Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Tiểu luận chính sách đối ngoại nhật bản ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.17 KB, 42 trang )

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Chiến tranh lạnh kết thúc đã tạo ra bước ngoặt địa- chính trị thế giới với những
thay đổi to lớn và phức tap. Trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ thay thế vào đó là trật
tự thế giới mới đang hình thành. Xu thế đối đầu đã nhường chỗ cho xu thế hòa
bình, hợp tác cùng phát triển. Các nước vừa đấu tranh để tồn tại vừa hợp tác với
nhau. Do đó, để có vị trí vững trắc trên trường quốc tế, mỗi quốc gia đều có
phương hướng, chính sách phát triển riêng của mình. Trong cuộc đấu tranh gay gắt
đó, Nhật Bản cũng là một trong nhiều nước điều chỉnh chính sách đối ngoại với
các nước để tìm kiếm vị trí phù hợp với tiềm năng kinh tế của mình.
Nói đến Nhật Bản là nói đến một trong những nền kinh tế hàng đầu trên thế giới
với sự phát triển “thần kì”. Ảnh hưởng kinh tế của Nhật Bản được biết đến không
chỉ trong khu vực mà trên cả phạm vi toàn cầu.
Đông Nam Á không chỉ là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, một thị trường đầy
tiềm năng bởi dân số đông mà đây còn là khu vực án ngữ tuyến đường giao thông
quan trọng trên biển, nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Chính vì vậy có thể
nói rằng, từ rất lâu nơi đây đã trở thành một trong những nơi tập trung sự cạnh
tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn trong đó có Nhật Bản.
Nhật Bản từ lâu đã có mối quan hệ chặt chẽ với các nước trong Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN). Kể từ thập niên 70 của thế kỉ XX, khi Nhật Bản trở
thành siêu cường kinh tế thế giới và ASEAN hiện lên là một nhóm nước đựơc cố
kết bền vừng và có những tiến triển mới về kinh tế thì quan hệ Nhật Bản- ASEAN
được tăng cường cả về chiều rộng và chiều sâu.


Đối với Nhật Bản, ASEAN hiện lên như một khu vực có ý nghĩa chiến lược quan
trọng. Đây là thị trường thu lại lợi nhuận kinh tế và là địa bàn phát huy vai trò
chính trị của Nhật Bản- cái mà Nhật Bản đang muốn đạt đến trong giai đoạn hiện
nay. Vì vậy, trong chiến lược đối ngoại của mình, Nhật Bản đánh giá rất cao vị trí
và vai trò của ASEAN.
Sau chiến tranh lạnh, đặc biệt sau sự cố trong cuộc Chiến tranh Vùng vịnh năm


1991 đã làm thay đổi sự lựa chọn con đường phát triển của Nhật Bản. Nhật Bản
không muốn mình là “chú lùn chính trị” mà muốn sử dụng sức mạnh kinh tế để tìm
kiếm vai trò chính trị trong các vấn đề quốc tế. Do vậy bên cạnh việc chú trọng
phát triển kinh tế Nhật Bản đẩy mạnh thực hiện mục tiêu “cường quốc về chính trị”
trong thế giới ngày càng phát triển đa dạng.
Một trong những địa bàn trọng tâm mà Nhật Bản xác định trong chính sách đối
ngoại của mình sau Chiến tranh lạnh đó là Đông Nam Á mà đặc biệt là ASEAN.
Bằng những đóng góp tích cực của mình trong những năm 1970- 1980 cho hòa
bình, ổn đinh và phát triển cho khu vực này, sau hai thập niên thời kì sau Chiến
tranh lạnh, vai trò, cũng như chính sách đối ngoại của Nhật Bản đã có sự chuyển
biến, thay đổi rõ rệt. Nhật Bản ngày càng khẳng định tiếng nói, vai trò của mình
trong các vấn đề khu vực.
Do Nhật Bản là một trong những cường quốc lớn ở khu vực cũng như trên thế giới
nên sự chuyển biến trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản ảnh hưởng rất lớn đến
các quốc gia trong khu vực nói chung và các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nói
riêng. Đông Nam Á (ASEAN) là một trong những khu vực quan trọng, chiến lược
trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kì sau Chiến tranh lạnh đến nay.
Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với ASEAN nó không chỉ tác động đến
riêng Nhật Bản mà nó còn ảnh hưởng rất lớn chính sách đối ngoại của ASEAN, các


thành viên ASEAN không thể bỏ qua yếu tố này. Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu
vấn đề trên trở thành cấp thiết và cần thiết đặc biệt đối với các quốc gia trong
ASEAN, trong đó có Việt Nam. Nhận thức rõ điều này, tôi đã quyết định chọn đề
tài của tiểu luận là: “Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với ASEAN sau Chiến
tranh lạnh đến nay”.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ trước đến nay đã có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu trong và ngoài nước
về chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
Trong đó có thể kể đến các sách, giáo trình chuyên ngành, chuyên khảo như:

“Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới” của TS Phạm Minh Sơn;
“Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kì sau Chiến tranh lạnh” của tác giả Ngô
Xuân Bình, NXB Khoa học xã hội- Hà Nội- 2001;…
Các bài bình luận, các bài báo nghiên cứu chuyên sâu như: “Tìm hiểu chính sách
đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay” của TS Trần
Anh Phương- Viện nghiên cứu Đông Bắc Á, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản- Đông
Bắc Á, số 1- 2005 (trang 59-68); “Chiến lược đối ngoại của Nhật Bản trong những
thập niên đầu thế kỉ XXI của TS Hồ Châu- Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh- Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản- Đông Bắc Á, số 2- 2005;…..
Ngoài ra còn các Luận án tiến sĩ, Luận án tốt nghiệp, tiểu luận của các giảng viên,
sinh viên của nhiều trường Đại học khác nhau có nhắc đến chính sách đối ngoại
của Nhật Bản, có thể kể đến như: Luận án tiến sĩ “Quan hệ Nhật Bản- ASEAN
(1975- 2000)” của Ngô Hồng Điệp năm 2008; Luận án tiến sĩ “Sự chuyển biến vai
trò chính trị của Nhật Bản ở Đông Nam Á giai đoạn 1991- 2006” của Hoàng Minh
Hằng năm 2012;….


Tuy nhiên, các đề tài, bài nghiên cứu… một là, chỉ nghiên cứu, tìm hiểu chính sách
đối ngoại chung của Nhật Bản trong từng thời kì; hai là, nghiên cứu tìm hiểu một
vấn đề trong chính sách đối ngoại như kinh tế, chính trị…; ba là, có nghiên cứu,
tìm hiểu chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh nhưng lại không
nghiên cứu chính sách đối ngoại đó đối với ASEAN sau Chiến tranh lạnh đến nay.
Với những thiếu xót trên, tôi mạnh dạn lựa chọn tìm hiểu về Chính sách đối ngoại
của Nhật Bản đối với ASEAN thời kì sau Chiến tranh lạnh đến nay, trong phạm vi
kiến thức của một sinh viên. Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài, tôi
muốn đóng góp tài liệu tham khảo hữu ích cho sinh viên cùng học tập, quan tâm
đến vấn đề này. Ngoài ra, tôi hi vọng có thể góp phần thúc đẩy sự hiểu biết của mọi
người về chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với ASEAN trong giai đoạn hiện
nay, từ đó góp phần cho việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt
Nam- Nhật Bản.

Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn nghiên cứu đề tài Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với ASEAN từ
sau Chiến tranh lạnh đến nay, mục tiêu mà tác giả muốn đạt tới là:
Làm rõ các nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với
ASEAN từ sau Chiến tranh lạnh.
Nội dung chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với ASEAN từ sau Chiến tranh
lạnh đến nay.
Quan hệ Nhật Bản- ASEAN trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với
ASEAN từ sau Chiến tranh lạnh.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Về đối tượng nghiên cứu của đề tài là Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với
ASEAN, trong đó Nhật Bản là chủ thể nghiên cứu, ASEAN là nhóm nước đối
tượng.
Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập chung nghiên cứu chính sách đối ngoại của Nhật
Bản đối với các nước ASEAN (10 quốc gia) trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh
đến nay.
Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác- Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về vấn đề quan hệ
quốc tế.
Phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương
pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh…
Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu tiểu luận gồm ba chương chính sau:
Chương 1- Những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau
Chiến tranh lạnh
Những nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh
lạnh

Các yếu tố bên ngoài
Toàn cầu hóa
Khu vực hóa
Tương quan với các nước là đối thủ cạnh tranh với Nhật Bản ở khu vực Đông Á


Yếu tố bên trong
Khủng hoảng suy thoái kinh tế thập niên 1990
Già hóa dân số
Chính trị- xã hội không ổn định
Nội dung chủ yếu chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh
Củng cố quan hệ song phương với Mỹ
Đa phương hóa quan hệ, dành ưu tiên nhiều hơn cho khu vực Đông Á
Tích cực tham gia các chế định toàn cầu, qua đó xác lập vị thế của Nhật Bản trên
trường quốc tế
Chương 2- Chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với ASEAN từ sau Chiến tranh
lạnh đến nay
2.1. Giai đoạn nửa đầu thập niên 1990 (1991- 1995)
2.2. Giai đoạn nửa cuối thập niên 1990 (1996- 2000)
2.3. Giai đoạn đầu thế kỉ 21 (2001- 2006)
2.4. Giai đoạn cuối thập niên đầu thế kỉ 21 (2007- 2014)
Chương 3- Quan hệ Nhật Bản- ASEAN từ sau Chiến tranh lạnh đến nay
3.1. Quan hệ Nhật Bản- ASEAN trong lĩnh vực kinh tế
3.2. Quan hệ Nhật Bản- ASEAN trong lĩnh vực an ninh chính trị
3.3. Quan hệ Nhật Bản- ASEAN trong lĩnh vực văn hóa- xã hội


CHƯƠNG 1- NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI
NGOẠI CỦA NHẬT BẢN ĐỐI SAU CHIẾN TRANH LẠNH
Những nhân tố tác động đến chính chính đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến

tranh lạnh
Yếu tố bên ngoài
Toàn cầu hóa
Sự tan rã của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa cùng với sự kết thúc của Chiến
tranh lạnh đã biến Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sức
mạnh của Mỹ ngày càng suy giảm tương đối, không còn giữ được vị trí chi phối về
mọi mặt như trước nữa. Trong khi đó, các cường quốc khác không còn bị rang
buộc bởi sự đối đầu Đông- Tây bắt đầy vươn lên tạo cho mình một vị thế có lợi
hơn, chia sẻ quyền lực chi phối đời sống kinh tế- chính trị thế giới. Thế giới
chuyển sang một trật tự mới, trật tự đa cực hậu Chiến tranh lạnh. Đây là cơ hội cho
Nhật Bản có thể thoát dần khỏi ảnh hưởng của Mỹ, hoàn thiện sức mạnh chính trị
đang thiễu xót để tìm chỗ đứng trong trật tự thế giới mới.
Cùng với đó, cuộc Chiến tranh Vùng vịnh với thất bại của Nhật Bản càng thôi thúc
Nhật Bản càng phải khẳng định vị thế của mình. Lần đầu tiên trong Sách xanh
Ngoại giao của Nhật Bản cũng đã khẳng định “Nhật Bản có một trách nhiệm và vai
trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo hòa bình và thịnh vượng của thế giới…
Với tầm vóc lớn hơn, vai trò của Nhật Bản không chỉ thể hiện trong lĩnh vực kinh
tế mà còn cả diễn đàn chính trị”.
Bên cạnh đó sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ
cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới cũng


như xu thế toàn cầu hóa khiến các quốc gia và khu vực ngày càng hội nhập và phụ
thuộc lẫn nhau.
Đặc biệt là toàn cầu hóa kinh tế, nền kinh tế thế giới chuyển biến từ GATT sang
WTO đã khiến cho tự do hóa thương mại và đầu tư càng có điều kiện phát triển
mạnh. Các nước Đông Âu đã trở thành thị trường mở cửa cho Mỹ, Tây Âu và Nhật
Bản. Trong xu thế đó, Nhật Bản cũng buộc phải mở rộng cánh cửa cho hàng hóa
Mỹ, Tây Âu xâm nhập thị trường mình. Hợp tác quốc tế ngày càng gia tăng đồng
thời với nó là quá trình cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Muốn cạnh tranh với Mỹ

và Tây Âu, Nhật Bản không còn con đường nào khác là tăng cường các quan hệ
liên kết, hợp tác với các nước ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.

Khu vực hóa
Đồng thời với xu hướng toàn cầu hóa, xu hướng khu vực hóa cũng đang được đẩy
mạnh. Thế giới trong những năm gần đây đã thấy được sự lớn mạnh của các khối
liên kết khu vực như EU, NAFTA, APEC, ASEAN… gần đây là ASEM. Vị trí vai
trò của các tổ chức khu vực này ngày càng ra tăng khiến cho các hoạt động kinh tế
của nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Á ( bao gồm cả Đông
Bắc Á và Đông Nam Á) ngày càng trở nên sôi động. Tình hình này đòi hỏi Nhật
Bản phải điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng mở rộng các mối quan hệ
hợp tác phát triển với các nước cùng khu vực để có thể gia tăng sức cạnh tranh với
Mỹ, Trung Quốc và các nước lớn khác trên thế giới.
Những thay đổi đáng kể ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh lạnh, đặc biệt
việc phát triển ASEAN thành 10 quốc gia thành viên, đã thúc đẩy sự ra đời của khu
vực mậu dịch tự so ASEAN (AFTA) đã và đang biến ASEAN trở thành thị trường
rộng lớn.


Sau chiến tranh lạnh, đặc biệt sự tan rã của Liên Xô và giảm dần cam kết của Mỹ
đã tạo ra khoảng trống quyền lực mà Nhật Bản có thể thế chân vào.
Sau Hiệp định Pari năm 1991, các nước ASEAN và Đông Dương đều có sự chuyển
hướng chính sách đối ngoại, có quan hệ chặt chẽ với nhau hơn. Thái độ tích cực đó
và sự mở rộng ASEN từ 5 lên 10 thành viên đang mở ra khả năng thống nhất khu
vực. Đây là cơ hội để Nhật Bản nâng cao vai trò của mình ở khu vực này thông qua
những đóng góp tích cực cho sự phát triển của tổ chức ASEAN.
Sự hình thành các thể chế đa phương khu vực và đặc biệt là xu hướng tăng cường
hợp tác Đông Á cũng là môt nhân tố tác động đến chính sách đối ngoại của Nhật
Bản đối với ASEAN. Cơ chế hợp tác đa phương do ASEAN đóng vai trò trung tâm
như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm 1994, Diễn đàn hợp tác Á- Âu (ASEM)

năm 1996 cùng với đó cuối thập niên 1990, xu hướng hợp tác Đông Á ngày càng
gia tăng mạnh mẽ với sự phát triển của ASEAN +3 và tiếp đó là Hội nghị thượng
đỉnh Đông Á (EAS) đã thúc đẩy Nhật Bản thay đổi chính sách đối ngoại ở khu vực
này.
Ngoài ra trước những vấn đề bất ổn có thể xẩy ra ở Đông Nam Á như sắc tộc, tranh
chấp lãnh thổ, môi trường, chạy đua vũ trang, vấn đề chủ quyền ở Biển Đông giữa
các nước trong khu vực với Trung Quốc, Nhật Bản đang góp phần giải quyết các
công việc của ASEAN qua một nước phát triển để nâng cao ảnh hưởng và uy tín
của mình.
Bên cạnh đó ASEAN còn là khu vực cung cấp thị trường và tài nguyên thiên nhiên
cho sự phát triển của Nhật Bản trong tình trạng tài nguyên ngày càng khan hiếm.
Như vậy, trước diễn biến phức tạp và những vấn đề đang đạt ra trong khu vực,
Nhật Bản năm bắt được những cơ hội của mình để điều chỉnh chính sách đối ngoại
phù hợp với xu thế khu vực.


Tương quan với các nước lớn là đối thủ cạnh tranh với Nhật Bản ở khu vực Đông
Á
Từ nhiều năm qua Mỹ vừa là đồng minh chặt chẽ nhưng vừa là đối thủ cạnh tranh
lớn nhất của Nhật Bản về nhiều lĩnh vực. Trong ý thức chủ quan của Mỹ mặc dù
vẫn coi trọng quan hệ với Nhật Bản và coi đó là đồng minh số 1 ở châu Á song
Mỹ lại không muốn Nhật Bản quá mạnh đến mức lấn át vị thế của Mỹ ở châu Á, từ
đó càng tạo cho Nhật Bản ý thức vươn lên tới một vị thế càng lớn hơn càng tốt cả
về kinh tế và chính trị ở châu Á.
Trong khi đó ở Đông Á từ sau Chiến tranh lạnh đến nay đã càng nổi bật một nước
Trung Quốc khổng lồ có vị thế ngày càng lớn hơn về cả kinh tế, chính trị và quân
sự, khoa học công nghệ.
Trung quốc đã lần lượt vượt qua các nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới như
Pháp, Đức và đặc biệt năm 2010 Trung Quốc đã vượt Nhật Bản vươn lên vị trí thứ
2 trên thế giới chỉ đứng sau Mỹ.

Không chỉ kinh tế, Trung Quốc còn thể hiện sự lớn mạnh về chính trị và quân sự.
Sức mạnh tổng hợp này khiến các nước và khu vực phải e ngại Trung Quốc.
Cùng với sự trỗi dậy của mình Trung Quốc bắt đầu hướng sự chú ý vào việc thúc
đẩy mối quan hệ với ASEAN. Trung Quốc lần lượt khôi phục quan hệ ngoại giao
với Indonesia (1990), bình thường hóa quan hệ với Việt Nam (1991), cùng nhiều
chuyến thăm của Trung Quốc sang các nước thành viên ASEAN. Trung Quốc tham
gia tích cực vào các chương trình tổ chức của ASEAN như Trung Quốc tham gia
và trở thành một trong những thành viên sáng lập Diễn đàn khu vực ASEAN
(ARF), cùng thảo luận với các nước ASEAN về các vấn đề kinh tế, chính trị, an


ninh có cùng quan tâm. Năm 1996 Trung Quốc trở thành đối tác đối thoại đầy đủ
của ASEAN, mở ra một giai đonạ mới trong sự hợp tác giữa Trung Quốc và khu
vực.
Quan hệ Trung Quốc với ASEAN ngày càng được gắn chặt, Trung Quốc đã kí một
số Hiệp định quan trọng như: thành lập khu vực mậu dịch tự do giữa ASEANTrung Quốc lần thứ 6 (11/2002)… đặc biệt tháng 10/2003 tại Hội nghị thượng đỉnh
ASEAN- Trung Quốc lần thứ 7, Bắc inh đã kí “Hiệp ước thân thiện và hợp tác” và
hai bên cũng kí “Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và
thịnh vượng”.
Với một loạt các hoạt động trên của Trung Quốc đang tranh giành ảnh hưởng với
các nước đối với ASEAN trong đó có Nhật Bản. Điều này thúc đẩy Nhật Bản càng
phải tăng cường quan hệ với ASEAN, quan tâm nhiều hơn đến tổ chức này để
không để Trung Quốc cạnh tranh và ảnh hưởng đến lợi ích của Nhật Bản.
Tình hình đó đòi hỏi Nhật Bản phải có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại theo
hướng vẫn tranh thủ được sự liên minh của Mỹ, sự hợp tác phát triển của Trung
Quốc nhưng lại không bị giảm sút và cố gắng ngày càng cao hơn vị thế kinh tế và
chính trị của mình trong khu vực.
Yếu tố bên trong
Khủng hoảng suy thoái kinh tế kéo dài suốt thập niên 1990
Sự xẹp xuống của nền “kinh tế bong bóng” đầu năm 1990 đã tạo ra sức ép nghiêm

trọng lên các tổ chức tài chính Nhật Bản và làm giảm động lực chi tiêu của người
tiêu dùng cũng như giảm đầu tư kinh doanh. Rất nhiều ngân hàng Nhật Bản phải
đối mặt với gánh nặng nợ nần. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Tokyo suy
thoái nhanh chóng về giá trị cổ phiếu.


Nền kinh tế Nhật Bản đang phải gánh chịu tình trạng sản xuất dư thừa. Trong suốt
những năm bùng nổ kinh tế của thập kỷ 1980, Nhật Bản đã đầu tư mạnh vào các
nhà máy và trang thiết bị mới. Ngày nay đứng trước tình trạng suy thoái kinh tế
toàn cầu, các công ty Nhật Bản gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra
cho khối lượng lớn các mặt hàng do họ sản xuất. Vì vậy, các công ty Nhật Bản
đang phải tiến hành thu hẹp quy mô sản xuất, giảm nguồn nhân lực và đương nhiên
họ phải đối mặt với các tổn thất tài chính đáng kể. Việc tuyển dụng lao động không
ổn định không những làm suy giảm lòng tin của người tiêu dùng mà còn làm sâu
sắc thêm quá trình suy thoái kinh tế nói chung.
Nhật Bản phải đối đầu với một môi trường kinh doanh giao dịch bất lợi. Sự tăng
giá của đồng Yên đã làm giảm giá cạnh tranh của hàng hoá Nhật Bản trong mối
tương quan với các hàng hoá được sản xuất bởi các hãng nước ngoài. Tính theo sức
mua (PPP), giá trị đồng Yên quá cao so với giá trị thực tế. Theo tính toán của Cơ
quan Hoạch định Kinh tế Nhật Bản, định giá theo sức mua của đồng Yên là 115¥
trên một đô la đối với hàng hoá giao dịch và 155¥ trên một đô la đối với hàng tiêu
dùng. Sự tăng giá quá cao này của đồng Yên được phản ánh trong của tài khoản
thặng dư khổng lồ. Năm 1992, số dư tài khoản hiện có bằng đồng đôla Mỹ đã đạt
kỉ lục là 130 tỉ đôla. Khoản thặng dư này phản ánh tỉ lệ tiết kiệm rất cao của quốc
gia, tuy nhiên lại không cần thiết cho việc tạo nên một đồng Yên có giá quá cao
như vậy. Nếu Nhật Bản có thể nhanh chóng xoay vòng khoản thặng dư nước ngoài
bằng đồng đôla đã thu được thông qua giao dịch quốc tế thì áp lực lên đồng Yên sẽ
không lớn. Không may là ngành tài chính Nhật Bản đã siết chặt chu trình xoay
vòng này. Hơn thế, cùng với sự suy giảm lợi nhuận và không ngừng tăng các chi
phí tái cơ cấu, các tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản có thiên hướng nghiêng về

việc chuyển đổi giá trị thu nhập từ đồng đôla sang đồng Yên. Động thái này lại tiếp
tục kích thích sự tăng giá của đồng Yên.


Sự phục hồi kinh tế yếu ớt của nền kinh tế Mỹ và Tây Âu cũng đã khiến Nhật Bản
khó khăn hơn trong việc “chuyển” tình hình suy thoái nội bộ của mình ra bên ngoài
nền kinh tế như đã từng thực hiện trong quá khứ. Nguy cơ của các căng thẳng kinh
tế ngày càng trầm trọng đã cướp đi khả năng thâm nhập của Nhật Bản vào các thị
trường Mỹ và Châu Âu. Thực tế là các áp lực chính trị ở Mỹ đang tăng lên, buộc
Nhật Bản phải giảm thặng dư thương mại song phương cũng như tự do hoá thị
trường nội địa. Nhật Bản tỏ ra bất lực trong việc theo đuổi chiến lược hồi phục
kinh tế theo hướng xuất khẩu và khả năng cạnh tranh trong kinh tế quốc tế cũng
đang trở nên kém hơn trước các quốc gia công nghiệp phát triển.
Như vậy, trong suốt thập kỷ 1990, Nhật Bản phải đối mặt với các thử thách vô
cùng ghê gớm khi phải nhập khẩu thêm hàng hoá nước ngoài trong khi các ngành
sản xuất kinh doanh trong nước đang phải vật lộn để điều chỉnh lại cơ cấu.

Già hóa dân số
Được biết đến với một đất nước phát triển về kinh tế, nhưng Nhật Bản đang đứng
trước thách thức đó là già hóa dân số.
Nhật Bản có tỷ suất gia tăng tự nhiên thấp và có xu hướng giảm dần. Nhật Bản
đang đối mặt về sức ép dân số trong khi dân số đang bị già hóa đi, một bộ phận sắp
nghỉ hưu nhưng số lượng người thay thế lại giảm. Tuy là nước có tuổi thọ trung
bình cao nhất thế giới nhưng tỷ lệ sinh tại Nhật lại ở mức rất thấp.
Dân số Nhật Bản là có xu hướng già hóa, tỷ lệ người già trong dân cư ngày càng
tăng, tỷ lệ dân cư từ 65 tuổi trở lên năm 1995 là 15,7% trong khi đó tỷ lệ dân cư
trong độ tuổi từ 15 đến 65 tuổi năm 1995 tỷ lệ này là 69%. Chính phủ Nhật Bản
cho rằng tỷ lệ người cao tuổi này sẽ lên đến 40% trước năm 2050.



Chính về vấn đề già hóa dân số này, Nhật Bản phải tìm kiếm nguồn lao động dồi
dào, giá rẻ từ các nước đang phát triển, đặc biệt là ASEAN.

Chính trị- xã hội không ổn định
Sau 38 năm cầm quyền liên tục từ năm 1955, LDP đã lần đầu tiên bị thất bại trong
cuộc bầu cử Quốc hội tháng 7-1993, mất quyền lập chính phủ. Các đảng phái thì
chưa đảng nào đủ mạnh để đứng rat hay thế LDP. Trong bối cảnh đó, Nội các Nhật
Bản được thành lập trên cơ sở liên minh giữa nhiều đảng phái. Mỗi đảng lại có lợi
ích riêng, do vậy chính phủ liên hiệp dễ tan vỡ một khi lợi ích đó không được đáp
ứng (chỉ trong năm 1994, Nhật Bản đã 3 lần thay đổi Thủ tướng và Nội các) sự bất
ổn định trên chính trường Nhật Bản tất yếu làm giảm sút uy tín của quốc gia này
trên trường quốc tế.
Những biến đổi tình hình thế giới và khu vực cũng như trong Nội các Nhật Bản đã
tạo ra một bối cảnh phức tạp chứa đựng trong đó những cơ hội và thách thức, buộc
Nhật Bản phải điều chỉnh chính sách đối ngoại quốc gia, từ bỏ một số chính sách
đối ngoại “phiến diện” để chuyển sang chính sách đối ngoại “đa phương”.
Năm 1991, sau Chiến tranh vùng vịnh, Nhật bản đã xem xét lại chính sách đối
ngoại của mình. Sau đó, do tình hình kinh tế trì trệ kéo dài, dư luận trong nước bắt
đầu nghi ngờ, phê phán chính sách đối ngoại của Nhật Bản là thiếu tính chính sách,
không mang lại hiệu quả thực tế, đồng thời lên tiếng yêu cầu chính phủ phải cải
cách triệt để cơ quan ngoại giao.
Tháng 4-2001, ngay sau khi lên nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản, ông Koizumi đã
tuyên bố cải cách công tác đối ngoại. Tháng 9 năm đó, Tổ nghiên cứu quan hệ đối
ngoại được thành lập nhằm giúp đỡ Thủ tướn thực hiện cải cách. Nhật Bản bước


vào thời kì điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường tính độc lập,
chủ động và tích cực hơn nhằm vươn lên thành cường quốc chính trị tương xứng
với sức mạnh kinh tế, phát huy vai trò và ảnh hưởng trên thế giới và khu vực Châu
Á – Thái Bình Dương.

Nội dung chủ yếu chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh
Củng cố quan hệ song phương với Mỹ
Quan hệ Nhật- Mỹ đã có bề dày lịch sử và được xây dựng trên cơ sở của sự đồng
thuận về tư tưởng chính trị giữa hai nước cùng kí Hiệp ước An ninh Mỹ- Nhật
1960 và vẫn còn hiệu lực đến ngày nay. Liên minh với Mỹ được coi là “hòn đá
tảng” trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản mấy chục năm qua.
Theo đánh giá của cả Mỹ và Nhật Bản, tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh vẫn
tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột, sư hiện diện của Mỹ về quân sự ở khu vực Đông
Á là cần thiết để duy trì an ninh và ổn định ở khu vực này.
Tuy nhiên, Nhật Bản ngày càng tỏ ra độc lập hơn và chủ động hơn trong quan hệ
quốc tế, sự lệ thuộc vào Mỹ đã giảm xuống. Để thích ứng với tình hình mới và
củng cố liên minh với Mỹ, hướng đến điều chỉnh cụ thể chính sách đối ngoại Nhật
Bản là:
Thứ nhất, xem xét lại Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản. Quốc hội Nhật Bản và LDP đã
thành lập các tiểu ban nghiên cứu, sửa đổi Hiến pháp từ giữa những năm 1990.
Thứ hai, đổi tên Cục phòng vệ Nhật Bản (JDA) thành Bộ quốc phòng và nâng cấp
thành bộ có vị trí then chốt trong Nội các Nhật Bản. Vấn đề này được đưa ra thảo
luận từ năm 2001 nhằm tạo thuận lợi cho quan hệ an ninh Mỹ- Nhật.


Thứ ba, triển khai Hiệp định phát triển tên lửa đạn đạo với Mỹ. Hiệp định này,
Nhật Bản chịu trách nhiệm nghiên cứu và triển khai các loại tên lửa phòng thủ trên
biển và hệ thống phòng không chống tên lửa đạn đạo.
Thứ tư, điều chỉnh và cơ cấu lại lực lượng quân sự Mỹ đồn chú tại Nhật Bản theo
hướng tinh giảm và trang bị vũ khí và các phương tiện hiện đại. Cố gắng giảm
thiểu sự ảnh hưởng do hoạt động quân sự gấy ra cho khu vực dân cư quanh căn cứ
quân sự Mỹ
Thứ năm, củng cố và xúc tiến kí kết các hiệp định tự do mậu dịch song phương với
các quốc ngoài khu vực Đông Á. Hiệp định mậu dịch tự do Nhật Bản- Mỹ đang
được thảo luận và hướng tới sự thống nhất lợi ích thương mại và đầu tư của cả hai

phía trong tương lai. Đồng thời, Hiệp định này cũng là cơ sở để Nhật Bản và Mỹ
gia tăng và mở rộng ảnh hưởng trong các định chế liên kết ở khu vực châu Á.
Đa phương hóa quan hệ, dành ưu tiên nhiều hơn cho khu vực Đông Á
Mặc dù vẫn lấy quan hệ Nhật- Mỹ làm nền tảng chính sách đối ngoại, song gần
đây Nhật Bản tăng cường chính sách “trở lại châu Á”, phát huy vai trò người đại
diện cho châu Á trong G7, lấy châu Á làm bàn đạp để từng bước đưa Nhật Bản trở
thành cường quốc chính trị.
Coi trọng hơn nữa vai trò của các nước ASEAN
Điều nàu có thể thấy Bộ Tài chính, Bộ ngoại giao, Bộ Kinh tế và Thương mai Nhật
Bản (METI) lập ra cơ qua chuyên trách để quản lí và hỗ trợ tiến trình hợp tác với
các nước ASEAN. Sách trắng của METI năm 2001 chỉ ra rằng: Hệ thống các cơ
quan chuyên trách này thể hiện sự quan tâm của Nhật Bản tới các nước trong khu
vực này và chắc chăn chúng sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác toàn diện Nhật BảnASEAN trong tương lai.


Duy trì đối thoại và xây dựng lòng tin giữa Nhật Bản với các đối tác thông qua
hoạt động của Diễn đàn ASEAN +3. Nhật Bản sẽ chủ động thúc đẩy các đối tác
trong Diễn đàn này mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn bộ các vấn đề quan tâm,
đồng thời hướng hoạt động của Diễn đàn này tạo nền tảng cho các quan hệ đa
phương trong Diễn đàn hợp tác châu Á- Thái Bình Dương (APEC).
Xúc tiến xây dựng Quỹ tiền tệ châu Á (AMF). Quỹ này thực thi các chức năng tín
dụng theo mô hình IMF thu nhỏ.
Duy trì chính sách hợp tác thân thiện với Trung Quốc thông qua việc tăng các cuộc
viếng thăm lẫn nhau của các đoàn cấp cao; mở rộng hình thức hợp tác kinh tế,
khuyến khích các nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư vào Trung Quốc; giải quyết các xung
đột mậu dịch trên cơ sở tôn trọng lợi ích hai bên.
Phối hợp giải quyết theo phương pháp hòa bình các vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên
biển với các quốc gia láng giềng. với Trung Quốc, Đài Loan về đảo Diayo và
Senkusu với Hàn Quốc về đảo Tokdo với Nga quần đảo Bắc Nhật Bản; phối hợp
với Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc trong việc giải quyết hòa bình căng thẳng hạt nhân

của Bắc Triều Tiên.
Tích cực tham gia các định chế toàn cầu, qua đó xác lập vị thế của Nhật Bản trên
trường quốc tế
Chính giới Nhật Bản đang tập chung nỗ lực để xác lập vị thế quốc tế tương xứng
với tiềm lực kinh tế sau Chiến tranh lạnh với những khía cạnh sau:
Hoàn thành tốt nhất nghĩa vụ thành viên của các định chế quốc tế, nhất là ở phương
tiện đóng góp các nguồn lực theo các nguyên tắc đã cam kết với Liên hợp quốc,
với IMF, WB, ADB và với các tổ chức khác mà Nhật Bản là thành viên.


Một trong những điểm nổi bật trong quá trình tham gia các hoạt động quốc tế của
Nhật Bản thời gian gần đây là việc từng bước nâng cao vai trò vị trí của Nhật Bản
trong tổ chức Liên hợp quốc. Bên cạnh việc đóng góp ngân sách lớn cho Liên hợp
quốc, Nhật Bản còn đang ráo riết vận động tiến hành cải tổ cơ chế tổ chức Liên
hợp quốc theo hướng mở rộng các nhóm nước thường trực trong Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc cho Nhật Bản cơ hội trở thành một ủy viên thường trực.
Chủ động và độc lập với Mỹ trong việc giải quyết vấn đề mội trường sinh thái, đặc
biệt là việc thực hiện cam kết trong Nghị định Kyoto về giảm thiểu hiệu ứng nhà
kính.
Điều chỉnh chính sách tài trợ phát triển ODA trên cơ sở thay đổi một số nguyên tắc
và mục tiêu tài trợ ODA theo hướng ưu tiên cho các nước nghèo hơn, với một khối
lượng ODA lớn hơn, toàn cầu hóa tài trợ ODA, ưu tiên cho Đông Á…

CHƯƠNG 2- CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI ASEAN
SAU CHIẾN TRANH LẠNH ĐẾN NAY
Đối với khu vực Nhật Bản là nươc châu Á duy nhất có mặt trong nhóm G7, cho
nên Nhật Bản đang ngày được các nước ASEAN chờ đợi để thể hiện vai trò quốc
tế rõ rệt. Trong xu thế phát triển kinh tế trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc
gia trên thế giới và khu vực, Nhật Bản có cơ hội lớn để thể vai trò cường quốc
chính trị của mình. Trước hết, Nhật Bản có thể đóng vai trò cầu nối giữa phương

Đông và phướng Tây, giữa các nước nghèo với các nước giàu. Bởi Nhật Bản là
“nước công nghiệp lớn không có nền tảng từ văn hóa phương Tây.
Bước đi đầu tiên mà nhà cầm quyền Nhật Bản lựa chọn là từng bước điều chỉnh
chính sách đối ngoai phù hợp với mục tiêu “nỗ lực thực thi một chính sách an ninh


tự chủ về chính trị đối nội và chính trị đối ngoại thì khi có điều kiện thời cơ, Nhật
Bản sẽ phát huy tiềm lực kinh tế, kĩ thuật, quân sự đã có sẵn tham gia các hoạt
động bảo vệ an ninh chính trị và hòa bình của thế giới mà trước hết là khu vực
châu Á- Thái Bình Dương. Tiếp theo, dựa vào thực lực kinh tế sẵn có, Nhật Bản
vươn tới việc xây dựng một vị thế vững mạnh, toàn diện hơn trên trường quốc tế.
tuy nhiên, Nhât Bản gặp khó khăn trong việc đương đầu với những rang buộc tại
điều 9 của Hiến pháo hòa bình 1946 và sự phụ thuộc vào cái ô bảo vệ an ninh của
Mỹ.
Để thực hiện điều chỉnh như mong muốn, Nhật Bản đã thực hiện chiến lược “lấn
dần từng bước”. trong đó nổi lên ba vấn đề có tính chất đột phá sau đây:
Thứ nhất, Nhật Bản từ bỏ chính sách hạn chế chi phí quốc phòng ở mức 1% GDP,
bắt đầu từ năm 1987 ba năm liền Nhật Bản chi phí quốc phòng vượt quá mức 1%
tổng thu nhập quốc dân, từ năm 1991 đến năm 1995 tổng kim ngạch chi phí quốc
phòng khoảng 172 tỉ USD. Sự gia tăng nhanh chóng ngân sách quân sự của Nhật
Bản đã đưa đến sự lo lắng cho các nước trong khu vực và tương lai không xa Nhật
Bản sẽ trở thành một thế lực quân sự lớn mạnh trong khu vực.
Thứ hai, Nhật Bản ngày càng khẳng định vai trò độc lập hơn của mình đối với Mỹ
trong các vấn đề đối ngoại đối với khu vực. Điều này có thể nhận thấy qua việc
Nhật Bản từ chối lời đề nghị của Mỹ gửi quân đội tham gia cuộc chiến tranh vùng
Vịnh do Mỹ cầm đầu, thay vào đó chỉ gửi kinh phí cho cuộc chiến tranh này. Tuy
nhiên, Nhật Bản lại rất tích cực trong việc giải quyết vấn đề Capuchia.
Thứ ba, Nhật Bản tìm kiếm vai trò lớn hơn trong quan hệ với Mỹ thông qua việc
tái xác định lại liên minh chiến lược Mỹ- Nhật. Ngày 17/4/1996, trong chuyến
viếng thăm Nhật Bản của Tống thống Bill Clinton, Nhật Bản và Mỹ đã kí Tuyên bố

chung về đảm bảo an ninh Liên minh trong thế kỉ XXI. Trong đó, “Tuyên bố khẳng


định quan hệ Mỹ- Nhật là trụ cột trong chính sách an ninh của mỗi bên ở khu vực
châu Á- Thái Bình Dương nhằm đạt được những mục tiêu an ninh chung do đưa
quan hệ song phương này bước vào giai đoạn mới”[54]. Trong nội dung Hiệp ước
điều chỉnh sau Chiến tranh lạnh Mỹ đã thừa nhận Nhật Bản ở tư thế bình đẳng hơn,
cùng với Mỹ có “trách nhiệm lãnh đạo thế giới”, khẳng định hai nước “tiếp tục
tham khảo ý kiến một cách chặt chẽ chính sách phòng thủ và vị thế quân sự” cũng
như cần phải hợp tác chặt chẽ hơn trong các vấn đề chung toàn cầu. Đây chính là
cơ sở để cho Quốc hội Nhật Bản thông qua đạo luật quy định về vai trò của Nhật
Bản trong việc đối phó với những tình huống ở vùng xung quanh mà Nhật Bản cho
rằng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của họ.
Có thể nói, Học thuyết Fukuda năm 1977 đã cho thấy một phép thử thành công của
Nhật Bản trong bước đầu xác lập một vai trò chính trị ở Đông Nam Á nhờ sự điều
chỉnh sang một chính sách đối ngoại tích cực hơn đối với khu vực này. Xuất phát
từ thực tiễn đó, kể từ khi sai Chiến tranh lạnh kết thức, với mục tiêu nâng cao vai
trog chính trị cho tương xứng với sức mạnh kinh tế trong khu vực, chính phủ Nhật
Bản thực hiện tiếp tục điều chỉnh chính sách đối ngoại đối với Đông Nam Á trên
cơ sở kế thừa và phát triển những ý tưởng của Học thuyết Fukada. Nhìn chung,
chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ 1991- 2006 chia làm 3 giai đoạn chính: Giai
đoạn nửa đầu thập niên 1990 (1991-1995); giai đoạn nửa cuối thập niên 1990
(1996- 2000); giai đoạn đầu thế kỉ 21 (2001- 2006)
2.1. Giai đoạn nửa đầu thập niên 1990 (1991- 1995)
Đối với khu vực Đông Nam Á, chính sách đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh
lạnh lần đầu tiên được thể hiện trong bài phát biểu của Thủ tướng Miyazawa nhân
chuyến viếng thăm chính thức các nước ASEAN vào tháng 1/1993 với nội dung cơ
bản sau:



“Thứ nhất, trên cơ sở về tầm nhìn lâu dài về an ninh Đông Nam Á, Nhật Bản chủ
trương cùng các nước khu vực tập trung hợp tác ổn định tình hình khu vực, thiết
lập trật tự an ninh và bảo về hòa bình ở khu vực;
Thứ hai, Nhật Bản kêu gọi hợp tác, phối hợp chặt chẽ với ASEAN để tái thiết lập
Đông Dương, xác lập diễn đàn phát triển toàn diện Đông Dương”
Với nội dung trên Nhật Bản một mặt muốn tiếp tục phát huy các mối quan hệ đã có
từ trước với các thành viên ASEAN, đồng thời Nhật Bản mong muốn tiếp tực đóng
vai trò “cầu nối” giữa ASEAN với Đông Dương. Những điều chỉnh chính sách đối
ngoại của Nhật Bản với Đông Nam Á đã nhận được sự đồng thuận tích cực từ các
nước ASEAN và đã mang lại lợi ích thiết thực cho hai bên. Nhưng điều mà Nhật
Bản mong muốn hơn cả lại chính là ảnh hưởng cũng như vị thế đối ngoại của họ
ngày càng được nâng cao một cách toàn diện ở khu vực.
Sau chuyến thăm của Thủ tướng Miyazawa không lâu, tháng 8/1994 người kế
nhiệm là Thủ tướng Tomiichi Murayama đã đi thăm bốn nước là Việt Nam,
Philipines, Malaysia và Singapore. Tại Singapore lần đầu tiên ông đã đặt vòng hoa
tại đàu tưởng niệm những nạn nhân dưới thời chiếm đóng của quân đội Nhật Bản.
Ngoài ra, tại Manila, ông còn đề xuấ một kế hoạch xây dựng chương trình nâng
cao địa vị phụ nữ ở châu Á để bày tỏ sự xin lỗi đối với những người phụ nữ châu Á
đã từng bị ép làm công cụ mua vui cho quân đội Nhật trong Chiến tranh thế giới
thứ hai. Đặc biệt, trong chuyến đi này ông còn tuyên bố thành lập ngân quỹ giúp
các nước từng là nạn nhân của Nhật Bản trước đây.
Có thể nói, những lời xin lỗi chân thành của chính phủ Nhật Bản đã được các nước
trong khu vực đánh giá rất cao, giúp Nhật ngày càng tạo được hình ảnh tốt đẹp
trong tâm trí các quốc gia Đông Nam Á về một nước Nhật yêu chuộng hòa bình và
luôn đóng góp cho sự phát triển ổn định của khu vực.


2.2. Giai đoạn nửa cuối thập niên 1990 (1996- 2000)
Sau gần một thập niên tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới của tình hình thế
giới sau Chiến tranh lạnh, ASEAN không ngừng nâng cao trên trường quốc tế,gặt

hái được những thành công lớn cả về kinh tế và chính trị. Nhằm chủ động chạy đua
ảnh hướng kinh tế và chính trị tại Đông Nam Á với các cường quốc khác, tháng
1/1997, Thủ tướng Nhật Bản Ruytaro Hashimoto đã tiến hành chuyến công du 5
nước thành viên ASEAN là Brunei, Malaysia, Indonesia, Singapore, Việt Nam với
mục đích nên rõ “góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị các dân tộc
vượt lên trên sự khác biệt về lịch sử, tôn giáo, chủng tộc Đông Nam Á về trên toàn
khu vực châu Á- Thái Bình Dương, kế thừa chính sách ngoại giao toàn diện trước
đây của Nhật Bản, phát triển hơn nữa với các nước trong khu vực Đông Nam Á
theo quan điểm học thuyết Fukuda”[55].
Để thực hiện mục tiêu đó, trong bài diễn văn đọc ở Singapore ngày 14/1/1997, Thủ
tướng Hashimoto điều chỉnh them một bước chính sách đối ngoại của Nhật Bản
đối với ASEAN với những đường nét mới. Cụ thể ông nhấn mạnh đến ba mục tiêu
quan trọng sau:
Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư phát triển.
Xúc tiến tăng cường hơn nữa các quan hệ hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực an
ninh, chính trị, văn hóa.
Thể hiện rõ nét một chính sách đối ngoại toàn diện của Nhật Bản trong tình hình
mới đối với ASEAN.
Tuyên bố này cho thấy, Nhật Bản lại một lần nữa công khai bày tỏ tham vọng nâng
cao vị trí chính trị của mình trong khu vực thông qua tăng cường đối thoại với
ASEAN. Nhật Bản công nhận ASEAN như một cực quan trọng về chinh trị ở khu


vực châu Á- Thái Bình Dương. Đồng thời thông qua chính sách đối ngoại toàn
diện với các nước ASEAN, Nhật Bản không chỉ muốn thu được lợi ích kinh tế mà
hơn nữa là nâng cao vị thế độc lập, tự chủ về an ninh, chính trị, ngoại giao cho
tương xứng sức mạnh kinh tế.
Nhằm hỗ trợ cho vai trò lớn hơn trong khu vực, củng cố niềm tin ở các nước
ASEAN, nên dù phải đối mặt với sự suy thoái của nền kinh tế trong nước nhưng
Nhật Bản vẫn tích cực đóng góp vào việc trợ giúp các nền kinh tế Đông Nam Á

khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ châu Á năm 1997. Vấn đề này được
thể hiện trong bài phát biểu của Thủ tướng K.Obuchi tại Hà Nội vào tháng 12/1998
với nội dung tăng cường quan hệ toàn diện hơn nữa với ASEAN:
“1. Tăng cường đối thoại và hợp tác trong thế kỉ XXI, Nhật Bản sẽ tài trợ và có vai
trò quan trọng trong các đối thoại cao cấp được tổ chức thường xuyên;
Hợp tác để giải quyết cuộc khủng hoảng châu Á. Trước hết, Nhật Bản sẽ nhanh
chóng phục hồi kinh tế của mình và hợp tác cùng với các quốc gia châu Á phục hồi
kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, nhân lực, tài chính và công
ngiệp chế biến;
Hợp tác để giải quyết các vấn đề an ninh con người;
Thúc đẩy đối thoại và giao lưu văn hóa”[56]
So với học thuyết Hashimoto, học thuyết này không chỉ nhấn mạnh đến khía cạnh
kinh tế mà còn đề cập khía cạnh văn hóa- xã hội, an ninh con người. Nó thể hiện
Nhật Bản quyết tâm đóng một vai trò tích cực hơn trong khu vực không chỉ bằng
con đường hợp tác kinh tế mà còn bao gồm các hoạt động đa dạng hơn.
Như vậy, trước những đòi hỏi trong nội tạng của nước Nhật, từ các nước ASEAN
và sự thay đổi tình hình quốc tế và khu vực, Nhật Bản phải liên tục điều chỉnh


chính sách đối ngoại trên hai khía cạnh quan trọng: “thứ nhất, Nhật Bản đã nâng
quy chế quan hệ Nhật Bản- châu Á, xác định cả quan hệ Nhật Bản- châu Á lẫn
quan hệ Nhật-Mỹ đều là hoàn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản.
Thứ hai, Nhật Bản tăng cường hợp tác kinh tế với các nước châu Á, coi Đông Nam
Á là căn cứ, giúp đỡ nền kinh tế của “bốn con rồng nhỏ” và các nước ASEAN, tổ
chức khu vực ảnh hưởng Đông Á và khu vực ảnh hưởng đồng yên với Nhật Bản
làm nòng cốt đề giành vị trí ngang hàng với châu Âu và Mỹ”[57].
Có thể thấy quan hệ Nhật Bản- ASEAN đang phát triển một cách toàn diện từ kinh
tế, an ninh, chính trị, văn hóa, xã hội cải thiện môi trường sống, đào tạo nguồn
nhân lực.. trong đó hai lĩnh vực chú trọng nhất là kinh tế và chính trị.
2.3. Giai đoạn đầu thế kỉ 21 (2001-2006)

Bước sang thập niên thứ hia sau Chiến tranh lạnh, trước những thay đổi trong nước
cũng như ngoài nước, Nhật Bản tiếp tục điều chỉnh chính sách đối ngoại với
ASEAN để tìm kiếm vai trò chính trị xứng đang trong khu vực.
Thủ tướng Junichiro Koizumi trong chuyến công du đến 5 nước ASEAN
(philipines, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Singapore) đầu năm 2002 đã giải
thích chiến lược của Nhật Bản về việc sử dụng tối đa khuôn khổ hợp tác ASEAN
+3(APT). Ông đã đề nghị thiết lập sự hợp tác khu vực cụ thể như là phương tiện để
tạo ra một “cộng đồng cùng hành động và cùng phát triển”, đồng thời cũng nhấn
mạnh rằng việc thúc đẩy hợp tác khu vực mở ra một cách rõ ràng đối với các nước
bên ngoài khu vực sẽ đóng góp cho hòa bình và thịnh vượng cuat khu vực[204].
Ở Singapore, ngoài việc tiếp tục khẳng định chính sách đề cao quan hệ với ASEAN
vốn đã được thực hiện từ 1977, Thủ tướng Koizumi vốn đã đề xuất một sáng kiến
về sự hợp tác trong tương lai giữa Nhật Bản và ASEAN bao gồm:


Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực;
Năm giao lưu Nhật Bản- ASEAN 2003;
Sáng kiến về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện Nhật Bản- ASEAN;
Sáng kiến về phát triển ở Đông Á (IDEA);
Hợp tác an ninh Nhật Bản- ASEAN bao gồm các vấn đề xuyên quốc gia;
Ông cũng nhấn mạnh “Mục đích của chúng ta là tạo ra một cộng đồng cùng hành
động và cùng phát triển, và chúng ta sẽ đạt được điều này thông qua việc mở rộng
hợp tác Đông Á dựa trên mối quan hệ Nhật Bản- ASEAN. Trong khi thừa nhận sự
đa dạng lịch sử, văn hóa, truyền thống của tất cả chúng ta, tôi xin coi các nước
trong khu vực là một nhóm cùng làm việc với nhau trong đa dạng”[166]
Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 9 vào tháng 12/2005, ông cũng đã đề nghị Nhật
Bản –ASEAN nên hình thành một quan hệ đối tác chiến lược giữa hai bên. Kết quả
sau đó, theo đề nghị này của Thủ tướng Koizumi, Hội nghị thượng đỉnh ASEANNhật Bản đã tuyên bố chung về “làm sâu sắc và mở rộng quan hệ đối tác chiến
lược ASEAN- Nhật Bản” với những điểm chính gồm: Ủng hộ nỗ lực xây dựng
cộng đồng ASEAN; Tăng cường quan hệ đối tác kinh tế; Cải cách trung tâm

ASEAN- Nhật Bản; Chiến đấ chống tội phạm và khủng bố xuyên quốc gia; Tăng
cường đối phó thảm họa thiên nhiên; Đối phó với các loại bệnh truyền nhiễm;
Tăng cường hợp tác năng lượng; Thúc đẩy giao lưu và tiếp xúc con người với con
người; Làm sâu sắc hơn hợp tác Đông Á; Và đáp lại các vấn đề quốc tế”. [66]
Thực tế cho thấy, việc tiếp tục điều chỉnh sang một chính sách đối ngoại coi trọng
đối tác khu vực Đông Nam Á của Thủ tướng Koizumi đã góp phần đưa quan hệ
Nhật Bản- ASEAN lên một tầm cao mới của sự hợp tác và phát triển. Phải thừa


×