lên bề mặt của một tấm kính
hoặc tấm kim loại có láng chất cảm quang thì lịch sử lại bƣớc sang một trang
mới. Với sự ra đời của nhiếp ảnh, con ngừời đã có thể ghi lại trung thực và
chính xác hình ảnh của thực tại nhằm mục đích thông tin bằng thị giác.
Ngay sau khi nhiếp ảnh ra đời, nghành nghệ thuật non trẻ này đã đƣợc
vận dụng vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó mở ra cho các lĩnh vực
hoạt động của con ngừời những khả năng mới. Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo
hình, nhiếp ảnh đƣợc coi là thành viên, ngƣời bạn đồng hành của nghệ thuật
hội họa, đồ họa, điêu khắc. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, nhiếp ảnh
trở thành một phƣơng tiện nghiên cứu chính xác, không thể thiếu bởi tính
ghi thực trực tiếp, tính nguyên bản của nó. Đối với một số nghành, nhiếp ảnh
là phƣơng tiện nghiên cứu duy nhất. Các ngành địa lí, thiên văn học, vật lí
hạt nhân và nguyên tử v.v…dùng nhiếp ảnh cực nhanh để ghi lại những hiện
tƣợng, những phản ứng lí- hóa phức tạp. Riêng trong lĩnh vực thông tin, phải
hàng chục năm sau mới chính thức xuất hiện các bức ảnh phản ánh những sự
kiện thời sự trên báo. Đó là khi các nhà khoa học đã chế tạo ra các loại máy
ảnh cỡ nhỏ, gọn nhẹ; phim chụp có độ nhạy cao, có khả năng ghi lại hình
ảnh với tốc độ nhanh; nhiếp ảnh có điều kiện thoát ly khỏi phòng chụp và đi
vào cuộc sống phong phú của con con ngƣời để phản ánh. Nhất là từ những
năm 80 của thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nền khoa học kỹ thuật nhiếp ảnh
phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho ảnh báo chí xuất hiện cùng với
những phóng viên nhiếp ảnh có tên tuổi nhƣ: Fen- Tom, tác giả của tập ảnh
phóng sự về Crimê( 1854- 1856); M.Brady và A. Gac-đơ, tác giả loạt ảnh
5


phóng sự về cuộc chiến tranh Nam Bắc Mỹ( 1861- 1865) và còn rất nhiều
các nhà báo- những ngƣời cầm máy khác đã góp phần vào việc khai phá nên
nhiếp ảnh báo chí thế giới…

Vào khoảng những năm 1850, cùng với nhiều lĩnh vực nhiếp ảnh
khác, cũng là thời kì bắt đầu chụp ảnh chân dung. Trong số này, nổi tiếng
nhất là Nadar. Ông vừa là bạn thân và là ngƣời chụp ảnh cho tất cả các nhân
vật có tên tuổi trong giới chính trị và nghệ thuật. Các tác phẩm của Nadar
đạt chất lƣợng cao, hiếm có…
Nhƣ vậy là ở vào thời kì này, từ Châu Âu đế Châu Mỹ, nhiều hình
thức sử dụng ảnh xuất hiện: ảnh sinh hoạt, ảnh tĩnh vật, ảnh phong
cảnh…Tuy vậy, trong lĩnh vực báo chí còn rất hạn chế. Và mãi đến năm
1891, ngƣời ta mới thấy xuất hiện trên báo những tấm ảnh thời sự mang ý
nghĩa chính trị rõ rệt. Đó là những hình ảnh ghi lại cuộc sống đói khổ của
những ngƣời dân trên lƣu vực sông Vônga do tác giả ngƣời Nga Mác- xim
Pê- tơ- rô- vích Đi- mi- tơri chụp. Phóng sự ảnh ra đời làm cho nhiều ngƣời
coi đây là một sự kiện mới trong nền nghệ thuật Châu Âu cũng nhƣ ở Nga.
Nhƣ vậy, bên cạnh các phƣơng tiện thông tin bằng ngôn ngữ văn tự,
báo chí đã tìm thấy ở nhiếp ảnh một phƣơng tiện thông tin mới- thông tin
bằng thị giác; một loại hình đƣa tin đầy hấp dẫn và thuyết phục.
Phần 2: Bước đi ban đầu của nhiếp ảnh báo chí Việt Nam.
Lịch sử nhiếp ảnh thế giới ghi nhận năm 1839 là năm ra đời bộ môn
nhiếp ảnh.
Chỉ 30 năm sau phát minh quan trọng đó, tại Hà Nội đã có hiệu ảnh
đầu tiên lấy tên Cảm Hiếu Đƣờng, khai trƣơng ngày 14-3-1869, chủ hiệu là
ông Đặng Huy Trứ. Sau Đặng Huy Trứ, theo sách “ Đại Nam thực lực chính
biên” còn ghi lại một hiệu ảnh ở Huế, bên bờ sông Hƣơng của Trƣơng Văn
Sán mở vào tháng 6-1878. Năm 1890, tại Hà Nội có cửa hàng ảnh Dụ
Chƣơng, Đông Chƣơng, Mỹ Chƣơng của nguời Hoa Kiều.
Từ đó, các hiệu ảnh khác ra đời, nhiếp ảnh phát triển trên khắp các
thành phố, thị xã, thị trấn.

6



Từ sau năm 1925, 1930, ngành nhiếp ảnh Việt Nam đã có thay đổi về
số lƣợng và chất lƣợng. Đặc biệt, nhiếp ảnh trên báo chí bắt đầu xuất hiện.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bƣớc ngoặt lớn trong
tiến trình lịch sử Việt Nam. Đảng sử dụng nhiếp ảnh nhƣ một loại vũ khí đặc
biệt phục vụ đắc lực cho cách mạng.
Tháng 9- 1937, Hội Ái hữu thợ ảnh đƣợc thành lập tại Hà Nội và công
khai hoạt động. Cuối năm 1938, Chi bộ Đảng đầu tiên trong nghề ảnh đƣợc
thành lập tại Hàng Cót. Các nhà nhiếp ảnh lúc đó không chỉ đoàn kết trong
Hội, hoạt động trong nghề mà còn hoạt động xã hội rộng rãi, tham gia vào
công việc truyền bá chữ quốc ngữ, dạy chữ cho dân nghèo, bán sách báo
công khai của Đảng. Những thợ ảnh đã tham gia vào các sự kiện lớn thời đó.
Hội Ái hữu thợ ảnh Nam Kỳ cũng đƣợc thành lập nhằm mục đích tập
hợp lực lƣợng thợ ảnh và chủ hiệu ngƣời Việt. Nhiều hội viên tích cực có
tham gia kháng chiến. Hội tồn tại tới Cách mạng tháng Tám rồi tự giải tán
hình thành tổ chức mới.
Có thể thấy, từ thời kỳ này, ảnh không chỉ đƣợc phát triển thông qua
con đƣờng dịch vụ mà còn đƣợc phổ biến rộng rãi trên báo chí. Vào những
năm 30 của thế kỷ XX, ở Hà Nôi, Sài Gòn, có một số cơ sở làm bản kẽm in
ảnh trên giấy báo. Báo chí đăng ảnh có giá trị thời sự, có thông tin kèm theo
bài viết: báo Loa, Phong Hóa, Trung Bắc chủ nhật, Ngày nay, Phụ nữ thời
Đàm…
Từ khi Đảng ra đời, báo chí là vũ khí đấu tranh của Đảng nhằm tuyên
truyền, cổ động, tổ chức quàn chúng làm cách mạng. Tuy còn hạn chế về kỹ
thuật in ấn, nhƣng trên các tờ báo công khai của Đảng nhƣ Nhành Lùa, La
Pauple Noỏtre Voix, Thời Báo… đã có sử dụng ảnh làm chức năng thông tin
hoặc minh họa cho bài viết.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc Việt Nam đã hoàn thành cuộc
tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8-1945. Nhiếp ảnh Việt Nam lần
đầu có một bộ ảnh quí giá về cuộc Cách mạng tháng Tám. Mở đầu là hình

ảnh thành lập “ Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân” ngày 22-12-1944.
Bức ảnh cuộc khởi nghĩa Ba Tơ( Quảng Ngãi) chụp ngày 11-2-1945. Và

7


nhiều bức ảnh về cuộc mít tinh, biểu tình, bộ ảnh chụp ngày lễ Tuyên ngôn
Độc lập tại Quảng trƣờng Ba Đình lịch sử ghi nhận tên tuổi của nhiều nhà
nhiếp ảnh nhƣ Vũ Năng An, Nguyễn Bá Khoản, Võ An Ninh, Nguyễn Tiến
Lợi…
Từ sau Cách mạng tháng Tám, nhiếp ảnh báo chí Việt Nam tiếp tục có
nhiều bƣớc tiến quan trọng. Sự khẳng định lớn nhất về nhiếp ảnh cách mạng
và kháng chiến, đồng thời cũng là dấu mốc lịch sử ghi nhận sự trƣởng thành
của Nhiếp ảnh Việt nam là “ Sắc lệnh số 147- Sắc lệnh thành lập Doanh
nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam” do Chủ tịch Hồ Chí
Minh ký ngày 15-3-1953 tại Việt Bắc. Và cũng từ đó, nghệ thuật nhiếp ảnh
Việt Nam bƣớc sang một trang mới.
Trong những năm tháng trƣờng kì kháng chiến, thực hiện cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc, ảnh báo chí báo chí Việt Nam luôn bám sát những
sự kiện trọng đại của đất nƣớc để rồi làm nên những tác phẩm để đời.
Sau thành công của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cả dân tộc bắt
tay vào công cuộc xây dựng đất nƣớc theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa dƣới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đứng trƣớc tình hình đất nƣớc có
nhiều đổi thay trên con đƣờng hội nhập, vai trò của báo chí ngày càng trở
nên quan trọng. Do đó, ảnh báo chí ngày càng chiếm giữ vị trí quan trọng
trong tác phẩm báo chí. Ý thức đƣợc vai trò của mình, báo chí nói chung và
nhiếp ảnh trên báo chí nói riêng đã và đang góp mình vào tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì một Việt Nam giàu đẹp, văn minh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.


8


Một số ảnh báo chí việt nam qua các thời kì lịch sử

9


Phần 3: Khái niệm ảnh báo chí
Năm 1891 đã ghi nhận nhƣ một dấu mốc về sự ra đời của nhiếp ảnh
báo chí. Hơn một trăm năm qua, thực tiễn ảnh báo chí trên thế giới đã
không ngừng phát triển và hoàn thiện với đúng nghĩa của nó. Tuy vậy, ở
Việt Nam, trong giới báo chí nói chung và đặc việt là những ngƣời làm công
tác nhiếp ảnh cũng nhƣ trực tiếp sang tạo ảnh báo chí vẫn có sự nhận thức
không thống nhất về khái niệm của loại hình báo chí này.
Xung quanh quan niệm về ảnh báo chí có rất nhiều ý kiến khác nhau.
Đây là vấn đề rất phức tạp, ngay trong giới chuyên môn vẫn còn có những ý
kiến chƣa đồng nhất. Song, thực tiễn báo chí trên thế giới cũng nhƣ ở Việt
Nam đã cs những đuểm gặp nhau về cơ bản. Việc làm rõ khái niệm ảnh báo
chí cũng nhƣ các loại hình nhiếp ảnh khác là cần thiết, có ý nghĩa trực tiếp
đối với những ngƣời làm công tác báo chí nói chung và nhiếp ảnh báo chí
nói riêng.
Từ rất nhiều ý kiến bàn về khái niệm ảnh báo chí, chúng ta có thể
nhận diện: Ảnh báo chí- xét về mặt phạm trì- phải đảm báo hai yếu tố. Thứ
nhất, ảnh đó phải đảm bảo tất cả các tính chất tự nhiên của ảnh bao gồm:
Tính chính trị, tính chân thật và xác thực, tính thời sự thời điểm, tính đại
chúng và giá trị tài liệu của ảnh; Thứ hai là bức ảnh đó phải đƣợc xã hội hóatức đƣợc sử dụng trên các phƣơng tiên thông tin đại chúng.
Từ đó, rút ra khái niệm: “ Ảnh báo chí là một trong những hình
thức thông tin của báo chí, thông qua việc phản ánh các hoạt động thực
tiễn của đời sống xã hội, bằng những hình ảnh cụ thể, chân thực và sinh

động, nhằm mang lại cho ngƣời xem một lƣợng thông tin một giá trị tƣ
tƣởng và thẩm mỹ nhất định.”

10


Phần 4: Tính chất, đặc điểm ảnh báo chí
4.1. Tính chất ảnh báo chí

- Tính tư tưởng, tính khuynh hướng
Lý luận báo chí cách mạng đã khẳng định: Trong xã hội có giai cấp,
báo chí luôn thuộc về một giai cấp hay một nhóm xã hội nhất định. Đó là
biểu hiện của tính khuynh hƣớng; cao hơn, tập trung hơn là tính Đảng.
Tính Đảng, tính tƣ tƣởng của báo chí cách mạng theo cách hiểu thông
thƣờng nhất là báo chí tự giác và vững vàng đứng trên lập trƣờng của giai
cấp công nhân, trở thành tiếng nói thể hiện quyền lợi của mọi tần lớp nhân
dân lao động, đồng thời chịu sự lãnh đạo và tuyên truyền, tổ chức thực hiện
chủ trƣơng đƣờng lối, chính sách của Đảng.
Là một loại hình thông tin báo chí, ảnh báo chí cũng không ngoài qui
luật đó.
Tính Đảng, tính tƣ tƣởng là trị cột của nhiếp ảnh báo chí. Tính tƣ
tƣởng là biểu hiện tập trung của ính giai cấp, tính Đảng và nó đƣợc thể hiện
trên ba phƣơng diện:
Thứ nhất là: Nhà báo phải có quan điểm, chính kiến rõ rang trong việc
phản ánh thực tiễn xã hội. Ảnh phải phục vụ cho mục đích cao cả của Đảng,
của dân tộc.
Thứ hai là: Nhà báo phải dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác- Lênin và
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh để phân tích, xem xét, đánh giá vấn đề phù hợp với
lô-gíc vận động của sự kiện, sự việc, hiện tƣợng tránh phiến diện.
Thứ ba là: Cần vận dụng tính Đảng nhƣ một phƣơng pháp luận trong

việc xác định chủ đề, ý ảnh, định hƣớng nội dung tuyên truyền, bảo đảm
khách quan, chân thật.
- Tính chân thật, xác thực
Tính chân thật và xác thực là một trong những phẩm chất hàng đầu
của nhiếp ảnh báo chí cách mạng. Nó tạo nên sự hấp dẫn và sức thuyết phục
của thông tin. Tính khách quan, chân thật là đặc điểm và yêu cầu tồn tại của
bản than báo chí. Nó là nguyên tắc và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo.
11


Nhƣ trên nhận định, tác phẩm ảnh báo chỉ bao giờ cũng có hai phần:
phần hình ảnh và phần bài viết hoặc chú thích. Do vậy, kết luận ảnh báo chí
có tính chân thật và xác thực phải xét trên hai phần đó.
Chân thật về hình ảnh: Muốn có hình nảh chân thật và xác thực, ngƣời
làm báo phải vận dụng rất linh hoạt, sáng tạo các yếu tố hình họa sao cho
hợp lí. Giữa các đối tƣợng chính- phụ và bối cảnh phải tạo thành một thể
thống nhất, hoàn chỉnh nhằm làm rõ chủ đề tác phẩm.
Chân thật về bài viết, chú thích: Chú thích có vai trò quan trọng làm
nên thành công của tác phẩm ảnh. Do đó, một chú thích sai sự thật, không ăn
nhập với hình ảnh có thể dẫn đến hiểu lầm, cao hơn là mất lòng tin, phản tác
dụng tuyên truyền thậm trí dẫn tới hậu họa khôn lƣờng.
Xét về cấu trúc, mỗi tác phẩm ảnh báo chí là sự thống nhất giữa hai
yếu tố hình ảnh và chú thích. Hình ảnh là yếu tố thứ nhất, chú thích là yếu tố
thứ hai, thiếu một trong hai thành phần đó đều không tạo thành một tác
phẩm ảnh báo chí đúng nghĩa.
- Tính thời sự, kịp thời
Ảnh báo chí phải đảm bảo tính thời sự có nghĩa là ảnh phải phản ánh
nhanh nhạy, kịp thời, đúng lúc, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin của
công chúng. Tính thời sự , kịp thời lại tùy thuộc vào tính chất sự kiện, sự
việc, và mục đích sử dụng của các cơ quan báo chí. Do đó, tính thời sự ở đây

là thời sự trong từng giai đoạn nhất định, quá thời hạn sử dụng, bức ảnh sẽ
không còn ý nghĩa.
Để đảm bảo tính thời sự, kịp thời đòi hỏi ngƣời làm báo phải nhạy
cảm về chính trị, có khả năng phán đoán trƣớc những diễn biến của sự kiện;
năm bắt đúng thời khắc tạo nên nội dung bức ảnh. Về mặt nghiệp vụ, cần
xông xáo, tiếp cận nhanh đối tƣợng, sự kiện, ghi chép đầy đủ và phản ánh
chính xác những diễn biến đó trên mặt báo. Thông tin càng nhanh thì tác
dụng và hiệu quả của ảnh càng cao.
- Tính đại chúng
Một tác phẩm ảnh báo chí mang tính đại chúng khi nó phản ánh những
hiện tƣợng, sự kiện có ý nghĩa xã hội; đấu tranh cho quyền lợi cộng đồng.
12


Tính đại chúng còn thể hiện ở chỗ, nó có sự tham gia tích cực và
thƣờng xuyên của đông đảo quần chúng nhân dân lao dộng vào các hoạt
động báo chí: “ một tờ báo sống đƣợc và trở nên sinh động khi nào nó có
chừng năm ngƣời viết và ngƣời biên tập chuyên nghiệp giỏi nhƣng đồng thời
phải có năm trăm thậm chí năm ngàn cộng tác viên không chuyên nghiệp”.(
V.I. Lênin)
Ngoài ra, tính đại chúng của ảnh báo chí còn thể hiện ở hình thức thể
hiện tác phẩm ảnh phải cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu; tránh sự trừu tƣợng hoặc
đa nghĩa.
- Tính thẩm mĩ
Đối với ảnh báo chí, nội dung tƣ tƣởng giữ vai trò chủ đạo. Tuy nhiên,
nội dung đó cũng phải chứa đựng trong một tác phẩm hoàn mỹ. Đó là sự
hoàn mỹ trong cách thể hiện. Chất lƣợng của mỗi tác phẩm ảnh phụ thuộc
vào các yếu tố:
Thứ nhất là: Nội dung và ý nghĩa đích thực của đối tƣợng, sự kiện
đang tồn tại trong thực tế.

Thứ hai là: Nghệ thuật sử dụng các phƣơng tiên chuyển tải ngôn ngữ,
hình ảnh của nhiếp ảnh.
Thứ ba là: Nhiếp ảnh cần sử dụng kĩ thuật để tạo ra tác phẩm hoàn
chỉnh. Nói cách khác là sự thông nhất biện chứng giữa nội dung và hình thức
trong tác phẩm.
Về mặt lý luận, tính thẩm mỹ là kết quả của một quá trình cảm thụ và
lao động nghiêm túc của nhà báo. Nó bắt nguồn từ sự quan sát thực tế, xác
định chủ để, lựa chọn chi tiết đến việc tìm góc độ thuận lợi nhất đề tận dụng
tối đa khả năng tạo hình của ánh sáng, màu sắc, mảng khối, nhịp điệu… và
thời điểm bấm máy để giới hạn một mảnh cắt của hiện thực. Ngay cả công
đọan xử lý kỹ thuật trong khâu tráng, rửa phim… đều có vai trò trong việc
làm tăng giá trị thẩm mỹ cho tác phẩm ảnh.

13


4.2. Đặc điểm ảnh báo chí

- Ảnh báo chí là sự thông tin bằng hình ảnh, sự gắn kết giữa yếu tố
thông tin và yếu tố nghị luận.
Yếu tố thông tin theo cách hiểu phổ thông và đơn giản chính là sự
tổng hợp các chi tiết cấu thành đối tƣợng, sự kiện, sự việc có chứa đựng
những nội dung cần thông báo đến ngƣời đọc, ngƣời xem. Nói cách khác,
yếu tố thông tin mang đến cho công chúng những thông số, sự nhận biết,
những cứ liệu xác định về cuộc sống, con ngƣời, sự kiện, sự việc đang diễn
ra trƣớc sự chứng kiến của nhà báo và nó đƣợc tái hiện lại bằng hình ảnh
trong tác phẩm. Lƣợng thông tin trong ảnh đuợc chuyển tải qua nội dung
bức ảnh lẫn hình thức thể hiện của nó; qua cả phần hình ảnh và phần ngôn
nghữ văn tự trong bài báo.
Yếu tố nghị luận chính là “ tầng nhận thứ thứ hai”- những thông tin

mang tính triết luận. Đó là yếu tố lý tính nó phản ánh “ tƣ duy chiều sâu” của
ngƣời cầm máy và tác phẩm. Đây là yết tố mang màu sắc duy lý. Nó chính là
kết quả của quan điểm tƣ tƣởng, là lập trƣờng, thái độ của nhà báo trƣớc các
sự kiện, sự việc, hiện tƣợng trong đời sống chính trị, xã hội. Yếu tố nghị
luận không chỉ biểu hiện qua ngôn ngữ viết, lời bình trong tác phẩm mà qua
cả cách thức thể hiện hình ảnh; qua cấu trúc của nội dung thông tin; sự lựa
chọn ý ảnh và vuêch sử dụng các yết tố hình họa nhƣ màu sắc, ánh sáng,
đuờng nét, sự tƣơng phản…của ảnh. Nhƣ vậy, yếu tố nghị luận một mặt
mang đến cho ngƣời xem sự nhận định, thái độ của họ về sự kiện, hiện
tƣợng bao hàm trong ảnh; mặt khác, nó giúp cho ngƣời xem nhận biết đƣợc
thế giới quan, nhân sinh quan của nhà báo.
Trong tác phẩm ảnh báo chí, hai yếu tố thông tin và nghị luận luôn
thống nhất biện chứng, không thể tách rời. Yếu tố thông tin, mục đích trƣớc
nhất là trang bị cho độc giả một khối lƣợng tri thức, sự nhận biết nhất định
về đối tƣợng, sự kiện. Yếu tố nghị luận chính là sự thông qua sự nhận thứ lý
tính để định hƣớng tƣ tƣởng, định hƣớng cách nghĩ, cách nhin, cách hành
động đối với bạn đọc; hoặc làm chuyển đổi nhận thức cũ thành đầy đầy đủ,
đúng đắn hơn về vấn đề mà ảnh phản ánh.

14


- Ảnh báo chí- sự tác động tương hỗ giữa ngôn ngữ hình ảnh và ngôn
ngữ văn tự.
Xét về mặt cấu trúc thông tin, mỗi tác phẩm ảnh báo chí thông thƣờng
gồm hai thành phần: phần hình ảnh và phần bài viết hoặc chú thích. Hình
ảnh làm nhiệm vụ cung cấp thông tin chính, thông tin cơ bản. Bài biết và chú
thích làm nhiệm vụ gọi tên con ngƣời, sự kiện, sự việc tráh sự hiểu lầm. Mặt
khác, nó bổ sung thêm những thông tin mà hình ảnh không thể truyền đạt.
Ngôn ngữ viết- ngôn ngữ văn tự còn có nhiệm vụ giải thích, bình luận, xây

dựng mối lien kết chặt chẽ trong tác phẩm; giúp ngƣời xem hiểu đúng, hiểu
đầy đủ hơn về sự kiện, sự việc đƣợc phản ánh qua bài báo.
- Ảnh báo chí phản ánh con người, sự kiện, sự việc trong trạng thái
hành động.
Ảnh báo chí giống nhƣ một tài liệu sống về hiện thực. Nó tác động tất
mạnh mẽ và sâu sắc đến nhận thức lý trí và tình cảm của ngƣời xem. Đây
cũng là thế mạnh riêng của nhiếp ảnh.
Đặc trƣng dễ nhận thấy của nhiếp ảnh là “khoảnh khắc”. Thực tế cho
thấy, có rất nhiều tác phẩm ảnh đƣợc chụp trong khoảng thời gian ngắn
nhƣng mang lại giá trị lớn. Bức ảnh sống động là bức ảnh hàm chứa sự
chuyển dộng thực của cuộc sống trong “hình ảnh tĩnh”. Thông quan những
hình ảnh ở trạng thái tĩnh, ngƣời xem có thể nhận thức đƣợc những hoạt
động liên tục, kế tiếp của sự kiện, sự việc, hiện tƣợng. Đây cũng là giây phút
thẩm mỹ duy nhất, khác hẳn hàng ngàn, hàng triệu giây phút ngẫu nhiên
khác của đối tƣợng, hiện thƣc.
- Ảnh báo chí mang tính chất tài liệu xác thực
Tính tài liệu của ảnh báo chí phụ thuộc vào con mắt chính trị, ý thức
giai cấp và kỹ năng thể hiện của ngƣời làm báo nhiếp ảnh.
Một tác phẩn ảnh báo chí đƣợc đánh giá là một tài liệu, một văn bản
minh chứng của lịch sử khi nó phản ánh đúng, trúng, phản ánh trung thực và
chính xác hiện thực khách quan trong quá trình vận động và phát triển của
đối tƣơng, sự kiện và ngƣợc lại, khi bức ảnh làm biến đổi hoặc xuyên tạc

15


bản chất của hiệnt hực đó thì tác hại của nó cũng rất lớn. Nó có thể gây hậu
quả khôn lƣờng.
Tính tài liệu xác thực- đứng trên góc độ của nội dung thông tin là một
nguyên tắc tối thƣợng của ảnh báo chí. Để nâng cao giá trị tài liệu của hình

ảnh, ngƣời làm báo không những phải có quan điểm chính trị, nghiệp vụ
đúng; phải biết phát hiện vấn đề, đề tài có ý nghĩa tin tức và ý nghĩa xã hội
sâu sắc, mà hơn thế, cần phải xác định rõ chủ đề tƣ tƣởng, ý nghĩa của sự
kiện, sự việc cần phản ánh.
Với ảnh báo chí, tính tài liệu xác thực chính là hạt nhân bản chất của
sự kiện, sự việc, hiện tƣợng. Nhƣng để có thể cảm hóa lòng ngƣời, làm rung
động trái tim của độc giả, tính tài liệu cũng cần phải đƣợc xem xét trong mối
quan hệ biện chứng với tính nghệ thuật- tính thẩm mỹ của ảnh. Tính tài liệu
và tính nghệ thuật không hoàn toàn đối lập với nhay mà hòa quyện nhau,
nhiều khi khó phân biệt rạch ròi.

Một ví dụ tiêu biểu về ảnh báo chí

Nguyễn
Thị Kim
Lai- dân
quân gái
Hà Tĩnh,
giải tên
giặc lái Mỹ
William H.
Robin- sơn
trong trận
20-9-1965
tại Hà
Tĩnh.
Ảnh: Phan
Thoan

16



CHƢƠNG 3
Khảo sát ảnh và nhận xét
3.1 Nhận xét chung

Nhìn chung số lƣợng ảnh đạt tiêu chuẩn ảnh báo chí trên báo Lao
động khá cao và chất lƣợng ảnh báo chí là khá tốt.
Nhìn chung tỷ lệ ảnh trên báo Lao động trong 8 tháng đầu năm 2010
là khá lớn. Hầu nhƣ bài báo nào cũng có ảnh đi kèm. Trung bình mỗi tháng
có 918 ảnh. Số ảnh chênh lệch giữa tháng cao nhất và thấp nhất là 69 cái:
tháng thấp nhất là 883 ảnh (tháng 3), tháng cao nhất là 952 ảnh (tháng 1).
Số lƣợng ảnh trên trang nhất bình quân vào khoảng 5-7 bức ảnh và
đều đƣợc in mầu. Số lƣợng ảnh ở mỗi trang báo tùy thuộc vào số lƣợng bài
báo và tùy thuộc vào khả năng của mỗi nhà báo có đăng hoặc không đăng
ảnh kèm theo tác phẩm. Các ảnh ở những trang này không in màu.
Kích thƣớc của các bức ảnh đều tuân theo quy tắc chung của báo chí:
ảnh chính to hơn ảnh phụ. Về kích thƣớc của mỗi ảnh ở từng bài tùy thuộc
vào không gian và dung lƣợng của mỗi bài báo. Vị trí các ảnh sắp xếp trong
tác phẩm cũng rất đa dạng: ở giữa, góc trên bên phải, góc trên bên trái, góc
dƣới bên phải, góc dƣới bên trái,…
Ảnh đạt tiêu chuẩn ảnh báo chí chiếm tỷ lệ cao: trên 80%. Sự chênh
lệch giữa các tháng cũng không lớn: tháng cao nhất là 89.35%, tháng thấp
nhất là 83.24%. Trung bình số lƣợng ảnh không đạt tiêu chuẩn ảnh báo chí
vào mỗi ngày là 3.76 cái. Trong đó, ngày nhiều nhất là 27/4 với 12 cái. Điều
này thể hiện chất lƣợng của ảnh báo chí của tờ báo là khá tốt. Phần lớn các
bức ảnh đi kèm bài báo đều do các phóng viên viết bài chụp. Ảnh báo chí
chiếm tỷ lệ lớn trên trang báo chứng tỏ bài báo hoàn thành chức năng thông
tin thời sự tốt và kỹ năng nghiệp vụ của các phóng viên, đặc biệt là phóng
viên ảnh tốt.


17


Số lƣợng ảnh

Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tổng

952
940
883
931
895
876
928
946
7351

Số lƣợng ảnh đạt
tiêu chuẩn ảnh báo
chí
827

802
789
775
792
769
821
844
6449

Tỷ lệ ảnh đạt
tiêu chuẩn ảnh báo
chí
86.87%
85.32%
89.35%
83.24%
88.49%
87.79%
88.47%
89.22%
87.73%

Bảng: Tổng kết 8 tháng đầu năm 2010

980

870

950


840

920

810

890
780

860

750

800

720

Số lượng ảnh đạt tiêu
chuẩn ảnh báo chí

Th
án
g
Th 1
án
g
Th 2
án
g
Th 3

án
g
Th 4
án
g
Th 5
án
g
Th 6
án
g
Th 7
án
g
8

830

Số lượng ảnh

Biểu đồ: Tỉ lệ ảnh đạt tiêu chuẩn ảnh báo chí 8 tháng đầu năm 2010

Trong số những bức ảnh đạt tiêu chuẩn ảnh báo chí, tỷ lệ ảnh tốt đạt tỷ
lệ cao hơn những ảnh chƣa tốt.
Về ƣu điểm: ảnh phản ánh đúng nội dung bài viết và hỗ trợ đắc lực
cho bài viết về thông tin. Các bức ảnh cũng có tính giá trị và tính tƣ liệu cao
vì chúng phản ánh những vấn đề nóng hổi của cuộc sống hiện tại, ghi lại
những khoảnh khắc có một không hai, là bằng chứng cho những sự kiện.
18



Các bức ảnh đều mang tính chân thật, khách quan, không có sự can thiệp của
nhà báo. Các bức ảnh thể hiện tính khuynh hƣớng rõ ràng. Đó là tính Đảng,
mục đích là phục vụ lợi ích của toàn thể nhân dân, của đất nƣớc. Phần lớn
các bức ảnh đều rõ nét.
Về nhƣợc điểm: Một bộ phận không thể hiện đƣợc tính nghị luận. Một
số bức ảnh chƣa tận dụng hết khả năng của ngôn ngữ văn tự, không gây
đƣợc sự rung động, đồng cảm nơi ngƣời xem nên không có khả năng làm
thay đổi nhận thức.
3.2 Khảo sát và nhận xét

TH ÁNG 1
ẢNH TỐT
1. Hà Giang: Cao nguyên đá khát cháy
( Số 17/2010(8424), ra ngày 21/1/2010)
Nội dung tác phẩm: Ngƣời dân nơi đây phải đi bộ cả nửa ngày
đƣờng mới tìm đƣợc nguồn nƣớc và phải rất khó khăn, họ mới có thể có
đƣợc một ít nƣớc cho sinh hoạt.

Người phụ nữ này đang tìm nguồn nước hiếm hoi để giặt quần áo

19


Nhận xét:
Bức ảnh mang đầy đủ đặc điểm của ảnh báo chí và thể hiện rõ nét tính
chất của ảnh báo chí.
Bức ảnh đã bám sát vào nội dung của bài báo. Nó mang tính thời sự rõ
nét vì vấn đề thiếu nƣớc sinh hoạt ở cao nguyên đá Hà Giang thời điểm giữa
tháng 1 năm 2010 là rất nghiêm trọng, thu hút đƣợc sự quan tâm của công

chúng. Bức ảnh đã nêu lên đƣợc sự việc và có tác động tới những nhà chức
trách khiến họ phải nhanh chóng có giải pháp giúp đỡ ngƣời dân nơi đây.
Ảnh đã kết hợp đƣợc yếu tố thông tin và yếu tố nghị luận. Nhìn vào
ảnh độc giả có thể nhận biết đƣợc đây là hình ảnh của một ngƣời phụ nữ
đang múc từng ít nƣớc một ở một vũng nƣớc nhỏ. Có lẽ ngƣời phụ nữ đã
đứng đó đƣợc một khoảng thời gian khá lâu vì vũng nƣớc rất ít nƣớc và
ngƣời phụ nữ đó mới chỉ múc đƣợc chƣa đầy một gáo nƣớc. Từ đó, độc giả
nhận biết đƣợc tình trạng thiếu nƣớc sinh hoạt ở Cao nguyên đá Hà Giang.
Ngƣời chụp đã thể hiện đƣợc nỗi khó khăn, vất vả của ngƣời dân nơi đây khi
phải đi tìm nguồn nƣớc phụ vụ cho cuộc sống. Qua đó, bức ảnh đã thể hiện
đƣợc tính nghị luận: vấn đề thiếu nƣớc trầm trọng ở Cao nguyên đá Hà
Giang, gây nên tác động xấu trong cuộc sống của ngƣời dân.
Ảnh có chú thích rõ ràng (Tuy nhiên nếu tác giả chú thích đƣợc tên
ngƣời phụ nữ thì tốt hơn). Bức ảnh phản ánh con ngƣời trong trạng thái vận
động. Điều dễ nhận thấy là bức ảnh phản ánh đúng bản chất của sự việc,
không có sự can thiệp của chủ thể sáng tạo. Do đó nó mang tính tài liệu.
Bức ảnh cũng mang tính thẩm mỹ cao. Hình ảnh rõ nét, màu sắc chân
thật, bố cục rõ ràng. Hình ảnh ngƣời phụ nữ nổi bật trên nền đá. Phần hậu
cảnh đều là đá cho cảm giác con ngƣởi nhƣ bị bao quanh bởi đá. Trong khi
đó, hình ảnh vũng nƣớc lại rất nhỏ chỉ bằng 1/16 bức ảnh. Điều này giúp thể
hiện rõ việc nguồn nƣớc đang cạn kiệt. Vì tƣ thế của nhân vật là cúi ngƣời
xuống nên sẽ thu hút đƣợc sự chú ý của ngƣời xem vào vũng nƣớc và hành
động múc nƣớc của nhân vật. Có thể nói, bức ảnh đã tạo ra những xúc cảm
đặc biệt cho ngƣời xem: đồng cảm, chia sẻ với những khó khăn của ngƣời
dân nơi đây. Qua đó phần nào giúp thay đổi hành vi của công chúng, khiến
họ cảm thấy mình may mắn khi có đủ nƣớc sạch cho cuộc sống hàng ngày,
khiến họ biết quý trọng và bảo vệ nguồn nƣớc.

20



2. Vui buồn chuyện học ở Lục Dạ
( Số ra ngày 25/1/2010)
Nội dung tác phẩm: Bài báo viết về Trƣờng Tiểu học II xã vùng sâu
Lục Dạ, huyện miền núi Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Học sinh nơi đây hạnh
phúc vì đƣợc đến trƣờng. Tuy nhiên bên cạnh niềm vui vẫn không ít nỗi
buồn khi mà cả thầy và trò ở những điểm trƣờng lẻ phải lội qua dòng suối
chảy siết tới trƣờng.
Nhận xét:
Bức ảnh miêu
tả niềm vui tới trƣờng
của các em học sinh
bản Mọi, xã vùng sâu
Lục Dạ, huyện miền
núi Con Cuông, tỉnh
Nghệ An.
Nhìn vào bức ảnh,
ta dễ dàng nhận thấy
Học sinh bản Mọi vui đến trường
nét vui tƣơi, hồn
nhiên của những đứa
trẻ. Đó có thể là nụ cƣời thoải mái, cũng có thể là nụ cƣời còn ngƣợng
ngùng. Nhƣng niềm vui đều ánh lên từ đôi mắt của chúng khi đƣợc cắp sách
tới trƣờng. Và ngƣời chụp đã chớp đƣợc khoảng khắc đó.
Về bố cục của bức ảnh không có gì đặc biệt vì phần hậu cảnh chỉ là
ngôi trƣờng tiểu học. Nhƣng tác giả đã biết tận dụng phần hậu cảnh đó để
làm nỏi bật lên hình ảnh các em học sinh. Hình ảnh tất cả các em đều hiện
lên rất rõ nét.
Chủ thể sáng tạo đã mang đến cho ngƣời xem những cảm xúc rất đặc
biệt. Dƣờng nhƣ ngƣởi xem cũng đang hòa cùng niềm vui những đứa trẻ nơi

đây.

21


3. Quản lý đang…có vấn đề!
( Số 5/2010 (8412), ra ngày 7/1/2010)
Nội dung tác phẩm: Hàng năm, vào dịp gần Tết Nguyên Đán lại rộ
lên chuyện thực phẩm bẩn “nhan nhản” trên thị trƣờng. Điều này thể hiện rõ
sự quản lý lỏng lẻo, xử phạt thiếu kiên quyết của các cơ quan có thẩm
quyền.
Nhận xét:
Hai bức ảnh đều phản ánh đúng nội dung của bài báo. Chúng cũng
mang tính thời sự cao vì vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là một vấn
đề nóng (đặc biệt là trong dịp Tết), liên quan tới lợi ích của cả cộng đồng.
Hai bức ảnh là những hình ảnh khách quan, chân thật về hiện thực
cuộc sống, mà ở đây là việc ngƣời sản xuất ở một số cơ sở bánh, mứt, kẹo
truyền thống tại Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội). Đƣa tới cho công chúng cái
nhìn chính xác về thục trạng chế biến mất vệ sinh ở nơi đây.
Hai bức ảnh không chỉ đem đến những giá trị thông tin mà nó còn có
tính nghị luận cao. Tác giả phê phán vấn đề chế biến thực phẩm mất vệ sinh.
Chúng tác động đến ngƣời xem: khiến độc giả không chỉ bị sốc trƣớc
cách thức chế biến thực phẩm và còn cảnh báo ngƣời tiêu dùng cần cân nhắc
khi lựa chọn thực phẩm.

Ảnh 1: Làm mứt thủ công và thiếu vệ sinh ở
Xuân Đỉnh

22


Ảnh 2: Bì heo thối được ngâm hóa chất để
tẩy trắng ở Xuân Đỉnh
Ảnh: V.T-NG.H


Ảnh 1:
Về màu sắc, hình ảnh khá rõ nét, sinh động. Con ngƣời trong ảnh
đang ở trạng thái vận động: đang cắt nguyên liệu làm mứt theo kiểu thủ
công, mất vệ sinh.
Về phần bố cục: cảnh chính là hai ngƣời đàn ông đang cắt nguyên
liệu, cảnh phụ là một ngƣời đàn ông khác cũng đang chế biến nguyên liệu và
đằng sau là rất nhiều bao tải. Những bao tải đó là những nguyên liệu sẽ đƣợc
đƣa vào chế biến nhƣng chúng không hề đƣợc bảo quản, thậm chí trong tình
trạng mất vệ sinh, một số bao đã bị rách và bị mốc, làm tăng tính thuyết
phục cho bức ảnh.
Ảnh 2:
Bức ảnh đƣợc chụp với đèn flash vì tác giả phải chụp trong hoàn cảnh
thiếu ánh sáng tại nơi chế biến. Phần cảnh chính là cảnh bì lợn chất đống ở
trên bàn. Tác giả đã nhấn mạnh vào cảnh này giúp cho ngƣời xem có thể
nhìn rõ cảnh bì lợn mất vệ sinh. Đằng sau (phần cảnh phụ) là hình ảnh
những thùng chứa, không đƣợc đậy nắp và cảnh hai ngƣời ở xa (trong trạng
thái vận động). Bức ảnh đƣuọc chia hai phần sáng tối rõ rệt nhằm nổi bật
cảnh chính. Nhƣng chính cảnh tối lại càng làm tăng thêm sức gợi cho bức
ảnh. Nó giúp cho độc giả nhận biết đƣợc sự tối tăm, bẩn thiu, ẩm thấp của cơ
sở chế biến này, giúp làm tăng giá trị cho bức ảnh.

4. Vùng lũ khát nước sạch
(Số 11/1/2010)
Nội dung tác phẩm: Nằm cuối châu thổ
sông Mêkông, mỗi năm tiếp nhận trên 500

tỉ khối nƣớc nguniêieọt, thế nhƣng trƣớc
tình hình nắng nóng gay gắt và kéo dài,
nguồn nƣớc cạn kiệt, đã đẩy đồng bằng
sông Cửu Long lên đỉnh cao khô hạn.
ĐBSCL, vùng đất vừa trải qua cơn ngập lũ, lên đỉnh cao
khô hạn

23


Nhận xét:
Bức ảnh đạt hiệu quả thông tin rất cao, thể hiện đƣợc đúng nội dung
của tác phẩm: đỉnh cao khô hạn ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nhân vật trong bức ảnh đang trong trạng thái vận động. Điều này thể
hiện nỗ lực của con ngƣời nhằm khắc phục hậu quả của thiên nhiên.
Bố cục và góc chụp của bức ảnh cũng rất hợp lý. Hình ảnh ngƣời nông
dân ở ¼ phía trên của bức ảnh. Phần còn lại của bức ảnh là dải đất khô cằn,
nứt toác. Càng về cuối hình ảnh của đất lại càng rõ, càng lớn hơn. Điều này
giúp ngƣời xem quan sát rõ hơn tình trạng của đất, đồng thời cũng thể hiện
sắc nét hơn, rõ ràng hơn sự khô cằn, gây ấn tƣợng đối với ngƣời xem. Bố
cục của ảnh đã tạo ra sự tƣơng phản giữa con ngƣời và thiên nhiên: con
ngƣời nhỏ bé trƣớc thiên nhiên, và dƣờng nhƣ mọi nỗ lực của ngƣời nông
dân là không đủ trƣớc sự tàn phá của thiên nhiên.
ẢNH CHƢA TỐT
1. Thị trường hoa tết tại TP Hồ Chí Minh sẽ cạnh tranh khốc liệt
(Số ra ngày 6/1/2010)
Nội dung tác phẩm: Hoa thành phố Hồ Chí Minh sẽ phải cạnh tranh
cả về số lƣợng và chất lƣợng với hoa đến từ nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long và miền Trung. Chất lƣợng hoa thành phố không cao (trong đó, tình
hình thời tiết là một nguyên nhân) Bài viết phân tích tình hình thị trƣờng hoa

thành phố trong dịp Tết Nguyên Đán.
Nhận xét: Nội dung
thông tin và tính nghị
luận của ảnh chƣa cao.
Nhìn vào bức ảnh ta
không xác định đƣợc
đây là vƣờn cây thƣờng
hay cây cảnh, cây hoa
tết. Nhân vật trong bức
ảnh
trông
nhƣ
đangcƣời, không có vẻ
Vỡ đê bao khiến nhiều nhà vƣờn hoa cảnh
Tp Hồ Chí Minh lao đao
Ảnh: Ngô Sơn
24


×