Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 - VẬT LÍ 8 (2015-2016)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.95 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 - VẬT LÝ 8 (2015-2016) (tham khảo)
A/ LÍ THUYẾT :
1/ a/ Định nghĩa công suất, viết công thức tính công suất, nêu tên và đơn vị của các đại lượng trong công
thức.
b/ Công suất của một chiếc quạt là 35W nghĩa là gì?
2/ a/ Khi nào một vật có cơ năng? Nêu các dạng của cơ năng ?
b/ Khi nào vật có thế năng hấp dẫn ? Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Cho
ví dụ.
c/ Khi nào vật có thế năng đàn hồi? Thế năng đàn hồi của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Cho
ví dụ.
d/ Khi nào vật có động năng ? Động năng của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Cho ví dụ.
3/ Các chất được cấu tạo như thế nào ? Nêu ví dụ chứng tỏ các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt và
giữa chúng có khoảng cách.
4/ a/ Nguyên tử , phân tử chuyển động hay đứng yên ? Nêu ví dụ chứng tỏ các nguyên tử , phân tử chuyển
động không ngừng .
b/ Chuyển động phân tử và nhiệt độ có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
5/ a/ Nhiệt năng là gì ? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng ?Mỗi trường hợp cho một ví dụ.
b/ Nhiệt lượng là gì ? Đơn vị nhiệt lượng.
6/ a/ Dẫn nhiệt là gì ? Nêu ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt .
b/ So sánh tính dẫn nhiệt của các chất : rắn , lỏng , khí.
7/ a/ Đối lưu là gì ?Nêu ví dụ về sự đối lưu .
b/ Bức xạ nhiệt là gì ? So sánh khả năng hấp thụ nhiệt của các vật khác nhau.
8/ a/ Nhiệt lượng thu vào của một vật phụ thuộc vào các yếu tố nào ? Viết công thức tính nhiệt lượng một
vật thu vào để nóng lên. Nêu tên , đơn vị của các đại lượng có trong công thức .
b/ Định nghĩa nhiệt dung riêng . Nói nhiệt dung riêng của nước đá là 1 800J/kg.K có nghĩa là gì ?
9/ a/ Phát biểu nguyên lý của sự truyền nhiệt . b/ Viết phương trình cân bằng nhiệt.
B/ BÀI TẬP :
1/ Tại sao quả bóng bay dù buộc chặt lâu ngày vẫn bị xẹp ?
2/ Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Hãy giải thích ?
3/ Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây, cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao ?
4/ Tại sao trong nước hồ ao, sông, biển lại có không khí mặc dù không khí nhẹ hơn nước rất nhiều ?


5/ Một học sinh cho rằng, dù nóng hay lạnh, vật nào cũng có nhiệt năng. Theo em, kết luận như vậy có
đúng không ? Tại sao ?
6/ Nung nóng một thỏi sắt rồi thả vào cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của thỏi sắt và của nước trong cốc
thay đổi như thế nào ? Nguyên nhân của sự thay đổi đó ?
7/ Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày ? Chim hay đứng xù lông ?
8/ Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh dày dễ bị vở hơn cốc mỏng ? Muốn cốc không bị vở khi rót
nước sôi vào thì làm thế nào ?
9/ Đưa miếng đồng vào ngọn lửa đèn cồn thì miếng đồng nóng lên, tắt đèn cồn đi thì miếng đồng nguội đi.
Hỏi sự truyền nhiệt khi miếng đồng nóng lên và khi miếng đồng nguội đi có được thực hiện bằng cùng
một cách không ?
10/ Vì sao trong một số nhà máy, người ta thường xây dựng những ống khói rất cao ?
11/ Giải thích sự tạo thành gió ?
12/ Tại sao về mùa đông sờ vào len ta thấy ấm, còn sờ vào đồng ta cảm thấy lạnh?
13/ Cho một thìa đường vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng. Hiện tượng xảy ra như thế nào ?
Giải thích.
14/ Ngồi gần lò than , lò sưởi , bóng đèn điện em thấy nóng .Vậy sự truyền nhiệt đã xảy ra theo con đường
nào ?
15/ a/ Tại sao có hiện tượng khuếch tán? Sự khuếch tán xảy ra nhanh lên hay chậm đi khi nhiệt độ tăng?
b/ Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước
trong cốc đã có màu mực. Tại sao? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay
chậm đi? Tại sao?
16/ Khi xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy chúng nóng lên. Có phải tay nóng lên là do đã nhận được nhiệt
lượng không? Tại sao?


17/ Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát, dĩa thường làm bằng sứ ?
18/ Tại sao những ngày trời rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh, còn trong những ngày trời nắng nóng sờ vào
ta thấy nóng ?
19/ Tại sao bức xạ nhiệt truyền được trong chân không, còn sự dẫn nhiệt và đối lưu không truyền được
trong chân không ?

20/ Tại sao đặt lon nước ngọt dưới cục nước đá thì lon nước ngọt chóng lạnh hơn khi ta đặt nó trên cục
nước đá ?
21/ a/ Tại sao ướp lạnh cá người ta thường để cá dưới lớp nước đá ?
b/ Dùng đèn cồn đun nước ở miệng ống nghiệm, ở giữa ống nghiệm và ở đáy ống nghiệm thì trường hợp
nào làm nước trong ống nghiệm nhanh nóng? Tại sao?
22/ Máy bay đang bay trên cao, nó có những dạng năng lượng nào mà em đã học ? Tại sao nó có những
dạng năng lượng đó ?
23/ Vì sao trong các bồn chứa xăng dầu, cánh máy bay thường được sơn màu nhũ trắng mà không sơn
màu khác ?
24/ Tại sao trong cái ấm điện dây đun được đặt gần sát đáy ấm, còn tủ lạnh thông thường ngăn làm đá lại
được đặt ở trên cùng ?
25/ Tại sao về mùa hè mặc áo trắng ta cảm thấy mát hơn áo có màu sẫm ?
26/ Về mùa hè ở một số nước châu Phi rất nóng, người ta thường mặc áo quần trùm kín cả người, còn ở
nước ta về mùa hè người ta lại thường mặc quần áo ngắn. Tại sao?
27/ Tại sao vào mùa hè, không khí trong nhà mái tôn nóng hơn trong nhà máy tranh, còn về mùa đông,
không khí trong nhà mái tôn lại lạnh hơn trong nhà mái tranh?
28/ Một con ngựa kéo một cái xe với một lực không đổi bằng 80N và đi được 4,5km trong nửa giờ. Tính
công và công suất trung bình của con ngựa.
29/ Cần cẩu thứ nhất nâng một vật nặng 4000N lên cao 2m trong 4 giây. Cần cẩu thứ hai nâng vật nặng
2000N lên cao 4m trong vòng 2 giây. So sánh công suất của 2 cần cẩu.
30/ Tính công suất của dòng nước chảy qua đập ngăn cao 25m xuống dưới, biết rằng lưu lượng dòng nước
là 120m3/phút, khối lượng riêng của nước là 1000kg/m3.
31/ Một ấm đống có khối lượng 300g chứa 1 lít nước ở nhiệt độ 15 oC. Hỏi phải đun trong bao nhiêu lâu thì
nước trong ấm bắt đầu sôi ? Biết trung bình mỗi giây bếp truyền cho ấm một nhiệt lượng là 500J. Bỏ qua
sự hao phí về nhiệt ra môi trường xung quanh. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/ kg K, của nước là
4200J/ kg K.
32/ Người ta thả một thỏi đồng có khối lượng 600g ở nhiệt độ 100 0C vào trong 2,5kg nước. Sau một thời
gian nhiệt độ thỏi đồng và nước đều bằng 30 0C. Coi thỏi đồng và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết
nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/ kg K, của nước là 4200J/ kg K. Tính :
a/ Nhiệt lượng do thỏi đồng tỏa ra ? b/ Nước nóng lên thêm bao nhiêu độ ?

33/ Một học sinh thả 300g chì ở 100oC vào 250g nước ở 58,5oC làm cho nước nóng lên đến 60oC. Biết
nhiệt dung riêng của nước là 4200J/ kg K.
a/ Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có căn bằng nhiệt?
b/ Tính nhiệt lượng nước thu vào. c/ Tính nhiệt dung riêng của chì.
d/ So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt dung riêng của chì ghi trong bảng và giải thích tại
sao có sự chênh lệch này.
34/ Một miếng nhôm được đun nóng tới 85oC rồi thả vào một nhiệt lượng kế chứa 440g nước ở 25oC. Khi
cân bằng nhiệt, nhiệt độ đo được là 35 oC. Coi như miếng nhôm và nước chỉ truyền nhiệt cho nhau. Biết
nhiệt dung riêng của nhôm và nước lần lượt là 880J/kgK và 4200J/kgK.
a/ Vật nào thu nhiệt, vật nào tỏa nhiệt? Tại sao?
b/ Tính nhiệt lượng vật thu vào? c/ Tính khối lượng của miếng nhôm?
35/ Một nhiệt lượng kế chứa 2 lít nước ở nhiệt độ 15 oC. Hỏi nước nóng lên tới bao nhiêu độ nếu bỏ vào
nhiệt lượng kế một quả cân bằng đồng khối lượng 500g được nung nóng tới 100 oC. Biết nhiệt dung riêng
của đồng là 380 J/ kg K, của nước là 4200J/ kg K. Bỏ qua nhiệt lượng truyền cho nhiệt lượng kế và môi
trường bên ngoài.
36/ Cho một tấm đồng khối lượng 32,5g ở nhiệt độ 200 oC vào nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng 60g
chứa 50g nước ở nhiệt độ t2. Khi đạt trạng thái cân bằng nhiệt độ cuối cùng của hệ là 20 0C. Biết nhiệt dung
riêng của đồng là 380 J/Kg.K, của nước là 4200 J/Kg.K. Tính :
a/ Nhiệt lượng tỏa ra của tấm đồng. b/ Nhiệt độ t2 của nhiệt lượng kế chứa nước đã cho.



×