Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Báo cáo tu tuong mac lenin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.03 KB, 13 trang )

z

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
 

Đề tài:
HỌC THUYẾT TƯ BẢN CHO VAY, LỢI TỨC ,
NGÂN HÀNG VÀ LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG.
Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
TIỂU LUẬN MÔN HỌC:
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

GVHD : PGS. TS. VŨ ANH TUẤN
Lớp

: VB16TC001

SVTH : PHAN THỊ ÁNH HẰNG
MSSV : 33131022784
TP.HCM, ngày 23 tháng 10 năm 2013


z

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
 

Đề tài:
HỌC THUYẾT TƯ BẢN CHO VAY, LỢI TỨC ,


NGÂN HÀNG VÀ LỢI NHUẬN NGÂN HÀNG.
Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
TIỂU LUẬN MÔN HỌC:
NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN

GVHD : PGS. TS. VŨ ANH TUẤN
Lớp

: VB16TC001

SVTH : PHAN THỊ ÁNH HẰNG
MSSV : 33131022784


z

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
------

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 10 năm 2013.


3


Mục Lục
A. LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................5
B. NỘI DUNG CHÍNH .............................................................. 6
I. Tư bản cho vay và lợi tức.................................................... 6
1. Tư bản cho vay: ................................................................ 6
2. Lợi tức tư bản cho vay ...................................................... 7
II. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng .....................................9
1. Ngân hàng.........................................................................9
2. Lợi nhuận ngân hàng......................................................... 9
III. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn: ........................................... 10
C. KẾT LUẬN ......................................................................... 12


A.LỜI MỞ ĐẦU
Để hiều rõ hơn các khía cạnh về kinh tế cũng như biến động của thị trường tài chính phục
vụ cho nghiệp vụ kinh tế sau khi ra trường. Tư bản thương nghiệp, tư bản cho vay, ngân hàng,
lợi nhuận ngân hàng và những ảnh hưởng của nó tới kinh tế xã hội là một vấn đề rất hay trong
học thuyết kinh tế giá trị thặng dư của chủ nghĩa Mac-Lênin, hòn đá tảng của học thuyết kinh tế .
Và nhờ học thuyết này mà toàn bộ bí mật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được vạch trần và nó
trở thành một trong hai căn cứ để biến chủ nghĩa xã hội không tưởng thành chủ nghĩa xã hội
khoa học. Với lý luận của C.Mác và với sự phát triển lý luận của Lênin về vấn đề này, đã phân
tích rất cụ thể và khoa học các hình thức chuyển hóa giá trị thặng dư, quá trình phân phối giá trị
thặng dư trong chủ nghĩa tư bản: lợi nhuận ngân hàng, lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức... Từ sự
phân tích có tính thuyết phục đó, đã bóc trần cái vẻ ngoài giả dối tiền lương là giá cả của lao
động, tư bản sinh ra lợi nhuận, tiền tệ sinh ra lợi tức…
Với lý luận lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất, nó đã giải quyết mâu thuẫn dưới chế

độ tư bản chủ nghĩa: tư bản bằng nhau, cấu tạo hữu cơ khác nhau, tốc độ lưu thông khác nhau
nhưng lợi nhuận thu được bằng nhau. Với lý luận này, C.Mác đã chỉ rõ toàn bộ giai cấp tư sản
bóc lột toàn bộ giai cấp công nhân. Do đó, công nhân phải đoàn kết đấu tranh chống các nhà tư
bản với tư cách là cuộc đấu tranh giai cấp. Và qua quá trình nghiên cứu sự vận động của tư bản
kinh doanh hàng hóa ta có thể thấy rõ mối quan hệ giữa tư bản công nghiệp và tư bản thương
nghiệp. Hiều rõ quá trình và cách thức hình thành giá trị thặng dư trong tư bản thương nghiệp, sự
vận động tất yếu của thị trường. Chức năng cuả ngân hàng trong thị trường tài chính và sự điều
tiết của ngân hàng nhà nước trước biến động của thị trường đặc biệt là với những ai quan tâm
đến đầu tư trong các thị trường rất nhạy cảm như: thị trường chứng khoán, thị trường bất động
sản….
Để có thể làm rõ hơn những điều trên ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu một số nội dung chính
trong học thuyết giá trị thặng dư của C.Mac.

5


B. NỘI DUNG CHÍNH
I. Tư bản cho vay và lợi tức
1. Tư bản cho vay:
a. Khái niệm
Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ sở hữu nó cho người
khác sử dụng trong một thời gian nhằm nhận được số tiền lời nhất định. Số tiền đó được gọi là
lợi tức. ký hiệu là z.
Tư bản cho vay đã xuất hiện từ lâu, sớm hơn cả tư bản công nghiệp, đó là tư bản cho vay
nặng lãi. Sở dĩ gọi là tư bản cho vay nặng lãi vì tỷ suất lợi tức thường rất cao, có khi lên tới
100% hoặc cao hơn. Vì vậy tư bản cho vay nặng lãi đã kìm hãm sự phát triển của sản xuất.
Ở đây ta không nghiên cứu loại tư bản cho vay đó, mà nghiên cứu tư bản cho vay dưới
chủ nghĩa tư bản.
Tư bản cho vay dưới chủ nghĩa tư bản hoàn toàn khác với tư bản cho vay nặng lãi. Tư
bản cho vay dưới chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra trong quá trình

tuần hoàn của tư bản. Sở dĩ như vậy là vì sự xuất hiện và tồn tại của tư bản cho vay vừa là sự cần
thiết và có khả năng thực hiện. Điều đó được biểu hiện ở chỗ: trong quá trình tuần hoàn và chu
chuyển của tư bản công nghiệp, luôn có số tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi.
Ví dụ: tiền trong quỹ khấu hao tư bản cố định, tiền dùng để mua nguyên liệu, vật liệu
nhưng chưa đến kỳ mua; bộ phận tiền để trả lương cho công nhân, nhưng chưa đến thời hạn trả;
bộ phận giá trị thặng dư tích lũy (dưới dạng tiền) để mở rộng sản xuất, nhưng chưa sử dụng.
Số tiền nhàn rỗi như thế không đem lại một thu nhập nào cho nhà tư bản, tức là tư bản
nhàn rỗi không sinh lợi. Nhưng đối với nhà tư bản thì tiền phải đẻ ra tiền. Vì vậy, nhà tư bản phải
đưa cho người khác vay tiền để kiếm lời. Về phương diện khác mà xét, cũng chính trong thời
gian đó, có những nhà tư bản khác rất cần tiền.
Ví dụ: tiền để mua nguyên, nhiên vật liệu - mà nhà tư bản không có vì hàng hoá chưa bán
được; tiền để mở rộng sản xuất - nhưng tích lũy chưa đủ v.v.. Do đó tất yếu các nhà tư bản đó
phải đi vay.


Từ hai mặt trên tất yếu sinh ra sự vay mượn lẫn nhau, sinh ra quan hệ tín dụng tư bản chủ
nghĩa. Nhờ có quan hệ vay mượn này mà tư bản nhàn rỗi đã trở thành tư bản cho vay.
Tư bản cho vay có những đặc điểm khác căn bản với tư bản công nghiệp và tư bản
thương nghiệp. Điều này được biểu hiện ở chỗ: đối với tư bản cho vay thì quyền sử dụng tư bản
tách rời quyền sở hữu tư bản; tư bản cho vay là hàng hoá đặc biệt.
Tư bản cho vay vận động theo công thức: T - T', trong đó T' = T + z. Nhìn vào công thức
này, sự vận động của tư bản cho vay chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa nhà tư bản cho vay và nhà
tư bản đi vay, tiền đẻ ra tiền. Do đó quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa được che giấu một cách kín
đáo nhất; tư bản cho vay trở nên thần bí và được sùng bái nhất.

b. Đặc điểm của tư bản cho vay:
Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư bản. Đối với người cho vay nó là tư bản sở
hữu, đối với người đi vay nó là tư bản sử dụng.
Tư bản cho vay là một hàng hoá đặc biệt, vì khi cho vay người bán không mất quyền
sở hữu, còn người mua chỉ được mua quyền sử dụng trong thời gian nhất định. Và khi sử dụng

thì giá trị của nó không mất đi mà còn tăng liên; giá cả của nó không do giá trị mà do giá trị sử
dụng quyết định. Lợi tức chính là giá cả của hàng hoá tư bản cho vay.
Tư bản cho vay là tư bản được sùng bái nhất. Do vận động theo công thức T-T’ nên nó
gây ấn tượng hình thức tiền có thể đẻ ra tiền.
Sự hình thành tư bản cho vay là kết quả của sự phát triển quan hệ hàng hoá - tiền tệ
đến một trình độ nhất định làm xuất hiện một quan hệ là: có nơi tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, có
nơi lại thiếu tiền để hoạt động.
Tư bản cho vay ra đời, nó góp phần vào việc tích tụ, tập trung tư bản, mở rộng sản
xuất, cải tiến kỹ thuật, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản. Do đó, nó góp phần làm tăng
thêm tổng giá trị thặng dư trong xã hội.

2. Lợi tức tư bản cho vay
Lợi tức là một phần lợi nhuận mà tư bản hoạt động trả cho nhà tư bản cho vay về món tiền mà
nhà tư bản cho vay bỏ ra cho nhà tư bản hoạt động sử dụng. Tư bản cho vay là tư bản sinh lợi
tức (kí hiệu là z)
7


Để làm rõ nguồn gốc và bản chất của lợi tức cần phải xem xét dòng lưu chuyển của đồng
tiền từ nhà tư bản cho vay đến nhà tư bản đi vay và ngược lại
Đứng về phía nhà tư bản cho vay thì do họ nhường quyền sử dụng tư bản của mình cho
người khác trong một thời gian nhất định, nên thu được lợi tức.
Về phía nhà tư bản đi vay (nhà tư bản hoạt động) thì họ vay tiền về để đưa vào sản xuất kinh doanh, nên họ thu được lợi nhuận (lợi nhuận bình quân). Nhưng vì họ không có tư bản hoạt
động, nên phải đi vay. Do đó họ phải trích một phần lợi nhuận thu được để trả cho nhà tư bản
cho vay. Số tiền trích ra để trả đó được gọi là lợi tức.
Như vậy, về thực chất, lợi tức chỉ là một phần của lợi nhuận mà nhà tư bản hoạt động thu
được nhờ sử dụng tư bản đi vay, phải trả cho nhà tư bản cho vay. Trên thực tế lợi tức là một phần
lợi nhuận bình quân, mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay, căn cứ vào số tư bản
mà nhà tư bản cho vay đã đưa cho nhà tư bản đi vay sử dụng.
Công thức vận động của tư bản cho vay là T – T’(T’=T + z). Ở đây không có tư bản sản

xuất, mà cũng không có cả tư bản hàng hóa.
Do đó lợi tức sinh ra bề ngoài hình như nguồn gốc của lợi tức không phải là giá trị thặng
dư do công nhân sáng tạo ra, mà là so bản thân tiền tệ sinh ra. Thực vậy, trong công thức chung
của tư bản T – H – T’, mặc dù T’ hình như lớn lên chỉ do việc mua và bán, nhưng ít nhất người
ta cũng còn thấy một khâu trung gian là mua và bán (H), người ta còn thấy số tiền lãi đó là sản
phẩm của một quan hệ sản xuất xã hội, quan hệ mua bán.
Còn trong công thức của tư bản cho vay T – T’, thì không có khâu trung gian nào. Thực
ra thì sự vận động của tư bản cho vay hoàn toàn dựa vào sự vận động của tư bản công nghiệp và
công thức T – T’ chỉ là sự tóm tắt giản đơn của công thức sau đây:

Slđ
T-H

….. SX ……..H’ - T’ với T’= (T + z)
Tlsx

Công thức này nói rõ:


Nhà tư bản cho vay dựa vào hoạt động của nhà tư bản hoạt động, còn nhà tư bản hoạt
động dựa vào quyền sở hữu của nhà tư bản cho vay kiếm giá trị thặng dư.
Lợi tức của nhà tư bản cho vay (z) chỉ là một bộ phận giá trị thặng dư do lao động của
công nhân sáng tạo ra trong sản xuất.
Công thức trên còn nói lên quan hệ giữa hai loại nhà tư bản: nó chỉ rõ sự phân chia giá trị
thặng dư do công nhân tạo ra hai thành phần, một phần cho nhà tư bản cho vay, một phần cho
nhà tư bản kinh doanh có được.
Nguồn gốc của lợi tức là một phần giá trị thặng dư do công nhân sáng tạo ra trong lĩnh
vực sản xuất. Nhưng, việc nhà tư bản cho vay thu được lợi tức đã che giấu thực chất bóc lột tư
bản chủ nghĩa. Dựa vào công thức vận động của tư bản cho vay, chúng ta hoàn toàn vạch trần
được điều đó.


II.

Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng
1. Ngân hàng
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính giữa hai hay nhiều bên. Thực hiện các

hoạt động các hoạt động tín dụng như nhận tiền gửi, cho vay và đầu tư tài chính, các hoạt động
thanh toán, phát hành các loại kỳ phiếu, hối phiếu , v.v... và một số hoạt động khác. Một số ngân
hàng còn có chức năng phát hành tiền.
Nhờ có ngân hàng mà các nhà tư bản có điều kiện mở rộng sản xuất nhanh chóng hơn, có
điều kiện tự do di chuyển từ ngành này sang ngành khác dễ dàng hơn, giảm được chi phí lưu
thông, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, đẩy nhanh tốc độ quay vòng của đồng tiền.

2. Lợi nhuận ngân hàng
a. Khái niệm
Ngân hàng có hai nghiệp vụ chủ yếu: nhận gửi và cho vay. Trong nghiệp vụ nhận gửi,
ngân hàng trả lợi tức cho người nhận tiền; còn trong nghiệp vụ cho vay, ngân hàng phải thu lợi
tức của người đi vay. Về nguyên tắc, lợi tức cho vay phải cao hơn lợi tức nhận gửi.
Chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận gửi sau khi trừ đi những chi phí về
nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cộng với các thu nhập khác về kinh doanh tư bản tiền tệ hình
thành nên lợi nhuận ngân hàng.
9


b. Bản chất của lợi nhuận ngân hàng
Trong cạnh tranh, rốt cuộc lợi nhuận ngân hàng cũng ngang bằng với lợi nhuận bình
quân, nếu không sẽ lại diễn ra sự tự do di chuyển tư bản vào các ngành khác nhau.l
Lợi nhuận ngân hàng là số chênh lệch giữa tỷ suất gửi và tỷ suất lợi tức cho vay sau khi
đã trừ đi chi phí về nghiệp vụ ngân hàng. Vì vậy thực chất của lợi nhuận ngân hàng cũng là một

phần giá trị thặng dư do công nhân tạo ra.
Tư bản ngân hàng là tư bản chức năng, tư bản hoạt động cho nên lợi nhuận ngân hàng
hoạt động theo quy luật tỷ suất lợi nhuận bình quân

III.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:
Các hình thức tồn tại trên là một số trong nhiều hình thức tồn tại dưới dạng lợi nhuận của

giá trị thặng dư.
Như ta đã biết giá trị thặng dư và lợi nhuận không hoàn toàn đồng nhất nhưng giữa chúng
đều có nguồn gốc từ lao động thặng dư. Giá trị thặng dư là phần lao động không công của công
nhân và bị nhà tư bản chiếm đoạt còn lợi nhuận là số tiền ra khi bán sản phẩm trên thị trường so
với tiền bỏ vào sản xuất.
Đứng về khía cạnh nào đó thì chính giá trị thặng dư tạo ra lợi nhuận nó biểu hiện sự bóc
lột và chứng minh mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản một cách khá chính xác, khoa học. Trước
Mác các nhà kinh tế đã hình dung ra giá trị thặng dư nhưng họ chưa có đủ lý luận để diễn đạt.
Nhưng đến C.Mác ông đã xây dựng tương đối hoàn chỉnh về phạm trù giá trị thặng dư và
tìm ra nguồn gốc thực sự của lợi nhuận. Mặc dù tồn tại ở hình thái nào thì lợi nhuận vẫn cần
phản ánh quan hệ bóc lột của chủ nghĩa tư bản và được sinh ra từ trong quá trình sản xuất.
Hay khi ta nhắc đến tỷ số giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến hay tỷ số giữa lao động
thặng dư và lao động cần thiết là tỷ suất giá trị thặng dư; tỷ suất đó nói lên mức độ bóc lột giai
cấp công nhân. Giá trị thặng dư có biểu hiện bề ngoài là một số tiền dôi ra ngoài tư bản ứng
trước; số tiền đó có tên gọi là lợi nhuận. Phạm trù lợi nhuận che dấu quan hệ bóc lột vì nó làm
cho người ta dễ lầm tưởng là con đẻ của tư bản ứng trước (c + v) chứ không phải là con đẻ của tư
bản khả biến (v).


Nghiên cứu hoạt động ngân hàng giúp họ nắm vững chức năng và vai trò đặc biệt quan
trọng của ngân hàng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân,từ đó hoạch định các


chính sách phù hợp cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh
tế.
Ngiên cứu hoạt động của ngân hàng giúp họ có nguồn vốn phát triển cũng như đầu tư
đúng chỗ để thu được lợi nhuận cao nhất

11


C. KẾT LUẬN
Như vậy qua bài tiểu luận này em đã trình bày một số trong nhiều học thuyết của Mác về
lợi nhuận . Học thuyết về lợi nhuận của Mác với đầy đủ các yếu tố trong phạm trù giá trị thặng
dư: nguồn gốc, bản chất, các hình thức biểu hiện trong chủ nghĩa tư bản.
Từ những quan điểm của các trường phái lý luận trước Mác cho đến những trường phái
lý luận ngày nay,mỗi trường phái đều có những luận điểm,học thuyết của mình để trả lời những
câu hỏi đó.Trong số những quan điểm đó,học thuyết của Chủ Nghĩa Mác dược xây dựng trên nền
tảng lý luận giá trị thặng dư đã giải thích được một cách đầy đủ,chính xác và khoa học nhất về
nguồc gốc,bản chất và vai trò của lợi nhuận. Chính vì vậy học thuyết giá trị thặng dư nói chung
và quan điểm về lợi nhuận của Mác nói riêng đặc biệt là học thuyết tư bản cho vay và lợi tức,
ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng sẽ rất có ích đối với một sinh viên trường Đại Học Kinh Tế
như em.
Việc nghiên cứu mảng đề tài về tư bản cho vay, đặc biệt trong ngành ngân hàng và lợi
nhuận của ngân hàng. Những nghiên cứu để viết tiểu luận đã giúp tôi hiểu rõ hơn về phương thức
cách tạo ra giá trị thặng dư của tư bản chủ nghĩa và lợi tức tạo ra của tư bản cho vay cùng lợi tức
của ngân hàng. Nhằm phục vụ cho chuyên ngành kinh tế sau khi ra trường, cách huy động vốn
rỗi từ ngân hàng để mở rộng quy mô. Từ đó mà có những ý tưởng đầu tư táo bạo hơn nhằm thu
được lợi nhuận tối đa từ sự đầu tư trong các thị trường khá nhạy cảm như thị trường bất động
sản, thị trường chứng khoán…Hiểu rõ cách thức tạo ra giá trị thặng dư để từ đó hiểu hơn về quy
luật cung – cầu của thị trường có tác động như thế nào trong lưu thông hàng hóa. Mong rằng với
những hiểu biết có được có thể giúp ích được sau khi ra trường khi bắt đầu vào quá trình đầu tư

sinh lợi.
Hi vọng rằng, bài tiểu luận sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức cơ bản về tư bản cho
vay, lợi tức ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng. Dù đã cố gắng nhưng chắc rằng vẫn còn nhiều
thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trang Web
 www.saga.vn.
 www.google.com


2. Sách Tham khảo
 Giáo Trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê Nin ( NXB Giáo
Dục)
 Giáo Trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lê Nin của PSG.TS
Vũ Anh Tuấn.
 Tư bản - C.Mác quyển I (tậpI, II), quyển III tập (1,2,3)

13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×