Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

tích hợp liên môn địa lý 9 giải quyết vấn đề “ứng phó với biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011 KB, 13 trang )

Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để
giải quyết các tình huống thực tiễn dành
cho học sinh trung học

- Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội
- Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ
- Trường THCS Chu Văn An
- Địa chỉ : 17 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
- Điện thoại: 0438471461
- Email:
- Tên tình huống: Giải quyết vấn đề “Ứng phó với biến đổi khí
hậu.
- Môn học chính thức được HS vận dụng trong giải quyết tình
huống: Địa lý
- Các môn học tích hợp: Ngữ văn, Sinh học, Khoa học, Hóa học,
Vật lý
- Thông tin về học sinh :
1.Họ và tên: Nguyễn Việt Hà
Ngày sinh:

16/02/2000

Lớp : 9A3
1


1. Tên tình huống: Giải quyết vấn đề “ Ứng phó với biến đổi khí hậu”
2.Mục tiêu giải quyết tình huống :
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các
bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và


đất liền khác.
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu: Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất
nói chung; Sự thay đổi thành phần và
chất lượng khí quyển có hại cho môi
trường sống của con người và các
sinh vật trên Trái đất; Sự dâng cao
mực nước biển do băng tan, dẫn tới
sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các
đảo nhỏ trên biển; Sự di chuyển của
các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn
năm trên các vùng khác nhau của
Trái đất dẫn tới nguy cơđe dọa sự
sống của các loài sinh vật, các hệ
sinh thái và hoạt động của con người;
Sự thay đổi cường độ hoạt động của
quá trình hoàn lưu khí quyển, chu
trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác; Sự
thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển.
Biến đổi khí hậu đưa đến những tác động bất lợi cho sức khỏe con người với
những chứng bệnh do muỗi truyền hay các loại bệnh tật từ nguồn nước dơ
bẩn và thời tiết nóng bức gây nên…Tác động của biến đổi khí hậu: lên hệ
thống tự nhiên và sinh thái khiến nhiệt độ tăng từ 1-2,50C, tác động đến sản
xuất lương thực khiến sản lượng lương thực giảm đi, tác động đến mực nước
biển khiến mực nước biển dâng cao gây ngập trên diện rộng, tác động đến
công nghiệp và cư dân làm gia tăng thời tiết cực đoan đặc biệt ở những vùng
nhiều thiên tai có thể gặp rủi ro và tổn thất nghiêm trọng. Vì những lí do trên
nên em xin đưa ra giải pháp để hạn chế sự biến đổi khí hậu đang diễn ra trên
toàn Thế giới.


2


3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Khí hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại khu vực nào đó theo chuỗi số
liệu dài khoảng 30 năm và là kết quả của sự tương tác giữa các quá trình vật lý,
hoá học và sinh học dưới tác động của năng lượng mặt trời. Sự tương tác này là
một quá trình phức tạp, vì vậy, chế độ khí hậu không cố định mà luôn có tính
biến động. Nhiều biểu hiện của biến đổi khí hậu và trái đất; tan băng và mực
nước biển dâng cao do băng tan, ngập úng các vùng đất thấp và các đảo nhỏ trên
biển; sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của trái đất, đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và
hoạt động của con người; sự
thay đổi cường độ hoạt động
của quá trình hoàn lưu khí
quyển, chu trình tuần hoàn
nước trong tự nhiên và các
chu trình sinh địa hoá khác;
sự thay đổi năng suất sinh học
của các hệ sinh thái, chất
lượng và thành phần của hệ
sinh thái, chất lượng và thành
phần của thuỷ quyển, sinh
quyển, địa quyển; sự thay đổi
thành phần và chất lượng khí
quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các
sinh vật trên trái đất.
Nguyên nhân của biến đổi khí hậu (BĐKH) trái đất bao gồm cả tự nhiên và nhân
tạo. Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, nguyên nhân chủ yếu của hiện

tượng BĐKH 90% do con người gây ra.
BĐKH không chỉ đơn thuần tác động tới tự nhiên mà còn là thách thức về kinh
tế, xã hội của nhân loại. Việc bỏ tiền ra chi phí cho việc khôi phục thiệt hại sau
những thiên tai đã làm thâm hụt vào ngân sách các quốc gia. Theo Nicolas Stem
- nguyên chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Thế giới, thì trong vòng 10
năm tới, chi phí thiệt hại do BĐKH gây ra cho toàn thế giới ước tính khoảng
7.000 tỉ USD; nếu chúng ta không làm gì để ứng phó thì thiệt hại mỗi năm sẽ
chiếm khoảng 5 - 20% tổng sản phẩm nội địa (GDP), còn nếu chúng ta có những
ứng phó tích cực để ổn định khí nhà kính ở mức 550 ppm tới năm 2030 thì chi
phí chỉ còn khoảng 1% GDP.
Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) nhận định, BĐKH được xếp
vào dạng vấn đề an ninh "phi truyền thống" và được xem như là một trong
những thách thức lớn nhất đối với "an ninh môi trường - phát triển toàn cầu".
Đến năm 2025, khoảng 5 tỉ người có thể sẽ sống trong những khu vực có nguy
cơ căng thẳng, xung đột liên quan đến nước và lương thực. Đến năm 2050,
khoảng 150 triệu người có thể phải rời khỏi những khu vực duyên hải do nước
3


biển dâng, bão, lụt hoặc nước ngọt bị nhiễm mặn. Chất lượng sống kém, dân cư
quá đông đúc và tình trạng thiếu nước, mất vệ sinh cũng như không hiệu quả
trong việc quản lý và xử lý rác thải là nguyên nhân gây ra tỉ lệ mắc bệnh ngày
một cao. Nếu như ở các nước phát triển, trẻ em dưới 18 tuổi chiếm khoảng 20%
dân số thì các nước chịu nhiều ảnh hưởng của BĐKH mà hầu hết là nước thu
nhập thấp, trẻ em dưới 18 tuổi lên đến gần một nửa dân số (như 42% ở Băng-lađét, 51% ở An-giê-ri, 57% ở U-gan-da). Quan trọng hơn là trẻ em dưới 5 tuổi
chiếm tới 10 - 20% dân số ở các nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi BĐKH
như Ấn Độ (11%), Băng-la-đét (12%), An-giê-ri và Mô-dăm-bích (17%), Ugan-da (21%), trong khi các nước có thu nhập cao, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi chỉ
chiếm 4 - 5% dân số.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Những hậu quả mà biến đổi khí hậu mang lại vô cùng nguy hiểm đối với toàn

nhân loại nói chung và đối với từng cá thể nói riêng. Vì thế, sau đây là một số
giải pháp nhằm ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu.
a) Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch
Một trong những giải pháp khả thi nhất là hạn chế đốt than, dầu và khí thiên
nhiên. Hiện nay, dầu là nhiên
liệu phổ biến và cũng từ dầu
người ta sản xuất ra nhiều sản
phẩm khác, còn than lại được
sử dụng rất phổ biến ở hầu hết
các quốc gia, chủ yếu là để sản
xuất điện. Theo các chuyên gia
Năng lượng Mỹ, cho tới thời
điểm hiện nay chưa có một
giải pháp hoàn hảo nào để thay
thế nhiên liệu hóa thạch mặc
dù đây là nguồn gây hiệu ứng
nhà kính rất lớn. Bởi vậy, sớm
hay muộn con người cũng sẽ phải tìm ra nguồn nhiên liệu khác thay thế như
nhiên liệu sinh học, điện nguyên tử hay các nguồn năng lượng khác.
b) Cải tạo, nâng cấp hạ tầng
Theo số liệu thống kê, nhà ở chiếm tới gần 1/3 lượng phát tán khí gây hiệu ứng
nhà kính trên quy mô toàn cầu (riêng ở Mỹ là 43%). Vì vậy, việc cải tiến trong
lĩnh vực xây dựng như tăng cường hệ thống bảo ôn, xây dựng các cầu thang điều
chỉnh nhiệt, các loại nhà "môi trường"... sẽ tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu và
giảm mức phát tán khí thải. Ngoài ra, các công trình giao thông như cầu đường
cũng là yếu tố cần đầu tư thỏa đáng. Đường tốt không chỉ giảm nhiên liệu cho xe
cộ mà còn giảm cả lượng khí phát tán độc hại hoặc sử dụng các loại lò đốt trong
công nghiệp (như lò khí hóa than, lò dùng trong sản xuất xi măng) cũng sẽ giảm
được rất nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
4



c) Làm việc gần nhà
Theo các nhà khoa học, cứ khoảng 1 galon nhiên liệu (tương đương 4,5lít) cho
xe chạy sẽ tạo ra khoảng 9 kg CO2 phát tán, vì vậy phương án làm việc gần nhà
không dùng xe mà đi bộ hay đi xe đạp vừa có lợi cho sức khỏe lại có lợi về mặt
kinh tế môi trường.
d) Giảm tiêu thụ
Một trong những phương án kinh tế nhất là tiết kiệm giảm chi tiêu, điều này
không chỉ đúng trong cuộc sống hàng ngày mà nó còn có tác dụng làm giảm các
loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Ví dụ như giảm dùng các loại bao gói sẽ
giảm được đáng kể chi phí sản xuất lẫn phí tái chế. Một trong những vấn đề bức
xúc hiện nay là sử dụng quá nhiều các loại bao gói có nguồn gốc từ nhựa plastic
đã gây nên hiệu ứng "ô nhiễm trắng"...
e) Ăn uống thông minh, tăng cường rau, hoa quả
Đây là phương án được giới y học khuyến cáo rất nhiều, nhưng đứng về mặt môi
trường lại có ý nghĩa khác. Theo đó, người ta đã khuyến khích việc canh tác hữu
cơ, gieo trồng các loại rau, hoa quả không dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu.
Việc lựa chọn thực phẩm để cân bằng dưỡng chất, ngon miệng lại mang tính
môi trường quả là không đơn giản, trong khi đó các hãng sản xuất lại thi nhau
quảng cáo nên đã làm cho người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn. Ngoài ra việc ăn quá
nhiều thịt cũng không tốt cho cơ thể, trong khi đó riêng ngành chăn nuôi cũng là
nơi sản xuất ra các loại gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất.
f) Ngăn chặn nạn phá rừng
Theo số liệu thống kê của Bộ Môi trường Mỹ, mỗi năm bình quân trên thế giới
có khoảng 33 triệu ha rừng bị phá, riêng nạn khai thác gỗ đã tạo ra trên 1,5 tỷ tấn
CO2 thải vào môi trường, chiếm 20% lượng khí thải nhân tạo gây hiệu ứng nhà
kính. Vì vậy, chặn đứng nạn phá rừng sẽ có tác dụng lớn trong việc giảm thiểu
nguy cơ biến đổi khí hậu.
g) Tiết kiệm điện

Một trong những giải pháp kinh tế khả
thi nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường là tiết kiệm điện, đặc biệt là sử
dụng các thiết bị dân dụng tiết kiệm
điện như bóng đèn compact, các loại
pin nạp. Theo các Bộ Môi trường Mỹ,
ở quốc gia này mỗi gia đình chỉ cần
thay một bóng đèn dây tóc chiếu sáng
bằng bóng compact thì cả nước sẽ tiết
kiệm được lượng điện dùng cho 3 triệu
gia đình khác.

5


h) Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh 1 con
Hiện nay trên thế giới đã có trên 6 tỷ người và theo dự báo của LHQ thì đến
giữa thế kỷ 21 sẽ tăng lên 9 tỷ và như vậy nhu cầu về thực phẩm, quần áo, các
nhu yếu phẩm khác sẽ tăng lên gấp rưỡi so với hiện nay. Với mức tiêu thụ lớn
như vậy sẽ tạo ra nguồn phát tán khí thải gây hiệu ứng nhà kính rất lớn, nhất là ở
các nước đang phát triển. Áp dụng phương án mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 con
sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực, được coi là phương án phát triển bền vững
và khả thi nhất trong tương lai.
i) Khai phá những nguồn năng lượng mới
Việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới để thay thế nhiên liệu hóa thạch là thách
thức lớn nhất của con người trong thế kỷ 21. Một số nguồn năng lượng ứng viên
sáng giá là ethanol từ cây trồng, hydro từ quá trình thủy phân nước, năng lượng
nhiệt, năng lượng sóng, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và nhiên liệu sinh
học...
j) Ứng dụng các công nghệ mới trong việc bảo vệ trái đất

Hiện nay các nhà khoa học đang tiến hành những thử nghiệm mới như quá trình
can thiệp kỹ thuật địa chất hay kỹ thuật phong bế mặt trời... nhằm giảm hiệu ứng
nhà kính. Ngoài các giải pháp này, các nhà khoa học còn tính đến kỹ thuật phát
tán các hạt sulfate vào không khí để nó thực hiện quá trình làm lạnh bầu khí
quyển như quá trình phun nhan thạch của núi lửa, hoặc lắp đặt hàng triệu tấm
gương nhỏ để làm chệch ánh sáng mặt trời cho tới việc bao phủ vỏ trái đất bằng
các màng phản chiếu để khúc xạ trở lại ánh sáng mặt trời, tạo ra các đại dương
có chứa sắt và các giải pháp tăng cường dưỡng chất giúp cây trồng hấp thụ nhiều
CO2 hơn...
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Chúng ta đều biết rằng, tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày một phức
tạp. Các nhà khoa học cho biết, chính con người là một trong những nhân tố lớn
thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu, gây ra hiệu ứng nhà kính.
Biểu hiện rõ nhất về sự nóng lên của Trái đất là băng tan chảy nhiều hơn, nước
biển dâng cao, một loạt các hiện tượng thời tiết bất thường như bão lũ, sóng
thần, động đất, hạn hán, giá rét kéo dài… dẫn đến tình trạng thiếu lương thực,
thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc…

6


Đây là hình ảnh Vườn quốc gia Rocky Mountain trước đây - những cây thông mạnh mẽ, vươn cao,
trải dài hàng chục triệu m2 ở vùng Tây Bắc Hoa Kỳ và phía Tây Canada.

Còn đây là hình ảnh Vườn quốc gia Rocky Mountain ngày nay - một bên sườn đồi thông đã chết
do bị sâu bọ xâm hại, cây cối cũng trở nên xác xơ hơn. Theo các nhà khoa học, chính vì nền nhiệt
ấm lên đã khiến cho côn trùng phát triển mạnh, chúng tấn công và ra sức tàn phá rừng thông nơi đây.
7



Rạn san hô Great Barrier tuyệt đẹp trải dài 2.600km ngoài khơi bờ biển của Australia trước đây được
coi là một trong những vùng sinh quyển đa dạng nhất thế giới. Nó được tạo thành từ khoảng 3.000 rạn
san hô, hàng tỷ sinh vật sống nhỏ và 900 hòn đảo.
Tuy nhiên, Di sản Thiên nhiên thế giới này đang bị suy thoái nghiêm trọng bởi sự nóng lên của Trái
đất. Môi trường axit hóa đại dương và nhiệt độ tăng cao do biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất với
các rạn san hô nơi đây.

Hình ảnh trên cho thấy rạn san hô Great Barrier đang ngày bị mai một dần. Một nửa số san hô
ở Great Barrier đã biến mất trong 3 thập kỷ qua. Sự axit hóa đại dương cũng khiến cho san hô bị tẩy
trắng hàng loạt. Khi san hô chuyển màu trắng, chúng trở nên nhạy cảm và dễ chết hơn.
Điều này khiến cho môi trường sinh thái dưới đại dương bị ảnh hưởng trầm trọng.
8


Hình ảnh trên là một khúc của dòng sông Danube - dòng sông dài thứ hai châu Âu, bắt nguồn từ Đức
chảy theo hướng Đông đến Biển Đen ở Romani. Đây là một trong những cửa ngõ quan trọng
trong việc giao thương, công nghiệp tàu biển...

Nhưng ít ai biết rằng, dưới sự biến đổi khí hậu, một đợt hạn hán kéo dài xảy ra vào năm 2011 - 2012
đã khiến mực nước sông Danube xuống thấp kỷ lục. Điều này khiến cho tàu thuyền ở đây bị mắc cạn
và khu vực đường thủy vốn đông đúc trở nên tê liệt.
9


Hình ảnh trên ghi lại Matterhorn - một trong những đỉnh núi cao nhất châu Âu, thuộc dãy núi Alps
nằm trên biên giới Ý và Thụy Sĩ. Bức ảnh chụp lại hình ảnh một khối băng tuyết lớn
vào ngày 16/8/1960.

Nhưng bức ảnh chụp ngày 18/8/2005 này cho thấy, "nóc nhà của Thụy Sĩ" đang bị xói mòn.
Hệ quả này là do những khối băng lớn ngày một tan chảy nhiều hơn.

10


Các đảo San Blas ở Panama là quê hương của người Guna. Những túp lều mái tranh lụp xụp, cuộc
sống của người dân mưu sinh, cư trú trên các ngôi nhà nổi đang bị đe dọa bởi sự biến đổi khí hậu.

Ngày nay, cộng đồng những người sinh sống ở vùng đảo trên đang chịu cảnh ngập lụt kéo dài mỗi khi
mùa mưa đến. Đây là kết quả của việc mực nước biển dâng cao khi Trái đất nóng lên.
11


Bức ảnh ghi lại nồng độ CO2 trong khí quyển trên Trái đất vào năm 2003. Khu vực màu đỏ
cho thấy nồng độ khí CO2 ở mức 380ppm (đơn vị đo lường để diễn đạt nồng độ theo khối lượng,
tính theo phần triệu).

Bức ảnh sau chụp lại vào năm 2007 cho thấy, nồng độ khí quyển trên Trái đất đang tăng lên. Mật độ
khu vực màu đỏ gia tăng mạnh mẽ, thể hiện nhiều vùng trên Trái đất đang thải ra nhiều khí CO2 –
kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu và đốt rừng. CO2 là khí nhà kính, làm tăng tính hiệu ứng nhà kính
của khí quyển và do đó dẫn đến sự nóng lên của Trái đất.
12


Hãy cùng chung tay giảm lượng khí thải CO2 nhằm giúp Trái đất "chậm" nóng
lên, chỉ bằng những việc làm đơn giản thường ngày
- Chuyển dần sang đi bộ, đạp xe đạp, sử dụng xe bus thay vì sử dụng/để bố mẹ
đèo xe máy hay ôtô khi tham gia giao thông.
- Tìm cách hạn chế sử dụng nguồn năng lượng từ củi/than đốt hay gas. Thay vào
đó, chúng ta có thể tìm hiểu việc sử dụng năng lượng mặt trời.
- Tích cực trồng cây xanh (mỗi bạn có thể trồng một cây cảnh nhỏ xinh vừa để
trang trí, vừa giúp môi trường sạch hơn).

6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Thế kỉ 21, chúng ta phải đối mặt với “ tình huống hết sức khẩn cấp” của một
cuộc khủng hoảng gắn liền ngày hôm nay và ngày mai. Đó là cuộc khủng hoảng
biến đổi khí hậu. Cuộc khủng hoảng này xảy ra do sự tiến bộ của nhân loại, sự
phát triển của hạ tầng kĩ thuật và ý thức của con người. Và một yêu cầu bức
bách đặt ra là làm thế nào để có thể thay đổi được tình hình nguy cấp này.
Trước sự rộng rãi trong phạm vi tác động, hệ quả nghiêm trọng mà vấn đề biến
đổi khí hậu toàn cầu mang lại không một cá nhân hay không một quốc gia đơn lẻ
nào có thể giành thắng lợi trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu này. Chính vì
vậy, sự hợp tác toàn cầu cũng như sự chung tay của loài người không chỉ là một
phương pháp mà còn là sự khẩn cấp cho tình hình hiện nay.

13



×