Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tài liệu ôn tập tổng quan sinh học 9 cuối hk2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.46 KB, 26 trang )

ÔN TẬP SINH HỌC 9 CUỐI KÌ II

Bài 31: CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
I. Khái niệm công nghệ tế bào
- Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc
mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh
- Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn:
+ Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi nuôi cấy ở môi trường sinh trưởng để tạo mô sẹo
+ Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn
chỉnh

II. Ứng dụng công nghệ tế bào: 3 ứng dụng
1. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm
- Quy trình: lá non được nuôi cấy trên môi trường  mô sẹo được hình thành sau 10 ngày
nuôi cấy  cây con được tạo thành từ mô sẹo  cây con hoàn chỉnh  nhà lưới để ươm để cây
con  cây tạo thành từ nuôi cấy mô được trồng trên đồng ruộng
- Ưu điểm: + Tăng nhanh số lượng cây giống
+ Rút ngắn thời gian tạo cây con
+ Bảo tồn được nguồn gen quý
- Thành tựu: ở Việt Nam đã nhân giống cây mía, khóm, hoa lan, khoai tây và một số cây gỗ
quý

2. Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chọn giống cây trồng
- Tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn tế bào xôma biến dị
VD: + Chọn dòng tế bào chịu nóng và khô từ tế bào phôi của giống lúa CR203
+ Nuôi cấy để tạo ra giống lúa mới DR2 đạt chuẩn quốc gia cho năng suất cao, có khả
năng chịu hạn, chịu nóng tốt, độ thuần chủng cao

3. Nhân bản vô tính ở động vật



- Ý nghĩa: làm nhân nhanh nguồn gen động vật quý có nguy cơ tuyệt chủng
- Tạo ra các cơ quan nội tạng động vật từ các tế bào động vật chuyển gen người để chủ động
cung cấp cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan

* CÂU HỎI:
1. Hãy nêu những ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm
- Ưu điểm: + Tăng nhanh số lượng cây giống, có hiệu quả và năng suất cao
+ Rút ngắn thời gian tạo cây con đáp ứng yêu cầu sản xuất
+ Bảo tồn được nguồn gen quý
- Triển vọng: + Cung cấp các cơ quan thay thế cho bệnh nhân bị hỏng cơ quan
+ Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng



Bài 32: CÔNG NGHỆ GEN
I. Khái niệm kĩ thuật gen và công nghệ gen
- Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên AND để chuyển một đoạn AND mang một hoặc một
cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền
- Kĩ thuật gen gồm 3 khâu:
+ Khâu 1: tách AND NST của tế bào cho và tách phân tử AND dùng làm thể truyền từ vi
khuẩn hoặc virut
+ Khâu 2: tạo AND tái tổ hợp (còn được gọi là “AND lai”). AND của tế bào cho và phân tử
AND làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ các enzim cắt chuyên biệt, ngay lập tức,
ghép đoạn AND của tế bào cho vào AND làm thể truyền nhờ enzim nối
+ Khâu 3: chuyển AND tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu
hiện
- Công nghệ gen: là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen

II. Ứng dụng công nghệ gen:
1. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới



- Có khả năng sản xuất ra nhiều loại sản phẩm sinh học cần thiết cho con người như axit amin,

protein, kháng thể, hoocmôn… với số lượng lớn và giá thành rẻ
VD: dùng chủng E.coli (vi khuẩn đường ruột) và nấm men mã hóa hoocmôn insulin để nâng
cao hiệu quả sản xuất các chất kháng sinh để chữa bệnh đái tháo đường

2 Tạo giống cây trồng biến đổi gen
- Thế giới
+ Pháp: chuyển gen từ 1 giống đậu vào tế bào cây lúa làm tăng hàm lượng sắt trong gạo lên 3
lần khắc phục tình trạng thiếu sắt và thiếu máu ở người
+ Anh: gen tạo chất flavônol chống bệnh ung thư và bệnh tim mạch từ thuốc lá cảnh đã được
cấy vào cà chua
+ Việt Nam: chuyển được gen kháng rầy nâu, kháng sâu, kháng bệnh bạc lá, kháng một số loại
nấm, gen tổng hợp vitamin A, gen kháng virut, gen chín sớm… vào một số cây trồng như lúa,
ngô, khoai tây, cà chua, cải bắp, đu đủ

3. Tạo giống động vật biến đổi gen
- Chuyển gen sinh trưởng bò vào lợn  tiêu thụ thức ăn cao, hàm lượng mỡ ít
- Chuyển gen mùi sữa ở người vào phôi bò cái  bò cái có mùi sữa người

III. Khái niệm công nghệ sinh học
- Công nghệ sinh học là một ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học
để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người
- Công nghệ sinh học gồm các lĩnh vực:
+ Công nghệ lên men để sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi, trồng trọt và
bảo quản
+ Công nghệ tế bào thực vật và động vật
+ Công nghệ chuyển nhân và phôi

+ Công nghệ sinh học xử lí môi trường
+ Công nghệ enzim/prôtêin để sản xuất axit amin từ nhiều nguồn nguyên liệu, chế tạo các
chất cảm ứng sinh học (biosensor) và thuốc phát hiện chất độc
+ Công nghệ gen là công nghệ cao và là công nghệ quyết định sự thành công của cuộc
cách mạng sinh học
+ Công nghệ sinh học y – dược


* CÂU HỎI:
1. Người ta sử dụng công nghệ gen vào mục đích gì?
TL: Mục đích: để tạo ra các chế phẩm sinh học, tạo ra các giống cây trồng và vật nuôi biến
đổi gen



Bài 34: THOÁI HÓA DO TỰ THỤ PHẤN VÀ DO GIAO PHỐI GẦN
I. Hiện tượng thoái hóa
1. Hiện tượng thoái hóa ở thực vậy và động vật
- Ở thực vật: cá thể có sức sống kém, phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần,
nhiều cây bị chết
+ Lý do: do tự thụ phấn ở cây giao phấn
- Ở động vật: thế hệ con cháu sinh trưởng phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh
+ Lý do: giao phối gần

2. Khái niệm
- Thoái hóa: là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức sống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu,
năng suất giảm
- Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ
hoặc giữa bố mẹ với con cái


II. Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa:
Do tự thụ phấn hoặc giao phối gần tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại

III. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần trong chọn giống
- Củng cố và duy trì các tính trạng mong muốn
- Tạo dòng thuần có cặp gen đồng hợp chuẩn bị lai khác dòng để tạo ưu thế lai


- Phát hiện gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể

* CÂU HỎI:
1. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều
thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa?
TL: Vì các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp

2. Tại sao tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần gây ra hiện tượng thoái hóa nhưng
những phương pháp này vẫn được người ta sử dụng trong chọn giống?
TL: - Củng cố các tính trạng mong muốn
- Tạo ra dòng thuần có cặp gen đồng hợp chuẩn bị cho lai khác dòng tạo ưu thế lai
- Phát hiện gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể



Bài 35: ƯU THẾ LAI
I. Hiện tượng ưu thế lai
- Ưu thê lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển
mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc
vượt trội cả hai bố mẹ
VD: cây bắp và trái bắp của cơ thể lai F1 cao hơn và trái to hơn cây tự thụ phấn


II. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thê lai
- Lai hai dòng thuần (kiểu gen đồng hợp) con lai F1 có hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp
 chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội
VD: PTC AAbbCC

×

aaBBcc

GP
AbC
aBc
F1
AaBbCc  đặc điểm tốt  làm sản phẩm
- Nguyên nhân: do cơ thể lai F1 tập trung được nhiều gen trội tốt của bố mẹ
- Tính trạng số lượng do nhiều gen quy định


- Muốn duy trì ưu thế lai người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính giâm cành, chiết cây,
ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm

III. Các phương pháp tạo ưu thế lai
- Thực vật: 2 phương pháp
+ Lai khác dòng: tạo hai dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau
VD: giống lúa DT17 được tạo ra từ DT10 + OM80 có năng suất cao (DT10) và chất lượng cao
(OM80)
+ Lai khác thứ: để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới
- Động vật:
+ Phương pháp lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác
nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm

VD: P lợn Ỉ (♀) ×

(♂) lợn Đại Bạch

(nội)
(ngoại)
F1 lợn Ỉ - Đại bạch (lai kinh tế)

* CÂU HỎI:
1. Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ?
TL: Vì ở thế hệ F1 tập trung hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp (chỉ biểu hiện tính trạng gen
trội) của bố mẹ rồi giảm dần ở các thế hệ sau là do đời sau trong quá trình phân li kiểu gen các
cặp gen ở trạng thái dị hợp (tính trạng gen trội) giảm dần, tỉ lệ các cặp gen ở trạng thái đồng
hợp (tính trạng gen lặn) tăng dần

2. Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống?
TL: Vì trong các thế hệ sau qua phân li tỉ lệ gen dị hợp giảm, gen đồng hợp tăng, trong đó có
gen đồng hợp lặn là gen bệnh tật, nếu cứ tiếp tục lai như vậy sức sống con lai cứ giảm dần qua
các thế hệ, có thể gây chết làm ưu thế lai giảm

3. Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng biện pháp gì?
TL: Người ta dùng phương pháp nhân giống vô tính (giâm, chiết, ghép)


4. Trong chọn giống cây trồng, người ta dùng những phương pháp gì để tạo ưu thế
lai? Phương pháp nào được dùng phổ biến nhất? Vì sao?
TL: Phương pháp tạo ưu thế lai trong chọn giống cây trồng: lai khác dòng, lai khác thứ. Lai
khác dòng được dùng phổ biến nhất vì tạo ra nhiều giống cây trồng cho năng suất cao hơn so
với các giống cây thuần tốt nhất


5. Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho vd
TL: Ở nước ta hiện nay, phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực
cao sản thuộc giống nhập nội
VD: lợn lai kinh tế Ỉ Móng Cái ×Đại Bạch, lợn con mới đẻ nặng 0,7 – 0,8kg tăng trọng nhanh,
tỉ lệ thịt nạc cao hơn



Bài 33 + 36 (Đọc thêm): GÂY ĐỘT BIẾN NHÂN TẠO TRONG CHỌN GIỐNG
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN LỌC

* Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân vật lí gồm 3 loại:
- Các tia phóng xạ
- Tia tử ngoại
- Sốc nhiệt
* Gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hóa học:
- Tác động trực tiếp lên phân tử AND gây ra hiện tượng thay thế, thêm, mất cặp nuclêôtit. Có
những loại hóa chất chỉ tác động đến một loại nuclêôtit xác định
* Chọn lọc hang loạt: là dựa trên kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu
chọn lọc để làm giống
* Chọn lọc cá thể: là chọn lấy một số ít cá thể tốt, nhân lên một cách riêng rẻ theo từng dòng, do
đó có thể kiểm tra được kiểu gen của mỗi cá thể


* CÂU HỎI
1. Vai trò của gây đột biến nhân tạo trong chọn giống? Tại sao cần phải chọn tác
nhân cụ thể khi gây đột biến
TL:
- Vai trò của gây đột biến nhân tạo trong chọn giống:
+ Tạo nhiều nguồn biến dị cho chọn lọc giống cây trồng

+ Tạo giống có năng suất và chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu tốt
+ Tạo ra lượng giống nhiều trong thời gian ngắn nên giá thành rẻ
- Phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến vì: những tác nhân khác nhau có tác dụng khác
nhau đến vật chất di truyền gây ra những loại đột biến khác nhau
+ Tia phóng xạ có khả năng xuyên sâu gây đột biến gen, đột biến NST
+ Tia tử ngoại kém xuyên sâu dùng để xử lí đối tượng có kích thước bé
+ Có các loại hóa chất tác động riêng biệt

2. Nêu ưu, nhược điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt và cá thể và thích nghi
tốt với loại đối tượng nào?
TL: - Chọn lọc hàng loạt:
+ Ưu điểm: đơn giản, dễ làm, ít tốn kém nên áp dụng rộng rãi
+ Nhược điểm: do chỉ kiểm tra kiểu hình, thiếu kiểm tra kiểu gen nên dễ nhầm với thường biến
phát sinh do khí hậu và địa hình
+ Đối tượng áp dụng: phù hợp và có hiệu quả ở cả cây giao phấn, cây tự thụ phấn, vật nuôi
- Chọn lọc cá thể:
+ Ưu điểm: có thể kiểm tra được kiểu gen của mỗi cá thể nên nhanh đạt hiệu quả
+ Nhược điểm: theo dõi công phu khó áp dụng rộng rãi
+ Đối tượng áp dụng: thích hợp với cây tự thụ phấn, cho hiệu quả nhanh, những cây có thể
nhân giống vô tính bằng cành, củ, mắt ghép. Ở vật nuôi, người ta dùng phương pháp kiểm tra
đực giống qua đời con


Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI


I. Môi trường sống của sinh vật:
- Môi trường sống của sinh vật là nơi sống của sinh vật bao gồm tất cả những gì bao quanh
chúng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, sự phát triển và sinh sản của sinh vật
- Có 4 loại môi trường sống:

+ Môi trường đất – không khí (trên cạn): con người, mèo, chó, trâu…
+ Môi trường nước: cá, lươn…
+ Môi trường trong đất: giun đất, chuột chũi…
+ Môi trường sinh vật: sán lá gan, giun sán…

II. Các nhân tố sinh thái của môi trường:
- Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật
- Các nhóm nhân tố sinh thái:
+ Nhân tố vô sinh:
 Khí hậu: nhiệt độ, không khí, gió, mưa, bão
 Nước: nước ngọt, nước mặn, nước lợ
 Đất: đất đỏ, đất phù sa
+ Nhân tố hữu sinh:
 Nhân tố con người: những tác động tiêu cực, tích cực đối với môi trường
 Nhân tố các sinh vật khác: động vật, thực vật, sinh vật kí sinh, vi sinh vật…

III. Giới hạn sinh thái:
- Là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định
- Sơ đồ giới hạn chịu nhiệt của cá rô phi (giới hạn chịu đựng to từ 5oC  42oC


Bài 42: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT
I. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật
* Ánh sáng ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí của thực vật
* Những đặc điểm của cây:
- Khi cây sống nơi quang đãn:
+ Hình thái:  Lá: tán lá rộng, phiến lá nhỏ hẹp, màu xanh nhạt
 Thân, cành: cây thấp, cành nhiều
+ Sinh lý: cường độ quang hợp mạnh, thoát hơi nước nhanh, hô hấp cao hơn
- Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán cây khác, trong nhà…

+ Hình thái:  Lá: tán lá rộng vừa phải, phiến lá lớn, lá màu xanh thẫm
 Thân, cành: thân cây cao, cành ít
+ Sinh lý: cường độ quang hợp yếu, thoát hơi nước chậm, hô hấp yếu hơn
* Có 2 nhóm thực vật: + Ưa sáng: lúa, ngô, khoai, cam, ổi, dừa…
+ Ưa bóng: mồng tơi, lá lốt, phong lan, dương xỉ…

II. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật
- Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống của động vật: di chuyển, sinh sản, sinh trưởng
- Có 2 nhóm động vật:


+ Ưa sáng (hoạt động ban ngày): trâu, bò, dê, cừu…
+ Ưa bóng (hoạt động ban đêm, sống trong hang, trong đất hay ở vùng nước sâu như đáy
biển): dơi, cú mèo, chồn…

* Câu hỏi:
1. So sánh sự khác nhau của thực vật ưa sáng và ưa bóng
TL:

Thực vật ưa sáng
- Lá có lớp cutin dày, lá màu xanh nhạt
- Phiến lá nhỏ, thân thấp, cành nhiều
- Cường độ quang hợp cao (điều kiện ánh
sáng mạnh), thoát hơi nước cao
- Cường độ hô hấp cao

-

Thực vật ưa bóng
Lá không có lớp cutin, lá màu thẫm

Phiến lá lớn, thân cao, cành ít
Cường độ quang hợp yếu, thoát hơi
nước chậm
Cường độ hô hấp yếu

2. Vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng
TL: Vì cây mọc trong rừng có ánh sáng mặt trời chiếu vào cành phía trên nhiều hơn cành phía
dưới. Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây yếu, tạo được ít chất hữu
cơ, lượng chất hữu cơ tích lũy không đủ bù lượng tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy
nước kém nên cành phía dưới bị khô héo dần và rụng sớm

3. Ảnh hưởng của ánh sáng đến động vật như thế nào?
TL: Ánh sáng ảnh hưởng tới khả năng định hướng di chuyển trong không gian là nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản của động vật


Bài 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SV


I. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật:
- Ở xứ nóng:

Thực vật: trên bề mặt lá có tầng cutin dày, có lông bao phủ (hình thái),
hạn chế thoát hơi nước (sinh lý)
Động vật: kích thước cơ thể nhỏ, lông ngắn và thưa (hình thái), ngủ hè
tránh nóng (sinh lý)
Thực vật: rụng lá (sinh lý)

- Ở xứ lạnh:


Động vật: kích thước cơ thể lớn, lông dày, dài, lớp mỡ dưới da dày (hình
thái), ngủ đông tránh rét (sinh lý)

- Có 2 nhóm sinh vật:
+ Sinh vật biến nhiệt (có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường)
VD: vi sinh vật, nấm, cá, ếch, bò sát…
+ Sinh vật hằng nhiệt (có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường)
VD: chim, thú, con người

II. Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật
- Thực vật: + Ưa ẩm: lúa, dương xỉ, thài là, sen…
+ Ưa hạn: phi lao, xương rồng…
- Động vật: + Ưa ẩm : giun đất, sên, ếch, cá
+ Ưa khô: thằn lằn, lạc đà, chó, mèo, kì nhông

* Câu hỏi:
1. Sinh vật chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt của môi trường là biến nhiệt hay hằng
nhiệt? Vì sao?
TL: Sinh vật thuộc nhóm hằng nhiệt có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt của môi
trường. Vì sinh vật hằng nhiệt có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo
nhiệt độ của môi trường ngoài. Cơ thể sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điểu hòa nhiệt độ
và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt độ ở bộ não


Bài 44: ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU GIỮA CÁC SINH VẬT
I. Quan hệ cùng loài:
- Các sinh vật cùng loài sống ở gần nhau và liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể
- Trong một nhóm có những mối quan hệ:
+ Hỗ trợ: sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn hơn
+ Cạnh tranh: ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn



II. Quan hệ khác loài:
- Hỗ trợ:
+ Cộng sinh: sự hợp tác cùng có lợi giữu các loài sinh vật
VD: vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần ở rễ cây họ đậu
+ Hội sinh: sự hợp tác giữa 2 loài sinh vật, trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi
cũng không có hại
VD:  Địa y sống bám trên cành cây
 Cá ép bám vào rùa biển nhờ đó được đưa đi xa
- Đối địch:
+ Cạnh tranh: các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các diều kiện sống
khác của môi trường. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau
VD:  dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng
 trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm
+ Kí sinh, nửa kí sinh: sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng,
máu.. từ sinh vật đó
VD  Giun đũa sống kí sinh trong ruột người
 Cây tầm gửi sống bám trên cây khác (nửa kí sinh)
+ Sinh vật ăn sinh vật khác
VD:  Cây nắp ấm bắt côn trùng
 Hổ ăn thịt hươu trên một cánh đồng


Bài 47: QUẦN THỂ SINH VẬT
I. Thế nào là một quần thể sinh vật:
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không
gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới

II. Những đặc trưng cơ bản của quần thể:

* Tỉ lệ giới tính: là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
của một quần thể
VD: thằn lằn sau mùa sinh sản tỉ lệ đực, cái là 50/50
* Thành phần nhóm tuổi: quần thể có 3 nhóm tuổi:
+ Nhóm tuổi trước sinh sản: các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm
tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể
+ Nhóm tuổi sinh sản: khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể
+ Nhóm tuổi sau sinh sản: các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự
phát triển của quần thể
- Thành phần nhóm tuổi giúp ta xác định tiềm năng sinh sản của một quần thể


- Có 3 dạng tháp tuổi:
 Dạng phát triển: nhóm tuổi trước sinh sản cao
 Dạng ổn định: nhóm tuổi trước sinh sản và sinh sản xấp xỉ nhau
 Dạng giảm sút: nhóm tuổi sau sinh sản cao
* Mật độ quần thể:
- Mật độ là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích
VD:  mật độ muỗi: 10 con/m2
 mật độ rau cải: 40 cây/m2
- Mật độ quần thể phụ thuộc vào:
+ Chu kỳ sống của sinh vật
+ Nguồn thức ăn của quần thể
+ Yếu tố thời tiết, hạn hán, lụt lội
- Mật độ quần thể là đặc trưng cơ bản nhất vì mật độ quần thể ảnh hưởng đến:
+ Mức sử dụng nguồn sống
+ Tần số gặp nhau giữa con đực và con cái
+ Sức sinh sản và sự tự vong
+ Trạng thái cân bằng của quần thể


II. Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật:
- Môi trường (nhân tố sinh thái) ảnh hưởng tới số lượng cá thể trong quần thể
- Các điều kiện sống của môi trường luôn thay đổi sẽ dẫn đến làm thay đổi số lượng cá thể trong
quần thể  sự biến động số lượng cá thể trong quần thể luôn được điều chỉnh quanh một mức
độ cân bằng
- Các điều kiện sống của môi trường (khí hậu, thổ nhưỡng, thức ăn, nơi ở) đã ảnh hưởng đến
mức độ sinh trưởng và mức độ tử vong của quần thể
- Sự thống nhất tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong làm cho số lượng (mật độ) cá thể
trong quần thể luôn cân bằng

* Câu hỏi:
1. Mật độ các cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng như thê
nào?
TL: Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì
sống của sinh vật. Cơ chế điều hòa mật độ quần thể trong trường hợp mật độ xuống thấp hoặc
tăng cao duy trì trạng thái cân bằng của quần thể
- Mật độ quần thể tăng khi nguồn thức ăn dồi dào, nơi ở rộng rãi, khí hậu phù hợp. Nhưng khi
mật độ quần thể tăng quá cao, nguồn thức ăn trở nên khan hiếm, nơi ở và nơi sinh sản chật chội
thì nhiều cá thể sẽ chết, 1 số cá thể sẽ tách khỏi đàn di cư. Mật độ quần thể lại được điều chỉnh
trở về mức cân bằng


2. Vẽ sơ đồ các dạng tháp tuổi



Bài 48: QUẦN THỂ NGƯỜI
I. Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần thể sinh vật khác:
* Giống nhau:


* Khác nhau:

Giới tính, lứa tuổi, mật độ
Sinh sản, tử vong
Pháp luật, y tế
Hôn nhân
Giáo dục, văn hóa

 Con người có lao động và tư duy, có khả năng điều chỉnh đặc điểm sinh thái trong quần thể

II. Đặc trưng về thành phần nhóm tuổi của mỗi quần thể người
- Có 3 nhóm tuổi:
+ Nhóm trước sinh sản: từ sơ sinh 0 14 tuổi
+ Nhóm tuổi sinh sản; từ 15  64 tuổi
+ nhóm tuổi hết khả năng lao động:  65 tuổi


- Điểm khác nhau giữa tháp dân số trẻ và tháp dân số già
Tháp dân số trẻ

Tháp dân số già

- có đáy rộng (do số lượng trẻ em hằng
năm sinh ra cao)
- Cạnh tháp xiên nhiều và đỉnh tháp
nhọn biểu hiện tỉ lệ người tử vong cao
- Tuổi thọ trung bình thấp
- Số lượng nhóm tuổi trước sinh sản và
trong sinh sản nhiều


- Có đáy hẹp
- Cạnh tháp gần như thẳng đứng và đỉnh
không nhọn biểu thị tỉ lệ sinh tử đều
thấp
- Tuổi thọ trung bình cao
- Số lượng người trong độ tuổi sau lao
động cao

III. Tăng dân số và phát triển xã hội
- Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong
- Phát triển dân số hợp lí tạo được sự hài hòa về kinh tế và xã hội, đảm bảo cuộc sống cho mỗi
cá nhân gia đình và xã hội

* Câu hỏi:
1. Vì sao quần thể người lại có một số đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có?
TL: Vì do con người có tư duy, có trí thông minh nên có khả năng tự điều chỉnh các đặc trưng
sinh thái của quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên

2. Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì?
- Phát triển dân số hợp lí là điều kiện để phát triển bền vững của mỗi quốc gia, tạo sự hài hòa
giữa phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng hợp lí tài nguyên môi trường của đất nước
- Phát triển dân số hợp lí là không để dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ăn,
nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác
- Phát triển dân số hợp lí là nhằm mục đích đảm bảo tốt chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân
gia đình và toàn xã hội, mọi người trong xã hội đều được nuôi dưỡng, chăm sóc và có điều kiện
phát triển tốt


Bài 49: QUẦN XÃ SINH VẬT
I. Thế nào là một quần xã sinh vật:



Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau cùng sống trong
một không gian nhất định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau

II. Những dấu hiệu điển hình của một quần xã
- Đa dạng về số lượng loài trong quần xã:
+ Độ đa dạng: mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
VD: trong một quần xã ruộng đồng có nhiều loài động thực vật như: lúa, cỏ, ếch, chuột
+ Độ nhiều: mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
VD: trong quần xã ruộng đồng loài chuồn chuồn có số lượng nhiều hơn loài chuột đồng
+ Độ thường gặp: tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát
VD: khi khảo sát 10 địa điểm thì có 8 địa điểm có kiến đỏ sinh sống
- Đa dạng về thành phần loài trong quần xã:
+ Loài ưu thế: loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
VD: quần xã ruộng đồng lúa là cây quan trọng
+ Loài đặc trưng: loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác
VD: ở miền nam VN có cây chôm chôm còn miền bắc không có

III. Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã
- Khi ngoại cảnh thay đổi dẫn đến số lượng cá thể trong quần xã thay đổi và luôn được khống
chế ở mức độ phù hợp với môi trường
- Cân bằng sinh học là trạng thái mà số lượng cá thể mỗi quần thể trong quần xã dao động
quanh vị trí cân bằng nhờ khống chế

* Câu hỏi:
1. Phân biệt quần thể với quần xã sinh vật, cho vd:
TL:
Quần thể sinh vật
- Là tập hợp nhiều cá thể của cùng 1 loài

- Về mặc sinh học có cấu trúc nhỏ hơn quần
xã. Đơn vị cấu trúc là cá thể
- Giữa các cá thể luôn giao phối hoặc giao
phối được với nhau vì cùng loài
- Phạm vi phân bố hẹp hơn quần xã
VD: rừng cây thông nhựa phân bố ở vùng núi
đông bắc VN

Quần xã sinh vật
- Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật các loài
khác nhau
- Về mặt sinh học có cấu trúc lớn hơn quần
thể. Đơn vị cấu trúc là quần thể
- Giữa các cá thể khác loài trong quần xã
không giao phối hoặc giao phối được với
nhau
- Phạm vi phân bố rộng hơn quần thể
VD: quần xã rừng ngập mặn ven biển




Bài 50: HỆ SINH THÁI
I. Thế nào là một hệ sinh thái
- Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong đó,hệ
sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của
môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
VD: rừng mưa nhiệt đới, rừng u minh ở Cà Mau
- Các thành phần chính của hệ sinh thái:
+ Các thành phần vô sinh: đất, nước, không khí

+ Sinh vật sản xuất: thực vật
+ Sinh vật tiêu thụ:  động vật ăn thực vật: sinh vật tiêu thụ cấp 1
 động vật ăn động vật: sinh vật tiêu thụ cấp 2
+ Sinh vật phân giải:vi khuẩn, nấm

II. Chuỗi và lưới thức ăn
- Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có mối quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi
loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắc xích đứng trước vừa bị mắc xích phía
sau tiêu thụ
- Lưới thức ăn: bao gồm nhiều chuỗi thức ăn và có mắc xích chung

* Câu hỏi:
1. Vẽ lưới thức ăn cho các sinh vật sau: thực vật, châu chấu, sâu, gà, thỏ, dê, cáo, đại
bàng, hổ, ếch, rắn, sinh vật phân giải




Bài 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
I. Tác động của con người đến môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội
Thời kì phát triển của xã hội
1. Thời kì nguyên thủy
2. Xã hội nông nghiệp
3. Xã hội công nghiệp

Tác động của con người
Hái lượm
Bắt cá
Đốt rừng, bắt thú
Trồng trọt

Chăn nuôi
Xây dựng nhiều nhà
máy công nghiệp

Hậu quả
Làm mất nhiều loài sinh vật
Giảm diện tích rừng
Mất cân bằng sinh thái
Giảm diện tích rừng
Thay đổi nước và tầng đất mặt
Xả khí thải, rác thải và môi trường
gây ô nhiễm môi trường


II. Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên
- Nhiều hoạt động của con người gây hậu quả xấu với môi trường:
+ Mất cân bằng sinh thái
+ Xói mòn đất  gây lũ lụt trên diện rộng, hạn hán kéo dài, ảnh hưởng tới mạch nước ngầm
+ Nhiều loài sinh vật mất, đặc biệt là những động vật quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng

II. Vai trò của con người trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường tự nhiên
* Những biện pháp chính:
- Hạn chế phát triển dân số quá nhanh
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
- Bảo vệ các loài sinh vật
- Phục hồi và trồng rừng mới
- Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm
- Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có
năng suất cao


* Câu hỏi:
1 Nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên
TL: - Giữ vệ sinh môi trường
- Bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước
- Trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh
- Cải tạo đất bạc màu
- Không săn bắt động vật hoang dã
- Sử dụng năng lượng mặt trời, gió
- Tái sử dụng
- Tuyên truyền và giáo dục mọi người cùng tham gia bảo vệ môi trường

2. Hoàn thành bảng ghi những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiên và
biện pháp khắc phục
Tên việc làm
- Chặt phá rừng
bừa bãi
- Săn bắt động
vật quý hiếm
- Xả rác, chất
thải bừa bãi

Tác hại
- Gây xói mòn, thoái hóa đất, lũ lụt,
hạn hán, biến đổi khí hậu, mất cân
bằng sinh thái
- Gây tiệt chủng một số loài và làm
mất cân bằng sinh thái
- Gây ô nhiễm môi trường



Biện pháp khắc phục
- Khai thác rừng hợp lí, bảo vệ
rừng và tích cực trồng rừng (đặc
biệt là rừng đầu nguồn
- Chăm sóc, bảo vệ động vật quý
hiếm, xây dựng các khu bảo tồn
- Bỏ rác đúng nơi quy định, giũ
vệ sinh nơi ở, nơi công cộng


Bài 54+55: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
I. Ô nhiễm môi trường là gì?
- Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của
môi trường bị thay đổi gây tác hại đến đời sống con người và các sinh vật khác
- Nguyên nhân: do hoạt động của con người đun nấu, khói bụi của các phương tiện giao thông
vận tải, nước thải, rác thải
+ Hoạt động tự nhiên: núi lửa phun trào, cháy rừng, lũ lụt, hạn hán

II. Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường
1. Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
- Các chất khí thải hại cho con người: CO, SO2, CO2, NO2, và bụi
- Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình đốt cháy nhiên liệu: gỗ, củi, than đá, dầu mỏ, khí đốt

2. Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
* Các hóa chất độc hại được phát tán và tích tụ
- Hóa chất (dạng hơi)  theo nước mưa rơi xuống đất (rơi xuống ao hồ) tích tụ  ô nhiễm
mạch nước ngầm (ô nhiễm nước)
- Hóa chất còn bám và ngấm vào cơ thể sinh vật

3. Ô nhiễm do các chất phóng xạ

- Từ nhà máy điện nguyên tử, thử vũ khí hạt nhân

4. Ô nhiễm do các chất thải rắn
Tên chất thải
- Giấy vụn
- Túi nilon, hồ vữa xây nhà
- Bông băng y tế, rác thải

Hoạt động thải ra chất thải
- Sinh hoạt, sản xuất công nghiệp
- Sinh hoạt xây dựng nhà, công sở
- Chất thải từ bệnh viện, sinh hoạt

5. Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
- Nguồn gốc: từ chất thải không được xử lí: phân, nước thải sinh vật, xác động vật

III. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm:
1. Các biện pháp hạn chế ô nhiễm cho từng loại môi trường
Tác dụng hạn chế

Biện pháp hạn chế


 Ô nhiễm không
khí

a, b, e, g, I, k ,m, o

 Ô nhiễm nguồn
nước


c, d, g, k, e, n, l, m

 Ô nhiễm do thuốc
bảo vệ thực vật, hóa
chất

g, k, l, n, e

 Ô nhiễm do chất
thải rắn

d, e, g, h, k, l

 Ô nhiễm do chất
phóng xạ

g, k, l, n

 Ô nhiễm do các tác d, e, g, k, l, m, n
nhân sinh học
 Ô nhiễm do hoạt
động tự nhiên, thiên
tai

g, k, i

 Ô nhiễm tiếng ồn

g, k, o, p, i


a) Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà
máy
b) Sử dụng nhiều năng lượng mới không
sinh ra khí thải (năng lượng gió, mặt trời)
c) Tạo bể lắng và lọc nước thải
d) Xây dựng nhà máy xử lí rác
e) Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa
học
g) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự
báo và tìm biện pháp phòng tránh
h) Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất
thải thành các nguyên liệu, đồ dùng
i) Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây
k) Giáo dục để nâng cao ý thức cho mọi
người về ô nhiễm và cách phòng chống
l) Xây dựng nơi quản lí thật chặt chẽ các
chất gây nguy hiểm cao
m) Kết hợp ủ phân động vật trước khi sử
dụng để sản xuất khí sinh học
n) Sản xuất lương thực và thực phẩm an
toàn
o) Xây dựng các nhà máy, xí nghiệp… ở
xa khu dân cư
p) Hạn chế gây tiếng ồn của các phương
tiện giao thông



Bài 58: SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

I. Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu
* Có ba dạng tài nguyên chính:
- Tài nguyên tái sinh: có khả năng phục hồi khi sử dụng hợp lí
VD: tài nguyên đất, nước, sinh vật
- Tài nguyên không tái sinh: là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt
VD: tài nguyên dầu lửa, than đá, khí đốt
- Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi
trường


VD: năng lượng gió, năng lượng suối nước nóng, năng lượng mặt trời

II. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên:
Loại tài nguyên

Cách sử dụng
hợp lí

Đất

Nước

Rừng

Đất là nơi ở, nơi sản
xuất lương thực, thực
phẩm nuôi sống con
người và sinh vật khác.
Đất là tài nguyên tái
sinh

- Cải tạo đất, bón phân
hợp lí
- Chống xói mòn đất,
chống khô cạn, chống
nhiễm phèn, nhiễm
mặn và ô nhiễm đất

Nước là nhu cầu không
thể thiếu của tất cả các
sinh vật trên trái đất,
nước là tài nguyên tái
sinh

Rừng là nguồn cung
cấp lâm sản, thuốc,
gỗ, rừng điều hòa khí
hậu, rừng là tài
nguyên tái sinh

- Tiết kiệm nguồn nước
ngọt
- Không xả rác, chất
thải công nghiệp và
nước sinh hoạt xuống
sông, hồ, biển

- Khai thác hợp lí kết
hợp với trồng bổ sung
- Thành lập các khu
bảo tồn thiên nhiên,

các khu bảo tồn quốc
gia

* Khái niệm phát triển bền vững là: sự phát triển không nhằm chỉ đáp ứng nhu cầu của thế hệ
hiện nay mà không làm tổn hại đến thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ
 Sự phát triển bền vững là mối liên hệ ôn hòa với thiên nhiên

* Câu hỏi:
1. Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên
TL: Vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần sử dụng một cách hợp lí và tiết
kiệm để vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu
dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ sau

2. Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch:
TL: Là nguồn năng lượng khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường (nguồn năng lượng vĩnh
cữu)


Bài 59: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GIỮ GÌN THIÊN NHIÊN HOANG DÃ
I. Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã


Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng, tránh ô
nhiễm môi trường, tránh lũ lụt, xói mòn, hạn hán

II. Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên
1. Bảo vệ tài nguyên sinh vật:
- Các biện pháp chủ yếu:
+ Bảo vệ các rừng già, rừng đầu nguồn
+ Xây dựng các khu bảo tồn, các rừng quốc gia, bảo vệ các sinh vật hoang dã

+ Không săn bắt động vật hoang dã và không khai thác quá mức các loài sinh vật
+ Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật
+ Ứng dụng công nghệ sinh họcđể bảo tồn nguồn gen quý hiếm

2. Cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa
Các biện pháp

Hiệu quả

- Đối với những vùng đất trống, đồi núi
trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện
pháp chủ yếu và cần thiết nhất
- Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới
tiêu hợp lí
- Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh
- Thay đổi các loại cây trồng hợp lí

- Hạn chế xói mòn, hạn hán, lũ lụt, tạo môi
trường sống cho nhiều loài sinh vật, điều hòa
khí hậu
- Điều hòa lượng nước, hạn chế lũ lụt và hạn
hán, giữ ẩm cho đất
- Tăng độ màu mỡ cho đất và giảm mầm bệnh
- Luân canh, hạn chế sâu bệnh, tránh sự cạn
kiệt nguồn dinh dưỡng của đất
- Đem lại lợi ích kinh tế, tăng năng suất, chất
lượng

- Chọn giống vật nuôi và cây trồng hợp lí
có năng suất cao




Bài 60: BẢO VỆ ĐA DẠNG CÁC HỆ SINH THÁI
I. Sự đa dạng của các hệ sinh thái


Các hệ sinh thái dưới nước
Các hệ sinh thái trên cạn

Các hệ sinh thái
nước mặn

Các hệ sinh thái
nước ngọt

- Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt
đới, rừng lá rộng rụng lá theo mùa
vùng ôn đới, rừng lá kim…)
- Các hệ sinh thái thảo nguyên
- Các hệ sinh thái hoang mạc
- Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng
đồng bằng
- Hệ sinh thái núi đá vôi

- Hệ sinh thái vùng
biển khơi
- Các hệ sinh thái
vùng ven bờ (rừng
ngập mặn, rạn san

hô, đầm phá ven
biển…)

- Các hệ sinh thái sông,
suối (hệ sinh thái nước
chảy)
- Các hệ sinh thái hồ,
ao (hệ sinh thái nước
đứng)

II. Bảo vệ các hệ sinh thái rừng
Biện pháp
1. Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn
tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp
2. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên,
vườn quốc gia
3. Trồng rừng
4. Phòng cháy rừng
5. Vận động đồng bào dân tộc ít người định
canh, định cư
6. Phát triền dân số hợp lí,
7. Tăng cường công tác tuyên truyền và
giáo dục về bảo vệ rừng

Hiệu quả
Để tránh cạn kiệt nguồn tài nguyên, góp
phần bảo vệ tài nguyên rừng
Giữ cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen
quý, góp phần bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu
nguồn

Phục hổi hệ sinh thái, chống xói mòn, lũ lụt
Bảo vệ rừng và các động vật trong rừng
Bảo vệ rừng đầu nguồn, hạn chế mức độ
khai thác
Giảm áp lực tài nguyên, góp phần bảo vệ
các hệ sinh thái quan trọng
Toàn dân tham gia bảo vệ rừng

III. Bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp
- Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi con người, cung cấp thức ăn
cho các loài sinh vật khác
- Duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu như: lúa nước, cây nông nghiệp, cây công nghiệp
- Cải tạo hệ sinh thái và đưa giống mới để nâng cao năng suất


×