Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Thực Trạng Và Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Cứu Trợ Xã Hội Huyện Lục Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.17 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC

BÁO CÁO KIẾN TẬP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC CỨU TRỢ XÃ HỘI HUYỆN LỤC YÊN

ĐỊA ĐIỂM KIẾN TẬP: PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
HUYỆN LỤC YÊN

Người hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Ngành đào tạo
Lớp
Khóa học

: Hoàng Thị Thủy
: Nguyễn Văn Thanh
: Quản trị Nhân lực
: 1205.QTND
: 2012 - 2016

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Sau một tháng kiến tập ở Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện
Lục Yên, tôi cảm thấy bản thân đã trưởng thành hơn rất nhiều, được làm việc
với các cô chú, các anh chị tôi mới biết là kiến thức lý luận sẽ thiếu đi sức sống
của nó khi không được thực tiễn chứng minh và bồi đắp.


Qua kiến tập công việc tại Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội, tôi
cũng biết được rằng thực tiễn phức tạp và có nhiều điều lý thú và phải có kinh
nghiệm thì mới giải quyết được, bởi vì những sinh viên như chúng tôi sẽ khó
định liệu được những hậu quả của những quyết định sai lầm của những người
làm Quản trị nhân lực, bởi những quyết định đó ảnh hưởng đến rất nhiều người,
vì vậy mà công việc này đòi hỏi trách nhiệm cao.
Tôi cũng đã được học cách giao tiếp trong cơ quan hành chính nhà nước,
cách ăn mặc, tác phong làm việc, quy chế của cơ quan, tôi được chỉ bảo tận tình
các công việc chuyên môn, được nghe tâm sự chuyện nghề nghiệp từ những nỗi
niềm hết sức chân thành.
Tôi quan niêm đi kiến tập không chỉ là viết báo cáo để nộp cho nhà
trường mà kiến tập còn là dịp để chúng ta được thử sức, áp dụng những kiến
thức đã học để thể hiện năng lực thực tiễn của bản thân trong quãng thời gian
ngắn ngủi 1 tháng. Đợt kiến tập này sẽ là một hanh trang tốt cho tôi bước vào
đợt thực tập vào năm sau.
Để có thể học tập được tất cả những điều đó và hoàn thành được bài báo
cáo này, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến:
Các thầy cô trong khoa Quản trị nhân lực trường Đại Học Nội Vụ
Hà Nội, đặc biệt là thầy Đoàn Văn Tình đã hướng dân tôi và các bạn trong lớp
trong đợt kiến tập này.
Các anh chị, cô chú trong cơ quan đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành đợt kiến tập, đặc biệt là cô Hoàng Thị Thủy đã chỉ bảo
nhiệt tình về lĩnh vực Trợ giúp xã hội, giúp tôi hoàn thành bài báo cáo này.
Cuối cùng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình,
bố mẹ, chị đã luôn ủng hộ và động viên tôi hoàn thành đợt kiến tập này.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1

2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................2
2.1. Mục tiêu chung của đề tài.......................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể........................................................................................2
Chương 1...............................................................................................................5
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TRỢ GIÚP XÃ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
LỤC YÊN..............................................................................................................5
1.1. Khái quát chung về huyện Lục Yên...........................................................5
1.2. Khái quát chung về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Lục
Yên....................................................................................................................6
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ chung của Phòng Lao động – Thương binh và
Xã hội huyện Lục Yên...................................................................................6
1.2.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội huyện Lục Yên........................................................8
1.2.3. Hệ thống tổ chức, bộ máy của phòng Lao động – TB&XH................8
1.2.4. Phương hướng hoạt động của phòng trong thời gian tới...................11
1.2.5. Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lưc của Phòng
Lao động – Thương binh và Xã hội............................................................12
1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác trợ giúp xã hội.............................16
1.3.1. Khái niệm trợ giúp xã hội..................................................................16
1.3.2. Đặc điểm, vai trò của trợ giúp xã hội:...............................................17
1.3.3 Những quan điểm cơ bản về TGXH...................................................17
Chương 2.............................................................................................................19
Thực trạng thực hiện và kết quả hoạt động trong lĩnh vực trợ giúp xã hội trên địa
bàn huyện lục yên................................................................................................19
2.1. Quy mô cơ cấu đối tượng:........................................................................19
2.1.1. Trợ giúp xã hội thường xuyên.........................................................21


2.1.2. Trợ giúp xã hội đột xuất: ..................................................................22
2.1.3. Trợ giúp xã hội nghèo đói.................................................................23

2.1.4. công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và trợ giúp tệ nạn xã hội..............26
2.1.5. Chính sách trợ giúp đối với người có công với cách mạng..............27
2.2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận, xác nhận và quản lý hồ sơ tại Phòng Lao
động- TB&XH:................................................................................................29
2.2.1. Tổ chức, triển khai Văn bản, Nghị định............................................29
2.2.2. Quy trình xét duyệt trợ cấp thường xuyên.........................................30
2.2.3. Quy trình xét duyệt trợ cấp đột xuất, trợ cấp gạo cưu đói................31
2.2.4 Tiếp nhận và quản lý hồ sơ................................................................31
2.2.5. Các thủ tục khác liên quan đến công tác TGXH:.............................32
2.3 Tình hình thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và các mô hình TGXH trên
toàn huyện.......................................................................................................33
2.3.1.Tình hình thực hiện chính sách TGXH của nhà nước........................33
2.3.3 Mô hình hoạt động chăm sóc, trợ giúp tập trung của Nhà nước........34
2.3.4. Mô hình hoạt động trợ giúp tại cộng đồng.......................................34
2.4. Nguồn ngân sách thực hiện trợ giúp và những vưỡng mắc, tồn đọng
trong trợ giúp...................................................................................................34
2.4.1. Nguồn ngân sách thực hiện trợ giúp.................................................34
2.4.2. Những vướng mắc và tồn đọng khi trợ giúp....................................36
Chương 3.............................................................................................................38
Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao công tác trợ giúp xã hội trên
địa bàn huyện Lục Yên........................................................................................38
3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác trợ giúp xã hội trên địa bàn
huyện Lục Yên................................................................................................38
3.1.1. Các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao công tác trợ giúp xã hội......38
3.1.2 Những giải pháp tổ chức thực hiện chính sách TGXH trên địa bàn
huyện Lục Yên............................................................................................40
3.2 Một số kiến nghị nâng cao công tác trợ giúp xã hội..................................43
3.2.1. Kiến nghị với trung ương..................................................................43



3.2.2. Kiến nghị với địa phương..................................................................43
KẾT LUẬN.........................................................................................................44
DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO............................................................46


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

UBND:
TGXH:
ASXH:
BHYT:
BHXH:
BTXH:
LĐ- TB&XH:
TNXH:
CTXH:

Uỷ ban nhân dân.
Trợ giúp xã hội.
An sinh xã hội.
Bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm xã hội.
Bảo trợ xã hội.
Lao động- Thương binh và Xã hội.
Tệ nạn xã hội.
Công tác xã hội.


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong chính sách phát triển của mỗi quốc gia, chính sách trợ giúp xã hội
đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nó là nhân tố bảo đảm công bằng xã hội,
vừa là nhân tố ổn định vừa là nhân tố động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó, chính sách trợ giúp xã hội còn khơi dậy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ
lẫn nhau trong cộng đồng xã hội. Trên lĩnh vực đối ngoại thì nó là “chất xúc tác”
giúp các nước, các dân tộc hiểu biết và xích lại gần nhau hơn, không phân biệt
thể chế chính trị, văn hóa và màu da. Chính vì vai trò quan trọng của trợ giúp xã
hội mà bất kì quốc gia nào cũng đều quan tâm tới vấn đề này. Trong các chính
sách trợ giúp xã hội, ngoài các chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thường xuyên,
trợ cấp đột xuất, trợ cấp nghéo đói, trợ giúp tệ nạn xã hội, các quỹ dự phòng và
bảo hiểm thương mại thì những chương trình dịch vụ trợ giúp xã hội đóng một
vai trò tích cực quan trọng. Các trợ giúp này đều được Nhà nước đứng ra cung
cấp Trên thế giới, các dịch vụ trợ giúp xã hội đều được các chính phủ quan tâm,
nó là một phần trong chương trình hoạt động của các quốc gia. Có thể các dịch
vụ hỗ trợ này không được thể hiện trực tiếp nhưng lại có một ý nghĩa quan trọng
trong việc đảm bảo công bằng xã hội, giảm bớt những chênh lệch về mức sống
giữa các tầng lớp dân cư. Ở Việt Nam, các chương trình trợ giúp xã hội ngày
càng được mở rộng về hình thức cũng như nội dung trợ giúp. Nhà nước ngày
càng quan tâm đến vấn đề này.
Lục Yên là một huyện miền núi, miền Bắc Việt Nam. Kinh tế huyện trong
những năm qua đa có sự phát triển ổn định, tốc độ tăng tưởng của năm 2014 đạt
16,4% so với năm 2013, thu nhập bình quân đầu người đạt 20.2 triệu đồng tăng
2,2 triệu đồng so với năm 2013. Lục Yên đang đẩy mạnh xây dựng nông thôn
mới, thúc đẩy phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại. Nhưng, Lục Yên là
huyên đông dân, tập chung nhiều dân tộc thiểu số, trình độ còn thấp, đối tượng
cần bảo trợ xã hội lớn, nhất là các đối tượng là dân tộc thiểu số, nghèo đói, các
tệ nan xã hội đang gia tăng... nên có một bộ phân không nhỏ cần được trợ giúp.
1



Lục Yên cũng đa ban hanh những chính sách TGXH nhằm quan tâm, chăm lo và
tạo điều kiện tối đa cho các đối tượng yếu thế trên địa bàn có cuộc sống ổn định
và hoà nhập tốt hơn với cộng đồng. Tuy nhiên, chính sách TGXH vẫn chưa đáp
ứng đầy đủ và toàn diện đòi hỏi của xã hội. Công tác TGXH trên địa bàn huyện
vẫn còn những hạn chế, chưa bao phủ hết bộ phận dân cư cần được trợ giúp,
hiệu quả của chính sách chưa cao, những đối tượng yếu thế trên địa bàn vẫn
chưa được quan tâm đúng mức... Chính vì vậy, để đảm bảo thực hiện kịp thời
chính sách an sinh xã hội góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững, để công
tác TGXH của huyện đi vào cuộc sống một cách thiết thực, hiệu quả, đạt được
niềm tin, niềm vui và chỗ dựa vững chắc cho các đối tượng thiệt thòi, yếu thế
góp phần đảm bảo an sinh xã hội thì việc nghiên cứu chính sách TGXH, đưa ra
cách thức tổ chức thực hiện hiệu quả chính sách trên địa bàn huyện là rất cần
thiết.
Từ ý nghĩa đó tôi chọn đề tài: thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả
công tác cứu trợ xã hội tại huyện lục yên.
2. Mục tiêu của đề tài.
2.1. Mục tiêu chung của đề tài.
Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng thực hiện và hiểu quả hoạt động về việc
thực hiện công tác trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện Lục Yên. Trên cơ sở đó đề
xuất các giải pháp, chính sách nhằm nâng cao chất lượng công tác trợ giúp xã
hội cho huyện nhà.
2.2 Mục tiêu cụ thể.
Tìm hiểu thực trạng và hiệu quả công tác trợ giúp xã hội trên địa bàn
huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Đề xuất các giải pháp cho công tác trợ giúp xã hôi trên địa bàn huyện
Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài.
2



Khảo sát thực trạng và hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, khảo sát nhu cầu
về trợ giúp xã hội ở địa phương và những đóng góp tích cực của chính sách trợ
giúp đối với đối tượng được hỗ trợ.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Do thời gian kiến tập hạn chế, kinh phí hẹp nên tôi chỉ nghiên cứu về:
Thời gian từ tháng 1 năm 2014 đến tháng 5 năm 2015
Không gian: Nghiên cứu tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện
Lục Yên;
Nội dụng nghiên cứu: “thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
cứu trợ xã hội tại huyện lục yên”.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Trên thực tế có rất nhiều phương pháp để nghiên cứu nhưng tôi chủ yếu
sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp thu thập thông tin: Thông tin được thu thập từ năm 2014
đến nay qua các phòng ban.
Phương pháp quan sát: Trong thời gian nghiên cứu, tôi chủ động quan sát
những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Quan sát việc thực hiện nhiệm
vụ của các cán bộ trong Phòng.
Phương pháp phỏng vấn: Chủ yếu la phỏng vấn phó phòng, các chuyên
viên và các cán bộ phụ trách ở cấp xã về công tác trợ giúp xã hội.
Phương pháp phân tích tài liệu: Đây là phương pháp chủ yếu được sử
dụng trong bài nghiên cứu này. Trong quá trình nghiên cứu tôi đã tìm hiểu các
loại tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Văn bản Luật, Nghị định,
Thông tư, Quyết định và các Văn bản quản lý nhà nước về công tác trợ giúp xã
hội.
6. Ý nghĩa, đóng góp của đề tài.
6.1. Ý nghĩa của đề tài.
Về mặt lý luận:

3


Báo cáo kiến tập “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác cứu trợ xã hội tại huyện lục yên” là sự tổng hợp phân tích những kiến thức lý
luân cơ bản nhất về vấn đề trợ giúp xã hội, ASXH... từ đó cung cấp trang bị cho
người đọc những kiến thức cơ sở về công tác trợ giúp xã hội và tác động của nó
đến các đối tượng được trợ giúp.
Về mặt thực tiễn:
Nghiên cứu vấn đề công tác trợ giúp xã hội tai huyên Lục Yên để
biết được vấn đề đó đã được quan tâm, chú trọng hay chưa? Công tác trợ giúp có
phù hợp với từng đối tượng hay chưa? Qua đó tìm ra những hạn chế để đưa ra
những định hướng giải quyết và khắc phục triệt để.
6.2. Đóng góp của đề tài.
Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về TGXH.
Đánh giá thực trạng theo một phương pháp phù hợp và phát hiện những
vấn đề tồn tại cần xử lý trong tổ chức thực hiện chính sách TGXH trên địa bàn
huyện Lục Yên.
Đưa ra cách thức tổ chức thực hiện TGXH trên địa bàn huyện Lục Yên.
Đề xuất một số định hướng và giải pháp thực hiện chính sách TGXH trên
địa bàn huyện Lục Yên.
7. Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo báo cáo
được chia làm 3 chương là:
Chương 1: Tổng quan về công tác trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện
lục yên.
Chương 2: Thực trạng thực hiện và kết quả hoạt động trong lĩnh vực
trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện lục yên.
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao công tác
trợ giúp xã hội trên địa bàn huyện lụ


4


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TRỢ GIÚP XÃ HỘ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LỤC YÊN.
1.1. Khái quát chung về huyện Lục Yên.
Lục Yên là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái gồm
24 đơn vị hành chính xã, thị trấn. trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Yên Thế
cách thành phố Yên Bái 93 km và Hà Nội 270km, có tuyến quốc lộ 70 chạy qua
nối Hà Nội – Việt Trì – Yên Bái – Lào Cai.
Phía Đông giáp với huyên Hàm Yên ( Tuyên Quang), phía tây giáp với huyện
Văn Yên, phía Nam giáp hồ Thác Bà của huyện Yên Bình, phía Bắc giáp huyện
Bắc Quang ( Hà Giang).
Địa hình của huyện bị chia cắt bởi 2 dãy núi chính chạy dọc theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam, tạo ra các thung lũng, bồn địa bằng phẳng là nơi cư dân
tập trung sinh sống và sản xuất từ lâu đời.
Phía hữu ngạn sông Chảy là dãy núi Con Voi chạy dọc theo hướng Tây
Bắc – Đông Nam, có độ cao trung bình 300 - 400m, đỉnh cao nhất 1,148m, đỉnh
tròn, sườn thoải, độ dốc trung bình 40o. Địa bàn bị chia cắt tạo thành những
thung lũng nhỏ và các khe suối. Toàn bộ vùng này là đất đá cổ phong hóa mạnh,
rừng tự nhiên còn 50% diện tích, có khả năng phát triển lâm nghiệp, cây công
nghiệp và nông nghiệp.
Phía tả ngạn sông Chảy là dãy núi đá lớn chạy dọc theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam, có độ cao trung bình 935m, đỉnh cao nhất là 1,035m, có độ dốc lớn,
đỉnh nhọn, sườn núi bị cắt xẻ, có độ dốc 70o trở lên, hầu hết vùng núi đá có rừng
tự nhiên, độ che phủ rừng hiện tại là 42,6%. Đây là dãy núi đá vôi có nguồn tài
nguyên mỏ quý hiếm đã từng bước đã được nghiên cứu, thăm dò và khai thác.
Vùng đất thấp bằng phẳng được xen kẽ giữa 2 dãy núi và triền sông Chảy

đất đai phì nhiêu là những khu tập trung dân cư sinh sống và sản xuất lâm
nghiệp.

5


Huyện Lục Yên nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm 2
mùa rõ rệt. mùa mưa (từ tháng 5 - tháng 10), và mùa khô (từ tháng 11 – tháng 4
năm sau), độ ẩm trung bình từ 68 – 72 %, lượng mưa trung bình 1500 –
2200mm ,số ngày mưa trong năm khoảng 130 ngày.
Dân số của huyện Lục Yên năm 2008 là 105.104 người, với diện tích
807km2. Toàn huyện có có 16 dân tộc anh em cùng chung sống gồm: Kinh, Tày,
Nùng,…Dao, Mường, Thái, Cao Lan, Dáy, Pa Cô, Pa Dí, Xá, Tu Dí, Lô Lô,
Mông. Trong đó, Tày chiếm 53,3%, Kinh chiếm 21,1%, Nùng chiếm 10,4%,
Dao chiếm 14,5%, còn lại là các dân tộc khác.
Các điểm du lịch trên địa bàn:
Trùng trùng điệp điệp với những dãy núi đá vôi và những dải đồi
trầm mặc muôn hình vạn dạng tồn tại cùng với thời gian, Lục Yên là vùng đất có
nhiều dấu tích lịch sử và danh lam thắng cảnh chứa đựng biết bao truyền thuyết
làm say đắm lòng người. Nơi đây còn được mệnh danh là vùng đất Ngọc bởi thứ
đá ruby quý hiếm va đá vôi trắn với tữ lượng lớn, cùng với công nghiệp khai
thác, chế tác đá trắng mỹ nghệ, làng nghề làm tranh đá quý là những điểm đến
đầy hấp dẫn.
Có 2 di tích xếp hạng cấp tỉnh là:
Đền Đại Cại – Xã Tân Lĩnh – Di tích lịch sử cách mạng
Động Hương Thảo – Xã Tân Lập – Di tích lịch sử cách mạng
1.2. Khái quát chung về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện
Lục Yên.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
Địa chỉ: Thị Trấn Yên Thế - huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái.

Số điện thoại: 0293 845 252
Email:
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ chung của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội
huyện Lục Yên.

a)Vị trí, chức năng.
6


1. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; thực hiện
một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và
theo quy định của pháp luật.
2. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con
dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác
của Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo; hướng dẫn, kiểm tra,
thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
b) Nhiệm vụ và quyền hạn.
Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành các quyết định, chỉ thị, quy
hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnh
vực lao động, người có công và xã hội; cải cách hành chính, xã hội hóa thuộc
lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực
lao động, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân huyện;
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch,
đề án, chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn
huyện sau khi được phê duyệt, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao.

Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi
Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã
hội theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các
cơ sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã
hội, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền.
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng
niệm, các công trình ghi công liệt sỹ.
Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã trong
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có công và xã
hội.
Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc,
giúp đỡ người có công và các đối tượng chính sách xã hội.
Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có
công và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,
chống lãng phí trong hoạt động lao động, người có công và xã hội theo quy định
của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện.
Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông
tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh
vực lao động, người có công và xã hội.

7


Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực
hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân huyện và Sở Lao
động – Thương binh và Xã hội.
Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ
đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ

đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý
theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân
dân huyện.
Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân
cấp của Ủy ban nhân dân huyện.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân huyện giao hoặc
theo quy định của pháp luật.
1.2.2. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của phòng Lao động – Thương binh
và Xã hội huyện Lục Yên.

Lịch sử ra đời và phát triển của phòng Lao động- Thương binh và Xã hội.
Phong Lao động- Thương binh và Xã hội được tách từ Phòng Nội vụ- Lao đông
Thương binh và Xã hội đi vào hoạt động từ tháng 5/ 2008 đến nay theo Nghị
định 14/2007/NĐ-CP. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực như: lao động; việc
làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; an
toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ va chăm sóc trẻ em;
phong,chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới; xóa đói giảm nghèo.
1.2.3. Hệ thống tổ chức, bộ máy của phòng Lao động – TB&XH.

Phòng Lao động- TB&XH huyện Lục yên gồm có Trưởng phòng, 2 Phó
phong, 3 Chuyên viên, 1 Kế toán và 1 Cán bộ hợp đồng.
Trưởng phòng

Phó trưởng phòng

Phó trưởng phòng

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng Lao động – Thương binh và xã hội.

Sơ đồ cơ cấu:

Chuyên

8
Chuyên

viên

viên

Kế toán

Cán bộ
hợp đồng


Chuyên
viên

Trong đó:
1- Đ/c Trần Tiến Hưng, Trưởng Phòng;
Phụ trách chung,chịu trách nhiệm trước Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân và Sở Lao động- Thương binh và Xã hội về việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng.
Trực tiếp chỉ đạo công tác quy hoạch, tổ chức cán bộ, kế hoạch, kiểm tra,
giám sát, công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của đơn vị, công tác dạy nghề,
công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, công tác tổng hợp, chủ tài khoản của đơn vị.
Tham gia các ban chỉ đạo của huyện thuộc lĩnh vực lao đông, thương binh
và xã hội.

Phụ trách các xã: Mai Sơn, Khánh Thiện, Lâm Thượng, Tân Phượng.
2- Đ/c Đỗ Thị Thoa: Phó Trưởng Phòng.
Được ủy quyền thường trực và điều hành các hoạt động của cơ quan khi
Trưởng phòng vắng mặt.
Trực tiếp quản lý và thực hiện công tác Thương binh – Liệt sĩ và người có
công với cách mạng; Qũy “Đền ơn đáp nghĩa”.
9


Giúp Trưởng phòng theo dõi và chỉ đạo: công tác người có công; công tác
bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ; công tác hành chính; công tác đoàn
thể.
Phụ trách các xã: Khánh Hòa, An Lạc, Tô Mậu.
3- Đ/c Hoàng Thị Thủy: Phó Trưởng Phòng.
Trực tiếp phụ trách công tác Bảo trợ xã hội, giúp Trưởng phòng theo dõi
và chỉ đạo: Công tác giảm nghèo; công tác Lao đông- Tiền lương- Bảo hiểm xã
hội; công tác cải cách thủ tục hành chính; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 trong đơn vị.
Phụ trách các xã: Mường Lai, Vĩnh Lạc, Minh Tiến, An Phú.
4- Đ/c Hoàng Quốc Chiến: Chuyên viên.
Phụ trách công tác lao động, việc làm, an toàn vệ sinh lao động, tiền
lương, BHXH, xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội; phụ trách tổ
công đoàn cơ quan và giúp việc cho lãnh đạo về công tác công đoàn của khối
chính quyền.
Phụ trách các xã: Phan Thanh, Tân Lập, Minh Chuẩn, Tân Lĩnh, Khai
Trung.
5- Đ/c Hoàng Xuân Nghĩa: Chuyên viên.
Phụ trách công tác dạy nghề, thủ quỹ, văn thư, thi đua khen thưởng, công
tác cải cách thủ tục hành chính, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo thiêu
chuẩn TCVN ISO 9001: 2008 trong đơn vị.

Phụ trách các xã: Trung Tâm, Phúc Lợi, Trúc Lâu, Động Quan.
6- Đ/c Lê Thị Luyến: Kế toán.
Giúp việc cho lãnh đạo đơn vị quản lý sử dụng tài sản và các nguồn kinh
phí: Hoạt động thường xuyên, ưu đãi người có công, Qũy “ Đền ơn đáp nghĩa”;
đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Chịu trach nhiêm trước thủ trưởng cơ quan, trước cơ quan tài chính và
trước pháp luật về toàn bộ công tác Tài chính kế toán của đơn vị.
Phụ trách các xã: Yên Thắng, Minh Xuân, Vĩnh Lạc.
7- Đ/c Nguyễn Hồng Thắm: Chuyên viên.
10


Giúp lãnh đạo đơn vị quản lý sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp xã hội:
kinh phí trợ cấp các đối tượng BHXH; kinh phí hoạt động xã hội; kinh phí hoạt
động thăm hỏi gia đình chính sách; kinh phí quản lý các đối tượng Bảo trợ xã
hội; kinh phí cứu đói; trợ cấp đột xuất do thiên tai, bão lũ; kinh phí quỹ “ Bảo
trợ tre em”; kinh phí bình bẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Giúp cho lãnh đạo phòng về công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em, công tác
bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ.
phụ trách các xã: Liễu Đô, Thị trấn Yên Thế, Minh Tiến.
8- Đ/c Nông Minh Tranh: Cán bộ hợp đồng.
Phụ trách công tác quản lý, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế; đề án hỗ trợ nhà ở
cho người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở; giúp lãnh đạo thực hiện
công tác tổng hợp, báo cáo tháng và báo cáo công tác phụ trách xã.
* Ngoài các nhiệm vụ trên, các đồng chí cán bộ còn phải thực hiện các
nhiệm vụ khác khi lanh đạo phòng phân công. Tùy theo điều kiên thực tế và khả
năng hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ công chức có thể xem xét điều chỉnh
để đảm bảo hoàn thành nhiệm vun chung.
1.2.4. Phương hướng hoạt động của phòng trong thời gian tới.


Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chủ trương của Đảng, chính
sách của nhà nước đối với công tác thương binh và xã hội.
Đổi lớp và nâng cao chất lượng các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn.
Tăng cường công tác tuyên truyền nhân cao nhận thức của người lao động về
học nghề để thu hút người lao động tự nguyện đăng ký các lớp dạy nghề địa
phương.
Huy động sức mạnh của toàn dân tham gia vào sự nghiệp xóa đói giảm
nghèo có hiệu quả, vận động người nghèo, hộ nghèo nỗ lực phấn đấu vươn lên
thoát nghèo bền vững.
Tiếp tục thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người có công với
cách mạng, chính sách giảm nghèo, bảo trợ xã hội đảm bảo kịp thời, đầy đủ,
đúng đối tượng.
11


Triển khai thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng
giới, phòng chống tệ nạn xã hội.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính
sách thuộc nghành quản lý tại xã, thị trấn, phát hiện những khó khă, vướng mắc,
những hạn chế, tồn tại để có các giải pháp khắc phục kịp thời.
Giải quyết và tạo việc làm mới cho 3.000 lao động, trong đó: phát triển
kinh tế - xã hội tại địa phương: 1.550 người; vay vốn quỹ quốc gia giải quyết
việc làm: 130 người; xuất khẩu lao động: 90 người; cung ứng lao động ngoài
tỉnh: 1.230 người.
Số lao động được đào tạo nghề tại huyện 1.200 người; tỷ lệ lao động qua
đào tạo đạt 48%.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo 5% theo tiêu chí áp dụng cho giai đoạn 2011 –
2015.
Duy trì và nâng cao chất lượng 24/24 xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã,
phường phù hợp với trẻ em.

Vận động ủng hộ Quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa” và Quỹ “ Bảo trợ trẻ em”
cấp huyện: 200 triệu đồng/ quỹ; 24/24 xã, thị trấn có quỹ đền ơn đáp nghĩa và
quỹ bảo trợ trẻ em.
cai nghiện tập trung cho 20 người tại Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục –
Lao động xã hội tỉnh Yên Bái.

1.2.5. Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lưc của Phòng
Lao động – Thương binh và Xã hội.
Công tác hoạch định nhân lực.
Hoạch định nhân lực là cơ sở cho thành công của công tác quản trị
nhân lực. Quá trình hoạch định nhân lực là dự đoán trước những nhu cầu
về nhân lực của Phòng theo kế hoạch để từ đó xác định số lượng cán bộ
cần thiết với những chuyên môn thích hợp của công việc. Công tác này

12


đảm bảo sắp xếp cơ cấu,thực hiện kế hoạch và chương trình được thiết kế
để đáp ứng những nhu cầu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của Phòng.
Hoạch định nhằm xác định số lượng nhân lực thừa hoặc thiếu để
thực hiện công tác cắt giảm hoặc tăng thêm nhăm đảm bảo sự cân bằng về
nhân lực trong Phòng.
Công tác phân tích công việc.
Phân tích công việc là một phần công việc không thể thiếu trong
công tác quản trị nhân lực, làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho việc
sắp xếp công việc cho cán bộ, công chức trong Phòng hiệu quả hơn.
Thông thường thì phân tích công việc dựa trên những nội dung chính như:
xác định được mục đích của phân tích công việc, thu thập các thông tin cơ
bản có sẵn tại Phòng trên cơ sở các văn bản, chọn lựa các phần việc đặc
trưng, các điểm then chốt để thực hiện, kiểm tra tính chính xác của thông

tin. Chính vì vậy mà phân tích công việc được Phòng chú ý lên kế hoạch
và phân tích rất kỹ, nhất là việc xây dựng nội dung và trình tự của phân
tích công việc.
Việc phân tích công việc nhằm mục đích là xây dựng “ Bản mô tả
công việc” và “ Bản yêu cầu công việc”. Qua đó, Phòng sẽ lựa chọn và
sắp xếp được đúng người, đúng việc mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn
và giảm bớt sự chồng chéo trong công việc.
Công tác tuyển dụng nhân lực.
Tuyển dụng nhân lực là một phần công việc trong công tác quản trị
nhân lực của tổ chức. Nguồn nhân lực của Phòng có thể được lựa chọn từ
một số nguồn với các phương pháp khác nhau tùy theo cấp độ, theo yêu
cầu để bố trí vào các vị trí khác nhau. Thông thường, nguồn nhân lực
được xác định tuyển dụng từ hai nguồn chính:
Tuyển nội bộ: Thông qua việc thuyên chuyển, thăng chức, bổ
nhiệm…
Tuyển bên ngoài: Sử dụng các phương tiện truyền thông để thông
báo tuyển dụng và một sô phương pháp khác.
13


Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực.
Sắp xếp, ổn định nhân lực, bố trí đúng người, đúng việc là một
công việc rất cần thiết đối với Phòng. Công tác này có được thực hiện tốt
thì mới tạo được hiệu quả làm việc cao.thực hiện sắp xếp, bố trí nhân lực
theo trình độ chuyên môm và yêu câu của công việc nhằm tăng năng suất
lao động cho Phòng.
Công tác đào tạo và phát triển nhân lực.
Chức năng đào tạo và phát triển nhân lực là một hoạt động thiết yếu
của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong môi trường liên tục
thay đổi như hiện nay, những tiến bộ kỹ thuật diễn ra nhanh chóng, nơi

cồn người tài càng nhiều. Đào tạo và phát triển là một quá trình liên tục và
xuyên suốt trong quá trình của Phòng. Luôn chú trọng tới việc đẩy mạnh
quá trình đào tạo nhân lực, tổ chức cho cán bộ tham gia các lớp tập huấn,
bồi dưỡng kiến thức và nâng cao trình độ chuyên môn.
Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc.
Đành giá kết quả thực hiện công việc dựa trên những thành tích đạt
được của cán bộ, công chức và thái độ làm việc của họ đối với công việc.
Đánh giá kết quả thực hiện công việc còn dựa vào mục tiêu và kế hoạch
đề ra trong năm để đánh giá và làm cơ sở để Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội đề ra mục tiêu và kế hoạch cho những kỳ tiếp theo.
Quan điểm trả lương cho người lao động.
Để đảm bảo cơ chế trả lương, phát huy tính hiệu quả trong thực
tiễn, thực sự trở thành đòn bẩy để thực hiện công việc, Phòng tuân thủ
thoe những quy định trả lương sau:
Tuân thủ theo quy định của pháp luật, các chính sách tiền lương
được Nhà nước quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật
Theo tính chất đặc thù của công việc và mức ưu tiên đối với từng vị
trí chức danh trong Phòng.
Mặt bằng lương chung của xã hội, của ngành và khu vực.
Quan điểm và các chương trình phúc lợi khác.
14


Hệ thống phúc lợi là yếu tố nhằm thu hút, thúc đẩy và duy trì đội
ngũ cán bộ, công chức có trình độ cao, những vị trí quan trọng trong
Phòng.Ở Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, hệ thống phúc lợi đã
đem tới cho cán bộ, công chức tâm lý thoải mái và tích cực hơn trong
công việc, nâng cao sức hấp dẫn của công việc cho cán bộ, công chức,
làm cho họ cảm thấy bản thân họ nhận được sự quan tâm và tạo điều kiện
của Phòng. Chương trình phúc lợi đã góp phần kích thích cho cán bộ,

công chức, giúp cho họ có điều kiện tốthơn khi thực hiện công việc. ngoài
các chế độ phúc lợi do Nhà nước quy định như: Bảo hiểm xã hội, chế độ
thai sản, ốm đau, hưu trí,… Phòng còn có những chế độ phúc lợi khác đặc
biệt dành cho cán bộ, công chức như:
Tổ chức đi tham quan du lịch vào đầu năm, nghỉ mát vào mùa hè.
Tổ chức khám chữa bệnh định kỳ hàng năm.
Quà tặng cho cán bộ nữ nhân ngày 08/03, 20/10; quà cho con cán
bộ, công chức ngày 01/06, tết trung thu.
Tổ chức ăn tiệc tất niên cuối năm…
Công tác giải quyết các quan hệ lao động.
Các vấn đề về tranh chấp lao động được giải quyết theo quy định
của Bộ luật lao động Việt Nam, Luật cán bộ, công chức viên chức và theo
quy chế của Phòng … đã được thông qua khi cán bộ, công chức ký hợp
đồng lao động với Phòng.
Những thuận lợi và khó khăn của phòng.
Thuận lợi:
Phòng Lao động- TB&XH có con dấu và sử dụng tài khoản riêng
nên thường chủ động rút các khoản tiền từ kho bạc Nhà nước để chi trả
cho các đối tượng đúng thời gian quy định.
Khó khăn:
Lục yên là một huyện miền núi, đa số cán bộ cấp xã chưa đủ chuẩn
về trình độ nên phòng Lao động- TB&XH triển khai các văn bản, Ngị
15


định của cấp trên đưa xuống tuyến xã cán bộ cấp xã còn chậm triển khai
làm ảnh hưởng đến các quyền lợi của người dân.
Mức lương của cán bộ phòng Lao động- TB&XH còn thấp nên
chưa thu hút được sự nhiệt tình của cán bộ.
1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác trợ giúp xã hội.

Tổng quan về hoạt động TGXH Việt Nam:
Hoạt động TGXH việt nam đã có từ rất lâu đời với nhiều tên gọi
khác nhau. Nước ta nằm trong khu vực địa lý nhiệt đới gió mùa nên thường
xuyên phải hứng chịu các tác động của tự nhiên như lũ lụt, hạn hán... thường
xuyên sảy ra gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản, ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống nhân dân và điều kiện phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội. Mặt trái
của kinh tế thị trườn: phân hóa giàu nghèo, chạy theo lối sống thực dụng suy
giảm đạo đức, lối sống, thất nghiệp... đang là nguyên nhân làm tăng đối tượng
xã hội: người già cô đơn, người lang thang, người tàn tật, tre em có hoàn cảnh
khó khăn, tệ nạn xã hội... Đây là nhóm đối tượng cần có sự trợ giúp về mặt vật
chất và tinh thần của Nhà nước và xã hội. Chính vì vậy hoạt động trợ giúp xã
hội xuất hiện như một tất yếu khách quan, ngoài ra nó còn thể hiện tinh thần “
Lá lành đùm lá rách” của nhân dân ta.
1.3.1. Khái niệm trợ giúp xã hội.
TGXH được hiểu theo các quan điểm, tiếp cận, tính chất, chức năng và
mô hình khác nhau. Phần lớn các tài liệu nghiên cứu chưa giải thích được một
cách toàn diện khái niệm TGXH. Tuy nhiên, cũng đã giải thích những thuật ngữ
gần với TGXH như: ASXH, bảo trợ xã hội, công tác xã hội, cứu tế xã hội,
BHXH, dịch vụ xã hội. Có thể hiểu TGXH: Trợ giúp xã hội là hệ thông các
chính sách, chế độ, hoạt động của Nhà nước, chính quyeenc các cấp và hoạt
động của cộng đồng xã hội dưới các hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm
giúp đỡ các đối tượng yếu thế và dễ tổn thương có điều kiện ổn định cuộc sống
và có cơ hội hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng để cùng phát triển.
16


1.3.2. Đặc điểm, vai trò của trợ giúp xã hội:

Đặc điểm.
Đối tượng: mọi thành viên trong xã hội.

Đóng góp: người nhân cứu trợ không phải đóng góp vào quỹ tài
chính.
Nguồn tài chính: tư Ngân sách chính phủ, từ sự đóng góp của cộng
đồng.
Phương tiện cứu trợ: bằng tiền, hiện vật hoặc các dịch vụ.
Vai trò:
TGXH đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cá nhân, nhóm dân cư yếu thế
dễ bị tổn thương trong cộng đồng.
Góp phần phòng ngừa, giảm thiểu khả năng dễ bị tổn thương của cá
nhân, nhóm dân cư yếu thế.
TGXH góp phần làm cho sự bảo vệ của hệ thống ASXH được toàn
diện
Góp phần phát triển một xã hội hài hòa và bền vững.
1.3.3 Những quan điểm cơ bản về TGXH.

Mọi thành viên trong xã hội đều được TGXH khi cần thiết:
Mỗi cá nhân trong cộng đồng đều có quyền sống và thụ hưởng các
thành quả của xã hội như các thành viên khác. Điều này được ghi rõ trong
điều 25 Bản tuyên ngôn về nhân quyền của Liên Hợp Quốc.
Khi các cá nhân đó rơi vào tình cảnh yếu thế họ sẽ được Nhà nước
và toàn thể cộng đồng thực hiện các hoạt động để quyền con người của họ được
đảm bảo, như vậy TGXH không phải là một sự ban ơn.
Nhà nước là chủ thể chính thức thực hiện TGXH:
Nhà nước với tư cách là người đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân
sẽ có trách nhiệm chính trong việc phân bố các nguồn lực và phân phối lại
thu nhập thông qua ngân sách nhà nước, ngoài ra Nhà nước còn có vai trò
lớn trong việc định hướng và tổ chức thực hiện TGXH.
17



Xã hội hóa hoạt động TGXH là xu hướng tất yếu hiện nay:
Thực tế ở Việt Nam cho thấy khi chúng ta gặp phải những khó
khăn bất thường như thiên tai, lũ lụt hay khủng hoảng khin tế thì khả năng
đáp ứng đầy đủ và thỏa đáng các chương trình ASXH dành cho người dân
nhất là bộ phận dân cư nghèo là thách thức lớn mà Nhà nước khó vượt
qua. Do đó để khắc phục điều này Nhà nước cần mở rộng các hoạt động
TGXH ra phạm vi toàn xã hội, huy động các nguồn vật lực từ cộng đồng
trong nước va tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng nước ngoài thông qua
hoạt động nhân đạo và từ thiện.
Các đối tượng TGXH phải có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng
chung:
Khi các cá nhân, gia đình được hưởng TGXH thì họ không được
trông trờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ này mà phải luôn phấn đấu, tự lực tự cường
để vươn lên một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngoài ra Nhà nước cần quy định
rõ các đối tượng, điều kiện được hưởng để đảm bảo sự cứu trợ đến kịp
thời và đúng đối tượng thụ hưởng.
Trợ giúp xã hội là cơ sở để phát triển bền vững:
Một xã hội muốn phát triển bền vững thì không chỉ có tăng trưởng
kinh tế mà còn phải đảm bảo sự công bằng, bình đẳng và một môi trường
chính trị ổn định. Vì thế TGXH là chính sách xã hội quan trọng để vừa
đảm bảo phát triển kinh tế vừa đạt được mục tiêu công bằng và ổn định.
Đồng thời chính sách TGXH được thực hiện sẽ góp phần nâng cao tính ưu
việt của thể chế chính trị, tạo ra một xã hội nhân ái văn minh, từ đó góp
phần đảm bảo an toàn xã hội, ổn định chính trị và thúc đẩy kinh tế phát
triển.

18


Chương 2

Thực trạng thực hiện và kết quả hoạt động trong lĩnh vực trợ giúp xã hội
trên địa bàn huyện lục yên.
2.1. Quy mô cơ cấu đối tượng:
Thực hiện trợ giúp xã hội được căn cứ vào các văn bản của chính phủ, bộ,
tỉnh để thực hiện.
Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Thủ tướng Chính
Phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Thông tư số
29/2014/TT-BLĐTBXH về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số
136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách trợ
giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Nội dung là trợ giúp cho 09 nhóm đối tượng
bao gồm:
19


×