Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đánh giá chi phí hiệu quả của các chương trình khám sàng lọc ung thư cổ tử cung tỉnh Bắc Ninh năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.77 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
VIỆN BỒI DƯỠNG, ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ NGÀNH Y TẾ
BỘ MÔN KINH TẾ Y TẾ

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
Đánh giá kinh tế y tế
dựa trên phân tích y tế chi phí - hiệu quả của các chương
trình khám sàng lọc ung thư cổ tử cung tỉnh Bắc Ninh
năm 2015
Giáo viên hướng dẫn:

Ths. Nguyễn Thu Hà

Nhóm học viên:

1. Kim Tuấn Anh - Cao học YTCC 18
2. Vũ Kim Yên

- Cao học YTCC 18

3. Đỗ Trường Duy - Quản lý bệnh viện 7

1


Hà Nội, tháng 5/2015

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................... 2
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................... 3
2. Đặc điểm của UTCTC.....................................................................................................5


2.1. Sinh lý bệnh.............................................................................................................. 5
2.2. Phân bố theo tuổi.....................................................................................................5
3. Các phương pháp khám tầm soát UTCTC......................................................................6
3.1. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear)..............................................................6
3.2. Xét nghiệm u nhú ở người (xét nghiệm HPV)...........................................................7
3.3. Phương pháp kiểm tra trực quan cổ tử cung sau khi áp dụng axit axetic (VIA).......7
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................9
CHƯƠNG III: DỰ KIẾN KẾT QUẢ, KẾT LUẬN, BÀN LUẬN................................................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................12

2


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2013, UTCTC (UTCTC) là bệnh ung
thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ. Ước tính khoảng 530.000 trường hợp mới mắc mỗi
năm với hơn 270.000 phụ nữ chết vì UTCTC; hơn 85% các ca tử vong là ở các nước
có thu nhập thấp và trung bình [12]. Tỷ lệ mắc UTCTC cao nhất tại các nước kém
phát triển, bao gồm khu vực châu Mỹ La Tinh, khu vực Saharan châu Phi và Đông
Nam Á trong khi tỷ thấp nhất là tại các quốc gia phát triển. Sự khác biệt về tỷ lệ mắc
và tử vong do UTCTC giữa các khu vực phần lớn do thiếu các chương trình tầm soát
được tổ chức tốt tại các quốc gia có thu nhập thấp.
Tại Việt Nam, UTCTC là cũng một trong những căn bệnh ung thư phổ biến và
là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ [1], [3]. Sàng lọc phát hiện sớm và
điều trị có hiệu quả có yếu tố then chốt để thực hiện thành công việc phòng chống
UTCTC. Tuy nhiên cho đến nay, mới chỉ có một số chương trình sàng lọc UTCTC
bằng phương pháp xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear) được thực hiện riêng lẻ
theo các dự án do các tỉnh thành thực hiện hoặc do các tổ chức quốc tế hỗ trợ về mặt
tài chính và kỹ thuật. Ngoài ra có một số tỉnh thành đã áp dụng sàng lọc bằng VIA
nhưng chỉ mang tính chất nghiên cứu chứ chưa triển khai một cách hệ thống đến tuyến

y tế cơ sở [1],[2].
Sàng lọc UTCTC bằng phương pháp xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear)
là phương pháp hiệu quả để tầm soát UTCTC nhưng có chi phí rất lớn chỉ phù hợp để
áp dụng rộng rãi tại các quốc gia phát triển. Gần đây, xét nghiệm u nhú ở người (xét
nghiệm HPV) và kiểm tra trực quan cổ tử cung sau khi áp dụng axit axetic (VIA) đã
được đề xuất như là chiến lược sàng lọc hợp lý ở những nơi có nguồn lực hạn chế.
Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Chính vì vậy
chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá kinh tế y tế dựa trên phân tích y tế chi phí - hiệu
quả của các chương trình khám sàng lọc UTCTC tỉnh Bắc Ninh năm 2015”.
Mục tiêu của chúng tôi rong nghiên cứu này là sử dụng mô hình hóa để so sánh
các chi phí và hiệu quả của các biện pháp khám sàng lọc UTCTC khác nhau trong

3


việc tầm soát UTCTC. Kết quả này nhằm đưa ra tham khảo về việc sử dụng hiệu quả
nhất các nguồn lực hạn chế phòng chống UTCTC.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Tình hình UTCTC trên thế giới và ở Việt Nam
UTCTC là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu trong các loại bệnh
ung thư ở phụ nữ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ mắc mới của bệnh
thay đổi theo từng vùng và từng quốc gia, trung bình 7-16 trường hợp mắc mới trên
100.000 phụ nữ. Ở Việt nam, tỷ lệ mắc mới của UTCTC là 20,3/ 100.000 phụ nữ và
hằng năm có khoảng 2.500 - 5.600 ca tử vong đuợc báo cáo[4]. Đây là bệnh gây tử
vong cao nếu ở giai đoạn muộn, tuy nhiên có thể phòng ngừa và điều trị khỏi nếu phát
hiện sớm.
a. Tình hình trên thế giới
UTCTC là loại ung thư hay gặp ở nữ giới. Bệnh tiến triển qua nhiều năm, ước
tính trên thế giới có khoảng 1.4 triệu phụ nữ mắc UTCTC. Tỷ lệ mắc UTCTC có xu
hướng gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt tại các nước nghèo và nếu không

có biện pháp can thiệp thì tỷ lệ tử vong do UTCTC sẽ tăng 25% trong vòng 10 năm
tới. Theo báo cáo của IARC (Hiệp hội nghiên cứu ung thư Quốc tế), năm 2008 thế
giới có khoảng 529.828 trường hợp mới mắc tương đương với tỷ lệ 15,3/100.00 dân,
trong đó tỷ lệ ở các nước đang phát triển là 17,8/1000 (453.321 trường hợp) và các
nước phát triển là 9,0/100.000 (76.507 trường hợp), trên 85% các trường hợp ung thư
và tử vong xảy ra ở các nước đang phát triển, nơi mà UTCTC được đánh giá là một
trong những nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật lớn tại cộng đồng các quốc gia này.
Có một sự chênh lệch rất lớn về tỷ lệ mắc UTCTC có tỷ lệ mắc UTCTC là 30/100.000
dân). Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi UTCTC là những khu vực nghèo nhất
trên thế giới: Vùng Trung và Nam Mỹ, Caribe, Châu phi cận Saharan và một bộ phận
của Châu Á, Châu Đại Dương (tỷ lệ mắc trung bình khoảng 6,3/100.000 dân) [13].
Ghi nhận chi tiết theo từng khu vực cho thấy cũng có sự khác nhau về tỷ lệ mắc
UTCTC giữa các quốc gia trong một khu vực. Tại khu vực Châu Á, Châu Đại Dương,
tỷ lệ mắc UTCTC chuẩn theo tuổi thấp nhất ở Úc (4,9/100.000), tiếp sau đó là Ấn Độ
4


27/100.00, Campuchia: 27,4/100.000; Mông Cổ 28/100.000, Nepal: 32/100.000. Tỷ lệ
mắc chuẩn theo tuổi cũng thay đổi trong mỗi quốc gia, đặc biệt tại các nước lớn như:
Ấn Độ, Trung Quốc [14].
b. Tình hình tại Việt Nam
Cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á, tại Việt Nam UTCTC là một
trong những loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu do ung thư đối với phụ nữ [15].
Theo thống kê, năm 2008 Việt Nam có khoảng 5174 trường hợp mới mắc với
tỷ suất là 11,7/100.000, chiếm 11,65% số trường hợp mới mắc của các nước Đông
Nam Á (44.404 trường hợp). Tỷ lệ ung thư cổ tử cung tại Việt Nam tương đương so
với các nước trong khu vực như Indonesia, Philippines, Brunei. Ước tính đến năm
2025 tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung tăng lên từ 62% (ở nhóm < 65 tuổi) hoặc
75% (ở nhóm trên 65 tuổi) so với năm 2008 [15].

2. Đặc điểm của UTCTC
2.1. Sinh lý bệnh
UTCTC là sự phát triển bất thường của mô tế bào cổ tử cung, mà người ta nhận
thấy khoảng hơn 90% các trường hợp có liên quan đến Human Papilloma Virus
(HPV), trong đó các tuýp 16, 18, 31, và 45 là các tuýp có nguy cơ gây UTCTC cao
nhất với tuýp 16 liên quan đến hơn một nửa số ca UTCTC trên toàn thế giới [6]. Diễn
tiến tự nhiên từ CTC bình thường, sau khi nhiễm HPV có những biến đổi tế bào có thể
tiến triển thành tổn thương tiền ung thư hay còn gọi là các tổn thương loạn sản CTC.
Những tổn thương loạn sản này có thể tiến triển thành UTCTC. Mặc dù có một số
trường hợp hiếm quá trình này có thể diễn ra trong vài năm, nhìn chung tiến trình từ
tổn thương loạn sản chuyển thành UTCTC thường kéo dài 10-20 năm. Do vậy,
UTCTC là một bệnh có liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục và có thể
phòng ngừa được bằng cách tiêm phòng HPV và điều trị các trường hợp loạn sản CTC
[11].
2.2. Phân bố theo tuổi
UTCTC hầu hết xuất hiện ở phụ nữ sau tuổi 40, và có tỉ lệ cao nhất ở phụ nữ ở
độ tuổi 50 và 60. Tuy nhiên, các tổn thương loạn sản CTC thường đã có trước đó 10
5


năm. Tỉ lệ loạn sản cao nhất thường gặp ở độ tuổi khoảng 13 - 45. Chính vì vậy, các
nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng đối với những nơi có nguồn lực hạn chế, các
chương trình sàng lọc UTCTC nên bắt đầu ở độ tuổi từ 13 – 50 tuổi. Sau đó khi
chương trình phát triển có thể mở rộng ra độ tuổi 30 – 55 tuổi và 30 – 60 tuổi [5].
3. Các phương pháp khám tầm soát UTCTC
3.1. Xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear)
Đây là phương pháp đã được chứng minh có nhiều thành công đáng kể ở các
nước phát triển đã làm giảm 70-80% tỷ lệ ung thư ở các nước phát triển [3]. Tuy
nhiên, các chương trình sàng lọc dựa vào xét nghiệm tế bào CTC khó được thiết lập
và duy trì ở các quốc gia đang phát triển, bởi vì chúng tốn kém và phức tạp như: giá

đắt, lấy tiêu bản phải tốt, có đủ phương tiện xử lý, kinh nghiệm đọc và phân tích mẫu
bệnh phẩm, lưu trữ thông tin và trả kết quả. Nếu có bước nào trong chu trình trên
không chính xác hoặc trở ngại thì chương trình phòng ngừa thất bại.
Nhiều nước, nếu không muốn nói là hầu hết tất cả các bước trong quá trình xét
nghiệm tế bào CTC là vấn đề nan giải đối với những vùng khó khăn, thiếu thốn
phương tiện [10]. Lấy ví dụ ở nhiều nước, Pap smear chỉ được thực hiện ở những
vùng đô thị bởi ở những vùng cơ sở y tế xa xôi, các chuyên gia về tế bào học còn rất
thiếu, thời gian xử lý và phân tích kết quả thường kéo dài, và do không nhận được kết
quả ngay, nhiều phụ nữ không quay trở lại nơi khám để lấy kết quả và bị mất dấu
trong quá trình theo dõi. Do vậy, việc tầm soát UTCTC bằng phương pháp Pap smear
ở các nước đang phát triển khó tồn tại và thất bại vì những giới hạn về nguồn lực.
Nhiều nghiên cứu ở Ấn Độ và Kenya cho thấy rằng chỉ 1% dân số được tầm soát [8].
Do đó, tầm soát UTCTC bằng phương pháp Pap smear tại các nước đang phát triển
còn nhiều hạn chế như:
+ Việc lấy mẫu và đọc kết quả không đơn giản nên không dễ thực hiện tại các
tuyến y tế cơ sở
+ Phòng xét nghiệm phải có bác sĩ nên chỉ thực hiện ở cơ sở y tế tuyến tỉnh,
thanh phố.

6


+ Mất nhiều thời gian nên khách hàng phải chờ đợi dẫn đến mất dấu khách
hàng .
+ Việc huấn luyện các khâu lấy bệnh phẩm, nhuộm, cố định và đọc tiêu bản
cần nhiều nguồn lực, chi phí khá cao.
Độ nhạy của Pap smear trung bình 66% (11-90%), độ đặc hiệu trung bình 67%
( 14-97%). Nhiều nguyên nhân dẫn đến sai số, trong đó có sai số do người đọc chiếm
đến 40% các trường hợp âm tính giả [11].
3.2. Xét nghiệm u nhú ở người (xét nghiệm HPV)

Là xét nghiệm có thể phát hiện được DNA từ các type HPV nguy cơ cao, là
một giải pháp cho việc sàng lọc UTCTC, test HPV (+) không có nghĩa là bệnh nhân
mắc UTCTC, nhưng giúp CBYT phân định được nhóm đối tượng có HPV nguy cơ
cao [7].
Đây là cách tiếp cận “Tầm soát tập trung” chứ không phải “tầm soát đại trà”,
chi phí xét nghiệm cao [11].
Xét nghiệm HPV là bước phát triển mới nhưng nó chỉ hiệu quả sau 20-30 năm
nữa, nó xác định đối tượng nguy cơ cao có thể phát triển thành UTCTC sau 20 năm.
Thử nghiệm, HPV có giá trị đặc biệt trong việc phát hiện tổn thương tiền UTCTC ở
phụ nữ > 30 tuổi, bởi vì nhiễm HPV ở Việt nam <30 tuổi là thoáng qua [11]. Do vậy
hạn chế của xét nghiệm HPV ở các nước đang phát triển là chi phí đắt, đòi hỏi phương
tiện, trang thiết bị đặc biệt, phòng xét nghiệm, phải có nhân viên được tập huấn, phải
mất 6 giờ đến 1 tuần mới có kết quả, đòi hỏi nhóm đối tượng phải được tầm soát,
thăm khám định kỳ để chẩn đoán và điều trị sớm [1].
3.3. Phương pháp kiểm tra trực quan cổ tử cung sau khi áp dụng axit axetic
(VIA)
Nguyên tắc và cách thực hiện VIA rất đơn giản. Dùng dung dịch acid acetic
loãng (3-5%) bôi vào CTC, quan sát bằng mắt thường sau 1 phút, dung dịch acid
acetic sẽ làm đông kết protein tế bào tiền ung thư tạo phản ứng trắng trên bề mặt CTC
và có thể quan sát bằng mắt thường.

7


Phương pháp VIA đã được áp dụng thành công ở tuyến cơ sở tại nhiều nước
đang phát triển và có những ưu điểm như:
+ Là một kỹ thuật đơn giản, đào tạo cán bộ chỉ cần thời gian ngắn khoảng 5
ngày, nhân viên y tế không phải là bác sĩ cũng có thể thực hiện được phương pháp này
sau khi được đào tạo. Người thực hiện VIA có thể tích lũy kinh nghiệm đọc kết quả
trong thời gian ngắn.

+ Là một phương pháp không đòi hỏi đầu tư kinh phí cao, có thể thực hiện ở
những cơ ỏ y tế có trang thiết bị đơn giản như ở các trạm y tế xã/ phường. Chỉ cần có
những trang bị đơn giản như bàn khám phụ khoa, đèn gù chiếu sáng hoặc đèn pin, các
dụng cụ khám phụ khoa thông thường như mỏ vịt, kẹp bông, và dung dịch acid acetic
3-5% là có thể thực hiện được.
+ Với xét nghiệm VIA, kết quả sàng lọc được trả lời ngay, giảm số lần quay trở
lại nhận kết quả đối với phụ nữ
+ Nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp VIA cho kết quả ít ra là ngang với
xét nghiệm tế bào CTC, VIA có độ nhạy cao hơn Pap smear trong việc phát hiện các
tổn thương tiền UTCTC và không có trở ngại gì về kỹ thuật và cơ sở vật chất [9].

8


CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp đánh giá kinh tế y tế đầy đủ dựa trên phân tích Chi phí –
Hiệu quả (CEA) sử dụng mô hình Markov.
2. Đối tượng nghiên cứu
Nhóm đối tượng trong nghiên cứu can thiệp UTCTC là nữ giới. Theo các
nghiên cứu trên thế giới đối với những nơi có nguồn lực hạn chế, các chương trình
sàng lọc UTCTC nên bắt đầu ở độ tuổi từ 13 – 50. Vì vậy chúng tôi quyết định chọn
nhóm 10.000 đối tượng nữ giới trong độ tuổi này để thực hiện nghiên cứu.
3. Thời gian nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 6 năm 2019 tại tỉnh
Bắc Ninh.
4. Nhóm can thiệp và nhóm đối chứng
Trong nghiên cứu, chúng tôi chia các đối tượng ra làm 4 nhóm nghiên cứu bao
gồm: nhóm can thiệp sàng lọc UTCTC sử dụng phương pháp xét nghiệm tế bào cổ tử
cung (Pap smear); nhóm can thiệp sàng lọc UTCTC sử dụng phương pháp xét nghiệm

u nhú ở người (xét nghiệm HPV); nhóm can thiệp sàng lọc UTCTC sử dụng phương
pháp kiểm tra trực quan cổ tử cung sau khi áp dụng axit axetic (VIA) và nhóm không
sử dụng can thiệp sàng lọc UTCTC.
Kết quả phân tích về Chi phí – Hiệu quả giữa các nhóm được tính toán và so
sánh với nhau.
5. Cấu trúc mô hình
Sử dụng mô hình Markov vì mô hình Markov phù hợp sử dụng khi một sự kiện
sức khỏe có thể diễn ra không chỉ một lần, thời gian diễn ra sự kiện đó có thể ảnh
hưởng đến chi phí và hiệu quả.
Việc phụ nữ tham gia khám sàng lọc là hành động lặp đi lặp lại (đối với phụ nữ
trên 30 tuổi nên đi khám sàng lọc 3 năm/lần), sau khi khám phát hiện trong giai đoạn
sớm, việc điều trị có thể đưa bệnh nhân quay trở lại tình trạng khỏe mạnh, hoặc hạn
9


chế các mức độ tổn thương. Bên cạnh đó, các can thiệp phòng chống UTCTC là can
mà hiệu quả của nó cũng có thể đánh giá kéo dài sau nhiều năm. Chính vì vậy, sử
dụng mô hình Markov là phù hợp với nghiên cứu này.
6. Đo lường hiệu quả
Đo lường hiệu quả của các can thiệp được tính theo đơn vị: Số năm sống được
tăng thêm (LYS).
7. Đo lường chi phí
Các chi phí được tính dựa trên đơn vị tiền tệ là: Việt Nam đồng.
Chi phí được tính toán là chi phí để thực hiện chương trình khám sàng lọc
UTCTC bao gồm các chi phí của người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ.
Chi phí của người cung cấp dịch vụ bao gồm: Chi cho con người; thuốc và hóa
chất; vật tư tiêu hao; chi phí vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị máy móc; chi phí
đào tạo cán bộ; khấu hao nhà; khấu hao trang thiết bị, đồ đạc.
Chi phí của người sử dụng dịch vụ bao gồm các loại chi phí hữu hình có thể đo
lường được. Các chi phí trực tiếp: chi cho dịch vụ khám sàng lọc, chi phí đi lại, ăn ở.

Chi phí gián tiếp: chi phí cơ hội khi đi khám không thể đi làm.
8. Phương pháp thu thập số liệu
Xây dựng bộ cung cụ phù hợp để thu thập số liệu về chi phí và hiệu quả của
các can thiệp. Thử nghiệm bộ công cụ và chỉnh sửa trước khi thu thập số liệu sau đó
tiến hành thu thập số liệu.
9. Phương pháp phân tích và trình bày kết quả
Nhập liệu bằng epidata 3.1 và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0

10


CHƯƠNG III: DỰ KIẾN KẾT QUẢ, KẾT LUẬN, BÀN LUẬN
1. Dự kiến kết quả
Xác định được chi phí (tính bằng tiền) của các can thiệp trong 4 nhóm nghiên
cứu bao gồm: nhóm can thiệp sàng lọc UTCTC sử dụng phương pháp xét nghiệm tế
bào cổ tử cung (Pap smear); nhóm can thiệp sàng lọc UTCTC sử dụng phương pháp
xét nghiệm u nhú ở người (xét nghiệm HPV); nhóm can thiệp sàng lọc UTCTC sử
dụng phương pháp kiểm tra trực quan cổ tử cung sau khi áp dụng axit axetic (VIA) và
nhóm không sử dụng can thiệp sàng lọc UTCTC.
Xác định được hiệu quả (tính bằng số năm sống được tăng thêm) của các can
thiệp trong 4 nhóm nghiên cứu bao gồm: nhóm can thiệp sàng lọc UTCTC sử dụng
phương pháp xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear); nhóm can thiệp sàng lọc
UTCTC sử dụng phương pháp xét nghiệm u nhú ở người (xét nghiệm HPV); nhóm
can thiệp sàng lọc UTCTC sử dụng phương pháp kiểm tra trực quan cổ tử cung sau
khi áp dụng axit axetic (VIA) và nhóm không sử dụng can thiệp sàng lọc UTCTC.
Tính được chỉ số ICER: Số tiền chi trả cho 1 năm số được tăng thêm.
2. Kết luận
Đưa ra được so sánh về chi phí và hiệu quả của các biện pháp khám sàng lọc
UTCTC khác nhau trong việc tầm soát UTCTC. Thông qua đó, đưa ra kết luận về loại
can thiệp có chi phí – hiệu quả nhất và phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam để

khuyến nghị chính sách, khuyến khích sử dụng biện pháp đó để có được hiệu quả tốt
nhất từ các nguồn lực hạn chế phòng chống UTCTC.
3. Bàn luận
Các kết quả cũng được đưa ra đối chiều so sánh với một số các nghiên cứu đã
được thực hiện trên thế giới. Làm nổi bật các điểm mạnh của nghiên cứu và đưa ra
cách khắc phục đối với những điểm còn hạn chế.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu tiếng Việt
1: Trần Hữu Bích (2007). Đánh giá nhu cầu các chương trình phòng chống ung thư
CTC tại Việt Nam. Tập san Hội thảo đánh giá nhu cầu xây dựng chương trình phòng
chống ung thư CTC tại Việt Nam. Hà Nội 13-14/2007.
2: Nguyễn Vũ Quốc Huy (2007). Một vài kinh nghiệm áp dụng phương pháp quan sát
CTC sau axit axêtic (VIA) tại Huế. Tập san Hội thảo đánh giá nhu cầu xây dựng
chương trình phòng chống ung thư CTC tại Việt Nam. Hà Nội 13-14/2007.
3: Phạm Việt Thanh (2007). Vaccine dự phòng và ung thư CTC. Tập san Hội nghị
phòng chống ung thư phụ khoa lần thứ II TP. HCM 5-6/10/2007.
4: Nguyễn Việt Tiến và CS (2011). Dự phòng UTCTC – từ bằng chứng khoa học đến
chính sách y tế. Tạp chí Phụ Sản. Tập 9, số 03/2011: tr. 5-14.
2. Tài liệu tiếng Anh
5: Blumenthal PD, McIntosh N. Cervical Cancer Prevention Guidelines for LowResource Settings. JHPIEGO 2005..
6: Bosch FX et al. 1995. Prevalence human papilloma virus in cervical cancer: A
worldwide perpective. Journal of the National Cancer Institute 87(11): 796-802.
7: Franco EL, Harper DM. Vaccination against human papillomavirus infection: a
new paradigm in cervical cancer control. Vaccine. 2005; 23:2388–2394.
8: Gaffikin Letal (eds) 1997, Alternatives for cervical cancer screening and treatment
in low - Resource settings work shop proceedings ( 21-22 - May) JHPIEGO;

Baltmore, Mary Land.
9: Herdman C, Sherris J, et al. Planning Appropriate Cervical Cancer Prevention
Program, 2nd Edition: 3-15, 2000.

12


10: Sellors J, Lewis K, Kidula N, Muhombe K, Tsu V, Herdman C. Screening and
management of precancerous lesions to prevent cervical cancer in low-resource
settings. Asian Pacific Journal of Cancer Prevention. 2003;4:277–280.
11: PATH (Program for Appropriate Technology in Health). Preventing cervical
cancer, unprecedented opportunities for improving women’s health - June, 2007.
12: WHO (2013), "Human papillomavirus (HPV) and cervical cancer".
13: SO Albert, et al (2012), "Comparative study of visual inspection of the cervix
acetic acid (VIA) and Papanicolaou (Pap) smears for cervical cancer screening",
Ecancer, 6(262), pp. 1-8.
14: Y. S Ngan Hextan, M.Garland Suzanne, Neerja Bhatla (2011), "Asia Oceania
Guidelines for the Implementat ion of Programs for Cervical Cancer Prevention and
Control", Journal of Cancer Epidemiology, (2011).
15: International Agency for Research on Cancer (2010), Cervical Cancer Incidence,
Mortality and Prevalence Worldwide in 2008.

13


BẢNG ĐIỂM LÀM VIỆC NHÓM 2
BỘ MÔN KINH TẾ Y TẾ1
Lớp Cao học y tế công cộng 18 – Quản lý bệnh viện 7
STT


Họ và Tên

Điểm lần Điểm lần Điểm lần Điểm lần
1
2
3
4

Điểm
TB

1.

Kim Tuấn Anh

10

10

10

10

10

2.

Vũ Kim Yên

10


10

10

10

10

3.

Đỗ Trường Duy

10

10

10

10

10

Thư kí nhóm

Trưởng nhóm

Vũ Kim Yên

Kim Tuấn Anh


1

14



×