Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Môi trường kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể khu vực nông thôn vĩnh phúc và bắc ninh (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.84 KB, 10 trang )

TÓM TẮT
Từ trước đến nay các đề tài nghiên cứu về môi trường kinh doanh chỉ tập trung vào
nghiên cứu môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh
doanh quy môn lớn, có đăng kí kinh doanh, hoặc môi trường kinh doanh nói chung của
một địa phương. Nổi bật nhất trong các nghiên cứu này là nghiên cứu nhằm xây dựng Chỉ
số Năng lực Cạnh tranh cấp tỉnh (là gọi tắt PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) phối hợp với Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh tranh Việt Nam do Cơ
quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ. PCI đã trở thành một công cụ quan trọng để đo
lường và đánh giá môi trường kinh doanh của khu vực tư nhân ở 63 tỉnh, thành phố của
Việt Nam. Chỉ số này đã có những ảnh hưởng tích cực mạnh mẽ đến việc cải thiện môi
trường kinh doanh của các tỉnh. Nó cũng giúp cho Chính quyền các địa phương thấy
được những yếu tố cản trở đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là môi
trường về thể chế. Quan trọng hơn, chỉ số PCI đã giúp các chính quyền cấp tỉnh tự ý thức
được tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp ở
địa phương mình như là một chỉ số phản ánh năng lực và hiệu lực của chính quyền.
Tuy nhiên chỉ số này về mặt phương pháp luận còn có một số hạn chế nhất định. Thứ
nhất, số liệu thu thập không gồm các hộ kinh doanh (trong khi các hộ kinh doanh đóng
một vai trò rất quan trọng trong việc tạo việc làm nhưng cũng rất dễ bị tổn thương và ảnh
hưởng bởi sự thay đổi của môi trường kinh doanh) phần lớn thông tin thu thập dựa trên
các doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh và thường là các doanh nghiệp lớn, có kinh
nghiệm lâu năm và có mối quan hệ tốt với Chính quyền các địa phương và các doanh
nghiệp này thường hoạt động ở khu vực thành thị. Do đó, các khó khăn trở ngại mà họ
gặp phải khác với các doanh nghiệp hay các hộ kinh doanh cá thể, có quy mô nhỏ. Cụ
thể, chín yếu tố tác động vào môi trường kinh doanh của tỉnh được nghiên cứu trong PCI
gồm: Chi phí ra nhập thị trường; tiếp cận đất đai; tính minh bạch; chi phí thời gian; chi
phí không chính thức; tính năng động của chính quyền; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đào
tạo lao động; thiết chế pháp lý. Và trong 9 yếu tố này có những yếu tố tác động rất lớn
đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí thời gian; thiết chế pháp lý …
thì hầu như lại ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động kinh doanh của hộ. Ngược lại, có
những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của hộ thì lại không được tính
đến trong PCI (ví dụ như yếu tố vốn).




Thứ hai, số liệu được thu thập thông qua hình thức điều tra gián tiếp, tức là gửi câu hỏi
đến các doanh nghiệp và để họ tự điền các đánh giá và gửi lại. Điều này có thể dẫn đến
thông tin thu thập có độ chính xác không cao (sai số phi chọn mẫu).
Mặt khác, theo luật doanh nghiệp Việt Nam, hộ kinh doanh vẫn có tư cách pháp nhân như
một doanh nghiệp. Vì vậy việc vận dụng phương pháp nghiên cứu của PCI và thay đổi
một số yếu tố cho phù hợp để nghiên cứu môi trường kinh doanh của hộ là hoàn toàn có
căn cứ khoa học.
Và như chúng ta đã biết, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh là hai tỉnh nằm tiếp giáp với thủ đô Hà
Nội (Vĩnh phúc tiếp giáp phía Bắc Hà Nội, Bắc Ninh tiếp giáp phía đông Hà Nội) trong
những năm qua đã có những đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy kinh tế thủ đô phát
triển. Theo kế hoạch quốc gia đến năm 2020 hai tỉnh Vĩnh Phúc và bắc ninh sẽ trở thành
những điểm tựa quan trọng giúp thủ đô Hà Nội Phát triển kinh tế một cách bền vững.
Thành Phố Vĩnh Phúc và thành phố bắc ninh (2 thủ phủ của 2 tỉnh) sẽ là những thành phố
vệ tinh giúp Hà Nội giải quyết các vấn đề về môi trường, nguyên nhiên vật liệu, lao
động… Vì vậy việc phát triển kinh tế xã hội của 2 tỉnh luôn được chính phủ quan tâm
hàng đầu. Tuy nhiên, là một tỉnh có nền văn hiến lâu đời với sự phát triển của rất nhiều
làng nghề truyền thống như: đúc đồng, nghề mộc, nghề gốm … Bắc Ninh có những cơ
hội và thách thức hoàn toàn khác so với Vĩnh Phúc là một tỉnh (ngoài nền kinh tế nông
nghiệp) có nhiều làng, xã có truyền thống buôn bán nhỏ về các mặt hàng nông, lâm, thủy
sản (gạo, đỗ, lạc, rau …). Vì vậy việc phát triển kinh tế của tỉnh không thể tách rời việc
phát triển kinh tế hộ gia đình. Để kinh tế hộ gia đình phát triển cần phải có một môi
trường kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên tại các khu vực đô thị do ảnh hưởng bởi trào lưu
phát triển của các loại hình doanh nghiệp, môi trường kinh doanh của các hộ cũng đã có
những cải hiện đáng kể. Nhưng ở các khu vực nông thôn của 2 tỉnh này môi trường kinh
doanh của các hộ còn chưa được quan tâm nhiều.
Xuất phát từ thực tế này, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu môi trường
kinh doanh của các hộ kinh doanh khu vực nông thôn hai tỉnh vĩnh phúc và bắc
ninh”.

Mục đích chính của đề tài này là nghiên cứu các yếu tố của môi trường kinh doanh
ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kinh doanh của các hộ kinh doanh khu
vực nông thôn hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.


Đề tiến hành nghiên cứu môi trường kinh doanh của các hộ kinh doanh khu vực nông
thôn hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh tác giả tiến hành điều tra 500 hộ kinh doanh. Việc
chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng, với các tầng lần lượt
là huyện, xã và hộ. Cụ thể, tại mỗi tỉnh, sẽ có 250 hộ kinh doanh cá thể được chọn vào
trong mẫu. Chọn mẫu được tiến hành theo 3 bước:
- Chọn huyện: Năm huyện tại mỗi tỉnh sẽ được chọn ra theo nguyên tắc (proportional to
population size ) tỷ lệ với qui mô số hộ kinh doanh (PPS) dựa trên nguyên tắc là huyện
nào có nhiều hộ kinh doanh hơn thì khả năng được chọn vào mẫu lớn hơn.
-

Tỉnh Vĩnh Phúc gồm: Lập Thạch, Yên Lạc, Vĩnh Tường, tam dương, bình Xuyên.

-

Tỉnh Bắc Ninh gồm: Tiên Du, Từ Sơn, Quế Võ, Thuận Thành và Yên Phong.

- Chọn xã: Nguyên tắc PPS tiếp tục được áp dụng để chọn ra tại mỗi huyện 5 xã
- Chọn hộ: Từ mỗi xã sẽ tiếp tục chọn ra 10 hộ kinh doanh cá thể theo nguyên tắc đảm
bảo tỷ lệ hộ có đăng ký kinh doanh/hộ không có đăng ký kinh doanh là 6/4.
Cuộc điều tra được hoàn thành trong vòng 2 tuần tại mỗi tỉnh. Các phiếu điều tra được
nhập liệu và làm sạch dựa trên phần mềm nhập liệu chuyên dụng. Các số liệu sau đó
được kết xuất ra phần mềm xử lý số liệu Stata để tiếp tục phân tích.
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài tiến hành xây dựng chỉ số môi trường kinh doanh cho
các hộ kinh doanh (formality index – FI). Phương pháp xây dựng chỉ số này dựa trên
phương pháp Xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI. Chỉ số FI có thể xem

là giá trị trung bình có trọng số của các chỉ số thành phần phản ánh các khía cạnh của môi
trường kinh doanh ở địa phương. Có hai vấn đề quan trọng trong việc xây dựng chỉ số FI
là xác định các chỉ số thành phần cấu thành nên chỉ số tổng hợp và ước lượng quyền số
của các chỉ số thành phần. Mặc dù phương pháp xây dựng FI tương tự như phương pháp
xây dựng PCI, nhưng đề tài có điều chỉnh một số yếu tố trong xây dựng các chỉ số thành
phần hợp thành chỉ số chung. Cụ thể : 3 yếu tố “chi phí thời gian; thiết chế pháp lý; tính
năng động của chính quyền” trong PCI được thay đổi thành 3 yếu tố: “tiếp cận ngồn
vốn; đăng kí kinh doanh; sự hỗ trợ của cơ quan chức năng” để phù hợp với môi trường
kinh doanh của hộ kinh doanh.
Về phương pháp ước lượng quyền số của các chỉ số thành phần đề tài sử dụng phương
pháp phân tích nhân tố kết hợp với hồi quy để xây dựng quyền số cho các chỉ số thành
phần của chỉ số FI.


VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
1. Phân tích môi trường kinh doanh của hộ kinh doanh thông qua số liệu điều tra và
chỉ số FI.
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài, nhìn chung Vĩnh Phúc có xu hướng có điểm của các
chỉ số thành phần cao hơn Bắc Ninh. Ngoài ra, không có sự khác biệt lớn giữa các huyện
trong 2 tỉnh. Theo đánh giá của các hộ kinh doanh của 2 tỉnh thì việc tiếp cận với đất đai
của các hộ gặp ít trở ngại hơn so với các yếu tố khác như vốn, lao động và thị trường đầu
ra. Trong các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh vĩ mô thì việc gia nhập thị trường được
đánh giá là tương đối dễ dàng và các chi phí không chính thức là không đáng kể. Tuy
nhiên, mức độ rõ ràng và tiếp cận đối với thông tin chính sách pháp luật liên quan đến
hoạt động kinh doanh của hộ lại được đánh giá là rất yếu kém ở 2 tỉnh này.
Đề tài lựa chọn các chỉ số phản ánh mức độ phát triển kinh doanh của hộ kinh doanh là
lợi nhuận, tăng trưởng về doanh thu, và đánh giá của hộ gia đình về kết quả kinh doanh
của hộ doanh nghiệp. Ước lượng của các chỉ tiêu này cho hai tỉnh và các huyện điều tra, kết
quả cho thấy lợi nhuận, tốc độ tăng doanh thu và tỷ lệ hộ kinh doanh đánh giá tích cực về hoạt
động kinh doanh của mình ở tỉnh Bắc Ninh cao hơn so với tỉnh Vĩnh Phúc.

Có sự khác biệt rất lớn về 3 chỉ tiêu này ở các huyện. Nhìn chung các huyện có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao thì các hộ kinh doanh có lợi nhuận, tốc độ tăng doanh thu cao hơn
và các hộ kinh doanh ở những huyện này cũng đánh giá sự phát triển của hoạt động kinh
doanh tốt hơn. Ở Vĩnh Phúc, Lập Thạch và Yên Lạc là hai huyện có lợi nhuận và tăng
trưởng kinh doanh cao nhất trong các huyện được điều tra. Còn ở Bắc Ninh, huyện Từ
Sơn có lợi nhuận bình quân cao nhất còn Thuận Thành là huyện có tốc độ tăng trưởng
cao nhất trong năm huyện được điều tra. Đây đều là những huyện gần Hà Nội, có cơ sở
hạ tầng phát triển ở trong tỉnh.
Kết quả phân tích cho thấy các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh vi mô bao gồm khả
năng tiếp cận nguồn vốn, thị trường đầu ra và đầu vào của hộ kinh doanh đóng vai trò
quan trọng nhất trong Môi trường kinh doanh của hộ, tiếp đến là khả năng tiếp cận đất
đai, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng đối với sự phát triển của các hộ kinh doanh
cũng được các hộ đánh giá là một yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển kinh doanh
của mình. Các yếu tố quy định phát luật và chi phí không chính thức có quyền số nhỏ,
chứng tỏ sự đóng góp không nhiều đối với khả năng cạnh tranh của hộ.


Bảng 4.27: Quyền số của các chỉ số thành phần
Chỉ số thành phần

Quyền số (w)

Tiếp cận về đất đai

0,0895

Tiếp cận đến các nguồn vốn

0,2282


Tiếp cận với nguồn lao động và đầu vào sản xuất/thương mại

0,1423

Tiếp cận với thị trường đầu ra (khách hàng)

0,1460

Tiếp cận với cơ sở hạ tầng

0,0474

Chỉ số gia nhập thị trường

0,0484

Chi phí không chính thức

0,0474

Tính minh bạch thông tin

0,0604

Hỗ trợ của các cơ quan chức năng

0,1915
Nguồn: Ước lượng dựa trên số liệuđiều tra

Kết quả của Chỉ số Môi trường kinh doanh đối với hộ kinh doanh ước lượng được cho

thấy giá trị của chỉ số này biến động từ 5,8 đến 6,4. Vĩnh Phúc có chỉ số cao hơn một
chút so với Bắc Ninh, (chỉ số FI theo thang điểm 10)
Bảng 4.28: Chỉ số Môi trường Kinh doanh (FI) cho tỉnh và huyện

Chung

Vĩnh Phúc
Giá trị
Sai số chuẩn
0,070
6,182

Huyện

Bắc Ninh
Chung

Giá trị
6,101

Sai số chuẩn
0,058

Huyện

Lập Thạch

6,278

0,110


Yên Phong

5,882

0,107

Tam Dương

5,908

0,149

Quế Võ

6,087

0,141

Bình Xuyên

5,985

0,082

Tiên Du

6,118

0,116


Yên Lạc

6,184

0,112

Từ Sơn

6,403

0,115

Vĩnh Tường

6,234

0,149

Thuận Thành

6,075
0,110
Nguồn: Ước lượng dựa trên số liệu điều tra

2. Đánh giá ảnh hưởng của môi trường kinh doanh lên kết quả hoạt động kinh doanh
của hộ.
* Các nhân tố tác động tới kết quả kinh doanh của các hộ kinh doanh
Để đánh giá tác động của môi trường kinh doanh tới hoạt động của các hộ kinh doanh, đề
tài sử dụng mô hình kinh tế lượng trong đó các biến phụ thuộc là (1) Lợi nhuận trung

bình hàng tháng của hộ kinh doanh năm 2012; (2) Doanh thu trung bình hàng tháng của


hộ kinh doanh năm 2012. Cả hai mô hình đều phản ánh trực tiếp kết quả kinh doanh của
hộ kinh doanh thể hiện qua hai chỉ tiêu cơ bản nhất là doanh thu và lợi nhuận.
Mô hình (1): Yi = β 0 + ∑ j β i j X i j + δ i DFI i
Trong đó: Yi là lợi nhuận trung bình hàng tháng của hộ 2012

(A)

Mô hình (2): Yi = β 0 + ∑ j β i j X i j + ∑ k θ i k I i k + ε i
Trong đó: Yi là doanh thu trung bình hàng tháng của hộ 2012

(B)

Về phía các biến độc lập, Xj là vector phản ánh các yếu tố nội lực của hộ kinh doanh bao
gồm đặc điểm về nhân khẩu học của người điều hành (trình độ học vấn, tuổi, kinh
nghiệm), đặc điểm kinh doanh của hộ (số năm thành lập, có đăng ký kinh doanh hay
không, ngành nghề kinh doanh), quy mô vốn, lao động và diện tích dành cho kinh doanh.
Kết quả cho thấy lợi nhuận và doanh thu của hộ kinh doanh có liên hệ tỷ lệ thuận với lao
động và vốn. Nhìn chung, hộ kinh doanh nào có quy mô lao động và quy mô vốn càng
cao thì càng có lợi nhuận và doanh thu cao. Các hộ kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực
thương mại cũng có xu hướng có nhiều lợi nhuận hơn các cơ sở hoạt động trong ngành
công nghiệp hay xây dựng. Kinh nghiệm của người điều hành có tương quan tỷ lệ thuận
với lợi nhuận và doanh thu. Các hộ kinh doanh có người điều hành là phụ nữ có xu
hướng có lợi nhuận thấp hơn. Các hộ có đăng ký kinh doanh có xu hướng có doanh thu
cao hơn các cơ sở không đăng ký kinh doanh. Cũng tương tự, các hộ kinh doanh ở Bắc
Ninh có xu hướng có doanh thu cao hơn ở Vĩnh Phúc nhưng ảnh hưởng tới lợi nhuận là
không rõ ràng.Mặt khác, ảnh hưởng của chỉ số DFI trong mô hình là rõ ràng và có ý nghĩa
thống kê. Kết quả cho thấy, xét một cách trung bình, nếu các huyện tăng chỉ số DFI của mình

lên một phần trăm thì lợi nhuận của các hộ kinh doanh sẽ tăng lên 3,3% và doanh thu tăng
8,4%.
* Các nhân tố ảnh hưởng tới việc chuyển đổi hình thức sang doanh nghiệp

Kết quả điều tra cho thấy chỉ có 13,3% các hộ kinh doanh có đăng ký có dự định chuyển
đổi hình thức thành doanh nghiệp. Có tới 56% các hộ không biết về các lợi ích khi
chuyển đổi sang hình thức doanh nghiệp. Để tìm hiểu sâu hơn các nhân tố ảnh hưởng tới
quyết định chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, đề tài sử dụng mô hình kinh tế lượng
tương tự như mô hình ở phần trên:


Trong đó

là biến nhị phân, nhận giá trị bằng 1 nếu hộ kinh doanh có kế hoạch chuyển

đổi hình thức sang doanh nghiệp và bằng 0 nếu hộ kinh doanh không có kế hoạch.
Kết quả chạy mô hình cho thấy là người trẻ tuổi có xu hướng muốn chuyển đổi sang hình
thức doanh nghiệp nhiều hơn. Người điều hành là nữ có kế hoạch chuyển đổi nhiều hơn
người điều hành là nam. Các hộ hoạt động thương mại và dịch vụ ít có kế hoạch chuyển
đổi hơn so với các hộ công nghiệp/xây dựng. Trong khi đó, quy mô vốn có ảnh hưởng
đáng kể tới xu hướng chuyển đổi sang doanh nghiệp: các hộ có quy mô vốn lớn hơn có
xu hướng chuyển đổi nhiều hơn. Các hộ sử dụng vốn vay cũng có xu hướng chuyển đổi
nhiều hơn các hộ không chuyển đổi. Kết quả này cũng phù hợp bởi lẽ các hộ sử dụng vốn
vay nhìn chung thường là các hộ có quy mô vốn tốt hơn hay có kế hoạch kinh doanh phát
triển ở tầm xa. Mặt khác, quy mô mặt bằng kinh doanh và lao động lại không có mối
quan hệ rõ ràng với kế hoạch chuyển đổi.
Ảnh hưởng của chỉ số DFI tới quyết định chuyển đổi sang doanh nghiệp là tích cực. Tuy
nhiên, phân tích với các chỉ số thành phần cho thấy khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn
và chỉ số gia nhập thị trường thấp có ảnh hưởng tích cực tới quyết định chuyển đổi sang
doanh nghiệp. Các kết quả này cho thấy các cơ hội ở thị trường đầu ra có ảnh hưởng đáng

kể tới các hộ kinh doanh. Khi thị trường đầu ra có nhiều tiềm năng và dễ tiếp cận hay gia
nhập thì các hộ kinh doanh sẽ có xu hướng quyết định chuyển đổi hình thức thành doanh
nghiệp để tận dụng hơn các cơ hội thị trường. Trong các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
thì chỉ có chỉ số “Hỗ trợ của Nhà nước” là có ý nghĩa thống kê. Yếu tố “Hỗ trợ của Nhà
nước” ở đây thực chất là cách nhìn nhận của hộ kinh doanh về tính tích cực của chính
quyền địa phương. Tại những địa phương mà hộ kinh doanh có cái nhìn thiện cảm với vai
trò của Chính quyền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thì tại đó, các hộ kinh doanh
cũng có nhiều khả năng chuyển đổi hình thức thành doanh nghiệp hơn so với những nơi
khác.
* Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đăng ký kinh doanh

Trong mẫu điều tra có 270 hộ có đăng ký kinh doanh và 230 hộ không có đăng ký. Với
các hộ chưa đăng ký kinh doanh chỉ có 21% các hộ kinh doanh có dự định đăng ký kinh
doanh. Để tìm hiểu các yếu tố tác động tới quyết định đăng ký kinh doanh của các hộ


hiện chưa đăng ký kinh doanh, áp dụng mô hình kinh tế lượng trong đó biến phụ thuộc
nhận giá trị 1 nếu hộ có kế hoạch đăng ký kinh doanh và 0 nếu hộ không có kế hoạch.
Kết quả cho thấy quy mô vốn có ảnh hưởng đáng kể tới quyết định đăng ký kinh doanh.
Cụ thể, các hộ kinh doanh có vốn nhiều sẽ có xu hướng đăng ký kinh doanh nhiều hơn
các hộ có vốn ít. Các hộ kinh doanh không sử dụng vốn vay lại có xu hướng muốn chính
thức hóa nhiều hơn các hộ có vay vốn. Thêm nữa, ảnh hưởng của đất đai lại có quan hệ
nghịch chiều tức là các hộ kinh doanh có diện tích mặt bằng nhỏ lại có xu hướng muốn đăng
ký kinh doanh nhiều hơn các hộ kinh doanh có diện tích mặt bằng cao hơn. Một lý do có thể
giải thích hiện tượng này là việc chính thức hóa sẽ giúp các hộ kinh doanh có thể vay vốn
và thuê/mua đất dễ dàng hơn, giải tỏa được những khó khăn hiện tại về vốn và đất đai của
họ. Các hộ kinh doanh có người điều hành hoạt động kinh doanh có trình độ cao sẽ có xu
hướng muốn đăng ký kinh doanh nhiều hơn những người có bằng cấp thấp hơn. Các hộ
kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ có xu hướng đăng ký kinh doanh nhiều hơn các hộ khác.
Như vậy, tại các địa phương có môi trường thuận lợi để hộ kinh doanh mở rộng mặt bằng

và dễ thuê mướn lao động có chất lượng tốt, các hộ kinh doanh sẽ có xu hướng tiến hành
đăng ký kinh doanh nhiều hơn. Trái lại, các hộ kinh doanh gặp khó khăn trong tiếp cận
đầu ra lại có xu hướng muốn đăng ký kinh doanh nhiều hơn. Nguyên nhân có thể vì tại
các địa bàn gặp khó khăn về thị trường đầu ra thì việc chính thức hóa hoạt động sẽ giúp
các hộ kinh doanh có được tiếng nói tốt hơn, tạo được lòng tin với khách hàng hơn, dễ
dàng hơn trong giao dịch với khách hàng và tìm kiếm thị trường.
MỘT SỐ KẾT LUẬN
1. Dựa trên những thông tin thu thập được từ khảo sát về môi trường kinh doanh tại hai
tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh, đề tài tiến hành phân tích môi trường kinh doanh cho hộ
kinh doanh tại hai tỉnh này thông qua phân tích các đặc điểm cấu thành nên môi trường
kinh doanh như khả năng tiếp cận đất đai, lao động, vốn, thị trường đầu ra, chi phí không
chính thức, cơ sở hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, tính minh bạch thông tin và sự hỗ
trợ của Chính quyền với các hộ kinh doanh. Kết quả cho thấy các hộ kinh doanh hiện nay
còn gặp khá nhiều khó khăn về nguồn lực như khả năng vay vốn hạn chế, diện tích mặt
bằng kinh doanh nhỏ hẹp và chất lượng lao động thấp. Thêm vào đó, biến động giá cả thị
trường và cơ sở hạ tầng hạn chế, nhất là điện và đường giao thông, cũng gây ra nhiều khó


khăn cho các hộ kinh doanh. Mặc dù chi phí không chính thức của các hộ kinh doanh
không đáng kể nhưng những hỗ trợ của Chính quyền với các hộ này cũng không đáng kể
2. Phương pháp chính mà tác giả sử dụng để tính FI là dựa trên phương pháp xây dựng
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) về môi trường kinh doanh cho khu vực kinh tế
tư nhân do VCCI thực hiện hàng năm. Điểm căn bản ở đây chính là sự lựa chọn các yếu
tố cấu thành của môi trường kinh doanh sao cho phù hợp với đối tượng là các hộ kinh
doanh. Từ các nghiên cứu định tính tại địa bàn khảo sát và nghiên cứu định lượng, tác giả
cho rằng nghiên cứu đã lựa chọn được các yếu tố xác đáng nhất cấu thành lên môi trường
kinh doanh của các hộ kinh doanh ở khu vực nông thôn hai tỉnh.
3. Kết quả quan trọng nhất của nghiên cứu này là dựa trên những thông tin thu thập được,
tác giả đã tính được một bộ chỉ số nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của môi trường
kinh doanh cho hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. Một điểm nổi bật trong nghiên cứu là

chỉ số này là có thể tính toán tới cấp huyện. Về cơ bản, kết quả nhận được khá tương
đồng với chỉ số tính được của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của VCCI.
4. Theo kết quả phân tích thì các yếu tố bao gồm tiếp cận thị trường đầu ra và đầu vào
của hộ kinh doanh đóng vai trò quan trọng nhất trong chỉ số năng lực cạnh tranh của hộ.
Đây là các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của hộ kinh doanh,
cũng như là nhân tố chính để tăng khả năng cạnh tranh của hộ. Tiếp đến là các nhân tố về
vốn và đất đai cũng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Tuy
nhiên các yếu tố quy định phát luật và chi phí không chính thức có quyền số rất nhỏ trong
chỉ số cạnh tranh tổng hợp, chứng tỏ sự đóng góp không đáng kể đối với khả năng cạnh
tranh của hộ. Như vậy để tăng cường khả năng cạnh tranh cho hộ kinh doanh, Nhà nước
cần tạo điều kiện tiếp cận thị trường đầu ra cũng như đầu vào, vốn, và đất đai cho hộ.
5. Kết quả phân tích cho thấy Chỉ số Năng lực cạnh tranh hộ kinh doanh của tỉnh (FI) và
huyện biến động từ 5,9 đến 6,6. Vĩnh Phúc có chỉ số bằng 6,18, cao hơn so với Bắc Ninh;
bắc ninh bằng 6,15. Kết quả này khá gần với Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)
năm 2010 của VCCI xây dựng. Cụ thể PCI của Vĩnh Phúc và Bắc Ninh tương ứng là
66,7% và 65,7% (theo thang điểm 100%, còn chỉ số của chúng tôi theo thang điểm 10).
Vĩnh Phúc có chỉ số PCI cao hơn một chút so với Bắc Ninh.
6. Tác giả cũng đã sử dụng phương pháp mô hình hóa để xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh tại địa bàn hai tỉnh


khảo sát. Một mục đích cũng rất quan trọng mà nghiên cứu này đặt ra là lí giải cho việc đăng
ký kinh doanh hay không và chuyển đổi hay không sang hình thức doanh nghiệp của các hộ
kinh doanh cũng được đề tài thực hiện bằng phương pháp mô hình hóa này kết hợp với các
phương pháp phân tích thống kê thông thường. Kết quả cho thấy, các quyết định chuyển đổi
thành doanh nghiệp hay đăng ký kinh doanh của các hộ chịu ảnh hưởng đáng kể bởi các yếu
tố thuộc môi trường kinh doanh như tiếp cận lao động, thị trường đầu ra và đất đai. Trong khi
đó, vai trò của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô tương đối hạn chế.
7. Qua những kết quả trên đây, tác giả cho rằng các kết quả trong nghiên cứu này là có ý
nghĩa và khả quan trong việc đánh giá môi trường kinh của các hộ kinh doanh cho hai

tỉnh trên. Tuy vậy do nghiên cứu được tiến hành trên quy mô hẹp, ở trên địa bàn hai tỉnh
có nhiều đặc điểm kinh tế-xã hội tương tự nhau nên bức tranh về môi trường kinh doanh
của các hộ kinh doanh cá thể chưa có tính đại diện cho quy mô toàn quốc.



×