Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT VEN BIỂN TỈNH HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 54 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG

Phan Thị Thanh Nhàn

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG
HỢP LÝ ĐẤT VEN BIỂN TỈNH HÀ TĨNH

Khóa luận tốt nghiệp hệ đại học chính quy
Ngành Khoa Học Đất

Hà Nội - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA MÔI TRƯỜNG

Phan Thị Thanh Nhàn

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT VEN BIỂN HÀ TĨNH

Khóa luận tốt nghiệp hệ đại học chính quy
Ngành Khoa Học Đất

Cán bộ hướng dẫn: TS.Bùi Thị Ngọc Dung

Hà Nội - 2011



Lời cảm ơn
Để hoàn thành được khóa luận trước hết em xin chân thành cảm ơn TS.Bùi
Thị Ngọc Dung, Viện Quy Hoạch và Thiết kế nông nghiệp với sự hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình của cô.
Ths.Nguyễn Viết Hiệp và tập thể các anh chị ở bộ môn Vi sinh và bộ môn
Phát sinh học đất, Viện Nông hóa Thổ nhưỡng là những người trực tiếp tạo điều
kiện, hướng dẫn em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Các thầy cô trong bộ môn Thổ nhưỡng môi trường đất, khoa Môi trường,
Đại học KHTN, ĐH Quốc gia Hà Nội. Cùng toàn thể các bạn sinh viên trong lớp
k52- Thổ nhưỡng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình làm khóa luận.
Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài và trình độ có hạn, chắc chắn bài khóa luận
sẽ không tránh khỏi nhiều sai sót. Kính mong nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô và các bạn để giúp khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

Hà Nội, Ngày 26 tháng 5 năm 2011
Sinh viên

Phan Thị Thanh Nhàn


Ký hiệu
STT

Ký hiệu

1

BVTV


2

CCNNN

3

DHBB

4

DHNTB

5

DTTN

6

ĐBSCL

7

IPM

8

KL đông

9


NN & PTNN

10

TPCG

Giải thích
Bảo Vệ Thực Vật
Cây công nghiệp ngắn ngày
Duyên hải Bắc bộ
Duyên hải nam trung bộ
Diện tích tự nhiên
Đồng bằng sông Cửu Long
Quản lý dịch hại tổng hợp
Khoai lang đông
Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Thành phần cơ giới


Danh mục bảng và hình
STT

Tên bảng (hình)

Trang

Bảng 1

Các phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm


13

Bảng 2

Diện tích các huyện, thành phố thuộc vùng nghiên cứu của tỉnh Hà
Tĩnh

14

Bảng 3

Phân loại và quy mô diện tích các loại đất ven biển của các
huyện ở Hà Tĩnh

15

Bảng 4

Hiện trạng sử dụng đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

21

Bảng 5

Hiện trạng sử dụng đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh theo loại đất

22

Bảng 6


Biến động diện tích đất qua các thời kỳ điều tra đất ven biển tỉnh Hà
Tĩnh

24

Bảng 7

Các loại sử dụng đất trên đất cát biển và bãi bồi ven biển

26

Bảng 8

Kết quả phân hạng thích hợp đất cát ven biển tỉnh Hà Tĩnh

29

Bảng 9

Đề xuất sử dụng bền vững đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

32

Hình 1

Biểu đồ các loại đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

15

Hình 2


Bản đồ đất ven biển Hà Tĩnh

16

Hình 3

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng ven biển Hà Tĩnh

23

Hình 4

Biểu đồ biến động qua các thời kỳ điều tra đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

24

Hình 5

Bản đồ đề xuất sử dụng bền vững đất vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh

33


MỤC LỤC
Đặt vấn đề. ................................................................................................................. 1
CHUONG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 2
1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh .................................... 2
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 2
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 5

1.2. Tổng quan về đất ven biển .................................................................................. 6
1.2.1. Tổng quan chung về đất cát biển ..................................................................... 6
1.2.2. Tổng quan chung về đất mặn, đất phèn và bãi bồi ven biển ........................... 9
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 12
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................... 12
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................... 12
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 12
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 12
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu. ................................................................................... 12
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 14
3.1. Phân loại và đặc điểm các loại đất vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh ........................ 14
3.1.1. Phân loại đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh ................................................................ 14
3.1.2. Đặc điểm lý hóa học của đất ven biển Hà Tĩnh............................................... 17
3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất ven biển Hà Tĩnh ............................................ 20
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất ven biển của tỉnh Hà Tĩnh .......................................... 20
3.2.2. Cơ cấu cây trồng và đánh giá hiệu quả sử dụng đất ........................................ 25


3.2.3. Đánh giá mức độ thích hợp của đất ven biển Hà Tĩnh với các loại sử dụng đất
chính .......................................................................................................................... 28
3.3. Đề xuất các giải pháp để khai thác sử dụng bền vững ....................................... 30
3.3.1. Cơ sở khoa học đề xuất sử dụng bền vững đất cát và bãi bồi ven biển........... 30
3.3.2. Cơ sở lựa chọn các loại sử dụng đất bền vững ............................................... 31
3.3.3. Kết quả đề xuất sử dụng bền vững đất cát ven biển Hà Tĩnh.......................... 31
3.3.4. Giải pháp thực hiện các đề xuất....................................................................... 35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 39
Kết luận ...................................................................................................................... 39
Kiến nghị ................................................................................................................... 39



Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất vùng ven biển phát sinh, phát triển chịu ảnh hưởng quyết định bởi
điều kiện địa hình, vị trí địa lý hoặc mẫu đất, đá mẹ. Quy luật phi địa đới có vai
trò quan trọng, ảnh hưởng đến đặc điểm phát sinh và nông học của đất.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy đất cát biển, bãi bồi ven biển ở Việt
Nam là loại đất có độ phì tự nhiên thấp, phần lớn là cấp hạt bền, khả năng giữ
nước giữ phân kém, phân bố ở những vùng khô nóng, đa số thiếu nguồn nước
tưới, khô hạn, mưa bão úng ngập, đã xảy ra tình trạng mặn hoá ở một số nơi.Tuy
nhiên các nhóm đất này có vai trò quan trọng về nhiều mặt: Tạo môi trường sinh
thái cho sự phát triển của sinh vật; giữ gìn chất lượng nước; bảo vệ đất; chống
xói mòn; cảnh quan giải trí, du lịch.
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có điều kiện tự nhiên không mấy thuận
lợi cho quá trình sản xuất và hoạt động sống của con người. Trong tài nguyên đất
ven biển ở Hà Tĩnh thì nhóm đất cát ven biển của tỉnh hiện là một trong những
nhóm đất chiếm diện tích khá lớn (36.237 ha) trong tổng diện tích đất tự nhiên
của tỉnh Hà Tĩnh (601.900 ha). Tuy nhiên vấn đề khai thác và sử dụng loại đất
này vẫn chưa mang lại hiệu quả cao nhất.
Đất cát biển, bãi bồi ven biển chưa được quan tâm nghiên cứu một cách
đầy đủ, một cách tổng thể mà chỉ mới có những nghiên cứu đơn lẻ về một vấn đề
cụ thể nào đó. Nghiên cứu sử dụng vùng đất cát biển và bãi bồi ven biển là đòi
hỏi hết sức cấp bách và có ý nghĩa rất lớn về kinh tế, xã hội, và môi trường. Vì
vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Đánh giá hiện trạng và đề xuất các
giải pháp sử dụng hợp lý đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh”. Đề tài sẽ góp phần giải
quyết những vấn đề sau:
1. Nghiên cứu số lượng, chất lượng, phân bố đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh
2. Nghiên cứu hiện trạng sử dụng đất vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh
3. Nghiên cứu lựa chọn được cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý nhằm sử
dụng bền vững đất cát và bãi bồi ven biển và đề xuất các biện pháp sử dụng bền

vững cho hiệu quả kinh tế cao.

Phan Thị Thanh Nhàn

-1-

K52-Thổ Nhưỡng


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên Hải Bắc Trung bộ, có toạ độ địa lý từ
17 53''50'' đến 18o45''40'' vĩ độ Bắc; 105o05''50'' đến 106o30''20'' kinh độ Đông.
o

- Phía Bắc giáp với tỉnh Nghệ An.
- Phía Tây giáp Lào.
- Phía Đông giáp với biển Đông.
- Phía Nam giáp với tỉnh Quảng Bình.
Hà Tĩnh có thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện. Diện tích
tự nhiên (DTTN) là 6.019 km², trong đó 6.799ha đất ở; 98.171ha đất nông
nghiệp; 240.529ha đất lâm nghiệp; 45.672ha đất chuyên dùng; 214.403ha đất
chưa sử dụng.
Hà Tĩnh có 127 km đường quốc lộ 1A, 87 km đường Hồ Chí Minh và 70
km đường sắt Bắc - Nam chạy dọc theo hướng Bắc Nam, có đường quốc lộ 8A
chạy sang Lào qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, quốc lộ 12
dài 55 km đi từ cảng Vũng Áng qua Quảng Bình đến cửa khẩu Cha Lo sang Lào

và Đông Bắc Thái Lan. Hà Tĩnh còn có 137 km bờ biển có nhiều cảng và cửa
sông lớn cùng với hệ thống đường giao thông khá tốt, rất thuận lợi cho giao lưu
văn hoá phát triển kinh tế xã - xã hội.
a. Đặc điểm địa hình
Hà Tĩnh có địa hình hẹp và dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông. Địa hình
đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt
bởi các dãy núi, sông suối, có 4 dạng địa hình sau:
Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh: kiểu địa hình này tạo thành
một dãy hẹp nằm dọc biên giới Việt Lào, gồm các núi cao trên 1.000m , trong đó
có một số đỉnh cao trên 2.000m như Pulaleng (2.711m), Rào Cỏ (2.335m).
Núi thấp uốn nếp nâng lên yếu: kiểu địa hình này chiếm phần lớn diện
tích của tỉnh có độ cao dưới 1.000m, cấu trúc địa chất tương đối phức tạp.
Thung lũng kiến tạo - xâm thực: kiểu địa hình này chiếm một phần diện
Phan Thị Thanh Nhàn

-2-

K52-Thổ Nhưỡng


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

tích nhỏ nhưng có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Độ cao chủ yếu
dưới 300m, bao gồm các thung lũng sông Ngàn Sâu.
Vùng đồng bằng Hà Tĩnh nằm dọc theo ven biển: có địa hình trung bình
trên dưới 3m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng đồi núi phía
Tây, càng về phía Nam càng hẹp. Nhìn chung, địa hình tương đối bằng phẳng
nhất là vùng hình thành bởi phù sa các sông suối lớn, đất có thành phần cơ giới
từ nhẹ đến trung bình. Các loại địa hình này đã tạo cho Hà Tĩnh nhiều cảnh quan
du lịch có giá trị.

b. Đặc điểm khí hậu
Đặc điểm chung của khí hậu của tỉnh Hà Tĩnh là nóng ẩm, mưa nhiều với
2 mùa rõ rệt. Vùng ven biển là vùng tiếp giáp của 2 chế độ khí hậu: Khí hậu
đồng bằng Bắc Bộ và khí hậu Bắc Trung Bộ, do đó tạo nên chế độ khí hậu phức
tạp, thậm chí có phần khắc nghiệt (khí hậu nhiệt đới gió mùa).
Chế độ nhiệt: nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao. Nhiệt độ không
khí vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè. Trong năm, nhiệt độ không khí
cực đại vào tháng 7 (trung bình 27,6 - 29,7oC) và cực tiểu vào tháng 1 (trung
bình 16,5 - 20oC) nếu đi từ Bắc vào Nam. Do vẫn chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc nên chế độ nhiệt trong vùng phân 2 mùa rõ rệt là mùa nóng và mùa
lạnh. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9. Biên độ nhiệt năm từ 9,4 - 12,7oC theo
xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam. Biên độ nhiệt ngày đêm trung bình năm từ
5,7 - 6,2oC. Như vậy, chế độ nhiệt trong vùng phân hoá theo vĩ độ, độ cao và
theo mùa phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Chế độ bức xạ: do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên chế độ bức
xạ ở đây không dồi dào như vùng Trung và Nam Trung bộ. Tổng lượng bức xạ
năm dao động từ 100 - 130 kcal/cm2/năm, tháng 7 có lượng bức xạ cao nhất (15 17 kcal/cm2). Hà Tĩnh do có mưa lớn nên lượng bức xạ thấp nhất vùng ven biển
Bắc Trung bộ và là khu vực có lượng bức xạ ít của nước ta.
Lượng mưa: Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở miền Trung, trừ một
phần nhỏ ở phía Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm
đều trên 2.000mm, cá biệt có nơi trên 3.000mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, 12 ở Hà Tĩnh, lượng mưa ở thời kỳ khô nóng nhất (tháng 6, 7) thấp hơn
nhiều so với đầu mùa mưa, số ngày mưa trung bình năm từ 120 - 160 ngày.
Phan Thị Thanh Nhàn

-3-

K52-Thổ Nhưỡng



Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

Độ ẩm không khí trung bình từ 82 - 87%.
Chế độ gió: mùa đông (tháng 9 - tháng 2 năm sau) thịnh hành gió Bắc và
Đông Bắc với tần suất 30 - 40%. Mùa hè thịnh hành gió Đông Nam và Nam với
tần suất khoảng 30%.
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt khác: gió Tây khô nóng xuất hiện trung
bình 40 - 50 ngày/năm. Đây là một trong những vùng gió Tây khô nóng xuất
hiện nhiều và mạnh nhất ở nước ta. Gió Tây khô nóng bắt đầu từ tháng 4 đến
tháng 8 (mạnh nhất từ tháng 5 đến tháng 7).
Vùng ven biển Hà Tĩnh chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề của bão kéo
theo là lũ lụt, ngập úng trầm trọng. Bão bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11. Theo số
liệu thống kê 30 năm (1955 - 1985) có 36 - 43 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào bờ
biển các tỉnh khu vực Bắc miền Trung trong đó có Hà Tĩnh. Tháng 8 có nhiều
bão nhất với 11 cơn. Bão thường kèm theo mưa to, gió lớn và gây ra lũ
lụt…Ngoài ra, còn xuất hiện các hiện tượng thời tiết khí hậu khác như: sương
muối, mưa phùn, dông,...
Nhìn chung, điều kiện khí hậu tỉnh Hà Tĩnh thích hợp phát triển nhiều loại
cây trồng và tương đối đa dạng, đặc biệt là có khả năng tăng vụ.
c. Đặc điểm thủy văn
Sông ngòi: hệ thống sông ngòi nhiều nhưng ngắn, dài nhất là sông Ngàn
Sâu 131km, ngắn nhất là sông Cày 9km; sông Cả đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ
An cũng chỉ có 37km. Sông ngòi Hà Tĩnh có thể chia làm 3 hệ thống:
- Hệ thống sông Ngàn Sâu: có lưu vực rộng 2.061km2; có nhiều nhánh
sông bé như sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi.
- Hệ thống sông Ngàn Phố: dài 86km, lưu vực 1.065km2, nhận nước từ
Hương Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sông La dài 21km, sau đó hợp với sông
Lam chảy ra Cửa Hội.
- Hệ thống cửa sông và cửa lạch ven biển: có Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa
Nhượng, Cửa Khẩu. Các hồ đập chứa trên 600 triệu m3 nước, cùng với hệ thống

Trạm bơm Linh Cảm, hệ thống Sông La, Ngàn Sâu, Ngàn Phố thì lượng nước
phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp và tưới cho cây trồng ở Hà Tĩnh là khá lớn.
Biển: Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km. Do chế độ thuỷ triều, độ sâu, địa
Phan Thị Thanh Nhàn

-4-

K52-Thổ Nhưỡng


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

mạo, địa hình, đường đẳng sâu đáy biển, gió mùa Đông Bắc... nên vùng biển này
có đầy đủ thực vật phù du của Vịnh Bắc Bộ (có 193 loài tảo) và lượng phù sa
của vùng sông Hồng, sông Cả, sông Mã tạo ra nhiều nguồn thức ăn cho các loại
hải sản sinh sống, cư trú. Trữ lượng cá 8 - 9 vạn tấn/năm; tôm, mực, moi... 7 - 8
ngàn tấn/năm nhưng mới khai thác được 20 - 30%. Biển Hà Tĩnh có 267 loài cá
thuộc 97 họ trong đó 60 loài có giá trị kinh tế cao, có 27 loài tôm; vùng ven biển
rất thuận lợi cho việc sản xuất muối và nuôi tôm, cua, ốc, nghêu, hàu...
Thủy triều: Hà Tĩnh có chế độ nhật triều không đều, trong tháng có tới
nửa số ngày có 2 lần nước lên và 2 lần nước xuống, biên độ triều từ 2 - 3m. Với
biên độ triều của các sông vùng hạ du nhỏ nên không xuất hiện các vùng nước
cao do triều. Nước dâng cao chủ yếu do lũ từ thượng lưu các sông đổ về. Do đó,
đầu tư về thuỷ lợi nhằm tiêu thoát lũ là vấn đề cấp thiết.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Với dân số trẻ trên 52,6% trong độ tuổi lao động, trong đó có trên 20% đã
được đào tạo; học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hàng năm khoảng từ
20.000 đến 25.000, là nguồn lực dồi dào bổ sung cho lực lượng lao động. Hệ
thống giáo dục đang ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi để thực
hiện các mục tiêu nâng cao chất lượng lao động hiện tại và tương lai.

Ngoài vốn, công nghệ, chính sách, yếu tố nhân lực là động lực thu hút đầu
tư. Do đó, Hà Tĩnh có kế hoạch đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật phù hợp với
cơ cấu ngành nghề. Mục tiêu đến 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60% (đào
tạo nghề 50%), hàng năm giải quyết việc làm cho trên 3,2 vạn lao động.
Hệ thống giao thông rộng khắp với các tuyến đường bộ, đường sắt, đường
sông, đường biển tạo thành hệ thống liên hoàn, thuận lợi cho việc giao lưu kinh
tế đối nội và đối ngoại. Nhiều công trình thủy lợi lớn đang được triển khai thực
hiện nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất như công trình thủy lợi đa mục
tiêu Ngàn Trươi - Cẩm Trang có hồ chứa gần 800 triệu m3.
Tiểu vùng sinh thái ven biển tỉnh Hà Tĩnh có vị trí địa lý, kinh tế, quốc
phòng quan trọng, với hệ thống đường xuyên Việt, hệ thống đường Đông - Tây
nối các cảng biển với nước bạn Lào nên có điều kiện giao lưu, phát triển kinh tế
xã hội một cách toàn diện. Kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất
hàng hoá, với nhiều loại sản phẩm có giá trị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tốc
Phan Thị Thanh Nhàn

-5-

K52-Thổ Nhưỡng


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

độ khá cao. Những năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 10% năm
(cao hơn so với mức phát triển chung vùng BHBB).
Ngành nông nghiệp có những tiến bộ đáng kể, bằng việc đổi mới cơ chế
quản lý, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, phân bón, kỹ thuật phòng
trừ sâu bệnh tổng hợp... đưa mức bình quân lương thực từ 221 kg/người/năm
(1987) lên 397 kg/người/năm (2009), trong vùng đã hình thành các vùng chuyên
canh (trồng lúa ở Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) [10].

Tuy nhiên, một diện tích đáng kể đất bị ảnh hưởng phèn, mặn có nguồn
gốc phù sa hoặc cát biển ở địa hình thấp trũng đã ngọt hóa nhiều năm chuyển
sang cấy lúa nhưng không hiệu quả. Gần đây, số diện tích đó được chuyển sang
nuôi trồng thủy sản (tôm sú, cua) đạt hiệu quả cao. Theo thống kê của các huyện
ven biển, tỷ lệ GDP của ngành nông nghiệp chiếm bình quân 35,6% [12].
Bên cạnh đó, với bờ biển dài, có nhiều đầm, vụng, mặt nước mặn, lợ cho
phép vùng phát triển nuôi trồng thuỷ sản như: Tôm, cua, ngao, rau câu, cá... có
giá trị kinh tế cao. Quá trình bồi lắng vật liệu phù sa thành tạo những bãi triều,
trải qua thời gian và các hoạt động của con người đã tạo thêm những vùng đất
ngập triều rộng lớn, là tiềm năng để phát triển các sản phẩm thủy sản biển.
Ngoài ra, tỉnh Hà Tĩnh có nhiều di tích văn hóa, lịch sử và danh lam
thắng cảnh nổi tiếng khắp vùng. Phía Đông có bờ biển dài với nhiều bãi biển đẹp
được quy hoạch thành các khu du lịch sinh thái biển. Đây là những tiềm năng tốt
để thu hút đầu tư phát triển các ngành du lịch, dịch vụ, đánh bắt hải sản, khai
thác biển...
1.2. Tổng quan về đất ven biển
1.2.1. Tổng quan chung về đất cát biển
a. Diện tích, sự phân bố và hình thành
Đất cát biển (ĐCB - Haplic Arenosols) thuộc nhóm đất cát, nhóm đất cát
chiếm khoảng 900 triệu ha (7% diện tích đất thế giới), nếu tính cả những đụn cát
di động và cát chảy "được coi là không phải đất" chiếm tới 10%. Đất cát trên thế
giới tập trung ở vùng khô hạn như: Nam Sahara, Nam Phi, Tây Úc. Khu vực
nhiệt đới ẩm cũng có một diện tích đất cát đáng kể như ở Nam Mỹ (Brazil,
Guianas), Đông Nam Châu Á [22,23]. Các loại đất cát có nguồn gốc hình thành
khác nhau:
Phan Thị Thanh Nhàn

-6-

K52-Thổ Nhưỡng



Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

- Vùng khô hạn thường thấy các cồn cát, đụn cát di động. Quá trình hình
thành các cồn cát, đụn cát này được ổn định khi có sự phát triển thảm thực vật
trên đó. Sau đó mùn được tích luỹ ở tầng đất mặt, tầng A sáng màu cũng có thể
phát triển đồng thời với quá trình hình thành đất. Những hạt cát riêng biệt
thường không được bao bọc bởi màng sét màu nâu nhạt hoặc bởi màng cacbonat,
màng thạch cao. Cát sa mạc thường có màu nâu đậm do được bao bọc bởi màng
goethite (FeOOH).
- Đất cát vùng ôn đới được hình thành trong điều kiện thuận lợi hơn vùng
khô hạn, trên trầm tích sông, hồ, biển hay đá cát quắczit phong hoá do gió có
tuổi thuộc kỷ đệ tứ. Các sản phẩm chứa canxi rất hiếm hoặc hoàn toàn vắng mặt,
tạo điều kiện cho quá trình podzol hoá và tích luỹ phức hệ mùn - sắt hoặc nhôm.
- Đất cát vùng nhiệt đới ẩm là đất trẻ có thành phần cơ giới thô, nguồn gốc
phù sa sông, biển hoặc do hoạt động của gió mà hình thành. Một số diện tích có
tuổi rất cổ do hình thành trên sản phẩm phong hoá của đá macma axit.
b. Đặc điểm lý, hoá học
* Các đặc tính vật lý
Đất có thành phần cơ giới (TPCG) thô giữ được lượng nước hữu hiệu lớn
hơn so với đất có TPCG mịn. Khả năng giữ nước để cung cấp cho cây trồng
(Available Water Capacity - AWC) có thể từ thấp (3 - 4%) hoặc cao (15 - 17%)
tuỳ thuộc vào tỷ lệ hạt sét và hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Đất thoáng khí,
thoát nước nhanh và khả năng giữ ẩm kém. Đây là cơ sở khoa học cho việc xác
định các giải pháp tưới có hiệu quả ở vùng đất cát. Đất cát có dung trọng khá
cao, phổ biến từ 1,5 đến 1,7 kg/dm3, độ xốp từ 36 đến 46% thấp hơn so với đất
có TPCG mịn, đất có cấu trúc không gắn kết nên các hạt rời rạc nhất là trong
điều kiện nghèo hữu cơ hoặc các chất gắn kết khác. Đất không bị trương khi ẩm
và không bị co khi khô. Do đất không kết dính nên thường mang tính di động.

* Đặc tính hoá học
Phần lớn đất cát ở vùng ôn đới ẩm và vùng nhiệt đới là những loại đất bị
rửa trôi mạnh và mất canxi, khả năng giữ bazơ thấp. Tầng A mỏng, nghèo chất
hữu cơ. Hàm lượng cácbon hữu cơ ở đất cát thoát nước tốt thường nhỏ hơn 1%.
Khả năng trao đổi cation (CEC) thường thấp, CEC hữu hiệu (ECEC) thường nhỏ
hơn 4 meq/100g đất ở lớp đất mặt có thể đạt giá trị cao hơn.
Phan Thị Thanh Nhàn

-7-

K52-Thổ Nhưỡng


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

c. Đặc trưng đất cát biển ở Việt Nam
* Yếu tố hình thành
Các kết quả nghiên cứu của Phan Liêu, Đỗ Đình Sâm...(1981) [8] đã
khẳng định: vùng bờ biển Việt Nam được hình thành từ Pleistocene cho đến thời
kỳ hiện đại. Địa hình đồng bằng cát bờ biển được tạo nên bởi các yếu tố sau:
Hoạt động địa chất tân kiến tạo vùng bờ biển: vùng bờ biển Việt Nam
được hình thành có liên quan đến sự phối hợp phức tạp giữa những vận động
nâng và hạ tân kiến tạo, trên đó lại chồng lên sự nâng cao và hạ thấp mực nước
đại dương. Các thềm (terraces) biển Việt Nam được hình thành ở các mức khác
nhau. Trên các thềm 2 - 4m và 10 - 15m đã tích tụ các thành tạo cát vàng và cát
trắng đến những độ cao bề mặt 4 - 5m và 12 - 20m; còn trên thềm 80m là khối
cát đỏ khổng lồ đạt đến chiều cao bề mặt 100 - 200m.
Sự tích tụ các lớp trầm tích trên đồng bằng bờ biển: đồng bằng cát biển
có địa hình kiểu tích tụ. Ở vùng cát bờ biển có 3 kiểu thành tạo cát chủ yếu: cát
vàng, cát trắng và cát đỏ.

Bên cạnh đó đã phát hiện mối liên hệ phát sinh giữa đồi núi xói mòn phía
Tây với đồng bằng tích tụ bờ biển nằm kề đó về phía Đông (Friland, 1961; Phan
Liêu, 1978) [8]. Mạng lưới sông ngòi dày đặc của Trung Bộ vận chuyển các sản
phẩm phong hoá bị xói lở từ đồi núi về đồng bằng, đẩy nhanh quá trình tích tụ,
tạo nên sự hình thành các thành tạo cát có thành phần cơ giới thay đổi.
Ngoài ra, còn có các nhân tố khác ảnh hưởng đến sự thành tạo cát như:
dòng biển đưa các phù sa sông Hồng từ phía Vịnh Bắc Bộ về bồi đắp bờ biển
Bắc Trung Bộ; cát bay từ biển phủ trên mặt đất trong lục địa ở Trung Trung Bộ.
* Điều kiện khí hậu, thực vật
- Khí hậu: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tổng bức xạ mặt trời cũng
như cân bằng bức xạ lớn. Nhiệt độ trung bình tháng/năm ở đây cao hơn đất khác
từ 1 - 4oC, lượng mưa trung bình năm cao hơn nhưng lượng bốc hơi cũng cao
hơn nhiều so với các vùng khác, đặc biệt vào mùa hè lượng bốc hơi trung bình
cao hơn từ từ 3 - 4 lần so với mùa đông và vượt lượng mưa (Phan Liêu, 1987).
- Thực vật: thực vật mọc trên đất cát biển rất đặc trưng, hiếm và gần như
không gặp trên đất khác đó là các cỏ nhiệt đới, thân thấp, chịu khô, chịu mặn.
Nhiều loài được xem là những cây tiên phong trên cát như: cỏ Lông chông…
Phan Thị Thanh Nhàn

-8-

K52-Thổ Nhưỡng


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

Trong đó, nhấn mạnh vai trò to lớn của cây phi lao, sú vẹt, lau sậy và nhiều loại
cây bụi khác. Những cây này cố định cát và trầm tích biển, nâng cao hàm lượng
chất hữu cơ, giữ ẩm trong đất và tham gia vào sự hình thành đất. [14, 21].
d. Đặc điểm phát sinh

Sự hình thành đất cát biển ở Việt Nam được đặc trưng bởi phẫu diện cấu
tạo từ ba tầng phát sinh là:
Tầng mùn A hoặc tầng đất cày có độ dày từ 10 - 20 cm, cát mịn hoặc cát
pha có màu xám sáng hoặc xám sẫm, rời rạc, nhiều rễ cỏ, chuyển lớp rõ.
Tầng tích tụ màu vàng đặc trưng Bf (không kết von) hoặc Bf-ort (có kết
von) tầng này, thành phần cơ giới nặng hơn, độ dày của tầng thay đổi 10 - 45cm.
Trong tầng gặp các kết von đỏ vàng, nâu rỉ sắt hoặc nâu đen, đôi lúc gặp các kết
von với kích thước và hàm lượng thay đổi chuyển lớp đột ngột.
Tầng mẫu chất xanh lơ (gley) Cg nằm trên mặt gương nước ngầm. Tầng
này cát thô thuần nhất, ẩm ướt hoặc đẫm nước ngầm [8] .
Kết quả nghiên cứu của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (Viện
QH&TKNN) năm 2010 [13] cho thấy: diện tích đất cát biển toàn quốc khoảng
367.400 ha và được phân loại như sau: bãi cát ven sông, ven biển 1.215 ha; đất
cát gley 6.225 ha; cồn cát trắng vàng: 49.754 ha; đất cát san hô: 127 ha; đất cát
biển: 197.802 ha; đất cát giồng: 11.764 ha; đất cát đọng bùn: 488 ha.
1.2.2. Tổng quan về đất mặn, đất phèn và bãi bồi ven biển
a. Tổng quan đất mặn
Nhóm đất mặn bao gồm các loại đất chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn,
tích tụ các loại muối của các kim loại kiềm và kiềm thổ như: Na+, K+, Mg2+, Ca2+
với các gốc axit như Cl-, SO42-, CO32- và HCO3-. Trong điều kiện tự nhiên, dựa
vào nguồn gốc và điều kiện phát sinh thì đất mặn chia làm 2 loại khác nhau:
Đất mặn ven biển: được hình thành do quá trình xâm nhiễm và tích tụ các
muối hòa tan trong nước biển vào môi trường đất. Khi nước biển xâm nhập vào
đất sẽ làm cho đất bị nhiễm mặn. Quá trình xâm nhiễm và tích tụ muối hòa tan
trong nước biển vào đất có thể xảy ra do mặt đất bị ngập thủy triều hay trong
vùng có nguồn nước ngầm được nuôi dưỡng bởi nước biển.
Đất mặn nội địa: hình thành do quá trình tích tụ các muối hòa tan vào môi
Phan Thị Thanh Nhàn

-9-


K52-Thổ Nhưỡng


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

trường đất. Muối tích tụ trong đất có thể được xuất phát từ một hoặc kết hợp của
nhiều nguồn nước ngầm, mẫu chất tạo đất hay từ sự rửa trôi các muối hòa tan từ
những vùng kề cận có địa hình cao hơn.
Thành phần cơ giới trung bình (d = 2 - 0,002) 57,84 - 60,42%. Đất có
phản ứng chua với pHKCl từ 5,05 - 5,35. Độ dẫn điện CE 0,19 - 4,96 mS/cm với
giá trị trung bình là 1,4 mS/cm. Tổng muối tan trong khoảng 0,02 - 3,52, trung
bình là 0,7%. Cl- trung bình là 0,193 - 0,256 (Phạm Quang Hà, 2006) ) [5 ].
Ở nước ta, đất mặn có diện tích 925,7 nghìn ha. Dựa vào số liệu phân tích
hóa học, chỉ tiêu phẫu diện, phân bố địa lý đất chia đất mặn làm 4 đơn vị: Đất
mặn sú vẹt đước (Mm), đất mặn nhiều (Mn), đất mặn trung bình và ít (M và Mi),
đất mặn kiềm (Mk) (QH & TKNN, 2008) [13 ].
b. Tổng quan đất phèn
Đất phèn ở nước ta có diện tích 1.855,4 nghìn ha chiếm 5,61% DTTN.
Phân bố ở 33 tỉnh thành thuộc 6/7 vùng kinh tế nông nghiệp.
Đất phèn được hình thành do sản phẩm phù sa đã bị biến đổi chứa một
lượng khá lớn lưu huỳnh (sulfit chủ yếu là Pirit). Đất phèn được hình thành trên
các sản phẩm bồi tụ phù sa với vật liệu sinh phèn. Vùng Tứ giác Long Xuyên,
Đồng Tháp Mười, kể cả một số nơi ở Hải Phòng, Thái Bình khi đào đất tới độ
sâu nào đó, người ta thấy xuất hiện màu đen, có mùi hôi của khí sunphua hyđro
(H2S). Đất phèn được xác định bởi sự có mặt trong phẫu diện đất hai loại tầng
chuẩn đoán chính là tầng sinh phèn. Đất chỉ có tầng sinh phèn gọi là đất phèn
tiềm tàng. Đất có tầng phèn gọi là đất phèn hiện tại.
Đất phèn chua, các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh bị phân giải yếm khí
tạo nên các sunfua, khi gặp không khí chúng lại bị ôxy hoá thành các sunfat và

axit sunfuric (H2SO4). Hình thái phẫu diện của đất phèn rất đặc trưng và chia ra
bốn tầng rõ rệt: Tầng canh tác, tầng đế cày, tầng đất cái chứa nhiều xác thực vật
và cuối cùng là tầng cát lỏng màu xám đen... Hàm lượng hữu cơ rất khác nhau
trung bình là 2,5 - 3,5%, những nơi còn dấu vết thực vật có thể tới 5 - 6%. Hàm
lượng N tổng số phổ biến từ 0,10 - 0,15%, đặc biệt rất nghèo lân, thường chỉ
khoảng 0,04 - 0,08%. Do đó, nếu bón đúng cách, hiệu lực của phân lân rất cao.
Nhìn chung, độ phì nhiêu tiềm tàng của đất phèn không thua kém đất phù sa
sông Hồng và sông Cửu Long nhưng vì quá chua nên năng suất không cao.[4]
Phan Thị Thanh Nhàn

-10-

K52-Thổ Nhưỡng


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

c. Bãi bồi ven biển
Ven biển là vùng sinh thái rất quan trọng, đồng thời cũng hết sức nhạy
cảm và dễ bị biến đổi. Xét về mặt hình dạng và các quá trình bồi tụ, có thể chia
các vùng cửa sông ra thành 2 loại chính là:
Vùng cửa sông Châu thổ: là những cửa sông dạng tam giác, cụ thể là cửa
sông Hồng và sông Cửu Long, độ mặn trung bình vào mùa khô (tháng 11 - 5)
nước độ mặn trung bình tương đối cao, có chế độ nhật triều với mức triều cao
trên 4 m. Thể nền sình lầy mạnh, đất bị nhiễm mặn và phèn khá rộng.
Vùng cửa sông hình phễu: là những cửa sông tồn tại ở những nơi đang có
sự lún chìm kiến tạo nhưng không được đền bù, chịu ảnh hưởng của hoạt động
thuỷ triều mạnh. Quá trình xâm thực của nước biển, sự bào mòn bờ và thung
lũng sông làm cho lòng sông sâu hơn, cửa sông ngày một mở rộng như cái phễu
loe ra biển như cửa sông Bạch Đằng, cửa sông Soài Rạp (Đồng Nai).v.v.

Tổng diện tích các bãi triều, triều lầy ven biển nước ta có khoảng trên 1,0
triệu ha, trong đó vùng cửa sông ven biển miền Trung, có khoảng 10.000 ha.[9]

Phan Thị Thanh Nhàn

-11-

K52-Thổ Nhưỡng


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
1. Nghiên cứu về các loại đất: đất cát biển; bãi bồi ven biển
2. Các loại cây trồng, vật nuôi chính, gắn với các loại sử dụng đất.
3. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan tới xu hướng sử dụng
và phát triển đất cát biển, và bãi bồi ven biển.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là 6 huyện có đất cát và bãi bồi ven biển tỉnh Hà Tĩnh.
2.2. Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu xác định số lượng và chất lượng của các loại đất cát biển
và bãi bồi ven biển Hà Tĩnh.
2. Nghiên cứu xác định các loại sử dụng đất, hiệu quả sử dụng trên đất
cát và bãi bồi ven biển Hà Tĩnh.
3. Xác định khả năng khai thác, sử dụng đất cát và bãi bồi ven biển vào
canh tác nông nghiệp
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

1. Phương pháp kế thừa các thông tin, tư liệu đã có: các kết quả nghiên
cứu về số lượng, chất lượng đất cát biển và bãi bồi ven biển của Viện
QH&TKNN; các kết quả nghiên cứu về đất cát ven biển Hà Tĩnh; đề tài nghiên
cứu của Trường Đại học Thuỷ lợi về các giải pháp chống hạn hán cho vùng đất
cát miền Trung.v.v.
2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa nghiên cứu về các loại sử dụng
đất cát biển và bãi bồi ven biển để xác định khả năng khai thác
3. Phương pháp điều tra kinh tế hộ nông dân theo phương pháp (PRA), để
phân tích hiệu quả kinh tế của các hoạt động của hộ nông dân trên vùng đất cát.
4. Điều tra, đánh giá mức độ thích hợp của đất cát và bãi bồi ven biển với
các loại sử dụng đất được lựa chọn theo TCVN 8409: 2010 (phụ lục 3).
Phan Thị Thanh Nhàn

-12-

K52-Thổ Nhưỡng


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

5. Phương pháp phân tích đất trong phòng thí nghiệm: sử dụng các phương
pháp phân tích thông dụng trong phòng thí nghiệm để phân tích các chỉ tiêu chất
lượng đất (bảng 1).
Bảng 1: Các phƣơng pháp phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm
STT
Chỉ tiêu
1
Lấy mẫu đất

Tiêu chuẩn ngành

TCVN 6647: 2000

Phƣơng pháp phân tích

Đơn vị

Xác định theo phương pháp pypet,
dùng ống hút Robinxon

%

2

Thành phần cấp
hạt

TCVN 6862: 2001

3

pHKCl

TCVN 5979: 2007 Máy đo pH meter

4

Lân dễ tiêu

TCVN 5256: 2009 Phương pháp Olsen


5

Kali dễ tiêu

Sử dụng dịch chiết amon axetat
TCVN 8663: 2011 1M, pH = 7, xác định bằng quang mg/100g
kế ngọn lửa

6

Lân tổng số

TCVN 7374: 2004

Công phá bằng H2SO4, so màu
bằng Xanh Molipden

%P2O5

7

Kali tổng số

TCVN 7375: 2004

Công phá bằng H2SO4 + HClO4,
xác định bằng quang kế ngọn lửa

%K2O


8

CEC

Viện TNNN biên
soạn

Phương pháp Schachtschabel, sử
Meq/100g
dụng CH3COONH4 1N

8

Ca2+, Mg2+, K+,
Na+ trao đổi

Viện TNNN

Dung dịch trao đổi: NH4CH3COO
mgdl/100g
1N(pH=7) , xác định bằng quang
đất
phổ hấp thụ nguyên tử

9

Al3+

Viện TNNN


Phương pháp Vannien

lđl/100g

3+

Viện TNNN

Phương pháp complexon

mg/100g

mg/100g

10

Fe

11

OM

TCVN 6642: 2000 Phương pháp Chiurin

%

12

BS


TCVN 6646: 2000 Xử dụng dung dich BaCl2

%

Bằng sắc ký inon lỏng

%

TCVN 6498:1999

Xác định nitơ tổng. Phương pháp
Kendan (Kjeldahl) cải biên

%

Viện TNNN

Đo bằng máy đo độ điện dẫn
(conductivity meter)

mS/cm hay
dS.m-1

2-

13

SO4

14


Nitơ tổng số

16

EC

17

Cl-

TCVN 6194-1996 Bằng sắc ký ion lỏng

%

6. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích hệ thống, được sử dụng để
đánh giá hiệu quả của các mô hình sử dụng đất và dự báo khả năng sử dụng đất.

Phan Thị Thanh Nhàn

-13-

K52-Thổ Nhưỡng


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phân loại và đặc điểm các loại đất vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh
3.1.1. Phân loại đất ven biển tỉnh Hà Tỉnh

Hà Tĩnh là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam với 12 đơn
vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện. Trong đó, có 5
huyện và 1 thành phố nằm ven biển với diện tích 262.561ha (bảng 2).
Bảng 2: Diện tích các huyện, thành phố thuộc
vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh
Diện tích (ha)

Huyện (ha)
Nghi Xuân

22.004

Can Lộc

30.128

Thạch Hà

35.528

Cẩm Xuyên

63.649

Kỳ Anh

105.598

TP. Hà Tĩnh


5.654

Cộng
262.561
(Nguồn: Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2010) [10]
Số liệu ở bảng 2 cho thấy: vùng nghiên cứu có tổng diện tích 262.561 ha
chiếm đến 43,6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Chồng xếp bản đồ hiện trạng sử dụng đất lên bản đồ đất đã xác định được
phân loại và quy mô diện tích các loại đất ven biển Hà Tĩnh như sau: vùng
nghiên cứu có 64.570 ha đất tự nhiên, chiếm 24,6% diện tích đất tự nhiên của
các huyện thuộc vùng nghiên cứu. Trừ diện tích sông suối, ao hồ 2.010 ha, diện
tích đất còn lại là 62.560 ha, chiếm 98,3% DTTN được chia làm 3 nhóm với 7
loại đất (bảng 3).

Phan Thị Thanh Nhàn

-14-

K52-Thổ Nhưỡng


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

Bảng 3: Phân loại và quy mô diện tích các loại đất ven biển của các
huyện ở Hà Tĩnh
(Đơn vị tính: ha)
STT

Tên đất


I Nhóm đất cát
1 Đất cồn cát
2 Đất cát biển
II Nhóm đất mặn
1 Đất ngập triều
2 Đất mặn nhiều
3 Đất mặn trung bình
4 Đất mặn ít
III Nhóm đất phèn
1 Đất phèn TB mặn ít
Sông suối
Tổng


kiệu
C
Cc
C
M
NT
Mn
M
Mi
S
SMi

Tổng
38.020
12.340
25.680

8.090
2.880
840
1.570
2.800
16.405
16.450
2.010
64.570

Nghi
Xuân
8010
2.110
5.900
450
450

1.400
1.400
9.860

Huyện (thị)
Thạch TP. Hà
Can Lộc

Tĩnh
2.170 13.210 1.240
750
3.720

1.420
9.490 1.240
296
2.220
100
900
720
100
70
960
530
3.070
4.800 1.290
3.070
4.800 1.290
450
150
6.850

20.380

2.530

Cẩm Huyện kỳ
Xuyên Anh
5.890
7.500
3.020
2.740
2870

4.760
800
3.460
420
1.010
120
1.400
380
930
2.420
3.470
2.420
3.470
450
960
9.560

15.390

(Nguồn: Viện QH&TKNN, 2007) [13]

Hình 1: Các loại đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

Phan Thị Thanh Nhàn

-15-

K52-Thổ Nhưỡng



Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

Hình 2: Bản đồ đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

Phan Thị Thanh Nhàn

-16-

K52-Thổ Nhưỡng


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

3.1.2. Đặc điểm lý hóa học đất ven biển Hà Tĩnh
Vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên (DTTN) là 64.570 ha
được chia thành 3 nhóm: đất cát, đất mặn, đất phèn với 7 loại đất: đất cồn cát
trắng vàng (Cc), đất cát biển (C), đất ngập triều (NT), đất mặn nhiều (Mn), đất
mặn trung bình (M), đất mặn ít (Mi), đất phèn trung bình mặn ít (SMi).
a. Nhóm đất cát
* Cồn cát trắng vàng (Cc)
Ở nước ta cồn cát trắng vàng có diện tích 248,5 nghìn ha (0,75% DTTN),
thường phân bố ở ven biển, tập trung từ Bình Trị Thiên đến Bình Thuận. Phân
loại theo định lượng của FAO/WRB, cồn cát trắng tương đương với đơn vị
Luvic Arenosols; Xanthic Arenosols. Đất cồn cát ở Hà Tĩnh có diện tích lớn nhất
với 12.340 ha (19,11% diện tích tự nhiên). Trong đó, huyện Cẩm Xuyên có diện
tích lớn nhất 3.020 ha chiếm 24,47% diện tích đất cồn cát của vùng.
Cồn cát vàng có màu đặc trưng là màu vàng hoặc màu da cam và có sự
phát triển yếu, mức độ ổn định cao hơn, ít di động. Cồn cát trắng gồm những
đụn, cồn hoặc lượn sóng và trên xuống dưới là cát, màu xám trắng là chủ đạo.
Phẫu diện đồng nhất về thành phần cơ giới từ trên xuống dưới là cát và thường

có màu vàng. Nhiều nơi lẫn cả vỏ sò và san hô được xếp vào loại này. Cồn cát
trắng vàng có độ dày lớp cát đến 15 - 20m.
Cồn cát trắng có độ phì nhiêu thấp, hàm lượng sét trong đất rất thấp, dao
động trong khoảng 8 - 15% và tăng dần theo độ sâu tầng đất. Đây chính là kết
quả của quá trình rửa trôi mạnh theo chiều thẳng đứng,
Hàm lượng chất hữu cơ nghèo trong đất cồn cát hầu như không đáng kể
(<0,1%). Các chất tổng số: đạm rất nghèo <0,05%. Lân, Kali đều nghèo đến rất
nghèo (P2O5: 0,01 - 0,1% ; K2O < 0,08%). Các chất dễ tiêu đều rất nghèo, dung
tích hấp thu < 10 me/100g đất (phụ lục 2).
Do có nhiều hạn chế nên đất cồn cát trắng vàng ở Hà Tĩnh thường được
trồng phi lao tạo đai rừng chắn gió, cát bay đồng thời thu hoạch gỗ, giữ nước
ngọt cho nhà sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong vùng.
* Đất cát (C):
Đất cát có diện tích 25.680 ha (chiếm 39,8% DTTN), là loại đất chiếm
diện tích lớn nhất thể hiện rõ hơn ở biểu đồ (hình 1) và phân bố chủ yếu ở huyện
Phan Thị Thanh Nhàn

-17-

K52-Thổ Nhưỡng


Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý đất ven biển tỉnh Hà Tĩnh

Thạch Hà (chiếm tới 37% diện tích), phân bố sâu vào đất liền so với cồn cát,
hình thành dải rộng khá bằng phẳng, kéo dài dọc theo quốc lộ 1A.
Các bãi bằng thường có hạt thô, phân lớp rõ, bề mặt có màu trắng hoặc
xám trắng. Đất cát biển có thành phần cơ giới nhẹ trong đó cát chiếm ưu thế đặc
biệt là cát mịn (d = 2 - 0,02mm) có thể đến 40 - 95%, trong khi d = 0,02 - 0,002
có 30 - 42%. Trong lúc đó, hàm lượng sét vật lý trong đất không lớn, ít khi vượt

10 - 15% . Sự thay đổi tỷ lệ các cấp hạt còn phụ thuộc vào khoảng cách đến bờ
biển cũng như phụ thuộc vào thành phần các khoáng sơ cấp.
Nhìn chung, đất cát biển điển hình có phản ứng ít chua (pHKCl 4 - 6), hàm
lượng chất hữu cơ và đạm tổng số tầng mặt nghèo (OM: 0,46% N: 0,5%) ở độ
sâu 0 - 35cm; các tầng dưới rất nghèo điển hình như sâu 35 - 70cm; OM: 0,13%,
N tổng số là 0,014%, hàm lượng chất dinh dưỡng khác như K, P dễ tiêu cũng
đều thấp (K2O: 3 - 6 mg/100g; P2O5: 2 - 12 mg/100g) (phụ lục 2).
Đất cát tuy nghèo dinh dưỡng và có thành phần cơ giới nhẹ nhưng khá
thích hợp cho trồng lúa, lúa - màu đặc biệt là chuyên màu (vừng, lạc, đậu đỗ,...).
Việc đảm bảo tưới tiêu chủ động, tăng cường bón phân nhất là phân hữu cơ được
coi là điều kiện cần thiết nhằm tăng sinh khối. Ngoài ra, để bảo vệ đất canh tác
cần có đai rừng chắn cát bay bằng các vành đai phi lao, keo lá tràm.
b. Nhóm đất mặn
Nhóm đất mặn ở Hà Tĩnh có tổng diện tích là 5.210 ha, chiếm 8,06% diện
tích vùng nghiên cứu. Có 3 loại đất mặn ở vùng ven biển Hà Tĩnh là: Đất mặn
ngập triều (NT), đất mặn nhiều (Mn), đất mặn trung bình (M), đất mặn ít (Mi).
* Đất mặn ngập triều (NT):
Diện tích 2.880 ha chiếm 4,5%, thường xuyên ngập nước biển và chỉ thích
hợp với cây rừng ngập mặn như: đước, sú, vẹt, mắm, bần... Tuy có diện tích ít
nhưng vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ bờ biển và nuôi trồng thủy sản.
* Đất mặn nhiều (Mn):
Đất mặn nhiều có diện tích 840 ha (chiếm 1,3% DTTN). Phân bố tập
trung ở địa hình tương đối thấp, ven đầm phá, ảnh hưởng mặn do thủy triều.
Theo phân loại FAO/WRB, 2006, đất Mn tương đương với đơn vị đất phụ Gleyi
Salic Fluvisols (Glayic) hoặc Sali Tidalic Fluvisol (Clayic).
Phan Thị Thanh Nhàn

-18-

K52-Thổ Nhưỡng



×