Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới aao trong xử lý nước thải ngành y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 91 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Để chuẩn bị tốt cho đồ án tốt nghiệp hoàn thành khóa học 2008 – 2012. Trƣớc tiên,
tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trƣờng Đại học Nha Trang đã tạo mọi điều
kiện tốt nhất để tôi đƣợc học tập và phát triển những kĩ năng. Và tôi xin gửi lời cảm ơn
đến các thầy cô Viện Công Nghệ Sinh học và Môi trƣờng đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức bổ ích, quý báu với tất cả lòng nhiệt huyết của mình.
Để hoàn thành tốt đợt thực tập và bài báo cáo tốt nghiệp, ngoài cố gắng của bản
thân tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ rất tận tình của thầy PGS.TS Ngô Đăng Nghĩa, cũng
nhƣ những lời khuyên giúp tôi hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế, tôi xin gửi lời cảm ơn
đến Ban Lãnh đạo cùng các cán bộ văn phòng, kỹ thuật đã hƣớng dẫn và giúp đỡ tận tình
để tôi hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Trong thời gian thực tập tại Công ty, tôi đã đƣợc tiếp xúc với nhiều lĩnh vực mới,
đƣợc tìm hiểu về các lĩnh vực chính của Công ty, và đƣợc học hỏi phong cách làm việc
mang tính chuyên nghiệp của các anh chị trong Công ty. Công ty đã hết sức quan tâm
đến việc thực tập của tôi, tạo điều kiện cho tôi tiếp cận thực tế, và có cơ hội áp dụng
những kiến thức đã học vào thực tiễn.
Quá trình thực tập tại Công ty giúp tôi luôn cân nhắc bản thân cần cố gắng hơn để
hoàn thiện bản thân, hoàn thiện kiến thức thu nhận đƣợc qua đợt thực tập tại Công ty.
Mặc dù trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo tôi đã hết sức cố gắng,
nhƣng tôi vẫn không tránh khỏi những thiếu xót và khuyết điểm. Tôi rất mong nhận đƣợc
sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô để tôi khắc phục những thiếu xót và
hoàn chỉnh bài đồ án đƣợc tốt hơn.
Nha Trang, tháng 6 năm 2012
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Mai



ii

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC HÌNH ẢNH iv
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN 4
1.1. NGUỒN NƢỚC THẢI BỆNH VIỆN 4
1.2. TÍNH CHẤT, THÀNH PHẦN VÀ LƢU LƢỢNG NƢỚC THẢI BỆNH VIỆN 4
1.2.1. Tính chất nƣớc thải bệnh viện 5
1.2.2. Thành phần nƣớc thải bệnh viện 6
1.2.3. Lƣu lƣợng nƣớc thải bệnh viện 7
1.3. CÁC CÔNG NGHỆ ĐANG ĐƢỢC ÁP DỤNG ĐỂ XỬ LÝ NƢỚC THẢI
BỆNH VIỆN 9
1.3.1. Yêu cầu chung về công nghệ xử lý nƣớc thải 9
1.3.2. Các công nghệ xử lý nƣớc thải 10
1.3.2.1. Công nghệ xử lý chất thải lỏng y tế V-69 10
1.3.2.2. Công nghệ xử lý chất thải lỏng y tế CN-2000 12
1.3.2.3. Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt Biofilter 15
1.3.2.4. Công nghệ xử lý sinh học theo nguyên tắc AAO 17
1.3.3. So sánh các công nghệ xử lý CTLYT 23
CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 32
2.2. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ 32
2.2.1. Công nghệ AAO với đệm vi sinh 32
2.2.2. Công nghệ AAO với màng lọc MBR 36
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 46

3.1. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ MỚI AAO TRONG XỬ LÝ NƢỚC THẢI
Y TẾ – TRUNG TÂM Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH 46
iii

3.1.1. Giới thiệu công nghệ XLNT công suất nhỏ 46
3.1.1.1. Đặt vấn đề 46
3.1.1.2. Ƣu điểm công nghệ XLNT theo nguyên tắc AAO loại công suất nhỏ 46
3.1.1.3. Nguyên tắc XLNT công suất nhỏ cho các trung tâm y tế 47
3.1.1.4. Quy trình vận hành XLNT theo nguyên tắc AAO 48
3.1.2. Bơm bùn vi sinh và kiểm tra chất lƣợng nƣớc đầu ra 54
3.1.2.1. Bơm bùn vi sinh 54
3.1.2.2. Kiểm tra chất lƣợng nƣớc đầu ra 55
3.1.3. Lắp đặt hệ thống hợp khối FRP 58
3.1.3.1. Thông tin cần xác nhận trƣớc khi thi công lắp đặt 58
3.1.3.2. Lắp đặt và chôn lấp thiết bị hợp khối cho trung tâm y tế 59
3.1.3.3. Quy trình kiểm tra vận hành 65
3.1.4. Chi phí vận hành trạm XLNT công suất nhỏ 66
3.2. SO SÁNH CHI PHÍ XÂY DỰNG, LẮP ĐẶT VÀ VẬN HÀNH HỆ THỐNG
XLNT Y TẾ THEO NGUYÊN TẮC AAO SỬ DỤNG FRP VÀ RC 68
3.2.1. Chi phí thiết bị và vận hành HTXL nƣớc thải bệnh viện theo nguyên tắc
AAO sử dụng hệ thống hợp khối FRP 68
3.2.2. Chi phí xây dựng và vận hành HTXL nƣớc thải bệnh viện theo nguyên tắc AAO
sử dụng kiểu RC 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 79








iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ thiết bị xử lý hợp khối V-69 10
Hình 1.2. Mặt cắt cấu tạo thiết bị V-69 11
Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ thiết bị xử lý hợp khối CN-2000 13
Hình 1.4. Mặt cắt cấu tạo thiết bị CN-2000 14
Hình 1.5. Thiết bị CN-2000 đƣợc lắp đặt tại bệnh viện Thanh Nhàn-Hà Nội 15
Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt 16
Hình 1.7. Cấu tạo bể lọc sinh học nhỏ giọt 17
Hình 1.8. Sơ đồ công nghệ XLNT sử dụng công nghệ AAO+MBR 17
Hình 1.9. Biểu diễn thời gian thi công của hệ thống FRP 20
Hình 1.10. Khoang khử trùng và hóa chất khử trùng dạng viên 22
Hình 1.11. Vị trí đặt viên khử trùng trong hệ thống xử lý 22
Hình 2.1. Mặt cắt các khoang công nghệ AAO với đệm vi sinh 32
Hình 2.2. Sơ đồ công nghệ AAO với đệm vi sinh 33
Hình 2.3. Cấu tạo khoang công nghệ AAO với màng lọc MBR 36
Hình 2.4. Sơ đồ công nghệ AAO với màng lọc MBR 37
Hình 2.5. Cơ cấu màng lọc MBR 39
Hình 2.6. So sánh các quá trình dòng chảy 40
Hình 2.7. Nguyên lý rửa bề mặt màng lọc MBR 42
Hình 2.8. Biểu đồ biểu diễn hiệu quả loại BOD 43
Hình 2.9. Biểu đồ biểu diễn hiệu quả loại coliform 44
Hình 2.10. Biều đồ biểu diễn hiệu quả loại virus tả 45
Hình 3.1. Sơ đồ nguyên tắc xử lý nƣớc thải cho các trung tâm y tế 47
Hình 3.2. Mặt cắt công nghệ AAO công suất nhỏ 48

Hình 3.3. Quy trình vận hành trong công nghệ AAO 48
Hình 3.4. Khoang kỵ khí 49
Hình 3.5. Khoang thiếu khí – ngăn chứa giá đỡ vi sinh 50
Hình 3.6. Khoang hiếu khí – ngăn chứa đệm vi sinh 52
v

Hình 3.7. Ngăn khử trùng – viên hóa chất khử trùng 54
Hình 3.8. Bùn hoạt tính trong bể aeroten hoạt động bình thƣờng 55
Hình 3.9. Bùn hoạt tính dƣới kính hiển vi 55
Hình 3.10. Bơm bùn vi sinh vào bể hiếu khí 55
Hình 3.11. Lấy mẫu nƣớc đầu ra 56
Hình 3.12. Hệ thống xử lý nƣớc thải trƣớc khi lắp đặt 58
Hình 3.13. Đào hố trƣớc khi lắp đặt hệ thống xử lý nƣớc thải ngầm 59
Hình 3.14. Hệ thống xử lý nƣớc thải sau khi lắp đặt 62
Hình 3.15. Vị trí ống thông hơi 63
Hình 3.16. Chôn lấp hệ thống xử lý nƣớc thải 64
Hình 3.17. Mặt bằng sau khi bàn giao hệ thống XLNT 65
Hình 3.18. Sơ sồ dây chuyền công nghệ xử lý nƣớc thải bệnh viện 68
Hình 3.19. Hệ thống hợp khối vật liệu composite 72















vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần ô nhiễm của nƣớc thải bệnh viện 7
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn nƣớc cấp và lƣợng nƣớc thải bệnh viện 8
Bảng 1.3. Lƣợng nƣớc sử dụng và số giƣờng của các bệnh viện khảo sát 9
Bảng 1.4. So sánh các công nghệ xử lý nƣớc thải y tế 24
Bảng A.1. Giá trị C của các thông số ô nhiễm 80
Bảng A. 2. Giá trị của hệ số K 81
Bảng A.3. Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm 82





















vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

AAO : Anaerobic – Kỵ khí; Anoxic – Thiếu khí; Oxic – Hiếu khí
BOD
5
: Biochemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy sinh hóa
COD : Chemical Oxygen Demand - Nhu cầu oxy hóa học
CTLYT : Chất thải lỏng y tế
F/M : Food/Microorganism - Tỉ lệ thức ăn trên số lƣợng vi sinh
FRP : Fibeglass Reinfored Plastic - Vật liệu nhựa composite
MBR : Membrance Bio Reactor - Bể lọc sinh học bằng màng
MF : MicroFiltration - Màng vi lọc
MLSS : Mixed Liquor Suspended Solids
Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng trong dung dịch bùn hoạt tính, mg/L
MPN/100ml : Most Probable Number per 100 mililiters
Mật độ khuẩn lạc trong 100ml
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
RC : Reinfored Concret - Bê tông cốt thép
SS : Suspended Solids - Chất rắn lơ lửng
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
VSV : Vi sinh vật
XLNT : Xử lý nƣớc thải

1


MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Vấn đề ô nhiễm môi trƣờng đang trở thành vấn đề chung đƣợc quan tâm đặc
biệt của tất cả các nƣớc trên thế giới. Các tổ chức Quốc tế, Chính phủ của các nƣớc
cũng đã và đang có hƣớng giải quyết nhằm khắc phục hiện trạng ô nhiễm hiện nay.
Trong những năm gần đây, các vấn đề môi trƣờng ở nƣớc ta cũng bắt đầu đƣợc chú
trọng. Việt Nam đã có Luật Bảo vệ môi trƣờng, Nghị định và những chính sách cụ
thể để phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trƣờng. Theo đó vấn đề xử lý
chất thải y tế đƣợc ƣu tiên giải quyết cấp bách.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nƣớc, trong những năm vừa qua công
tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng đƣợc coi trọng. Những ứng dụng
thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ của các nƣớc trên thế giới đã góp phần nâng
cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ khả năng phục vụ của ngành y tế. Ngành y tế
cũng là một trong những ngành có cơ sở phục vụ rộng khắp cả nƣớc.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của các bệnh viện và các cơ sở y tế
thì chúng ta cũng không khỏi băn khoăn về những nguy hại của chất thải y tế, là
nguyên nhân gây lây lan các loại bệnh tật qua nguồn nƣớc, qua các loài côn trùng,
ngấm xuống nƣớc ngầm, nhiễm khuẩn cho thực phẩm,… nhƣng nguy hiểm nhất là
khi các bệnh phẩm bao gồm các tế bào, các mô cơ thể bị cắt bỏ trong quá trình phẫu
thuật, tiểu phẫu, bông gạc có dính máu mủ, các dụng cụ y tế nhƣ kim tiêm, ống
thuốc, nếu không đƣợc xử lý tốt sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho con
ngƣời và sinh vật.
Theo các tài liệu công bố, Việt Nam hiện có 1.047 bệnh viện với hơn 140 ngàn
giƣờng bệnh và hơn 10 ngàn trạm y tế xã đang thải ra khoảng 400 tấn chất thải rắn y
tế, hơn 1.000.000 m
3
chất thải lỏng hàng ngày. Bộ y tế đã tiến hành đầu tƣ trên diện
rộng 700 bệnh viện (22 bệnh viện trung ƣơng, 231 bệnh viện cấp tỉnh, 435 bệnh
viện tuyến huyện, 12 bệnh viện tƣ nhân) kết quả là: chỉ có 250/700 bệnh viện có

trạm xử lý chất thải lỏng y tế (CTLYT) chiếm 35,7%, 278/700 bệnh viện có hệ
thống thu gom nƣớc thải riêng với nƣớc mƣa chiếm 39,7%. Tuy nhiên, chính các
2

chuyên gia y tế cho rằng, tới nay ít có bệnh viện nào triển khai hoàn chỉnh từ khâu thu
gom, phân loại và xử lý toàn bộ chất thải y tế. Phần lớn các cơ sở y tế mới chỉ dừng lại
ở việc thu gom, xử lý sơ bộ chất thải lỏng không đảm bảo tiêu chuẩn thải, chất thải rắn
chƣa đƣợc thu gom, xử lý triệt để. Trong khi đó, theo phân loại của Quy chế quản lý
chất thải nguy hại do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành thì chất thải y tế là một trong
những chất thải nguy hại cần phải xử lý triệt để.
Theo báo cáo của Vụ Khoa học và Đào tạo – Bộ Y tế, hiện nay việc quản lý
chất thải bệnh viện chƣa đƣợc đồng bộ, chƣa có cơ chế rõ ràng, chƣa phân công,
phân cấp cũng nhƣ phối hợp hiệu quả. Việc tổ chức nhân lực trong quản lý và áp
dụng công nghệ xử lý nƣớc thải còn nhiều hạn chế, bất cập. Việt Nam đang thiếu và
yếu về phƣơng tiện, dụng cụ chuyên dùng cho việc thu gom và xử lý chất thải.
Theo kết quả khảo sát của Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trƣờng thì
hiện nay nƣớc thải bệnh viện bị ô nhiễm nặng gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép
thải, các chỉ tiêu về vi sinh trong nƣớc thải rất cao. Việc áp dụng công nghệ xử lý
chỉ có khoảng một phần ba số bệnh viện tuyến trung ƣơng, tỉnh, ngành, còn hầu hết
các bệnh viện tuyến huyện đều chƣa có hệ thống xử lý nƣớc thải bệnh viện.
Trƣớc tình hình đó, việc nghiên cứu ứng dụng một công nghệ mới để xử lý
CTLYT là hết sức cần thiết và phải đƣợc xem xét nhiều mặt, về kinh tế, kỹ thuật và
môi trƣờng. Đối với các thành phố lớn hiện nay quỹ đất để thực hiện xây dựng một
quy trình công nghệ xử lý còn hạn chế. Vì thế, việc nghiên cứu ứng dụng một công
nghệ có đầy đủ các tính năng cần thiết thay thế cho quy trình công nghệ phức tạp là
hết sức cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới AAO trong xử lý nƣớc thải ngành y tế.
3. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
- Tìm hiểu, thu thập tài liệu về hiện trạng nƣớc thải bệnh viện.

- Đánh giá hiệu quả xử lý của các công nghệ xử lý nƣớc thải bệnh viện đang
đƣợc áp dụng.
- Giới thiệu công nghệ mới AAO.
3

- Ứng dụng công nghệ mới AAO để xử lý nƣớc thải cho các bệnh viện, các
trung tâm y tế ở các thành phố đông dân cƣ.
- Đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ mới AAO trong xử lý nƣớc
thải y tế.
4. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên đồ án tốt nghiệp này chỉ tập trung vào
một số phạm vi sau:
- Đồ án chỉ nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới AAO cho nƣớc thải bệnh viện.
- Mô hình sử dụng cho đồ án là công nghệ xử lý nƣớc thải sử dụng thiết bị hợp
khối theo nguyên tắc AAO.
- Ứng dụng cho các bệnh viện, các trung tâm y tế của các thành phố lớn ở Việt
Nam, và tập trung là thành phố Hồ Chí Minh.
5. Ý NGHĨA KINH TẾ - XÃ HỘI
 Ý nghĩa kinh tế
- Góp phần hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cho những bệnh viện chƣa có hệ thống xử
lý nƣớc thải đạt chuẩn.
- Giảm thiểu sự ô nhiễm môi trƣờng đồng nghĩa với việc bảo vệ nguồn tài
nguyên thiên nhiên.
 Ý nghĩa xã hội
- Việc xây dựng, lắp đặt công trình XLNT không mang lại hiệu quả kinh tế một
cách trực tiếp nhƣng những tác động của nó đến đời sống xã hội là không nhỏ.
- Công trình XLNT giải quyết triệt để tính ô nhiễm môi trƣờng của các bệnh
viện cũng là góp phần thực hiện xã hội hóa công tác bảo bệ môi trƣờng.
- Công trình XLNT hoạt động hiệu quả sẽ làm cho môi trƣờng bệnh viện và các
khu vực xung quanh trở nên trong sạch hơn, từ đó sức khỏe và tinh thần của

ngƣời dân cũng sẽ đƣợc nâng lên và làm cho ngƣời dân tin tƣởng hơn chủ
trƣờng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc.
- Có một hệ thống xử lý môi trƣờng tốt sẽ nâng cao đƣợc vị thế, uy tín của bệnh
viện đối với nhân dân và các đối tác trong các hoạt động chuyên môn.
4

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. NGUỒN NƢỚC THẢI BỆNH VIỆN
Theo kết quả phân tích của các cơ quan chức năng, 80% nƣớc thải từ bệnh
viện là nƣớc thải bình thƣờng (tƣơng tự nƣớc thải sinh hoạt) chỉ có 20% là những
chất thải nguy hại bao gồm chất thải nhiễm khuẩn từ các bệnh nhân, các sản phẩm
của máu, các mẫu chẩn đoán bị hủy, hóa chất phát sinh trong quá trình giải phẫu,
lọc máu, hút máu, bảo quản các mẫu xét nghiệm, khử khuẩn. Với 20% chất thải
nguy hại này cũng đủ để các vi trùng gây bệnh lây lan ra môi trƣờng xung quanh.
Đặc biệt, nếu các loại thuốc điều trị bệnh ung thƣ hoặc các sản phẩm chuyển hóa
của chúng không đƣợc xử đúng mà xả thải ra bên ngoài sẽ có khả năng gây quái
thai, ung thƣ cho những ngƣời tiếp xúc với chúng.
Nƣớc thải (không kể nƣớc mƣa) của bệnh viện chia thành 2 nguồn sau:
- Nƣớc thải sinh hoạt từ các phòng vệ sinh, nhà giặt, phòng xét nghiệm, phòng
mổ, khu điều trị, các nhà vệ sinh, nhà ăn, nhà hành chính,… đƣợc thu gom
bằng hệ thống đƣờng ống đƣa đến trạm xử lý.
- Nƣớc thải các khu chiếu xạ, phòng chụp phim, X quang, phòng thí nghiệm,
khu chạy thận đƣợc cách ly riêng trong các bể chứa và bán phân hủy, sau đó
đƣợc bơm nhập vào bể thu của nƣớc thải bệnh viện, trộn lẫn với nƣớc thải sinh
hoạt để tiếp tục xử lý bằng phƣơng pháp vi sinh.
1.2. TÍNH CHẤT, THÀNH PHẦN VÀ LƢU LƢỢNG NƢỚC THẢI BỆNH VIỆN
Mỗi bệnh viện có thể thải ra khoảng 0.4 – 0.95m
3
nƣớc thải trên một giƣờng
bệnh trong ngày, tùy thuộc vào khả năng cấp nƣớc, dịch vụ bệnh viện, số lƣợng

bệnh nhân và ngƣời nhà… Tuy nhiên, nồng độ chất thải rắn lơ lửng (SS), chất hữu
cơ (nhƣ BOD
5
, COD) và các chất dinh dƣỡng (nhƣ Nitơ, Phốtpho) trong nƣớc thải
bệnh viện có thể không cao nhƣ nƣớc thải đô thị. Nồng độ BOD
5
thay đổi từ 80-180
mg/l. Lo ngại chủ yếu tập trung vào vi sinh vật (VSV) gây bệnh đƣờng ruột dễ dàng
lây truyền qua nƣớc, đặc điểm của nƣớc thải này là chứa rất nhiều VSV, nhất là
VSV gây bệnh truyền nhiễm nhƣ tụ cầu vàng (82,5%), trực khuẩn mủ xanh
(14,62%), E.coli (51,61%), Enterobacter (19,36%), Đây đều là những vi khuẩn
5

không đƣợc phép thải ra ngoài môi trƣờng. Nếu chất thải y tế không đƣợc quản lý
tốt, nƣớc thải bệnh viện còn chứa nhiều dƣợc phẩm, hóa chất có thể ảnh hƣởng xấu
đến hiệu suất của công trình xử lý sinh học.
1.2.1. Tính chất nƣớc thải bệnh viện
 Tính chất của nước thải sinh hoạt trong bệnh viện:
Nƣớc thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con ngƣời trong
bệnh viện, căn tin, nhà vệ sinh…có đặc tính là khi chƣa phân hủy có màu đen, có
chứa nhiều cặn lơ lửng, rác từ thức ăn thừa, dầu mỡ và các phế thải khác. Nƣớc thải
này có các tác hại nhƣ sau:
- Nƣớc thải sinh hoạt có chứa nhiều hợp chất chất hữu cơ, Hydrocacbon, Nitơ,
Phốtpho, lƣu huỳnh. Các chất này dễ thối rữa, phân hủy thành các sản phẩm
gây ô nhiễm thứ cấp.
- Các hợp chất vô cơ trong nƣớc thải sinh hoạt thƣờng không gây ảnh hƣởng
đáng kể do nồng độ các chất này trong nƣớc thấp nhƣng nồng độ chloride
trong nƣớc thải cao ảnh hƣởng xấu đến quá trình xử lý nƣớc thải.
- Nƣớc thải sinh hoạt có chứa hàm lƣợng lớn các VSV, vi khuẩn ký sinh trong
ruột ngƣời và động vật nên gây nguy cơ lan truyền ô nhiễm nƣớc mặt và nƣớc

ngầm, gây ô nhiễm môi trƣờng.
- Qua kết quả báo cáo khảo sát mức độ ô nhiễm tại các bệnh viện cho thấy hầu
hết các chỉ tiêu của nƣớc thải vƣợt quá nhiều lần mức cho phép đặc biệt là các
chỉ tiêu BOD, Nitơ, Phốt pho, Coliform,…
 Tính chất của nước thải bệnh viện:
Nƣớc thải bệnh viện phát sinh do quá trình khám, chữa bệnh có đặc tính là khi
chƣa phân hủy có màu nâu đỏ, chứa nhiều cặn lơ lửng, hóa chất, thuốc men, vi
khuẩn, dung môi trong dƣợc phẩm và các phế thải khác. Nƣớc thải này có tác hại
nhƣ sau:
- Nếu không đƣợc xử lý đúng mức sẽ gây ô nhiễm trực tiếp cho môi trƣờng
nƣớc, làm tích tụ chất độc trong các động vật, thực vật thủy sinh.
6

- Các loại vi sinh và mầm bệnh trong nƣớc thải có khả năng gây nhiễm bệnh
trên diện rộng cho ngƣời và động vật.
- Các loại dẫn xuất có trong hóa chất, dƣợc phẩm trong nƣớc thải và gây hại về
lâu dài cho các sinh vật sống trong nƣớc. Đối với con ngƣời khi tiếp xúc với
các chất này sẽ dễ bị các bệnh ngoài da, bệnh thần kinh, bệnh về mắt,… thậm
chí cả ung thƣ.
1.2.2. Thành phần nƣớc thải bệnh viện
Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trƣờng do nƣớc thải bệnh viện gây ra:
- Các chất hữu cơ BOD
5
, COD.
- Các chất dinh dƣỡng của Nitơ, Phốtpho.
- Các chất rắn lơ lửng.
- Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đƣờng tiêu
hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm,…
- Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của ngƣời bệnh.
- Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất

phóng xạ từ quá trình chụp X-quang.
Nhiều nghiên cứu về chất lƣợng nƣớc thải bệnh viện đã đƣợc thực hiện và
những phát hiện chính đƣợc tóm tắt trong bảng dƣới đây:











7

Bảng 1.1. Thành phần ô nhiễm của nƣớc thải bệnh viện
TT
Bệnh viện
pH
DO
(mg/l)
H2S
(mg/l)
BOD5
(mg/l)
COD
(mg/l)
Tổng
Phospho

(mg/l)
Tổng
Nitrogen
(mg/l)
SS
(mg/l)
1
Theo tuyến








1.1
Trung ƣơng
6.97
1.89
4.05
119.8
263.2
2.555
46.1
218.6
1.2
Tỉnh
6.91
1.34

7.48
163.9
314.4
1.71
38.9
210
1.3
Ngành
7.12
1.59
4.84
139.2
279.9
1.44
38.9
246
2
Theo chuyên khoa








2.1
Đa khoa
6.91
1.3

5.61
147.6
301.4
1.57
37.2
238
2.2
Lao
6.72
1.63
2.98
143.3
307.3
1.15
46.1
222.2
2.3
Phụ sản
7.21
1.33
7.73
167
321.9
0.99
53.2
251.3
Nguồn: Dự thảo báo cáo quản lý các nguy cơ môi trường của dự án hỗ trợ
xử lý chất thải bệnh viện nguồn vốn vay ngân hàng Thế Giới, 11/2009
Các thông số nƣớc thải sau bể phốt (gần 40-60% nƣớc thải từ đầu nguồn).
Nƣớc thải bệnh viện đƣợc tạo bởi hai nguồn: nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải

bệnh viện, tuy chúng có tính chất khác nhau nhƣng điều là nƣớc thải gây ô nhiễm
môi trƣờng, nên cần phải xử lý triệt để trƣớc khi thải ra môi trƣờng.
1.2.3. Lƣu lƣợng nƣớc thải bệnh viện
Lƣu lƣợng thải của các bệnh viện trƣớc hết phụ thuộc vào số giƣờng bệnh,
điều kiện cấp nƣớc, mức độ hiện đại của bệnh viện, số lƣợng thân nhân của ngƣời
bệnh kèm theo và theo mùa (nóng, lạnh, thời điểm bùng phát dịch bệnh). Theo
Metcalf và Eddy, tiêu chuẩn thải của bệnh viện là 473 – 908 l/ngày (trị số tiêu biểu
8

là 625 l/ngày) cho một giƣờng bệnh. Ở Việt Nam, lƣợng nƣớc cấp cho mỗi giƣờng
bệnh đƣợc sử dụng cho các mục đích khác nhau.
Bảng 1.2. Tiêu chuẩn nƣớc cấp và lƣợng nƣớc thải bệnh viện









Nguồn: Bộ xây dựng – Thuyết minh xây dựng tiêu chuẩn thiết kế
công trình xử lý nước thải bệnh viện, 2009
Qua quá trình khảo sát thực tế và xử lý số liệu thu thập đƣợc cho thấy lƣợng
nƣớc thải ra của các bệnh viện phụ thuộc rất nhiều vào chuyên khoa chữa trị, sử
dụng nhiều nƣớc nhất là bệnh viện chuyên khoa sản. Vì không thể đo đƣợc lƣu
lƣợng nƣớc thải, nên lƣợng nƣớc thải đƣợc tính trên cơ sở lƣợng nƣớc sử dụng hàng
tháng và số giƣờng bệnh của bệnh viện, định mức lƣợng nƣớc trên đơn vị mỗi
giƣờng dao động từ 250 – 350 lít/ giƣờng.ngày đối với các bệnh viện chuyên khoa
(trừ chuyên khoa sản), đối với các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa sản lƣợng

nƣớc định mức dao động từ 440 – 510 lít/ giƣờng.ngày.







9

Bảng 1.3. Lƣợng nƣớc sử dụng và số giƣờng của các bệnh viện khảo sát

STT

Bệnh viện

Số giƣờng

Lƣợng nƣớc sử
dụng (m
3
/ tháng)
Định mức
(l/giƣờng.ngày
đêm)
1
Ung bƣớu
1.250
10.000
269

2
Nhi đồng 2
850
6.800
267
3
Trƣng vƣơng
550
4200
255
4
Nhân dân gia
định
1.100
14.500
440
5
Từ Dũ
1.550
21.800
470
6
Trung tâm y tế
quận1
120
3.200
51
7
Trung tâm y tế
quận Phú Nhuận

50
500
33

1.3. CÁC CÔNG NGHỆ ĐANG ĐƢỢC ÁP DỤNG ĐỂ XỬ LÝ NƢỚC THẢI
BỆNH VIỆN
1.3.1. Yêu cầu chung về công nghệ xử lý nƣớc thải
Các yếu tố cơ sở để xác định công nghệ của một hệ thống XLNT bao gồm:
- Lƣu lƣợng nƣớc thải đầu vào, với các đặc điểm của nó nhƣ lƣu lƣợng trung
bình, hệ số điều hoà,
- Các điều kiện về đất đai và vị trí công trình.
- Phải thu gom hết các loại nƣớc thải (trong đó có hai loại chính là nƣớc thải
sinh hoạt và nƣớc thải y tế có hóa chất, nƣớc thải từ khu vực chạy xạ). Và
nƣớc thải chạy xạ phải đƣợc xử lý sơ bộ và gom về khu xử lý.
- Phải xử lý triệt để theo các tiêu chuẩn hiện hành là TCVN 7382:2004 (mức I)
và tham chiếu QCVN 28:2010 (cột A).
10

- Không gây xáo trộn toàn bộ hoạt động bình thƣờng của các bệnh viện trong
quá trình thi công công trình. Không gây mất cảnh quan, không gây ô nhiễm
môi trƣờng thứ cấp.
- Công nghệ xử lý nƣớc thải hiện đại và có khả năng thích nghi cao, có khả
năng cập nhật các thay đổi của bệnh viện.
- Giá thành đầu tƣ và vận hành phù hợp, ít phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của
con ngƣời.
Do đó, giải pháp hợp lý tại các bệnh viện là xử lý nƣớc thải theo công nghệ
tiên tiến, tối ƣu nhất, tiết kiệm và tận dụng diện tích trạm xử lý hiện có và các công
trình có thể cải tạo để đáp ứng yêu cầu về hiệu quả xử lý và công suất xử lý cho các
giai đoạn phát triển.
1.3.2. Các công nghệ xử lý nƣớc thải

1.3.2.1. Công nghệ xử lý chất thải lỏng y tế V-69
Sự hình thành và phát triển: năm 1997, áp dụng mô hình thiết bị hợp khối xử
lý nƣớc thải lần đầu tiên cho các bệnh viện là công nghệ V-69. Từ đó đến nay V-69
đã đƣợc phát triển và hoàn thiện nhiều lần.
Chức năng của các thiết bị xử lý hợp khối kiểu V-69 là xử lý sinh học hiếu
khí, lắng bậc 2 kiểu lamella và khử trùng nƣớc thải.










Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ thiết bị xử lý hợp khối V-69
Chất thải
lỏng y tế
Hố bơm+hệ
thống bơm chìm
Bể điều hoà+
xử lý sơ bộ
Thiết bị xử lý
aeroliff - aeroten có đệm vi
sinh với tải trọng cao
Bể lắng lamella
thứ cấp
Chất thải lỏng
y tế đã xử lý

Thiết bị khử
trùng
Bể bùn
Ngăn thu chất
thải lỏng y tế
Song+lƣới
chắn rác
HỆ THỐNG BỂ HỢP KHỐI
Hệ thống thiết bị hợp khối
11











Hình 1.2. Mặt cắt cấu tạo thiết bị V-69
Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý:
Nƣớc thải từ nguồn thải đƣợc chảy theo hệ thống ống thu gom chảy vào các hố
thu gom nƣớc thải. Trƣớc khi chảy vào hố thu, nƣớc thải chảy qua lƣới chắn rác để
tách các cặn rác có kích thƣớc lớn (nylon, giấy…) có lẫn trong dòng nƣớc thải.
Tiếp đó nƣớc thải đƣợc đƣa tới bể điều hoà lƣu lƣợng kết hợp làm thoáng sơ
bộ (bể cân bằng). Tại bể cân bằng có lắp đặt hệ thống làm thoáng sơ bộ để khuấy
trộn nƣớc thải (tránh tạo điều kiện kị khí gây mùi thối) đồng thời để oxy hoá một
phần các chất hữu cơ trong nƣớc thải.

Từ bể cân bằng nƣớc thải đƣợc bơm lên dàn ống phân phối đều trên diện tích
đáy bể của các bể sinh học, nƣớc thải đƣợc trộn đều với không khí đƣợc cấp từ
mạng ngoài và qua dàn ống phân phối khí. Hỗn hợp khí nƣớc đi cùng chiều từ dƣới
lên qua lớp vật liệu sinh học - màng vi sinh bám trên giá thể. Trong lớp vật liệu lọc
xảy ra quá trình khử BOD chuyển hoá các chất hữu cơ ô nhiễm thành những đơn
chất vô hại là nƣớc và khí Cabonic, đồng thời chuyển hoá NH
4
+
thành NO
3
-
và sau
đó là lớp Nitơ tự do. Lớp vật liệu lọc có khả năng giữ lại cặn lơ lửng. Ở bể điều hoà,
nhờ đƣợc cấp khí nhẹ một phần COD và BOD
5
đƣợc oxy hoá. Quá trình cấp khí
nhẹ cung cấp O
2
cho quá trình nitrit hoá.
12

Ngăn 2 và 3 của thiết bị là ngăn yếm khí. Tại 2 ngăn này xảy ra các quá trình
chuyển hoá yếm khí các hợp chất hữu cơ, đặc biệt là quá trình phản Nitrat hoá gián
tiếp.
Ngăn 4 của thiết bị đƣợc cấp khí cho quá trình oxy hoá hoàn toàn các chất hữu
cơ, nhờ vậy các chất ô nhiễm hữu cơ trong nƣớc thải đƣợc loại bỏ.
Nƣớc thải sau khi đã loại bỏ các chất hữu cơ tại các bồn lọc vi sinh đƣợc đi
vào bể trộn hoá chất khử trùng nƣớc để tiệt trùng trƣớc khi thải vào môi trƣờng.
Lƣợng Clo dƣ có thể còn trong nƣớc đã khử trùng sẽ đƣợc bay hơi hết sau thời gian
đối lƣu trong kênh 20 - 30 phút.

Nƣớc đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn mức I - TCVN 7382:2004 đi vào hệ thống
thoát nƣớc chung của khu vực.
Ưu điểm công nghệ thiết bị:
- Không tạo ra nhiều bùn, chi phí vận hành hệ thống thấp.
- Tăng khả năng tiếp xúc của nƣớc thải với VSV và oxy có trong nƣớc nhờ lớp
đệm vi sinh có độ rỗng cao, bề mặt riêng lớn, quá trình trao đổi chất và oxy
hóa đạt hiệu quả rất cao.
Nhược điểm công nghệ thiết bị:
- Chi phí đầu tƣ lớn.
- Đòi hỏi năng lực của ngƣời vận hành cao.
1.3.2.2. Công nghệ xử lý chất thải lỏng y tế CN-2000
Trên nguyên lý của thiết bị xử lý CTLYT V-69, thiết bị xử lý CTLYT CN-
2000 đƣợc thiết kế chế tạo theo dạng tháp sinh học với quá trình cấp khí và không
khí đan xen nhau để tăng khả năng khử Nitơ bằng quá trình denitrification.
Thiết bị xử lý CTLYT CN-2000 đƣợc ứng dụng để xử lý CTLYT đối với các nguồn
chất thải lỏng có ô nhiễm hữu cơ và nitơ.




13











Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ thiết bị xử lý hợp khối CN-2000
Nguyên lý hoạt động và quá trình vận hành thiết bị:
Nƣớc thải từ nguồn thải đi vào rọ chắn rác để tách các cặn vô cơ (bùn, cát…),
sau đó đƣợc trộn với các chế phẩm vi sinh DW97 với nồng độ DW97 là 2-3mg/l để
thủy phân sơ bộ các chất thải hữu cơ và trộn với các chất keo tụ PACN-95 (nồng độ
đƣa vào 5-8mg/l) để thực hiện tách sơ bộ cặn lơ lửng và một phần BOD, COD ở
ngăn trộn.
Phần nƣớc thải đã đƣợc lắng cũng nhƣ phần gạn trong từ bể nén bùn đƣợc đƣa
vào ngăn điều hòa và xử lý sơ bộ có lớp đệm vi sinh bám, đƣợc chế tạo từ vật liệu
nhựa (hoặc vật liệu hữu cơ khác) có các thông số: độ rỗng > 90%, bề mặt riêng 250-
300 m
2
/m
3
. Modul thiết bị CN-2000 đảm nhiệm quá trình xử lý vi sinh bậc 2. Ở đây
trong mỗi modul thực hiện 3 quá trình xử lý vi sinh:
+ Aeroliff (trộn khí cƣỡng bức) cƣờng độ cao bằng việc dùng không khí thổi
cƣỡng bức để hút và đẩy nƣớc thải.
+ Aeroten kết hợp biofilter dòng xuôi có lớp đệm vi sinh bám ngập trong
nƣớc.
+ Anaerobic dòng ngƣợc với vi sinh lơ lửng.
Thời gian lƣu của nƣớc thải trong thiết bị hợp khối xử lý vi sinh bậc 2 là 2-
2,5h. Sau khi qua Modul thiết bị CN-2000 nƣớc thải cùng bùn hoạt hóa chuyển qua
Trạm bơm
chất thải
Rọ chắn
rác
Ngăn điều hòa
& xử lý sơ bộ

Ngăn bùn
Thiết bị xử lý có
đệm vi sinh
Ngăn thu
chất thải
lỏng y tế
Bể lắng
lamella
Thiết bị
khử trùng
Nguồn
tiếp nhận
TB XỬ LÝ HỢP KHỐI CN-2000
BỂ HỢP KHỐI
Mạng
thu
gom
14

bể lắng đệm bản mỏng lamella để tách khỏi bùn hoạt hóa và đƣợc trộn với Cl
2
với
mục đích khử trùng.
Ưu điểm công nghệ thiết bị:
- Công nghệ xử lý là công nghệ hiện đại bao gồm đầy đủ các quy trình xử lý
hóa lý, hóa học và sinh học.
- Các thiết bị đƣợc chế tạo theo nguyên lý modul hợp khối, tự động. Công suất
xử lý tối đa của mỗi thiết bị hợp khối là 120-150m
3
/ngày đêm.

- Hiệu quả xử lý cao, chi phí vận hành thấp.
Nhược điểm công nghệ thiết bị:
- Đòi hỏi năng lực vận hành cao.
- Chi phí đầu tƣ lớn.
















Hình 1.4. Mặt cắt cấu tạo thiết bị CN-2000

15













Hình 1.5. Thiết bị CN-2000 đƣợc lắp đặt tại bệnh viện Thanh Nhàn-Hà Nội
1.3.2.3. Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt Biofilter
Lọc sinh học đƣợc ứng dụng lần đầu tiên vào năm 1893 tại Anh. Công nghệ
lọc sinh học nhỏ giọt với lớp vật liệu lọc không ngập trong nƣớc, sử dụng tháp lọc
sinh học nhỏ giọt cấp khí tự nhiên kết hợp với lắng sơ cấp, lắng thứ cấp và khử
trùng. Bùn thải phát sinh trong quá trình xử lý sẽ đƣợc thu gom và đƣa về bể phân
hủy bùn dạng yếm khí. Bùn cặn sau xử lý trong các bể xử lý bùn sẽ đƣợc định kỳ
hút và xử lý theo quy trình quy định.
Các vật liệu lọc có độ rỗng và diện tích bề mặt tiếp xúc trong một đơn vị thể
tích là lớn nhất trong điều kiện có thể. Nƣớc đến lớp vật liệu lọc chia thành các
dòng hoặc hạt nhỏ chảy thành lớp mỏng qua khe hở của vật liệu, đồng thời tiếp xúc
với màng sinh học ở trên bề mặt vật liệu do VSV của màng phân hủy hiếu khí và kị
khí các chất hữu cơ có trong nƣớc.
Các chất hữu cơ phân hủy hiếu khí sinh ra CO
2
và nƣớc, phân hủy kị khí sinh
ra CH
4
và CO
2
làm tróc màng ra khỏi vật liệu mang, bị nƣớc cuốn theo. Trên mặt
giá mang là vật liệu lọc lại hình thành lớp màng mới. Hiện tƣợng này đƣợc lặp đi
lặp lại nhiều lần, kết quả là BOD của nƣớc thải bị VSV sử dụng làm chất dinh
dƣỡng và bị phân hủy kị khí cũng nhƣ hiếu khí: nƣớc thải đƣợc làm sạch.
16

















Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt
Nƣớc thải trƣớc khi đƣa vào xử lý ở lọc phun (nhỏ giọt) cần phải qua xử lý sơ
bộ để tránh tắc nghẽn các khe trong vật liệu. Nƣớc sau khi xử lý ở lọc sinh học
thƣờng chứa nhiều chất lơ lửng do các mảnh vỡ của màng sinh học cuốn theo, vì
vậy cần phải đƣa vào lắng thứ cấp và lƣu ở đây thời gian thích hợp để lắng cặn.
Ưu điểm công nghệ:
- Điều chỉnh đƣợc thời gian lƣu nƣớc ở lọc và tốc độ dòng chảy.
- Quá trình oxy hóa diễn ra rất nhanh nên tiết kiệm đƣợc thời gian xử lý.
- Hiệu quả xử lý tƣơng đối cao.
Nhược điểm công nghệ:
- Không khí khi ra khỏi bể lọc thƣờng có mùi hôi thối.
- Khu vực xung quanh bể thƣờng có nhiều ruồi muỗi.
- Tốn nhiều không gian và diện tích xây dựng.


Bùn

Nƣớc thải y tế
Hố thu, song chắn rác
Bể điều hòa
Bể lắng sơ cấp
Bể lọc sinh học
Nƣớc sau xử lý
Bể lắng thứ cấp
Khử trùng
Xe hút bùn
Bể chứa và
phân hủy bùn
Nƣớc trong
Bùn

17







Hình 1.7. Cấu tạo bể lọc sinh học nhỏ giọt
1.3.2.4. Công nghệ xử lý sinh học theo nguyên tắc AAO
Công nghệ xử lý sinh học theo nguyên tắc AAO với các thiết bị hợp khối loại
đúc sẵn FRP với đệm vi sinh và MBR là công nghệ mới với hiệu quả xử lý sinh học
cao. Đảm bảo tiêu chuẩn chất lƣợng về CTLYT hiện hành. Hiện nay, đây là công
nghệ thích hợp nhất để xử lý nƣớc thải ở quy mô nhỏ và vừa, với đòi hỏi tiêu chuẩn

nƣớc đầu ra cao.











Hình 1.8. Sơ đồ công nghệ XLNT sử dụng công nghệ AAO+MBR

Nƣớc thải SH
Xử lý sơ bộ
Bể tập trung
điều hòa
Xử lý sinh học
Tách cặn lắng
sơ bộ
Lắng
thứ câp
Bể ổn
định bùn
Bùn thải
Tiệt trùng hóa
chất hoặc màng
MF - MBR
NT hóa chất

Thải

18

Nguyên lý hoạt động:
Nƣớc thải từ hệ thống cống thu gom chung nƣớc thải của bệnh viện và các loại
nƣớc thải đã qua xử lý sơ bộ đƣợc dẫn vào hố thu. Trƣớc hố thu có đặt song chắn
rác bằng inox có kích thƣớc song 5mm để chắn lại toàn bộ lƣợng rác thô ảnh hƣởng
đến hệ thống xử lý.
Nƣớc thải đƣợc dẫn vào hố tập trung và điều hòa nƣớc thải. Tại đây, nƣớc thải
đƣợc điều hòa trong thời gian 3-6h để phòng trƣờng hợp lƣu lƣợng nƣớc thải tăng
đột biến và ổn định các chỉ tiêu ô nhiễm trong nƣớc thải trƣớc khi vào hệ thống xử
lý.
Nƣớc thải từ bể điều hòa đƣợc bơm vào thiết bị xử lý nƣớc thải kiểu hợp khối.
Tại đây, thiết bị đƣợc chia làm 3 quá trình xử lý nhƣ sau:
+ Quá trình yếm khí (Anaerobic-A): thực tế, quy chuẩn xây dựng tại Việt Nam
đã có công đoạn Anaerobic thực hiện trong các bể phốt, các bể tự hoại và trong quá
trình thu gom nƣớc thải về trạm. Quá trình yếm khí kéo theo việc giảm đáng kể
Hydrocacbon (BOD, COD giảm khoảng 50-55% so với nƣớc thải đầu nguồn phát
thải, Phốtpho tổng giảm 60-70%, Sunphua (H
2
S) giảm không đáng kể khoảng 30%,
Nitơ tổng gần nhƣ ít giảm và chuyển hóa thành Amoni (NH
4
).
+ Quá trình thiếu khí (Anoxic –A): là quá trình thiếu khí trong xử lý nƣớc thải.
Một phần nƣớc thải và bùn hoạt tính trong quá trình Oxic đƣợc bơm tuần hoàn về
ngăn Anoxic để khử nitrat NO
2
, NO

3
trong nƣớc thải, tức là giảm thiểu nồng độ
Nitơ tổng trong nƣớc thải. Thực chất quá trình này là quá trình oxy hóa các
Hydrocacbon bằng Nitơ hóa trị (+3) và (+5) để trở về nitơ hóa trị (0). Công nghệ
này giảm thiểu đƣợc chi phí oxy cung cấp cho thiết bị đồng nghĩa với việc giảm chi
phí vận hành của hệ thống.
+ Quá trình hiếu khí (Oxic – O): không khí đƣợc cấp bởi máy sục khí. Trong
ngăn này, sử dụng các chất có thể oxy hóa sinh hóa chủ yếu hoàn thành trong khi
các nitơ-amoni sẽ chuyển thành nitrat bởi quá trình nitrat hóa bằng các VSV
Nitrifers và khử BOD bằng các VSV Carboneus.

×