Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỌC TẬP TRỰC TUYẾN SỬ DỤNG MÃ NGUỒN MỞ MOODLE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.27 MB, 123 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN TIN HỌC ỨNG DỤNG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

XÂY DỰNG HỆ THỐNG
HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
SỬ DỤNG MÃ NGUỒN MỞ MOODLE
Sinh viên thực hiện

Cán bộ hướng dẫn

Võ Thị Thanh Thoan

Ths. Võ Hải Đăng

MSSV: 1108044

MSCB: 002302

Cần Thơ, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BỘ MÔN TIN HỌC ỨNG DỤNG





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

XÂY DỰNG HỆ THỐNG
HỌC TẬP TRỰC TUYẾN
SỬ DỤNG MÃ NGUỒN MỞ MOODLE
Sinh viên thực hiện

Cán bộ hướng dẫn

Võ Thị Thanh Thoan

Ths. Võ Hải Đăng

MSSV: 1108044

MSCB: 002302
Cán bộ phản biện:
Ths. Hồ Văn Tú
Ks. Hoàng Minh Trí

Luận văn được bảo vệ tại: Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Bộ môn Tin học Ứng dụng
Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ vào ngày 20 tháng 5 năm 2014.

Mã số đề tài:
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
-Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ
-Website: />
Cần Thơ, 2014



LỜI CẢM ƠN

Trong suốt khóa học (2010-2014) tại Trường Đại học Cần Thơ, được Bộ
môn Tin học Ứng dụng cùng Ban Giám Hiệu trường luôn quan tâm tạo điều kiện
thuận lợi cho việc học tập. Cùng với sự giảng dạy tận tình của quý thầy cô trong
trường nói chung và thầy cô trong Bộ môn Tin học nói riêng, đã giúp em có những
kiến thức cơ bản và sẽ là nền tảng vững chắc giúp ích cho công việc thực tiễn.
Em xin kính chuyển lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy, cô Trường
Đại học Cần Thơ, Khoa Khoa học Tự nhiên, Bộ môn Tin học Ứng dụng, những
người thầy, người cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức,
những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện ở trường Đại
học Cần Thơ.
Và đặc biệt em chân thành cảm ơn sâu sắc thầy Võ Hải Đăng đã hết lòng
hướng dẫn tận tình, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp
này.
Em xin cảm ơn đến những người thân trong gia đình quan tâm, động viên
trong suốt quá trình học tập và làm tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè, đặc biệt là các bạn trong lớp Tin học
Ứng dụng k36 đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến để em hoàn thành đề tài.
Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành tốt luận văn trong phạm vi và khả năng
cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em kính
mong nhận được sự cảm thông và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2014
Cán bộ hướng dẫn


MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT .......................................................v
TÓM TẮT ................................................................................................................. vi
ABSTRACT ............................................................................................................. vii
CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN .................................................................................1


1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................1

1.2.

MÔ TẢ BÀI TOÁN .........................................................................................1

1.3.

MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................2

1.3.1. Mục đích nghiên cứu........................................................................................2
1.3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................2
1.3.3. Mục tiêu cần đạt được ......................................................................................2
1.3.4. Hướng giải quyết và kế hoạch thực hiện .........................................................3
CHƯƠNG 2.
2.1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT .....................................................................5

TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TRỰC TUYẾN ........................5

2.1.1. Giới thiệu sơ lược hệ thống học tập trực tuyến................................................5
2.1.2. Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến ..............................................................5
2.1.3. So sánh phương pháp học truyền thống với học trực tuyến ............................6
2.1.4. Ưu khuyết điểm của phương pháp học tập trực tuyến [7] ...............................6
2.2.


HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHÓA HỌC ............................................................7

2.2.1. Định nghĩa ........................................................................................................7
2.2.2. Tìm hiểu hệ thống quản lý khóa học ................................................................8
2.3.

GÓI PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ MOODLE..........................................10

2.3.1. Tổng quan về mã nguồn mở ..........................................................................10
2.3.2. Phần mềm mã nguồn mở moodle ..................................................................11
2.3.3. Ưu và nhược điểm của moodle [1] ................................................................12
2.3.4. Tính năng của hệ thống quản lý Moodle [1] ..................................................13
2.3.5. Coding trong Moodle .....................................................................................21
2.3.6. Tổng quan về việc cài đặt Moodle .................................................................23


2.3.7. Hệ thống các module trong Moode ................................................................24
2.3.8. Cách tổ chức của mã Moodle .........................................................................26
2.3.9. Cơ sở dữ liệu của Moodle ..............................................................................26
CHƯƠNG 3.
3.1.

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................27

KHÁI QUÁT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................27

3.1.1. Quy trình triển khai hệ thống .........................................................................27
3.1.2. Hệ thống học tập trực tuyến Khoa Khoa học Tự nhiên .................................27
3.2.


NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG ............................................31

3.2.1. Tạo tài khoản người dùng ..............................................................................31
3.2.2. Quản lý khóa học trực tuyến ..........................................................................37
3.2.3. Tạo các module hệ thống học tập trực tuyến [3], [4] .....................................44
3.2.4. Kết quả xây dựng hệ thống học tập trực tuyến ..............................................56
3.2.5. Một số tính năng của lớp học trực tuyến .......................................................59
3.2.6. Sao lưu và phục hồi [2] ..................................................................................65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................68
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. ......................................................................................68
2. NHỮNG MẶT HẠN CHẾ ...................................................................................68
3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN. .......................................................................................68
PHỤ LỤC 1.

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT MOODLE ...........................................1

1. TỔNG QUAN CÀI ĐẶT HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP MOODLE CỤC
BỘ TRÊN WINDOWS ...............................................................................................1
2. CÀI ĐẶT MOODLE ..............................................................................................1
PHỤ LỤC 2. THAY ĐỔI GIAO DIỆN TRONG MOODLE THÊM GÓI
NGÔN NGỮ KHÁC TRONG MOODLE...............................................................8
1. THAY ĐỔI GIAO DIỆN ........................................................................................8
2. CÀI ĐẶT GÓI NGÔN NGỮ ..................................................................................9
PHỤ LỤC 3. PHÂN QUYỀN NGƯỜI DÙNG TRONG MOODLE PHÂN
NHÓM TRONG CÁC KHÓA HỌC .....................................................................12
1. PHÂN QUYỀN NGƯỜI DÙNG TRONG MOODLE .........................................12
2. PHÂN NHÓM TRONG CÁC KHÓA HỌC ........................................................15


PHỤ LỤC 4. HƯỚNG DẪN TẠO ĐỀ THI VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.

QUẢN LÝ BẢNG ĐIỂM TRONG LỚP HỌC TRỰC TUYẾN .........................18
1. TẠO ĐỀ THI BẰNG CÔNG CỤ HỖ TRỢ CỦA MOODLE..............................18
2. NHẬP CÁC CÂU HỎI TỪ FILE .........................................................................21
3. TẠO ĐỀ THI TRONG MOODLE CÔNG CỤ HỖ TRỢ HOT POTATOES ......24
PHỤ LỤC 5.

SAO LƯU VÀ PHỤC HỒI ..........................................................26

1. SAO LƯU VÀ PHỤC HỒI TRANG WEB ..........................................................26
2. SAO LƯU VÀ PHỤC HỒI KHÓA HỌC ............................................................28
3. BACKUPS REPORT ............................................................................................32
PHỤ LỤC 6. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG HỌC TẬP TRỰC
TUYẾN KHOA KHTN – ĐH CẦN THƠ .............................................................33
1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG HỌC TẬP TRỰC TUYẾN KHOA KHTN ĐẠI
HỌC CẦN THƠ ........................................................................................................33
2. ĐĂNG NHẬP ........................................................................................................34
3. CẬP NHẬT HỒ SƠ CÁ NHÂN ...........................................................................35
4. ĐĂNG NHẬP DƯỚI QUYỀN GIÁO VIÊN .......................................................37
5. ĐĂNG NHẬP DƯỚI QUYỀN HỌC VIÊN .........................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO


Luận văn Tốt nghiệp – Tin học Ứng dụng Khóa 36

SVTH: Võ Thị Thanh Thoan

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình Học Tập Trực Tuyến ...................................................................5
Hình 2.2 Quá trình cập nhật một hệ thống quản lý khóa học ...................................8

Hình 2.3 Kiến trúc hệ thống Moodle ......................................................................11
Hình 2.4 Tính Năng Moodle ...................................................................................13
Hình 2.5 Lược đồ thể hiện quá trình tương tác của các đối tượng với hệ thống ....15
Hình 2.6 Quy trình chuyển tiếp thông tin khóa học ................................................17
Hình 2.7 Sổ điểm trong moodle ..............................................................................20
Hình 2.8 Block quản lý về điểm..............................................................................21
Hình 2.9 Lựa chọn định dạng bảng điểm ................................................................21
Hình 3.1 Quy trình thực hiện giảng dạy một lớp học trực tuyến ............................28
Hình 3.2 Quy trình đăng ký vào hệ thống. ..............................................................29
Hình 3.3 Sơ đồ chức năng tổng quát .......................................................................29
Hình 3.4 Chức năng của học viên ...........................................................................30
Hình 3.5 Chức năng của giảng viên ........................................................................30
Hình 3.6 Chức năng của Admin ..............................................................................31
Hình 3.7 Trình đơn quản lý tài khoản người dùng..................................................31
Hình 3.8 Trang tạo tài khoản người dùng mới ........................................................32
Hình 3.9 Trình đơn tạo người dùng đồng bộ ..........................................................32
Hình 3.10 Trang tạo một cohort mới ......................................................................33
Hình 3.11 Kết quả hiển thị sau khi tạo cohort ........................................................33
Hình 3.12 Trình đơn tạo tài khoản người dùng bằng file .......................................33
Hình 3.13 Chọn file uplpad .....................................................................................34
Hình 3.14 Kết quả đăng ký học phần dạng file excel .............................................34
Hình 3.15 Mẫu file excel nhập danh sách người dùng ...........................................35
Hình 3.16 Lưu dạng file Unicode text ....................................................................35
Hình 3.17 Lưu dạng file txt .....................................................................................35
Hình 3.18 Kết quả kiểm tra file vừa nhập ...............................................................36
Hình 3.19 Tùy chọn cho file upload .......................................................................36
Hình 3.20 Trang hiển thị kết quả nhập danh sách người dùng ...............................36
Hình 3.21 Trang hiển thị danh sách người dùng trong một cohort .........................37



Luận văn Tốt nghiệp – Tin học Ứng dụng Khóa 36

SVTH: Võ Thị Thanh Thoan

Hình 3.22 Trình đơn quản lý các khóa học .............................................................37
Hình 3.23 Các tùy chọn thiết lập cho khóa học ......................................................38
Hình 3.24 Các kiểu định dạng khóa học .................................................................38
Hình 3.25 Các kiểu nhóm trong Moodle.................................................................38
Hình 3.26 Trình đơn quản trị khóa học cụ thể ........................................................39
Hình 3.27 Cài đặt mặc định cho khóa học ..............................................................39
Hình 3.28 Trình đơn upload khóa học theo danh sách ...........................................40
Hình 3.29 Tùy chọn file upload ..............................................................................40
Hình 3.30 Định dạng chuẩn file chứa danh sách khóa học .....................................40
Hình 3.31 Trang kiểm tra kết quả file upload .........................................................41
Hình 3.32 Kết quả upload danh sách khóa học bằng file........................................41
Hình 3.33 Trình đơn các phương thức ghi danh vào khóa học ...............................41
Hình 3.34 Cài đặt các phương thức ghi danh cho hệ thống ....................................42
Hình 3.35 Trình đơn chọn ghi danh học viên .........................................................43
Hình 3.36 Tùy chọn phương thức ghi danh tại khóa học cụ thể .............................43
Hình 3.37 Chọn các cohort để ghi danh ..................................................................43
Hình 3.38 Bảng thông báo ghi danh thành công .....................................................43
Hình 3.39 Khu vực quản trị hệ thống ......................................................................44
Hình 3.40 Các quyền trong hệ thống ......................................................................44
Hình 3.41 Trình đơn bật chế độ chỉnh sửa cho hệ thống ........................................45
Hình 3.42 Khóa học ở chế độ chỉnh sửa .................................................................45
Hình 3.43 Các module hoạt động và tài nguyên trong Moodle ..............................46
Hình 3.44 Assignment khi được tạo........................................................................47
Hình 3.45 Tùy chọn file nộp bài cho Assignment ..................................................47
Hình 3.46 Giáo viên tùy cho cho điểm học viên đã nộp bài ...................................48
Hình 3.47 Bài giảng sau khi được tạo .....................................................................48

Hình 3.48 Các định dạng cho bài giảng ..................................................................48
Hình 3.49 Nội dung bài giảng hoàn chỉnh ..............................................................49
Hình 3.50 Các loại điễn dàn ....................................................................................50
Hình 3.51 Diễn đàn cụ thể.......................................................................................50
Hình 3.52 Tạo một đề thi mới .................................................................................52


Luận văn Tốt nghiệp – Tin học Ứng dụng Khóa 36

SVTH: Võ Thị Thanh Thoan

Hình 3.53 Tùy chọn đặt mật khẩu cho đề thi ..........................................................52
Hình 3.54 Tùy chọn phân nhóm cho đề thi .............................................................52
Hình 3.55 Bắt đầu làm bài thi .................................................................................53
Hình 3.56 Khung thông báo xác nhận làm bài ........................................................53
Hình 3.57 Đề thi kiểm tra ........................................................................................53
Hình 3.58 Xác nhận kết thúc làm bài ......................................................................54
Hình 3.59 Hiển thị lại kết qảu làm bài ....................................................................54
Hình 3.60 Kết quả làm bài thi .................................................................................55
Hình 3.61 Phòng họp trực tuyến .............................................................................55
Hình 3.62 Giao diện khi chưa đăng nhập ................................................................56
Hình 3.63 Giao diện trang đăng nhập .....................................................................56
Hình 3.64 Giao diện người dùng sau khi đăng nhập...............................................57
Hình 3.65 Danh mục khóa học theo học kì, niên khóa ...........................................57
Hình 3.66 Danh mục các khóa học cụ thể...............................................................58
Hình 3.67 Giao diện lớp học ...................................................................................58
Hình 3.69 Chức năng Assignment ..........................................................................59
Hình 3.70 Chức năng bài giảng...............................................................................60
Hình 3.71 Chức năng diễn đàn ................................................................................60
Hình 3.72 Chức năng tạo ngân hàng câu hỏi ..........................................................61

Hình 3.73 Chức năng thêm câu hỏi .........................................................................61
Hình 3.74 Chức năng kiểm tra, đánh giá ................................................................62
Hình 3.75 Chức năng quản lý điểm ........................................................................63
Hình 3.76 Kết quả bảng điểm được xuất ................................................................64
Hình 3.77 Chức năng phòng họp trực tuyến (chat) .................................................64
Hình 3.78 Trình đơn quản trị hệ thống ...................................................................65
Hình 3.79 Trình đơn chọn thiết lập sao lưu tự động ...............................................66
Hình 3.80 Thiết lập sao lưu tự động .......................................................................67


Luận văn Tốt nghiệp – Tin học Ứng dụng Khóa 36

SVTH: Võ Thị Thanh Thoan

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.

So sánh phương pháp học truyền thống với học trực tuyến [5]

6

Bảng 2.2.

Một số hệ thống CMS hiện nay

9

Bảng 2.3.


Lịch sử phát triển của Moodle

12

Bảng 2.4.

So sánh các tính năng hai CMS thương mại hàng đầu và Moodle.

14


Luận văn Tốt nghiệp – Tin học Ứng dụng Khóa 36

SVTH: Võ Thị Thanh Thoan

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
CNTT

CNTT & TT

KHTN

CMS

Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin và truyền thông

Khoa học tự nhiên


Course management system

GV

Giáo viên

SV

Sinh viên

HS

Học sinh

ĐKHP

Đăng ký học phần
Learning Content Management System

LCMS

CSDL

Cơ sở dữ liệu


Luận văn Tốt nghiệp – Tin học Ứng dụng Khóa 36

SVTH: Võ Thị Thanh Thoan


TÓM TẮT

Trong những năm gần đây, sự phát triển không ngừng của Công nghệ thông
tin nói chung và Internet nói riêng đã mang lại những thay đổi đáng kể trong cuộc
sống. Tận dụng môi trường Internet, xu hướng phát triển của các phần mềm hiện
nay tạo điều kiện cho mọi người có thể trao đổi, tìm kiếm thông tin, học tập một
cách dễ dàng và thuận tiện. Một trong những ứng dụng điển hình dựa trên Web và
Internet được gọi là phương pháp học tập trực tuyến. Hệ thống học tập trực tuyến
khi thiết kế phải hướng tới sinh viên, giảng viên đầu tiên, dựa trên tính sư phạm cao.
Có rất nhiều hệ quản lý học tập phổ biến hiện nay trên thế giới: IBM, BlackBoard,
WebCT, Atutor, Ilias, LRN, Moodle…, việc chọn hệ thống nào cho phù hợp, có cơ
hội phát triển tiếp theo. Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, em thấy Moodle với rất
nhiều tính năng và ưu điểm, thuận lợi cho xây dựng một website học tập trực tuyến,
em đã chọn Moodle để thực hiện đề tài “Hệ thống học tập trực tuyến dành cho sinh
viên Khoa Khoa học Tự Nhiên– Trường Đại học Cần Thơ”. Tập trung nghiên cứu
một số khía cạnh liên quan đến cấu trúc của hệ thống e-learning, trên cơ sở đó đề
xuất phương án ứng dụng mã nguồn mở để phát triển hệ thống hỗ trợ học tập trực
tuyến cho sinh viên tại trường đại học Cần Thơ.
Từ khóa: Mã nguồn mở, Moodle, Khóa học, Người dùng, Học trực tuyến, Đề
thi, Quản lý, Giáo viên, Sinh viên.


Luận văn Tốt nghiệp – Tin học Ứng dụng Khóa 36

SVTH: Võ Thị Thanh Thoan

ABSTRACT

In recent years, the continuous development of information technology in
general and the Internet in particular has brought significant changes to our life.

Nowadays, with the Internet environment, the trend of software development is not
only to build applications to help people exchange and search for information, but
also to study easily and conveniently. One of typical applications based on Web and
the Internet is called Online learning method. Online learning system is designed
primarily to assist the leaning and teaching activities of students and faculties based
on high pedagogical nature. There are many popular systems of learning
management in the world currently like IBM, Blackboard , WebCT , ATutor , Ilias ,
LRN , Moodle, etc, therefore, we should choose the most appropriate system.
Through intensive study, I have chosen CMS Moodle to build a website for learning
online because it has many advantages and good characteristics which suit the
purpose of creating the website. I chose the topic “Online learning systems for
students from School of Natural Sciences - Can Tho University” for my graduation
thesis. Via the thesis, I focused on some aspects of online learning system. Thus, the
Open Source Software applications for developing the online learning system for
the students in Can Tho University are withdrawn and introduced.
Keywords: Open Source Software, Moodle, Course, E-learning, User,
Quiz, Management, Teacher, Student.


Luận văn Tốt nghiệp – Tin học Ứng dụng Khóa 36

SVTH: Võ Thị Thanh Thoan

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là CNTT và truyền thông đã
tác động vô cùng to lớn tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo

dục và đào tạo. Những thành tựu của CNTT & TT đã góp phần quan trọng trong
việc thay đổi tư duy dạy và học trực tuyến (e-learning) được coi là một công
nghệ dạy học mới, mang tính cách mạng của thế kỉ 21 với những ưu điểm nổi
trội mà phương pháp giáo dục trước đó chưa có.
Hòa nhập với xu thế của thời đại, tìm hiểu tình hình cũng như khả năng ứng
dụng e-learning và các công cụ hỗ trợ, việc xây dựng hệ thống quản lý học tập là
cần thiết. Thay thế cho việc sử dụng các ngôn ngữ lập trình để xây dựng hệ
thống ngay từ con số không bằng việc ứng dụng một công cụ hỗ trợ có sẵn và
tiện ích. Chọn hệ thống nào cho phù hợp, có cơ hội phát triển tiếp theo và em đã
chọn CMS mã nguồn mở Moodle để xây dựng một website học tập trực tuyến,
cụ thể là “Hệ thống học tập trực tuyến dành cho sinh viên Khoa học Tự Nhiên –
Trường Đại học Cần Thơ”.
Việc giải quyết vấn đề này sẽ góp phần đánh giá, chọn lọc những ứng dụng
tiên tiến, hiện đại của CNTT & TT đưa chúng vào quá trình giảng dạy trong nhà
trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cũng như tạo tiền đề cho việc thiết
kế và triển khai các phần mềm dạy học trong diện rộng cho tất cả các môn học
trong tương lai.
1.2.

MÔ TẢ BÀI TOÁN

Nhằm mục đích giải quyết nhu cầu dạy và học ngày càng cao của giảng viên
và sinh viên Khoa KHTN nói chung và Bộ môn Tin học Ứng dụng nói riêng, em
đã tìm hiểu về trực tuyến và xây dựng website hệ thống học tập trực tuyến cho
sinh viên Khoa Khoa học Tự nhiên – Trường Đại học Cần Thơ.
-

Hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở xây dựng dựa trên PHP và
MySQL với sự hỗ trợ của Moodle.


-

Tìm hiểu rõ về từng vai trò của mỗi đối tượng sử dụng, hiểu được vai trò,
mục đích, ưu điểm của hệ thống và có thể nắm được hệ thống.

-

Các danh mục liên quan đến các chế độ chỉnh sửa và các khối quản trị hệ
thống, và cách cài đặt hệ thống Moodle như thế nào, dành cho Quản lý
viên (Administrator) hoặc Chuyên viên công nghệ thông tin (IT
Technician).
1


Luận văn Tốt nghiệp – Tin học Ứng dụng Khóa 36

-

1.3.

SVTH: Võ Thị Thanh Thoan

Hỗ trợ công tác thi trắc nghiệm trực tuyến đồng loạt cho lớp học, qua đó
đánh giá kết quả học tập chung cho học viên.

MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Mục đích nghiên cứu
-


Tìm hiểu những ưu, nhược điểm của phương pháp học tập trực tuyến.

-

Tìm hiểu hệ thống CMS mã nguồn mở Moodle, nghiên cứu khai thác và
sử dụng, hỗ trợ xây dựng Website phục vụ học tập trực tuyến.

-

Xây dựng một trang hỗ trợ học tập trực tuyến có khả năng đáp ứng nhu
cầu của một khoa với nhiều chức năng hỗ trợ việc dạy và học.

1.3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
-

Hệ thống quản lý nội dung học tập Moodle cho phép tạo và quản lý nội
dung học tập.

-

Hệ thống quản lý học tập: Triển khai, xây dựng hệ thống học tập trực
tuyến.

1.3.3. Mục tiêu cần đạt được
-

Xây dựng Website học tập trực tuyến.

-


Cách cài đặt và cấu hình hệ thống Moodle.

-

Thay đổi được giao diện, việt hóa Moodle.

-

Hiểu rõ các danh mục liên quan đến các chế độ chỉnh sửa và các khối
quản trị hệ thống.

-

Tìm hiểu cách thức làm việc của hệ thống quản lý học tập Moodle như:
quản lý học viên, quản lý khóa học, cách tạo bài giảng và đưa bài giảng
lên hệ thống Moodle, cách theo dõi quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá
và tổng kết điểm.

2


Luận văn Tốt nghiệp – Tin học Ứng dụng Khóa 36

SVTH: Võ Thị Thanh Thoan

1.3.4. Hướng giải quyết và kế hoạch thực hiện
1.3.4.1. Hướng giải quyết
-

Về lý thuyết:

 Tìm hiểu thực trạng và công nghệ, các lý thuyết liên quan, về trực
tuyến trong giáo dục.
 Nắm rõ được thế nào là hệ thống quản lý khóa học, xây dựng quy
trình tạo nội dung khóa học.
 Tìm hiểu về mã nguồn mở Moodle, ứng dụng Moodle với việc xây
dựng hệ thống.

-

Về chương trình: Dùng phần mềm Zend Studio 10, kết hợp với ngôn ngữ:
HTML, PHP, để thiết kế và xây dựng website, gói Moodle để xây dựng
hệ thống, Microsoft Office, eXe, ReloadEditor hỗ trợ việc tạo bài giảng
cho các khóa học, Flash, Photoshop.

-

Về hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Dùng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL để
quản trị dữ liệu hệ thống.

3


Luận văn Tốt nghiệp – Tin học Ứng dụng Khóa 36

SVTH: Võ Thị Thanh Thoan

1.3.4.2. Kế hoạch thực hiện
Bảng 1.1. Kế hoạch thực hiện luận văn
Tuần


Nội dung công việc

Ghi chú

Tuần 3 (13/1-19/1/2014)

Cài đặt và cấu hình các chức năng của
hệ thống

Hoàn thành

Tuần 4 (20/1-26/1/2014)

Thay đổi giao diện

Hoàn thành

Tuần 5 , 6 (27/1-9/2/2014)

Nghỉ Tết Nguyên Đán

Tuần 7 (10/2-16/2/2014)

Thêm người dùng và tiến hành phân
quyền sử dụng

Hoàn thành

Tuần 8 (17/2-23/2/2014)


Cài đặt các công cụ hỗ trợ giảng dạy

Hoàn thành

Tuần 9 (24/2-2/3/2014)

Phân tích, sửa lỗi, giải quyết các vấn
đề phát sinh

Hoàn thành

Tuần 10, 11 (3/3-16/3/2014)

Tìm hiểu việc thực hiện thêm các
moodule khác

Hoàn thành

Tuần 12 (17/3-23/3/2014)

Tiến hành triển khai các module đã
xây dựng

Hoàn thành

Tuần 13 (24/3-30/3/2014)

Thực hiện tạo lớp học và người dùng
theo kết quả ĐKHP


Hoàn thành

Tuần 14 (31/3-6/4/2014)

Kiểm tra, chạy thử hệ thống

Hoàn thành

Tuần 15 (7/4-13/4/2014)

Tạo mô hình thi trắc nghiệm trực
tuyến và đưa ra kết quả.

Hoàn thành

Tuần 16 (14/4-20/4/2014)

Viết báo cáo nội dung luận văn

Hoàn thành

Tuần 17 (21/4-27/4/2014)

Hoàn thành tất cả các nội dung trong
kế hoạch

Hoàn thành

4


X


Luận văn Tốt nghiệp – Tin học Ứng dụng Khóa 36

SVTH: Võ Thị Thanh Thoan

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.

TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP TRỰC TUYẾN

2.1.1. Giới thiệu sơ lược hệ thống học tập trực tuyến
-

Học tập trực tuyến là phương pháp giáo dục đào tạo mới sử dụng công
nghệ cao để hỗ trợ quá trình học tập, cung cấp các dịch vụ đào tạo qua
mạng Internet hoặc Intranet cho người dùng.

-

Học tập trực tuyến chuyển tải nội dung phong phú, ấn tượng và dễ hiểu
thông qua trang web, bảo đảm chất lượng đào tạo qua những phần mềm
quản lý. Học viên có thể học bất cứ lúc nào ở bất cứ nơi đâu thông qua
mạng.

-

Hiện nay, phương pháp học tập trực tuyến đang phát triển rất nhanh trên
phạm vi toàn cầu, thu hút sự quan tâm của các tổ chức đặc biệt là trong

lĩnh vực giáo dục.

2.1.2. Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến

Hình 2.1 Mô hình Học Tập Trực Tuyến
-

Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các
phương tiện truyền thông điện tử.

-

Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo.

-

Quản lý: Quá trình quản lý thực hiện hoàn toàn.

-

Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng
được thông qua phương tiện truyền thông.

-

Học tập trực tuyến được hiểu chung nhất là “Quá trình học thông qua các
phương tiện điện tử”.

5



Luận văn Tốt nghiệp – Tin học Ứng dụng Khóa 36

SVTH: Võ Thị Thanh Thoan

2.1.3. So sánh phương pháp học truyền thống với học trực tuyến
Bảng 2.1. So sánh phương pháp học truyền thống với học trực tuyến [5]

2.1.4.

Chức năng

Học truyền thống

Đăng ký học

Đăng ký tập trung ở một
điểm.

Đăng ký ở bất cứ đâu.

Cách tổ chức
lớp học

Mất thời gian tổng hợp
và sắp xếp lớp học theo
lịch.

Không phải lo lắng về tổ
chức lớp học vì học online

không giới hạn số học viên
nhiều hay ít.

Thời gian học

Học một lần, thời gian
giảng dạy hạn chế.

Học nhiều lần, thời gian
không hạn chế.

Thi cử

Tốn kém giấy tờ, mất
nhiều công chấm bài.

Học viên có thể thi trực
tuyến, giảm bớt công sức
chấm bài của giảng viên.

Học trực tuyến

Quy mô lớp
học

Giới hạn quy mô lớp
học.

Không giới hạn.


Theo dõi tiến
độ học tập

Khó theo dõi tiến độ
học tập của học viên.

Có chức năng theo dõi tiến
độ học tập.

Ưu khuyết điểm của phương pháp học tập trực tuyến [7]

2.1.4.1. Ưu điể m
-

Tính linh hoạt: có thể học mọi lúc, mọi nơi có kết nối internet.

-

Tính thích ứng cá nhân: khi học sinh tiếp thu nhanh có thể đi trước mà
không phải chờ đợi, hướng tới nội dung cao hơn. Điều này góp phần thúc
đẩy tiến độ nhanh hơn khóa học truyền thống.

-

Giảm chi phí đào tạo.

6


Luận văn Tốt nghiệp – Tin học Ứng dụng Khóa 36


SVTH: Võ Thị Thanh Thoan

-

Tài liệu học tập phong phú, luôn được cập nhật nhanh chóng, kịp thời và
được lưu trữ.

-

Rèn luyện kĩ năng, tư duy và thái độ học tập.

-

Tăng khả năng ghi nhớ và hiệu suất ghi nhận thông tin.

2.1.4.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, phương pháp học trực tuyến còn có một số
hạn chế cần phải khắc phục:
-

Học trực tuyến cần có sự nỗ lực rất lớn của GV, HS. Vì có những khó
khăn về cách học tập và giảng dạy với công nghệ mới. Cần có khả năng
làm việc độc lập với ý thức tự giác cao độ, sự hợp tác và chia sẻ.

-

GV mất nhiều thời gian, công sức để soạn bài, tài liệu giảng dạy sao cho
phù hợp với phương pháp học trực tuyến.


-

Không thể đưa các nội dung quá trừu tượng và phức tạp. Đặc biệt các nội
dung liên quan đến thí nghiệm, thực hành mà CNTT thể hiện kém hiệu
quả.

-

Chi phí xây dựng hệ thống ban đầu tương đối tốn kém.

-

Mang rủi ro nhất định khi hệ thống mạng có vấn đề.

2.2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ KHÓA HỌC
2.2.1. Định nghĩa
-

Hệ thống quản lý khóa học (Course management system - CMS) là một
ứng dụng web chạy trên một máy chủ và được truy cập bằng cách sử
dụng trình duyệt web.

-

CMS là công cụ giáo dục để tạo ra một trang web cung cấp các khóa học
và kiểm soát truy cập, quản lý việc đăng ký khóa học của học viên, tham
gia các chương trình có sự hướng dẫn của giảng viên.

-


CMS giúp các nhà quản lý và các giảng viên thực hiện các công việc
kiểm tra, giám sát, thu nhận kết quả học tập, báo cáo của học viên và
nâng cao hiệu quả việc giảng dạy.

-

Bên cạnh đó, CMS cung cấp một loạt các công cụ cho khóa học của bạn
hiệu quả hơn:
 Tải lên và chia sẻ tài liệu.

7


Luận văn Tốt nghiệp – Tin học Ứng dụng Khóa 36

SVTH: Võ Thị Thanh Thoan

 Diễn đàn và trò chuyện.
 Đề thi và các cuộc điều tra.
 Thu thập và xem xét các bài tập.
 Lớp học.
-

CMS kết hợp tất cả các tính năng trên vào trong một gói tích hợp.

2.2.2. Tìm hiểu hệ thống quản lý khóa học
2.2.2.1. Mô tả hệ thống

Hình 2.2 Quá trình cập nhật một hệ thống quản lý khóa học
-


Trung tâm của hệ thống học trực tuyến là hệ thống quản lý học tập. Theo
đó người dạy, người học và người quản trị hệ thống đều truy cập vào hệ
thống này với những mục tiêu khác nhau đảm bảo hệ thống hoạt động ổn
định và việc dạy học diễn ra hiệu quả.

-

Để tạo và quản lý một khóa học, người dạy ngoài việc làm việc trực tiếp
trên hệ thống quản lý học tập, còn cần sử dụng các công cụ xây dựng nội
dung học tập (Authoring Tools) để thiết kế, xây dựng nội dung khóa học
và được đóng gói theo chuẩn (thường là chuẩn SCORM) gửi tới hệ thống
quản lý học tập.

8


Luận văn Tốt nghiệp – Tin học Ứng dụng Khóa 36

SVTH: Võ Thị Thanh Thoan

2.2.2.2. Phân loại
Có nhiều loại CMS khác nhau được phân loại dựa trên các đặc tính: Khả
năng mở rộng, chuẩn hệ thống, hệ thống đóng hay mở, tính thân thiện người
dùng, sự hỗ trợ các ngôn ngữ khác nhau, khả năng cung cấp các mô hình học,
giá cả.
2.2.2.3. Đặc điểm của CMS
-

Quản lý học viên.


-

Quản lý và theo dõi khóa học.

2.2.2.4. Chức năng của CMS
-

Đăng kí

-

Lập kế hoạch.

-

Phân phối

-

Trao đổi thông tin.

-

Kiểm tra.

2.2.2.5. Một số hệ thống CMS hiện nay
Bảng 2.2. Một số hệ thống CMS hiện nay
Thương mại


Nguồn mở
- aTutor

- Blackboard Learning System

- Chamilo

- CERTPOINT Systems Inc.

- Claroline

- Cornerstone OnDemand

- Dokeos
/>
- Glow (Scottish Schools
National Intranet)

- Fedena –


- HotChalk

- ILIAS –

- ITWorx CLG (Connected
Learning Gateway)

- Moodle –


- JoomlaCMS

- Totara CMS –


- Meridian Knowledge
Solutions.

9


Luận văn Tốt nghiệp – Tin học Ứng dụng Khóa 36

SVTH: Võ Thị Thanh Thoan

2.3. GÓI PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ MOODLE
2.3.1. Tổng quan về mã nguồn mở
-

Cũng giống như e-Learning, xu hướng sử dụng và phát triển phần mềm
nguồn mở OSS (Open Source Software) đang phát triển mạnh mẽ trong
những năm gần đây.

-

Phần mềm nguồn mở là những phần mềm được phân phối một cách tự do
kèm theo mã nguồn và người sử dụng được phép sửa đổi những mã
nguồn đó theo mục đích cá nhân của mình mà không cần hỏi ý kiến tác
giả của nó. Khái niệm mã nguồn ở đây có thể hiểu là nguyên bản những
gì mà người lập trình viên viết ra để cho phần mềm có thể hoạt động.


-

Đã có rất nhiều dự án phần mềm nguồn mở thành công, từ hệ điều hành
(GNU/Linux, FreeBSD), ứng dụng Internet (Apache, Mozilla, BIND,
sendmail), ngôn ngữ lập trình (GNU C/C++, Perl, Python, PHP), hệ quản
trị cơ sở dữ liệu (PostgreSQL, MySQL) ứng dụng văn phòng
(OpenOffice)...

-

Một số tính ưu việt của phần mềm nguồn mở.
 Tính kinh tế: phần mềm nguồn mở không thu phí đăng ký sử dụng.
Các chi phí khác liên quan đến nhân lực, hỗ trợ phần cứng, đào tạo
thường thấp hơn rất nhiều so với việc sử dụng phần mềm thương mại.
 Tính an ninh: phần mềm nguồn mở được phát triển dựa trên các chuẩn
mở (open standards) có tính ổn định và độ tin cậy cao.
 Tính độc lập: giảm được sự lệ thuộc vào nhà cung cấp do các chuẩn
mở cũng như mã nguồn được chuyển giao toàn bộ cho người sử dụng.
 Tính giáo dục: Mã nguồn chính là những kiến thức, trí tuệ của nhân
loại. Nắm được mã nguồn là nắm được những tri thức quý báu đó.
 Tính kế thừa: Thay vì xây dựng phần mềm từ đầu, phát triển ứng
dụng trên cơ sở phần mềm nguồn mở là tận dụng được trí tuệ và thành
quả của những người đi trước.

-

Bên cạnh những ưu điểm đã nêu, phần mềm mã nguồn mở cũng có
những mặt hạn chế nhất định:
 Tính kinh doanh: Đa số các phần mềm mã nguồn mở do các chuyên

viên kỹ thuật thiết kế để giải quyết các bài toán kỹ thuật nên tính kinh
doanh chưa được đánh giá cao.
10


Luận văn Tốt nghiệp – Tin học Ứng dụng Khóa 36

SVTH: Võ Thị Thanh Thoan

 Thiếu tính tiện dụng: tập trung vào tính năng hoạt động mà ít quan
tâm đến tính tiện dụng cho người dùng.
2.3.2. Phần mềm mã nguồn mở Moodle
2.3.2.1. Giới thiệu Moodle [1]
-

Moodle là một hệ thống quản lý học tập (Learning Management System LMS hoặc người ta còn gọi Course Management System - CMS hoặc
Virtual Learning Environment - VLE) mã nguồn mở các website học tập
trực tuyến.

-

Moodle (Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment)
được sáng lập năm 1999 bởi Martin Dougiamas.

-

Moodle rất đáng tin cậy, có trên 70 181 sites trên thế giới đã dùng
Moodle tại 222 quốc gia, được dịch ra 75 ngôn ngữ khác nhau. Có trên
100 nghìn người đã đăng kí tham gia cộng đồng Moodle và sẵn sàng giải
quyết khó khăn (thống kê tại Moodle.org, tháng 11/2011).


-

Moodle phát triển dựa trên PHP (Ngôn ngữ được dùng bởi các công ty
Web lớn như Yahoo, Flickr, Baidu, Digg, CNET) có thể mở rộng từ một
lớp học nhỏ đến các trường đại học lớn trên 50 000 sinh viên (ví dụ đại
học Open PolyTechniquecủa Newzealand, Open University of UK,
Athabasca University,...).

-

Moodle với các database mã nguồn mở như MySQL hoặc PostgreSQL.
Phiên bản 1.7 trở lên sẽ hỗ trợ thêm các database thương mại như Oracle,
Microsoft SQL.

Hình 2.3 Kiến trúc hệ thống Moodle

11


×