Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH tế DU LỊCH ở TỈNH NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.03 KB, 49 trang )

ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH
NINH BÌNH
Lời cám ơn
Phần I. MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài ( lời mở đầu)

Nắm bắt những thuận lợi do xu thế toàn cầu hóa mang lại, tận dụng những ưu thế
về tài nguyên, du lich Ninh Bình có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa
qua, hệ thống cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ được cải thiện rõ rệt, có nhiều
khu di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh được trùng tu, tôn tạo lại và
cũng có nhiều khu du lịch sinh thái được đầu tư xây dựng. Sự phát triển của
nghành du lịch góp phần vào sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tích cực, tạo việc làm gớp phần xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi tệ nạn xã hội,
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Tuy nhiên qua một thời gian dài phát triển mạnh mẽ thì kinh tế du lịch tỉnh Ninh
Bình đang dần phải đối mặt với những vấn đề liên quan tới phát triển bền vững
cùng với sự ô nhiễm của môi trường trong phát triển kinh tế du lịch một cách
nghiêm trọng. Nhiều cảnh quan du lich bị xuống cấp, tàn phá nghiêm trọng, cùng
với đó là chất lượng dịch vụ đi xuống không còn sự đa dạng hóa. Các doanh
nghiệp thì thờ ơ với các vấn đề phúc lợi xã hội. Công tác về giáo dục và bảo vệ tài
nguyên phục vụ phát triển kinh tế du lịch không được chú trọng.


Do đó vấn đề phát triển kinh tế du lịch bền vững ở Ninh Bình gắn với bảo vệ môi
trường được đặt ra cấp thiết hơn bào giờ hết. Chính vì thế, em chọn đề tài “Bảo vệ
môi trường trong phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Ninh Bình” làm đề tài khóa luận
tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên


2.1.
Mục đích nghiên cứu

cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn là đi lý giải một số vấn đề liên quan tới bảo vệ
môi trường gắn với phát triển kinh tế bền vững trong thực trạng phát kinh tế du
lịch ở Ninh Bình. Trên cơ sở đó luận văn đưa ra một số giải pháp về bảo vệ một
trường nhưng vẫn đảm bảo việc phát triển kinh tế du lịch một cách bền vững ở tỉnh
Ninh Bình.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ của luận văn này là tập trung nghiên cứu vấn đề lý luận cơ bản phát
triển bền vững kinh tế du lịch ở tỉnh Ninh Bình. Phân tích thực trạng và đánh giá
tài nguyên du lịch song song với vấn đề bảo vệ môi trường ở đây. Đưa ra một số
giải pháp về phát triển kinh tế du lịch bền vững nhưng không làm ảnh hưởng tiêu
cực đến môi trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên
3.1.
Đối tượng nghiên cứu

cứu

Đối tượng nghiên cứu là sự phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Ninh Bình trên quan
điểm phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường
3.2.

Phạm vi nghiên cứu


Luận văn giới hạn nghiên cứu trong toàn khu vực phạm vi hành chính của tỉnh
Ninh Bình liên quan tới vấn đề phát triển kinh tế du lịch


4.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Phương pháp thu thập số liệu, tổng hợp, so sánh, phân tích
5.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài.

Đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Ninh Bình và vấn đề
bảo vệ môi trường trong phát triển kịnh tế du lịch
Đưa ra một số giải pháp
6.

Cấu trúc của khóa luận

Phần II. NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận và sự phát triển kinh tế du
lịch gắn với bảo vệ môi trường.
1. Cơ sở lý luận chung
1.
Du lịch và phát triển kinh tế du lịch
1.1.1. Khái niệm du lich và các loại hình du


lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở
các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy
nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa
thống nhất.


Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có
một cách hiểu về du lịch khác nhau. Do vậy có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du
lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa.
Định nghĩa đầu tiên về du lịch xuất hiện năm 1811 tại Anh: “ du lịch là sự phối hợp
nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình và mục đích giải
trí. Ở đây giải trí là động cơ chính là giải trí
Dưới con mắt của Guer Freuler thì “du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này là một
hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức
khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển
tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”.
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó
phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa ra định
nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ về
phương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của
những khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián
tiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đã
tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các chuyên gia
này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực
của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam
thắng cảnh…”. Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một ngành kinh

doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên,
truyền thông lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất
nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế,


du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức
xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
Để tránh sự hiểu lầm và không đầy đủ về du lịch, chúng ta tách du lịch thành hai
phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể được hiểu là:


Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại
chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một
số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng.



Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong
quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá
nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận
thức tại chỗ về thế giới xung quanh.

Các loại hình du lịch
Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tuỳ thuộc tiêu
chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại
hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây.
Phân chia theo môi trường tài nguyên: Du lịch thiên nhiên, văn hoá
Phân loại theo mục đích chuyến đi: Du lịch tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng,
khám phá, thể thao, lễ hội, tôn giáo, nghiên cứu (học tập), hội nghị, thể thao kết

hợp, chữa bệnh, thăm than, kinh doanh
Phân loại theo lãnh thổ hoạt động: Du lịch quốc tế, nội địa, quốc gia


Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch: Du lịch miền biển, miền
núi, đô thị, thôn quê
Phân loại theo phương tiện giao thông: Du lịch bằng xe đạp, tàu hỏa, ô tô,
tàu thủy, máy bay,
Phân loại theo loại hình lưu trú: Khách sạn, nhàu trọ, camping, làng du lịch
Phân loại theo lứa tuổi du lịch: Du lịch thiếu niên, thanh niên, trung niên,
người cao tuổi
Phân loại theo độ dài chuyến đi: Du lịch ngắn ngày, dài ngày
Phân loại theo hình thức tổ chức: Du lịch tập thể, cá thể. Gia đình
Phân loại theo phương thưc hợp đồng: Du lịch trọn gói, từng phần
1.1.2.

Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế du lịch

Nhân tố kinh tế:
Du lịch là một hoạt động liên ngành, liên vùng có mối quan hệ mật thiết với các
nghành kinh tế trong nền kinh tế của một đât nước.
Nói đến kinh tế chúng ta có thể nói đến một số các ảnh hưởng của kinh tế đến sự
phát triển kinh tế du lịch như: sự phát triển của ngành nông nghiệp và công nghiệp
thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển kinh tế du lịch. Đây là cơ sở
cung ứng nhiều các hàng hóa nhất cho nghành kinh tế du lịch. Nghành nông nghiệp
và công nghiệp thực phẩm thì cung ứng thực phẩm cho nghành du lịch, nghành
công nghiệp dệt thì cung cấp các sản phẩm vải, khăn trải bàn, giường chiếu phục


vụ cho di lịch, công nghiệp chế biến gỗ cung ứng các sản phẩm gỗ cho văn phòng

và lưu trú
Khi nói đến một nền kinh tế chúng ta không thể không nói đến giao thông vận tải.
Từ xưa đến nay giao thông vận tải đã tở thành một nhân tố chính, nó có ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển của kinh tế du lich. Giao thông vận tải ảnh hưởng đến phát
triển du lịch dựa trên hai phương diện số lượng và chất lượng: sự phát triển về số
lượng đưa mạng lưới giao thông vận tải thông tới mợi miền trên đất nước. Chất
lượng của giao thông vận tải ảnh hưởng tới các chuyến du lịch ở mặt sau: an toàn,
tốc độ, tiện nghi và giá cả. Bên cạnh đó, ngày nay thì khoa học – công nghệ có một
ảnh huỏng lớn trong sự phát triển của ngành kinh tế du lịch.
Mặt khác chúng ta cũng cần phải nói đến tình trạng kinh tế của người dân như là
mức thu nhập, chất lượng cuộc sống, thời gian rảnh rỗi và các nhu cầu giải trí cũng
ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của người dân
Nhân tố văn - xã hội:
Văn hóa – xã hội tại chính nơi có các địa điểm du lịch cũng có ảnh hưởng tới các
đợt khách tham quan du lịch. Như là những nơi có trình độ văn hóa, nhận thức cao,
người dân hòa đồng, thân thiện sẽ thu hút khách du lịch nhiều hơn những nơi có
trình độ văn hóa thấp, người dân thì không hòa đồng than thiện.
Trình độ văn hóa cao tạo điểu kiện cho việc phát triển kinh tế du lịch. phần lớn
những người tham gia vào các hoạt động du lịch đều là những người có trình độ
văn hóa, nhận thức nhất định, đặc biệt là những khách du lịch quốc tế. Bởi vì họ có
sở thích tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc,
hay nói đúng hơn là tài nguyên và các điểm du lịch. Chính vì thế mà người có trình
độ nhận thức, văn hóa thì mới có thể hiểu được những thông tin hình ảnh từ du lịch
mang lại.


Bên cạnh đó thì văn hóa, phong tục tập quán cũng ảnh hưởng không nhỏ tới nhu
cầu mong muốn được đi du lịch. Những nơi có văn hóa thích đi du lịch thì di nhiên
nói đó sẽ có nhiều người đi du lịch và ngược lại thì họ sẽ ít có suy nghĩ đi du lich
hơn. Điều đó thể hiện qua một số quốc gia có nhiều người đi du lịch như là nước

Anh, Mỹ..
Nhân tố chính trị :
Những nơi có nền chính trị ổn định hòa bình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển du lich. Còn ngược lại những nói mà nền chính trị bất ổn hay xảy ra chiến
tranh cũng sẽ hạn chế sự du lịch.
Các nhân tố khác:
Chính sách phát triển du lịch, nhu cầu và tiềm năng du lịch ( điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, điều kiện tổ chức, cơ sở vật chất hạ tầng…) cũng có vai trò rất
lớn trong sự phát triển kinh tế du lịch
1.1.3.

Vai trò của du lịch trong phát triển kinh

Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một hoạt
động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu
không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước. Về mặt kinh tế,
du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước
công nghiệp phát triển. Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở hầu hết các quốc gia
trên thế giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận,
thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu cầu
của du khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hoá thông thường còn có những
nhu cầu tiêu dùng đặc biệt: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa
bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…


Sự khác biệt giữa tiêu dùng dịch vụ du lịch và tiêu dùng các hàng hoá khác là tiêu
dùng các sản phẩm du lịch xảy ra cùng lúc, cùng nơi với việc sản xuất ra chúng.
Đây cũng là lý do làm cho sản phẩm du lịch mang tính đặc thù mà không thể so
sánh giá cả của sản phẩm du lịch này với giá cả của sản phẩm du lịch kia một cách
tuỳ tiện được. Sự tác động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm

du lịch tác động lên lĩnh vực phân phối lưu thông và do vậy ảnh hưởng đến các
khâu của quá trình tái sản xuất xã hội. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sẽ kéo
theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch mang tính liên
ngành có quan bệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Khi một khu vực nào
đó trở thành điểm du lịch, du khách ở mọi nơi đổ về sẽ làm cho nhu cầu về mọi
hàng hoá dịch vụ tăng lên đáng kể. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà
ngành kinh tế du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối
quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong
nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, các hàng hoá, vật tư cho du lịch đòi hỏi phải có
chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp, hấp dẫn. Do đó nó đòi hỏi
các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo cải tiến, phát triển các loại hàng hoá.
Để làm được điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện
đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu của
du khách.
Trên bình diện chung, hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi
của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch,
làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ
tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài. Trong
phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền
tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém
phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa


Ngành du lịch đem lại là góp phần giải quyết vấn đề việc làm. Bởi các ngành dịch
vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động. Du lịch đã tạo ra nguồn
thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội.
2.
1.2.1.

Môi trường và bảo vệ môi trường

Khái niệm môi trường

Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của
một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và
tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống
đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần
phải có tính tương tác với hệ thống đó.
Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên
và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt
động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người
và các thể chế.
Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn
cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể
này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.
1.2.2.

Bảo vệ môi trường

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch
đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi
trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác,
sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
1.2.3.

Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường nói chung


Bảo vệ môi trường là bảo vệ nơi chứa đựng và cung cấp tài nguyên cho con
người chúng ta
Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người về số lượng tài nguyên

được khai thác tăng lên càng cao để đáp độ phức tạp phát triển của xã hội. Chức
năng này của môi trường là chức năng sản xuất tự nhiên cho chúng ta . Môi trường
được ví như một bộ phận cơ thể người , tất cả các bộ phận trên cơ thể người đều
quan trọng như nhau ,bổ trợ cho nhau không thể tách rời . Nguồn nước như máu
lưu thông bên trong cơ thể . Không khí như lá phổi lớn đẻ chúng ta thở . Rừng như
trái tim tuần hoàn dòng máu . Đất, hệ động vật giống như dạ dày trung chuyển thức
ăn nuôi sống chúng ta . Vậy bạn đã từng nghĩ " Nếu thiếu đi một trong những bộ
phận ấy liệu chúng ta có sống nổi ? " . Vậy nên, vai trò của công tác bảo vệ môi
trường lại càng quan trọng hơn bao giào hết .
Bảo vệ môi trường là bảo vệ một không gian sống lý tưởng cho sinh vậ và cong
người
Cuộc sống của con người cần một không gian nhất định để hoạt động như nghỉ
ngơi ,làm việc, học tập...Vậy nên, môi trường sẽ là một ngôi nhà chung cho mỗi
chúng ta . Không gian sống của con người thay đổi liên tục theo sự phát triển của
công nghệ khoa học. Vì vậy , bảo vệ môi trường lại càng cấp bách hơn bao giờ hết
bởi nó liên quan đến sự sống còn đối với loài người .
Bảo vệ môi trường cũng chính là hành động chống lại rác thải
Trong cuộc sống , con người luôn luôn đào thải các chất ra ngoài môi trường.
Hiện nay với sự gia tăng dân số chóng mặt và vựa phá triển của khoa học kĩ thuật
cũng như đô thị hóa càng làm cho lượng rác thải cũng như chất thải quá tải gây ô
nhiễm nghiêm trọng. Nhiều nơi rác thải được thải ra đặc biệt là rác thải sản xuất và


sinh hoạt nhiều nơi ô nhiễm nghiêm trọng do rác thải như gây ô nhiễm nguồn nước
, làm ảnh hưởng rất nhiều đói với sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng
ngày .Vậy nên hãy nêu cao vai trò của việc bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết !
Bảo vệ môi trường là bảo vệ nơi lưu trữ cung cấp thông tin cho con người
Môi trường là nơi ghi chép lưu giữ lịch sử tiến hóa phá triển của con người trên trái
đất. Nó cung cấp các tín hiệu báo hiệu hiểm họa sớm cho con người và sinh vật
sống trước những thảm họa từ thiên nhiên và đây cũng là nơi gìn giữ các giá trị

thẩm mỹ ,tôn giáo ,văn hóa của con người...Môi trường còn bảo vệ con người và
sinh vật trước những tác động từ bên ngoài. Tóm lại môi trường là nơi mà chúng ta
cần phải luôn luôn bảo vệ giữ gìn vì môi trường là nguồn sống thiết thực và mang
lại cho con người sự phát triển phồn thịnh nhất.

Chương 2. Tổng quan về Ninh Bình và vấn đề môi
trường ở tỉnh Ninh Bình
1.
1.1.

Giới thiệu chung về Ninh Bình
Đặc điểm tự nhiên.

Vị trí địa lý.
Ninh bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ, 190050’ đến 200027’ độ
VĨ Bắc, 105032’ đến 106027’ độ Kinh Đông. Dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng
Tây Bắc Đông Nam, làm ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hóa.
Phía Đông và Đông Bắc có song Đáy bao quanh, giáp với hai tỉnh Hà Nam và Nam
Định, phía Bắc giáp với tỉnh Hòa Bình, phía Nam là Biển Đông. Quốc lộ 1A, Quốc
lộ 10 và đường sắt Bắc – Nam chạy xuyên qua tỉnh.


Địa hình: địa hình Ninh Bình có 3 vùng rõ rệt:
Vùng đồng bằng bao gồm: thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh, huyện Kim
Sơnvà diện tích còn lại của các huyện khác trong tỉnh, diện tích khoảng 101 nghìn
ha, chiếm 71,1% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cư đông nhất
tỉnh, chiếm khoảng 90 % dân số của toàn tỉnh. Vùng này độ với độ cao trung bình
từ 0,9 – 1,2m . đất dai chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hoặc không được bồi
đắp. Tiềm năng phát triển kinh tế của vùng là nông nghiệp: trồng lúa, các cây công
nghiệp ngắn ngày, rau màu ác loại. Về công nghiệp có nghành cơ khí sửa chữa tàu,

thuyền, chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp dệt may, thương nghiệp dịch
phát triển, phát triển cảng song.
Vùng đồi núi và bán sơn địa
Vùng này nằm ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh, bao gồm các khu vực phía Tây
Nam huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp, phía Tây huyện Gia Viễn, phía Tây
Nam huyện Hoa Lư và Tây Nam huyện Yên Mô. Diện tích toàn vùng này khoảng
35 nghìn ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Độ cao trung bình từ 90m
– 120m. Đặc biệt có khu vực núi đá cao trên 200m
Vùng này tập trung tới 90% diện tích đồi núi và diện tích rừng của tỉnh, do đó
thuận lợi để phát triển các nghành công nghiệp như: sản xuất vật liệu xây dựng, sản
xuất mía đường, chế biến gỗ, chế biến hoa quả, du lịch, chăn nuôi đại gai súc
( trâu, bò, dê), trồng các loại cây ăn quả ( dứa, vải, na) trồng các cây công nghiệp
dài ngày như chè, cà phê và trồng rừng
Vùng ven biển
Ninh bình có trên 15km bờ biển. Vùng thuộc diện tích của 4 xã ven biển huyện
Kim Sơn: Kim Trung, Kim Hải, Kim Đông, Kim Tân với diện tích khoảng 6 nghìn


ha, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên cảu toàn tỉnh. Đất đai ở đây còn nhiễm mặn
nhiều do mới được bồi tụ nên đang trong thời kỳ cải tạo vì vậy phù hợp với việc
trồng rừng phòng hộ ( sú, vẹt..), trông cói, trồng một vụ lúa và nuôi trồng thủy hải
sản
Khí hậu
Ninh bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa. thời tiết hàng năm chia thành 4 mùa rõ rệt
là: xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình khoảng 230c, số lượng giờ nắng trong
năm trung bình là 1100 giờ. Lượng mưa trung bình năm đạt 1.800mm.
Giao thông
Ninh Bình là một điểm mút giao thông quan trọng từ miền Bắc vào miền Nam:
Đường bộ: trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc lộ 12A, 12B, 59A
Đường sắt: tuyến đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh với chiều dài khoảng

19km với 4 ga ( Ninh Bình, Đồng Yên, Gềnh và Đồng Giao) thuận tiện trong việc
vận chuyển hành khách, hàng hóa và vật liệu xây dựng.
Đường thủy: tỉnh Ninh Bình có hệ thống giao thông đường thủy rất phát triển do có
nhiều con song lớn như: sông Đáy, song Hoàng Long, song Càn, sông Vạc, sông
Vân, sông Lạng. Ngoài ra còn có các cảng lớn như cảng Ninh Phúc, cảng NInh
Bình, cảng Kim Sơn gớp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế xã hội của
toàn tỉnh.
Sông ngòi và thủy văn
Hệ thống sông ngòi Ninh BÌnh bao gồm hệ thống sông Đáy, sông Hoàng Long,
sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, sông Vân Sàng với tổng chiều dài là 496


km phân bó rộng khắp trong toàn tỉnh. Mật độ sông suối bình quân 0,5km/km2.
Các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam để đổ ra biển Động
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 1.390km2 với các loại
đất phù sa, đất feralitic
Tài nguyên nước: bao gồm tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước ngầm.
-

Tài nguyên nước mặt: khá dồi dào, thuận lợi cho việc tưới, phát triển sản
xuất nông nghiệp và dịch vụ giao thông vận tải đường thủy. Ninh Bình có
mật độ hệ thống sông, suối ở mức trung bình với tổng chiều dài các con sông
chính trên 496km chiếm diện tích 3.401ha, mật độ đạt 0,5km/km2, bên cạnh
đó trong tỉnh có 21 hồ chứa nước lớn, diện tích khoảng 1.270ha, với dung

-

tích 14,3 triệu m3 nước, năng lực tưới cho khoảng 4.438ha
Tài nguyên nước ngầm: nước ngầm ở NInh BÌnh chủ yếu thuộc địa bàn

Huyện Nho Quan và thị xã Tam Điệp. Tổng lượng ngầm Rịa ( Nho Quan)
đạt 361.391m3/ngày, vùng Thị xã Tam Điệp đạt 112.183m3/ ngày.

Tài nguyên rừng
So với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình có diện tích rừng lớn nhất với
khoảng 19.033ha, chiếm 23,5% diện tích rừng của vùng, chiếm 13,3% diện tích tự
nhiên của toàn tỉnh.
Rừng tự nhiên: Tổng diện tích là 13.633,2 ha, trữ lượng gỗ là 1,1 triệu m3, tập
trung chủ yếu ở huyện Nho Quan
Rừng nguyên sinh Cúc Phương thược loại rừng nhiệt đới điển hình, động thực vật
đa dạng, phong phú


Rừng trồng: Diện tích đạt 5.387 ha, tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan, Hoa Lư,
Kim Sơn và thị xã Tam Điệp với chủ yếu là thông nhựa, keo, bạch đàn, cậy ngập
mặn ( vẹt, sậy..)
Tài nguyên biển: bờ biển Ninh Bình dài trên 15km với hàng nghìn ha bãi bồi. Cửa
Đáy là của lớn nhất, có độ sâu khá cao đảm bảo tàu thuyền lớn, trọng tải hàng ngàn
tấm ra vào thuận tiện. Vùng biển NInh BÌnh có tiềm năng nuôi trồng, khai thác,
đánh bắt nguồn lợi thủy hải sản với snar lượng từ 2000 – 2.500 tấn/năm.
Tài nguyên khoáng sản
-

Tài nguyên đá vôi: Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của tỉnh
NInh Bình. Với những dãy núi đá vôi khá lớn, chạ từ Hòa Bình theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam, qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, thị xẽ Tam Điệp,
Yên Mô, tới tận biển Đông, dài hơn 40km, diện tích trên 12.000ha, trữ lượng
hàng chục tỷ mét khối núi đá vôi và hàng chụ tấn đôlômit. Đây là nguồn
nguyên liệu chính để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng và một số hóa


-

chất khác.
Tài nguyên đất sét: Phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xã Yên
Sơn, Yên Bình ( thị xã Tam Điệp), huyện Yên Mô, Gia Viễn dùng để sản
xuất ghạch ngói và là nguyên liệu ngành đúc

Tài nguyên nước khoáng: Nước khoáng Ninh BÌnh chất lượng tốt, tập trung chủ
yếu ở Cúc Phương ( Nho Quan) và Kênh Gà ( GIa VIễn) có thể khai thác phục vụ
nhu cầu sinh hoạt và du lịch với trữ lượng lớn. Đặc biệt nướ khoáng Kênh Gà có
độ mặn, thường xuyên ở độ nóng 53 – 540c. Nước khoáng Cúc Phương cớ thành
phần Magiebicarbonat cao, sử dụng chế phẩm nước giải khát và chữa bệnh.


Tài nguyên than bùn: trữ lượng nhỏ khoảng trên 2 triệu tấn, phân bố ở các xã Gia
Sơn, Sơn Hà ( Nho Quan), Quang Sơn ( thị xã Tam Điệp) có thể sử dụng sản xuất
phân vi sinh phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
Dân số và việc làm
Dân số của tỉnh năm 2013 có khoảng 926.995 người, tăng 1,2% so với năm
2012. Trong đó, dân số thành thị chiếm ~12,4%. Trung bình từ năm 2010, mỗi năm
dân số của tỉnh tăng thêm ~7.100 người.
Mật độ dân số của tỉnh là 673 người/km 2, thuộc loại thấp so với mật độ trung bình
của Vùng đồng bằng sông Hồng là 932 người/km 2. Dân cư phân bố khá đều giữa
các địa phương trong tỉnh, nhưng tập trung đông ở thành phố Ninh Bình (Tp.Ninh
Bình: 2.467 người/km2; Huyện Yên Khánh 987 người/km 2... thấp nhất là huyện
Nho Quan ~331 người/km2
Toàn tỉnh, hiện có khoảng 587,5 nghìn người đang làm việc trong các khu vực kinh tế
(chiếm 63,4% dân số). Lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản có xu hướng
giảm từ 69,2% năm 2005 xuống 48,5% năm 2010 và 46,4% năm 2013. Lao động
ngành công nghiệp + xây dựng chiếm khoảng 32,3% năm 2013 và có xu hướng tăng

nhẹ so với năm 2010. Riêng Lao động ngành công nghiệp hiện chiếm khoảng 20,7%
tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế toàn tỉnh
Tiềm năng du lịch
Ninh Bình có tiềm năng du lịch rất lớn, là nơi có tới 3 danh hiệu UNESCO
với quần thể di sản thế giới Tràng An, ca trù và khu dự trữ sinh quyển thế giới Bãi
ngang - Cồn Nổi. Nơi đây sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử văn
hoá nổi tiếng như:




Cố đô Hoa Lư là kinh đô của nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt
Nam, hiện còn nhiều di tích cung điện, đền, chùa, lăng mộ... liên quan đến các
triều đại Đinh, Tiền Lê và Lý. Nơi đây được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là
di tích quốc gia đặc biệt.



Chùa Bái Đính là một quần thể gồm khu chùa cổ và khu chùa mới với quy
mô là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á.



Quần thể danh thắng Tràng An với hệ thống các hang động, thung nước,
rừng cây và các di tích lịch sử gắn với kinh thành xưa của cố đô Hoa Lư. Nơi
đây có 3 vùng lõi đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và được Unesco
công nhận là di sản thế giới.




Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đã được tặng chữ: "Nam thiên đệ nhị
động" hay "vịnh Hạ Long cạn" cũng được công nhận di tích thắng cảnh hạng
đặc biệt với các điểm du lịch như: Tam Cốc, đền Thái Vi, chùa Bích Động,
động Tiên, hang Bụt, thung Nắng, thung Nham, vườn chim v.v.



Vườn quốc gia Cúc Phương với diện tích rừng nguyên sinh khoảng 22.000
ha, là rừng quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Nơi đây có nhiều động thực vật
quý hiếm, có cây chò ngàn năm tuổi, có động Người Xưa.



Nhà thờ Phát Diệm là công trình kiến trúc tôn giáo kết hợp hài hòa giữa kiến
trúc phương đông và phương tây. Là một công trình kiến trúc đá độc đáo.



Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước lớn
nhất đồng bằng Bắc Bộ. Tại đây có suối nước nóng Kênh Gà, động Vân Trình,
Kẽm Trống và nhiều núi hang đẹp khác.




Công viên động vật hoang dã quốc gia Việt Nam là nơi bảo tồn và phát triển
nguồn gien các loài động vật quý hiếm với khoảng 3.000 cá thể thuộc 250 loài,
cung cấp dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí.




Vùng ven biển Kim Sơn - Cồn Nổi với những giá trị kiến tạo địa chất và đa
dạng sinh học nổi bật toàn cầu được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh
thuộc khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng, là một khu dự trữ sinh quyển
thế giới tại Việt Nam.



Ngoài ra còn có: động Mã Tiên, hồ Đồng Chương, núi Non Nước, sông
Hoàng Long, núi Kỳ Lân, chiến khu Quỳnh Lưu, Phòng tuyến Tam Điệp, hồ
Đồng Thái, hồ Yên Quang, hồ Yên Thắng - sân golf Hoàng Gia 54 lỗ hiện đại
và lớn nhất Việt Nam...

Hiện nay, ngoài quần thể di sản thế giới Tràng An, Ninh Bình có các khu di sản đã
và đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới:


Quần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm: là di sản văn hóa thế giới.[18]



Vườn quốc gia Cúc Phương: là di sản thiên nhiên thế giới.

Ngoài ra, Vườn quốc gia Cúc Phương, hệ thống núi rừng Cố đô Hoa Lư, khu sinh
thái Tràng An là những khu vực của Việt Nam có thể được UNESCO công nhận
công viên địa chất toàn cầu.
1.2.

Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình


Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2014 đạt gần 3.000 tỷ đồng, bằng 107% dự
toán HĐND tỉnh giao. Có 12/13 khoản thu thực hiện bằng và vượt dự toán. Trong


đó thu nội địa không gồm tiền sử dụng đất là trên 2.106 tỷ đồng đạt 105,1% dự
toán. Thu phí, lệ phí đạt trên 121%.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 26 ngàn tỷ đồng tăng 24,3% so với năm
2013.Tỷ trọng CN – XD, năm 2013 chiếm gần 43%, năm 2014 chiếm 46%.
Năm 2014, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt trên 19,5 nghìn tỷ đồng, vượt
3,1% kế hoạch năm. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư thay đổi theo hướng tiếp tục tăng
đầu tư vào sản xuất kinh doanh, giảm đầu tư vào kết cấu hạ tầng.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt gần 750 triệu USD, tăng 24,4% so với năm
2013. Kim ngạch nhập khẩu đạt gần 450 triệu USD.
Số khách du lịch đến Ninh Bình đạt 4,34 triệu lượt, tuy số lượng khách giảm so với
năm trước, nhưng số lượt khách lưu trú lại tăng 12,2%, doanh thu đạt trên 917 tỷ
đồng, tăng 2,2%. Cơ sở hạ tầng các khu du lịch tiếp tục được đầu tư. Chất lượng
dịch vụ du lịch được cải thiện, đặc biệt là dịch vụ lưu trú chất lượng cao.
Năm 2014, tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 2,1% so với năm 2013.
Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 50 vạn tấn. Chính sách khuyến khích
phát triển lúa chất lượng cao đã phát huy hiệu quả, sản xuất lúa theo mô hình cánh
đồng mẫu lớn, diện tích được mở rộng, chiếm trên 42% tổng diện tích gieo cấy.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM được triển khai tích cực và đạt
nhiều kết quả. Năm 2014, có thêm 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tổng số xã đạt
chuẩn nông thôn mới là 16 xã.
Năm 2014, Ninh Bình đứng thứ 4 toàn quốc về điểm thi bình quân 3 môn thi ĐH
của học sinh. Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia đạt trên 78,5%. Phong trào khuyến
học, khuyến tài, công tác xây dựng xã hội học tập được đẩy mạnh.
Năm 2014, công tác giảm nghèo được quan tâm, chú trọng và thực hiện có hiệu
quả ở tất cả các địa phương. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,92%. GDP bình
quân đầu người đạt trên 37 triệu đồng.



Trong năm, công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân được tăng cường.
Ngành y tế tiếp tục áp dụng các kỹ thuật mới và phát huy có hiệu quả các trang
thiết bị hiện đại trong chẩn đoán và điều trị, hạn chế được tình trạng chuyển bệnh
nhân lên tuyến trên. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được thực hiện tốt.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ phong phú, đa dạng, góp phần nâng cao đời sống
tinh thần cho nhân dân, trong đó đã hướng vào vào ngày lễ lớn, các sự kiện chính
trị, văn hóa xã hội của đất nước, quảng bá du lịch, xúc tiến đầu tư. Công tác thông
tin, tuyên truyền được đẩy mạnh. Đài PT&TH Ninh Bình đảm bảo thực hiện tốt
việc phát sóng vệ tinh và hòa mạng truyền hình cáp Việt Nam.
Hoạt động thể dục thể thao đạt được kết quả tích cực. Tỷ lệ người thường xuyên
tham gia luyện tập thể dục thể thao đạt 27,9%. Các đoàn tuyển và vận động viên
tham gia các giải đấu quốc gia, quốc tế dành nhiều huy chương các loại. Ninh bình
đã tổ chức thành công Đại hội TDTT cấp tỉnh lần thứ V.
Công tác đối ngoại của tỉnh tiếp tục được đẩy mạnh và mở rộng, phối hợp tổ chức
thành công các sự kiện mang tầm quốc tế như: Đại lễ Phật đản liên hiệp quốc.
Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể luôn được quan tâm, chú trọng.
Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quốc phòng địa phương được
đảm bảo và giữ vững.

2.
2.1.

Tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Bình
Tài nguyên du lịch tự nhiên

Khu du lịch vườn quốc gia Cúc Phương
Khu rừng nguyên sinh có diện tích tự nhiên rộng lớn 22 ngàn ha trên địa bàn 3 tỉnh
là Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá . Theo những kết luận đã được các nhà khoa

học dày công nghiên cứu qua nhiều năm : Rừng Cúc phương còn giữ được nguyên


vẹn một khu rừng nhiệt đới , với sự hiện diện phong phú của các loài động thực vật
tiêu biểu .
Đến Cúc Phương là đến với vườn bách thảo khổng lồ , tổng số thống kê được ở
trong bảng danh mục thực vật cho đến thời điểm này là 1944 loài thuộc 912 chi ,
219 họ , 86 bộ của 7 ngành gồm ngành rêu, ngành quyết , ngành thông đất , ngành
cỏ tháp bút , dương xỉ , hạt trần, hạt kín …So với số loài ở Việt nam số loài thực
vật ở Cúc Phương chiếm 17,27%.
Từ cửa vườn , ta lần lượt đến với động người xưa , đồi Kim Giao , được chứng
kiến tận mắt dấu ấn của người cổ đại còn lưu lại ở động , được nghe tình tiết về câu
chuyện tình huyền thoại trên đồi Kim Giao . Luồn theo những vách núi , cánh rừng
, trong âm thanh kỳ ảo của gió , lảnh lót tiếng chim rừng , qua những bụi dây leo ta
đến với cây Chò Chiến Thắng đồ sộ ngàn năm tuổi , cao tới 70m , ta còn gặp ở đây
cây sấu cổ , gốc sù sì với chi vi là 60m đã ngàn tuổi thọ xong sức sống của nó chưa
hề có tuôỉ , cành lá vẫn sum suê vươn xa toả rộng che chở cho muôn loài .
Cây Chò Chỉ vẫn vươn cao sừng sững vượt lên không gian , kiêu hãnh sánh vai với
các bậc đại thụ như cây Sấu , Chò chiến thắng . Hoa lá, cỏ cây ở rừng Cúc Phưong
như bức tranh thuỷ mạc của thiên nhiên làm du khách đắm say thưởng thức . Chỉ
riêng phong lan đã có trên 50 loài , có loài trông mềm mại , e ấp , có loài trông đài
các , kiêu sa … Nhìn lên cao những chùm phong lan đủ mầu đỏ , vàng , tím như
những chiếc đèn lồng treo trên những thân cây , điểm tô cho cảnh sắc thêm sinh
động . Đến với Cúc Phương là đến với vườn bách thú đa dạng , quý hiếm . Động
vật Cúc Phương có tới 255 loài động vật có xương sống . Trong đó , chim là 140
loài , thú 64 loài , bò sát 36 loài , lưỡng thể 17 loài và một số loài cá . Đó là chưa
kể đến côn trùng và nhiều loại khác .


Đến Cúc Phương du khách còn được đến với những địa danh mà mới được nghe đã

thấy gợi cảm như hoà quyện với thiên nhiên như : Động Trăng Khuyết , động Vui
Xuân , động Người xưa … và xin được” Ngủ lại cùng cỏ cây hoa lá”…
Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long
Với diện tích gần 3000ha, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long có 32
hang động đẹp như: hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh, mỗi hang mang
một vẻ đẹp độc đáo riêng nhưng đẹp nhất vẫn là hang Cá dưới chân núi Hoàng
Quyển. Hang dài 250m, cao 8m, rộng 10m, cấu tạo nửa chìm nửa nổi, trần hang là
những vòm đá cao rủ xuống nhiều thạch nhũ lấp lánh, dáng hình kỳ lạ giống như
các con vật ở dưới nước và trên rừng, trong hang có rất nhiều cá trê, cá rô, cá chuối
to…. Người dân ở đây kể lại, thời xưa có người bắt được một con cá chuối nặng
45kg, nên từ đó hang được gọi là hang Cá.
Trong số các hang động ở Vân Long, Thung Dơi có độ cao lớn nhất so với mặt đất
(210m); hang có chiều rộng lớn nhất là hang Bóng (16m). Rồi các dãy núi với
những cái tên nghe thật thú vị như: núi Nghiên, núi Hòm Sách, núi Đá Bàn, núi
Mèo Cào; hay núi Cô Tiên, núi Voi Dựng, núi Cánh Cổng, núi Mồ Côi...
Trong khu rừng Vân Long có 457 loài thực vật bậc cao. Đặc biệt, có 8 loài được
ghi trong sách Đỏ Việt Nam: kiềng, lát hoa, tuế lá rộng, cốt toái bổi, sắng, bách bộ,
mã tiền hoa tán. Động vật có 39 loài, có 12 loài động vật quý hiếm như: Voọc quần
đùi trắng chiếm số lượng lớn nhất ở Việt Nam, gấu ngựa, sơn dương, cu li lớn, khỉ
mặt đỏ... Trong các động vật bò sát có 9 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam
như: rắn hổ chúa, kỳ đà hoa, trăn đất, rắn ráo trâu, tắc kè... Ngoài ra, khu vực ngập
nước Vân Long có loài cà cuống thuộc chân bơi, một loài côn trùng quý hiếm đã
được đưa vào sách Đỏ.


Vào mùa khô, Vân Long là địa điểm trú đông của nhiều loài chim di cư từ phương
bắc. Có tới hàng chục con gà lôi, diệc xám, hàng trăm con cò ngàng lớn, mồng
két, và hàng nghìn con cò bợ, cò trắng, vạc tới kiếm ăn.
Đến Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, du khách không thể không đến thăm cây
thị 600 năm tuổi, thăm chùa Chi Lễ, đến chùa Mai Trung, đền thờ Lê Khả Lăng,

đền Đức Thánh Nguyễn, khu danh thắng chùa và động Địch Lộng, di tích đền thờ
Đinh Tiên Hoàng, đền đức Thánh Ngọ, đền Thánh Mẫu thờ tứ vị Hồng Nương,
thăm chùa Thanh Sơn Tự ở lưng chừng núi, chùa Tập Ninh, thăm bức tranh đá ở
vách núi Mèo Cào...
Quần thể hang động Tràng An
Nằm ở thôn Tràng An, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Tràng An có hệ thống dãy
núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi
sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng
trăm thung lũng, hang động, hồ đầm. Trong danh thắng này còn có nhiều hệ sinh
thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi và các di tích gắn với lịch sử của kinh đô
Hoa Lư xưa.
Trung tâm bến thuyền Tràng An nằm cách cố đô Hoa Lư 3 km về hướng Nam,
cách thành phố Ninh Bình 7 km theo hướng tây dọc đại lộ Tràng An, cách thành
phố Tam Điệp 16 km theo hướng bắc qua Tam Cốc, cách Hà Nội 96 km theo
hướng nam. Vùng lõi di sản Tràng An - Tam Cốc có diện tích hơn 6.172 ha, là
vùng bảo vệ đặc biệt của danh thắng. Vùng bảo vệ đặc biệt này nằm trọn trong khu
rừng đặc dụng Hoa Lư, thuộc quy hoạch bảo tồn cố đô Hoa Lư và cũng thuộc quy
hoạch quần thể di sản thế giới Tràng An với diện tích 12.252 ha


Tràng An là một vùng non nước, mây trời hoà quyện. Đáy nước trong xanh soi
bóng những vách núi đá trùng điệp. Nơi đây có tới 31 hồ, đầm nước được nối
thông bởi 48 hang động đã được phát hiện trong đó có những hang xuyên thủy dài
2 km như hang Địa Linh, hang Sinh Dược, hang Mây.
Mỗi hang một vẻ đặc trưng như tên gọi, các hang có nhiều nhũ đá biến
đổi, nướcchảy ra từ trần hang làm không khí trong hang mát lạnh. Hang Tối có
lòng hang rộng hẹp biến đổi bất ngờ. Hang Sáng long lanh với những nhũ đá óng
ánh kỳ lạ. Hang Nấu Rượu và hang Cơm với truyền thuyết ông khổng lồ nấu rượu
ở đây, mang rượu và cơm ra núi ngồi ăn. Trong hang có mạch nước ngầm sâu hơn
10 m. Tương truyền, các bậc tiền bối đã vào đây lấy nước để nấu rượu tiến vua, khi

nạo vét lòng hang các nhà khảo cổ đã phát hiện rất nhiều bình gốm, hũ, vại và các
dụng cụ để nấu rượu[7]. Vòng qua hang núi Cơm, sang hang Vồng, ở đây có cây si
cổ thụ rễ chùm cả miệng hang. Từ đây sang hang Láng, hang Ao Trai, giữa hang
Ao Trai, lòng hang phình ra khoảng 30m. Hang động Tràng An có những nét đặc
trưng nổi bật của một khu di sản với bốn loại hang động chính: Hang ngầm cổ,
hang nền Karst cổ, hang mái đá và hang hàm ếch.
Trong quần thể danh thắng Tràng An có nhiều hang động được công nhận là di tích
khảo cổ học, chúng đang được các nhà khoa học Anh tiến hành nghiên cứu như:


Di tích hang Trống là hang động có nhiều di vật, dấu tích của người tiền sử
từ 3.000-30.000 năm trước.



Di tích hang Bói thuộc nằm giáp gianh giữa hai xã Trường Yên và Gia Sinh
nơi đây có dấu ấn của cư dân cổ sống cách đây từ 5.000 năm đến 30.000 năm.



Di tích Mái đá Thung Bình (Gia Sinh - Gia Viễn) xuất lộ dấu tích cư dân văn
hóa Hòa Bình.


×