Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

bài tập lớn môn luật vận tải biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 21 trang )

BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN

Sau một thời gian nghiên cứu tích cực, bài tập lớn này của em đã được
hoàn
thành. Để có được kết quả như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân,em đã
nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ rất nhiều từ những người xung quanh .Nhân đây,
trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình đến thầy giáo Đinh
Công Xưởng-giảng viên giảng dạy bộ môn luật vận tải biển lớp KTB49-ĐH2, đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để có
thể hoàn thành bài tập này.Cùng các thầy giáo,cô giáo đã dìu dắt và truyền đạt kiến
thức, kinh nghiệm cho em trong thời gia qua. Cuối cùng, để được thành quả như
ngày hôm nay,em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp phương tiện học tập, nghiên cứu, kiến
thức và kinh nghiệm cũng như động viên,giúp đỡ em trong suốt thời gian vừa qua.
Một lần nữa,em xin trân trọng cám ơn!

Em tên là Trần Anh Dũng, tác giả bài tập lớn môn luật vận tait biển với
đề tài “Phân định các thành phần cảng biển theo quy định của Luật hàng hải”
xin cam đoan: Nội dung của bài làm hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của cá nhân
dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo Đinh Công Xưởng.Tất cả các dữ liệu,
tài liệu tham khảo và được sử dụng trong bài tập này đều đã được trích dẫn đầy đủ
nguồn tài liệu tại danh mục tài liệu tham khảo. Nếu có điều gì sai sót em xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.

Người cam đoan

Trang: 1
Trần Anh Dũng -_- KTB49-ĐH2


BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN



Trần Anh Dũng

Phần “Mở đầu” của bài tập này sẽ giới thiệu và trình bày các vấn
đề liên quan đến nội dung của đề tài, như lý do và vấn đề mục tiêu
nghiên cứu, phương pháp, giới hạn phạm vi và nội dung nghiên
cứu của đề tài.
(Đây chỉ là phần giới thiệu khái quát của đề bài, chi tiết về nội
dung nghiên cứu của đề tài sẽ lần lượt được trình bày trong các
phần tiếp theo của “Luật vận tải biển” này.
1. Lý do và vấn đề nghiên cứu
Toàn cầu hoá đang là một trong xu thế phát triển tất yếu của các nước trên
thế giới,việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại
thế giới (WTO) đã tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho đất nước. Bên cạnh đó,
việc đi vào khai thác tuyến hành lang kinh tế Đông Tây dài 1.450 km nối liền 04
nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho các nước trên
tuyến tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu thương
mại, du lịch, đầu tư và phát triển giữa các nước, giảm chi phí lưu thông hàng hóa,
hành khách trong khu vực hành lang, thu hút đầu tư từ các nước trong khu vực và
trên thế giới.Chính vì vậy vấn đề hiểu rõ các thành phần của cảng biển,đặc biệt ở
đây là cảng biển Đà Nẵng là một vấn đề hết sức cần thiết và quan trọng trong quá
trình khai thác,hoạt động và phục vụ dịch vụ hàng hải.

2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Sinh viên là những người chủ thực sự của đất nước trong thời buổi kinh tế
thị trường hiện nay, là người có khả năng làm thay đổi cục diện của đất nước. Do
đó,trong quá trình học,những bài tập nghiên cứu sẽ luôn là 1 công cụ hứu ích giúp
cho sinh viên nhận biết và có ý thức hơn tới sự phát triển kinh tế đất nước.Nó cũng
là cầu nối giữa lý thuyết và thực tại , giữa sự phát triển kinh tế với nhiệm vụ của
sinh viên ,qua đó giúp họ hiểu sâu sắc hơn về nền kinh tế đất nước,nâng cao năng

lực và trách nhiệm của bản thân mình.
Trang: 2
Trần Anh Dũng -_- KTB49-ĐH2


BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN

3. Mục tiêu và giới hạn phạm vi nghiên cứu
Là 1 sinh viên hiện đang học tại khoa kinh tế - trường ĐHHH,với mục đích
trau dồi kiến thức đã học và góp phần nghiên cứu,tìm hiểu thêm về Luật vận tải
biển,sau đây em xin trình bày đôi nét về “các thành phần của cảng biển theo quy
định của Luật hàng hải”.
Do thời gian và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu về
việc thực thi chính sách tiền tệ ở Việt Nam được giới hạn về phạm vi nghiên cứu
cụ thể như sau : “Bài làm này sẽ mô tả sơ bộ về thành phần các vùng nước,luồng
vào cảng và các thành phần khác liên quan đến cảng Đà Nẵng trên cơ sở đó rút ra
một vài nhận xét và kết luận


4. Nội dung nghiên cứu
Nội dung của bài tập này được chia thành 4 phần trong đó ngoài 2 phần phụ
là mở đầu & kết luận thì bài tập còn bao gồm 2 chương chính với :
Phần mở đầu của bài tập giới thiệu về đề tài nghiên cứu bao gồm các nội
dung như lý do,vấn đề,mục tiêu nghiên cứu….
“Chương 1”: Vai trò của pháp luật trong lĩnh vực hàng hải
“Chương 2”: Là trọng tâm của bài làm với nội dung chính là phân định các
thành phần (các vùng nước,luồng vào cảng và các thành phần khác liên quan)của
cảng biển Đà Nẵng theo quy định của Luật hàng hải
Phần kết luận tổng kết lại những vấn đề đã đặt ra và 1số phụ lục cần thiết
liên quan đến bài làm .


Trang: 3
Trần Anh Dũng -_- KTB49-ĐH2


BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN

Chương I :Vai trò của pháp luật trong lĩnh vực hàng hải
Thời đại ngày nay là thời đại của toàn cầu hóa. Mọi nền kinh tế thế giới
phát triển trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau.Việt Nam không nằm ngoài xu
hướng như vậy. Đất nước chuyển mình mạnh mẽ đổi mới và hội nhập ngày càng
sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Và để hoạt động kinh tế thống nhất, có trật tự thì
các bộ luật đã ra đời, trong đó có luật hàng hải. Đó chính là cây gậy pháp lý cho
các doanh nghiệp hoạt động.
Pháp luật là công cụ quản lý hữu hiệu của mỗi quốc gia. Nhờ có luật pháp
mà các hoạt động trở nên có hệ thống và việc giải quyết các mâu thuẫn cũng trở
nên dễ dàng hơn. Pháp luật có ở mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh của cuộc sống.
Sự hình thành của hệ thống luật hàng hải quốc tế gắn liền với lịch sử phát
triển của ngành hàng hải thế giới. Từ việc ra đời ban đầu với nguồn chính là
những tập quán và thông lệ, đến nay hoạt động của ngành hàng hải quốc tế được
điều chỉnh bởi một hệ thống luật quốc tế gồm nhiều công ước và các lĩnh vực khác
nhau do Liên hợp quốc, Tổ chức hàng hải Quốc tế và các tổ chức, hiệp hội quốc tế
liên quan khác thông qua.
Ngành hàng hải nước ta là một mắt khâu trong hoạt động của ngành hàng
hải thế giới nên ngoài việc chấp hành phát luật trong nước, chúng ta còn phải tuân
thủ các công ước hàng hải quốc tế đất nước đã ký kết , gia nhập cũng như nghiên
cứu vận dụng các công ước khác. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với ngành hàng hải
Việt Nam trước tiến trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Luật biển ra đời nhằm điều chỉnh mối quan hệ phát sinh liên quan đến các
hoạt động trên biển . Luật biển bao gồm cả các công ước quốc tế liên quan đến các

hoạt động của tàu thuyền trên biển và quyền lợi của các nước trên thế giới nhất là
các nước có bờ biển sát nhau .Luật biển còn bao gồm luật hàng hải của các quốc
gia để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực hàng hải của mỗi quốc
gia .
Từ khi ra đời luật biển đã đóng góp một vai trò quan trọng trong hoạt
động hàng hải. Luật biển ra đời nhằm phân chia lãnh thổ lãnh hải của các quốc
gia,vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các quốc gia, đưa ra các điều kiện
buộc các chủ tàu phải tuân theo để giảm thiểu các tai nạn trên biển, nó còn đưa ra
các luật lệ buộc các chủ thể liên quan đến các quyền lợi bị tổn thất xảy ra trên biển
khi có các tai nạn hàng hải xảy ra phảithực hiện các trách nhiệm của mình .
Luật biển là bộ luật thường xuyên đổi mới để phù hợp với từng thời kỳ.
Bởi vì các hoạt động trên biển thì thường bất ngờ ,có thể xảy ra những tình huống
Trang: 4
Trần Anh Dũng -_- KTB49-ĐH2


BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN

bất ngờ mà con ngừơi không lường trước được nhứng tình huống đó sẽ được các
công ước mới bổ sung điều chỉnh .
Các công ước quốc tế cùng với các hiệp định trên biển giữa các nước và
luật hàng hải của mỗi quốc gia đã tạo nên các quy định hoàn chỉnh về hoạt động
hàng hải bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển luồng hàng
hải,vận tải biển, an toàn hàng hải an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi
trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích
kinh tế, văn hoá xã hội thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học
Như vậy luật hàng hải của Việt Nam nói riêng và luật biển của các nước
trên thế giới nói chung đóng vai trò vô cùng quan trọng không thẻ thiếu được
trong hoạt động hàng hải thế giới và của Việt Nam.
Bộ Luật hàng hải việt Nam quy định việc mở, đăng cảng biển, hoạt động

hàng hải, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại
cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam, nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, vệ
sinh, trật tự và phòng ngừa ô nhiễm môi trường ở những khu vực đã, được áp dụng
đối với mọi tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài, các cơ quan
quản lý nhà nước chuyên ngành hoạt động tại cảng biển và khu vực hàng hải của
Việt Nam áp dụng pháp luật:
1. Khi hoạt động tại cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam, mọi tổ
chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nước ngoài, các cơ quan quản lý Nhà nước
chuyên ngành phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Nghị định này, pháp luật
Việt Nam, các Điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
2. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Nghị định
này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
3. Trong trường hợp có sự khác nhau về cùng một nội dung điều chỉnh giữa
quy định của Nghị định này với quy định hiện hành của các văn bản quy phạm
pháp luật chuyên ngành do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng hoặc Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành, thì áp dụng theo quy định của Nghị định này.

Cảng biển và các thành phần của cảng biển theo quy định của pháp luật
1. Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây
dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc
dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Vùng đất cảng là
vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở
dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ
khác và lắp đặt trang thiết bị. Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết
lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu
tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng
biển và các công trình phụ trợ khác. Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng. Bến
cảng có một hoặc nhiều cầu cảng. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho, bãi, nhà

Trang: 5
Trần Anh Dũng -_- KTB49-ĐH2


BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN

xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước,
luồng vào bến cảng và các công trình phụ trợ khác. Cầu cảng là kết cấu cố định
thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả
hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
2. Kết cấu hạ tầng cảng biển bao gồm kết cấu hạ tầng bến cảng và kết cấu hạ
tầng công cộng cảng biển.Kết cấu hạ tầng bến cảng bao gồm cầu cảng, vùng nước
trước cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông,
thông tin liên lạc, điện, nước, luồng nhánh cảng biển và các công trình phụ trợ
khác được xây dựng, lắp đặt cố định tại vùng đất cảng và vùng nước trước cầu
cảng.Kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển bao gồm luồng cảng biển, hệ thống báo
hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác.
3. Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác
định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu
biển và các phương tiện thuỷ khác ra, vào cảng biển an toàn.
Luồng nhánh cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ luồng cảng biển vào bến
cảng, được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ, để
bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thuỷ khác ra, vào bến cảng an toàn.
4. Cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thuỷ nội địa nằm trong vùng nước
cảng biển chịu sự quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và
phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của Bộ luật này.
***
Theo đó, trích trong quyết định của bộ trưởng bộ giao thông vận tải về vùng
nước các cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và khu
vực trách nhiệm của Cảng vụ Đà Nẵng có nêu:

Điều 1.
Công bố vùng nước các cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng và tỉnh
Quảng Nam bao gồm:
1. Vùng nước trước cầu cảng Đà Nẵng, Liên Chiểu, Nại Hiên, K4D6,Nguyễn Văn
Trỗi, cầu cảng chuyên dùng của Nhà máy Xi măng Hải Vân, cầu cảng chuyên
dùng của Công ty PETEC, cầu cảng khu B thuộc Xí nghiệp sửa chữa Hải Sơn,
cảng Kỳ Hà và vùng nước của bến phao Mỹ Khê;
2. Vùng nước của tuyến luồng hàng hải, vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu,
chuyển tải và tránh bão thuộc các cảng biển quy định tại khoản 1 của Điều này;
3. Vùng nước trước cầu cảng và khu vực neo đậu, chuyển tải, tránh bão khác sẽ
được công bố theo quy định của pháp luật.
Điều 2.
Phạm vi vùng nước các cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng và tỉnh
Quảng Nam tính theo mực nước thuỷ triều lớn nhất, được quy định cụ thể như sau:
1. Phạm vi vùng nước các cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng:
Trang: 6
Trần Anh Dũng -_- KTB49-ĐH2


BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN

a. Khu vực Đà Nẵng gồm cầu cảng Đà Nẵng, Liên Chiểu, Nại Hiên, K4D6,
Nguyễn Văn Trỗi, cầu cảng chuyên dùng của Nhà máy Xi măng Hải Vân, cầu
cảng chuyên dùng của Công ty PETEC, cầu cảng khu B thuộc Xí nghiệp sửa chữa
Hải Sơn:
Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi đoạn thẳng nối hai điểm ĐN1, ĐN2, có
tọa độ sau đây:
ĐN1. 16012' 36'' N; 108012' 06'' E (mép bờ phía Nam hòn Sơn Chà).
ĐN2. 16009' 36'' N; 108014' 42'' E ( mép bờ phía Tây Bắc bán đảo Sơn Chà);
Ranh giới về phía đất liền: toàn bộ vùng nước của vịnh Đà Nẵng, được giới hạn cụ

thể từ điểm ĐN2 chạy dọc theo đường bờ biển của vịnh Đà Nẵng về phía Tây bán
đảo Sơn Chà, qua cửa sông Hàn, tiếp tục chạy theo đường bờ biển về phía Tây
vịnh Đà Nẵng qua mũi Nam ô lên phía Bắc vịnh Đà Nẵng tới điểm ĐN3 có toạ độ:
16o12’38" N; 108o11’25" E (mép bờ phía Đông đèo Hải Vân). Sau đó từ điểm
ĐN3 nối với điểm ĐN4 có toạ độ: 16 o12’40" N; 108o11’44" E (mép bờ phía Tây
Nam hòn Sơn Chà) và chạy dọc theo đường bờ biển phía Tây Nam hòn Sơn Chà
tới điểm ĐN1.
Ranh giới trên sông Hàn: từ hai điểm mút của cửa sông Hàn (giáp với vùng nước
vịnh Đà Nẵng) chạy theo hai bờ sông về phía thượng lưu, dọc theo bên trái đập
Bắc - Nam đến đường biên hành lang an toàn hạ lưu cầu Nguyễn Văn Trỗi.
b. Khu vực bến phao Mỹ Khê:
Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm MK1,
MK2 và MK3 có tọa độ sau đây:
MK1. 16o 03’ 00" N; 108o 14’ 40" E;
MK2. 160 03' 00'' N; 1080 18' 00'' E;
MK3. 160 05' 45'' N; 1080 18' 00'' E.
Ranh giới về phía đất liền: từ điểm MK3 chạy dọc theo mép bờ biển phía Đông
Nam bán đảo Sơn Chà tới điểm MK1.
2. Phạm vi vùng nước cảng biển Kỳ Hà thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam:
Ranh giới về phía biển: được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm KH1, KH2,
KH3 và KH4 có tọa độ sau đây:
KH1. 15031’00'' N; 108040’00'' E;
KH2. 15031’00'' N; 108042’18'' E;
KH3. 15028’54'' N; 108042’18'' E;
Trang: 7
Trần Anh Dũng -_- KTB49-ĐH2


BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN


KH4. 15o28’54" N; 108o41’12" E.
Ranh giới về phía đất liền: từ điểm KH4 chạy dọc theo mép bờ biển về phía Tây
Bắc, qua cửa sông Trường Giang (cửa Lô), tiếp tục chạy theo đường bờ biển qua
mũi An Hoà về phía Tây tới điểm KH1.
Ranh giới trên sông Trường Giang: từ hai điểm mút của cửa sông Trường Giang
(cửa Lô), chạy dọc theo hai bờ sông về phía thượng lưu, qua cửa lạch Đầu Doi
(Sâm Riêng) tới đường thẳng cắt ngang sông nối hai điểm TG1 và TG2 có toạ độ
sau đây:
TG1. 15029' 24'' N; 108038' 42'' E.
TG2. 15028' 30'' N; 108038' 42'' E.
Điều 3.
Vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, chuyển tải và tránh bão cho tàu thuyền
vào các cảng biển thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, được
quy định như sau:
1. Khu vực Đà Nẵng:
a. Vùng đón trả hoa tiêu và kiểm dịch: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn
có bán kính 01 hải lý, với tâm tại toạ độ:
16010' 00'' N; 108011' 00'' E.
b. Vùng neo đậu, chuyển tải, tránh bão và dịch vụ hàng hải khác cho tàu thuyền
trong vùng nước được quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 2 của Quyết định này.
2. Khu vực bến phao Mỹ Khê:
a. Vùng đón trả hoa tiêu và kiểm dịch: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn
có bán kính 01 hải lý, với tâm tại tọa độ:
16004' 00'' N; 108017' 00'' E.
b. Vùng neo đậu, chuyển tải, tránh bão và dịch vụ hàng hải khác cho tàu thuyền
trong vùng nước được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 2 của Quyết định này.
3. Khu vực cảng Kỳ Hà:
a. Vùng đón trả hoa tiêu và kiểm dịch: là vùng nước được giới hạn bởi đường tròn
có bán kính 0,5 hải lý, với tâm tại toạ độ:
15029' 30'' N; 108041' 42'' E.

b. Vùng neo đậu, chuyển tải, tránh bão và dịch vụ hàng hải khác cho tàu thuyền
trong vùng nước cảng Kỳ Hà được quy định tại khoản 2, Điều 2 của Quyết định
này.
Trang: 8
Trần Anh Dũng -_- KTB49-ĐH2


BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN

Chương II:Các thành phần của cảng biển Đà Nẵng
Nói đến khu vực Miền Trung, chúng ta không thể không nhắc đến Cảng Đà
Nẵng - một cảng có lưu lượng hàng hoá và tàu bè thông qua bình quân đứng trong
tốp ba của cả nước. Được thiên nhiên ưu đãi một vị trí thương mại Hàng Hải thuận
lợi, vùng cảng biển nước sâu, là điểm tập kết hàng hoá từ các tỉnh miền Trung Tây
nguyên và là trạm trung chuyển hàng hoá giữa các tỉnh Nam -Bắc, đồng thời là
cửa ngõ giao thương quan trọng giữa nước bạn Lào và miền Trung Việt nam với
các nước Đông Bắc - Đông Nam Á..

Cảng Đà Nẵng được đánh giá là một trong những cảng có tốc độ phát triển
thuận lợi nhất trong cả nước. Trong những năm vừa qua với các dự án đầu tư mở
rộng cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đặc biệt là kế hoạch mở rộng và xây mới cầu
cảng các khu Cảng Biển Tiên Sa và Sông Hàn, Cảng Đà Nẵng chắc chắn sẽ tạo
những bước đột phá mới để trở thành một cảng Biển phát triển tầm cỡ nhất trong
khu vực miền Trung. Cảng nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, một thành phố
năng động đóng vai trò trung tâm về kinh tế - xã hội của miền Trung - Việt Nam .
Vị trí địa lý tự nhiên nằm trong Vịnh Đà Nẵng, ở vị trí 16o17'33' vĩ độ bắc,
108o20'30' độ kinh đông, được bao bọc bởi núi Hải Vân và bán đảo Sơn Trà, kín
gió cùng với đê chắn sóng dài 450m thuận lợi cho các tàu neo đậu và làm hàng
quanh năm.
Trang: 9

Trần Anh Dũng -_- KTB49-ĐH2


BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN

Với lịch sử trên 100 năm hình thành và phát triển, hiện tại Cảng Đà nẵng là
cảng biển lớn nhất khu vực miền Trung Việt Nam, hệ thống giao thông đường bộ
nối liền giữa Cảng với Sân bay quốc tế Đà nẵng, Ga đường sắt, Vùng hậu phương
rất rộng rãi và thông thoáng, thuận lợi trong việc xuất nhập hàng hóa cho khu vực.
Hàng hóa xuất nhập thông qua Cảng, theo Quốc lộ 1A để đến các tỉnh phía Bắc và
phía Nam của Thành phố, theo Quốc lộ 14B để đến các tỉnh Tây nguyên và các
nước Lào, Campuchia và Thái Lan.

Trang: 1
Trần Anh Dũng -_- KTB49-ĐH2


BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN

Vị trí Trạm hoa tiêu ở 16o10' vĩ độ bắc, 108o11' độ kinh đông. Nằm trong chế
độ Bán nhật triều (mực nước chênh lệch bình quân 0,9 mét), ở trung độ cả nước,
vấn đề giao thông đường biển của thành phố khá thuận lợi. Từ đây, có các tuyến
đường biển đi đến hầu hết các cảng lớn của Việt Nam và trên thế giới. Khoảng
cách từ Cảng Đà Nẵng đến Cảng Hải Phòng là 310 hải lý, đến Cảng Sài Gòn là
520 hải lý, đến Hồng Kông là 550 hải lý, đến Kao Slung (Đài Loan) là 610 hải lý,
đến Manila (Philippins) là 720 hải lý, đến Komponchom (Campuchia) là 860 hải
lý, đến Singapore là 960 hải lý, đến Đài Bắc (Đài Loan) là 1030 hải lý, đến Satalip
(Thái Lan) là 1060 hải lý, đến Malaysia là 1400 hải lý, đến Thượng Hải (Trung
Quốc) là 2045 hải lý, đến Yokohama (Nhật Bản) là 2340 hải lý.
Vùng thả neo:

Trong vịnh Đà Nẵng có 45 vị trí thả neo độ sâu từ 10m đến 16m đáy vịnh là cát,
vịnh Đà Nẵng là nơi trú ẩn tốt cho tàu bè.
Vị trí cảng Tiên Sa: 160 07’ 2" N; 1080 12’ 8" E.
Cảng Sông Hàn: 160 04’ 86" N; 1080 12’ E.
Phao Mỹ Khê: 160 04’ 26" N; 1080 15’ 30" E (tàu dầu).
Phao Liên Chiểu: 160 08’ 26" N; 1080 07’ 66" E (taù dầu).
Lối vào Cảng:
Phao số 1 (trạm hoa tiêu) có 2 đèn hiệu.
- Có 1 luồng vào tự nhiên từ trạm hoa tiêu vào cầu Tiên Sa với độ sâu tối thiểu là
10m và chiều dài là 10.000m.
- Luồng vào Cảng Sông Hàn có độ sâu 6m chiều dài 3.000m, bề rộng tối thiểu
50m có 6 phao luồng.
Bến tàu dầu :
Phao Mỹ Khê :
Tại Phao dầu Mỹ Khê, các tàu dầu với mớn nước 11m có thể cập phao.
Phao Liên Chiểu:
Năng suất: 700 khối/1 giờ 110 khối/ giờ.
Đường kính ống: 2 x 8 1 x 6.
(Lưu ý : phương tiện vận chuyển c ó nước dằn tàu phải thải ra thông qua xà lan.
Tàu không được phép thải nước dằn tàu trong phạm vi Cảng, trừ phi được sự
cho phép của Cảng vụ).
Bến Nại Hiên: 10m 4,5m cho tàu dầu.
Đáy sông biển:
- Cảng Tiên Sa: đáy biển bao gồm cát & bùn
- Cảng Sông Hàn: cát & bùn.
- Cảng dầu Nại Hiên: bùn.
Hoa tiêu: bắt buộc phải xin hoa tiêu đối với tất cả các tàu nước ngoài.
Tỉ trọng nước biển thay đổi từ 1,015 đến 1,025 tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết.
Trang: 1
Trần Anh Dũng -_- KTB49-ĐH2



BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN

Hoa tiêu Đà Nẵng:
Địa chỉ liên hệ:Công ty Hoa tiêu,khu vực IV: 7 đường Bạch Đằng.
VHF: Kênh 16 (kênh đàm thoại: 12 và 73)
Trong thời tiết xấu hoa tiêu có thể lên tàu ở khu vực Mỹ Khê:
Vị trí neo đậu có thể là: 160 04’ N - 1080 17’ E nhưng theo luật, phí hoa tiêu
sẽ được tính từ trạm hoa tiêu.
Cảng bao gồm 2 khu vực là cảng biển Tiên Sa và cảng sông Hàn. Với tổng
diện tích bãi chứa hàng là 125.350m2, tổng diện tích kho chứa hàng là 22.764m2,
tổng chiều dài cầu bến là 1.647 mét, tổng diện tích mặt cầu là 27.633m 2, độ sâu
cầu bến đối với cảng Tiên Sa là-11mét và cảng Sông Hàn là -7 mét (cốt 0 hệ hải
đồ). Với 1.493m cầu bến, thiết bị xếp dỡ và các kho bãi hiện đại phục vụ cho năng
lực hàng hóa từ 4-5 triệu tấn/năm; rộng 12 km2, độ sâu từ 10-17m.

Trang: 12
Trần Anh Dũng -_- KTB49-ĐH2


BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN

Cảng Tiên Sa là cảng biển nước sâu tự nhiên, có độ sâu từ 10-12m nước, ít nạo
vét, chiều dài cầu bến là 965 mét, bao gồm 2 cầu nhô và 1 cầu liền bờ chuyên
dụng khai thác container. Cảng Tiên sa có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp
đến 45.000 DWT, tàu container đến 2.000 teus và tàu khách đến 75.000 GRT.

Cảng Tiên sa được coi là một trong số ít các cảng tại Việt Nam có điều kiện tự
nhiên thuận lợi và tiềm năng để phát triển thành một cảng biển lớn.


+ Tổng số chiều dài cầu bến: 897 mét. Trong đó có 2 cầu nhô (4 bến) và 1 cầu liền
bờ trọng lực.
+ Độ sâu cầu bến: -11 mét (chưa kể thủy triều).
+ Tổng diện tích bãi chứa hàng: 115.000m2.
+ Tổng diện tích kho chứa hàng: 20.290m2.
+ Loại tàu hàng tiếp nhận < 30.000DWT và các tàu chuyên dùng khác như: tàu
RORO, tàu container, tàu khách loại lớn và vừa, tàu hàng siêu trường, siêu trọng.
+ Năng lực thông qua từ 3-4 triệu tấn/năm.

Trang: 1
Trần Anh Dũng -_- KTB49-ĐH2


BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN

Cùng với đê chắn sóng dài 450 mét tại điều kiện tàu cập cầu làm hàng quanh năm
không bị ảnh hưởng bởi sóng và gió mùa
Khu vực bến Tiên Sa:

* Tổng số chiều dài cầu bến: 965 mét.
Gồm 2 cầu nhô (4 bến)
Bến 1: 185mét
Bến 2: 185mét
Bến 3: 185mét
Bến 4: 185mét
Bến 5: 225mét là cầu liền bờ trọng lực
* Ðộ sâu cầu bến: :11 -12 mét (cốt 0 hệ hải đồ).
Trang: 1
Trần Anh Dũng -_- KTB49-ĐH2



BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN

* Cỡ tàu hàng tiếp nhận 40.000DWT và các tàuchuyên dùng khác như: tàuRORO,
tàu container, tàu khách loại lớn và vừa, tàu hàng siêu trường, siêu trọng.
* Năng lực thông qua trên 4 triệu tấn/năm.
XN Cảng Tiên Sa:
+ Tổng diện tích kho : 13.665m2 ( Trong đó Kho CFS: 2.160m2)
+ Tổng diện tích bãi :138.251m2

Cảng Sông Hàn nằm ở tả ngạn,hạ lưu Sông Hàn trong lòng Thành phố Đà
Nẵng,chiều dài cầu bến là 528 mét, thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa nội địa.

Trang: 15
Trần Anh Dũng -_- KTB49-ĐH2


BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN

+ Luồng vào cảng: 2,5 hải lý (từ Tiên Sa đến Sông Hàn).
+ Độ sâu luồng: - 6,2 mét
+ Tổng chiều dài cầu bến = 750 mét (8 cầu liền bờ).
+ Độ sâu cầu bến: từ - 6 mét đến - 7 mét (chưa kể thủy triều).
+ Tổng diện tích bãi chứa hàng (container): 10.350m2.
+ Tổng diện tích kho chứa hàng: 2.474m2 (2 kho).
+ Loại tàu hàng tiếp nhận < 5000DWT và các loại tàu container, tàu khách loại
vừa và nhỏ.
+ Năng lực thông qua trên 1 triệu tấn/năm.
Khu vực bến Sông Hàn:

* Tổng số chiều dài cầu bến: 528 mét.
Gồm (5 bếncầu liền bờ)
Bến 1: 140mét
Bến 2: 100mét
Bến 3: 100mét
Bến 4: 98mét
Bến 5: 90mét
* Ðộ sâu cầu bến: : 06 - 07 mét
* Cỡ tàu hàng tiếp nhận 3.000 DWT
* Năng lực thông qua trên 1 triệu tấn/năm.

Trang: 1
Trần Anh Dũng -_- KTB49-ĐH2


BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN

XN Cảng Sông Hàn:
+
Tổng
diện
tích
kho :
Trang: 1
Trần Anh Dũng -_- KTB49-ĐH2


BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN

3.314m2

+ Tổng diện tích bãi :16.330m2

Hệ thống cầu qua sông Hàn: Sông Hàn chạy suốt theo chiều dài thành phố,
chia Đà Nẵng thành 2 nửa Đông - Tây với sự khác nhau rõ rệt. Bờ Đông là những
quận huyện ngoại thành kém phát triển hơn nhiều so với bờ Tây nơi tập trung các
trung tâm hành chính, dịch vụ. Kể từ ngày cầu sông Hàn nối liền hai bờ, sự khác
nhau ngày càng giảm. Theo qui hoạch, sẽ có khoảng gần 10 cây cầu bắc ngang qua
dòng sông Hàn. Những cây cầu đã và đang xây dựng (cầu Thuận Phước,cầu Sông
Hàn,cầu Nguyễn Văn Trỗi,cầu Trần Thị Lý,cầu Tuyên Sơn,cầu Cấm Lệ,cầu Rồng)

MỘT SỐ CẢNG KHÁC :
CẢNG KỲ HÀ:
Vị trí : 15029’ N – 108041’5’’E
Điểm đón trả hoa tiêu: 15029’N - 108041’7’’E
Luồng vào cảng: Dài: 03 hải lý ; Sâu: -6.0m
Mớn nước: 7.1m
Trang: 1
Trần Anh Dũng -_- KTB49-ĐH2


BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN

Chế độ thuỷ triều : Bán nhật triều
Chênh lệch bình quân: 1.1m
Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 7,000 DWT
CẢNG CHÂN MÂY:
Vị trí : 108000’00’’E – 16020’00’’N
Điểm đón trả hoa tiêu : 108000’00’’E – 16021’17’’N
Luồng vào cảng: Dài: 2.7km ; Sâu: 12.0m
Chế độ thuỷ triều: Bán nhật triều không đều

Chênh lệch bình quân: 0.8m
Mớn nước cao nhất tàu ra vào : 12m
Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 3,000 DWT
CẢNG DUNG QUẤT:
Vị trí : 15024’8’’N – 108047’5’’E
Điểm đón trả hoa tiêu : 15026’5’’N – 108045’5’’E
Luồng vào cảng :Dài: 2.5 hải lý ;Sâu: 8.7m
Chế độ thuỷ triều: Bán nhật triều không đều
Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được: 10.000 DWT
Hiện tại, vận tải biển vẫn là ngành chủ đạo, chiếm ưu thế tuyệt đối trong việc
trao đổi thương mại giữa các quốc gia và có mức tăng trưởng bình quân năm là 89%. Các cảng biển có khối lượng thông qua lớn nhất đều nằm trong khu vực châu
Á-Thái bình dương. Dự báo trong vòng 10-20 năm tới, xu thế của thế giới là đầu
tư mở rộng và hiện đại hóa các cảng biển để thích nghi với các lọai tàu mới lớn
hơn (super post panamax) có chiều dài đến 400 mét, chở được 14.500 teus so với
tàu container hiện nay (panamax, post panamax) chưa đến 10.000 teus. Đồng thời,
các cảng sẽ thiết lập hệ thống phân phối hàng hóa có tốc độ xử lý nhanh, gắn với
các trung tâm hậu cần (logistic), được nối kết bằng tàu hỏa với các trung tâm tập
kết container (ICD) nằm sâu trong đất liền để thúc đẩy kinh tế vùng xa biển và các
quốc gia không có biển phát triển, nhằm tạo chân hàng, vùng hậu phương vững
chắc cho các cảng biển trung tâm.Vì vậy, định hướng phát triển Cảng Đà Nẵng là
trở thành một cảng biển hiện đại ngang tầm với khu vực trong đó đầu tư xây dựng
mở rộng Cảng Tiên sa giai đoạn 2 để có thể tiếp nhận tàu 50.000 DWT, tàu
container 5.000 teus và tàu khách 85.000 GRT, nhờ đó phục vụ giao thương hàng
hóa và phát triển kinh tế, hình thành khu bến cảng du lịch chuyên dụng phục vụ tốt
hơn cho tàu, khách đến với vùng hậu phương gồm các tỉnh miền Trung, Tây
Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan thông qua tuyến hàng lang kinh tế Đông
Tây. Cảng Đà Nẵng còn được xác định là một trong những cửa ngõ chính ra biển
Đông của tiểu vùng Me Kông (Great MeKong Subregion - GMS).

Trang: 1

Trần Anh Dũng -_- KTB49-ĐH2


BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN

Qua việc học tập,tìm hiểu,nghiên cứu về môn học “Luật vận tải biển” và đặc
biệt thông qua quá trình phân tích, giải quyết các yêu cầu của bài tập lớn đã giúp
cho em nắm rõ hơn,hiểu kỹ hơn về rất nhiều vấn đề liên quan đến luật biển cụ thể
ở đây là các thành phần của cảng biển theo quy định của luật hàng hải.Nó thực sự
có ý nghĩa bởi vì nó rất cần để bổ trợ cho các môn học chuyên ngành cũng như
quá trình làm việc sau này khi sinh viên ra trường.
Có thể nói bộ luật Hàng Hải có vai trò rất quan trọng trong Bộ luật của mỗi quốc
gia. Nhờ có nó mà những tranh chấp kiện tụng giữa các quốc gia có biển giảm
xuống đáng kể bởi nó tạo ra môi trường pháp lý (trên cơ sở công bằng,bình đẳng
và theo đúng luật pháp quốc tế ). Rõ ràng, thuận lợi cho mỗi nước bảo vệ các vùng
biển ,vùng vịnh của quốc gia đó.Đồng thời cùng góp phần phát triển, duy trì quan
hệ hợp tác hữu nghị giữa các nước ,góp phần giữ gìn hòa bình,ổn định trong khu
vực và trên thế giới.
Trong bài tập này do còn hạn chế về kiến thức và khả năng thu thập số liệu,tài
liệu liên quan, chắc sẽ không tránh khỏi những thiếu sót .Vì vậy,em rất mong được
sự giúp đỡ của các thầy cô giáo để giúp cho em hiểu biết hơn về môn học này nhất
là với tư cách 1 sinh viên khoa Kinh tế truờng Đại học Hàng Hải, từ đó có thể góp
phần tạo nền tảng tốt hơn cho em trong những môn học khác.
Em xin chân thành cảm ơn !

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ luật Hàng Hải Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội -2008.
2.KS Dương Thị Quý, Pháp luật vận tải biển, Nhà xuất bản giao thông vận tải,
Trường Đại học Hàng Hải -1994.


Trang: 20
Trần Anh Dũng -_- KTB49-ĐH2


BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN

Trang
Lời nói đầu.............................................................................................................01
Mở đầu....................................................................................................................02
Nội Dung .......................................................................................................... .....04
Chương I: Vai trò của pháp luật trong kĩnh vực Hàng Hải................................05
Chương II: Các thành phần của cang biển Đà Nẵng...........................................09
Kết Luận ................................................................................................................ 20
Danh mục tài liệu tham khảo ................................................................................. 20

Trang: 21
Trần Anh Dũng -_- KTB49-ĐH2



×