GIÁO ÁN BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT
MÔN: PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Giáo án số 01/15, tiết số 01
CHƯƠNG I: NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC
Bài: Nguồn gốc và bản chất của nhà nước
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sinh viên nêu được nguồn gốc của nhà nước, định nghĩa nhà nước, bản chất và những dấu hiệu đặc trưng của nhà nước.
Sinh viên trình bày được quá trình ra đời của nhà nước, phân tích được bản chất và những đặc trưng của nhà nước.
2. Về kỹ năng
Sinh viên nhận thức đúng về ngồn gốc, bản chất và đặc trưng của nhà nước để vận dụng những hiểu biết đó lý giải
được nhiều vấn đề liên quan trong đời sống xã hội.
II. CHUẨN BỊ
1. Giảng viên
Giáo án, máy tính, máy chiếu, tài liệu tham khảo, các dụng cụ hỗ trợ giảng dạy khác.
2. Sinh viên
Giáo trình, vở ghi chép
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC (50 phút)
1
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (0 phút)
3. Giảng bài mới (43 phút)
Đặt vấn đề vào bài mới
Nhà nước là một hiện tượng xã hội đa dạng và phức tạp. Sự xuất hiện của nhà nước đã tạo ra một trang mới trong lịch
sử phát triển của loài người. Tuy nhiên, lịch sử phát triển xã hội loài người đã chứng minh không phải lúc nào xã hội cũng
có Nhà nước, mà chỉ khi đạt đủ các điều kiện nhất định lúc đó Nhà nước xuất hiện. Vậy tại sao nhà nước lại xuất hiện? Và
bản chất thực sự của nhà nước là gì? Để làm rõ những câu hỏi trên chúng ta sẽ cũng tìm hiểu về nguồn gốc và bản chất của
nhà nước trong bài học ngày hôm nay.
Tiết
Nội dung
01
1.1. Nguồn gốc của Nhà nước
Câu hỏi: Theo em nguyên nhân nào dẫn
đến sự gia đời của nhà nước?
a. Khái niệm Nhà nước
Nhà nước là một thiết chế chính trị xã hội,
thiết chế quyền lực vô cùng quan trọng. Việc
nghiên cứu những vấn đề về nhà nước nói chung
trước hết đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn,
khoa học về khái niệm, nguồn gốc của nhà nước.
Lịch sử tư tưởng pháp lý nhân loại đã có
nhiều cách tiếp cận và lý giải khác nhau về nhà
Các hoạt động của giáo
viên và sinh viên
Giảng viên
Sinh viên
Phương
tiện, đồ
dùng
Đàm thoại
Nêu câu hỏi
Slide 5
Thuyết trình
Giảng
Thời
gian
Phương pháp
3’
10’
Suy nghĩ và
trả lời
Nghe giảng,
ghi chép nội
dung chính
Slide 6 - 8
2
nước cũng như nguyên nhân của sự xuất hiện
nhà nước.
- Quan điểm của trường phái phi Mác xít
+ Thời cổ đại, các nhà tư tưởng thần học đã
cố giải thích về sự ra đời của nhà nước như một
lực lượng siêu tự nhiên và cần thiết để đảm bảo
cho trật tự xã hội của con người. Theo Thuyết
thần học cho rằng thượng đế là người sáng lập
và sắp xếp mọi mặt trên trái đất, trong đó có nhà
nước. Nhà nước thể hiện ý chí của Thượng đế
thông qua người đại diện là Vua. Do đó, con
người có nghĩa vụ phải kính trọng và có bổn
phận phục tùng quyền lực vô hạn và tất yếu của
chúa trời được thực hiện bởi Nhà nước.
+ Những nhà tư tưởng theo thuyết gia
trưởng thì cho rằng nhà nước là kết quả sự phát
triển tự nhiên của tổ chức gia đình trên bình diện
xã hội. Vì vậy, nhà nước là hiện tượng khách
quan cùng tồn tại với con người. Theo thuyết gia
trưởng quyền lực xuất hiện trước hết từ gia đình
– quyền gia trưởng nên tổ chức và tính chất
quyền lực nhà nước chính là thực của gia đình
trong môi trường xã hội.
+ Trong khi những người theo quan điểm
bạo lực lại cho rằng, nhà nước là kết quả của
cuộc chiến tranh bạo lực. Ở đó, kẻ chiến thắng
Slide 6
3
có quyền thiết lập nên bộ máy cai trị của mình,
có quyền áp đặt các quy tắc cai quản đối với xã
hội. Do đó, nhà nước của kẻ mạnh lập nên như
là sự hiện diện cần thiết để bảo đảm sự cân bằng
xã hội.
+ Đến giai đoạn xã hội tư bản, những người
theo quan điểm của thuyết khế ước xã hội lại
cho rằng nhà nước ra đời do một khế ước được
ký kết giữa con người trong trạng thái tự nhiên,
không có nhà nước. Chủ quyền nhà nước thuộc
về nhân dân và nếu nhà nước không giữ được
vai trò của mình, nhân sẽ loại bỏ nhà nước đó và
ký một khế ước mới.
=> Nhận xét: Các quan niệm, học thuyết
trên do nhiều nguyên nhân đem lại đã thể hiện
sự hạn chế về nhận thức hoặc sự chi phối bởi
việc phải bảo vệ lợi ích cho giai cấp cầm quyền
nên đưa ra những cách hiểu về nhà nước và
nguyên nhân ra đời của nhà nước thiếu cơ sở
khoa học.
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
Nhà nước theo quan điểm Mác – Lênnin
không phải là cái bẩm sinh, sẵn có trong tự
nhiên hoặc được áp đặt ngoài vào xã hội. Nhà
nước trước hết là công cụ quản lý xã hội nằm
trong tay giai cấp cầm quyền trong điều kiện có
sự khác biệt về lợi ích và địa vị xã hội. Nhà nước
Slide 7
4
là một thiết chế quyền lực giai cấp dùng để
thống trị xã hội.
Nhà nước là một thiết chế xã hội khác với
thị tộc, bào tộc và bộ lạc ở những điểm:
+ Nhà nước thiết lập quyền lực công đặc
biệt;
+ Nhà nước quản lý dân cư theo đơn vị
hành chính lãnh thổ;
+ Để tổ chức và quản lý dấn cư có hiệu quả
nhà nước cần ban hành pháp luật, tổ chức hệ
thống cơ quan chức năng và thu các loại thuế.
=> Định nghĩa: “Nhà nước là một tổ chức
đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy
chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện
các chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì
trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị
của giai cấp thống trị.”
b. Nguồn gốc Nhà nước theo quan điểm
của chủ nghĩa Mác- Lênin.
Mác-Lênin giải thích nguồn gốc Nhà nước
trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
và lịch sử, đã chỉ ra rằng nhà nước không phải là
một hiện tượng xã hội vĩnh cữu, bất biến mà là
một phạm trù lịch sử có quá trình phát sinh, phát
triển và tiêu vong. Mác nêu lên quan điểm của
mình khi tìm hiểu về sự xuất hiện của nhà nước
trước hết phải đi từ căn nguyên kinh tế và cần
Slide 8
20’
Thuyết trình
Giảng và
Nghe giảng,
phân tích nội ghi chép nội
dung
dung chính
Slide 9 - 14
5
phải xem xét cả hai giai đoạn phát triển xã hội là
giai đoạn chưa có giai cấp và, chưa có nhà nước
và giai đoạn có giai cấp, có nhà nước.
* Xã hội công xã nguyên thủy và quyền
lực xã hội trong chế độ này.
Chế độ công xã nguyên thủy là hình thái
kinh tế xã hội đầu tiên của xã hội loài người,
không tồn tại giai cấp và Nhà nước.
+ Về cơ sở kinh tế: Nền kinh tế tự nhiên
nguyên thủy còn hạn chế về mọi mặt. Chế độ sở
hữu về tư liệu sản xuất thuộc sở hữu chung của
cả cộng đồng. Chế độ sở hữu này, quy định đặc
điểm quá trình lao động của người nguyên thủy
là hoàn toàn mang tính tự nhiên, chưa có yếu tố
phân công lao động xã hội ở giai đoạn này.
Nguyên tắc phân phối sản phẩm tương ứng là
hoàn toàn bình đẳng.
+ Về tổ chức xã hội: Thể hiện tàn dư của lối
sống quần cư, hoang dã và mông muội. Con
người phải dựa vào nhau để ứng phó với sự
huyền bí của tự nhiên và cùng tồn tại nên quan
hệ giữa các thành viên trong cộng đồng nguyên
thủy có tính chất bền vững. Con người chưa có
sự khác biệt nào về lợi ích, địa vị xã hội và chưa
hình thành tư cách cá nhân.
Tổ chức xã hội mới chỉ dừng ở mức thị tộc,
bào tộc, bộ lạc. Do tình trạng hôn nhân theo chế
Slide 10
6
độ quần hôn hay tạp hôn đã đem đến những thị
tộc đầu tiên của loài người mang tính mẫu hệ.
+ Về mặt quyền lực. Trong xã hội nguyên
thủy quyền lực xã hội là của chung cộng đồng,
phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng. Quyền
lực không thuộc về riêng cá nhân, tổ chức nào và
hoàn toàn hòa nhập vào cộng đồng nguyên thủy.
=> Đặc chưng của xã hội công xã nguyên
thủy là:
+ Tính chất xã hội trong chế độ công xã
nguyên thủy còn rất đơn giản gồm có tổ chức
thị tộc - là tế bào, là cơ sở cấu thành xã hội.
+ Mỗi thành viên của thị tộc đều bình đẳng
về quyền lợi và địa vị xã hội, trong xã hội
không tồn tại đặc quyền, đặc lợi không có sự
phân hóa giàu nghèo.
+ Hệ thống quản lý của công xã thị tộc là
Hội đồng thị tộc và tù trưởng.
+ sự phân công lao động còn mang tính tự
nhiên giữa các thành viên của thị tộc để làm
những công việc thích hợp khác nhau.
=> Xã hội công xã nguyên thủy chưa có
Nhà nước nhưng quá trình vận động và phát
triển của nó đã làm xuất hiện những tiền đề vật
chất cho sự tan rã của tổ chức thị tộc - bộ lạc và
sự ra đời của Nhà nước.
* Sự tan rã của chế độ cộng sản nguyên
Slide 11 - 14
7
thủy và sự xuất hiện nhà nước.
Thời kỳ cuối của công xã nguyên thủy đã
diễn ra lần lượt 3 lần phân công lao động xã
hội:
Thứ nhất, Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt.
Do sự cải tiến về công cụ lao động khiến sản
phẩn thu được từ việc săn bắn nhiều hơn. Con
người nguyên thủy hình thành nhu cầu nuôi giữ
con vật để làm thức ăn dự trữ.
Thứ hai, Thủ công nghiệp tách khỏi nông
nghiệp. Do nhu cầu không ngừng cà tiến công cụ
lao động để tăng hiệu quả cho việc săn bắn, hái
lượm. Công cụ sản xuất của con người đã có
những phát triển vượt bậc (từ gỗ, đác huyển sang
dùng kim loại , đặc biệt đã chế tác ra khung dệt).
Thời kỳ này, đã xuất hiện sự tư hữu về tư liệu
sản xuất.
Thứ ba, buôn bán phát triển, thương
nghiệp ra đời. Xuất hiện nghề buôn bán, hình
thành một lớp người thương gia chuyên đem sản
phẩm khu vực này sang trao đổi ở khu vực khác
để hưởng chênh lệch giá. Ban đầu việc buôn bán
của người nguyên thủy chỉ là trao đổi ngang giá
sau đó mới bằng đồng tiền.
Như vậy, sự vận động và phát triển của lực
lượng sản xuất đã phá vỡ cơ sở kinh tế tự nhiên
nguyến thủy trên ba phương diện: sở hữu, tổ
8
chức quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm xã
hội.
+ Về sở hữu: Sự xuất hiện của chế độ tư
hữu về tài sản và tư liệu sản xuất đã làm biến đổi
một cách căn bản nền kinh tế tự cung tự cấp của
người nguyên thủy. Chế độ tư hữu ra đời đánh
dấu bằng việc người có quyền chiếm hữu tư liệu
sản xuất bắt đầu chi phối đời sống kinh tế xã hội
nguyên thủy. Một bộ phận người có quyền
chiếm hữu tư liệu sản xuất đã chiếm hữu phần
lớn những của cải của xã hội làm ra. Những
người không có tư liệu sản xuất phải lao động
làm thuê, bị bóc lột và từng bước bị bần cùng
hóa.
+ Về mặt xã hội, giai đoạn này đã xuất hiện
thêm gia đình theo chế độ gia trưởng tạo nên
một sự đối trọng với thị tốc. Cùng với việc xuất
hiện gia đình thì các giai cấp, đẳng cấp cũng
hình thành trong xã hội và làm biến đổi hoàn
toàn đời sống xã hội nguyên thủy. Địa vị xã hội
đã có sự phân hóa sâu sắc, mâu thuẫn giữa giai
cấp thống trị và bị trị ngày càng gay gắt không
điều hòa được.
+ Về mặt quyền lực xã hội, nếu như trước
đây quyền lực là của chung cộng đồng và chưa
tách khỏi tầng lớp dân cư thì đến giai đoạn này
quyền lực thuộc về giai cấp thống trị. Giai cấp
9
này không ngừng đưa ra những quy định mới thể
hiện ý chí và bảo vệ lợi ích cho giai cấp mình và
buộc mọi người phải tuân thủ, thực hiện.
=> Để duy trì trật tự và quản lý một xã hội
đã có những thay đổi rất cơ bản đòi hỏi phải có
một tổ chức và một quyền lực mới khác về chất.
tổ chức đó do giai cấp chiếm được ưu thế về
kinh tế tổ chức ra để thực hiện sự thống trị giai
cấp, dập tắt xung đột công khai giữa các giai
cấp, giữ các xung đột ấy trong một vòng trật tự,
bảo vệ lợi ích và địa vị của giai cấp thống trị. Và
Nhà nước ra đời.
Nhà nước xuất hiện là kết quả của sự vận
động, phát triển nội tại của xã hội loài người.
Nhà nước ra đời dựa trên hai tiền đề:
+ Tiền đề kinh tế: chế độ tư hữu tài sản
+ Tiền đề xã hội: sự phân hóa xã hội thành
các giai cấp, các tầng lớp có lợi ích đối lập
nhau và mâu thuẫn giữa các giai cấp, các tầng
lớp ấy gay gắt đến mức không thể điều hòa
được.
1.2. Bản chất của Nhà nước
Quan điểm Mác – Lênin đã khẳng định bản
chất nhà nước là không thay đổi qua các gia
đoạn vận động và phát triển khác nhau. Nhà
nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp nên xét
10’
Thuyết trình
Giảng và
phân tích nội
dung
Nghe giảng,
ghi chép nội
dung chính
Slide 15 - 17
10
về bản chất nhà nước hàm chứa tính giai cấp và
tính xã hội sâu sắc.
a. Tính giai cấp của nhà nước
Làm rõ tính chất giai cấp của Nhà nước, ta
đi giải đáp câu hỏi:
+ Nhà nước do giai cấp nào tổ chức ra và
lãnh đạo?
+ Nhà nước tồn tại và hoạt động phục vụ
lợi ích của giai cấp nào trong xã hội?
- Tính giai cấp của nhà nước thể hiện trước
hết ở chỗ nhà nước bị quy định bởi cơ sở kinh tế
của giai cấp cầm quyền. Sự quy định của cơ sở
kinh tế đối với nhà nước trên thực tế cho thấy
tương ứng với mỗi cơ sở kinh tế của giai cấp
cầm quyền có một kiểu nhà nước nhất định.
Ví dụ: Nhà nước tà nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa và chế độ kinh tế là kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa
- Nhà nước là công cụ thống trị của giai cấp
cầm quyền đối với xã hội.
Nghiên cứu nguồn gốc ra đời của nhà nước,
các nhà tư tưởng khẳng định: Nhà nước trước
hết là “bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp
này đối với giai cấp khác”, là bộ máy để duy trì
sự thống trị giai cấp. Để thực hiện sự thống trị
của mình, giai cấp thống trị phải tổ chức và sử
dụng nhà nuớc, củng cố và duy trì quyền lực trên
Slide 15, 16
11
cả ba mặt chính trị, kinh tế và tư tưởng đối với
toàn xã hội.
Bằng nhà nước, giai cấp thống trị về kinh tế
trở thành giai cấp thống trị về chính trị, ý chí của
giai cấp thống trị được thể hiện một cách tập
trung và biến thành ý chí nhà nước, bắt buộc mọi
thành viên trong xã hội phải tuân theo.
Trong các xã hội bóc lột, nhà nước có
thuộc tính chung là bộ máy đặc biệt duy trì sự
thống trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng của thiểu
số đối với đa số là nhân dân lao động. Nhà
nước XHCN là nhà nước kiểu mới, là công cụ
thực hiện nền chuyên chính và bảo vệ lợi ích
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Nhà nước XHCN là một bộ máy thống trị của đa
số với thiểu số.
b. Tính xã hội của nhà nước
Xét về nguồn gốc nhà nước sinh ra không
chỉ vì mỗi nhu cầu thống trị giai cấp mà trước
hết là do nhu cầu quản lý của xã hội. Do đó, nhà
nước ngoài là công cụ duy trì sự thống trị và bảo
vệ lợi ích của giai cấp thống trị, còn phải là một
tổ chức quyền lực công, là phương thức tổ chức
bảo đảm lợi ích chung của xã hội, để đảm bảo
xã hội tồn tại và phát triển
Như vậy nhà nước sẽ không thể tồn tại nếu
giai cấp cầm quyền chỉ sử dụng nhà nước để
Slide 17
12
phục vụ cho riêng lợi ích của giai cấp đó mà
không quan tâm đến lợi ích của các giai cấp, gia
tầng khác cùng tồn tại. Vì vậy, nhà nước không
chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền mà
phải bảo đảm lợi ích của các giai tầng khác
trong xã hội khi mà những lợi ích đó không mâu
thuẫn căn bản với lợi ích của giai cấp thống trị.
4. Củng cố bài học (3 phút)
5. Giao nhiệm vụ cho sinh viên (2 phút)
Câu 1: Tại sao nói nhà nước ra đời là một tất yếu lịch sử?
Câu 2: Hãy phân tích bản chất của Nhà nước?
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
*Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2008;
* Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb. Đại học quốc gia,
Hà Nội, 2005;
* TS. Lê Minh Toàn, Giáo trình Pháp luật đại cương (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên
nghiệp), Nxb. Chính trị quốc gia;
* TS. Nguyễn Thị Hồi và TS. Lê Vương Long , Nội dung cơ bản của môn học Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Nxb.
Giao thông vận tải, năm 2008;
Vĩnh phúc, ngày 12 tháng 8 năm 2015
13
NGƯỜI BIÊN SOẠN
HOÀNG LAN ANH
14