Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

tích hợp liên môn sinh học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.5 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂY HỒ
TRƯỜNG THCS CHU VĂN ĂN
ĐỊA CHỈ: 17 THỤY KHUÊ, TÂY HỒ, TP HÀ NỘI
EMAIL:

CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỂN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

Thông tin học sinh (hoặc nhóm không quá 2 học sinh)
1. Họ và tên: Phạm Hà My
Ngày sinh: 20/01/2001
2. Lê Trung Hiếu
Ngày sinh: 01/01/2001

Lớp: 8A3
Lớp: 8A3

1


BÀI DỰ THI
( Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống
thực tiễn dành cho học sinh trung học)

I.TÌNH HUỐNG :

“Trái Đất đang nóng lên từng ngày, ngày càng có nhiều môi
trường bị ô nhiễm. Chúng ta sẽ phải làm gì?”


II.MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:

1. Nêu rõ vai trò của môi trường
2. Giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi người, tuyên
truyền, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
3. Nhằm tiến tới một môi trường xanh sạch đẹp

2


III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:

Trái Đất – hẳn đã không còn ai xa lạ với cái tên này. Trái Đất từ xa
xưa đã là ngôi nhà, nơi sinh sống của hàng vạn loài vật, trong đó có
cả con người. Không chỉ có các loài vậy, mà còn cả các loài thực vật
tồn tại trên Trái Đất này. Trên Trái Đất, còn có các kiểu môi trường
khác nhau. Vậy, môi trường là gì?
Để cứu lấy Trái Đất, chúng ta sẽ phải làm gì? Những nghiên cứu sau
đây sẽ giúp các bạn giải quyết những thắc mắc còn dang dở.

3


IV. THUYẾT MINH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:

“ Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh
bên ngoài của một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này
và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể
coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp

con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính
tương tác với hệ thống đó.
Một định nghĩa rõ ràng hơn như: Môi trường là tập hợp tất cả các
yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con
người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không
khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều
kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà
chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể
diễn ra trong chúng.”
Nếu hiểu đơn giản thì môi trường là những gì ở xung quanh bạn, bao
gồm đầy đủ các yếu tố tự nhiên và nhân tạo. Môi trường có ảnh
hưởng vô cùng quan trọng đến đời sống của mỗi con người, đến với
các loài động thực vật trên Trái Đất.
 Môi trường gồm những thành phần nào?
 Gồm 2 thành phần: Tự nhiên và nhân tạo
 Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố thiên nhiên, tồn tại
không phải do ý muốn của con người nhưng lại có chịu ảnh
hưởng bởi con người. Đó là ánh sáng mặt trời. biển, núi, sông,
không khí, đất, nước,…Môi trường này cho chúng ta không khí
để thở, đất và nước để chúng ta sinh sống và tồn tại. Không
những vậy, nó còn cung cấp cho ta khoáng sản và những cảnh
4


đẹp để giải trí, giúp cuộc sống con người trở nên phong phú và
thú vị hơn.
 Môi trường nhân tạo: là tổng thể các quan hệ giữa người với
người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước
định... ở các cấp khác nhau. Môi trường xã hội định hướng hoạt

động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức
mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, giúp cho cuộc sống của
con người khác với các sinh vật khác.
 Chức năng cơ bản của môi trường là gì?
 Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không
gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở,
nơi nghỉ, nơi để sản xuất...Như vậy chức năng này đòi hỏi môi
trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con
người. Không gian này lại đòi hỏi phải đạt đủ những tiêu chuẩn
nhất định về các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và
xã hội.
 Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho
đời sống và sản xuất của con người. Nhu cầu của con người về
các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên về cả số lượng, chất
lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội.
Chức năng này của môi trường còn gọi là nhóm chức năng sản
xuất tự nhiên gồm: - Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước,
bảo tồn tính đa dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ
củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái. - Các thuỷ vực:
có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và
các nguồn thuỷ hải sản. - Động thực vật: cung cấp lương thực,
thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm. Không khí, nhiệt độ,
năng lượng mặt trời, nước, gió: có chức năng duy trì các hoạt
động trao đổi chất. - Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng
lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất...
 Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo
ra trong quá trình sống Trong quá trình sống, con người luôn
5



đào thải ra các chất thải vào môi trường. Tại đây các chất thải
dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác sẽ bị
phân huỷ. Trong thời kỳ sơ khai, khi dân số của nhân loại còn ít,
chủ yếu do các quá trình phân huỷ tự nhiên làm cho chất thải sau
một thời gian biến đổi nhất định lại trở lại trạng thái nguyên liệu
của tự nhiên. Sự gia tăng dân số thế giới nhanh chóng, quá trình
công nghiệp hoá, đô thị hoá làm số lượng chất thải tăng lên
không ngừng dẫn đến chức năng này nhiều nơi, nhiều chổ trở
nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường. Khi lượng chất thải lớn
hơn, hoặc thành phần chất thải có nhiều chất độc, vi sinh vật gặp
nhiều khó khăn trong quá trình phân huỷ thì chất lượng môi
trường sẽ giảm và môi trường sẽ bị ô nhiễm.
 Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người Môi
trường trái đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho
con người. Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi: - Cung cấp
sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật
chất và sinh vật, báo động sớm các hiểm hoạ đối với con người
và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thể
sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai
biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa… - Cung cấp
các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có
giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo phát triển văn hoá của
loài người.
 Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo
vệ cho đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác
động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ
hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.
(Kiến thức do bộ môn Sinh học và Địa lí cung cấp.)


6


 Thực trạng môi trường hiện nay là gì?

Như các bạn có thể thấy ở bức hình kia, Trái Đất của chúng ta đang
nóng lên từng ngày. Nguyên nhân chủ yếu của nó là gì? Đó chính là
do sự ô nhiễm môi trường. Thủ phạm gây ra ô nhiễm môi trường là
ai? Đó chính là con người!
 Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi
các chất hóa học, sinh học, tiếng ồn,... gây ảnh hưởng đến sức
khỏe con người và các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường
xảy ra là do con người và cách quản lý của con người.

7


Ô nhiễm môi trường xảy ra phần lớn là do ý thức của con người sinh
sống. Họ không tự nhận thức được những việc làm tưởng chừng nhỏ
nhưng lại gây ra hậu quả khó lường cho sau này như: vứt rác bừa bãi,
đổ chất thải xuống sông, hồ,…sử dụng túi nilon (do túi nilon cần mất
thời gian rất lâu để phân hủy vào đất, khi đốt thậm chí còn dẫn tới
việc tạo ra khí độc),…
Các môn học như Ngữ văn và Giáo dục công dân, giúp cho học sinh
trên toàn thế giới nhận thức được hành động của mình làm, đồng
thời đánh thức những mầm non của thế giới trước khi quá muộn, để
cứu lấy Trái Đất này.
(Kiến thức do bộ môn Ngữ văn và Giáo dục công dân cung cấp)

8



 Vậy, làm thế nào để thoát khỏi sự ô nhiễm môi trường và
cứu lấy Trái Đất?

Giờ đây, cách duy nhất để cứu lấy hành tinh của chúng ta, đó
chính là tái chế. Tái chế là gì? Là việc sử dụng rác thải, vật liệu
thải làm nguyên liệu sản xuất ra các vật chất, các sản phẩm mới
có ích, nhằm giảm việc tiêu thụ những vật liệu thô mới, giảm sử
dụng năng lượng, giảm ô nhiễm không khí (do đốt chúng) và ô
nhiễm nước (do chôn lấp).
- HÃY TÁI CHẾ - VÌ MỘT TRÁI ĐẤT KHÔNG Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG

9


V. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
 Bài giải quyết tình huống đã giúp chúng tôi vận dụng các kiến
thức từ các bộ môn cơ bản như Sinh học, Hóa học, Giáo dục
công dân,… nhằm giúp cho người đọc hiểu được tầm quan trọng
của môi trường và giải pháp cứu và bảo vệ nó.
 Tuyên truyền, vận động và giúp các bạn trong lớp có cái nhìn và
nhận thức khác về môi trường, từ đó cùng nhau chung tay, xây
dựng vào bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.

10




×