Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

PHẠM TRÙ “TRUNG, HIẾU” TRONG NHO GIÁO VÀ SỰ TIẾP BIẾN CỦA CHÚNG Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.66 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

VIỆN TRIẾT HỌC

TRẦN THỊ LAN HƯƠNG

PHẠM TRÙ “TRUNG, HIẾU” TRONG NHO GIÁO
VÀ SỰ TIẾP BIẾN CỦA CHÚNG Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Triết học
Mã số
: 60 22 80

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

MỞ ĐẦU
1


1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những thập niên vừa qua, Nho giáo vẫn nổi lên với tư cách là một
vấn đề rất được quan tâm. Những công trình nghiên cứu về Nho giáo trên
nhiều bình diện khác nhau không ngừng gia tăng về cả số lượng và chất lượng
vừa khẳng định sự thu hút của Nho giáo đối với các nhà nghiên cứu, vừa đem
lại nhiều cách đánh giá, nhìn nhận mới về vai trò của Nho giáo.
Bàn về Nho giáo, các nhà nghiên cứu đều nhất trí với nhau khi nhận
định về ảnh hưởng sâu rộng của nó trong lịch sử, nhưng lại không nhất trí về
ảnh hởng của nó trong giai đoạn hiện nay: có ý kiến cho rằng, Nho giáo với
tính bảo thủ, khép kín, không có chút giá trị và ảnh hưởng nào đối với công


cuộc đổi mới; Ngược lại cũng có ý kiến coi Nho giáo rất hữu dụng, vì lý tưởng
xây dựng xã hội đại đồng của Nho giáo gần với lý tưởng xã hội Cộng sản chủ
nghĩa của chủ nghĩa Mác...Song, chúng tôi lại đặc biệt quan tâm tới ý kiến của
một số nhà nghiên cứu cho rằng: trong xã hội hiện đại Nho giáo vẫn có những
ảnh hưởng nhất định và có thể kế thừa một số nội dung tích cực của Nho giáo
vào xã hội ngày nay.
Tuy nhiên, bản thân vấn đề Nho giáo là vấn đề rộng và phức tạp vì thế
chúng tôi không có tham vọng nghiên cứu toàn bộ vấn đề, mà chỉ đi vào khía
cạnh đạo đức của Nho giáo, bởi trong điều kiện hiện nay, vấn đề suy thoái đạo
đức đang buộc mọi người phải quay lại để gìn giữ lấy những giá trị truyền
thống. Trong khi đó có nhiều người quy cho Nho giáo toàn bộ trách nhiệm về
thứ đạo đức mang tính phong kiến, phủ nhận vai trò của Nho giáo trong hệ giá
trị đạo đức truyền thống. Nói cho đúng, có một nền đạo đức truyền thống Việt
Nam phân biệt với đạo đức Nho giáo trên nhiều khía cạnh, nhng không thể vì
thế mà phủ nhận hoàn toàn ảnh hưởng và sự gia nhập của các yếu tố Nho giáo
vào đạo đức truyền thống của chúng ta. Bên cạnh đó, khi vào Việt Nam, Nho
giáo không còn nguyên là Nho giáo thời Khổng Mạnh. Chính vì vậy, chúng ta
cần đánh giá một cách khách quan và nhận định một cách chính xác nội dung
đạo đức Nho giáo ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, phân tích sự tiếp thu, biến đổi
của Nho Việt và chỉ ra một số nội dung của Nho giáo có thể tiếp tục được cải
tạo và sử dụng vào điều kiện hiện nay. Đây là vấn đề không những có giá trị lý
luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
2


Lựa chọn khía cạnh đạo đức Nho giáo và tìm hiểu những biến đổi của
nó khi vào Việt Nam, chúng tôi đặt trọng tâm nghiên cứu ở phạm trù “trung,
hiếu”, bởi vì: thứ nhất, vấn đề “trung, hiếu” là một trong những vấn đề rất
quan trọng trong đạo đức Nho giáo, khi vào Việt Nam nó đã được thể hiện
một cách rất sinh động và hiệu quả; thứ hai, vấn đề “trung, hiếu” là vấn đề

không của riêng thời đại nào. Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi rất nhiều
người quên đi trách nhiệm của người làm con đối với cha mẹ, trách nhiệm của
một công dân đối với tổ quốc..., thì việc trở lại với những giá trị căn bản như
“hiếu, trung” để làm ngời càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.
Vì những lý do trên mà chúng tôi chọn đề tài: “Phạm trù trung, hiếu trong
Nho giáo và sự tiếp biến của nó ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ triết
học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nho giáo đã và đang tiếp tục là đề tài được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Trong những thập kỷ vừa qua số lượng tác phẩm bàn về Nho không ngừng gia
tăng về cả chiều rộng và chiều sâu.
- Về Nho giáo nói chung, có nhiều tác phẩm luận bàn về sự hình thành và
phát triển của Nho nhưng gần như đều thống nhất tuân thủ theo tiến trình lịch
sử từ Khổng Tử cho đến Nho đời Thanh. Cuốn “Nho giáo” của Trần Trọng
Kim được coi là cuốn sách tiếng Việt đầu tiên trình bày về sự phát triển của
Nho giáo một cách có hệ thống, được xuất bản từ trước năm 1930 và liên tục
được tái bản cho đến nay. Tác giả cuốn sách đã giới thiệu cho bạn đọc lịch sử
Nho giáo ở Trung Quốc qua các triều đại và phần cuối có đề cập một chút đến
sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam. Cũng với tham vọng trình bày một
cách có hệ thống về Nho giáo, nhưng chỉ dừng lại ở việc luận bàn về các tác
phẩm tiêu biểu của các nhà Nho Trung Quốc gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp
của họ, “Khổng học đăng” của Phan Bội Châu được đánh giá là ngọn đèn rực
lên trước khi tắt của Nho đương thời. Phan Bội Châu và Trần Trọng Kim trong
những tác phẩm nêu trên dù có những cách trình bày, lý giải khác nhau về Nho
giáo nhưng nhìn toàn cục, cả hai đều đề cao và khẳng định vai trò của Nho
giáo, nhất là Nho sơ kỳ.
- Về Nho giáo ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu cả trên bình
diện tôn giáo, lịch sử tư tưởng và triết học. Phan Đại Doãn trong tác phẩm
3



“Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam” đã trình bày, phân tích quá trình du
nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam theo tiến trình lịch sử và những
ảnh hưởng của Nho đối với gia đình truyền thống Việt. Phan Đại Doãn khẳng
định: “Xã hội phong kiến Nho giáo đã qua không bao giờ trở lại, nhưng tinh
hoa của Nho giáo vẫn là công cụ hữu ích cho quá trình phát triển của xã hội
ngày nay” [9, 309]. Cũng bàn về vấn đề vai trò của Nho giáo đối với xã hội
ngày nay, tác phẩm “ Nho giáo xưa và nay” do Vũ Khiêu chủ biên đã tập hợp
được nhiều bài viết nghiên cứu về Nho giáo trên các khía cạnh khác nhau:
kinh tế (Trần Đình Hượu); đạo đức (Trần Văn Giàu); văn hoá (Trần Quốc Vượng); giáo dục (Đặng Đức Siêu); ...Mỗi tác giả đều cố gắng đánh giá một cách
khách quan và chỉ ra những tác động của Nho giáo trong tiến trình lịch sử đối
với đời sống xã hội nói chung và từng lĩnh vực nói riêng. Về vấn đề này,
Nguyễn Tài Thư trong cuốn “Nho học và Nho học ở Việt Nam” khẳng định:
“Nho học đã ảnh hưởng đến thế giới quan, nhân sinh quan, nếp sống, phong
tục tập quán, vv...của ngời Việt Nam. Vì vậy ở một góc độ nhất định nó không
những là một bộ phận của truyền thống mà còn là cốt lõi của mọi truyền thống
dân tộc.” [48, 194]
- Về phạm trù “trung, hiếu” của Nho giáo. Đây là hai phạm trù quan
trọng của đạo đức Nho, thường đợc bàn tới khi đề cập tới vấn đề luân lý, nhân
cách, lối sống. Ngoài tác phẩm “Hiếu kinh” do Đoàn Trung Còn dịch, nội
dung cặp phạm trù “trung, hiếu” thường được đề cập xen kẽ khi trình bày nội
dung cơ bản của Nho giáo, Nho giáo ở Việt Nam mà ít thấy được bàn riêng rẽ.
Gần đây trong tác phẩm Trung Quốc “Đối thoại với tiên triết về văn hoá phơng Đông thế kỷ XXI” của Trần Chí Lương được dịch ra tiếng Việt đã gây được tiếng vang. Trong tác phẩm của mình, với lối viết đối thoại hiện đại, tác
giả đã mượn lời của các tiên triết để nói về tư tưởng của họ và ý nghĩa của nó
trong thế kỷ 21. Mặc dù “hiếu, trung” cũng được Trần Chí Lương bàn đến nhưng tác giả không tập trung phân tích sâu vấn đề. Đây đó cũng có những nhà
nghiên cứu khác đi sâu hơn vào chữ “trung”, “hiếu” của Nho giáo và đánh giá
sự tiếp biến của nó trong xã hội ta. Chẳng hạn: Trần Văn Giàu trong “Tác
phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh” trên cơ sở trở lại với Nho giáo
chính thống, đã đi sâu vào từng mối quan hệ vua – tôi, cha – con và so sánh
với một số đại biểu Nho Việt như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du để khẳng định:

4


đạo quân thần là trung hiếu và đạo quân thần ấy ảnh hưởng rất rõ nét đối với
đời sống đạo đức của ngời Việt. Phan Đại Doãn trong tác phẩm “Một số vấn
đề về Nho giáo Việt Nam” đã phân tích vấn đề “Nhà nước pháp luật hoá những
quan niệm hiếu nghĩa” để rút ra tư tưởng hiếu hay đạo hiếu ở Việt Nam gồm:
- Đạo hiếu thể hiện ở việc con cháu phải nuôi dưỡng ông bà cha mẹ
- Hiếu là nhân cách con người, là gốc của nhân luân
- Hiếu là quan hệ đứng dọc trong gia đình và dòng họ. Nghĩa là hiếu có
ý nghĩa quan trọng nhất, bậc cao nhất trong các nguyên tắc ứng xử gia đình.
Nhìn chung Nho giáo và Nho giáo ở Việt Nam là mảng đề tài đã được
nhiều nhà nghiên cứu khai thác. Với những nhận định sâu sắc, các tác giả đã
đánh giá về giá trị và hạn chế của hệ tư tưởng Nho giáo trên nhiều bình diện
khác nhau. Cũng có những ý kiến trái ngược về công và tội của Nho giáo
nhưng phần lớn đều nhất trí khẳng định ảnh hưởng của Nho giáo đối với đời
sống đạo đức của người Việt là rất rõ nét. Tuy nhiên đi sâu vào chữ “trung” và
nhất là chữ “hiếu” theo hướng khái lược từ Nho Tiên Tần đến Tống Nho, để
chỉ ra sự tiếp biến của cặp phạm trù này trong Nho Việt nhằm khẳng định một
số giá trị “trung, hiếu” trong điều kiện hiện nay thì cho tới nay chưa thấy có
công trình nghiên cứu chuyên biệt nào công bố. Chúng tôi coi đây là mảng đề
tài mở và mạnh dạn đi vào nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích
Luận văn trình bày quan niệm “trung, hiếu” của Nho giáo và sự tiếp
biến của nó trong quá trình du nhập và phát triển ở Việt Nam trong lịch sử,
trên cơ sở đó bước đầu đưa ra nhận định về giá trị của “trung, hiếu” đối với
đời sống đạo đức hiện nay.
Nhiệm vụ
- Phân tích điều kiện lịch sử cụ thể sự ra đời của Nho giáo và làm rõ nội

dung phạm trù “trung, hiếu” trong quan niệm của Nho qua ba thời kỳ: Nho
Tiên Tần, Nho Hán, Nho Tống.
- Chỉ ra những nhân tố tác động tạo ra sự “tiếp biến” của Nho giáo khi
vào Việt Nam và minh chứng cho sự “tiếp biến” của phạm trù “trung hiếu”
trên cơ sở phân tích cặp phạm trù này trong tư tưởng của một số nhà Nho tiêu
biểu của Việt Nam
5


- Đánh giá và rút ra giá trị căn bản của “trung, hiếu” cần tiếp tục duy trì
trong xã hội ngày nay.
4. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận của luận văn là Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ
nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
quan điểm của đảng Cộng sản Việt Nam về giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc trong điều kiện mới.
- Phương pháp nghiên cứu: Khi áp dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử
triết học, luận văn đặt toàn bộ vấn đề nghiên cứu dưới ánh sáng của phương
pháp Duy vật lịch sử, vì vậy ngoài việc sử dụng các phương pháp: phân tích,
tổng hợp, so sánh....luận văn còn quán triệt nguyên tắc lịch sử cụ thể và
nguyên tắc khách quan, toàn diện trong quá trình triển khai đề tài.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn trình bày khái lược được nội dung “trung, hiếu” của Nho giáo ở
Trung Quốc, chỉ ra đợc sự tiếp biến của “trung, hiếu “ trong Nho giáo ở Việt
Nam và đưa ra được một số nhận định về giá trị “trung, hiếu” trong giai đoạn
hiện nay ở nước ta.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn chia
thành hai chương, sáu tiết.


CHƯƠNG1

PHẠM TRÙ TRUNG, HIẾU TRONG NHO GIÁO Ở TRUNG QUỐC
6


1.1.Phạm trù trung, hiếu trong quan niệm của của các nhà Nho Tiên Tần
1.1.1.Xã hội thời Xuân thu – Chiến quốc, cơ sở hình thành Nho Tiên Tần
Đến cuối thời Tây Chu, Trung Quốc bắt đầu bước vào một thời kỳ quá
độ toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá tạo tiền đề cho sự giải phóng
con ngời khỏi sự chi phối của thế giới quan thần thoại, tôn giáo để tiếp cận với
thế giới quan triết học. Bước quá độ về kinh tế được đánh dấu bằng sự ra đời
của đồ sắt thay thế đồ đồng. Nông nghiệp và các ngành nghề có liên quan đến
nông nghiệp được phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu tác động tới mọi
mặt của đời sống xã hội dẫn tới một loạt khác biệt khác về chính trị, tư tưởng,
văn hoá. Sự khác biệt thể hiện trước nhất ở sự phân chia kẻ giàu, người nghèo
và sự sắp xếp lại cơ cấu các giai cấp và tầng lớp trong xã hội. Trong khi đó
chế độ lãnh chúa phân quyền với mục đích giải quyết nhanh các công việc tại
chỗ lại trở thành cơ hội để các nớc chư hầu đối địch, thôn tính lẫn nhau. Xã
hội rối loạn, chiến tranh giữa các nước xảy ra liên miên.
Điều kiện lịch sử cụ thể với những biến động sâu sắc, toàn diện đã đặt
ra những vấn đề triết học, đạo đức luân lý, kinh tế...đòi hỏi những ngời thức
thời, tài trí, yêu người phải tìm phương pháp giải quyết. Bên cạnh đó mỗi nước, mỗi tầng lớp đều muốn có một hệ thống tư tưởng riêng để tìm cách thống
trị nước khác, bộ phận khác. Trong điều kiện như vậy, một loạt các nhà tư tưởng lớn, các trường phái triết học nảy sinh và Nho giáo là một trong sáu
trường phái của Lục gia tiên Tần của thời kỳ này.
1.1.2.Quan niệm của các nhà Nho Tiên Tần về trung, hiếu
Quan niệm về trung
Điều nhân là trọng tâm, là hạt nhân của đạo Khổng. Về nguyên tắc, chữ
“nhân” theo quan niệm của Khổng Tử gồm “trung” và “thứ”. Trung thứ tức là
cái gì mình muốn thì cũng muốn cho người, cái gì mà mình không muốn thì

chớ đem đối xử với người khác. Như vậy, điều “trung” theo nghĩa rộng không
chỉ là đạo đức của bề tôi mà là tiêu chuẩn hành vi đạo đức trong đối xử giữa
người với người phải hết lòng, thành tâm, thật ý.
Trong quan niệm của Nho giáo tiên Tần, bề tôi phải trung với vua là lẽ
tất nhiên. Tuy nhiên chữ “trung” trong quan điểm của Khổng Tử thường biến
dịch và hàm chứa nhiều nội dung. Tựu chung lại có một số nội dung chính:
7


Một là, theo Khổng Tử xét cái đáng theo mà theo mới gọi là trung.
Khổng Tử bảo: con theo mệnh cha há đã là hiếu, tôi theo mệnh vua há đã là
trung? Chỉ có xét cái đáng theo mà theo mới là hiếu là trung vậy. Chính vì thế,
“trung” trong quan niệm của Khổng Tử ngoài nghĩa phụng sự vua, phận bề tôi
còn phải có nghĩa vụ khuyên vua lấy đạo nhân nghĩa để trị dân. Chủ trương
của Khổng Tử là thi hành một hình thức vương đạo, lấy nhân làm ngyên tắc
căn bản. Làm bề tôi thì phải khuyên vua lấy nhân làm trọng, theo vương đạo
mà đi.
Hai là, “trung” của người làm tôi còn tuỳ đức độ của từng ông vua mà
phát huy và có giới hạn rõ ràng. Theo đó chữ “trung” gắn với “minh quân” và
có tính hai chiều mềm dẻo. Nó cho phép bề tôi không phải phục tùng vua một
cách vô điều kiện đồng thời cho phép bề tôi có thể rời bỏ ông vua này để đến
với một ông vua sáng hơn.
Ba là, “trung” trong quan niệm phải xuất phát từ tâm Nghĩa là nhận
được chức trách vua ban thì trước phải dốc lòng trung làm cho tốt, sau mới
nghĩ đến bổng lộc của bản thân. Học với mục đích để ra làm quan, giúp triều
đình nhưng nếu có tài mà chưa được cắt cử giữ trọng trách thì quyết không
được vì thế mà bất trung.
Mạnh Tử là người có nhiều quan điểm thống nhất với tư tưởng Khổng
Tử về chữ “trung”. Ông cũng cho rằng người có lòng trung thì cũng phải làm
cho những người xung quanh có lòng trung như vậy mới là trung. Làm rõ hơn

quan điểm của Khổng Tử về tính hai chiều trong quan hệ vua – tôi, cho phép
bề tôi tuỳ đức độ của từng ông vua mà thực hành trung Mạnh Tử khẳng định:
Vua xem bề tôi như tay chân, bề tôi xem vua như bụng dạ của mình. Vua xem
bề tôi như chó ngựa, bề tôi xem vua như người dưng. Vua xem bầy tôi như
bùn rác, bầy tôi xem vua như giặc thù.
Về bề tôi, Mạnh Tử cho rằng: người nào biết dùng nhân chính để nhắc
nhở vua, được gọi là có nết cung. Người nào giãi bày với vua điều hay lẽ thiệt,
biết can gián việc làm tà khuất của vua, được gọi là có đức kính. Kẻ nào nói
rằng vua mình không có sức thực hiện nhân chính, được gọi là kẻ làm hại vua
vậy. Tuy nhiên, cũng giống như Khổng Tử, trong quan niệm của Mạnh Tử về
việc bề tôi có thể và phải can ngăn vua vẫn còn nặng tính hình thức, thiên về
cải lương mà không dứt khoát, rõ ràng.. Nghĩa là khuyên can phải lựa lúc, lựa
8


chiều, khuyên mà không được lại kính mà vâng chứ không làm trái. Đến Tuân
Tử thì khác, ông cho phép bề tôi giết vua khi vua bạo ngược mà không coi là
bất trung. Khi vua bạo tàn như Kiệt, Trụ thì giết là giết tên Kiệt, tên Trụ,
không phải giết vua, không mang tội bất trung. Tuân Tử còn chỉ ra rằng bề tôi
có bốn hạng: đại trung, thứ trung, hạ trung, kẻ quốc tặc.
Tuân Tử nhất trí với Khổng Tử và Mạnh Tử về việc bề tôi trung với vua
phải giữ cho được lễ. Thậm trí Tuân Tử còn khẳng định: trung là lễ, xét việc
hành lễ để suy người trung. Như vậy, mặc dù đạo trung đến Tuân Tử cũng đã
thay đổi nhiều song có thể thấy tựu chung lại quan niệm về “trung” của Nho
Tiên Tần linh hoạt, mềm dẻo và có tính hai chiều chứ không cứng nhắc, hàm
chứa một nội dung rộng rãi, không bị cực đoan, tuyệt đối đối hoá.
Quan niệm về hiếu
Nho tiên Tần bàn nhiều về “hiếu đễ”, đề cao tột bậc hai chữ ấy và cũng
tốn nhiều công phu để giảng giải, định rõ nội dung của “hiếu đễ” nhất là “hiếu”,
nhưng không đưa ra được một định nghĩa chung. Thường thì tuỳ theo trường

hợp cụ thể mà nội dung của “hiếu” được giảng giải khác nhau. Tựu trung lại
“hiếu” trong quan niệm của Nho giáo tiên Tần có những nội dung cơ bản sau:
Một là, người có hiếu trước hết phải nuôi dưỡng cha mẹ nhưng
nuôiphải đi liền với kính. Khổng Tử bảo: Người con hiếu ngày nay, nói có thể
nuôi được cha mẹ. Đến như chó, ngựa người ta còn nuôi được. Nếu chẳng
kính cha mẹ, sao có khác thế chăng?. Cho nên theo Khổng Tử thờ cha mẹ duy
có sắc mặt hoà vui là khó. Chứ khi phụ huynh có việc con em chịu khó làm
việc; hay khi có cơm rượu, mời phụ huynh ăn uống chưa hẳn đã là hiếu. Mạnh
Tử về sau phát triển ý của Khổng Tử nhưng cũng chỉ khẳng định và nhấn
mạnh chủ yếu vào việc phụng dưỡng cha mẹ, coi đó là thực hành đạo hiếu.
Trong năm điều Mạnh Tử cho là bất hiếu thì có đến ba điều liên quan tới
phụng dưỡng cha mẹ. Đây được coi là yêu cầu đầu tiên, đơn giản nhất của
người con hiếu. Đến Tuân Tử, Tuân Tử cho rằng: cầm thú có cha con mà
không có tình phụ tử. Cho nên đạo làm người là phải biết biền biệt. Nếu không
thì con người và cầm thú chẳng khác gì nhau.
Hai là, người con hiếu thảo phải nhớ tuổi của cha mẹ mình, nếu có việc
đi xa thì phải nói để cha mẹ biết, cha mẹ khỏi lo lắng. Yêu cầu này của Nho
Tiên Tần đối với phận làm con trước là để mừng vì cha mẹ được trường thọ,
9


sau là biết khi cha mẹ tuổi cao, sức yếu để lo lắng được kỹ càng, chu tất. Bên
cạnh đó, người con đi phải báo, về phải vào trình để cha mẹ được biết cũng là
để vấn cha mẹ xem người có điều gì căn dặn hay không.
Ba là, người con có hiếu phải giữ gìn thân thể mà mẹ cha cho mình. Đó
là lý do vì sao thầy Tăng Tử trước lúc lâm trung gọi bảo học trò mở chân tay,
thân thể ra kiểm tra, thấy còn nguyên mới bảo học trò là từ đây mới yên tâm
về đạo hiếu của mình. Sau này khi phát triển quan điểm của Khổng Tử, Mạnh
Tử cũng cho rằng: Trong các việc cần phụng sự thì phụng sự cha mẹ là quan
trọng nhất; trong những việc phải giữ gìn thì việc giữ gìn thân thể của mình là

quan trọng nhất; kẻ chẳng biết giữ gìn, lại còn huỷ hoại thân thể cho đến mang
bệnh, vướng tật, thế mà lại có thể phụng sự cha mẹ chí hiếu thì không thể có.
Bốn là, người con có hiếu phải biết can ngăn cha mẹ khi họ sai lầm.
Các nhà Nho tiên Tần cho rằng làm con thì phải vâng lời cha mẹ nhưng
không yêu cầu thực hành hiếu một cách thụ động, cứng nhắc, một chiều. Tuân
Tử về sau giải thích kỹ hơn ý của Khổng Tử về việc con không theo mệnh cha
là: Có ba trường hợp con không theo mệnh cha: một là khi nào theo mệnh thì
cha mẹ nguy, còn không theo mệnh thì cha mẹ yên; hai là khi nào theo mệnh
thì cha mẹ nhục, không theo mệnh thì cha mẹ vinh; ba là khi nào không theo
mệnh cha thì hợp với đạo trung, còn theo mệnh thì không hợp với đạo trung.
Năm là, người có hiếu còn là người nối được chí hướng của ông cha.
Khổng Tử yêu cầu: làm con lúc cha còn sống nhất định xem cái chí hướng đó
và cố gắng hoàn thành sự nghiệp mà cha ông khởi dựng. Khi cha mất đi, có
định thay đổi gì cũng nhất định phải đợi hết ba năm tang chế, trước là tỏ lòng
hiếu kính với cha, sau là có thời gian để định hình sự thay đổi cho cẩn thận.
Sáu là, người con hiếu khi cha mẹ qua đời sẽ thực tâm thương tiếc, làm
mọi việc đều theo lễ, không cẩu thả cho xong cũng không thái quá, bất cập
Khổng Tử coi việc con cháu tiễn cha mẹ sang thế giới khác là cử chỉ
hiếu thuận nhưng ông cũng luôn nhắc nhở mọi việc đều không được thái quá,
bất cập: không ăn mặc đẹp đẽ, loè loẹt; không khóc lóc nỉ non; không lựa điều
văn vẻ để nói; cũng không vì thương cha mẹ mất mà không coi trọng bản thân,
bỏ ăn, bỏ ngủ ba ngày...Trong ba năm chịu tang Nho giáo Tiên Tần yêu cầu
phải thực hiện việc cúng tế đều đặn để “thờ sống” cũng như “thờ thác”.
10


Mạnh Tử phát triển quan điểm của Khổng Tử khẳng định rằng mai táng
cha mẹ trong cơn tử biệt mới là việc trọng đại hơn hết của người con có hiếu.
Giống mạnh Tử, Tuân Tử cho rằng: tang lễ là cách tỏ tình của người sống đối
với người chết, làm cho sự chết thêm phần trang trọng, là suy từ lòng thờ

người sống mà tống táng người chết, không coi chết khác sống, không coi mất
khác còn, cho sự chấm dứt với bắt đầu là một.
Tóm lại, với Nho sơ kỳ “trung”, “hiếu” là những đức tính tốt, rất quan
trọng, ai cũng nên có, cũng phải cố thực hiện. “Trung” là cốt lõi của chế độ
chính trị đẳng cấp, “hiếu” là nguyên tắc căn bản của chế độ tông pháp nhưng
“trung, hiếu”. Các nhà Nho Tiên Tần đều muốn hướng về xây dựng một xã hội
thịnh trị như nhà Chu nên trong quan niệm của Nho sơ kỳ để làm tròn đạo
“hiếu trung” phải tuân thủ thể chế nhà Chu, trong đó quan trọng nhất là tuân
thủ lễ tế trời đất và cúng tổ tiên. Lợi dụng điều này cho nên các học phái Nho
về sau thường khoác cho Nho giáo tính thần bí, tuyệt đối hoá thiên về một
chiều nào đó để phục vụ mục đích chính trị.
1.2.Phạm trù trung, hiếu trong quan niệm của các nhà Hán Nho
1.2.1 Điều kiện lịch sử và sự phát triển của Nho dưới đời Hán
Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng thiết lập nhà nước phong kiến trung
ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Tần thực hiện chính
sách cực đoan ra lệnh: trừ sách sử nhà Tần, sách bói, sách thuốc, sách trồng
cây còn sách khác của Nho giáo đều phải đem đốt hết.
Năm 206 TCN, Lưu Bang lãnh đạo lực lượng chống nhà Tần thắng lợi,
lập ra Nhà Hán. Về kinh tế, nhà Hán tạo điều kiện khôi phục và phát triển sản
xuất bằng cách: giảm nhẹ sưu thuế, phục viên binh lính cho về sản xuất, giảm
hẳn việc xây dựng những công trình lớn...Bên cạnh đó để củng cố lòng tin của
dân chúng và quan lại, triều đình nhà Hán tiến hành: huỷ bỏ nhiều điều luật hà
khắc của nhà Tần; khôi phục lại tước vị cũ, trả lại ruộng đất cho những người
thuộc giai cấp địa chủ đã phải vì chiến tranh mà rời bỏ quê hương, quy định tất
cả ruộng đất trong nước đều thuộc quyền sở hữu của vua, gọi là “vương điền”.
Nhưng nội bộ nhà Hán lúc nào cũng có sự tranh giành quyền lực, kết
hợp với tính chất ăn bám, quan liêu của nhà nước phong kiến làm cho xã hội
không ổn định và cản trở sự thống nhất về kinh tế, chính trị của nhà Hán. Mâu
thuẫn xã hội vốn đã gay gắt lại càng nặng nề hơn khi thiên tai liên tục xảy ra.
11



Để điều hoà mâu thuẫn giai cấp trong xã hội, khống chế các tập đoàn phong
kiến địa phương, củng cố quyền lực tập trung và nô dịch dân chúng nhà Hán
cần có vũ khí tinh thần. Rút kinh nghiệm từ những thất bại của nhà Tần, Nhà
Hán phục hồi lý luận chính trị, đạo đức, thần quyền thời Tây Chu vì thế Nho
được chú trọng và dần khôi phục được vị trí.
1.2.2 Quan niệm của các nhà Hán Nho về trung, hiếu
Đẩy cái học của Nho lên đỉnh điểm, khoác cho Nho tấm áo choàng thần
bí là Nho của Đổng Trọng Thư. Ông cho rằng “tam cương” là đạo người, do
trời quy định và nghĩa quân thần, phụ tử, phu phụ đều lấy đạo âm dương. Vua
là dương, tôi là âm; cha là dương, con là âm mà âm là hợp của dương; con là
hợp của cha; tôi là hợp của vua nên đã là phận bề tôi, phận làm con tất phải có
tính phục tùng, “trung, hiếu” là vâng mệnh mà làm, không được trái vì lẽ
thường: Vua là tượng của trời nên có đức che chở, hướng dẫn, bề tôi là tượng
của đất nên có đức chuyên chở, tuân theo; cha thuộc mùa xuân nên có đức
sinh, con thuộc mùa hạ nên có đức dưỡng, tuân theo, tất cả là do trời định
đoạt. Như vậy quan hệ vua tôi, cha con đã được khép vào tính chất một chiều
khắt khe. Bất trung, bất hiếu là có tội với vua, với cha mà cũng là có tội với
trời. Theo đó “trung và hiếu” tất hoà làm một bởi đều vâng mệnh trời cả: Trời,
đất và người là gốc của muôn vật. Trời sinh, đất nuôi, người thành tựu. Trời
lấy hiếu đễ mà sinh, đất lấy ăn mặc mà nuôi, người lấy lễ nhạc mà thành tựu.
Ba điều ấy hợp thành một thể, hễ thiếu một điều là không được. Không có
hiếu đễ thì không có cái để sinh, không có cái ăn mặc thì không có cái để nuôi,
không có lễ nhạc thì không có cái để thành tựu. Đến Tống Nho vẫn thấy các
đại biểu nói tới “thiên lý” để luận về “trung, hiếu” nhưng Nho nói chung và
“trung, hiếu” của Nho nói riêng vẫn tiếp tục con đường của nó với những biến
đổi mới.
1.3. Phạm trù trung, hiếu trong quan niệm của các nhà Tống Nho
1.3.1 Điều kiện lịch sử và vai trò của Nho dưới đời Tống

Nho giáo đến cuối nhà Hán thì bề ngoài rất thịnh nhưng bên trong thì
suy. Năm 960, nhà Tống được lập, dựng một nền thống trị thống nhất. Suốt
thời gian tồn tại, triều đình Tống tỏ rõ sự yếu đuối, bạc nhược, lúc nào cũng
chủ trương cầu hoà với giặc, mâu thuẫn giữa dân chúng với triều đình sâu sắc.
12


Để duy trì, củng cố nền thống trị phong kiến và nô dịch đời sống tinh thần của
nhân dân lao động giai cấp thống trị chủ trương độc tôn Nho giáo.
Đời Tống, Nho giáo không chỉ có vị thế cao mà cái tinh tuý, cao siêu,
uyên thâm của Nho giáo cũng được hưng thịnh. Sự hưng thịnh của Nho giáo
thời Tống không phải là ngẫu nhiên, mà nó chứa đựng nguyên nhân tất yếu
của nó. Trung Quốc sau một thời gian dài chiến tranh loạn lạc, đến triều đại
nhà Tống đã thực hiện được một sự thống nhất và ổn định khá lâu cả về chính
trị, văn hoá tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển phồn vinh chưa từng có.
Để bảo vệ trật tự luân lý, cương thường của chế độ phong kiến, nhà Tống đã
đề cao Nho học, lấy Nho học làm hệ tư tưởng chính thống. Vẫn đi tiếp cái
mạch Nho nhưng Nho giáo thời Tống chịu sự quy định của điều kiện lịch sử
nên cũng khác đi, phạm trù “trung, hiếu” vì thế mà cũng có sự thay đổi nhất
định.
1.3.2 Quan niệm của các nhà Tống Nho về trung, hiếu
Cũng nói tới “thiên lý” và giải thích mọi thứ theo âm dương nhưng
Tống Nho lại tìm cách khách quan hoá các mối quan hệ trong tam cương ngũ
thường. Thông qua đó các giá trị “trung, hiếu” biểu hiện như đạo lý tất nhiên,
khách quan, mọi người phải nhất nhất theo đó mà phục tùng.
Trong quan điểm của Chu Hy, “thiên lý” có tính chất tiên nghiệm tuyệt
đối, bao trùm tất cả. Ông coi tam cương ngũ thường vốn là “thiên lý” có trước
xã hội loài người. Theo đó tuy chưa có vua tôi, nhưng trước đó đã có cái lý
của vua tôi rồi. Tuy chưa có cha con nhưng trước đó đã có cái lý của cha con
rồi. Cái lý đó tồn tại vĩnh viễn, bất biến nhưng phát huy tác dụng tuỳ thời. Ông

cho rằng vua là sự biểu hiện hùng mạnh của chính khí còn dân là do bạc khí
sinh thành. Cho nên phận tôi con không được nói đến những sai sót của vua,
cha.
Tiếp tục “tính tam phẩm” của Đổng Trọng Thư thời Hán, để bảo vệ chế
độ đẳng cấp Trình Hạo cho rằng: Con người sinh ra đã có sự quy định ở “khí”,
“khí thanh” là hiền mà “khí trọc” là ngu, cũng chỉ có thánh nhân là sinh ra đã
biết nghĩa lý thôi nên mọi người phải theo thánh nhân mà làm. Trình Hạo bảo:
có cái lý cố định của thiên hạ tức cái trật tự chế độ phong kiến và luân lý
cương thường. Cho nên làm người phải “bảo tồn thiên lý” tức là giữ gìn luân
13


lý nhân, lễ nghĩa, trí tín trời phú cho. Cho nên: vua bảo bề tôi chết, bề tôi
không chết là bất trung, cha bảo con chết, con không chết là con bất hiếu.
Trình Di cũng cho rằng: trên trời chỉ có một lý nhưng nếu theo Trình
Hạo “thiên lý” tức “tâm” thì Trình Di cho rằng “thiên lý” là lý từ trời. “Lý” ấy
không thể thêm bớt, không thể nghe hay sờ được. Để đạt được “lý”, Trình Di
chủ trương “cách vật trí tri” để: làm người dừng lại ở chỗ chí thiện, làm con
dừng lại ở chỗ hiếu, làm cha dừng lại ở chỗ từ. Theo đó thì “trung, hiếu” là
làm cho đúng cái “lý vua tôi, cha con” nhưng vì không “vụ ở bề ngoài” nên
không khi nào phận tôi, con được đi ngược lại với quan điểm của vua, cha.
Như vậy, tuy không đi trực diện vào chữ “trung, hiếu”, nhưng Tống
Nho đã nói đến một thứ “trung, hiếu” thụ động, tuyệt đối. Quan điểm này gần
với Hán Nho và khác so với cái tông chỉ của Nho Khổng Mạnh.
CHƯƠNG 2.
SỰ TIẾP BIẾN CỦA PHẠM TRÙ TRUNG, HIẾU
TRONG NHO GIÁO Ở VIỆT NAM

2.1. Những yếu tố quy định sự tiếp biến của Nho giáo ở Việt Nam
2.1.1 Truyền thống dân tộc và điều kiện xã hội cụ thể của Việt Nam

Nho giáo vào Việt Nam cùng với việc thái thú Giao Chỉ – Tích Quang
dựng nhà học, dùng lễ dạy dân. Khi vào Việt Nam, Nho giáo vấp phải những
cản trở của yếu tố bản địa. Một dân tộc với truyền thống yêu nước nồng nàn,
không thể ngay lập tức chấp nhận dòng tư tưởng của bọn cướp nước.
Với mục đích đồng hóa dân tộc ta, giai cấp thống trị Hán đã áp đặt một
cách có ý thức từ mô hình quản lý, hệ tư tưởng đến nếp sống, cách sinh hoạt
hòng biến người Việt thành người Hán, xã hội Việt thành xã hội Hán. Chính
sự đấu tranh quyết liệt giữa chiều hướng Hán hoá và chống Hán hoá một phần
làm cho Nho giáo thấm dần vào đời sống tinh thần người Việt phần khác buộc
Nho giáo phải có sự thay đổi nhất định.
Từ khi Ngô Quyền đánh dấu nền độc lập tự chủ cho đến cuối thế kỷ X
Nho giáo chưa mạnh và không có vai trò gì đáng kể. Phải đến thế kỷ XI, với
sự xác lập vương triều Lý, Nho giáo mới dần trở thành vũ khí sắc bén của giai
cấp thống trị phục vụ cho việc củng cố chế độ phong kiến. Nhờ đó, Nho giáo
14


từng bước đi sâu vào đời sống tinh thần của người Việt. Đến thế kỷ XV,
vương triều Lê được xác lập, Nho giáo dần chiếm được vị trí độc tôn. Giai cấp
phong kiến thời kỳ này muốn phát triển chế độ phong kiến tập quyền nên tiếp
thu cả Nho Khổng Mạnh và Nho Hán, Tống. Kinh điển Nho giáo được kết hợp
với nhiều yếu tố dân tộc nhất là truyền thống cố kết cộng đồng và tinh thần
yêu nước khiến cho Nho giáo đi sâu cả vào văn hóa làng xã. Nho giáo trở nên
có tác dụng trong việc bảo vệ sự liên kết gia đình, dòng tộc, giữ gìn trật tự
đẳng cấp và buộc mọi người phải hành động trong khuôn khổ một số quy định
nhất định theo mục đích của giai cấp thống trị. Từ thế kỷ XVI, Nho giáo bắt
đầu thể hiện sự bất lực của nó trong việc giải quyết nhiều vấn đề xã hội trong
khi các vua Nguyễn chỉ muốn tăng yếu tố thần bí của Nho giáo nhằm tạo ra
một sự phục tùng vô điều kiện để bảo vệ, củng cố sự thống trị của mình. Dưới
tác động của yếu tố truền thống dân tộc và điều kiện xã hội cụ thể của Việt

Nam, Nho giáo buộc phải có sự thay đổi để thích nghi. Đây là một trong
những lý do căn bản khiến Nho giáo ở Việt Nam khác với Nho giáo ở Trung
Quốc.
2.1.2 Sự khúc xạ qua tư tưởng của các Nho gia Việt Nam từng thời kỳ
Nho giáo vào Việt Nam, bám rễ trong đời sống tinh thần người Việt
thông qua tư tưởng của các nhà Nho từng thời kỳ. Mặc dù đều nhà Nho nhưng
do địa vị xã hội, lập trường chính trị, khả năng nhận thức và nhiều đặc điểm
riêng mà mỗi người một khác, không phải ai cũng trở thành công cụ của giai
cấp thống trị. Tư tưởng của Nho giáo Việt Nam vì thế mà biến đổi nhiều.
Trong hoàn cảnh: người thi đỗ làm quan cũng là nhà Nho; ông đồ dạy
học cũng là nhà Nho; thầy bốc thuốc, thầy phù thuỷ, thầy tướng số cũng là nhà
Nho, đến bọn bán nước cũng nhận mình là nhà Nho...thì chắc chắn Nho giáo
nói chung và phạm trù “trung, hiếu” của Nho giáo nói riêng vào Việt Nam, khi
khúc xạ qua lăng kính của các nho gia cũng có nhiều biến đổi. Bên cạnh đó tư
tưởng Nho giáo của các đại biểu cũng không phải hoàn toàn “thuần Nho”,
trong khi các Nho sỹ bình dân đem kết hợp Nho với yếu tố văn hoá dân gian
để Nho giáo gần gũi hơn với nhân dân thì có những người tiếng là nhà Nho
nhưng lại theo Lão, có người lại tìm cách dung hợp Nho giáo với Phật...Đó là
sản phẩm tất yếu nảy sinh từ sự song song tồn tại của Nho, Phật, Đạo trong
lịch sử Việt Nam.
15


2.1.3. Sự tồn tại của Nho, Phật, Đạo ở Việt Nam
Mặc dù Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo khác nhau về nội dung, tính chất
nhưng giai cấp thống trị đều tìm được trong đó chút hữu ích cho mục đích
thống trị của mình. Trong những triều đại đầu tiên Phật giáo được trọng dụng,
thậm chí được coi là quốc giáo. Cùng với Phật giáo, triều đình cũng tin vào
Đạo giáo nhưng chủ yếu ở yếu tố bùa chú, phép thuật. Dân chúng thì thờ cả
phật, thánh, thần tiên, tín ngưỡng dân gian...Khi chế độ phong kiến được củng

cố và phát triển, yêu cầu tập trung quyền lực được đặt ra, chỉ có Nho giáo cổ
vũ cho đạo “trung quân” trên cơ sở “chính danh” là đáp ứng được yêu cầu của
giai cấp thống trị. Vì thế các vua chúa bắt đầu chú ý đến Nho giáo, đến thời
Lê, Nho giáo cực thịnh và chiếm vị trí độc tôn, Phật giáo và Đạo giáo vẫn
được duy trì nhưng có địa vị thấp kém. Đến giai đoạn xã hội phong kiến Việt
Nam bước vào thời kỳ suy thoái người ta lại tìm cách dùng Nho giáo, Phật
giáo, Đạo giáo hoặc đem kết hợp chúng lại mong đáp ứng được những yêu cầu
mới của thực tiễn đời sống xã hội. Chính sự giao thoa của ba luồng tư tưởng
Nho, Phật, Đạo trong lịch sử dân tộc ta đã tạo nên sự biến đổi trong bản thân
mỗi hệ tư tưởng. Điều này kết hợp với sự tác động của điều kiện xã hội cụ thể
và sự khúc xạ qua tư tưởng của các Nho gia từng thời kỳ làm cho nội dung căn
bản của Nho giáo trong đó có phạm trù “trung, hiếu” biến đổi đi nhiều.
2.2. Phạm trù trung, hiếu trong quan niệm của các nhà Nho Việt Nam
2.2.1 Quan niệm về “trung” của các nhà Nho Việt Nam
Khái niệm “trung” của Nho giáo chính thức giữ một vị trí quan trọng
trong đời sống tư tưởng của xã hội Việt Nam khi chế độ quân chủ chuyên chế
ở nước ta đi vào định hình. Song lịch sử dân tộc ta minh chứng rằng có nhiều
nhà Nho đã phát triển đạo “trung” ra ngoài phạm vi ý nghĩa kinh điển của nó.
Với Nguyễn Trãi, ngôi vua tồn tại như một tất yếu, nó có ý nghĩa tối
cao. Ông coi việc báo đáp ơn chúa là công việc trọng đại đối với mỗi người.
Nhưng chính Nguyễn Trãi là đại biểu dứt hẳn được khỏi quan niệm: Tôi trung
không thờ hai vua của Nho giáo. Vì thế mặc dù là cháu ngoại quan tư đồ Trần
Nguyên Đán nhưng ông sẵn sàng phò nhà Hồ khi nhà Hồ thay thế nhà Trần
mục nát. Khi nhà Hồ thất bại, trong khi nhiều trung thần tìm đến con đường
tuẫn tiết để giữ cho trọn đạo “trung” thì Nguyễn Trãi lại vào Lam Sơn, tìm đến
với Lê Lợi, đi theo tiếng gọi giải phóng dân tộc. Điều này cho thấy, “trung”
16


trong quan niệm của Nguyễn Trãi gắn với vua sáng. Quan điểm này gần với

quan điểm chọn vua để thờ của Nho tiên Tần nhưng nếu trong quan niệm
Khổng – Mạnh phò vua sáng là chỉ phụng sự cho “nước” của ông vua ấy thì
đối với Nguyễn Trãi ông “trung” với vua nhưng vua gắn liền với lợi ích toàn
thể quốc gia dân tộc. Vì thế ở Nguyễn Trãi “trung quân” đi liền với “ái quốc”,
“ái dân”.
Nguyễn Bỉnh Khiêm chịu sự đào luyện của Nho giáo từ nhỏ, thấm
nhuần đạo lý vua tôi của Nho giáo. Trong bài bia ở quán Trung Tân, chữ
“Trung” của ông gần với chữ “trung” trong đạo “trung thứ” của Khổng Tử.
Bên cạnh đó, trong quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm “trung” là trung với
đạo thánh hiền, trung với chế độ song quyết không trung với những tên vua
bạo ngược. Vì thế khi triều Lê thối nát ông không nhắm mắt, khư khư giữ lấy
chữ “trung”, còn với nhà Mạc, ông dốc sức đáp đền với mong muốn “phò
nghiêng, đỡ lệch” nhưng khi dâng sớ xin chém 18 kẻ lộng thần không được và
vua Mạc Phúc Hải chỉ mê việc hát xướng, ham chọi gà thì ông cũng lập tức rời
bỏ chốn quan trường, về quê dạy học. Cách xử lý này ông mang dáng dấp sự
hạn chế chung của Nho giáo, về mặt nào đó, nó là sự thoả hiệp, không đấu
tranh đến cùng, cách giải quyết mang tính cải lương...song nhìn chung chữ
“trung” trong quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mềm mỏng, giàu nhân
tính hơn.
Nguyễn Đình Chiểu cũng đặt vấn đề “trung” với vua sáng, ông dùng
chữ “minh lương” để nhấn mạnh đến quan hệ hai chiều của chữ “trung”. Mặc
dù đề ra “trung quân” và cổ vũ cho nó nhưng Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào
đó tính chất nhân dân và dân tộc. Ông bác bỏ thái độ tuân lệnh vua một cách
mù quáng. Khi triều Nguyễn ra chiếu ngăn Trương Định đánh Pháp, Trương
Định không tuân, Nguyễn Đình Chiểu tán thành việc làm của Trương Định bởi
theo ông thà mang tiếng nghịch thần còn hơn để đất nước rơi vào tay giặc.
Thuộc vào Nho giáo chính thống, tiếp thu chữ “trung” của Khổng
Mạnh, còn có Nguyễn Đức Đạt với quan điểm “minh lương” để cổ vũ cho chữ
“trung”. Nguyễn Đức Đạt phân biệt minh quân và hôn quân để bằng cách đó
khẳng định rằng nếu vua đòi bề tôi trung thì vua phải làm một ông vua sáng.

Vua phải đạo vua là minh quân, nhân quân, tôi phải đạo tôi là lương thần,
trung thần. Đó là hai đầu một chiếc cầu, không tách rời được.
17


Tuy nhiên cũng giống như nhiều Nho gia khác, Nguyễn Đức Đạt vẫn đi
theo lối minh quân, hôn quân của Khổng Tử, tức là nếu vua sáng thì bề tôi tận
trung, vua không theo đường nhân chính thì lựa lời khuyên can, khuyên mà
không được vẫn phải kính mà vâng. Đối với cá nhân ông vua, Nguyễn Đức
Đạt cho rằng: Vua không thân cũng không dám oán giận. Vua giận cũng
không dám bội bạc. Vấn đề là khi vua không phải “minh lương”, khi vua
không trung với nước nữa thì phận làm tôi có phải trung với vua nữa không thì
đa số nhà Nho giữ cái tôn chỉ “không nỡ bỏ vua”, song cũng có một số người
thấy được rằng: có một thứ cao hơn vua là nước.
Phan Bội Châu bằng sự thể nghiệm của chính mình đã bước qua được
cái tư tưởng “trung quân” hẹp hòi để đạt tới tầm bao quát rộng hơn, nhân đạo
hơn. Ông không “trung” một cách mù quáng với vua nhà Nguyễn khi nhà
Nguyễn bạc nhược cắt đất cầu hoà, tiếp tay cho giặc Pháp. Ông từng thú nhận:
Đọc sách thánh hiền Á Đông mới hiểu được chữ trung quân. Nhưng về
sau...đọc nhiều sách ngoài, biết chữ “ái quốc” còn nặng hơn chữ “trung quân”.
Ông thường phê phán tư tưởng trung quân tuyệt đối của Hán Nho, Tống Nho
đồng thời khẳng định quan hệ hai chiều theo tinh thần Khổng Mạnh như: Vua
với tôi, thảy người nào có chức phận của người ấy, chỉ chung gánh vác việc
nước thôi cho nên sai xử bề tôi phải có lễ. Nghĩa là những việc không đúng lẽ
phải, không được sai xử bề tôi. Tôi thờ phụng vua chẳng phải quyền thế nơi
vua, chỉ duy biết nghĩa vụ của mình mà lo gánh vác việc nước, theo nghĩa vụ
của mình mà thờ vua, cốt ở lòng người ngay thẳng nên dĩ trung. Theo đó thì
trung với vua chính là trung với nước. Phát triển quan niệm “trung” theo nghĩa
này lên đến đỉnh cao là Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã kế thừa có chọn lọc và
phát triển phạm trù “trung” của Nho giáo. Người đã đưa vào đó nội dung tư

tưởng mới phù hợp với việc đào tạo và bồi dưỡng tư tưởng đạo đức cho người
làm cách mạng, phù hợp với nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới. Hồ
Chí Minh khẳng định: Tận trung với nước, tận hiếu với dân.
2.2.2.Quan niệm về hiếu của các nhà Nho Việt Nam
Nho Việt cũng nói nhiều đến “hiếu” nhưng không phải khi Nho giáo du
nhập vào Việt Nam người Việt mới biết đến đạo hiếu. Đạo hiếu vốn đã được
hình thành trong truyền thống, tập quán lâu đời của nhân dân ta như tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, trọng lão... có khác chăng, khi Nho giáo du nhập vào
18


và dần trở thành hệ tư tưởng chính thống đã ảnh hưởng không nhỏ đến quan
niệm của người Việt. Nho giáo một mặt khẳng định thêm giá trị của đạo hiếu,
mặt khác chi tiết hoá đạo hiếu và thể chế hoá nó thành luân lý xã hội. Cũng có
lúc nhờ Nho giáo mà đạo hiếu trở thành công cụ hữu ích của triều đình trong
việc trị dân. Nhưng không phải nhà Nho Việt nào cũng thụ động áp dụng chữ
“hiếu” của Nho giáo.
“Đại hiếu” của Nguyễn Trãi được thể hiện khi cha Nguyễn Trãi bị giặc
Minh bắt đưa về Trung Quốc. Theo đạo “hiếu” của Nho giáo, Nguyễn Trãi
phải đi theo để phụng dưỡng cha nhưng ông đã tỉnh táo nghe lời cha mà quay
về rửa nhục cho nước, trả thù cho cha dù ông biết cha con sẽ không bao giờ
gặp lại nhau. Đạo hiếu ấy không chỉ với cha mà là với dân tộc.
Không được gọi là “đại hiếu” như Nguyễn Trãi nhưng trong quan niệm
của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đạo “hiếu” trở nên mềm mại với tính hai chiều nhân
bản. Đạo hiếu không còn là nghĩa vụ của con phải phục tùng cha mẹ mà là tình
cảm, việc làm xuất phát từ tình yêu thương. Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng
người con thảo là người biết thường xuyên hỏi han, chăm sóc cha mẹ. Ông
thường nhắc nhở mọi người phải giữ đạo làm con bằng việc kết hợp với những
câu ca dao, tục ngữ như: Nuôi con mới biết lòng cha mẹ; Ngẫm đạo làm con ở
rất nan. Ở cho trọn đạo mới là ngoan...Bản thân ông luôn là một người cha

mẫu mực trong cách đối nhân xử thế. Lúc ở nhà cũng như lúc đi xa, ông luôn
dành một tình cảm phụ tử thiết tha để khuyên răn con cái.
Nguyễn Đình Chiểu cũng là một người được nuôi dưỡng từ nhỏ bằng
những câu chữ của đạo Nho. Ông ra sức học tập Nho với tinh thần: học cho
biết lẽ quân thần. Biết phần phụ tử, biết phần hiếu trung. Cho nên quan niệm
về “hiếu” của ông bị ràng buộc nhiều bởi lễ giáo nghiêm khắc của đạo Nho. Vì
thế ông đã để cho Lục Vân Tiên bỏ thi về chịu tang, khuân mình vào phép tắc
khắt khe của đạo Nho đến mức gây ra hậu quả tai hại cho cuộc đời của mình.
Tuy nhiên chữ “hiếu” trong quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu cũng ấm áp,
thiết tha vượt lên trên quan niệm coi quy tắc đối xử thông thường. Với ông
“hiếu” là cái toả sáng trong tâm hồn mỗi con người. Bên cạnh đó, cũng trong
“Lục Vân Tiên”, thông qua quan hệ giữa cha con Lục ông và Kiều công, quan
niệm “hiếu” của Nguyễn Đình Chiểu cũng thể hiện ra với tính chất hai chiều:
con kính trọng cha mẹ, cha mẹ nâng niu, cảm thông với con cái. Quan điểm
19


này của ông gần với tính hai chiều trong quan niệm “hiếu” của Nho thời
Khổng Mạnh mà cách xa quan niệm của Hán Nho, Tống Nho. Song, nhìn một
cách tổng thể tuy Nho giáo cũng đề ra luân lý: cha nhân từ, con hiếu thảo
nhưng thực chất chỉ nhấn mạnh đến nghĩa vụ của người làm con đối với cha
mẹ mà hầu như không bàn về việc cha mẹ phải đối với con như thế nào cho
nên chữ “hiếu” nghiêng về thái độ phụng sự. Về điểm này, tư tưởng của
Nguyễn Đình Chiểu vượt lên trên tư tưởng Nho giáo truyền thống. Quan hệ
cha con theo đó có tính hai chiều: làm con phải hiếu thảo với cha mẹ còn cha
nâng niu con và là tấm gương hiếu cho con noi theo.
Phan Bội Châu là một trong những đại biểu được coi là tiếp thu và ảnh
hưởng trực diện nhiều của Nho giáo chính thống nhưng lại bứt ra được khỏi
quan niệm “trung, hiếu” thông thường của Nho giáo. Mặc dù bản thân ông vẫn
tuân thủ lẽ thường của Nho giáo, cha mẹ mất mới được đi xa nhưng Phan Bội

Châu đã cố gắng giải thích câu chữ của thánh hiền một cách gần gũi, sinh
động để chỉ ra rằng còn có ở trên nghĩa vụ làm con là nghĩa vụ làm người, mỗi
người vì thế không được thờ ơ trước vận mệnh của dân tộc.
Sau này, đến Hồ Chí Minh, đại hiếu hay chí hiếu là gắn với lòng trung,
với quyền lợi của quốc gia, dân tộc. “Trung, hiếu” không tách khỏi nhau và là
“tận trung với nước, tận hiếu với dân”. Quan điểm của Hồ Chí Minh về trung
với nước, trung với Đảng và hiếu với dân vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại
ngày nay.
2.3 Những giá trị căn bản của trung, hiếu trong xã hội Việt Nam hiện đại
Việt Nam hiện đại đang chứng kiến sự rạn nứt của mô hình gia đình
truyền thống với những biểu hiện thiếu trách nhiệm của con cái đối với cha
mẹ, thái độ coi trọng giá trị vật chất và cả coi thường giá trị của bản thân...;
cùng với đó là thái độ thờ ơ trước thời cuộc, trước công cuộc đổi mới và sự
nghiệp xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của đất nước; thái độ sự khó, sợ
khổ, trốn tránh trách nhiệm của công dân đối với tổ quốc...Thực trạng này
buộc chúng ta phải nhìn nhận lại những giá trị căn bản của “trung, hiếu”
Về giá trị “trung” trong xã hội Việt Nam hiện đại, vẫn là trung với
nước, trung với Đảng theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mỗi người dân
cần hiểu rõ và tin theo sự lãnh đạo của Đảng, tin vào con đường tiến lên chủ
nghĩa xã hội mà Đảng và Nhà nước đã lựa chọn. Bên cạnh đó, phải trung
20


thành và đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Mặc dù coi gia đình là tế
bào, là nền tảng của xã hội nhưng chúng ta kiên quyết chống lại thái độ “đặt
tình nhà lên trên nghĩa nước” theo nguyên lý lấy nhà làm gốc của Nho
giáo.Theo gương các vị tiền bối đi trước, mỗi người không coi nhẹ gia đình
mình nhưng cần trung thành với lợi ích của dân tộc và sẵn sàng hy sinh cho
quốc gia dân tộc.
Trung với nước, với đảng còn là trung với sự nghiệp đổi mới của đất

nước, là góp sức mình vào công cuộc làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Xưa, Nho giáo cũng nói trung với vua là phải
giúp vua làm cho quốc phú, binh cường nhưng nước trong Nho giáo là nước
của bản thân ông vua ấy. Trong xã hội Việt Nam hiện đại, mỗi người có
quyền và đều phải nỗ lực như nhau trong công cuộc xây dựng và kiến thiết
nước nhà. Nói như chủ tịch Hồ Chí Minh: dân có giàu thì nước mới mạnh.
Về giá trị căn bản của “hiếu” trong xã hội Việt Nam hiện đại. Hiếu vẫn
cần bắt đầu từ hiếu với cha mẹ mình rồi đến thương cha mẹ người. Mặc dù
Nho giáo Khổng Mạnh có đề cập đến tính hai chiều: cha nhân từ, con hiếu
thảo và đòi hỏi người con phải hiếu từ tâm: hiếu đi liền với kính nhưng nhìn
chung Nho giáo đề ra hiếu thiên về tính phụng sự. Trong xã hội ngày nay, hiếu
không còn mang nặng tính phụng sự nhưng cũng vì thế mà tình trạng con cái
vô trách nhiệm đối với cha mẹ ngày một nhiều. Thiết nghĩ đạo hiếu cần bắt
đầu từ hiếu với cha mẹ mình. Hiếu với cha mẹ cần “nuôi vui, ở kính, bệnh lo,
tang thương, tế cẩn” như nguyên lý của Nho giáo nhưng vận dụng trên tinh
thần biện chứng, tránh áp dụng một cách khuân sáo, thụ động.
Cũng theo Nho giáo, người con hiếu phải biết giữ gìn thân thể cha mẹ
đã cho mình và phấn đấu để được “dương danh hiển thân”. Nhắc lại yêu cầu
này của Nho giáo trong điều kiện xã hội hiện nay hoàn toàn có cơ sở bởi lẽ có
không ít người tự coi rẻ tính mạng bản thân để lao vào hút, chích, đua xe...; lại
cũng có không ít thanh thiếu niên chỉ lo ăn chơi hưởng thụ mà không thiết gì
đến việc học hành phấn đấu. Tuy không thể áp dụng nguyên xi và đòi hỏi tính
tuyệt đối như Nho giáo song rõ ràng cần phải giáo dục, định hướng để mỗi
người ý thức rõ về trách nhiệm đối với bản thân cũng chính là báo hiếu cha
mẹ.
21


Tuy nhiên cần thấy rằng, theo Nho giáo khi người con được thành đạt,
được sung sướng phải làm cho cha mẹ, anh chị mình cũng được hưởng sự

sung sướng nhưng xã hội hiện nay không thể chấp nhận việc một người làm
quan cả họ được nhờ mà giá trị tối cao của hiếu là: hiếu với dân. Theo đó, mỗi
người làm cán bộ phải ý thức rõ việc mình là “công bộc” của dân. Nghĩa là,
mọi công việc đều lấy quyền lợi của nhân dân làm trọng, tất cả quyền lực đều
ở nơi dân. Như vậy, trong xã hội hiện đại, có những giá trị “trung, hiếu” của
Nho giáo vẫn có tác dụng tốt nếu được cải tạo cho phù hợp. Xã hội chắc chắn
còn có nhiều thay đổi song thiết nghĩ chân lý để thực hành đạo làm người vẫn
sẽ bắt đầu từ những điều căn bản nhất trong đó có “trung, hiếu”.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu “Phạm trù trung, hiếu trong Nho giáo và sự tiếp biến của
chúng khi du nhập vào Việt Nam” chúng tôi rút ra những kết luận sau:
1. Nho giáo là một học thuyết chính trị đạo đức được hình thành từ thời
cổ đại ở Trung Quốc. Trong quá trình tồn tại của mình, dưới tác động của
nhiều yếu tố, Nho giáo cũng trải qua những thăng trầm, lúc thịnh, lúc suy.
Nho giáo tiên Tần còn gọi là Nho giáo sơ kỳ hoặc Nho giáo nguyên
thuỷ tính từ Khổng Tử đến Mạnh Tử , chịu sự quy định của điều kiện lịch sử
cụ thể – xã hội thời Xuân Thu – Chiến Quốc với những biến động sâu sắc,
toàn diện. Trước tình trạng xã hội loạn ly, đạo cương thường bị đảo lộn,
Khổng Tử và các học trò của ông đều mơ về một xã hội thịnh trị theo thể chế
nhà Chu với vua sáng tôi hiền, cha từ con hiếu. Bởi vậy, Nho giáo tiên Tần
bàn nhiều đến “trung, hiếu”.
Trong quan niệm của Khổng Tử, phạm trù “trung” thường biến dịch và
hàm chứa nhiều nội dung, trung với nghĩa trung quân không bị cực đoan hoá,
tuyệt đối hoá một chiều. Tuy nhiên có lẽ do quá quán triệt đạo trung dung mà
Nho tiên Tần thường nghiêng về hướng giải quyết mềm dẻo. Điều này ít nhiều
cho thấy tâm trạng mâu thuẫn của các nhà Nho tiên Tần. Họ không yêu cầu bề
tôi phụng sự vua một cách vô điều kiện, họ thấy được biểu hiện nhiều mặt của
đạo trung...nhưng cuối cùng vẫn đặt vua lên cao nhất với nghĩa là con trời và
22



là cha của muôn dân. Điều này thể hiện xu hướng muốn xây dựng mô hình gia
đình hoá xã hội, làm cho yếu tố “trung” với vua và “hiếu” với cha hoà làm một
như một lẽ tất nhiên.
Giống như phạm trù “trung”, phạm trù “hiếu” trong Nho giáo tiên Tần
cũng có nội dung rộng rãi song về cơ bản bao gồm những nội dung sau: nuôi
dưỡng cha mẹ, nhớ tuổi cha mẹ, nếu có việc phải đi xa thì phải báo cho cha
mẹ biết, giữ gìn thân thể cha mẹ cho mình, can ngăn cha mẹ khi họ sai lầm,
nối được chí hướng của ông cha, khi cha mẹ qua đời sẽ thực tâm thương tiếc,
làm mọi việc đều theo lễ. Tuy nhiên, việc thực hành đạo hiếu theo quan niệm
của Nho tiên Tần cũng thay đổi tuỳ nơi, tuỳ lúc và tuỳ đối tượng. Điều này
góp phần cho thấy tính hai chiều trong quan niệm về hiếu của Nho tiên Tần
song cũng thể hiện tính đẳng cấp và thái độ trọng nam khinh nữ. Các học phái
của Nho giáo về sau, thường chỉ tuyệt đối hoá tính một chiều trong các quan
hệ xã hội làm cho tính đẳng cấp càng trở nên khắc nghiệt. Chính vì thế, quan
niệm về phạm trù “trung, hiếu” của Nho giáo tiên Tần cũng biến đổi đi nhiều.
Trong quan niệm của các nhà Hán Nho, tiêu biểu nhất là Đổng Trọng
Thư, phạm trù “trung, hiếu” được đem hoà làm một với tính thần bí thuận theo
ý trời. Vì vua là tượng của trời nên có đức chở che, hướng dẫn, bề tôi là tượng
của đất nên có đức chuyên chở, tuân theo...tất cả là do trời định đoạt. Bất
trung, bất hiếu là có tội với vua, với cha mà cũng là với trời. Phận làm con,
phận bề tôi luôn là hình thức phụng sự của bề dưới đối với bề trên. Nói cách
khác, “trung, hiếu” trong quan niệm của các nhà Hán Nho bị khép vào tính
một chiều khắt khe, hết thảy đều là vâng mệnh trời.
Vấn đề “thiên lý” tiếp tục được nhấn mạnh trong quan niệm của các nhà
Tống Nho như: hai anh em họ Trình, Chu Hy... Tống Nho dùng “thiên lý” để
tìm cách khách quan hoá các mối quan hệ trong tam cương ngũ thường. Thông
qua đó, các giá trị trung, hiếu biểu hiện như đạo lý tất nhiên, khách quan, mọi
người phải theo đó mà phục tùng. Tống Nho tuy không đi trực diện vào phạm

trù “trung, hiếu” nhưng thông qua luận về sự quy định của trời đối với con
người, Tống Nho đề ra một thứ đạo hiếu, trung với tính chất thụ động, một
chiều, tuyệt đối. Càng về sau, quan niệm này càng trở nên khắt khe và trở
thành công cụ hữu dụng cho chế độ đẳng cấp tôn ti.
23


2. Nho giáo vào Việt Nam được đánh dấu từ khi thái thú Giao Chỉ –
Tích Quang dựng nhà học, dùng lễ dạy dân. Khi vào Việt Nam, Nho giáo vấp
phải sự cản trở của các yếu tố bản địa. Một dân tộc với truyền thống yêu nước
nồng nàn không thể ngay lập tức chấp nhận dòng tư tưởng của bọn cướp nước.
Nhưng dân dần Nho giáo cũng khẳng định được vị trí của nó xã hội Việt Nam.
Trong quá trình tồn tại và phát triển ở Việt Nam, Nho giáo chịu sự quy định
của điều kiện xã hội cụ thể, sự tác động do giao thoa với Phật giáo và Đạo
giáo, sự khúc xạ qua tư tưởng của các Nho gia từng thời kỳ...vì thế nội dung
căn bản của Nho giáo trong đó có phạm trù “trung, hiếu” có nhiều biến đổi so
với Nho giáo Trung Quốc.
Các nhà Nho Việt Nam cũng bàn nhiều về phạm trù “trung, hiếu” song
có người tiếp thu “trung, hiếu” của Hán Nho, Tống Nho và biến nó thành
nguyên tắc tối cao trong suy nghĩ, hành động. Một số đại biểu khác, lại tiếp
thu tính hai chiều trong quan hệ vua tôi, cha con của Nho giáo sơ kỳ. Đặc biệt
có không ít nhà Nho Việt Nam mở rộng được phạm trù “trung hiếu” ra ngoài
phạm vi kinh điển của nó và nâng “trung, hiếu” lên một tầm cao mới. “ Trung,
hiếu” theo đó không chỉ dừng lại ở quan hệ vua tôi, cha con mà với tính chất
của thời đại mới, trung là trung thành với lợi ích của quốc gia dân tộc, sẵn
sàng hy sinh vì tổ quốc, hiếu là hiếu với nhân dân, với đồng bào mình.
3. Với ý nghĩa là công cụ của các tập đoàn phong kiến Nho giáo đã để
lại những ảnh hưởng nặng nề trong nếp sống, nếp nghĩ của người Việt Nam.
Tuy nhiên khi nhìn nhận vấn đề từ phương diện khác chúng ta có thể nhận
thấy những tác động nhất định theo chiều hướng tích cực của những nguyên lý

đạo đức Nho giáo. Với tư cách là sản phẩm của sự “tiếp biến” của Nho giáo
trung Quốc, quan niệm về “trung, hiếu” của các nhà Nho Việt Nam cần được
nhìn nhận một cách khách quan, toàn diện. Trên cơ sở đó, chúng tôi cho rằng
hoàn toàn có cơ sở để khẳng định trong xã hội Việt Nam hiện nay, có thể cải
tạo và vận dụng quan niệm “trung, hiếu” của Nho giáo trong việc xây dựng
con người mới vừa có đức vừa có tài.
4. Nhận diện những giá trị căn bản của “hiếu, trung” trong xã hội Việt
Nam hiện đại chúng tôi cho rằng: trung vẫn là trung với nước, trung với Đảng;
hiếu vẫn là hiếu với dân như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cần phải lấy
24


đó làm nguyên tắc giáo dục đạo đức cho mọi người bởi những giá trị kinh tế
đang làm thay đổi tận gốc quan niệm sống của nhiều người. Lối sống vị kỷ,
hưởng thụ, chạy theo vật chất...khiến cho một bộ phận không nhỏ những cá
nhân quên đi trách nhiệm đối với cha mẹ, đối với tổ quốc thậm chí quay lưng
lại với tình mẫu tử, phản bội tổ quốc...
Bên cạnh đó, còn có những giá trị của bản thân Nho giáo vẫn có ý nghĩa
tích cực trong điều kiện hiện nay, chẳng hạn: hiếu với cha mẹ, trước tiên cần
phải bộc lộ qua việc: nuôi vui, ở kính, bệnh lo nghĩa là nuôi dưỡng cha mẹ với
sự thành kính, không cốt ở giá trị vật chất mà cốt ở tấm lòng làm cha mẹ vui.
Cha mẹ ốm phải hết lòng lo lắng chăm sóc; làm con cũng phải tự gìn giữ bản
thân mình, phải phấn đấu để được “dương danh, hiển thân”...

25


×