Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG XỬ LÍ NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI KHU QUY HOẠCH NGUYỄN VĂN LINH TP PLEIKU, GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.98 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
-------------------

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG XỬ
LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI KHU QUY
HOẠCH NGUYỄN VĂN LINH
TP PLEIKU, GIA LAI

Họ và tên: TRẦN THỊ ANH THY
Khóa: 2014 – 2016
Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Mã số ngành: 60.85.01.01

Tp. PLEIKU – Tháng 04/2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
-------------------

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG XỬ
LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI KHU QUY
HOẠCH NGUYỄN VĂN LINH
TP PLEIKU, GIA LAI



Cán bộ hướng dẫn: TS. NGUYỄN HỒNG HÀ
Học viên thực hiện: Trần Thị Anh Thy
Khóa: 2014 – 2016
Chuyên ngành: Quản lý Tài Nguyên và Môi trường

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

TS. Nguyễn Hồng Hà

HỌC VIÊN THỰC HIỆN

Trần Thị Anh Thy

Thành phố Hồ Chi Minh, tháng 4/2016


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Con người và môi trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong lịch sử phát
triển của con người, để giải quyết các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống cũng như gia tăng
dân số một cách nhanh chóng trong thời gian gần đây đã và đang gây ra nhiều tác động
đến cân bằng sinh học trong hệ sinh thái. Thiên nhiên bị tàn phá, môi trường ngày càng
xấu đi vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, việc ô nhiễm môi trường nước đang
là một vấn đề lớn mà con người chúng ta đang phải đối mặt. Hầu hết nước thải các
ngành: công nghiệp, dịch vụ, y tế,… cũng như nước thải sinh hoạt chưa xử lý triệt để đã
thải trực tiếp ra ngoài môi trường, gây ra ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí

nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, mỹ quan đô thị cũng như cuộc
sống của các loài động thực vật.
Hiện nay, có rất nhiều giải pháp, công nghệ áp dụng trong xử lý nước thải với các
quy mô lớn, nhỏ khác nhau và đã đạt được hiệu quả xử lý khá cao. Trong đó, việc xử lý
nước thải bằng công nghệ sinh thái đã, đang được áp dụng hiệu quả ở nhiều nơi trên thế
giới với các ưu điểm là không độc hại, chi phí không cao, thân thiệt với môi trường,…
Thành phố Pleiku là đô thị loại II, là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của
tỉnh Gia Lai, Thành phố nằm trong vùng có nhiều tiềm năng và đang được quan tâm
phát triển của Tỉnh. Trong những năm tới, Thành phố sẽ có tốc độ đô thị hóa mạnh, có
nhiều dự án đã và đang được quy hoạch để đưa Pleiku trở thành đô thị loại I trước năm
2020. Tuy nhiên, với khoảng 250.000 dân, việc xử lý nước thải sinh hoạt hiện tại chưa
đồng bộ, chưa được tách riêng và chưa có hệ thống xử lý bằng công nghệ sinh thái dẫn
đến tình trạng ô nhiễm. Nên rất cần thiết hình thành một khu đô thị với hệ thống xử lý
nước thải bền vững. Vì vậy, việc thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong
xử lý nước thải tại khu quy hoạch Nguyễn Văn Linh – Thành phố Pleiku” là để sử dụng
làm hình mẫu cho những dự án xây dựng đô thị về sau.

4


2. Mục tiêu tổng quát
Thông qua đánh giá khu quy hoạch Nguyễn Văn Linh từ đó đề xuất ứng dụng
công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tại khu quy hoạch Nguyễn Văn Linh để góp
phần xây dựng mô hình sinh thái cho khu đô thị Pleiku. Mục tiêu cụ thể như sau:
(1) Nghiên cứu hiện trạng nước thải sinh hoạt và giải pháp xử lý tại khu quy hoạch;
(2) Xác định ô nhiễm trong nước thải của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hiện tại;
(3)

Đánh giá giải pháp quy hoạch xử lý nước thải sinh hoạt của dự án khu quy hoạch


(4)

Nguyễn Văn Linh, thành phố Pleiku.
Nghiên cứu đưa công nghệ sinh thái vào trong xử lý nước thải sinh hoạt của khu
quy hoạch.

4. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả từ nghiên cứu này sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho
các nhà quy hoạch, đánh giá dự án (ĐTM, ĐMC) trong công tác thiết kế, quản lý xây
dựng công trình hay các nhà quản lý, hoạch định chính sách trong quá trình quản lý
và cải thiện môi trường một cách khoa học và hiệu quả. Ngoài ra, nếu nguồn nước
thải sinh hoạt được xử lý theo hướng bền vững thì về mặt xã hội cộng đồng dân cư sẽ
có tâm lý thoải mái hơn trong việc sử dụng nguồn nước, không phải bận tâm về sự
tác động của các yếu tố ô nhiễm lên sức khỏe, chất lượng môi trường sống được đảm
bảo hơn.
5. Phạm vi nghiên cứu




Không gian: Khu quy hoạch Nguyễn Văn Linh, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Thời gian: Năm 2015 – 2020
Nội Dung: Nước thải sinh hoạt, công nghệ sinh thái áp dụng cho xử lý nước thải sinh
hoạt khu đô thị.

5


Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Phát triển đô thị bền vững
Ngày nay việc quy hoạch đô thị rất quan tâm đến các lĩnh vực môi trường có tác
động đến chất lượng đô thị. Có nhiều dự án quy hoạch sử dụng vật chất bền vững, phát
triển cộng đồng theo hướng bền vững và cũng chính là thử thách lớn cho các đô thị hiện
nay. Phát triển đô thị bền vững cần phải có ở các quốc gia đã và đang phát triển để góp
phần thay đổi cách sống có hại đối với môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Trên cơ sở
nguyên lý phát triển bền vững với đặc thù của đô thị khái niệm phát triển đô thị bền
vững dựa trên nguyên tắc hợp nhất kinh tế đô thị; xã hội đô thị; môi trường sinh thái đô
thị; cơ sở hạ tầng đô thị; không gian đô thị (chứa đựng yêu cầu không gian của các thành
phần trên trừ thành phần mền); quản lý đô thị (thành phần mền), để tìm ra vùng chung/
tiếng nói chung đảm bảo yêu cầu: công bằng, sống tốt và tính bền vững.
Những nguyên tắc để tạo dựng đô thị bền vững:
 Xâm phạm ít nhất đến môi trường tự nhiên.
 Đa dạng hóa nhiều nhất việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động

khác của con người.
 Trong điều kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự cân
bằng.
 Giữ cho sự phát triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân

bằng một cách tối ưu.
1.1.2. Công nghệ sinh thái
Công nghệ sinh thái là sự kết hợp các quy luật sinh thái và công nghệ để giải
quyết các vấn đề của môi trường như điều tra ô nhiễm, cải tạo ô nhiễm, xử lý chất thải.
Có thể định nghĩa theo cách khác: “Công nghệ sinh thái là các thiết kế dùng cho
xử lý chất thải, kiểm soát xói mòn, phục hồi sinh thái và nhiều ứng dụng khác nhằm
hướng tới sự phát triển bền vững”. (Lê Quốc Tuấn, 2011)
6



1.2 Khái quát về nước thải sinh hoạt
1.2.1. Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là hỗn hợp các chất, trong đó chất bẩn thuộc nguồn gốc hữu
cơ thường tồn tại dưới thành phần không hoà tan, dạng keo và dạng hoà tan. Thành phần
và tính chất của chất bẩn phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện thiết bị, trạng thái làm việc
của hệ thống mạng lưới vận chuyển, tập quán sinh hoạt của người dân, mức sống xã
hội, điều kiện tự nhiên…do tính chất hoạt động của đô thị mà chất bẩn của nước thải
thay đổi theo thời gian.
1.2.2 Nguồn gốc nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của các
cộng đồng dân cư như: khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vực vui chơi giản trí,
cơ quan công sở… Thông thường, nước thải sinh hoạt của hộ gia đình được chia làm hai
loại chính: nước đen và nước xám. Nước đen là nước thải từ nhà vệ sinh, chứa phần lớn
các chất ô nhiễm chủ yếu là: chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lững. Nước
xám là nước phát sinh từ quá trình rửa chén, giặt, với thành phần các chất ô nhiễm là
không đáng kể. Lượng nước thải của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, tiêu chuẩn
cấp nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng
của các nhà máy cấp nước hay trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường có
tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn. Nước thải ở các
trung tâm đô thị thường thoát bằng hệ thống thoát nước mưa dẫn ra các sông, rạch, còn
các vùng ngoại thành và nông thôn do không có hệ thống thoát nước nên nước thải
thường được tiêu thoát tự nhiên vào các ao, hồ hoặc bằng biện pháp tự thấm.
1.2.3 Thành phần và đặc tính nước thải sinh hoạt
Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm hai loại:
 Nước nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
 Nước nhiễm bẩn do các chất thải từ hoạt động sinh hoạt khác: cặn bã từ nhà

bếp, các chất tẩy rửa kể cả việc vệ sinh sàn nhà.


7


Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ngoài ra còn
có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bênh rất nguy hiểm, Chất hữu cơ
chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein (40%-50%); hydrat cacbon
(40%-50%). Nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt giao động trong khoảng
150mg/l theo trọng lượng khô.
Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học. Ở những khu dân cư
đông đúc vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một
trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
1.2.4 Ảnh hưởng đến môi trường
Ảnh hưởng đến môi trường của nước thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại trong
nước thải gây ra.
• COD, BOD: Sự khoáng hóc, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây ra

thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường
nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong phân
huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H 2S, NH3, CH4… Làm cho nước có mùi
hôi thối và giảm độ pH của môi trường nước.
• SS: Lắng đọng ở nguồn tiếp nhận, gây điều kiện yếm khí.
• Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không ảnh hưởng đến đời sống
của thuỷ sinh vật nước.
• Vi trùng gây bệnh: Gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ
độc thức ăn…
• N, P: Đây là những yếu tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao
dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá.
• Màu: Mất mỹ quan.
• Dầu mỡ: Gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt.


1.3 Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay
1.3.1. Phương pháp xử lý lý học
Trong nước thải thường chứa các chất không tan ở dạng lơ lửng. Để tách các chất
này ra khỏi nước thải. Thường sử dụng các phương pháp cơ học như lọc qua song chắn
8


rác hoặc lưới chắn rác, lắng dưới tác dụng của trọng lực hoặc lực li tâm và lọc. Tùy theo
kích thước, tính chất lý hóa, nồng độ chất lơ lửng, lưu lượng nước thải và mức độ cần
làm sạch mà lựa chọn công nghệ xử lý thích hợp.
1.3.1.1 Song chắn rác
Nước thải dẫn vào hệ thống xử lý trước hết phải qua song chắn rác. Tại đây các
thành phần có kích thước lớn (rác) như giẻ, rác, vỏ đồ hộp, rác cây, bao nilon… được
giữ lại. Nhờ đó tránh làm tắc bơm, đường ống hoặc kênh dẫn. Đây là bước quan trọng
nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận lợi cho cả hệ thống xử lý nước thải.
Tùy theo kích thước khe hở, song chắn rác được phân thành loại thô, trung bình và
mịn. Song chắn rác thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 – 100 mm và song chắn rác
mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 – 25 mm. Theo hình dạng có thể phân thành
song chắn rác và lưới chắn rác. Song chắn rác cũng có thể đặt cố định hoặc di động.
Song chắn rác được làm bằng kim loại, đặt ở cửa vào kênh dẫn, nghiêng một góc 45 –
600 nếu làm sạch thủ công hoặc nghiêng một góc 75 – 850 nếu làm sạch bằng máy. Tiết
diện của song chắn có thể tròn, vuông hoặc hỗn hợp. Song chắn tiết diện tròn có trở lực
nhỏ nhất nhưng nhanh bị tắc bởi các vật giữ lại. Do đó, thông dụng hơn cả là thanh có
tiết diện hỗn hợp, cạnh vuông góc phía sau và cạnh tròn phía trước hướng đối diện với
dòng chảy. Vận tốc nước chảy qua song chắn giới hạn trong khoảng từ 0,6 -1m/s. Vận
tốc cực đại giao động trong khoảng 0,75 -1 m/s nhằm tránh đẩy rác qua khe của song.
Vận tốc cực tiểu là 0,4m/s nhằm tránh phân hủy các chất thải rắn.
1.3.1.2 Lắng cát
Bể lắng cát được thiết kế để tách các tạp chất vô cơ không tan có kích thước từ
0,2mm đến 2mm ra khỏi nước thải nhằm đảm bảo an toàn cho bơm khỏi bị cát, sỏi bào

mòn, tránh tắc đường ống dẫn và tránh ảnh hưởng đến các công trình sinh học phía sau.
Bể lắng cát có thể phân thành 2 loại: bể lắng ngang và bể lắng đứng. Ngoài ra để tăng
hiệu quả lắng cát, bể lắng cát thổi khí cũng được sử dụng rộng rãi.

9


Vận tốc dòng chảy trong bể lắng ngang không được vượt qua 0,3 m/s. Vận tốc này
cho phép các hạt cát, các hạt sỏ và các hạt vô cơ khác lắng xuống đáy, còn hầu hết các
hạt hữu cơ khác không lắng và được xử lý ở các công trình tiếp theo.
1.3.1.3 Lắng
Bể lắng có nhiệm vụ lắng các hạt cặn lơ lửng có sẵn trong nước thải (bể lắng đợt 1)
hoặc cặn được tạo ra từ quá trình keo tụ tạo bông hay quá trình xử lý sinh học (bể lắng
đợt 2). Theo dòng chảy, bể lắng được phân thành: bể lắng ngang và bể lắng đứng.
Trong bể lắng ngang, dòng nước chảy theo phương ngang qua bể với vận tốc
không lớn hơn 0,01 m/s và thời gian lưu nước thừ 1,5 – 2,5 h. Các bể lắng ngang thường
được sử dụng khi lưu lượng nước thải lớn hơn 15000 m 3/ngày. Đối với bể lắng đứng,
nóc thải chuyển động theo phương thẳng đứng từ dưới lên đến vách tràn với vận tốc từ
0,5 – 0,6 m/s và thời gian lưu nước trong bể dao động khoảng 45 – 120 phút. Hiệu suất
lắng của bể lắng đứng thường thấp hơn bể lắng ngang từ 10 – 20 %.
1.3.1.4 Tuyển nổi
Phương pháp tuyển nổi thường được sử dụng để tách các tạp chất (ở dạng rắn hoặc
lỏng) phân tán không tan, tự lắng kém khỏi pha lỏng. Trong một số trường hợp, quá
trình này còn được dùng để tách các chất hòa tan như các chất hoạt động bề mặt. Trong
xử lý nước thải, quá trình tuyển nổi thường được sử dụng để khử các chất lơ lửng, làm
đặc bùn sinh học. Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là có thể khử hoàn toàn các hạt
nhỏ, nhẹ, lắng chậm trong thời gian ngắn.
Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ vào pha lỏng.
Các bọt khí này sẽ kết dính với các hạt cặn. Khi khối lượng riêng của tập hợp bọt khí và
cặn nhỏ hơn khối lượng riêng của nước, cặn sẽ theo bọt nổi lên bề mặt.

Hiệu suất quá trình tuyển nổi phụ thuộc vào số lượng, kích thước bọt khí, hàm lượng
chất rắn. Kích thước tối ưu của bọt khí nằm trong khoảng 15 – 30 micromet (bình
thường từ 50 – 120 micromet). Khi hàm lượng hạt rắn cao, xác xuất va chạm và kết dính
10


giữa các hạt sẽ tăng lên, do đó, lượng khí tiêu tốn sẽ giảm. Trong quá trình tuyển nổi,
việc ổn định kích thước bọt khí có ý nghĩa quan trọng.
Phương pháp xử lý cơ học có thể loại bỏ được đến 60% các tạp chất không tan và
giảm BOD từ 10% đến 20%. Ngoài ra, bể điều hòa giúp giảm bớt sự dao động của hàm
lượng các chất bẩn trong nước do quá trình thải ra không đều, tiết kiệm hóa chất để
trung hòa nước thải, giữ ổn định lưu lượng nước đi vào các công trình xử lý nước tiếp
sau, làm giảm và ngăn cản lượng nước có nồng độ các chất độc hại cao đi trực tiếp vào
các công trình xử lý sinh học.

11


1.3.2.Phương pháp hoá học và hoá lý
• Trung hoà:

Nước thải chứa acid vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa pH về khoảng 6,5 –
8,5 trước khi thải vào nguồn nhận hoặc sử dụng cho công nghệ xử lý tiếp theo. Trung
hòa nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách:


Trộn lẫn nước thải acid và nước thải kiềm;
Bổ sung các tác nhân hóa học;
Lọc nước acid qua vật liệu có tác dụng trung hòa;
Hấp thụ khí acid bằng nước kiềm hoặc hấp thụ ammoniac bằng nước acid.

Keo tụ tạo bông
Trong nguồn nước, một phần các hạt thường tồn tại ở dạng các hạt keo mịn phân

tán, kích thước các hạt thường dao động từ 0,1 – 10 micromet. Các hạt này không nổi
cũng không lắng, và do đó tương đối khó tách loại. Vì kích thước hạt nhỏ, tỷ số diện tích
bề mặt và thể tích của chúng rất lớn nên hiện tượng hóa học bề mặt trở nên rất quan
trọng. Theo nguyên tắc, các hạt nhỏ trong nước có khuynh hướng keo tụ do lực hút
Vander Waals giữa các hạt. Lực này có thể dẫn đến sự kết dính giữa các hạt ngay khi
khoảng cách giữa chúng đủ nhỏ nhờ va chạm. Sự va chạm xảy ra nhờ chuyển động
Brown và do tác động của sự xáo trộn. Tuy nhiên trong trường hợp phân tán cao, các hạt
duy trì trạng thái phân tán nhờ lực đẩy tĩnh điện vì bề mặt các hạt mang tích điện, có thể
là điện tích âm hoặc điện tích dương nhờ sự hấp thụ có chọn lọc các ion trong dung dịch
hoặc sự ion hóa các nhóm hoạt hóa. Trạng thái lơ lửng của các hạt keo được bền hóa
nhờ lực đẩy tĩnh điện. Do đó, để phá tính bền của hạt keo cần trung hòa điện tích bề mặt
của chúng, quá trình này được gọi là quá trình keo tụ. Các hạt keo đã bị trung hòa điện
tích có thể liên kết với các hạt keo khác tạo thành bông cặn có kích thước lớn hơn, nặng
hơn và lắng xuống, quá trình này được gọi là quá trình tạo bông.
Ngoài ra còn có biện pháp lọc trao đổi ion, trích ly, ô xy hóa khử, lọc qua màng, điện
phân.

12


1.3.2. Phương pháp sinh học
Xử lý sinh học là quy trình xử lý nước thải lợi dụng sự hoạt động, sống và sinh
trưởng của vi sinh để đồng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải, biến các chất hữu cơ
thành khí và vỏ tế bào của vi sinh để loại ra khỏi nước. Tùy thuộc vào bản chất cung cấp
không khí, các phương pháp phân hủy sinh học có thể phân loại xử lý hiếu khí, kỵ khí
hoặc tùy tiện. Để đạt được hiệu quả phân hủy sinh học các chất ô nhiễm hữu cơ cao cần
bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như nitơ, phốt pho và có thể một vài nguyên tố

hiếm. Phương pháp xử lý sinh học được áp dụng tương đối rộng do chi phí vận hành và
bảo dưỡng thấp. Tuy nhiên, phương pháp hiếu khí chỉ xử lý được nước thải có mức độ ô
nhiễm thấp, chi phí vận hành cao và tạo ra nhiều bùn thải. Đối với phương pháp xử lý kỵ
khí thì cần phải thời gian dài, lại không chủ động về nhiệt độ môi trường nước, hàm
lượng vi sinh vật, nước sau xử lý vẫn còn mùi hôi thối.


Hệ thống xử lý kỵ khí:

Trong quá trình kỵ khí các chất hữu cơ trong nước thải được chuyển hóa thành
mêtan và khí cacbonic, quá trình được thực hiện không có mặt của oxy. Hệ thống xử lý
kỵ khí có thể là các ao kỵ khí hoặc các dạng khác nhau của bình phản ứng tải trọng cao.






Bể lọc yếm khí có lớp hạt cố định.
Bể lọc yếm khí có lớp hạt chuyển động trong dòng chất lỏng.
Bể tự hoại.
Bể lắng hai vỏ.
Hồ sinh học yếm khí:
Hồ sinh học yếm khí được phát triển từ hồ ổn định, ở đây tải trọng hữu cơ

được đưa vào khá cao, oxy hòa tan được giữ ở nồng độ rất thấp. Nhược điểm của hệ
thống là cần diện tích rộng và thường có vấn đề về mùi.


Hệ thống UASB :


Hệ thống UASB (Up-flow Anaerobic Slugle Blanked) là bể lắng yếm khí có lớp
bùn lơ lững. Hệ thống này được phát triển từ hệ thống xử lý kỵ khí đối với các loại nước

13


thải có nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ cao. Trong những năm gần đây UASB đã được
nghiên cứu chuyên sâu và triển khai áp dụng rộng rãi trên thế giới do các ưu điểm sau:




Tải trọng phân hủy hữu cơ cao do vậy mặt bằng yêu cầu cho hệ thống xử lý nhỏ.
Nhu cầu tiêu thụ năng lượng thấp do không cần phải cung cấp oxy.
Có khả năng thu hồi năng lượng.
• Hệ thống xử lý hiếu khí:
Các hệ thống này phụ thuộc chủ yếu vào khả năng cung cấp oxy cho hoạt động của

các vi sinh vật hiếu khí. Đối với các hệ thống sử dụng biện pháp cung cấp khí tự nhiên
như ao, hồ ... do có tải trọng xử lý rất thấp cho nên cần có mặt bằng rất rộng. Trong khi
các hệ thống dùng thiết bị cấp khí cưỡng bức có tải trọng xử lý cao hơn.
 Hồ sinh học và ao tùy tiện:

Được phát triển từ nguyên tắc làm sạch tự nhiên. Hoạt động của ao thường
mang tính tùy tiện, phần trên hoạt động như hồ oxy hoá trong khi phần dưới hoạt
động như ao hiếm khi.
 Ao sục khí:

Là hệ thống ao được lắp các thiết bị khuấy trộn bề mặt để cấp khí và khuấy

trộn. Ưu điểm của ao sục khí không có vấn đề về mùi, tuy nhiên nó cũng đòi hỏi diện
tích lớn và tốn nhiều năng lượng.
 Bể sinh học dính bám cao tải

Nước thải được xử lý qua các bể cơ học, hoá lý trước khi vào bể sinh học
dính bám cao tải và phù hợp cho nước thải có BOD cao.
 Hấp thụ bằng bùn hoạt tính:

Bản chất của phương pháp là phân hủy sinh học hiếu khí với cung cấp ôxy
cưỡng bức và mật độ vi sinh vật được duy trì cao (2.000mg/L –8.000mg/L) do vậy
tải trọng phân hủy hữu cơ cao và cần ít mặt bằng cho hệ thống xử lý. Tuy nhiên hệ
thống có nhược điểm là cần nhiều thiết bị và tiêu hao nhiều năng lượng.

14


Bột than hoạt tính và nước thải (thường là nước thải sau xử lý sinh học) được cho
vào một bể tiếp xúc, sau một thời gian nhất định bột than hoạt tính được cho lắng,
hoặc lọc. Do than hoạt tính rất mịn nên phải sử dụng thêm các chất trợ lắng
polyelectrolyte. Bột than hoạt tính còn được cho vào bể aeroten để loại bỏ các chất
hữu cơ hòa tan trong nước thải. Than hoạt tính sau khi sử dụng thường được tái sinh
để xử dụng lại, phương pháp hữu hiệu để tái sinh bột than hoạt tính chưa được tìm ra,
đối với than hoạt tính dạng hạt người ta tái sinh trong lò đốt để oxy hóa các chất
10% hạt¸hữu cơ bám trên bề mặt của chúng, trong quá trình tái sinh 5 than bị phá
hủy và phải thay thế bằng các hạt mới.
1.3.4. Một số công nghệ sinh thái áp dụng cho xử lý nước thải sinh hoạt
1.3.4.1 Hồ sinh học
Hồ sinh học là các thủy vực tự nhiên hoặc nhân tạo, với quy mô nhỏ sẽ diễn ra
quá trình chuyển hóa các chất bẩn. Quá trình này tương tự như quá trình tự làm sạch
trong các sông hồ tự nhiên với vai trò chủ yếu là các loại vi khuẩn và tảo.

Khi vào hồ, do vận tốc dòng chảy nhỏ, các loại cặn lắng xuống đáy. Các chất bẩn
hữu cơ còn lại trong nước sẽ được vi khuẩn hấp phụ và ôxy hóa mà sản phẩm tạo ra là
sinh khối của nó, CO2, các muối nitrat, nitrit... Sự phân hủy chất hữu cơ được thực hiện
nhờ sinh vật mà chủ yếu là vi khuẩn, một phần nhỏ nhờ Protozoa. Vi khuẩn sẽ tạo thành
CO2 và nước trong điều kiện hiếu khí; tạo axit hữu cơ trong điều kiện yếm khí. Khí
cacbonic và các hợp chất nitơ, phốt pho được rong tảo sử dụng trong quá trình quang
hợp. Trong giai đoạn này sẽ giải phóng ôxy cung cấp cho quá trình ôxy hóa các chất hữu
cơ của vi khuẩn. Sự hoạt động của rong tảo tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi
chất của vi khuẩn.
Do quá trình hoạt động quang hợp của tảo trong hồ, các ion carbonat và
bicarbonat thực hiện các phản ứng cung cấp nhiều dioxit cácbon cho tảo và nhiều ion
hydroxyl được giải phóng, pH của nước có thể tăng lên đến gần 9,4 (Mara, 2005). Quá
trình quang hợp làm pH tăng đi đôi với cường độ bức xạ trong hồ lớn. Đây chính là yếu
tố kìm hãm phát triển của vi khuẩn gây bệnh (Mara, 2005). Nước xáo trộn tốt, vì do gió
15


thổi trên tầng mặt tạo nên sự phân bố đồng nhất BOD, oxy hòa tan, vi khuẩn và tảo. Đó
là các yếu tố chính làm tăng mức độ ổn định chất thải trong hồ (Mara và Pearson, 1987).
Hệ thống hồ sinh học có thể loại bỏ được 80% Nitơ (Mara và các người khác, 1992).
Phốt pho được loại bỏ khỏi nước trong hồ ổn định bằng cách hấp thụ vào sinh khối của
tảo, hô hấp và lắng đọng (Mara và Pearson, 1986)
1.3.4.2 Bãi lọc trồng cây thẳng đứng
Cơ chế xử lý nước thải của đất ngập nước bao gồm lắng, kết tủa, hấp phụ hóa
học, trao đổi chất của vi sinh vật và sự hấp thụ của thực vật. Các chất ô nhiễm có thể
được loại bỏ nhờ nhiều cơ chế đồng thời trong hệ thống (Nguyễn Việt Anh, 2006).

Loại bỏ các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học




Trong các bãi lọc đất ngập nước, phân hủy sinh học đóng vai trò lớn nhất trong
việc loại bỏ các chất hữu cơ dạng hòa tan hay dạng keo có khả năng phân hủy sinh học
(BOD) có trong nước thải, BOD còn lại cùng các chất rắn lắng được sẽ bị loại bỏ nhờ
quá trình lắng. Bãi lọc đất ngập nước về cơ bản hoạt động như bể lọc sinh học. Tuy
nhiên, đối với bãi lọc đất ngập nước, vai trò của vi sinh vật lơ lửng dọc theo chiều sâu
cột nước của bãi lọc đối với việc loại bỏ BOD cũng rất quan trọng. Cơ chế loại bỏ BOD
trong các màng vi sinh vật bao bọc xung quanh lớp vật liệu lọc tương tự như trong bể
lọc sinh học nhỏ giọt. Phân hủy sinh học xảy ra khi các chất hữu cơ hòa tan được mang
vào lớp màng vi sinh bám trên phần thân ngập nước của thực vật, hệ thống rễ và những
vùng vật liệu lọc xung quanh, nhờ quá trình khuếch tán. Vai trò của thực vật trong đất
ngập nước là:
-

Cung cấp môi trường thích hợp cho vi sinh vật thực hiện quá trình phân hủy sinh
học (hiếu khí) cư trú.

-

Vận chuyển oxy vào vùng rễ để cung cấp cho quá trình phân hủy sinh học hiếu
khí trong lớp vật liệu lọc và bộ rễ.



Loại bỏ chất rắn
Các chất rắn lắng được loại bỏ dễ dàng nhờ cơ chế lắng trọng lực vì hệ thống bãi

lọc trồng cây có thời gian lưu nước dài. Chất rắn không lắng được, chất keo có thể được
16



loại bỏ thông qua cơ chế lọc (nếu có sử dụng cát lọc), lắng và phân hủy sinh học (do sự
phát triển của vi sinh vật), hút bám, hấp phụ lên các chất rắn khác (thực vật, đất, cát,
sỏi…) nhờ lực hấp dẫn Van De Waals, chuyển động Brown. Đối với sự hút bám trên lớp
nền, một thành phần quan trọng của bãi lọc ngầm, chất rắn lơ lửng được loại bỏ trước
tiên nhờ quá trình lắng và phân hủy sinh học, tương tự như các quá trình xảy ra trong bể
sinh học nhỏ giọt.
Các cơ chế xử lý trong hệ thống này phụ thuộc rất nhiều vào kích thước và tính
chất của các chất rắn có trong nước thải và các dạng vật liệu lọc được sử dụng. Trong
mọi trường hợp, thực vật trong bãi lọc không đóng vai trò đáng kể trong việc loại bỏ các
chất rắn.

Loại bỏ Nitơ



Nitơ được loại bỏ trong các bãi lọc chủ yếu nhờ 3 cơ chế chủ yếu sau:
-

Nitrat hóa/khử nitơ

-

Sự bay hơi của ammoniac (NH3)

-

Sựu hấp thụ của thực vật
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất về tầm quan trọng của các cơ


chế khử nitơ như đặc biệt với hai cơ chế nitrat hóa/khử nitrat và sự hấp thụ của thực vật.
Trong các bãi lọc, sự chuyển hóa của nitơ xảy ra trong các tầng oxy hóa và khử
của bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất. phần ngập nước của thực vật có than nhô lên khỏi
mặt nước. Nitơ hữu cơ bị oxy hóa thành NH 4+ trong cả hai lớp đất oxy hóa và khử. Lớp
oxy hóa và phần ngập nước của thực vật là nơi chủ yếu xảy ra quá trình nitrat hóa, tại
đây NH4+ chuyển hóa thành NO2- bởi vi khuẩn nitrosomonat và cuối cùng thành NO 3- bởi
vi khuẩn nitrobacter. Ở môi trường nhiệt độ cao hơn, một số NH 4+ chuyển sang dạng
NH3 và bay hơi vào không khí. Nitrat trong tầng khử sẽ bị hụt đi nhờ quá trình khử
nitrat, lọc hay do thực vật hấp thụ. Tuy nhiên, nitrat được cấp vào từ vùng oxy hóa nhờ
hiện tượng khuếch tán.
Đối với bề mặt chung giữa đất và rễ, oxy từ khí quyển khuếch tán vào vùng lá,
than, rễ của các cây trồng trong bãi lọc và tạo nên một lớp giàu oxy tương tự như lớp bề
17


mặt chung giữa đất và nước. Nhờ quá trình nitrat hóa diễn ra ở vùng hiếu khí, tại đây
NH4+ bị oxy hóa thành NO3-. Phần NO3- không bị cây trồng hấp thụ sẽ bị khuếch tán
vào vùng thiếu khí, và bị khử thành N2 và N2O do quá trình khử nitrat. Lượng NH4+
trong vùng rễ được bổ sung nhờ nguồn NH4+ từ vùng thiếu khí khuếch tán vào.

Loại bỏ photpho



Cơ chế loại bỏ photpho trong bãi lọc đất ngập nước gồm có sự hấp thụ của thực
vật, các quá trình đồng hóa của vi khuẩn, sự hấp phụ lên đất, vật liệu lọc (chủ yếu là lên
đất sét) và các chất hữu cơ, kết tủa và lắng các ion Ca2+, Mg2+, Fe3+ và Mn2+. Khi
thời gian lưu nước dài và đất sử dụng có cấu trúc mịn thì các quá trình loại bỏ photpho
chủ yếu là sự hấp phụ và kết tủa, do điều kiện này tạo cơ hội cho quá trình hấp phụ
photpho và các phản ứng trong đất xảy ra.

Tương tự các quá trình loại bỏ nitơ, vai trò của thực vật trong vấn đề loại bỏ
photpho vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Dù sao, đây cũng là cơ chế duy nhất đưa hẳn
photpho ra khỏi hệ thống bãi lọc. Các quá trình hấp phụ, kết tủa và lắng chỉ đưa được
photpho vào đất hay vật liệu lọc. Khi lượng photpho trong lớp vật liệu vượt quá khả
năng chứa thì vật liệu lọc hay lớp trầm tích đó phải được nạo vét và xả bỏ.

Loại bỏ kim loại nặng



Khi các kim loại nặng hòa tan trong nước thải chảy vào hệt hống đất ngập nước,
các cơ chế loại bỏ chúng gồm có:
-

Kết tủa và lắng ở dạng hydroxit không tan trong vùng hiếu khí, ở dạng sunfit kim
loại trong vùng kị khí của lớp vật liệu.

-

Hấp phụ lên các kết tủa oxyhydroxit sắt, mangan trong vùng hiếu khí.

-

Kết hợp lẫn với thực vật chết và đất.

-

Hấp thụ vào rễ, than và lá của thực vật trong hệ thống đất ngập nước.
Các nghiên cứu chưa chỉ ra được cơ chế nào trong các cơ chế nói trên có vai trò


lớn nhất, nhưng nhìn chung có thể nói rằng lượng kim loại được thực vật hấp thụ chỉ
chiếm một phần nhất định.

18


Các loại thực vật khác nhau có khả năng hấp thụ kim loại nặng rất khác nhau.
Bên cạnh đó, thực vật đầm lầy cũng ảnh hưởng gián tiếp đến sự loại bỏ và tích trữ kim
loại nặng khi chúng ảnh hưởng tới chế độ thủy lực, cơ chế hóa học lớp trầm tích và hoạt
động của vi sinh vật. Vật liệu lọc là nơi tích tụ chủ yếu kim loại nặng. Khi khả năng
chứa các kim loại nặng của chúng đạt tới giới hạn thì cần nạo vét và xả bỏ để loại kim
loại nặng ra khỏi hệ thống.

Loại bỏ các hợp chất hữu cơ



Các hợp chất hữu cơ được loại bỏ trong hệ thống đất ngập nước chủ yếu nhờ cơ
chế hấp phụ, phân hủy bơi các VSV và hấp thụ của thực vật.
Quá trình phân hủy các chất hứu cơ chính nhờ các vi khuẩn hiếu khí và kị khí,
nhưng quá trình hấp phụ các chất bẩn lên màng VSV phải xảy ra trước quá trình thích
nghi và phân hủy sinh học. Các chất bẩn hữu cơ còn có thể được loại bỏ nhờ quá trình
hút bám vật lý lên bề mặt các chất rắn lắng được và sau đó là quá trình lắng. Quá trình
này thường xảy ra ở phần đầu của bãi lọc. Các hợp chat hữu cơ cũng bị thực vật hấp thụ.
Tuy nhiên, cơ chế này còn chưa được hiểu rõ và phụ thuộc nhiều vào loài thực vật được
trồng, cũng như đặc tính của các chất bẩn.

Loại bỏ vi khuẩn và virut




Cơ chế loại bỏ vi khuẩn, vi rút trong các hệ thống đất ngập nước về bản chất cũng
giống như quá trình loại bỏ các VSV này trong hồ sinh học. Vi khuẩn và virut có trong
nước thải được loại bỏ nhờ:
-

Các quá trình vật lý như dính kết và lắng. lọc, hấp phụ.

-

Bị tiêu diệt do điều kiện môi trường không thuận lợi trong một thời gian dài.
Các quá trình vật lý cũng dẫn đến sự tiêu diệt vi khuẩn, virut như: nhiệt độ, pH,

bức xạ mặt trời. Các yếu tố sinh học bao gồm: thiếu dinh dưỡng, do các sinh vật khác
ăn. Hiện những bằng chứng về vai trò của thực vật trong việc khử vi khuẩn, virut trong
hệ sinh thái đầm lầy còn chưa nghiên cứu rõ.

19


1.3.4.3 Xử lý nước thải sinh hoạt bằng than hoạt tính
Than hoạt tính lọc nước qua hai quá trình song song: quá trình lọc cơ học - giữ lại
các hạt cặn bằng những lỗ nhỏ và quá trình hấp thụ các tạp chất hòa tan trong nước bằng
cơ chế hấp phụ bề mặt và trao đổi ion.
Từ nguồn nước muốn lọc, cho nước đi qua vòi sen để tạo mưa (hạt nhỏ - tránh
làm xói mòn lớp cát trên cùng). Qua lớp cát trên cùng, nước đã được lọc sơ các loại bụi
bẩn, sinh vật, phèn. Sau đó nước sẽ thấm qua lớp than hoạt tính. Lớp than hoạt tính này
có tác dụng hấp phụ các chất độc hại, các loại vi sinh vật nguy hiểm và trung hòa các
khoáng chất khó hoàn tan trong nước. Qua lớp than hoạt tính, nước tiếp tục thấm qua
lớp cát lớn, lớp sỏi nhỏ và lớp sỏi lớn nhất để đi ra bể chứa nước sạch.

Trong than hoạt tính (activated carbon), các nguyên tử carbon sắp xếp không có
trật tự, tạo nên một trạng thái vô định hình, có nhiều khe hổng và xốp. Nguyên liệu sản
xuất than hoạt tính thường là gáo dừa, tre Ở Việt Nam và một số nước châu Á, nguyên
liệu làm than hoạt tính phổ biến là từ gáo dừa.
Để sản xuất than hoạt tính, nguyên liệu ban đầu được nung nóng từ từ trong môi
trường chân không, sau đó được hoạt hóa bằng các khí có tính oxy hóa ở nhiệt độ
khoảng 90000C. Đó là quá trình cho than phản ứng với hơi nước, khí cacbonic, kẽm
clorua v.v…. Quy trình chung là từ nguyên liệu ban đầu, qua quá trình hoạt hóa để làm
tăng hoạt tính hấp phụ của than. Còn từng bước xử lý với các điều kiện nhiệt độ, áp suất,
xúc tác… cụ thể như thế nào để tạo ra sản phẩm than hoạt tính phù hợp với mục đích sử
dụng và kinh doanh là bí mật công nghệ của từng nhà sản xuất.
Quá trình hoạt hóa tạo nên những lỗ nhỏ li ti làm cho than có khả năng hấp phụ
và giữ các tạp chất tốt hơn rất nhiều so với than ban đầu. Từ các nguyên liệu có diện tích
bề mặt khoảng 10-15 m2/g, sau quá trình hoạt hóa, than đạt diện tích bề mặt lớn hơn cả
ngàn lần, trung bình 700-1.200 m2/g.
Bán kính các lỗ hổng của than hoạt tính thường phân ra làm ba khoảng:
micropores (<40Å), mesopores (40-5.000Å) và macropores (5.000 - 20.000 Å) (1Å =
10-9m). Trong đó loại có khả năng hấp phụ tốt nhất là lỗ hổng cỡ micropores. Than hoạt
tính có khả năng hấp thụ tốt đối với các chất không phân cực như chất hữu cơ; hấp phụ
20


yếu các chất phân cực như nước, khí amoniac… Khả năng hấp phụ của than hoạt tính
tùy thuộc vào kết cấu, kích thước, mật độ khe hổng, diện tích tiếp xúc của than, tính chất
của các loại tạp chất cần loại bỏ và cả công nghệ của các nhà sản xuất.
Hiện nay than hoạt tính được dùng chủ yếu để lọc nước và khử các chất hữu cơ hòa tan
trong nước. Do có đặc tính hấp phụ cao nên Than hoạt tính được dùng trong xử lý nước
với mục đích là:
+ Khử các chất bẩn : được tính bằng gram chất bẩn hoặc gram COD được giữ lại
trong 1kg Than hoạt tính.

+ Làm sạch vết của các kim loại nặng hòa tan trong nước
+ Làm sạch triệt để chất hữu cơ hòa tan, khử mùi và vị, đặc biệt nước thải công
nghiệp chứa các phân tử hữu cơ độc hại hoặc các phân tử có độ bền vững bề mặt cao
ngăn cản các quá trình xử lý sinh học.
+ Nước đi qua than hoạt tính phần lớn là các phân tử hữu cơ hòa tan được lưu
giữ lại trên bề mặt. Ngoài ra trong quá trình lọc than hoạt tính chứa và nuôi dưỡng các
loại vi khuẩn có khả năng phân hủy các chất hữu cơ dính bám để tạo ra bề mặt tự do,
cho phép giữ lại các phân tử hữu cơ mới.
1.4 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Xử lý nước thải sinh hoạt đô thị là hiểm họa môi trường và trở nên cấp bách đối
với các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong những năm gần
đây việc xử lý nước thải không hợp lý đã gây nên những vấn đề nghiêm trọng như ô
nhiễm nước, không khí, đất và dịch bệnh. Chính vì thế đã có nhiều công trình nghiên
cứu liên quan nhằm thu gom và xử lý hiệu quả nước thải sinh hoạt
Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam diễn ra rất nhanh. Những đô thị lớn tại Việt
Nam như Hà Nội, Tp Hồ Chính Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm nước rất nặng
nề. Đô thị ngày càng phình ra tại Việt Nam, Nhưng cơ sở hạ tầng lại phát triển không
cân xứng, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại Việt Nam vô cùng thô sơ gây
ô nhiễm nguồn nước uống chính bằng nước thải sinh hoạt hàng ngày.

21


Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE), nước thải sinh
hoạt chiếm khoảng 80% tổng số nước thải ở các thành phố, là một nguyên nhân chính
gây nên tình trạng ô nhiễm nước và vấn đề này có xu hướng càng ngày càng xấu đi. Ước
tính, hiện chỉ có khoảng 6% lượng nước thải đô thị được xử lý.
Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi có dân cư đông
đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt
(khoảng 600,000 m3 mỗi ngày, với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực

Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260,000 m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều không
được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng Châu
Thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò
mổ và ngay bệnh viện (khoảng 7.000 m3 mỗi ngày, chỉ 30% là được xử lý) cũng không
được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) công bố hồi đầu năm 2010 cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000
người tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo nàn và thấp kém. Còn theo
thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn
nước. Người dân ở cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh
do môi trường nước đang ngày một ô nhiễm trầm trọng.
Các công trình nghiên cứu cho thấy việc thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt có
vai trò rất lớn trong việc tái tạo và phục hồi môi trường. Ở Việt Nam đã và đang có
những công trình nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt do nhiều tổ chức khoa
học và doanh nghiệp trong cả nước đề xuất thử nghiệm trong nhiều năm qua, hầu hết các
giải pháp này được thiết kế và chế tạo trong nước, chất lượng thiết kế chưa hoàn chỉnh,
công nghệ chế tạo thấp kém… Vì vậy, không đưa ra được kết quả xử lý như mong
muốn, hoặc chỉ sau một thời gian hoạt động ngắn các hệ thống xử lý này đã bị trục trặc.
Tỉnh Gia Lai đã có báo cáo quy hoạch tổng thể thu gom và xử lý nước thải sinh
hoạt đến năm 2020, nhưng chưa có công nghệ phù hợp. Vì thế, Một công trình nghiên
cứu khoa học để thu gom riêng và xử lý nước thải sinh hoạt tại khu đô thị mới của tỉnh
Gia Lai cần thiết phải được thực hiện nhằm xử lý nước thải được triệt để và có hệ thống.

22


Do vậy, cần thiết phải có một nghiên cứu đầy đủ, nghiêm túc về thu gom và xử lý
nước thải sinh hoạt, để đề xuất các giải pháp hiệu quả, bền vững trên địa bàn tỉnh Gia
Lai. Từ đó, xây dựng các định hướng thu gom và công nghệ xử lý nước thải là vô cùng
bức thiết và mang tính sống còn đối với công việc quản lý môi trường của tỉnh.
1.5 Khái quát địa bàn nghiên cứu

1.5.1 Tổng quan về TP.Pleiku
Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai,
có tổng diện tích tự nhiên là 26.060,6 ha, thành phố có địa giới hành chính như sau:
+ Phía Bắc giáp Huyện Chư Pãh.
+ Phía Đông giáp Huyện Đăk Đoa.
+ Phía Nam giáp Huyện Chư PRông.
+ Phía Tây giáp Huyện Ia Grai.

Hình 2.2 : Bản đồ TP.Pleiku
Nguồn: UBND Tỉnh Gia Lai
23


- Đơn vị hành chính cấp xã, phường: 23 (14 phường, 9 xã).
- Các phường: Diên Hồng, Ia Kring, Hội Thương, Hoa Lư, Tây Sơn, Thống Nhất,
Hội Phú, Yên Đỗ, Yên Thế, Trà Bá, Thắng Lợi, Chi Lăng, Phù Đổng, Đống Đa.
- Các xã: Biển Hồ, Chư HDrông, An Phú, Trà Đa, Gào, Diên Phú, Tân Sơn, Ia
Kênh, Chư Á.
- Tổng quan kinh tế - văn hóa - xã hội: Pleiku là thành phố, tỉnh lỵ, là trung tâm
kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam.
Thành phố Pleiku là đô thị phía bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông giữa
quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên
cung đường Hồ Chí Minh, và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng
như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào.
Pleiku nằm trên ngã ba quốc lộ 14 và quốc lộ 19 có độ cao 785 m
Thành phố có ưu thế về thổ nhưỡng, thời tiết thuận lợi cho phát triển các loại cây
công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, cây lâm sản đa dạng.
Các công trình thủy điện, thủy lợi, cảnh quan thiên nhiên do đặc thù địa hình Tây
Nguyên đem lại cho tỉnh nhiều tiềm năng về du lịch…Tỉnh đang quy hoạch phát triển
cụm du lịch, tham quan các thắng cảnh như thác Phú Cường, thác Ba, thác Bầu

Cạn, thủy điện Yaly, nhà lao Pleiku, Biển Hồ nước, công viên Đồng Xanh, Diên Hồng,
công viên văn hóa các dân tộc thiểu số, Khu du lịch Lễ hội về nguồn
Hơn ba thập niên qua và đặc biệt là trong 5 năm gần đây (2005 - 2010), thành phố
Pleiku có những bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, khẳng định vai trò là
trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh Gia Lai và cả khu vực Tam giác phát triển
ba nước: Việt Nam - Lào - Campuchia.
Bước sang giai đoạn 2010-2015, thành phố vừa có những thuận lợi cơ bản song
cũng không ít khó khăn, thách thức đòi hỏi phải nêu cao tinh thần đoàn kết, năng động,
sáng tạo để tập trung quy hoạch thành phố theo hướng phát triển bền vững lâu dài nhằm
huy động, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
24


chỉnh trang đô thị. Thành phố phấn đấu đạt các chỉ tiêu cơ bản như sau: Đến năm 2015,
tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm khoảng 51,5%, công nghiệp - xây dựng 44%, nông
nghiệp 4,5%. Tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân hàng năm đạt 14% trở lên. Thu nhập
bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 45 triệu đồng trở lên (theo giá hiện hành). Tỷ lệ
tăng thu ngân sách theo phân cấp bình quân hàng năm là 15%. Tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%
(theo tiêu chí 2006 - 2010), dưới 3,5% theo hướng phấn đấu của thành phố bình quân
500.000 đồng/người/tháng. Giải quyết việc làm cho hơn 22.000 lao động (bình quân
hàng năm 4.250 lao động). 85% trạm y tế xã, phường có bác sỹ.

1.5.2 Khái quát khu vực nghiên cứu
1.5.2.1 Vị trí khu quy hoạch


Vị trí, giới hạn khu đất

Khu vực lập quy hoạch có tổng diện tích 94,9 ha. Thuộc các phường Trà Bá, Hội
Phú, Hội Thương, IaKring - Thành phố Pleiku - Tỉnh Gia Lai. Ranh qui hoạch được xác

định như sau:



* Phía Bắc giáp

: Khu dân cư.

* Phía Nam giáp

: Đường Chu Mạnh Trinh và khu dân cư;

* Phía Đông giáp

: Đường Trường Chinh;

* Phía Tây giáp

: Đường Lê Thánh Tôn;

Địa hình, địa mạo

- Khu quy hoạch của dự án có cao độ so với mực nước biển dao động từ 730 m đến
795m. Địa hình dốc thay đổi lên xuống nhiều 2% đến 12% theo hướng Đông - Tây, theo
hướng Bắc - Nam địa hình tương đối bằng phẳng.
- Trong khu vực quy hoạch có Suối Hội Phú chảy qua theo hướng từ Nam sang Bắc,
Suối Hội Phú có chiều rộng bãi khoảng 100m, suối chảy tự nhiên, có nước quanh năm.
Vào mùa khô, lòng suối được dân cư khu vực sử dụng làm đất canh tác nông nghiệp,
nuôi cá.
25



×