Tải bản đầy đủ (.ppt) (23 trang)

Chính sách đối ngoại Việt Nam - Nhật Bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 23 trang )

Giai đoạn 2002 – 2010
DÀN BÀI
I. Lí do lựa chọn đề tài
II. Cơ sở hoạch định chính sách
1. Tình hình thế giới, khu vực, Việt Nam, Nhật Bản
2. Nhân tố Trung Quốc
III. Chính sách đối ngoại và triển khai chính sách
1. Chính sách đối ngoại
2. Triển khai – Kết quả – Đánh giá
IV. Dự báo quan hệ Việt – Nhật 10 năm tới (2011-2021)
V. Kiến nghị
I. Lí do lựa chọn đề tài

Từ 2002 đến nay, quan hệ Việt – Nhật có nhiều
bước phát triển quan trọng và vượt bậc.

Cột mốc 2002: trong chuyến thăm Nhật Bản của Tổng
Bí thư Nông Đức Mạnh, lãnh đạo cấp cao hai nước
thống nhất xây dựng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản
theo phương châm "đối tác tin cậy, ổn định lâu
dài". Từ đó, hai bên đã tạo dựng được cơ chế đối
thoại ở nhiều cấp, mở rộng và phát triển quan hệ trên
nhiều mặt, lĩnh vực.
II. Cơ sở hoạch định chính sách
1. Tình hình thế giới:

Xu thế chủ đạo:

Hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển. Các
nước dành ưu tiên cho phát triển kinh tế.


Các quốc gia lớn nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào
quá trình hợp tác và liên kết khu vực, liên kết quốc
tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt
động khác.

Hợp tác ngày càng tăng nhưng cạnh tranh cũng rất
gay gắt.
II. Cơ sở hoạch định chính sách
2. Tình hình khu vực:

Châu Á – Thái Bình Dương trở thành khu vực có nền
kinh tế năng động nhất thế giới. Tốc độ phát triển kinh
tế cao là nét đặc trưng của toàn khu vực. Các nền kinh
tế nổi bật như Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN …

Mâu thuẫn trong vấn đề CPC được giải quyết, tạo điều
kiện thuận lợi cho các nước Đông Nam Á tham gia vào
ASEAN. Vị thế quốc tế của ASEAN ngày càng nâng cao,
đóng vai trò quan trọng trong các cơ chế đa phương ở
khu vực CA - TBD. Do vị trí địa chiến lược và tiềm năng
kinh tế, ASEAN được nhiều nước bên ngoài khu vực
quan tâm.
II. Cơ sở hoạch định chính sách
3. Bối cảnh Việt Nam

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IX đã xác định
mục tiêu, phương hướng là:

Ưu tiên phát triển


Đưa đất nước thóat khỏi tình trạng kém phát triển

Nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần nhân dân

Tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
II. Cơ sở hoạch định chính sách

Gia nhập ASEAN năm 1995: ASEAN là cửa ngõ đầu tiên và
then chốt cho tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của
Việt Nam. Gia nhập tích cực, chủ động, Việt Nam đã xóa
đi những nghi kỵ trong các nước khu vực và thế giới do
những vấn đề lịch sử để lại.

Sau khi gia nhập ASEAN, vai trò vị thế của Việt Nam trong
khu vực được nâng lên đáng kể, thu hút được sự quan
tâm của các nước lớn, trong đó có Nhật Bản.

Thiết lập quan hệ với Nhật Bản, Việt Nam có cơ hội để
tranh thủ phát triển kinh tế và nhận được nhiều sự ủng
hộ của Nhật Bản trong qua trình hôi nhập khu vực
(ASEAN, APEC) cũng như các tổ chức quốc tế, cơ chế đa
phương…
II. Cơ sở hoạch định chính sách
4. Nhân tố Nhật Bản

Nền kinh tế Nhật Bản trong thập kỷ qua suy yếu hơn
trước, nhất là sau khủng hoảng kinh tế ở Châu Á. Tuy
nhiên, Nhật Bản vẫn duy trì chính sách ODA với Việt
Nam, tăng cường hợp tác kinh tế nhiều mặt với Việt

Nam.

Việc tăng cường ODA và các quan hệ kinh tế của Nhật Bản
với ĐNA đương nhiên sẽ đưa lại lợi ích thiết thực cho cả hai
bên. Đồng thời, qua đó, Nhật Bản nâng cao được ảnh hưởng
một cách toàn diện hơn ở khu vực.

Việt Nam có vị trí quan trọng đối với chính sách của
Nhật Bản ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Nhật coi Việt Nam là nhân tố có thể góp phần kiềm chế chủ
nghĩa bành trướng Trung Quốc ở Đông Nam Á.
II. Cơ sở hoạch định chính sách
5. Nhân tố Trung Quốc

Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, kinh tế Trung Quốc
có tốc độ tăng trưởng phi mã .

Mục tiêu của Trung Quốc là phấn đấu sớm trở
thành nước giàu mạnh nhất thế giới.

Trỗi dậy về kinh tế -> trỗi dậy về chính trị.

TQ tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Châu Á Thái
Bình Dương nói chung và ở Đông Nam Á nói riêng.

Cả Việt Nam và Nhật Bản đều có mâu thuẫn lợi ích
trực tiếp với TQ.
III. Chính sách của Việt Nam


Xác định đường lối đối ngoại thay đổi qua các kỳ Đại hội Đảng
X, XI:

Mục tiêu

Nhiệm vụ

Phương châm

Nguyên tắc

Định hướng

Nhật Bản chưa phải là ưu tiên số 1 trong chính sách đối ngoại
của Việt Nam nhưng với vị thế là một cường quốc kinh tế,
Nhật Bản luôn giữ một vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế nói riêng và mục tiêu phát triển nói chung của Việt
Nam
IV. Triển khai chính sách và kết quả
1. Chính trị - Ngoại giao:

Các cuộc gặp cao diễn ra thường xuyên với những
kết quả tốt đẹp
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm và làm việc tại Nhật Bản 11/2009
Bộ trưởng Ngoại giao
Phạm Gia Khiêm thăm
Nhật Bản tháng 1/2010
Đồng chí Trương tấn Sang thăm
Nhật Bản tháng 6/2011
Các tuyên bố quan trọng


Năm 2002, Lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí xây dựng quan
hệ Việt Nam - Nhật Bản theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn
định lâu dài”.

Trong chuyến thăm Việt Nam 7/2004 của Ngoại trưởng Nhật
Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung “Vươn tới tầm cao mới của
quan hệ đối tác bền vững”

Lấy năm 2013 là “Năm Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản” nhân kỷ
niệm 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Tháng 10/2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức
Nhật Bản mở ra một giai đoạn mới “hướng tới đối tác chiến
lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”.

Từ 25-29/11/2007, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ
tướng Yasuo Fukuda ký Tuyên bố chung “Làm sâu sắc hơn
quan hệ Việt Nam và Nhật Bản” và “Chương trình hợp tác
hướng tới quan hệ đối tác chiến lược”.

Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và
Thủ tướng Aso "Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược
vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á" (4/2009).

Tuyên bố chung Việt Nam – Nhật Bản về phát triển
toàn diện quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và
phồn vinh ở châu Á (10/2010)
2. Kinh tế


Một số hiệp định tiêu biểu:

Ngày 7/4/2003, bắt đầu thực hiện Sáng kiến chung Việt
Nam - Nhật Bản

Ngày 14/11/2003, ký kết Hiệp định bảo hộ thúc đẩy và tự
do hóa đầu tư Việt – Nhật, tạo cơ sở thuận lợi và thúc
đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường đầu tư vào
Việt Nam.

Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư tháng
12/2004

Ngày 25/12/2008, ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế Việt
Nam-Nhật Bản (VJEPA)
Một số thống kê
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Năm 2011
(dự kiến)
Số vốn đăng ký
(tỷ USD)
7,56 1,38 2,2 1,76
Đầu tư trực tiếp FDI của Nhật Bản vào Việt Nam
Đầu tư trực tiếp FDI của Nhật Bản vào Việt Nam
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010
2011
(dự kiến)
ODA
(tỷ yên)
100,9 103,9 123,2 83,2 202 86,5 145

Viện trợ chính thức ODA của Nhật Bản cho Việt Nam
Một số dự án lớn sử dụng ODA của Nhật
3. Văn hóa giáo dục

Những giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam theo
các phái đoàn cấp cao đến Nhật Bản, đẩy mạnh hoạt
động quảng bá hình ảnh đất nước gắn với ngoại
giao kinh tế.
Năm 2007, nhã nhạc cung
đình Huế đã theo Chủ tịch
nước Nguyễn Minh Triết
đến hoàng cung Nhật Bản và
đã nhận được sự đánh giá
rất cao của Nhật Hoàng
Bắt đầu từ năm 2003 đến
nay, hoạt động giao lưu văn
hóa Việt Nam- Nhật Bản
được tổ chức tại Hội An
Nhiều chương trình
trao đổi sinh viên, các
hội thảo, công trình
nghiên cứu tập thể
với sự tham gia của
học giả hai nước
được tổ chức định kì
=> Những bước tiến trên đây là sự đóng góp vô
cùng quan trọng trong bước triển khai đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và
phát triển của Đại hội XI, đưa quan hệ đối tác

chiến lược Việt Nam - Nhật Bản vào chiều sâu,
phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước của dân tộc ta
V. Dự báo quan hệ Việt-Nhật 10 năm tới
1. Nhật Bản và Việt Nam tiếp tục tăng cường hợp tác kinh
tế, thương mại
2. Xu hướng dần dần nâng tầm quan hệ theo hướng ngày
càng bền chặt và lâu dài hơn
3. Nhân tố Trung Quốc: sự phát triển của Trung Quốc
trong tương lai gần sẽ tác động mạnh và làm thay
đổi tính chất mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản
VI. Kiến nghị chính sách
1. Tiếp tục xây dựng chiến lược hợp tác lâu dài với NB
2. Cần tranh thủ tối đa khả năng hợp tác kinh tế với Nhật Bản
3. Cần phát triển quan hệ nhiều mặt với NB

Tăng cường các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa lãnh đạo; Mở rộng
hợp tác, giao lưu giữa các bộ, ngành và các địa phương; Hợp tác
quân sự; Thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa chính phủ và nhân
dân 2 nước; Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực KHCN…
4. Cần ủng hộ vai trò chính trị quốc tế và khu vực của Nhật Bản

×