TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC
BÁO CÁO KIẾN TẬP
ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC ĐỐI VỚI CÁN BỘ
CÔNG CHỨC CỦA UBND THỊ XÃ SƠN TÂY
ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP:
PHÒNG NỘI VỤ UBND THỊ XÃ SƠN TÂY – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Người hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Ngành đào tạo
Lớp
Khóa học
: Hà Ngọc Quân
: Nguyễn Thu Hà
: Quản trị Nhân lực
: 1205.QTND
: 2012 - 2016
Hà Nội - 2015
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC................................................................................................................2
PHỤ LỤC ................................................................................................................3
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................4
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................5
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
CHƯƠNG 1 .............................................................................................................4
TỔNG QUAN VỀ UBND THỊ XÃ SƠN TÂY......................................................4
1.1. Tổng quan về thị xã Sơn Tây......................................................................4
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên................................................................4
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển..............................................................4
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của UBND thị xã Sơn
Tây.....................................................................................................................5
1.2.1 Chức năng của UBND Thị xã Sơn Tây....................................................6
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND Thị xã Sơn Tây..............................6
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của UBND thị xã Sơn Tây..............................................7
1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ
UBND thị xã Sơn Tây.......................................................................................9
1.3.1. Chức năng phòng Nội vụ UBND thị xã Sơn Tây....................................9
1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Nội vụ UBND thị xã Sơn Tây............9
1.3.3. Cơ cấu tổ chức của Phòng Nội Vụ UBND thị xã Sơn Tây...................13
1.4 Khái quát các hoạt động của công tác Quản trị nhân lực của UBND thị xã
Sơn Tây............................................................................................................14
1.4.1. Công tác phân tích công việc tại UBND thị xã Sơn Tây.......................14
1.4.2. Công tác tuyển dụng nhân lực tại UBND thị xã Sơn Tây.....................15
1.4.3. Công tác đánh giá thực hiện công việc tại UBND thị xã Sơn Tây........15
1.4.4. Công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại UBND thị xã Sơn Tây......16
1.4.5. Công tác tạo động lực tại UBND thị xã Sơn Tây..................................17
1.4.6. Quan điểm trả lương đối với đội ngũ cán bộ, công chức của UBND thị
xã Sơn Tây.......................................................................................................17
1.5. Cơ sở lý luận về công tác tạo động lực đối với cán bộ, công chức của
UBND thị xã Sơn Tây.....................................................................................18
1.5.1. Khái quát về quản lý nhân sự................................................................18
1.5.2. Khái quát về công tác tạo động lực.......................................................19
1.5.3. Phương hướng tạo động lực đối với cán bộ, công chức của UBND thị
xã Sơn Tây.......................................................................................................20
CHƯƠNG 2............................................................................................................21
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC ĐỐI VỚI CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CỦA UBND THỊ XÃ SƠN TÂY................................................21
2.1. Thực trạng về cán bộ, công chức của UBND thị xã Sơn Tây..................21
2.1.1. Thực trạng về điệu kiện tự nhiên của UBND thị xã Sơn Tây...............21
2.1.2. Thực trạng về trình độ cán bộ, công chức của UBND thị xã Sơn Tây..22
2.1.3. Thực trạng về kỹ năng và thái độ làm việc của cán bộ, công chức
UBND dân thị xã Sơn Tây..............................................................................24
2.2. Công tác tạo động lực đối với cán bộ, công chức của UBND thị xã Sơn
Tây...................................................................................................................25
2.2.1. Tầm quan trọng của công tác tạo tạo động lực đối với cán bộ, công
chức ................................................................................................................25
của UBND thị xã Sơn Tây...............................................................................25
2.2.2. Thực trạng công tác tạo động lực đối với cán bộ, công chức của UBND
thị xã Sơn Tây..................................................................................................26
2.3. Những ưu điểm và hạn chế trong công tác tạo động lực đối với cán bộ,
công chức của UBND thị xã Sơn Tây.............................................................31
2.3.1. Ưu điểm trong công tác tạo dộng lực đối với cán bộ, công chức của
UBND thị xã Sơn Tây.....................................................................................31
2.3.2. Hạn chế trong công tác tạo động lực đối với cán bộ, công chức của
UBND thị xã Sơn Tây.....................................................................................34
CHƯƠNG 3............................................................................................................37
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC ĐỐI VỚI CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CỦA UBND THỊ XÃ SƠN TÂY................................................37
3.1. Mục tiêu của công tác tạo động lực đối với cán bộ, công chức UBND thị
xã Sơn Tây.......................................................................................................37
3.1.1. Khái niệm, vai trò của mục tiêu.............................................................37
3.1.2. Mục tiêu của công tác tạo động lực đối với cán bộ, công chức của
UBND thị xã Sơn Tây.....................................................................................38
3.2. Giải pháp nâng cao công tác tạo động lực đối với cán bộ, công chức của
UBND thị xã Sơn Tây.....................................................................................39
KẾT LUẬN............................................................................................................43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................44
PHỤ LỤC...............................................................................................................45
PHỤ LỤC
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ các
thầy cô giáo đang giảng dạy tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đặc biệt là các thầy
cô giáo khoa tổ chức và quản lý nhân lực. Cùng với người hướng dẫn Hà Ngọc
Quân, phó trưởng phòng nội vụ UBND thị xã Sơn Tây. Các nội dung nghiên cứu
và kết quả trong bài báo cáo này là trung thực, chính xác. Những nội dung, hình
ảnh, thông tin trong bài thu thập từ nhiều nguồn khác nhau có khi trong phần tài
liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của tác giả,
cơ quan tổ chức khác được đăng tải trên các hương tiện thông tin đại chúng.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước khoa, nhà trường cũng như kết quả báo cáo của tôi.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản báo cáo kiến tập này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
- Thầy cô giáo đang giảng dạy tại trường Đại học nội vụ Hà Nội, đặc biệt là
thầy cô giáo khoa tổ chức và quản lý nhân lực đã giảng dạy và trang bị cho tôi
những kiến thức căn bản về chuyên ngành Quản trị nhân lực cũng như các kỹ năng
nghề nghiệp, kỹ năng giao tiếp, .v.v có liên quan tới ngành học.
- Phòng nội vụ UBND Thị xã Sơn Tây đã tiếp nhận và trực tiếp phân
công, hướng dẫn trong thời gian tôi kiến tập để tôi có thể tiếp cận thực tế,
hoàn thành khóa học tại trường cũng như là cơ sở và thực tiễn để tôi viết báo
cáo kiến tập.
- Phó trưởng phòng Hà Ngọc Quân và chuyên viên Trần Bảo Hà là người
trực tiếp hướng dẫn tôi thực hành các công tác Quản trị nhân lực liên quan tới kế
hoạch hóa nguồn nhân lực; phân tích và thiết kế công việc; tuyển mộ, tuyển
chọn, biên chế nhân lực; tạo động lực trong lao động; đánh giá thực hiên công
việc; đào tạo và phát triển; đã ngộ và phúc lợi; quan hệ lao đông; an toàn và sức
khỏe cho người lao động; bất bình và kỷ luật lao động tại Phòng Nội vụ UBND
Thị xã Sơn Tây.
- Các cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên tại UBND Thị xã Sơn Tây đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành kỳ kiến tập của bản thân.
Nhờ sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy, các cô, các bác, các chú,
các anh, các chị đã giúp tôi có những trải nghiệm thực tế về ngành học Quản trị
nhân lực, được đi vào thực tiễn để có thể trau dồi thêm vốn kiến thức của bản thân
cũng như nâng cao hiệu quả học tập tại trường: “Học đi đôi với hành”, cũng như có
điều kiện để hoàn thành tốt báo cáo kiến tập này.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin
để hoàn thành báo cáo, song do còn hạn chế về kiến thức, trình độ cũng như phạm
vi thực tế, chắc chắn báo cáo này không tránh khỏi những hạn chế, sai sót nhất
định, rất mong nhận được sự góp ý quý báu của các quý thầy cô khoa Quản trị
nhân lực, trường Đại học Nội vụ Hà Nội và các anh, các chị, các bạn quan tâm.
Xin chân thành cảm ơn!
SINH VIÊN
NGUYỄN THU HÀ
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bất kỳ tổ chức nào cũng được tạo thành bới các thành viên là con người hay
nguồn nhân lực của nó. Do đó, có thể nói nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm
tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó, một tổ chức chỉ có thể đạt
được năng suất cao khi có những nhân viên làm việc tích cực và sáng tạo. Điều đó
phụ thuộc vào cách thức và phương pháp mà những người quản lý sử dụng để tạo
động lực cho nhân viên. Việc tăng cường tạo động lực đối với người lao động sẽ
giúp cho người lao động cảm thấy có động lưc, phấn khởi, yêu thích công việc và
phát huy hết khả năng của bản thân, từ đó sẽ nâng cao thành tích lao động và các
thắng lợi lớn hơn của tổ chức.
Đề tài tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức luôn được ban lãnh
đạo các cấp cùng các nhà quản lý hết sức quan tâm. Hơn nữa tôi cũng rất có hứng
thú với đề tài này bởi tính hoàn thiện khai thác đặc điểm tâm lý nguồn nhân lực mà
nó mang lại.
Từ những lý do trên tôi đã quyết định chọn đề tài này để thực hiện trong bài
báo cáo kiến tập, nhằm mục đích hoàn thiện và kiểm tra lại quá trình học tập của
bản thân để đúc kết ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân. Báo cáo này vừa
bao gồm những kiến thức đã học vừa gắn liền vào thực tiễn tại Thị xã Sơn Tây để
người đọc có thể nắm rõ cũng như so sánh, rút ra kết luận về thực tế của 01 phòng
nội vụ trong cơ quan hành chính nhà nước với lý luận về công tác tạo động lực,
quản trị nhân lực đã được đúc kết thông quan sách vở.
Để đảm bảo nội dung của cuốn báo cáo, tôi đã bám sát nội dung chương
trình các môn học chuyên ngành của quản trị nhân lực; mặt khác, cố gằng tìm hiểu
nghiên cứu, tổng kết thực tiễn công tác tạo động lực tại UBND Thị xã Sơn Tây;
những điểm tích cực và hạn chế, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động của công tác tạo động lực đối với cán bộ, công chức của UBND thị
xã Sơn Tây nói chung và tại Phòng Nội Vụ UBND thị xã Sơn Tây nói riêng.
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về công tác tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức tại
UBND thị xã Sơn Tây.
- Thực trạng về công tác tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức tại
UBND thị xã Sơn Tây.
- Giải pháp nâng cao công tác tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức
tại UBND thị xã Sơn Tây.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của bài báo cáo này chính là “Công tác tạo động lực đối
với cán bộ, công chức của UBND thị xã Sơn Tây”.
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu tại Phòng Nội vụ UBND thị xã Sơn Tây
Công tác tạo động lực là một vấn đề mà các nhà khoa hoc, các nhà quản lý đặc
biệt quan tâm. Lĩnh vực này có một số công trình khoa học được đăng tải trên
các giáo trình, các học thuyết, sách chuyên khảo, luận văn, tạp chí cụ thể:
- Douglas Mc Gregor “Thuyết X và thuyết Y”
- Maslow “Thuyết hệ thống nhu cầu”
- Victor Vroom “Thuyết kỳ vọng”
- Herzberg “Thuyết hai nhân tố”
- J.Adam “Thuyết công bằng”
5. Phương pháp nghiên cứu
- phuơng pháp phân tích, tổng hợp
- phương pháp diễn giải, thuyết minh
- phương pháp điều tra
6. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu vấn đề này nhằm mục đích hiểu rõ hơn tổng quan về UBND
thị xã Sơn Tây, thông qua đó tiến tới tìm hiểu thực trạng công tác tạo động lực
đối với cán bộ, công chức của UBND thị xã Sơn Tây.
Tìm hiểu về công tác tạo động lực cho cán bộ, công chức, giúp chúng ta nắm bắt
một cách toàn diện về tâm lý của nguồn nhân lực, từ đó có những giải pháp giúp
2
nâng cao công tác tạo động lực đối với cán bộ, công chức của UBND thị xã Sơn
Tây, để việc sử dụng nguồn nhân lực được hiệu quả.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Đề tài gồm có 3
chương:
Chương 1. Tổng quan về UBND thị xã Sơn Tây.
Chương 2. Thực trạng về công tác tạo động lực đối với cán bộ, công chức của
UBND thị xã Sơn Tây.
Chương 3. Giải pháp nâng cao công tác tạo động lực đối với cán bộ, công chức
của UBND thị xã Sơn Tây.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ UBND THỊ XÃ SƠN TÂY
1.1. Tổng quan về thị xã Sơn Tây
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Thị xã Sơn Tây là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội với tọa độ địa lý
210o vĩ Bắc, 1050o kinh Đông, cách trung tâm Hà Nội 42 km về phía Tây Bắc, nằm
trong vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả
vùng, có nhiều đường giao thông thủy, bộ nối với Trung tâm Thủ đô Hà Nội, các
vùng Đồng bằng Bắc Bộ, nối với vùng Tây Bắc rộng lớn của Tổ quốc như sông
Hồng, sông Tích, đường Quốc lộ 32, Quốc lộ 21A, đường tỉnh lộ 414, 413, v.v.
Thị xã Sơn Tây có tổng diện tích tự nhiên là 113,46 km 2, dân số 18 vạn
người, được chia làm 15 đơn vị hành chính gồm 9 phường, 6 xã; có 53 cơ quan,
doanh nghiệp, bệnh viện, trường học và 30 đơn vị quân đội đóng trên địa bàn.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Theo “Thư tịch cố” (Đại nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương loại
chí), Sơn Tây xuất hiện cách đây hơn 500 năm. Năm 1469 (thời Lê Thánh Tông),
Trấn sở Sơn Tây đóng tại xã La Phẩm, huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai (nay
thuộc xã Tản Hồng, Ba Vì, Hà Nội), thời kỳ đó gọi là Sơn Tây Thừa Tuyên. Đến
thời Lê Cảnh Hưng (1740-1786), Trấn sở được dời về xã Mông Phụ, huyện Phú
Lộc, phủ Quảng Oai (nay thuộc xã Đường Lâm, Sơn Tây), năm Minh Mệnh thứ ba
(1822), Trấn sở dời về thôn Thuần Nghệ, huyện Minh Nghĩa (nay là nội thành Sơn
Tây). Năm 1831, Trấn Sơn Tây đổi thành tỉnh Sơn Tây và trấn lỵ trở thành tỉnh lỵ.
Năm 1942, thực dân Pháp đổi tỉnh lỵ thành Thị xã Sơn Tây.
Thị xã Sơn Tây là thủ phủ của tỉnh Sơn Tây (bao gồm 06 huyện: Quốc Oai,
Quảng Oai, Tùng Thiện, Phúc Thọ, Thạch Thất, Bất Bạt), với diện tích 150 mẫu
Bắc Bộ và số dân 6116 người.
Tháng 6/1965, thực hiện Quyết định của Chính Phủ, Thị xã Sơn Tây cùng
với các huyện của tỉnh Sơn Tây sát nhập với tỉnh Hà Đông thành tỉnh Hà Tây.
Năm 1979, thực hiện Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, thị xã Sơn Tây
cùng với một số huyện của tỉnh Hà Sơn Bình chuyển về Thành phố Hà Nội.
4
Từ tháng 10 năm 1991, Thị xã Sơn Tây được tách và chuyển về trực thuộc
tỉnh Hà Tây.
Ngày 13/4/2006, Bộ trưởng Bộ Xây Dựng đã có Quyết định số 655/QĐBXD công nhận Thị xã Sơn Tây là đô thị loại III.
Đặc biệt, ngày 02/8/2007, Chính Phủ đã có Nghị định số 130/NĐ-CP về việc
thành lập Thành phố Sơn Tây trực thuộc Thị xã Sơn Tây.
Ngày 01/8/2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/QH12 của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa Thành phố Sơn Tây trở về với Thủ đô
Hà Nội.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, qua nhiều lần tách, nhập, điều
chỉnh địa giới hành chính; song nói đến Sơn Tây là nói đến vùng đất giàu truyền
thống văn hiến, kiên cường trong đấu tranh cách mạng, cần cù, sáng tạo trong lao
động sản xuất. Sơn Tây đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Huân chương chiến công Hạng
Nhì, Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Lao động hạng Nhì.
Trong những năm vừa qua, Đảng bộ Thị xã Sơn Tây đã tập trung phát triển
kinh tế, đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ, đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, Thị xã đã
dần khang trang, sạch đẹp, hướng phát triển tương lai là đô thị loại II, Thành phố
du lịch, dịch vụ của Thủ đô Hà Nội.
Thị xã Sơn Tây không chỉ là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả vùng
mà còn là trung tâm đào tạo, huấn luyện quân đội của cả nước, có vị trí hết sức
quan trọng về an ninh, quốc phòng, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững
chắc phía Tây của Thủ đô Hà Nội.
Qua chặng đường hình thành và phát triển không ngừng, có thể thấy thị xã
Sơn Tây là một đô thị cổ của vùng xứ Đoài ngàn năm văn hiến, có quá trình hình
thành và phát triển lâu đời, xứng đáng là vùng đất địa linh, nhân kiệt, xứng đáng là
thành phố, là của ngõ phía Tây của thủ đô Hà Nội.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của UBND thị xã Sơn Tây
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân các cấp được quy định cụ thể tại Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và
5
Ủy ban nhân dân được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26/11/2003. Do vậy chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân Thị xã Sơn Tây
được lấy căn cứ từ Luật này để quy định. Nội dung cụ thể có thể được tóm tắt như
sau:
1.2.1 Chức năng của UBND Thị xã Sơn Tây
nhân dân Thị xã tổ chức và chỉ đạo thi hành hiến pháp, luật, các văn bản của
cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, Ủy ban
nhân dân cấp trên, chỉ đạo hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, Ủy ban nhân dân ra
quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó.
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND Thị xã Sơn Tây
Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND trong thực hiện quản lý nhà nước
- Quản lý nhà nước ở địa phương trong lĩnh vực nông, lâm, nghiệp, ngư,
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, văn hóa, giáo dục, y tế,
khoa học, công nghệ và môi trường, thể dục - thể thao, báo chí phát hành và các
lĩnh vực xã hội khác, quản lý nhà nước về đất đai và các nguồn tài nguyên thiên
nhiên khác, quản lý việc thực hiện tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm hàng
hóa.
- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành hiến pháp, luật,
các văn bản của cơ quan cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp
trong cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân
và công dân ở địa phương.
- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện nhiệm vụ xây
dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân, thực hiện chế độ nghĩa
vụ quân sự, nhiệm vụ hậu cần tại chỗ, nhiệm vụ động viên, chính sách hậu phương
quân đội và chính sách đối với các lực lượng vũ trang nhân dân ở địa phương, quản
lý hộ tịch, hộ khẩu ở địa phương, quản lý việc cư trú đi lại của người nước ngoài ở
địa phương.
- Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, quyền lợi hợp pháp của công dân; chống
6
tham nhũng, chống buôn lậu, làm hàng giả và các tệ nạn xã hội khác.
- Quản lý công tác tổ chức, biên chế, lao động tiền lương,đào tạo đội ngũ
công chức, viên chức nhà nước và cán bộ cấp xã, công tác bảo hiểm xã hội theo sự
phân cấp của Chính phủ.
- Tổ chức và chỉ đạo thi hành án dân sự, thu chi ngân sách của địa phương
theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức của UBND thị xã Sơn Tây
UBND Thị xã Sơn Tây do HĐND Thị xã cùng cấp bầu ra, gồm Chủ tịch,
Phó Chủ tịch và Ủy viên. Chủ tịch UBND Thị xã phải là đại biểu HĐND, các
thành viên khác không nhất thiết phải là đại biểu HĐND.
Kết quả bầu thành viên của UBND Thị xã phải được Chủ tịch UBND Thành
phố Hà Nội phê duyệt.
7
Hình 1. Cơ cấu tổ chức của UBND Thị xã Sơn Tây
UBND THỊ XÃ SƠN TÂY
CHỦ TỊCH
CÁC PHÓ CHỦ TỊCH
Các phòng, ban, ngành
- Văn phòng HĐND & UBND
- Phòng Tư pháp
- Phòng Nội vụ
- Phòng Tài chính – Kế hoạch
- Phòng LĐ-TB & XH
- Phòng Giáo dục & Đào tạo
- Phòng Tài nguyên & Môi trường
- Phòng Y tế
- Phòng Văn hóa Thông tin
- Phòng Quản lý đô thị
- Thanh tra thị xã
UBND các xã, phường
- Phường Ngô Quyền
- Phường Lê Lợi
- Phường Phú Thịnh
- Phường Quang Trung
- Phường Sơn Lộc
- Phường Trung Hưng
- Phường Trung Sơn Trầm
- Phường Viên Sơn
- Phường Xuân Khanh
- Xã Cổ Đông
- Xã Đường Lâm
- Xã Kim Sơn
- Xã Sơn Đông
- Xã Xuân Sơn
- Xã Thanh Mỹ
Các đơn vị sự nghiệp
- Trạm khuyến nông
- Ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm
- Ban Đầu tư xây dựng
- Hội chữ thập đỏ
- Trung tâm phát triển quỹ đất
- Kho bạc Nhà nước thị xã
- Ban chỉ huy quân sự thị xã
- Tòa án nhân dân thị xã
- Viện kiểm sát nhân dân thị xã
- Công an thị xã
- Chi cục thuế
- Bảo hiểm xã hội
- Bưu điện thị xã
- Đài truyền thông
- Trung tâm y tế dự phòng
- Trạm thú y
- Đài truyền thanh thị xã
- Ban quản lý chợ Nghệ
- Hạt kiểm lâm thị xã
- Đài viễn thông thị xã
- Ban quản lý dự án cải tạo sông Tích
8
1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Phòng Nội vụ UBND
thị xã Sơn Tây
1.3.1. Chức năng phòng Nội vụ UBND thị xã Sơn Tây
- Phòng Nội vụ Sơn Tây là cơ quan chuên môn thuộc ủy ban nhân dân thị xã Sơn
Tây, có chức năng tham mưu, giúp ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về các lĩnh vực; tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự
nghiệp nhà nước, cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành
chính, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, tổ
chức phi chính phủ, văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng.
- Phòng Nội vụ thị xã có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng chịu sự
chỉ đạo, quản lý vè tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân thị xã, đồng
thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội
vụ.
1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Nội vụ UBND thị xã Sơn Tây
- Trình ủy ban nhân dân thị xã các văn bản hướng dẫn về công tác Nội vụ trên
địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.
- Trình ủy ban nhân dân thị xã ban hành quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế
hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau
khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
- Về tổ chức bộ máy:
Tham mưu giúp ủy ban nhân dân thị xã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn thị xã theo hướng dẫn của ủy ban nhân
dân cấp thành phố;
Trình ủy ban nhân dân thị xã quyết định hoặc để ủy ban nhân dân thị xã trình
cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhận, giải thể các cơ quan chuyên
môn thuộc ủy ban nhân dân thị xã;
9
Xây dựng đề án thành lập, sát nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình cấp có
thẩm quyền quyết định;
Tham mưu giúp chủ tịch ủy ban nhân dân thị xã quyết định thành lập, giải thể,
sát nhập các tổ chức phối hợp liên ngành thị xã theo quy định của pháp luật.
- Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:
Tham mưu giúp chủ tịch ủy ban nhân dân thị xã phân bổ chỉ tiêu bien chế hành
chính, sự nghiệp hàng năm;
Giúp ủy ban nhân dân thị xã hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế
hành chính, sự nghiệp;
Giúp ủy ban nhân dân thị xã tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế
độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự
nghiệp thị xã và ủy ban nhân dân cấp xã.
- về công tác xây dựng chính quền:
giúp ủy ban nhân dân thị xã và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện
việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo phân
công của ủy ban nhân dân thị xã và hướng dẫn của ủy ban nhân dân cấp thành
phố;
Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch ủy ban nhân dân thị xã phê chuẩn các chức
danh lãnh đạo của ủy ban nhân dân cấp xã; giúp ủy ban nhân dân thị xã trình ủy
ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp
luật;
Tham mưu giúp ủy ban nhân dân thị xã xây dựng đề án thành lập mới, nhập,
chia, điều chỉnh địa giới hành chính tren địa bàn để ủy ban nhân dân trình Hội
đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem
xét, quyết định. Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới
hành chính của thị xã;
Giúp ủy ban nhân dân thị xã trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sát nhập
và kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt động của thôn, làng, bản, tổ dân phố trên
địa bàn thị xã theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó thôn, tổ dân
phố.
10
- Giúp ủy ban nhân dân thị xã trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo
cáo việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp, xã, phường, trên địa bàn thị xã.
- Về cán bộ, cống chức, vien chức:
Tham mưu giúp ủy ban nhân dân thị xã trong việc tuyển dụng, sử dụng, điều
động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồi
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, công
chức, viên chức;
Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, phường, thị trấn và thực hiện
chính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, phường,
thị trấn theo phân cấp.
- Về cải cách hành chính:
Giúp ủy ban nhân dân thị xã triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên
môn cùng cấp và ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác hành chính ở địa
phương;
Tham mưu, giúp ủy ban nhân dân thị xã về chủ trương, biện pháp đẩy mạnh cải
cách hành chính trên địa bàn thị xã;
Tổng hợp công tác cải cách hành chính ở địa phương báo cáo ủy ban nhân dân
thị xã và cấp thành phố.
- Giúp ủy ban nhân dân thị xã thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt
động của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn.
- Về công tác văn thư lưu trữ:
Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã chấp hành chế độ,
quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;
Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảo quản và tổ
chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã và
lưu trữ thị xã.
- Về công tác tôn giáo:
11
Giúp ủy ban nhân thị xã chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và công
tác tôn giáo trên địa bàn;
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn cùng cấp để thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theo phân cấp của ủy ban nhân dân
cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.
- Về công tác thi đua, khen thưởng:
Tham mưu, đề xuất với ủy ban nhân dân thị xã tổ chức các phong trào thi đua
và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa
bàn thị xã; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng thi đua – khen thưởng thị
xã;
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua, khen
thưởng trên địa bàn thị xã; xây dựng, quản lý và sử dụng Qũy thi đua, khen
thưởng theo quy định của pháp luật.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về
công tác nội vụ theo thẩm quyền.
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước về công tác thanh niên.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch ủy ban nhân dân
thị xã và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác Nội
vụ trên địa bàn.
- Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác Nội
vụ trên địa bàn.
- Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,
khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối
với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ
theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của ủy ban nhân dân thị xã.
- Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và
theo phân cấp của ủy ban nhân dân thị xã.
12
- Giúp ủy ban nhân dân thị xã quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của ủy ban nhân dân thị xã, phường về công tác nội vụ và các lĩnh vực
công tác khác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng
dẫn của ủy ban nhân dân thị xã.
1.3.3. Cơ cấu tổ chức của Phòng Nội Vụ UBND thị xã Sơn Tây
Phòng Nội vụ thị xã Sơn Tây được tổ chức thống nhất làm việc theo chế độ thủ
trưởng.
Phòng Nội vụ có Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và cán bộ, công chức, nhân
viên
Trưởng phòng có trách nhiệm phụ trách chung, là người điều hành toàn bộ hoạt
động của phòng, quản lý và sắp xếp đội ngũ cán bộ đảm bảo thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ của phòng. Xây dựng chương trình công tác của phòng, truyền đạt
phổ biến các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Đảng, Nhà nước, của lãnh đạo cấp
trên; là chủ tài khoản của cơ quan.
Phó trưởng phòng có trách nhiệm giúp trưởng phòng phụ trách các lĩnh vực: Công
tác tôn giáo, chính quyền cơ sở, cải cách hành chính, công tác quản lý biên chế và
bổ nhiệm cán bộ khối hành chính và sự nghiệp, công tác hội, công tác thanh
niên..v.v. Tham gia là thư ký Hội đồng kỷ luật cán bộ công chức, viên chức thuộc
lĩnh vực được phân công phụ trách.
Phòng Nội vụ HĐND & UBND hiện nay được cơ cấu như sau:
Sơ đồ như sau:
Phòng Nội vụ UBND thị xã Sơn Tây
Trưởng phòng
Phó phòng
Phòng Nội vụ
Phòng Nội vụ
Hình 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng Nội vụ UBND thị xã Sơn Tây
13
1.4 Khái quát các hoạt động của công tác Quản trị nhân lực của UBND thị xã
Sơn Tây
1.4.1. Công tác phân tích công việc tại UBND thị xã Sơn Tây
Phân tích công việc là quá trình thu thập các tài liệu và đánh giá một cách có
hệ thống các thông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong
tổ chức nhằm làm rõ bản chất của từng công việc.
Phân tích công việc là một bước không thể thiếu trong quá trình hoạt động và
thực hiên mục tiêu của UBND thị xã Sơn Tây.
- Phân tích công việc gồm 3 bước
Bước 1. Chuẩn bị phân tích công việc
Bước 2. Thu thập thông tin phân tích công việc
Bước 3. Viết các tài liệu về phân tích công việc
Xác định mục đích phân tích
B1: Chuẩn bị phân tích
công việc
Lựa chọn công việc để phân tích
Thu thập các thông tin phục vụ
phân tích
Quy
trình
phân
tích
công
việc
Lựa chọn phương pháp thu
thập thông tin phân tích
B2: Thu thập thông tin
phân tích công việc
B3: Viết các tài liệu về
phân tích công việc
Thẩm định kết quả phân tích
Bản mô tả & bản yêu cầu nhân sự
Bản định mức kết quả công
việc
Hình 3. Sơ đồ quy trình phân tích công việc của UBND thị xã Sơn Tây
14
1.4.2. Công tác tuyển dụng nhân lực tại UBND thị xã Sơn Tây
- Tuyển dụng nhân lực là quá trình tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực nhằm tìm
được những ứng viên phù hợp để bù đắp những thiếu hụt trong tổ chức.
UBND thị xã Sơn Tây thường áp dụng quy trình tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực
khi xuất hiện sư thiếu hụt nhân lực tại các phòng, ban. Qua trình tuyển dụng
thường được áp dụng vào việc thi công chức, viên cức để chọn ra những người có
đủ trình độ và năng lực trúng tuyển vào các vị trí trong cơ quan.
- Quá trình tuyển mộ của UBND thị xã Sơn Tây gồm 4 bước:
Bước 1. Xây dựng chiến lược tuyển mộ
Bước 2. Tìm kiếm người xin việc
Bước 3. Đánh giá quá trình tuyển mộ
Bước 4. Các giải pháp thay cho tuyển mộ
- Quá trình tuyển chọn của UBND thị xã Sơn Tây gồm 9 bước cơ bản sau:
Bước 1. Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ
Bước 2. Sàng lọc qua đơn xin việc
Bước 3. Các trắc nghiệm nhân sự trong tuyển chọn
Bước 4. Phỏng vấn tuyển chọn
Bước 5. Khám sức khỏe và đánh giá thể lực của các ứng viên
Bước 6. Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp
Bước 7. Thẩm tra các thông tin thu được trong quá trình tuyển chọn
Bước 8. Tham quan công việc
Bước 9. Ra quyết định tuyển chọn
1.4.3. Công tác đánh giá thực hiện công việc tại UBND thị xã Sơn Tây
Đánh giá thực hiện công việc thường được hiểu là sự đánh giá có hệ thống và
chính thức tình hình thực hiện công việc của người lao động trong quan hệ so
sánh với các tiêu chuẩn đã được xây dựng và thảo luận về sự đánh giá đó với
người lao động.
Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động quản lý nguồn nhân lực quan
trọng và luôn tồn tại trong tất cả các tổ chức.
UBND thị xã Sơn Tây đánh giá thực hiện công việc của cán bộ, công chức theo các
phương pháp thông dụng sau:
Phương pháp thang đo đánh giá đồ họa
Phương pháp danh mục kiểm tra
Phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng
Phương pháp đánh giá bằng thang đo dựa trên hành vi
Phương pháp so sánh
Phương pháp bản tường thuật
15
Phương pháp quản lý bằng mục tiêu
Xây dựng và thực hiện chương trình đánh giá
Lựa chọn và thiết kế phương pháp đánh giá
Lựa chọn người đánh giá
Xác định chu kỳ đánh giá
Đào tạo người đánh giá
Phỏng vấn đánh giá
1.4.4. Công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại UBND thị xã Sơn Tây
Đào tạo và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực của tổ chức, là điều kiện quyết định để các tổ chức có thể đứng
vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh. Do đó trong các tổ chức, cống tác
đào tạo và phát triển cần phải được thực hiện một cách có tổ chức và có kế hoạch .
Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được
tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành
vi nghề nghiệp của người lao động.
Để đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực và chuyên
môn với ngành nghề thì UBND thị xã Sơn Tây áp dụng hai nhóm chủ yếu đó là:
Đào tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc.
- Nhóm đào tạo trong công việc gồm những phương pháp:
Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc
Đào tạo theo kiểu học nghề
Kèm cặp và chỉ bảo
Luân chuyển và thuyển công việc
- Nhóm đào tạo ngoài công việc gồm những phương pháp:
Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp
Cử đi học ở các trường chính quy
Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo
Đào tạo theo kiểu chương trình hóa, với sự trợ giúp của máy tính
Đào tạo theo phương thức từ xa
Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm
Mô hình hóa hành vi
Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ
16
1.4.5. Công tác tạo động lực tại UBND thị xã Sơn Tây
Tạo động lực là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý để tác động
đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong công việc.
Quy trình tạo động lực đối với cán bộ, công chức của UBND thị xã Sơn Tây:
Nhu cầu không được thỏa mãn
Xuất hiện sự căng thẳng, mệt mỏi
Quy trình
tạo động
lực đối với
cán bộ
công chức
của UBND
thị xã Sơn
Tây
Xuất hiện cá động cơ bên trong thôi thúc con
người
Xuất hiện các hành vi tìm kiếm
Nhu cầu được thỏa mãn
Giảm căng thẳng
Hình 4. Sơ đồ quy trình tạo động lực đối với cán bộ, công chức của UBND thị xã Sơn
Tây
1.4.6. Quan điểm trả lương đối với đội ngũ cán bộ, công chức của UBND thị xã
Sơn Tây
Hệ thống tiền lương của nhà nước bao gồm hai chế độ tiền lương: chế độ tiền
lương cấp bậc và chế dộ tiền lương chức vụ.
Việc thực hiện các quy định pháp luật về tiền lương đối với cán bộ, công
chức tại UBND thị xã Sơn Tây theo quy trình như sau:
Quy trình: Việc thực hiện chế độ nâng lương được thực hiện một năm 02 đợt vào
tháng 6 và tháng 12 đối với cán bộ, công chức tại thị xã.
Cụ thể như sau:
17
- UBND thị xã gửi văn bản hướng dẫn nâng lương cho các đơn vị trực
thuộc;
- Các đơn vị có trách nhiệm rà soát số cán bộ, công chức đủ điều kiện được
xét nâng lương. Tiến hành họp bình xét nâng lương, lập báo cáo, biên bản trình
UBND thị xã (qua phòng Nội vụ) để tổng hợp;
- Phòng Nội vụ tổng hợp, báo cáo UBND thị xã, trình Hội đồng xét nâng
lương của thị xã họp để xét duyệt và ra quyết định với cán bộ, công chức đủ điều
kiện, tiêu chuẩn nâng lương trong đợt.
UBND thị xã đã bám vào các quy định về quản lý biên chế cũng như chế độ
chính sách tiền lương của Nhà nước và thực hiện thực hiện công khai, minh bạch,
có quy trình xét nâng lương chặt chẽ đảm bảo được đầy đủ chế độ cho cán bộ,
công chức. Việc thực hiện chế độ nâng lương trước thời hạn, xếp lương khi tuyển
dụng theo bằng cấp, khi nâng ngạch không qua thi tuyển đã kịp thời động viên
được cho cán bộ, công chức công tác lâu năm.
1.5. Cơ sở lý luận về công tác tạo động lực đối với cán bộ, công chức của
UBND thị xã Sơn Tây
1.5.1. Khái quát về quản lý nhân sự
- Khái niệm
Quản lý nhân sự là tất cả các hoạt động của tổ chức để xây dựng, phát triển,
sử dụng, đánh giá, bảo toàn và gìn giữ một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu
của tổ chức cả về mặt số lượng và chât lượng, Quản lý nhân sự đóng vai trò trung
tâm trong việc thành lập các tổ chức, giúp cho tổ chức tồn tại, phát triển trong cạnh
tranh.
- Vai trò
Quản lý nhân sự đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức và
giúp cho các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường. Tầm quan trọng của Quản
lý nhân sự trong tổ chức xuất phát từ vai trò quan trọng của con người. Con người
là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ
chức. Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của tổ
chức nên Quản lý nhân sự chính là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi
18
tổ chức. Mặt khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu tổ
chức không quản lý tốt nguồn nhân lực, vì suy đến cùng mọi hoạt động quản lý
đều thực hiện bởi con người.
- Ý nghĩa
Quản lý nhân sự nghiên cứu các vấn đề về quản trị con người trong các tổ
chức ở tầm vi mô có hai mục tiêu cơ bản:
Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao
tính hiệu quả của tổ chức.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát
huy tối đa các năng lực cá nhân, được kích thích động viên tại nơi làm việc và
trung thành, tận tâm với Doanh nghiệp.
1.5.2. Khái quát về công tác tạo động lực
- Khái niệm tạo động lực:
Động lực là những nhân tố bên trong, kích thích con người nỗ lực làm việc trong
điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao.
Tạo động lực là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý để tác động
đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong công việc.
- Vai trò của công tác tạo động lực
Thứ nhất, quyết định hiệu suất làm việc của cá nhân trong tổ chức:
Khi người làm việc có động lực làm việc họ sẽ hăng say với công việc mình đang
làm hơn, từ đó họ sẽ chú tâm và phấn đấu không ngừng để đạt được kết quả như
mong muốn.
Thứ hai, là cơ sở đem lại sự sáng tạo trong tổ chức:
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh người có động lực làm việc thường cảm thấy
thỏa mái và say mê với nhiệm vụ được giao. Chính vì vậy, họ luôn thể hiện tính
sang tạo, đổi mới, tạo ra sự đột phá trong tổ chức, giúp tổ chức thích ứng được với
những thay đổi và chủ động tạo ra những thay đổi.
Thứ ba, giúp giảm thiểu những vấn đề có tác động tiêu cực nảy sinh trong hoạt
động của tổ chức:
19