Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai
Lê Quốc Thắng
Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị
Luận văn ThS. ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tiến Hoàng
Năm bảo vệ: 2010
Abstract. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế du lịch dưới góc độ
kinh tế chính trị. Đánh giá tiềm năng và thực trạng kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai. Đề
xuất phương hướng và giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của ngành du
lịch ở Lào Cai trong thời gian tới.
Keywords. Kinh tế chính trị; Du lịch; Kinh tế du lịch; Lào Cai
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống của người dân ở nhiều
nước và có xu hướng phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Hiện nay, du lịch đã trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm vị trí hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế của nhiều
quốc gia trên thế giới. Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng về du lịch, nhu cầu phát triển
kinh tế du lịch đang trở nên cấp thiết. Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng lĩnh vực kinh tế này
trong đường lối và chính sách phát triển nền kinh tế quốc dân.
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới còn khó khăn trong phát triển kinh tế nhưng có
nhiều thuận lợi về du lịch, tài nguyên du lịch đa dạng: nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo,
những phong tục tập quán truyền thống văn hóa đặc sắc của 25 dân tộc anh em; hơn nữa Lào
Cai còn là cửa khẩu quốc tế quan trọng giữa Việt Nam và các tỉnh ở phía Tây Nam của Trung
Quốc; Lào Cai có nhiều loại hình giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông thuận
lợi cho phát triển kinh tế du lịch, phù hợp với việc phát triển nhiều loại hình du lịch dài ngày
và ngắn ngày.
Trong những năm qua, ngành kinh tế du lịch của tỉnh đã có những bước phát triển
đáng kể, tốc độ tăng trưởng ngày càng cao, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, quy mô kinh tế du lịch Lào Cai còn nhỏ hẹp, sản
phẩm du lịch chưa phong phú đa dạng, tốc độ phát triển của ngành còn chậm… Nhìn chung
sự phát triển kinh tế du lịch của Lào Cai còn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Từ đó
cần phải có những phân tích, đánh giá về tiềm năng và thực trạng của du lịch Lào Cai, đề ra
những giải pháp thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả của nó trong thời gian tới. Vì vậy,
tôi lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai” để nghiên cứu làm luận văn
tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Liên quan đến vấn đề du lịch và kinh tế du lịch ở nước ta đã có những công trình khoa
học và các nhà nghiên cứu quan tâm. Chẳng hạn: Trần Ngọc Tư (2000) “Phát triển kinh tế du
lịch ở Vĩnh Phúc - tiềm năng và giải pháp”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội; Đổng Ngọc Minh - Vương Lôi Đình (2000), “Kinh tế du lịch và du
lịch học”, Nhà xuất bản Trẻ; Hồ Viết Chiến (2002) “Kinh tế du lịch trong cơ cấu kinh tế của
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội; Mai Trang (2003) “Du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn của Khánh Hòa”, Tạp
chí Thương mại, số 30, tr.28; Bích Nhung (2003), “Để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi
nhọn”, Tạp chí Thương nghiệp thị trường Việt Nam, số 6, tr.34 - 35; Trần Phương (2003), “Bảo
tồn văn hóa duyên hải để phát triển du lịch”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 6, tr.41 - 44;
Phạm Quang Hưng (2004), “Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp
chí Du lịch Việt Nam, số 7, tr.10, 49…
Tỉnh Lào Cai đã có một số bài viết về du lịch nhưng chưa có tác giả nào viết về: “Phát
triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai”. Vì thế, tôi lựa chọn đề tài này là mới mẻ, không trùng
lặp với các đề tài luận văn đã có hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế du lịch dưới góc độ kinh tế
chính trị.
- Đánh giá tiềm năng và thực trạng kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của ngành
du lịch ở Lào Cai trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: ngành kinh tế du lịch.
- Phạm vi nghiên cứu: tại tỉnh Lào Cai trong thời gian từ năm 1991 đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm,
đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta về du lịch và phát triển du lịch.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Luận văn sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử làm phương pháp luận.
+ Các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị được sử dụng trong luận văn gồm
phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp trừu tượng hóa, khái quát hóa, thống kê, trong
đó chú ý phân tích thực tiễn đối chiếu với lý luận.
6. Dự kiến những đóng góp về khoa học và thực tiễn của luận văn
- Một số yếu tố lý luận về kinh tế du lịch.
- Phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế du lịch ở Lào Cai.
- Một số kiến nghị về giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của ngành kinh
tế này trên địa bàn.
- Là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập và triển khai, hoạch định những
chính sách phù hợp đối với phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai và một số địa phương có
đặc điểm tương đồng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được bố
cục thành 3 chương, 6 tiết:
Chương 1. Kinh tế du lịch và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Chương 2. Tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai.
Chương 3. Quan điểm và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch ở tỉnh Lào Cai.
References
1. Phan Đức Ánh (2002), “Du lịch Ninh Bình phát triển bền vững”, Tạp chí Du lịch Việt
Nam, (2), tr.17.
2. Nguyễn Thái Bình (2003), “Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp
chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.64.
3. Nguyễn Mạnh Cầm (2002), “Để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”,
Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.2.
4. Dụng Văn Duy (2004), Du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bình
Thuận, Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX,
X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Đính (2003), “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.20.
7. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb. Lao
động - Xã hội, Hà Nội.
8. Phạm Thanh Hà (2003), “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch”, Tạp chí Du
lịch Việt Nam, (6), tr.35.
9. Bùi Thị Hằng (1999), Phát triển du lịch ở An Giang, Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh
tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia, Hà Nội.
10. Phan Quang Huy (2002), “Góp ý kiến để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.29.
11. Phạm Quang Huy (2004), “Du lịch Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”,
Tạp chí Du lịch Việt Nam, (7), tr.10, 49.
12. Đinh Trung Kiên (2003), “Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trước yêu cầu mới”, Tạp chí
Du lịch Việt Nam, (2), tr.75.
13. Nguyễn Quang Lân (2003), “Khai thác triệt để điều kiện thuận lợi phát triển du lịch”,
Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr.8.
14. Nguyễn Thị Hoa Lệ (2003), “Để du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”,
Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr.16.
15. Bùi Xuân Nhàn (2003), “Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện thắng lợi chiến lược phát
triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (1), tr.37.
16. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội.
17. Bích Nhung (2003), “Để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn”, Tạp chí Thương
nghiệp thị trường Việt Nam, (6), tr.34 - 35.
18. Lê Hồng Phương (2003), Kinh tế du lịch ở thị xã Đồ Sơn: thực trạng và giải pháp,
Luận văn tốt nghiệp Lý luận Chính trị cao cấp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
19. Trần Phương (2003), “Bảo tồn văn hóa duyên hải để phát triển du lịch”, Tạp chí Văn
hóa Nghệ thuật, (6), tr.41 - 44.
20. Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI (2005), kỳ họp thứ 7,
Luật du lịch, Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Thanh và Đoàn Liêng Viễn (2002), “Phát triển bền vững ở đô thị - một
yêu cầu tất yếu”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.74 - 75.
22. Trần Đức Thanh, “Bàn về du lịch sinh thái”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, (6), tr.34.
23. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2000), Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường
cho phát triển du lịch, Công ty in Tiến bộ, Hà Nội.
24. Tổng cục Du lịch Việt Nam và Quy
̃
phát tri ển bền vững Tây Ban Nha (2003), Dự án
“Xây dựng năng lực cho phát triển du lịch ở Việt Nam”.
25. Tổng cục Du lịch Việt Nam - Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2003), Tài liệu Hội thảo
phát triển du lịch bền vững và bảo vệ tài nguyên môi trường, Nghệ An.
26. Tổng cục Du lịch (2004), Kỷ yếu hội thảo bảo vệ môi trường du lịch, Hà Nội.
27. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2004), Tài liệu Hội thảo xây dựng luật du lịch Việt Nam,
Hà Nội.
28. Trần Ngọc Tư (2000), Phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc: tiềm năng và giải pháp,
Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
29. Trường Trung học nghiệp vụ du lịch (1999), Một số vấn đề về nghiệp vụ lữ hành và du
lịch (Tài liệu tham khảo lược dịch từ tiếng Anh), Hà Nội.
30. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp Lệnh Du lịch, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội.