Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

XLNT chan nuoi heo cua thuc vat thuy sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 90 trang )

Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CHĂN NUÔI HEO CỦA MỘT SỐ THỰC VẬT THỦY SINH
Ở TP.HỒ CHÍ MINH

Tháng 8/2012


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài/dự án: Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chăn nuôi heo của một
số thực vật thủy sinh ở Tp.Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm đề tài/dự án: Bùi Xuân An
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Khu phố 6 – Phường Linh Trung – Quận Thủ Đức – Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.7220291

Fax: 08.8966713

Thời gian thực hiện: Từ tháng 6/2008 đến tháng 5/2010
Kinh phí được duyệt: Tổng số: 300 triệu đồng
Trong đó từ NSSN khoa học của thành phố: 300 triệu đồng
Kinh phí đã cấp:

theo TB số: TB-SKHCN ngày /

Mục tiêu


Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải của thực vật thủy sinh (TVTS). Cụ thể:
-

Điều tra TVTS có khả năng tồn tại ở các thủy vực ô nhiễm ở Tp.HCM;

-

Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải của các loài TVTS trên các mô hình xử lý;

-

Nghiên cứu khả năng kết hợp các loại TVTS với nhau để xử lý loại nước thải tính
chất đặc thù (có thành phần hữu cơ cao, đặc biệt là có chứa N, P, và kim loại nặng)
– lựa chọn nước thải chăn nuôi.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên 6 loại TVTS có khả năng xử lý nước thải ( Sậy, cỏ lông,
Bồn bồn, Thủy Trúc, Kèo nèo, Cỏ Bàng). Các chỉ tiêu ô nhiễm thường thấy trong nước
thải chăn nuôi: pH, COD, BOD, SS, N, P, Kim loại nặng.
Dựa trên cơ sở các nghiên cứu về sinh thái học đất ngập nước và các loài thực vật dự
kiến nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu hiệu suất xử lý và ngưỡng chịu đựng của các
loài thực vật nghiên cứu đối với các nồng độ các chất ô nhiễm đã đề cập ở trên. Từ đó
đề xuất các mô hình xử lý đơn lẻ hoặc kết hợp đối với các loại nước thải đặc trưng –
nước thải chăn nuôi (ô nhiễm chất hữu cơ cao, có nhiều chất độc hại).


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

Nội dung
1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, tình hình ô nhiễm nguồn nước và đối tượng

nghiên cứu;
2. Điều tra các loại TVTS tồn tại trên các thủy vực ô nhiễm ở Tp.HCM:
-

Điều tra khảo sát và định danh các TVTS sống trên các vực nước khác nhau.

-

Quan sát, so sánh và lựa chọn 6 loài TVTS phát triển tốt trên các vực nước ô
nhiễm làm đối tượng nghiên cứu.

3. Thí nghiệm khả năng xử lý nước thải chăn nuôi của một số TVTS:
-

Trên mỗi lòai thực vật, tiến hành thí nghiệm nhằm xác định khả hiệu quả xử lý
cho từng chỉ tiêu ô nhiễm riêng biệt. Cách bố trí thí nghiệm phải dựa trên đặc
tính sinh thái, điều kiện phát triển của từng lòai (lòai bán ngập, loài sống trôi
nổi, lòai sống ngập hòan tòan) mà ta có thể sử dụng hai mô hình Wetland cơ bản
để bố trí TN (FWS: Free Water Surface và VSF: (Vertical subsurface flow)),
chú ý sinh khối từng loài trên mỗi mô hình phải tương đương nhau. Đồng thời
tiến hành chạy hai mô hình đối chứng (FWS và VSF).

-

Trên các mô hình này, tiến hành đo các chỉ tiêu ô nhiễm để xác định hiệu quả
xử lý (dựa vào nồng độ đầu vào, đầu ra, thời gian lưu nước). Từ đó xác định
được thứ tự hiệu quả xử lý của từng loài cho từng chỉ tiêu ô nhiễm. Đồng thời
cũng xác định các điều kiện môi trường có khả năng ảnh hưởng đến kết quả
(ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, mưa).


-

Các chỉ tiêu hóa lý như nhiệt độ, pH, DO, COD, BOD, ammonia, nitô tổng,
phosphorus tổng, tổng chất rắn lơ lững (TSS) và tổng chất rắn hòa tan (TDS) và
kim loại nặng (Cu, Mn, Zn,) của nươc trong các bể hay rãnh nước trong ao được
thu mẫu và phân tích trước khi thí nghiệm và sau đó 5 ngày/lần.

- Các chỉ tiêu như sinh khối, N-tổng, P-tổng, và kim loại nặng (Cu, Mn, Zn) trong
thân, rễ, lá của từng loại thực vật được thu mẫu và phân tích trước và sau khi kết
thí nghiệm. Sinh khối của từng loại thực vật cũng được theo dõi trước và sau khi
kết thúc thí nghiệm.
- Bùn đáy được thu vào cuối thí nghiệm và phân tích N-tổng, P-tổng, kim loại


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

nặng (Cu, Mn, Zn). Thí nghiệm này được kéo dài trong 30 ngày.
Sản phẩm của đề tài/dự án


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT THỦY SINH và NƯỚC THẢI CHĂN
NUÔI HEO ĐƯỢC SỬ DỤNG CHO NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình về thực vật thủy sinh được sử dụng cho nghiên cứu:
1.1.1. Tổng quan về cỏ Para:

Hình 1.1. Hình thái cỏ Para, Tropicalforages wed

Cỏ para có tên khoa học Brachiaria mutica, thuộc họ Poacae, bộ Paniceae. Ở
Việt Nam còn gọi là cỏ lông para hay cỏ lông tây. Là loài cỏ lưu niên, nhiều rễ, họ lúa
(poaceae). Lá dài, đầu nhọn như hình tim, mặt trên và mặt dưới lá cũng có lớp lông
mịn, thưa bao phủ. Thân dài, có chiều hướng bò, có thể cao tới 1,5 m, phân nhánh
nhiều, rễ mọc và đâm chồi ở các đốt. Hoa dạng chùm dài 6 – 30 cm, gồm 5 – 20 cành
hoa, gồm nhiều hoa kép màu đỏ tía dài 2,5 – 5 mm mọc so le nhau [1].
Cỏ para có nguồn gốc từ Nam Mỹ như Brasil, Châu Phi, hiện được trồng nhiều
ở các nước nhiệt đới, được đưa vào Nam Bộ năm 1875 tại các cơ sở chăn nuôi bò sữa,
Trung Bộ năm 1930 và sau đó ra Bắc Bộ. Ngày nay, cỏ para phân bố ở khắp nơi trên
thế giới [1].


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

Vật chất thô chiếm 29 – 30%, Protein thô từ 10 – 12%, xơ thô từ 27 – 30%,
lipid thô từ 2,9 – 3%,... Với với hàm lượng dinh dưỡng cao như vậy, cỏ para là thức
ăn có giá trị, rất thích hợp cho gia súc. Cỏ Para giòn và ngọt nên hầu như các loài gia
súc đều thích ăn nhất là vào dịp đông xuân giá rét, thức ăn xanh thiếu thốn, đây chính
là mặt mạnh chủ yếu của cây cỏ này. Cỏ para dùng làm thức ăn xanh thô cho trâu, bò,
ngựa ở dạng tươi, cỏ xanh hoặc phơi khô [2].
Năng suất cỏ đạt rất cao, thay đổi theo từng vùng đất khác nhau. Năng suất cỏ
tại trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây là 75 tấn/ha/năm, trại ngựa Bá Vân - Thái
nguyên là 78 tấn/ha và có nơi đạt 120 tấn/ha trong 5 lần cắt. Cỏ para cho chất xanh lên
tới 40%, đặc biệt trong vụ đông xuân cỏ này phát triển tốt hơn so với những cây cỏ
khác. Đây cũng là cây cỏ hoà thảo trồng cung cấp thức ăn xanh cho gia súc trong vụ
đông, là cây cỏ duy nhất trồng được ở những nơi đất ngập lụt, sình lầy, thung lũng và
đất chua [2].
1.1.2. Tổng quan về cây Bồn bồn:
Cây bồn bồn có tên khoa học là Typha orientalis, ở Việt Nam còn có tên gọi
khác là cỏ nến, thủy hương bồ hay hương bồ thảo. Loại cây này còn có nhiều tên gọi

như bulrush hoặc reedmace (ở Anh), cattail, punks, hay corndog grass (ở Mỹ) và
raupo (New Zealand). Đây là loài cây thuộc bộ Poales, họ Typhaceae (họ Hương bồ),
là thực vật thủy sinh nửa ngập nước, có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
Bồn bồn là hệ thực vật đa niên, có căn hành bò, thân đứng. Lá đứng, dẹp dài,
cứng, đáy có bẹ ôm thân. Hoa đơn tính, nằm trên cùng một trục, hoa cái có lông mảnh
trên thư đài dài, hoa đực có phiến hoa như sợi, thường có ba tiểu nhụy. Bế quả nhỏ và
dài [3]. Chiều cao cây thường từ 1 – 2 m, ở Việt Nam có thể cao đến 3 m.
Môi trường sống của cây thường là các vùng rìa đầm lầy nước ngọt hoặc nước
lợ, ít phèn và sống tập trung. Đây là loài cây ưa ánh sáng nhưng cũng có thể phát triển
tốt trong bóng râm. Cây có dạng thân ngầm, mọc đan xen thành cụm và có xu hướng
loại bỏ các loài thực vật khác nên những khu vực có chúng thường ít thấy các loài
khác.


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

Các ứng dụng chủ yếu của cây bồn bồn bao gồm làm thực phẩm cho con người, đan
chiếu, làm giấy, làm dầu ăn, bông nhồi gối, làm thuốc, và xử lý môi trường

Hình 1.2. Các bộ phận của cây Bồn bồn Österreich

Hình 1.3. Hình ảnh khác về cây bồn bồn. Richard

und der Schweiz, 1885 (Trích từ www.biolid.de).

Wettstein, 1924 (Trích từ www.biolid.de). Rễ và

Các bộ phận bao gồm cụm hoa (A) với hoa cái ở

căn hành (1a), thân và cụm hoa (1b), mặt cắt hoa


dưới (B3), hoa đực ở trên (B1, B2) và rễ.

đực (2), mặt cắt hoa cái (3) và mầm cây (4)

 Khả năng xử lý nước thải của Bồn bồn:
Bồn bồn là loại thực vật sử dụng phổ biến trong các mô hình đất ngập nước do
đây là loại thực vật dễ thích nghi, phát triển nhanh và khả năng xử lý ô nhiễm tốt.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Trang (2008), kết quả ban đầu thu
được về hiệu quả xử lý của cây bồn bồn có nhiều khả quan. Kết quả được trình bày ở
bảng 1.1.
Bảng 1.1. Hiệu quả xử lý nước thải phân heo của cây bồn bồn
Chỉ tiêu nước thải

Hiệu quả xử lý

COD

67 – 78%

BOD5

57 – 81%

N tổng

92 – 94%

P tổng


59 – 67%


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

Nguyễn Thị Thùy Trang, 2008.

Cũng trong năm 2008, Tian Ziquiang (Trung Quốc) đã nghiên cứu khả năng xử
lý của hai loài thực vật là sậy (Phragmites australis) và bồn bồn (Typha orientalis)
trên sỏi và trên cát tại sông Taihu (Thái Hồ). Kết quả thu được là làm sạch 83 – 86%
và 45 – 62% đối với bồn bồn lần lượt trên sỏi và trên cát. Như kết quả thu được lần
lượt ở trên sỏi và trên cát, cây bồn bồn đạt hiệu quả xử lý 83 – 86% và 45 – 62% với
hàm lượng chất hữu cơ, 44 – 61% và 25 – 61% với hàm lượng N, 37 – 41% và 12 –
47% với hàm lượng P.
Năm 2010, đề tài về ứng dụng Đất ngập nước thực vật để xử lý nước thải khu
công nghiệp Lê Minh Xuân (Đỗ Hồng Lan Chi và Nguyễn Phước Dân, 2010) với cây
sậy và bồn bồn cũng đạt được kết quả khá tốt với hiệu suất xử lý của bồn bồn là 55%
với COD, 41% với P tổng và 37% với N tổng. Khả năng khử độc của cây cũng được
đánh giá cao trong nghiên cứu này.
Nhìn chung, bồn bồn là một trong những đối tượng cây thủy sinh được sử dụng
nhiều trong lĩnh vực xử lý nước thải, nhất là dùng kết hợp với các mô hình đất ngập
nước để mang lại hiệu quả khả quan nhất.
1.1.3. Tổng quan về cây Cù nèo:
Cây Cù nèo còn có tên gọi khác cây Kèo nèo, Nê thảo, Tai tượng; Tên khoa
học Limnocharis flava (L.) Buchenau, họ Limnocharitaceae, bộ Alismatales. Phân bố
chủ yếu ở Đông Nam Á và Châu Mỹ.
Đây là thực vật (sống trên đất sình, bùn ẩm, mương cạn). Cây đơn tử diệp, đa
niên, dạng bụi (cao 20 – 100 cm); Rễ chùm mọc trong bùn, mang nhiều chồi để mọc
cây mới; Lá có phiến dạng xoan, tròn (5 -30 x 4 – 25 cm), màu xanh lục tươi, gân
chính cong, cuống lá dạng bẹ lá, dài 5 – 75 cm, xốp (chứa không khí) có 3 khía; Phát

hoa (tán) có cuống dài (10 – 90 cm) mang 5 – 15 hoa. Hoa (1,5 – 3 x 0,7 – 2 cm) có
cuống ngắn (3 – 7 cm), lá đài xanh; Cánh hoa vàng nhạt đến vàng tươi, mang 15 – 20
tiểu nhụy (dài 1,2 cm) và rất nhiều tiểu noãn; Trái nhỏ (đường kính 1,5 – 2 cm), được
đài hoa bao bọc; Lá non, ngó, hoa có thể dùng làm thức ăn cho người và gia súc;


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

Khoảng nhiệt độ nước thích hợp: 26 – 28oC; Có khả năng hấp thụ kim loại nặng như
lục bình [4].

Hình 1.4. Cây Cù nèo

Hình 1.5. Hình thái thực vật của cây Cù nèo

1.1.4. Tổng quan về cây Cỏ bàng:
Họ Cói có tên khoa học là Cyperaceae là một họ thực vật thuộc lớp thực vật
một lá mầm. Đây là họ lớn trong bộ Hòa thảo (Poales) với khoảng 70-98 chi và
khoảng 4.000-4.350 loài. Họ này phân bố rộng khắp thế giới, với trung tâm đa dạng là
miền nhiệt đới của Châu Á và Nam Mỹ. Cây cỏ bàng thuộc họ Cói, còn được gọi là
bàng, cói bàng, có danh pháp khoa học là Lepironia articulata, thuộc chi Lepironia.
Cỏ Bàng là cây lưu niên, với chùm căn hành cứng nằm trong bùn, thân được
thành nhiều đốt đều nhau tạo thành những màu ngang. Lá thì được đơn giản thành
những vảy bao quanh căn hành ở những nơi phát sinh chồi, khi chồi lớn lên những
vẩy này hình thành những cái bẹ lá bao quanh thân, có khoảng 3-4 bẹ cao 15 – 20cm.
Hoa là cụm hoa có hình dạng trứng đến hình bầu dục chỉ có 1 bông đơn tính. Trái là
bế quả cao 3 – 4mm, nhẳn, màu nâu, quả hạch dạng trứng dài 4mm, rộng 2mm, có sọc
ở giữa. Đặt biệt cỏ Bàng có thể sống trên khô và có thể sống nơi có pH cao, có thể
sống ở nơi nước sâu tới 1,5m.



Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

Hình 1.6. Đặc trưng hình thái của cây Cỏ bàng 1.lá bắc; 2.quả hạch (quả nhỏ); 3.bẹ lá; 4.bệ quả; 5. căn
hành; 6. đốt thân; 7. mào ngang; 8.chòi non; 9.rễ.

1.1.5. Tổng quan về cây Thủy trúc:
Cây Thủy trúc thuộc bộ Cyberales, họ Cyperaceae, chi Cyperus, loài
involucratus, có nguồn gốc từ Madagasca và Mascarene Islands, mọc nơi đất ẩm.
Ngoài ra ở một số nơi còn gọi là cây cói dù hay cây cọ dù.
Cyperaceae – Họ cói. Trong chi Cyperus có tới 600 loài ở những vùng nhiệt
đới và nóng. Ở nước ta có tới 61 loài phần lớn là cỏ dại, một số loài được dùng đan
lát, làm chiếu; một số dùng làm thức ăn chăn nuôi và một số làm cây thuốc, cây cảnh.
Đặc trưng của cây Thủy trúc: Thân thảo mọc đứng thành cụm, dạng thô, cao
0,7 – 1,5 m, có cạnh và nhiều đường vân dọc, phía gần gốc có những bẹ lá màu nâu
không có phiến. Lá nhiều, mọc tập trung ở đỉnh thân thành vòng dày đặc, xếp theo
dạng xoắn ốc và xòe rộng ra, dài có thể tới 20 cm; cụm hoa tán ở nách lá, nhiều. Có
khoảng 12 lá bắc dài từ 15,2 – 38,1 cm và rộng 1,3 cm. Những cụm hoa nhỏ màu xanh
đậm mọc từ trung tâm đĩa lá.


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

Hình 1.7. Cây Thủy trúc trong mô hình thí nghiệm

Hình 1.8. Cây và hoa Thủy trúc

Bông chét hình bầu dục, dẹp, dài khoảng 8 mm, thường không có cuống, hợp
thành cụm hoa đầu ở đỉnh các nhánh hoa,bông con 8 - 12, vảy bắc 8 - 28 màu trắng
hay nâu sáng, thỉnh thoảng nâu vừa, không có gân bên, thông thường có 3 gân, hoa

nhị 3 mm, bao phấn 0,7 - 1 mm, vòi nhụy 0,5 - 1 mm, đầu nhụy 0,6 - 1 mm, quả bể
nâu, không cuống hay có cuống, nói chung có dạng bầu dục, 0,6 - 0,8 × 0,4 - 0,6 mm,
cuống nếu có 0,1 mm, trên bề mặt có những vêt lốm đóm, ra quả khi mùa hè tới.
Hoa có những trái nhỏ có màu nâu khi trưởng thành. Ngoài tên khoa học
Cyperus involucratus thì cây thủy trúc còn có tên Cyperus alternifolius L spp hay
Cyperus flabellifomis Rottb.
1.1.6. Tổng quan về cây Sậy:
Cây sậy có tên khoa học Phragmites communis thuộc giới plantae, ngành hạt
kín, họ poales, dòng poaceae ,loài P.australis. Có đặc điểm hình thái Rễ : rễ dài, chắc
khỏe, xếp như vẩy cá , có đốt, rễ lan rộng trên bề mặt; Thân có thân rỗng , tròn cao,
thân gỗ, 1,8 – 4,5 m hoặc hơn nữa , thân bóng khỏe, thẳng, thân rễ phát triển 20- 60
cm dưới mặt đất và không sâu hơn 1,8m; Lá cứng, dài khoảng 30- 60 cm, phẳng, gần
như ôm lấy thân, ở gốc , nhẵn , gân mảnh, bẹt, bẹ lá nhẵn lưỡi bẹ giảm thành 1 vòng
lông, bề mặt lá không có lông, gân; Cụm hoa là chùy, dài 30- 90 cm, trục chính mang
nhiều nhánh hình sợi; Hoa và hạt giống : nhẹ, có màu tím, dạng lông vũ, xuất hiện
trên trên đầu thân cây, dài khoảng 5 - 16 inches; Chùm hoa riêng rẻ sắp xếp dài đặc
trải dài trên nhánh lông vũ, hoa có màu tím trở nên màu nâu đến màu đen vào lúc ra


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

quả; Quả có màu nâu, mảnh dễ vỡ. chúng dài khoảng 1/3 inches số lượng lớn hạt sẽ
thành quả, có thể đến 2000 hạt giống tuy nhiên theo nghiên cứu , chỉ có 1 số ít sống
sót, có hoa vào mùa hè và mùa thu.
1.2. Tổng quan về nước thải chăn nuôi:
1.2.1. Thành phần và tính chất của chất thải chăn nuôi gia súc:
Chất thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm bao gồm phân gia súc, gia cầm, các thành
phần thức ăn thừa, các chất độn chuồng (rơm, rạ, mạt cưa, trấu) và nước tiểu. Tùy
theo chuồng, trại và phương thức chăn nuôi, các loại chất thải này có thành phần vật
lý và tính chất hoá học rất khác nhau (xem bảng 2.2).

Bảng 1.2. Thành phần cơ bản của các loại phân gia súc
Phân loại gia súc

Heo

Hàm lượng (%)
N

P2O5

K2O

Tỷ lệ
C/N

Tối đa

1,200

0,900

0,600

22

Tối thiểu

0,450

0,450


0,600

20

Trung bình

0,840

0,850

0,580

21

Mức

Nguồn: Nguyễn Đức Lượng và Nguyễn Thị Thùy Dương, 2003.
Hàm lượng các chất hoá học cơ bản trên được tính theo khối lượng vật chất có
độ ẩm 35%.Phân các loại gia súc, gia cầm có chung một số tính chất như sau:
Các loại phân gia súc như trâu, bò, heo ở các trại chăn nuôi hiện nay chứa nồng độ
nước rất cao. Trước đây người dân nuôi trâu, bò, heo theo quy mô từng hộ gia đình,
việc dọn dẹp chuồng chăn nuôi hàng ngày. Người ta thường dọn phân ra khỏi những
tạp chất chăn nuôi khác nên phân thường mang tính chất thuần nhất hơn. Hiện nay,
việc chăn nuôi phần lớn mang tính chất tập trung và mang dáng dấp của quy mô công
nghiệp, nên việc dọn dẹp chuồng trại cũng hoàn toàn khác trước. Phân gia súc tại các
cơ sở chăn nuôi này thường chứa nhiều nước và các phần dư thừa của thức ăn công
nghiệp. Ở nhiều chuồng trại người ta xối nước rửa chuồng trại kéo theo cả phân gia
súc xuống cống thoát, khi đó phân gia súc như một chất lỏng đậm đặc.
Phân gia súc, gia cầm thường chứa cả những vi sinh vật gây bệnh và các loại

trứng giun sán, là những mầm bệnh cho người và gia súc. Do đó, khi tiến hành xử lý


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

cần đặc biệt quan tâm đến những công việc có khả năng tự tiêu diệt chúng để bảo đảm
chúng có vệ sinh môi trường và sức khoẻ của người sử dụng chúng [5].
1.2.2. Tính chất của nước thải chăn nuôi gia súc:
Nước thải chăn nuôi heo bao gồm nước tiểu, nước vệ sinh chuồng trại, nước
tắm heo chứa các chất hữu cơ và vô cơ có trong phân, nước tiểu, thức ăn gia súc.
Thành phần của nước thải thay đổi tùy theo phương thức thu gom chất thải (có hốt
phân hay không hốt phân trước khi tắm heo), số lần tắm heo và vệ sinh chuồng trại
trong ngày, chế độ dinh dưỡng cho heo. Trong thành phần nước thải chứa một lượng
lớn chất ô nhiễm ở nồng độ cao (xem bảng 2.2). Do đó, nước thải chăn nuôi phải xử lý
trước khi thải ra nguồn tiếp nhận để tránh ô nhiễm đến môi trường.
Trong nước thải chăn nuôi hợp chất hữu cơ chiếm 70 – 80% gồm cellulose,
protein, acid amin, lipid, hydrocarbon và các dẫn xuất của chúng có trong phân và
thức ăn thừa. Các chất vô cơ chiếm 20 – 30% gồm cát, đất, muối, u rê, amonium,
muối chlorua SO42-. Các hợp chất trong phân và nước thải dễ dàng bị phân hủy. Tùy
điều kiện hiếu khí hay kỵ khí mà quá trình phân hủy tạo thành các sản phẩm khác
nhau như: Acid amin, acid béo, aldehide, CO 2, H2O, H2S. Nếu oxy được cung cấp đầy
đủ, sản phẩm của quá trình phân hủy là: CO 2, H2O, NO2-, NO3-. Ngược lại, trong điều
kiện thiếu oxy, sự phân hủy các hợp chất hữu cơ theo con đường kỵ khí tạo ra các sản
phẩm CH4, NH3, H2S, Indol, Scatol, các chất khí này tạo nên mùi hôi thối trong khu
vực nuôi, ảnh hưởng xấu tới môi trường không khí.
Nước thải chăn nuôi không chứa các chất độc hại như nước thải công nghiệp
(acid, kiềm, kim loại nặng, chất oxy hóa, hóa chất công nghiệp) nhưng chứa nhiều loại
ấu trùng, vi trùng, trứng giun sán có trong phân gia súc. Đây là những mầm bệnh có
thể tồn tại rất lâu trong nước và gây bệnh cho người và gia súc [6].
Bảng 1.3. Tính chất nước thải chăn nuôi heo

Chỉ tiêu

Đơn vị

Nồng độ

pH

-

4,5 – 8,0

Độ màu

Pt – Co

350 – 780

Độ đục

mg/l

420 – 550


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

BOD5

mgO2/l


3.500 – 8.900

COD

mgO2/l

5.000 – 12.000

SS

mg/l

680 – 1.200

N tổng

mg/l

220 – 460

P tổng

mg/l

36 – 72

Dầu mỡ

mg/l


5 – 58

Nguồn: Phạm Thị Thu Lan, 2000

1.3. Tổng quan về đất ngập nước và vai trò của thực vật trong đất ngập nước đối
với xử lý nước thải:
1.3.1. Định nghĩa về đất ngập nước (ĐNN):
ĐNN bao gồm: Những vùng đầm lầy, đầm lầy than bùn, những vực nước bất
kể là tự nhiên hay nhân tạo, những vùng ngập nước tạm thời hay thường xuyên, những
vực nước đứng hay chảy, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả những vực nước
biển có độ sâu không quá 6m khi triều thấp.
ĐNN được hiểu theo nghĩa khoa học môi trường trên thế giới và Việt Nam thì
có thể phân loại vĩ mô như sau: ĐNN nước ngọt (ao, hồ) và vùng cửa sông; ĐNN ven
sông, ven rìa rừng, vùng đất lõm và vùng đất bùn; biển, cửa sông, ven sông, hồ và
đầm lầy [7].
1.3.2. Đất ngập nước kiến tạo (ĐNNKT)
Các vùng ĐNN tự nhiên cũng có thể được sử dụng để làm sạch nước thải,
nhưng có một số hạn chế trong quá trình vận hành do khó kiểm soát được chế độ thủy
lực và có khả năng gây ảnh hưởng xấu bởi thành phần nước thải tới môi trường sống
của động vật hoang dã và hệ sinh thái.
ĐNNKT gần đây đã được biết đến trên thế giới như một giải pháp công nghệ
mới, xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên với hiệu suất cao, chi phí thấp và ổn định .
ĐNNKT được xây dựng nhằm khắc phục những nhược điểm của ĐNN tự nhiên mà vẫn
có được những ưu điểm của bãi lọc tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy, ĐNNKT hoạt
động tốt hơn so với ĐNN tự nhiên cùng diện tích, nhờ đáy của ĐNNKT có độ dốc hợp
lý và chế độ thủy lực được kiểm soát. Độ tin cậy trong hoạt động của ĐNNKT cũng


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh


được nâng cao do thực vật và những thành phần khác trong ĐNNKT có thể quản lý
được như mong muốn. ĐNNKT là một thành phần trong hệ thống các công trình xử lý
nước thải sau bể tự hoại hay sau xử lý bậc hai Ở Việt Nam, công nghệ trên thực chất
còn là mới [7].
Đất ngập nước kiến tạo có thể phân làm 2 nhóm chính:
a. ĐNNKT có dòng chảy tự do trên bề mặt (Free water surface – FWS)
Hệ thống này giống như những đầm lầy tự nhiên. Nó có 1 lớp đất sét tự nhiên
hoặc nhân tạo hoặc lớp chống thấm dưới đáy để chống rò rỉ. Trên lớp chống thấm là
lớp đất hoặc chất liệu phù hợp cho việc sinh trưởng của các loài thực vật đầm lầy.
Nước thải với độ sâu tương đối nhỏ chảy theo phương ngang qua bề mặt lớp đất. Cấu
tạo của hệ thống thường được sử dụng, với dạng kênh hẹp và dài, độ sâu của nước
nhỏ, vận tốc chảy nhỏ cùng với sự có mặt của các loài thực vật, tạo điều kiện cần thiết
cho chế độ gần như dòng chảy đẩy (Lê Anh Tuấn, 2008).
b. ĐNNKT có dòng chảy ngầm (Subsurface flow constructed wetland -SSF)
Loại này bao gồm cả các loại bãi lọc có dòng chảy nằm ngang hay dòng chảy
thẳng đứng từ dưới lên, từ trên xuống. Lớp bảo đảm sự sinh trưởng cho thực vật bao
gồm đất, cát, sỏi, đá, được xếp theo thứ tự đó từ trên xuống nhằm tạo độ xốp tốt hơn.
Kiểu dòng chảy của nước thải có thể là hướng lên trên, hướng xuống dưới, ngang,
kiểu dòng chảy ngang là phổ biến nhất. Hầu hết các SSF được thiết kế với độ dốc 1%
hay hơn một chút (Lê Anh Tuấn, 2008).
ĐNNKT dòng chảy thẳng đứng (Vertical subsurface flow - VSF)


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

Nước thải được đưa vào hệ thống qua ống dẫn trên bề mặt. Nước sẽ chảy
xuống dưới theo chiều thẳng đứng. Ở gần dưới đáy có ống thu nước đã xử lý để đưa ra
ngoài (xem Hình 1.9.).


Hình 1.9. Mô hình ĐNNKT có dòng chảy thẳng đứng (Nguyễn Thiện, 2001).
ĐNNKT dòng chảy ngang (Horizontal subsurface flow -HSF)
Hệ thống này được gọi là dòng chảy ngang vì nước thải được đưa vào và chảy
chậm qua tầng lọc xốp dưới bề mặt của nền trên một đường ngang cho tới khi nó tới
được nơi dòng chảy ra. Trong suốt thời gian này, nước thải sẽ tiếp xúc với một mạng
lưới hoạt động của các đới hiếu khí, tùy nghi và kỵ khí. Các đới hiếu khí ở xung
quanh rễ và bầu rễ, O2 được cung cấp từ lá. Khi nước thải chảy qua đới rễ, nó được
làm sạch bởi quá trình cơ học, sự phân hủy sinh học của vi sinh vật, sự hấp thụ của
cây.
Hệ thống này có cấu tạo khá đơn giản. Ngăn phân phối nước thải, hệ thống
phân phối bãi lọc và hệ thống thu nước. Dưới đáy có lớp chống thấm là lớp đất sét tự


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

nhiên hay nhân tạo, hoặc một lớp vải nhựa chống thấm với chiều cao tối thiểu hơn
mực nước ngầm 0,5 m. Bên trên là lớp vật liệu lọc, chiều cao phụ thuộc vào loại rễ
cây trồng. Dòng nước thải chảy ngang trên bề mặt lớp vật liệu lọc. Nước thải sau khi
phân phối vào sẽ thấm qua lớp vật liệu lọc và vùng rễ của thực vật trồng trong khu
đất, qua đó các vi sinh vật sống trong vật liệu lọc và sống bám vào hệ thống rễ cây
trồng sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ trong nước thải phục vụ cho quá trình sinh sản và
phát triển của chúng. Hệ thống rễ cũng đóng vai trò quan trọng trong xử lý nước thải
qua việc hấp thu chất dinh dưỡng có trong nước thải cũng như chất giữ lại trong quá
trình lọc, cung cấp oxy tạo ra các quá trình phân hủy hiếu khí bên trong khu đất [8].
Hình 1.10. Mô hình ĐNNKT có dòng chảy bề mặt (Nguyễn Thiện, 2001).
1.3.3. Vai trò của thực vật trong bãi lọc:
Ổn định đất, bùn cặn và giúp tăng lượng bùn cặn mới.Loại bỏ chất dinh dưỡng
ra khỏi nước mặt, các nhân tố vết, các hợp chất hữu cơ trong nước nhờ quá trình hấp
thụ sinh học và hút bám trên bề mặt. Hấp thu CO 2 và thải O2 trong quá trình quang
hợp. Tạo môi trường cần thiết cho nhiều chủng loại vi sinh vật sinh sống thông qua

việc cung cấp oxi, chất dinh dưỡng cho lớp đất và lớp bùn cặn. Từ đó, các sinh vật tự
dưỡng có khả năng tạo sinh khối, giảm hợp chất cacbon [9].
1.3.4. Cơ chế loại bỏ chất ô nhiễm trong nước thải của ĐNNKT:
Đặc điểm nổi bật của các loài thực vật kể trên là phần thân cây có độ xốp lớn, bộ
rễ mọc kiểu chùm chứa nhiều sợi rất nhỏ. Với cấu trúc như vậy, việc vận chuyển oxy từ
lá qua thân đến rễ rất thuận lợi, từ rễ oxy thâm nhập vào môi trường đất, nước xung
quanh nó. Môi trường đất quanh rễ chứa nhiều oxy tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật hiếu
khí phát triển, vùng đất xa rễ ít oxy là điều kiện cho vi sinh vật kỵ khí tồn tại. Kết quả là
vùng đất trồng loại thực vật trên tồn tại đồng thời các điều kiện môi trường: Hiếu khí,
thiếu khí và kỵ khí, trong môi trường đó các quá trình xử lý hợp chất hữu cơ, nitơ,
photpho xảy ra. Rễ cây phát triển tạo điều kiện tăng độ thấm nước của đất. Phía trên
mặt đất, mật độ cây rất lớn, đóng vai trò lớp lọc khi nước chảy qua và đóng vai trò chất
mang cho vi sinh vật [10].
Bảng 1.4. Cơ chế loại bỏ chất ô nhiễm trong nước thải của ĐNNKT


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

Thành phần tạp chất

Cơ chế xử lý

Chủ yếu do nitrat hóa - khử nitrat.
Oxy hóa amoniac bởi vi sinh trong vùng hiếu khí.
Hợp chất N

Nguồn: Lê Văn Cát, 2007.
1.3.5. Khả năng xử lý nước thải băng thực vật thủy sinh
Thực vật thủy sinh là các loài thực vật sinh trưởng trong môi trường nước,
thuộc loài thảo mộc thân mềm, quá trình quang hợp của nó hoàn toàn giống với thực

vật trên cạn và nó luôn đồng hành cùng VSV. Thực vật thủy sinh có thể gây nên một
số bất lợi cho con người do việc phát triển nhanh và phân bố rộng của chúng (hiện
tượng phú dưỡng hóa). Tuy nhiên lợi dụng để xử lý nước thải, làm phân compost,
thức ăn cho người, gia súc có thể làm giảm thiểu các bất lợi gây ra bởi chúng mà còn
thu được lợi nhuận. Khả năng xử lý nước thải của các loại thực vật thủy sinh đã được
khẳng định bằng quan sát, bằng các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, trên các công
trình thử nghiệm và trong áp dụng thực tế ở hồ sinh học tương ứng.
Bảng 1.5. Nhiệm vụ của thuỷ sinh thực vật trong các hệ thống xử lý

Phần cơ thể
Rễ và/hoặc thân

Nhiệm vụ
Là giá bám cho vi khuẩn phát triển
Lọc và hấp thu chất rắn


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

Thân và /hoặc lá ở mặt
nước hoặc phía trên
mặt nước

Hấp thu ánh sáng mặt trời do đó ngăn cản sự phát triển của
tảo
Làm giảm ảnh hưởng của gió lên bề mặt xử lý
Làm giảm sự trao đổi giữa nước và khí quyển
Chuyển oxy từ lá xuống rễ, làm tăng quá trính khoáng hóa
các chất hữu cơ


Nguồn: Trung tâm năng lượng mới, 2008

1.3.6. Khả năng chuyển hóa một số chỉ tiêu trong nước thải của thực vật thủy
sinh
Các loài thực vật thủy sinh thường nhạy cảm với pH, chất độc, nồng độ các
chất hữu cơ cao. Do vậy nếu trong nước thải chứa nhiều chất hữu cơ với nồng độ cao,
độc tố, pH quá kiềm hoặc quá axit đều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của chúng
[10].
a. Nhu cầu ozy sinh học (BOD 5) Sự tạo ra BOD5 trong hệ thống thực vật thủy sinh có
thể là kết quả của: Các thành phần hữu cơ được tách ra từ các tế bào thực vật trong
quá trình sinh trưởng của chúng, các thành phần hữu cơ được tách ra từ quá trình mục
nát. Lượng BOD5 được tạo ra 3 – 10 mg/L trong thời gian thực vật phát triển và 5 – 20
mg/L trong quá trình chúng bị thối rữa. Sự làm giảm BOD 5 chủ yếu được thực hiện
bởi VSV bám vào rễ [10].
b. Chuyển hóa Nitơ: Nitơ được chuyển hóa trong môi trường nước do một số nguyên
nhân cơ bản sau: thực vật sử dụng các hợp chất chứa nitơ để tạo ra sinh khối, bị mất
theo dạng amoniac và nitơ tự do bởi quá trình nitrat hóa và phản nitrat thực hiện bởi
VSV [10].
b. Chuyển hóa Photpho Photpho trong nước thải được chuyển hóa bởi nhiều nguyên
nhân khác nhau, trong đó 2 quá trình chuyển hóa quan trọng được thực hiện bởi VSV
và thực vật thủy sinh. Cả hai quá trình đều giống nhau ở chỗ là khi được chuyển vào
tế bào sẽ tham gia vào thành phần của AND, ARN, ADP, AMP, các hợp chất khác
chứa photpho và cả trong thành phần của các enzym oxy hóa có trong tế bào [10].
1.3.7. Năng suất sinh khối của thực vật thủy sinh


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

Những số liệu về năng suất sinh khối cho phép ta có số liệu để so sánh năng
suất sinh khối giữa các loài thực vật với nhau và cho phép ta dự đoán hoặc tính toán

khả năng sử dụng chúng trong xử lý nước ô nhiễm cũng như sử dụng sinh khối này
cho mục đích làm thức ăn gia súc, thực phẩm cho người hoặc làm phân bón. Đánh giá
khả năng làm bền vững sinh thái hay làm thay đổi hệ sinh thái do chúng gây ra. Giúp
ta nhận biết được mức độ ô nhiễm của nước, khả năng làm sạch của chúng, từ đó giúp
ta thiết lập công nghệ xử lý.
Ở điều kiện nước không bị ô nhiễm, năng suất sinh khối của thực vật thủy sinh
rất cao. Tại vì ở đó thực vật thủy sinh không bị tác động xấu của các yếu tố vật lý, hóa
học, sinh học.Một vài con số minh họa: thực vật thủy sinh ngập nước: 3 – 18 tấn chất
khô/ha.năm, nửa ngập nước: 27 – 77 tấn chất khô/ha.năm, lục bình : 135 – 199 tấn
chất khô/ha.năm [10].
1.4. Ưu và nhược điểm khi sử dung thực vật thủy sinh trong xử lý nước thải
1.4.1.Ưu điểm
Hiệu quả xử lý chậm nhưng ổn định đối với các loại nước có BOD 5, COD thấp,
không có độc tố. Một số loại có khả năng hấp thu kim loại năng như lục bình, cù nèo.
Chi phí xử lý khi sử dụng thực vât thủy sinh không cao và quá trình công nghệ không
đòi hỏi kỹ thuật phức tạp.
Sinh khối tạo ra sau quá trình xử lý dễ thu hoạch và được ứng dụng vào nhiều
mục đích khác nhau: làm nguyên liệu cho thủ cống mỹ nghê (cây bàng), làm thực
phẩm cho người và gia súc (cỏ para), làm phân bón cải tạo đất (Sinh khối có thể thu
hoạch, chế biến thành phân hữu cơ, phụ gia cải tạo đất, bón trên rễ cây mới trồng, đốt
thành tro hay làm phân Compost), tái tạo năng lượng (Sinh khối sử dụng sản xuất
Ethanol, đốt trực tiếp thành củi), nguyên liệu sản xuất bột giấy, giấy và sợi.
Bộ rễ, thân cây ngập nước là giá thể rất tốt đối với Vi sinh vật, sự vận chuyển
của cây đưa vi sinh vật đi theo. Chúng dịch chuyển từ vị trí này đến vị trí khác ở khu
vực nước ô nhiễm, làm tăng khả năng chuyển hóa vật chất trong nước, quan hệ giữa vi
sinh vật và thực vật thủy sinh là quan hệ cộng sinh.


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh


Sử dụng thực vật xử lý nước trong nhiều trường hợp không cần cung cấp năng
lượng. Do vậy có thể ứng dụng ở những vùng hạn chế việc cung cấp năng lượng [1].
1.4.2. Nhược điểm
Diện tích cần dùng để xử lý chất thải lớn, chúng luôn đòi hỏi phải có đủ ánh
sáng. Sự tiếp xúc giữa thực vật và ánh sáng trong điều kiện có đủ chất dinh dưỡng
càng nhiều thì quá trình chuyển hóa càng tốt. Do vậy diện tích bề mặt càng nhiều càng
tốt. Nó rất thích hợp cho những vùng nông thôn, những vùng không được cấp điện.
Trong trường hợp không có thực vật thủy sinh, VSV không có nơi bám vào.
Chúng dễ dàng trôi theo dòng nước hoặc lắng xuống đáy. Rễ thực vật có thể là nơi các
VSV gây hại định cư, chúng là tác nhân sinh học gây ô nhiễm môi trường mạnh.
Ngoài ra, thực vật chiếm không gian lớn, ngăn cản ánh sáng chiếu sâu vào nước.
Thảm thực vật thủy sinh phủ kín bề mặt, tác dụng này tạo điều kiện cho các VSV phát
triển bao gồm có ích và có hại (trích Lê Thị Cúc, 2008).


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

CHƯƠNG 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Các thí nghiệm được tiến hành từ 1/2010 đến 6/2010; tại trại thí nghiệm trực thuộc
Bộ môn Công nghệ Sinh học Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM. Các chỉ tiêu nước
thải được phân tích tại Trung tâm Phân tích Môi trường – Viện Công nghệ Sinh học
và Công nghệ Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM.
- Thí nghiệm được tiến hành trong mùa khô, nhiệt độ trung bình: 29 – 320C.
2.2. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu:
a. Cây sử dụng thí nghiệm:
- Cỏ bồn bồn được lấy tại trại thực nghiệm Khoa Chăn Nuôi - Thú Y trường ĐH Nông

Lâm TP. HCM. Những cây cỏ trưởng thành, thân chắc khỏe được chọn.
- Cây được lấy từ bãi đất hoang trên đường Lã Xuân Oai, quận 9 (gần cầu Long Tân),
thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng là 50 cây, chiều cao từ 1,5 -1,8 m và còn nguyên rễ.
- Cây được lấy từ khu vực ấp Tân Qưới xã Tân Hòa Thành huyện Tân Phước tỉnh
Tiền Giang. Cây được bứng lên, rửa sạch bùn trên rễ, cắt bỏ lá già, các thành phần dập
nát, sau đó chọn các bụi đồng đều nhau để làm thí nghiệm.
- Cây cỏ Bàng được lấy từ Khu du lịch sinh thái An Hạ, Củ Chi.
- Cây thủy trúc được lấy tại xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
Chọn những cây trưởng thành, phát triển khỏe mạnh trồng vào mô hình.
- Cây sậy
b. Mô hình thí nghiệm:
- Tiến hành xây dựng mô hình kích thước 2 x 0,5 x 0,6 m gồm 1 đối chứng FWS
không trồng cây, 1 đối chứng VSF không trồng cây, 1 nghiệm thức FWS và 1
nghiệm thức VSF.


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

- Ống nhựa Φ34 mm được đục lỗ, van Φ34 mm.
- Đá lớn 1 x 2 cm, đá mi, cát.
- Keo dán nhựa, dán ống, Silicon.
- Xô thể tích 60 L đựng nước đầu vào ở mô hình VSF (2 cái), xô thể tích 35 L đựng
nước đầu ra mô hình FWS (1 cái) và thau thể tích 30 L đựng nước đầu ra mô hình
VSF (1 cái).
- Xô nhỏ thể tích 5 L và 10 L để đong nước.
- Thùng thể tích 120 L để pha nước phân đầu vào (1 cái).
- Bạt 10 x 12 m.
Mô hình được thiết kế với độ dốc là 1%. Thành phần của mô hình VSF gồm có
ống nhựa được đục lỗ ở dưới, lớp đá lớn dưới đáy dày 12 cm, đá mi dày 8 cm, cát dày
20 cm và lớp nước cao thêm 10 cm (xem hình 3.1).Thành phần của mô hình FWS

gồm có lớp đá lớn dưới đáy dày 12 cm và lớp nước cao thêm 38 cm (xem hình 3.2).
Các thành phần đá và cát được rửa sạch để loại bỏ tạp chất trước khi cho vào các mô
hình.

Hình 2.1 Mặt cắt ngang mô hình VSF trồng cây.


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

Hình 2.2 Mặt cắt ngang mô hình FWS trồng cây.
c. Nước thải chăn nuôi:
Địa điểm lấy phân: trại chăn nuôi thí nghiệm khoa chăn nuôi – thú y, trường
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Phân được lấy hàng ngày vào 7 giờ sáng và liên tục từ ngày 02/02/2010 đến
ngày 15/05/2010. Phân được ủ yếm khí ngay sau khi lấy và được sử dụng sau ít nhất 3
tuần ủ.
Nước phân heo được pha với nồng độ 1,5% (1,5 kg phân cộng với 98,5 L
nước). Sau đó, mẫu nước đầu vào được đo các chỉ tiêu về COD, BOD 5, N tổng, P tổng
và kim loại nặng (Cu, Fe, Zn).
2.2.2. Phương pháp thí nghiệm:
a. Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí như hình 3.3 bao gồm đối chứng VSF (ĐC1) và mô
hình VSF trồng cây (MH1), đối chứng FWS (ĐC2) và mô hình FWS trồng cây
(MH2).


Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng Thực vật thủy sinh

Hình 2.3 Sơ đồ bố trí các mô hình trong thí nghiệm.
Phân được pha hàng ngày theo nồng độ 1,5% trong các thùng chứa nước. Sau

đó cấp vào hai thùng nước đầu vào mô hình FWS 50 L mỗi thùng, cho chảy nhỏ giọt
ở một phía của mô hình. Đối với mô hình VSF, cấp 50 L vào mỗi bể theo chiều thẳng
đứng, trải đều theo bề mặt, điều chỉnh van nước ra. Nước vào được cấp vào 8 giờ sáng
các ngày và nước ra thu ở các van thu nước. Các van này được điều chỉnh để nước ra
hết vào 7 giờ sáng hôm sau.
b. Các giai đoạn thực hiện:
• Giai đoạn ổn định cây
Cây sau khi lấy về (10/01/2010), cây được cắt ngắn khoảng 30 cm và trồng
trong các túi nilon, để cây thích nghi phát triển, đặc biệt là bộ rễ cây. Theo dõi sự phát
triển của cây và tiến hành bổ sung thêm cây nếu số lượng cây phát triển không đủ.
• Giai đoạn thích nghi cây vào mô hình
Sau giai đoạn ổn định cây, đến ngày 06/03/2010, các cây được lựa chọn, bứng
ra khỏi túi và đưa vào hai mô hình là MH1 và MH2. Cây được tưới nước trắng để
thích nghi trong ngày đầu tiên. Số cây đưa vào mỗi bể là 16 cây có chiều cao từ 50 –
70 cm (mật độ 16 cây/m2).
Trong những ngày tiếp theo, cây được tưới bằng nước phân với nồng độ 1% để
thích nghi dần. Thời gian này kéo dài đến ngày 14/04/2010. Đối chứng làm tương tự.


×