Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

BÀI TẬP LỚN MÔN LUẬT VẬN TẢI BIỂN 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (438.7 KB, 31 trang )

Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển

Thời đại ngày nay là thời đại của toàn cầu hóa. Mọi nền kinh tế thế giới phát
triển trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng
như vậy. Đất nước chuyển mình mạnh mẽ đổi mới và hội nhập ngày càng sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới. Và để hoạt động kinh tế thống nhất, có trật tự thì các bộ
luật đã ra đời, trong đó có luật hàng hải. Đó chính là cây gậy pháp lý cho các
doanh nghiệp hoạt động.
Pháp luật là công cụ quản lý hữu hiệu của mỗi quốc gia. Nhờ có luật pháp
mà các hoạt động trở nên có hệ thống và việc giải quyết các mâu thuẫn cũng trở
nên dễ dàng hơn. Pháp luật có ở mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh của cuộc sống.
Sự hình thành của hệ thống luật hàng hải quốc tế gắn liền với lịch sử phát
triển của ngành hàng hải thế giới. Từ việc ra đời ban đầu với nguồn chính là những
tập quán và thông lệ, đến nay hoạt động của ngành hàng hải quốc tế được điều
chỉnh bởi một hệ thống luật quốc tế gồm nhiều công ước và các lĩnh vực khác nhau
do Liên hợp quốc, Tổ chức hàng hải Quốc tế và các tổ chức, hiệp hội quốc tế liên
quan khác thông qua.
Ngành hàng hải nước ta là một mắt khâu trong hoạt động của ngành hàng
hải thế giới nên ngoài việc chấp hành phát luật trong nước, chúng ta còn phải tuân
thủ các công ước hàng hải quốc tế đất nước đã ký kết , gia nhập cũng như nghiên
cứu vận dụng các công ước khác. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với ngành hàng hải
Việt Nam trước tiến trình phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
1


Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển
Luật biển ra đời nhằm điều chỉnh mối quan hệ phát sinh liên quan đến các
hoạt động trên biển . Luật biển bao gồm cả các công ước quốc tế liên quan đến các
hoạt động của tàu thuyền trên biển và quyền lợi của các nước trên thế giới nhất là
các nước có bờ biển sát nhau .Luật biển còn bao gồm luật hàng hải của các quốc
gia để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực hàng hải của mỗi quốc


gia .
Từ khi ra đời luật biển đã đóng góp một vai trò quan trọng trong hoạt động
hàng hải. Luật biển ra đời nhằm phân chia lãnh thổ lãnh hải của các quốc gia,vùng
đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các quốc gia, đưa ra các điều kiện buộc các chủ
tàu phải tuân theo để giảm thiểu các tai nạn trên biển, nó còn đưa ra các luật lệ
buộc các chủ thể liên quan đến các quyền lợi bị tổn thất xảy ra trên biển khi có các
tai nạn hàng hải xảy ra phảithực hiện các trách nhiệm của mình .
Luật biển là bộ luật thường xuyên đổi mới để phù hợp với từng thời kỳ. Bởi
vì các hoạt động trên biển thì thường bất ngờ ,có thể xảy ra những tình huống bất
ngờ mà con ngừơi không lường trước được nhứng tình huống đó sẽ được các công
ước mới bổ sung điều chỉnh .
Các công ước quốc tế cùng với các hiệp định trên biển giữa các nước và
luật hàng hải của mỗi quốc gia đã tạo nên các quy định hoàn chỉnh về hoạt động
hàng hải bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển luồng hàng
hải,vận tải biển, an toàn hàng hải an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi

2


Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển
trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích
kinh tế, văn hoá xã hội thể thao, công vụ và nghiên cứu khoa học
Như vậy hàng hải của việt nam nói riêng và luật biển của các nước trên thế
giới nói chung đóng vai trò vô cùng quan trọng không thẻ thiếu được trong hoạt
động hàng hải thế giới và của Việt Nam.

3


Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển


NỘI DUNG BÀI TẬP LỚN
I. MỞ ĐẦU
1. Tàu biển
1.1. Khái niệm
Tàu biển là tàu hoặc cấu trúc nổi di động chuyên dùng để hoạt động trên
biển. Tàu biển theo qui định của Bộ luật hàng hải không bao gồm tàu quân sự, tàu
công vụ và tàu cá.
1.2. Những qui định đối với tàu biển Việt Nam
 Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký trong sổ đăng ký tàu biển
quốc gia Việt Nam hoặc từ khi được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc cơ quan lãnh
sự Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ, quốc tịch Việt Nam.
 Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ, quốc tịch Việt Nam.
 Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam.
 Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được ưu tiên vận tải nội địa đối với hàng
hóa, hành khách và hành lý.

4


Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển
 Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân được đăng ký trong sổ đăng ký
tàu biển quốc gia Việt Nam, gồm: Đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam và đăng
ký quyền sở hữu tàu biển đó.
 Tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được đăng ký
trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam, phải có đủ điều kiện:
+ Có giấy tờ hợp pháp chứng minh về sở hữu tàu biển.
+ Có giấy chứng nhận dung tích, chứng nhận phân cấp tàu biển.
+ Có tên gọi riêng được cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam chấp
nhận.

+ Giấy chứng nhận tạm ngừng đăng ký hoặc xóa đăng ký nếu tàu biển
đó đã được đăng ký tại nước ngoài.
+ Chủ tàu có trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
+ Tàu biển nước ngoài đã qua sử dụng lần đầu tiên đăng ký lại tại Việt
Nam phải có tuổi tàu phù hợp với từng loại tàu biển theo qui định của chính
phủ.
+ Đã nộp lệ phí theo qui định của pháp luật.
+ Tàu biển nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu trần,
thuê mua tàu khi đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam ngoài các điều kiện
qui định tại các điểm trên phải có hợp đồng thuê tàu trần.
Việc đăng ký tàu biển Việt Nam bao gồm: Đăng ký mang cờ quốc tịch Việt
Nam, đăng ký quyền sở hữu tàu biển đó hoặc chỉ đăng ký mang cờ quốc tịch Việt
5


Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển
Nam. Việc đăng ký tàu biển Việt Nam do cơ quan đăng ký tàu biển công khai và
thu lệ phí. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu được trích lục và bản sao từ sổ đăng ký tàu
biển quốc gia Việt Nam và phải nộp lệ phí. Tàu biển Việt Nam chỉ được đăng ký
vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam sau khi không còn mang quốc tịch tàu
biển nước ngoài và được cơ quan đăng kiểm Việt Nam đã kiểm tra kỹ thuật, phân
cấp tàu và cấp giấy chứng nhận. Sau khi hoàn thành việc đăng ký tàu biển thì được
cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, giấy chứng nhận này là bằng
chứng về việc tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam và tình trạng sở hữu tàu biển
đó.
 Tàu biển Việt Nam được xóa đăng ký trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia
khi tàu bị chìm, đắm, bị phá hủy mà không thể trục vớt, sử dụng lại được, tàu bị
mất tích (quá 60 ngày kể từ ngày nhận được tin con tàu), tàu không còn đủ điều
kiện để được mang cờ quốc tịch Việt Nam, tàu không còn tính năng đi biển, theo
đề nghị của chủ tàu hoặc người đứng tên đăng ký tàu. Trường hợp tàu biển đang

thế chấp chỉ được phép xóa đăng ký tàu biển Việt Nam nếu người nhận thế chấp
tàu biển chấp thuận.

1.3. Những giấy tờ pháp lý của tàu
 Giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp bao gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.
+ Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển.
6


Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển
+ Giấy chứng nhận dung tích.
+ Giấy chứng nhận mạn khô.
+ Giấy chứng nhận miễn giảm mạn khô quốc tế.
+ Giấy chứng nhận phòng ngừa ô nhiễm dầu do tàu gây ra.
+ Giấy chứng nhận kiểm tra và thử thiết bị nâng.
+ Giấy chứng nhận khả năng đi biển.
+ Giấy chứng nhận quản lý an toàn.
+ Giấy chứng nhận diệt chuột hoặc Giấy chứng nhận miễn giảm diệt
chuột của cơ quan kiểm dịch quốc tế.
+ Giấy chứng nhận an ninh tàu biển quốc tế.
+ Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu.
+ Giấy chứng nhận an toàn kết cấu tàu hàng.
+ Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện tàu hàng.
+ Giấy phép đài tàu biển.
 Các tài liệu do tàu lập:
+ Nhật ký hàng hải.
+ Nhật ký buồng máy.
+ Nhật ký vô tuyến điện.
+ Nhật ký dầu.

+ Danh sách thuyền viên.

7


Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển

1.4. Thông tin về tàu

Như vậy tàu Nepture star có đầy đủ điều kiện để sẵn sàng đi biển
2. Cảng
2.1. Khái niệm

Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất Cảng và vùng nước Cảng được xây
dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra vào hoạt động để bốc
dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
+ Vùng đất của Cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho
bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện,
nước và các công trình phụ trợ khác lắp đặt trang thiết bị.
8


Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển
+ Vùng nước của Cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước
trước cầu Cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu truyền tải, khu tránh bão,
vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng để xây dựng luồng Cảng biển và các
công trình phụ trợ khác.

2.2. Cảng xếp (Cảng Sài Gòn,Việt Nam)
a/ Điều kiện tự nhiên:

Cảng Sài Gòn nằm ở hữu ngạn sông Sài Gòn, có vĩ độ 10 048’ Bắc và
106042’ kinh độ Đông.
Cảng nằm trên 1 phạm vi dọc bờ dài hơn 2 km cách bờ biển 45 hải lý.
Khu vực Sài Gòn có chế độ bán nhật triều, biên độ dao động của mực nước
triều lớn nhất là 3.98 m, lưu tốc dòng chảy là 1m/giây.
Từ cảng Sài Gòn đi ra biển có 2 đường sông:
Theo sông Sài Gòn ra vịnh Gành Ráy qua sông Lòng Tảo, sông Nhà Bè và
sông Sài Gòn. Những tàu có mớn nước khoảng 9.0 m và chiều dài khoảng 210m đi
lại dễ dàng theo đường này.
Theo sông Soài Rạp, đường này dài hơn 10 hải lý, và tàu ra vào phải có mớn
nước không quá 6.5 m.
b/ Cầu tàu và kho bãi:
Khu Nhà Rồng có 3 bến với tổng chiều dài 390 m.

9


Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển
Khu Khánh Hội gồm 11 bến từ kho Ko đến K10 với tổng chiều dài 1264m. Về
kho bãi khu Khánh Hội có 18 kho với tổng diện tích 45,396m 2 và diện tích bãi
15,781m2.
Khu Nhà Rồng có diện tích kho 7,225m2 và 3,500m2 bãi. Tải trọng của kho
thấp, thường bằng 2 tấn/m2.. Các bãi chứa thường nằm sau kho, phổ biến là các bãi
xen kẽ, ít có bãi liên hoàn.
Ngoài hệ thống bến còn có hệ thống phao neo tàu gồm 6 phao ở hữu ngạn
sông Sài Gòn và 26 phao ở tả ngạn sông Sài Gòn. Cách 10 hải lý về hạ lưu cảng
Sài Gòn có 12 phao neo dành cho tàu chở hàng dễ nổ, dễ cháy.
2.3. Cảng dỡ (Cảng Manila, Philipine)
Một cầu cảng an toàn ở Manila, Philipine
Cảng Manila là cảng lớn nhất của Philipine. Cảng có 26 cầu tàu, trong đó có

2 cầu dành cho tàu container và tàu Ro-Ro. Cảng có 7 kho với tổng diện tích 68
000 m2 và 4 bãi chứa hàng với tổng diện tích 143 000 m 2. Khối lượng hàng thông
qua cảng trên 11 triệu tấn / năm.
2.4. Tuyến Việt Nam - Đông Nam Á
Vùng biển Đông Nam Á nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, đặc biệt là
mưa nhiều.
10


Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển
Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc,
càng về Nam thì gió giảm dần không ảnh hưởng đến sự đi lại của tàu thuyền. Từ
tháng 6 đến tháng 9 gió mùa Đông Nam thổi mạnh ảnh hưởng đến tốc độ tàu đồng
thời vào mùa này lượng mưa khá lớn, hơn nữa vùng này nhiều bão.
Về hải lưu: trên tuyến này ảnh hưởng của hai dòng hải lưu. Một dòng từ phía
Bắc chảy xuống và một dòng chảy từ vịnh Thái Lan đi từ Nam lên Bắc sát bờ biển
Malaixia qua bờ biển Campuchia tốc độ của dòng chảy nhỏ, không ảnh hưởng đến
hoạt động của tàu thuyền.
Về thủy triều: hầu hết vùng biển này có chế độ nhật triều, có biên độ dao
động tương đối lớn, từ 2 đến 5 m.
Về sương mù: ở vùng biển này vào sáng sớm và chiều tối có nhiều sương
mù, số ngày có sương mù trong năm lên tới 115 ngày.

3.Giới thiệu về vận đơn đường biển
3.1. Khái niệm
Vận đơn đường biển là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người
vận chuyển đã nhận hàng với số lượng, chủng loại và tình trạn như trong vận đơn
để vận chuyển đến nơi trả hàng. Là bằng chứng về sở hữu hàng hoá dùng để định

11



Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển
đoạt nhận hàng và làm bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường
biển .
a. Các chức năng của vận đơn
Theo điều 81 Bộ Luật hàng hải, vận đơn có 3 chức năng chính sau đây:
Thứ nhất, vận đơn là “bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tầu
số hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận
chuyển đến nơi trả hàng”.
Thực hiện chức năng này, vận đơn là biên lai nhận hàng của người chuyên
chở cấp cho người xếp hàng. Nếu không có ghi chú gì trên vận đơn thì những hàng
hoá ghi trong đó đương nhiên được thừa nhận có “Tình trạng bên ngoài thích hợp”
(In apperent good order and condition).
Ðiều này cũng có nghĩa là người bán (người xuất khẩu) đã giao hàng cho
người mua (người nhập khẩu) thông qua người chuyên chở và người chuyên chở
nhận hàng hoá như thế nào thì phải giao cho người cầm vận đơn gốc một cách hợp
pháp như đã ghi trên vận đơn ở cảng dỡ hàng.

Thứ hai, “vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận
hàng” hay nói đơn giản hơn vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá
ghi trong vận đơn. Vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được. Việc
mua bán, chuyển nhượng có thể được thực hiện nhiều lần trước khi hàng hoá được
giao. Cứ mỗi lần chuyển nhượng như vậy, người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ
12


Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển
của hàng hoá ghi trong vận đơn, có quyền đòi người chuyên chở giao hàng cho
mình theo điều kiện đã quy định trong vận đơn tại cảng đến.


Thứ ba, vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở
hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết.Trong trường hợp thuê tầu chuyến, trước
khi cấp vận đơn đường biển, người thuê tầu và người cho thuê tầu đã ký kết với
nhau một hợp đồng thuê tầu chuyến (charter party).
Khi hàng hoá được xếp hay được nhận để xếp lên tầu, người chuyên chở cấp
cho người gửi hàng vận đơn đường biển. Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng
vận tải đã được ký kết.
Trong trường hợp thuê tầu chợ thì không có sự ký kết trước một hợp đồng
thuê tầu như thuê tầu chuyến mà chỉ có sự cam kết (từ phía tầu hay người chuyên
chở) sẽ dành chỗ xếp hàng cho người thuê tâù.
Sự cam kết này được ghi thành một văn bản, gọi là giấy lưu cước (booking
note).

Vậy vận đơn được cấp là bằng chứng duy nhất xác nhận hợp đồng vận chuyển
hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết. Nội dung của vận đơn là cơ sở pháp lý
để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra sau này giữa người phát hành và người cầm
giữ vận đơn.

13


Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển
b. Tác dụng của vận đơn

Vận đơn đường biển có những tác dụng chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp
hàng, nhận hàng và người chuyên chở.
Thứ hai, vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu
hàng hoá thành trách nhiệm của mình như quy định trong hợp đồng mua bán ngoại

thương (vận đơn).
Thứ tư, vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hoá lập thành bộ chứng từ
thanh toán tiền hàng.
Thứ năm, vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người
bảo hiểm, hay những người khác có liên quan.
Thứ sáu, vận đơn còn được sử dụng làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển
nhượng hàng hoá ghi tren vận đơn .......
3.2. Phân loại
- Theo cách chuyển nhượng:
+ Vận đơn đích danh: ghi rõ tên người vận chuyển, người có tên trong vận
đơn đích danh là người nhận hàng hợp pháp. Loại vận đơn này không
chuyển nhượng được nếu không có thêm thủ tục pháp lý theo quy định.
+ Vận đơn theo lệnh: không ghi rõ tên người nhận hàng mà chỉ ghi theo lệnh
của ai. Loại vận đơn này được chuyển nhượng bằng cách ký hậu vận đơn,
14


Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển
người ký hậu cuối cùng có quyền phát lệnh trả hàng chỉ định người nhận
hàng.
+ Vận đơn vô danh: được chuyển nhượng bàng cách người vận chuyển trao
vận đơn vô danh cho người được chuyển nhượng, người xuất trìng vận đơn
vô danh là người nhận hàng hợp pháp.
- Theo cách chuyên chở:
+ Vận đơn suốt đường biển: là vận đơn ghi rõ việc vận chuyển hàng hóa
được ít nhất 2 người vận chuyển bằng đường biển thực hiện, người vận
chuyển đầu tiên cấp vận đơn.
+ Vận đơn đi thẳng: là vận đơn vận chuyển hàng hóa từ Cảng đi đến Cảng
đến trên một phương tiện của tàu.
+ Vân đơn liên hợp: là vận đơn áp dụng trong trường hợp nhiều phương thức

vận tải.
- Theo thời gian cấp vận đơn:
+ Vận đơn nhận để xếp: là vận đơn được cấp trước khi hàng lên tàu.
+ Vận đơn đã xếp: là loại vận đơn mà hàng đã xếp xong xuống tàu.
- Theo cách ghi chú trong vận đơn:
+Vận đơn hoàn hảo:
+Vận đơn không hoàn hảo:
3.3. Nội dung
a. Mặt trước
15


Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển
-Tên và trụ sở chính của người vận chuyển ;
-Tên người gửi hàng ;
-Tên người nhận hàng hoặc ghi rõ vận đơn được ký phát dưới dạng vận đơn
theo lệnh hoặc vận đơn vô danh;
- Tên tàu biển;
- Mô tả về chủng loại kích thước thể tích số lượng đơn vị, trọng lượng hoặc
giá trị hàng hoá, nếu xét thấy cần thiết;
- Mô tả tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hoá;
- Ký mã hiệu và đặc điểm nhận biết của hàng hoá mà người giao hàng đã
thông báo bằng văn bản trước khi bốc hàng lên tàu biển và được đánh dấu trên
từng đơn vị hàng hoá hoặc baio bì ;
- Cước vận chuyển và các khoản thu khác của người vận chuyển và phương
thức thanh toán;
- Nơi bốc hàng và cảng nhận hàng;
- Cảng trả hàng hoặc chỉ dẫn thời gian ,địa điểm sẽ chỉ định cảng trả hàng;
- Số bản vận đơn gốc đã ký phát cho người giao hàng;
- Thời điểm và địa điểm ký phát vận đơn;

-Chữ ký của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng hoặc đại diện khác có
thẩm quyền của người vận chuyển;
Nội dung của mặt trước vận đơn do người xếp hàng điền vào trên cơ sở số
liệu trên biên lai thuyền phó.
16


Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển
b/ Mặt sau
Mặt thứ hai của vận đơn Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển
do hãng tầu in sẵn, người thuê tầu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc
nhiên phải chấp nhận nó.

Mặt sau thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung,
điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận,
điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người
chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở...

Mặt sau của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tầu tự ý quy
định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập
quán quốc tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
4. Giới thiệu về hợp đồng vận chuyển
4.1. Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Hợp đồng vận chuyển là hợp đồng được giao kết giữa người thuê vận
chuyển và người vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển
do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ Cảng
nhận hàng đến Cảng trả hàng.

17



Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển
4.2. Các bên liên quan đến hợp đồng vận chuyển vận chuyển hàng hóa bằng
đường biển
Người vận chuyển: là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết
hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.
Người vận chuyển thực tế: là người được người vận chuyển ủy thác thực
hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Người thuê vận chuyển: là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác
giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người vận chuyển.
Trường hợp là hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển thì người
thuê vận chuyển được gọi là chủ hàng. Người thuê vận chuyển có thể chuyển giao
quyền theo hợp đồng cho người thứ 3 mà không cần có sự đồng ý của người vận
chuyển nhưng phải có trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã quy định. Người thuê
vận chuyển có quyền chỉ định người khác thay mặt mình thực hiện việc giao nhận
hàng với người vận chuyển.
4.3. Các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển: là loại hợp đồng hàng hóa
bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không dành cho
người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào
chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng hàng hóa để vận chuyển, hợp
đồng có thể vận chuyển tùy theo hai bên.

18


Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển
Hợp đồng vận chuyển theo chuyến: là hợp đồng vận chuyển được giao kết
với điều kiện người vận chuyển giành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc
một phần tàu cụ thể để vận chuyển theo chuyến. Loại hợp đồng này phải được giao

kết bằng văn bản và kí kết giữa các pháp nhân.
Chú ý: Trong các hợp đồng vận chuyển thì người vận chuyển có nghĩa vụ
dùng tàu biển đã được chỉ định trong hợp đồng để vận chuyển hàng hóa trừ trường
hợp:
- Đối với hợp đồng vận chuyển theo chuyến: người vận chuyển được thay
thế tàu đã được chỉ định trong hợp đồng bằng tàu khác sau khi người thuê vận
chuyển đồng ý.
- Đối với hợp đồng vận chuyển theo chứng từ: người vận chuyển có quyền
thay thế tàu đã được chỉ định trong hợp đồng bằng tàu khác cùng loại, đủ điều kiện
cần thiết để vận chuyển hàng hóa nếu trong hợp đồng không cấm việc thay thế tàu
và phải thông báo cho người thuê vận chuyển biết.
4.4. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường
biển
a. Đối với người thuê vận chuyển
Người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp
sau:

19


Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển
- Người vận chuyển không đưa tàu đến nơi xếp hàng đúng thời điểm thỏa
thuận, chậm trễ trong việc bốc hàng hoặc bắt đầu chuyến đi. Trong trường hợp này
người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu bồi thương các tổn thất phát sinh.
- Khi hàng đã xếp xong mà vẫn chưa bắt đầu chuyến đi hoặc khi tàu biển
đang thực hiện chuyến đi thì người thuê vận chuyển có quyền yêu cầu dỡ hàng và
phải trả đủ tiền cước vận chuyển, chi phí có liên quan cho người thuê vận chuyển.
Người vận chuyển có quyền từ chối không thực hiện yêu cầu dỡ hàng của người
thuê vận chuyển nếu xét thấy việc dỡ hàng đó ảnh hưởng đến quyền lợi của các
bên liên quan do thay đổi lịch trình đã định.

- Đối với trường hợp thuê nguyên tàu: người thuê vận chuyển có quyền
chấm dứt hợp đồng trước khi tàu bắt đầu chuyến đi nhưng phải bồi thường các chi
phí liên quan, tùy theo thời điểm chấm dứt hợp đồng mà người thuê vận chuyển
phải trả tiền cước theo nguyên tắc:
+Trả 1/2 tiền cước vận chuyển nếu chấm dứt hợp đồng trước khi tính
thời hạn bốc hàng.
+ Trả đủ cước vận chuyển nếu chấm dứt hợp đồng sau khi tính thời
hạn bốc hàng hoặc sau khi tính thời hạn dôi nhật nếu hợp đồng chỉ giao kết
cho 1 chuyến.
+ Trả đủ cước vận chuyển của cả chuyến đi nếu người thuê vận
chuyển chấm dứt hợp đồng trước khi bắt đầu chuyến đi cộng thêm 1/2 tiền

20


Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển
cước vận chuyển của tất cả các chuyến đi tiếp theo nếu hợp đồng được giao
kết cho nhiều chuyến.
Nếu người thuê vận chuyển phải trả cước như vậy thì người vận
chuyển có nghĩa vụ lưu tàu tại nơi bốc hàng cho đến khi hàng hóa được dỡ
xong, mặc dù việc đó vượt quá thời hạn bốc hàng và thời hạn dôi nhật.
- Đối với trường hợp thuê một phần tàu: người thuê vận chuyển có quyền
chấm dứt hợp đồng và phải bồi thường các chi phí liên quan, tùy theo thời điểm
chấm dứt hợp đồng mà người thuê vận chuyển phải trả cước theo nguyên tắc:
+ Trả 1/2 cước vận chuyển nếu chấm dứt hợp đồng sau thời hạn tập
kết hàng đã thỏa thuận.
+ Trả đủ tiền cước vận chuyển nếu rút khỏi hợp đồng trong khi tàu
đang thực hiện chuyến đi.
b. Đối với người vận chuyển
Người vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng trước khi bắt đầu chuyến đi

nếu số hàng hóa bốc lên tàu biển chưa đủ theo hợp đồng và tổng giá trị của số hàng
hóa đó không đủ để đảm bảo cho tiền cước vận chuyển và các chi phí liên quan mà
người vận chuyển phải chi cho hàng hóa trừ trường hợp người thuê vận chuyển đã
trả đủ tiền cước hoặc có sự đảm bảo cần thiết, người thuê vận chuyển phải trả các
chi phí liên quan đến việc dỡ hàng và 1/2 tiền cước đã thỏa thuận.

21


Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển
Các bên tham gia hợp đồng có quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải bồi
thường nếu trước khi tàu bắt đầu rời khỏi nơi bốc hàng đã xảy ra các sự kiện như
sau:
+ Chiến tranh đe dọa đến sự an toàn của tàu và hàng hóa.
+ Cảng nhận hàng và Cảng trả hàng được công bố là bị phong tỏa.
+Tàu bị giữ theo lệnh của nhà chức trách địa phương mà không do lỗi
của bên nào.
+Tàu bị nhà nước chưng dụng.
+ Có lệnh cấm vận chuyển hàng hóa ra khỏi Cảng xếp hoặc tới Cảng
đích.
Trong các trường hợp trên bên chấm dứt hợp đồng phải chịu chi phí
dỡ hàng, nếu các sự kiện này xảy ra khi tàu đang hành trình thì người thuê
vận chuyển có nghĩa vụ trả cước cự ly và chi phí dỡ hàn.
Hợp đồng vận chuyển đương nhiên chấm dứt: Không bên nào phải bồi
thường thiệt hại nếu sau khi hợp đồng được giao kết và trước khi tàu rời khỏi nơi
bốc hàng mà không bên nào có lỗi gây ra trong các trường hợp sau:
+Tàu được chỉ định trong hợp đồng bị chìm đắm, mất tích, bị cưỡng đoạt
hoặc hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc sửa chữa không kinh tế.
+ Hàng hóa ghi cụ thể trong hợp đồng bị mất, bị tiêu hủy hoặc bị cháy.


22


Bi Tp Ln Lut Vn Ti Bin
+ Trng hp tu bin ang hnh trỡnh xy ra cỏc trng hp trờn thỡ ngi
vn chuyn cú quyn thu cc c ly nu nh ch cú tu bin b tn tht m hng
húa c cu thoỏt hoc c hon tr.
4.2. Ni dung ca hp ng vn chuyn
- Ngi vn chuyn: VOSCO
- Ngi thuờ vn chuyn: VIETFRACHT
- Hng hoỏ: go bao 10.000MT (5PCT MOLOO)
- Cc phớ: 12,0 USD/MT-Fios. Ph phớ: 0.1 USD/MT
- Thanh toỏn cc v ph phớ: Tr trc khi phỏt B/L
- Cng xp/ cng d: Si Gũn (Vit Nam) / Manila (Philipine)
- Thi gian xp hng: 5 ngy
- Thi gian d hng: 7 ngy
- Lay/can: 1-5/4/2002
- Hiu lc ca N.O.R: theo tp quỏn Quc t ( theo Gencon 22/76/94)
- iu kin thi gian lm hng:WWDSHEXUU
- Thng/ pht dụi nht: 2.500/5.000 (USD/ngy)
- Gii quyt tranh chp:Theo b lut hng hi Vit Nam
II. Giải quyết các yêu cầu bài tập

1. in cỏc thụng tin cn thit vo Vn n ng bin

23


Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển


2. Tính thời gian làm hàng thực tế, thời gian tiết kiệm hoặc kéo dài so với quy
định của hợp đồng
Hiệu lực của N.O.R: Theo tập quán quốc tế ( Theo Gencon 22/76/94)
Điều kiện thời gian làm hàng: WWDSHEXUU ( Weather Working Days
Sundays and Holidays Excepted, Unless Used). Ngày làm việc thời tiết (bình
thường), ngày chủ nhật, ngày lễ không tính trừ khi được sử dụng.
2.1. Thời gian cho phép theo hợp đồng
Thời gian xếp hàng : TXHĐ
Thời gian dỡ hàng : TDHĐ
Lay/can: 1-5/4/2002

= 5 ngày
= 7 ngày

2.2. Thời gian xếp dỡ hàng
a. Thời gian xếp hàng
24


Bài Tập Lớn Luật Vận Tải Biển
- N.O.R được trao cho người giao hàng lúc 15h ngày 29/3/2002 (thứ sáu).
- Hiệu lực của NOR theo tập quán Quốc tế, ở đây là Gencon 22/76/94. Theo mục 6
của Gencon 22/76/94 quy định :
Thời gian xếp và dỡ hàng sẽ bắt đầu tính từ 13h, nếu thông báo sẵn sàng
được trao trước hoặc đúng 12h00 cùng ngày, và sẽ bắt đầu tính từ 6h00 sáng ngày
làm việc kế tiếp nếu thông báo sẵn sàng được trao sau 12h00 ngày hôm trước.
" Thông báo sẵn sàng" tại cảng xếp sẽ được trao cho Người gửi hàng có tên
trong ô số 17, hoặc nếu hợp đồng không ghi rõ tên người gửi hàng, thì thông báo sẽ
trao cho Người thuê tàu hoặc đại lý của Người thuê tàu được ghi trong ô số 18.
" Thông báo sẵn sàng " tại cảng dỡ sẽ được trao cho Người nhận hàng, nếu

không rõ người nhận hàng, thông báo sẽ trao cho Người thuê tàu hoặc đại lý của
Người thuê tàu có tên trong ô số 19.
- Theo hợp đồng, N.O.R được trao cho người giao hàng vào lúc 15h ngày
29/3/2002 ( thứ sáu) nên thời gian xếp hàng được tính từ 6h ngày 30/3/2002( thứ
bảy) .
- Không làm vào thứ bảy và chủ nhật nên sẽ không tính, bắt đầu tính thời
gian xếp hàng là 6h ngày 1/4/2002 ( thứ hai)
- Thực tế tàu xếp hàng từ 7h ngày 1/4/2002 và kết thúc vào 12h ngày
7/4/2002.
→ Thời gian xếp hàng thực tế: 6 ngày 6h
- Thời gian bị ảnh hưởng do thời tiết mưa : 6h
25


×