Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

giáo án tích liên mọn ngữ văn 6 văn bản con rồng cháu tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 22 trang )

Dạy học theo chủ đề tích hợp

Sở giáo dục và đào tạo Hà nội
Phòng giáo dục và đào tạo ba vì

-------------------------

Trường THCS Cổ Đô
Địa chỉ: Cổ Đô- Ba Vì- Hà Nội.
Điện thoại: 04.33625354
Email:
Thông tin về nhóm giáo viên:
1.Họ và tên : Phan Thị Hảo
Ngày sinh: 06/7/1983
Môn: Ngữ văn
Điện thoại: 01668599221
Email:
2. Họ và tên : Nguyễn Thị Na
Ngày sinh: 29/10/1977
Môn: Ngữ văn.
Điện thoại: 0975291839

Tóm tắt nội dung sản phẩm: sử dụng kiến thức các môn học liên quan để
dạy tích hợp bài Con Rồng, cháu Tiên. Từ đó giúp học sinh biết cách vận dụng
các kiến thức để áp dụng vào thực tế, đồng thời giáo dục lòng tự hào, lòng yêu
quê hương đất nước cho các em .

1
GV: Phan Thị Hảo và Nguyễn Thị Na

Trường THCS Cổ Đô




Dạy học theo chủ đề tích hợp

hồ sơ dạy học dự thi của nhóm giáo viên.
i.Tên hồ sơ dạy học:
Dạy học theo chủ đề tích hợp:
Văn bản : Con Rồng, cháu Tiên.
Ii.Mục tiêu dạy học
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu
của truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên.
- Liên hệ với kiến thức môn Địa lí để nắm được địa danh đền Hùng.
- Vận dụng kiến thức môn Lịch sử nhằm giúp học sinh hiểu hơn về thời đại
Hùng Vương.
2.Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức liên môn: Văn học- văn học, văn học- lịch sử, văn học- địa
lý, văn học - âm nhạc, văn học- giáo dục công dân để giải quyết các vấn đề bài
học đặt ra.
3.Thái độ:
Qua kiến thức liên môn nhằm giáo dục cho học sinh lòng tự hào về nguồn gốc
dân tộc, từ đó giúp học sinh có lòng yêu thương và tinh thần đoàn kết dân tộc.
IIi. Đối tượng dạy học:
- Học sinh lớp 6B - Trường THCS Cổ Đô.
- Số lượng : 37 học sinh .
- Đặc điểm: Là một lớp đầu khá nên có nhiều thuận lợi trong giảng dạy.
IV. ý nghĩa bài học:
Việc học tập văn bản Con Rồng, cháu Tiên có ý nghĩa quan trọng trong
việc cung cấp cho các em vốn hiểu biết sâu rộng về kho tàng văn học dân gian
của dân tộc. Qua văn bản, giúp các em hiểu rõ hơn về nguồn gốc của dân tộc

Việt Nam và thể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất cộng đồng của người Việt.
Qua việc vận dụng kiến thức liên môn trong việc học tập còn có ý nghĩa
quan trọng trong việc tìm hiểu kiến thức mới. Vận dụng kiến thức lịch sử trong
giảng dạy truyền thuyết này sẽ giúp cho các em hiểu được bối cảnh lịch sử và
đời sống nhân dân thời đại Hùng Vương.
Bên cạnh đó , khi vận dụng kiến thức địa lý- mĩ thuật vào giảng dạy, người
dạy sẽ giúp cho học sinh có một vốn kiến thức sâu rộng về địa danh lịch sử Đền
Hùng cũng như là kiến trúc của Đền Hùng. Qua đó, học sinh hiểu biết về văn
hóa lễ hội Đền Hùng..
Có thể vận dụng kiến thức môn Giáo dục công dân nhằm khơi gợi lòng
yêu nước, lòng tự hào dân tộc về thời đại vua Hùng, giáo dục các em tinh thần
đoàn kết, trách nhiệm trong việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền đất nước.
Đặc biệt, với việc vận dụng kiến thức âm nhạc sẽ giúp học sinh có không
khí tiết học vui vẻ và đạt hiệu quả cao.
Như vậy, việc vận dụng kiến thức liên môn trong một văn bản cụ thể có ý
nghĩa rất lớn trong việc phát triển nhận thức của các em, để từ đó các em có nền
tảng và kĩ năng để học tốt tất cả các môn học.
2
GV: Phan Thị Hảo và Nguyễn Thị Na

Trường THCS Cổ Đô


Dạy học theo chủ đề tích hợp

V. Thiết bị dạy học và tài liệu:
- Sách giáo khoa , sách giáo viên ngữ văn 6, thiết kế bài giảng.
- Tài liệu lịch sử liên quan đến truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên.
- Tranh ảnh, tài liệu liên quan.
- Bài hát : Dòng máu Lạc Hồng( Nhạc và lời: ........)

- ứng dụng công nghệ thông tin: công cụ tìm kiếm trên google.
VI. Hoạt động và tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp: KTSS
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở của hs và giới thiệu chương trình ngữ văn 6
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Truyện Con Rồng, cháu Tiên là một truyền thuyết tiêu biểu,
mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng cũng như truyền thuyết
Việt Nam nói chung. Nội dung, ý nghĩa của truyện Con Rồng, cháu Tiên là gì?
để thể hiện nội dung , ý nghĩa ấy, truyện đã dùng những hình thức nghệ thuật
độc đáo nào? Vì sao nhân dân ta,qua bao đời nay, rất tự hào và yêu thích câu
chuyện này, tiết học sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi ấy.
Tiết 1- Bài 1: Văn bản: Con Rồng, cháu Tiên
(Truyền thuyết)
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung
I.Đọc, tìm hiểu chung.
1.Khái niệm truyền thuyết.
-Truyền thuyết: Là truyện dân gian
truyền miệng kể về nhân vật, sự kiện
liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
-Có yếu tố tưởng tượng ,kì ảo
- Thể hiện thái độ ,cách đánh giá của
nhân dân với sự kiện , nhân vật, lịch
sử.

?Dựa vào chú thích * sgk, Em hiểu
truyền thuyết là gì ?
- hs trả lời theo chú thích .


GV: Truyền thuyết con rồng cháu tiên
thuộc nhóm các tác phẩm truyền
thuyết thời đại Hùng Vương giai
đoạn đầu.
GV yêu cầu: Đọc to rõ ràng chú ý 2.Đọc, chú thích
nhấn gịong các chi tiết li kỳ, thể hiện 2
lời thoại của Lạc Long Quân - Âu cơ
+ Lạc Long Quân : Ân cần chậm rãi
+Âu cơ: Giọng lo lắng, than khổ

- GV đọc mẫu- gọi học sinh đọc h/s
nhận xét
- Cho h/s đọc chú thích chú ý các chú
thích 1-2-3-4-5-7
? Truyện được chia làm mấy phần? ý
3.Bố cục: 3 phần
của từng phần?
(Chia làm 3 phần
3
GV: Phan Thị Hảo và Nguyễn Thị Na

Trường THCS Cổ Đô


Dạy học theo chủ đề tích hợp

P1. Từ đầu đến...Long Trang Giới
thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ
P2. Tiếp...lên đường Chuyện Âu
Cơ sinh nở kì lạ và Lạc Long Quân và

Âu Cơ chia con
P3. Còn lại Giải thích nguồn gốc
con Rồng, cháu Tiên.
Chuyển ý:..

II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Giới thiệu Lạc Long Quân - Âu cơ:

Gi HS c li on 1
-Phần đầu của truyện em đã gặp
những nhân vật nào?
- 2 nhân vật Lạc Long Quân và Âu cơ

Lạc Long Quân
+Nguồn gốc:Thần
mình rồng ở dưới
nước, con thần
Long Nữ
+Tài
năng:Sức
khoẻ vô đich ,có
nhiều phép lạ diệt
trừ yêu quái
+Có công: bảo vệ
dân, giúp dân làm
ăn, hình thành nếp
sống văn hoá cho
dân.

? Nhân vật Lạc Long Quân được giới

thiệu ntn? (Nguồn gốc, hình dáng,)
? Lạc Long Quân có những việc làm
gì?( tài năng)
? Qua những chi tiết đó em thấy Lạc
Long Quân là người thế nào?
=>Lạc Long Quân là vị thần có tài, có
sức khoẻ vô địch, có công với dân về
mọi mặt, được mọi người yêu quý.

Âu Cơ
+Dòng tiên ở
trên núi ,thuộc
dòng họ thần
nông
+Xinh
đẹp
tuyệt trần
+Dạy
loài
người
trồng
trọt và cày cấy

? Hình ảnh  u Cơ được giới thiệu ra
sao? (Nguồn gốc, hình dáng, tài năng)
Lạc Long Quân Là
người
tài đức vẹn toàn
con gái tuyệt
vời


?Em có nhận xét gì về ÂAu Cơ?
Tại sao tác giả dân gian không tưởng
tượng Lạc Long Quân và Â u Cơ có
nguồn gốc từ các loài vật khác mà
tưởng tượng Lạc Long Quân nòi rồng,
 u Cơ dòng dõi tiên? Điều đó có ý
nghĩa gì?
GV bình: Việc tưởng tượng Lạc Long
Quân và Âu Cơ dòng dõi Tiên - Rồng
mang ý nghĩa thật sâu sắc. Bởi rồng là
một trong bốn con vật thuộc nhóm
linh mà nhân dân ta tôn sùng và thờ
cúng. Còn nói đến Tiên là nói đến vẻ
đẹp toàn mĩ không gì sánh được.
4
GV: Phan Thị Hảo và Nguyễn Thị Na

Trường THCS Cổ Đô


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Tưởng tượng Lạc Long Quân nòi
Rồng, Âu Cơ nòi Tiên phải chăng tác
giả dân gian muốn ca ngợi nguồn gốc
cao quí và hơn thế nữa muốn thần kì
hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống
nòi của dân tộc VN ta.
? Vậy qua các chi tiết trên, em thấy

hình tượng Lạc Long Quân và Âu Cơ
hiện lên như thế nào?
GV tích hợp với phân môn Tập làm
văn: Lạc Long Quân và Âu Cơ là hai
nhân vật chính ca truyn , có vai trò
rất quan trọng trong văn tự sự. Vai trò
của nhân vật trong văn tự sự như thế
nào chúng ta sẽ tìm hiểu ở tiết 11.
GV- Lạc Long Quân và Â u Cơ gặp
nhau, họ mong ước điều gì?
HS: Âu Cơ và Lạc Long Quân gặp
nhau , đem lòng yêu nhau rồi trở
thành vợ chồng. sống ở cung điện
Long Trang.
GV bình: Rồng ở biển cả.
Tiên ở non cao.
Gặp nhau đem lòng yêu nhau -đi đến
kết duyên vợ chồng.
Tình yêu kỳ lạ này như là sự kết tinh
những gì đẹp nhất của con người và
thiên nhiên sông núi.
Vậy chuyện sinh nở của Âu cơ có gì
đặc biệt, chúng ta cùng chuyển sang
phần 2.
?ÂÂy u Cơ sinh nở như thế nào?
.

=>Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là
thần, nguồn gốc cao quý.


2.Chuyện Âu Cơ sinh nở, Lạc Long
Quân và Âu Cơ chia con:
a. Chuyện Âu Cơ sinh nở :
- Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm
trứng, nở thành một trăm con, không
bú mớm, lớn nhanh như thổi, khôi ngô
đẹp đẽ khoẻ mạnh như thần".
->Chi tiết kì lạ, mang tính chất hoang
? Em có nhận xét gì về sự sinh nở của đường
bà Â.u Cơ.
=>Giải thích nguồn gốc dân tộc Việt
<Kỳ lạ không có thật >
Câu hỏi thảo luận: Theo em, chi tiết Nam cùng huyết thống, chung nguồn
mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở cội tổ tiên đều là anh em ruột thịt,
cùng một cha mẹ sinh ra.
ra 100 người con có ý nghĩa ntn ?
? H/a: Con nào con nấy hồng hào ... => Đồng bào.
như thần, có ý nghĩa gì ?
- Khẳng định dòng máu thần tiên,
5
GV: Phan Thị Hảo và Nguyễn Thị Na

Trường THCS Cổ Đô


Dạy học theo chủ đề tích hợp

phẩm chất đẹp đẽ về dáng vóc cơ thể
cũng như trí tuệ của con người Việt
Nam.

GV bình: Chi tiết lạ mang tính chất
hoang đường nhưng rất thú vị và giàu
ý nghĩa. Nó bắt nguồn từ thực tế rồng,
rắn đề đẻ trứng. Tiên (chim) cũng để
trứng. Tất cả mọi người Việt Nam
chúng ta đều sinh ra từ trong cùng một
bọc trứng (đồng bào) của mẹ Âu
Cơ.Dân tộc Việt Nam chúng ta vốn
khoẻ mạnh, cường tráng, đẹp đẽ, phát
triển nhanh nhấn mạnh sự gắn bó
chặt chẽ, keo sơn, thể hiện ý nguyện
đoàn kết giữa các cộng đồng người
Việt.
GV chuyển ý: Họ đang sống hạnh phúc
thì điều gì đã xẩy ra?
Lạc Long Quân quen sống ở dưới
nước Phải từ biệt vợ và đàn con trở
về Thuỷ Cung.
Âu cơ buồn tủi, tháng ngày mong mỏi
thở than. Sao chàng bỏ thiếp mà đi,
không cùng với thiếp nuôi đàn con
nhỏ .
? Em hãy quan sát bức tranh trong
SGK và cho biết tranh minh hoạ cảnh
gì?
?Lạc Long Quân chia con như thế nào
? Để làm gì ?
?Việc chia con như vậy có ý nghĩa như
thế nào ?


b. Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con:
- 50 người con theo cha xuống biển;
- 50 Người con theo mẹ lên núi
- Cùng nhau cai quản các phương,
dựng xây đất nước.
Cuộc chia tay phản ánh nhu cầu
phát triển DT: làm ăn, mở rộng bờ cõi
và giữ vững đất đai.

? Câu truyện kết thúc với lời hẹn ước.
Khi có việc thì giúp đỡ đừng quên lời - Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống
hẹn. Điều đó có ý nghĩa như thế nào? nhất DT.
GV liên môn Giáo dục công dân 7 :
bài Đoàn kết, tương trợ.
* GV bình: Lịch sử mấy ngàn năm
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta
đã chứng minh hùng hồn điều đó. Mỗi
khi tổ quốc bị lâm nguy, nhân dân ta
bất kể trẻ, già, trai, gái từ miền ngược
đến miền xuôi, từ miền biển đến miền
6
GV: Phan Thị Hảo và Nguyễn Thị Na

Trường THCS Cổ Đô


Dạy học theo chủ đề tích hợp

rừng núi xa xôi đồng lòng kề vai sát
cánh đứng dậy giết kẻ thù. Khi nhân

dân một vùng gặp thiên tai địch hoạ,
cả nước đều đau xót, nhường cơm xẻ
áo, để giúp đỡ vượt qua hoạn nạn. và
ngày nay, mỗi chúng ta ngồi đây cũng
đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện lời
căn dặn của Long Quân xưa kia bằng
những việc làm thiết thực.
? Trong truyện dân gian thường có chi - Nghệ thuật: Sử dụng các chi tiết
tiết tưởng tượng kì ảo. Em hiểu thế tưởng tượng kì ảo.
nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo?
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo là chi tiết
không có thật được dân gian sáng tạo
ra nhằm mục đích nhất định.
Trong truyện này, chi tiết nói về Lạc
Long Quân và Âu Cơ; việc Âu Cơ sinh
nở kì lạ là những chi tiết tưởng tượng
kì ảo. Vai trò của nó trong truyện này
như thế nào?
- ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng kì
ảo trong truyện:
+ Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp
đẽ của các nhân vật, sự kiện.
+ Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn
gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta
thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên,
dân tộc.
+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
Gọi HS đọc đoạn cuối
? Em hãy cho biết, truyện kết thúc
bằng những sự việc nào?

- Con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu
Hùng Vương, lập kinh đô, đặt tên
nước.
Tích hợp lịch sử : thế kỷ 8-7 TCN.
- Giải thích nguồn gốc của người Việt
Nam là con Rồng, cháu Tiên.
? Việc kết thúc như vậy có ý nghĩa gì?
* GV: Cốt lõi sự thật lịch sử là mười
mấy đời vua Hùng trị vì. còn một bằng
chứng nữa khẳng định sự thật trên đó
là lăng tưởng niệm các vua Hùng mà

3. Kết thúc truyện:
- Con trưởng lên ngôi vua, lấy hiệu
Hùng Vương, lập kinh đô, đặt tên
nước.

Cách kết thúc muốn khẳng định
nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên là có
thật

7
GV: Phan Thị Hảo và Nguyễn Thị Na

Trường THCS Cổ Đô


Dạy học theo chủ đề tích hợp

tại đây hàng năm vẫn diễn ra một lễ

hội rất lớn đó là lễ hội đền Hùng. Lễ
hội đó đã trở thành một ngày quốc giỗ
của cả dân tộc, ngày cả nước hành
quân về cội nguồn:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày gỗ tổ mùng mười tháng
ba và chúng ta tự hào về điều đó. Một
lễ hội độc đáo duy nhất chỉ có ở Việt
Nam .
III.ý nghĩa tác phẩm
- Giải thích ,suy tôn nguồn gốc cao
Theo em truyện "Con rồng cháu tiên" quí của dân tộc
có ý nghĩa gì?
- Dân tộc Việt Nam đều là anh
emđoàn kết yêu thương nhau
Gv Đó cũng chính là nội dung của ghi - Nhắc nhở chúng ta nhớ tới cội nguồn
nhớ.
và sống xứng đáng với cội nguồn.
H/s đọc ghi nhớ Sách giáo khoa.
* Ghi nhớ(SGK Tr 8)
Liên môn Giáo dục công dân bài :
+Biết ơn(Lớp 6),
+ Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt
đẹp của dân tộc( lớp 9)
+ Trách nhiệm của thanh niên trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
+ Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc( lớp 9)
Liên môn lịch sử: Lễ hội Đền Hùng,
Hoạt động 2: Luyện tập
- HS kể diễn cảm truyện .


GV liên môn Địa lý)

IV/ Luyện tập
Bài 1: Kể diễn cảm truyện
Bài 2: Qua học văn bản Con Rồng,
cháu Tiên, qua hiểu biết của em, em
hiểu gì về quần thể khu di tích lịch sử
đền Hùng?( vị trí địa lý, đặc điểm ...)

4: Củng cố,
Giáo viên cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm sau;
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:
1.Truyền thuyết là gì?
A. Là những câu chuyện hoang đường.
B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự
kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc.
C.Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về
một hay nhiều nhân vật lịch sử.
D. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật.
8
GV: Phan Thị Hảo và Nguyễn Thị Na

Trường THCS Cổ Đô


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Đáp án : B
2. ý nghĩa nổi bật nhất của hình tượng cái bọc trăm trứng là gì?

A.Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam;
B.Ca ngợi sự hình thành nước Văn Lang;
C.Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc;
D.Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải yêu thương nhau như anh em một nhà.
Đáp án: D
Liên môn âm nhạc: cho học sinh nghe bài hát : Dòng máu lạc Hồng.
5.Hướng dẫn về nhà
- Nắm vững nội dung bài học.
- Kể lại được nội dung truyện.
- Soạn bài: Bánh chưng, bánh giầy.
- Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
* Tích hợp kiến thức liên môn:
1. Tích hợp kiến thức lịch sử:
Do đặc điểm lịch sử của dân tộc, tài liệu văn học nói chung và văn học dân
gian nói riêng ở nước ta có khả năng biểu hiện nội dung lịch sử rất sâu sắc. Nó
không chỉ có giá trị như những tài liệu lịch sử mà còn phản ánh được bản chất
của từng sự kiện lịch sử cụ thể. Việc vận dụng kiến thức lịch sử vào văn học
nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn văn học trong nhà trường
hiện nay.
Khi giáo viên giảng về truyền thuyết con Rồng cháu Tiên, ở phần cuối
của truyện, khi nói về việc con trưởng của Lạc Long Quân lên ngôi vua, lấy hiệu
Hùng Vương, lập kinh đô, đặt tên nước là Văn Lang, giáo viên khẳng định đây là
một thời đại có thật trong lịch sử. Vào thế kỷ VIII -VII TCN ở vùng đồng bằng
ven các con sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay đã hình thành
những bộ lạc lớn. Bộ lạc Văn Lang cư trú trên vùng đất ven sông Hồng là vùng
có nghề đúc đồng, là bộ lạc hùng mạnh nhất.
Vào thế kỷ VII TCN, ở vùng Gia Ninh( Phú Thọ) có vị thủ lĩnh dùng tài
năng khuất phục được các bộ lạc và tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Bạch
Hạc ( nay thuộc Phú Thọ), đặt tên nước là Văn Lang.
Trong cuộc sống, cư dân Văn Lang luôn luôn có những xưng đột giữa các

bộ tộc. Đặc biệt, năm 218 TCN nhà Tần đánh xuống phương Nam để mở rộng bờ
cõi, nhớ lại lời hẹn của tổ tiên Khi nào cần thì giúp đỡ nhau nhân dân Âu Việt
và Lạc Việt không chịu đầu hàng, đoàn kết nhau đánh giặc và họ đã chiến thắng,
bảo vệ cuộc sống để làm ăn, sinh sống.
Nhà nước Văn Lang đứng đầu là Vua Hùng. Đời đời cha truyền con nối
được 18 đời và đều gọi là Hùng Vương.
.

9
GV: Phan Thị Hảo và Nguyễn Thị Na

Trường THCS Cổ Đô


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Vua Hùng
Văn học dân gian Việt Nam nói về lễ hội đền Hùng như sau:
Dù ai đi ngược về xuôi.
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
Lễ hội đền Hùng còn gội là giỗ tổ Hùng Vương là một lễ hội lớn mang
tầm vóc quốc gia ở Việt Nam, tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước
của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Lễ hội diễn ra vào ngày
mùng 10 tháng 3. Tuy nhiên, lễ hội thực chất đã diễn ra từ hàng tuần trước đó với
những phong tục như đâm đuống( đánh trống đồng) của dân tộc Mường, hành
hương tưởng niệm các vua Hùng và kết thúc vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch
với lễ rước kiệu và dâng hương trên đền Thượng. Lễ hội đền Hùng hiện được
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng lên thành giỗ quốc Tổ và tổ
chức với nghi thức nhà nước vào những năm chẵn.
Ngày mùng 6 tháng 1 năm 2001, chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định

số 81/2001/NĐ- CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và
lễ hội Đền Hùng hàng năm. Ngày mùng 10-3 trở thành ngày quốc lễ, ngày giỗ
Tổ Hùng Vương. Từ ngày 10/3/2007( âm lịch) đến nay là ngày nghỉ lễ.
Ngày 6/12/2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những yếu tố thuộc đời
sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể hiện
tinh thần đoàn kết dâm tộc và gắn kết cộng đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng
này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc tổ. Đây là hiện
tượng văn hóa không phải dân tộc nào cũng có.

10
GV: Phan Thị Hảo và Nguyễn Thị Na

Trường THCS Cổ Đô


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Lễ hội Đền Hùng vào ngày mùng 10-3.
11
GV: Phan Thị Hảo và Nguyễn Thị Na

Trường THCS Cổ Đô


Dạy học theo chủ đề tích hợp

2. Tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân:
Trong mỗi tiết học, việc xác định nhiệm vụ nhận thức có ý nghĩa cực kì
quan trọng mang tính quyết định đối với hiệu quả của nó. Mục đích của việc nêu

ý nghĩa nhận thức là giúp học sinh nắm được ý nghĩa nội dung bài học. Từ đó
cung cấp thêm cho các em kỹ năng sống và định hướng giáo dục đạo đức cho
học sinh.
Thông thường khi dạy đến những chi tiết đặc biệt hoặc kết thúc bài học,
giáo viên nên để học sinh động não suy nghĩ. Nhiệm vụ nhận thức thường được
nêu lên bằng một vài câu hỏi để kích thích tư duy học sinh. Khi dạy đến chi tiết
Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con: 50 người con theo cha xuống biển- 50 người
con theo mẹ lên núi và hẹn ước khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời
hẹn- giáo viên có thể sử dụng bài : Đoàn kết, tương trợ( GDCD 7) để khẳng định
tinh thần đoàn kết của nhân dân ta, mọi người ở mọi vùng từ miền xuôi đến miền
ngược, từ miền biển đến miền rừng núi đều đồng lòng kề vai sát cánh bên nhau
giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn hoạn nạn trong mọi hoàn cảnh. Nó thể hiện mọi
người ở mọi vùng đất nước đều có chung một nguồn gốc, ý chí và sức mạnh, một
ý nguyện đoàn kết thống nhất dân tộc.
Khi giảng về ý nghĩa tác phẩm, để nhắc nhở học sinh nhớ tới cội nguồn,
sống xứng đáng với cội nguồn, giáo viên cho học sinh liên hệ bài Biết ơn, (
GDCD 6) , Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc( GDCD 9), để
khẳng định dân tộc Việt Nam có rất nhiều truyền thống tốt đẹp và một trong
những truyền thống đó là lòng biết ơn của nhân dân ta giành cho các vị anh hùng
đã có công dựng nước. Vì vậy nhân dân ta đã lập đền thờ các vua Hùng tại Phú
Thọ và hàng năm rất nhiều người đã hành hương về đất tổ vào ngày mùng 10-3.
Qua ý nghĩa bài học nhắc nhở các em phải sống xứng đáng với cội nguồn
dân tộc bằng những việc làm thiết thực. Giáo viên liên hệ với bài : Trách nhiệm
của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước(
GDCD 9), Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc (GDCD 9) và lời dặn của Bác với các chiến
sĩ đại đoàn 308 khi đến thăm Đền Hùng ngày 19-9-1954: Các vua Hùng đã có
công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước. Câu nói đó nhắc nhở
chúng ta về trách nhiệm, lòng tự hào dân tộc, nó có tác dụng giáo dục truyền
thống yêu nước, ý thức dân tộc, nâng cao tinh thần đoàn kết, là động lực cổ vũ
lớn lao tinh thần đoàn kết dân tộc của nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu

tranh bảo vệ Tổ quốc, nó cũng nhắc nhở trách nhiệm của các em đối với non
sông, với dân tộc Việt Nam. Vì vậy mỗi chúng ta ngồi đây các em cần học tập
tốt , tu dưỡng đạo đức, tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội, giữ gìn
bảo vệ khu di tích lịch sử đền thờ, giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, chăm
sóc các khu nghĩa trang, làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, làm theo lời Bác dạy
để góp phần xây dựng đất nước giầu đẹp.

12
GV: Phan Thị Hảo và Nguyễn Thị Na

Trường THCS Cổ Đô


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Bỏc H núi chuyn vi cỏc chin s i on 308
ti n Hựng ngy 19/9/1954.
3. Tích hợp kiến thức môn Địa lý:
Với văn bản Con Rồng, cháu Tiên, giáo viên cần tích hợp với kiến thức địa
lý để giúp học sinh hiểu rõ hơn về vị trí địa lí, giới hạn địa hình của khu di tích
lịch sử Đền Hùng, những kiến thức về núi và biển Việt Nam thời đại Hùng
Vương.
- Vị trí địa lý: Quần thể di tích Đền Hùng nằm từ chân núi đến đỉnh ngọn núi
Nghĩa Lĩnh, cao 175m, ( núi có những tên gọi khác như Núi Cả, Nghĩa Lĩnh,
Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Sơn), thuộc địa phận xã Hy Cương,
thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trong khu rừng được bảo vệ nghiêm ngặt, giáp
giới với những xã thuộc huyện Lâm Thao, Phù Ninh và vùng ngoại ô thành phố
Việt Trì, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km.

13

GV: Phan Thị Hảo và Nguyễn Thị Na

Trường THCS Cổ Đô


Dạy học theo chủ đề tích hợp

-

Lược đồ Phú Thọ.
- Khu vực Đền Hùng ngày nay nằm trong địa phận của kinh đô Phong Châu,
thuộc quốc gia Văn Lang cổ xưa. Theo tương truyền, đương thời các vua Hùng
đã cho xây dựng điện Kính Thiên tại khu vực núi Nghĩa Lĩnh.
- Đền Hùng được đặt ở vùng đất thiêng, có dáng nhìn sông tựa núi. Các đền đều
theo hướng Đông Nam.

Cổng đền Hùng được xây dựng vào năm 1918
14
GV: Phan Thị Hảo và Nguyễn Thị Na

Trường THCS Cổ Đô


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Quần thể khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm :
+ Đền Hạ: tương truyền là nơi Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100
người con, được xây từ thế kỷ XVII - XVIII, được làm theo hai lớp kiểu chữ
nhị.


Đền Hạ
+Đền Trung: là nơi các vua Hùng cùng các lạc hầu, lạc tướng họp bàn việc nước
và du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh. Đền Trung được xây dựng khoảng thế kỷ
XVII theo kiểu chữ nhất.

Đền Trung
15
GV: Phan Thị Hảo và Nguyễn Thị Na

Trường THCS Cổ Đô


Dạy học theo chủ đề tích hợp

+ Đền Thượng: Được xây dựng vào thế kỷ XV, đặt trên đỉnh núi, nơi đây các
vua Hùng thường tiến hành các nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp, thờ
trời đất, thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhân
khang vật thịnh. Ngoài cổng đền có dòng đại tự Nam Việt triệu tổ( tổ tiên
của Việt Nam).

Đền Thượng
+ Cột đá thề: nằm ở bên trái đền Thượng, tương truyền do Thục Phán dựng lên
khi được vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước
mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói, trông nom miếu vũ họ Vương.

Cột đá thề.
16
GV: Phan Thị Hảo và Nguyễn Thị Na

Trường THCS Cổ Đô



Dạy học theo chủ đề tích hợp

- Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ vua Hùng thứ sáu. Lăng mộ nằm ở phía
đông đền Thượng, mặt quay theo hướng đông nam.

Lăng Vua Hùng
- Đền Giếng: tương truyền là nơi công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa ( con gái
vua Hùng thứ mười Tám thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lí qua
vùng này.

Đền Giếng
17
GV: Phan Thị Hảo và Nguyễn Thị Na

Trường THCS Cổ Đô


Dạy học theo chủ đề tích hợp

- Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được xây dựng trên núi ốc Sơn ( còn gọi là núi Vặn) .
- Hàng năm nghi lễ tế Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân theo nghi thức truyền thống
thể hiện lòng thành kính tri ân của con cháu Lạc Hồng với Đức Quốc Tổ và hình
tượng cha Rồng luôn xuất hiện ở tất cả các đền chùa, miếu mạo ở làng quê Việt
Nam.
* Trong thời đại hiện nay:
- Từ chuyện : Con Rồng , cháu Tiên đã khẳng định từ xa xưa phần đất liền của
lãnh thổ nước ta là do mẹ Âu Cơ và 50 người con cai quản. Phần biển đảo là do
cha Lạc Long Quân cùng 50 người con gìn giữ . Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến

trong bài thơ : Tổ quốc nhìn từ biển đã viết:
Nếu tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Trường Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Hoàng Sa.
Như vậy từ tất cả những bằng chứng trong truyền thuyết, trong lịch sử, địa
lí...càng khẳng định rằng : phần đất liền và biển đảo nước ta là một phần thống
nhất không thể tách rời. Năm mươi tư dân tộc chung sống trên đất nước Việt
Nam đều là anh em một nhà luôn luôn đoàn kết yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.
Vì vậy, mỗi chúng ta cần bảo vệ, giữ gìn mỗi tấc đất, tấc biển thiêng liêng của
tổ tiên để lại.

18
GV: Phan Thị Hảo và Nguyễn Thị Na

Trường THCS Cổ Đô


D¹y häc theo chñ ®Ò tÝch hîp

BiÓn ®¶o ViÖt Nam
19
GV: Phan ThÞ H¶o vµ NguyÔn ThÞ Na

Tr­êng THCS Cæ §«


Dạy học theo chủ đề tích hợp

4. Tích hợp với môn Âm nhạc:

Âm nhạc là một nguồn suối dồi dào làm giàu thêm đời sống tinh thần cho
con người. Chính vì vậy, khi kết hợp dạy văn bản Con Rồng, cháu Tiên với âm
nhạc vừa giúp tiết học đỡ căng thẳng , vừa khiến học sinh khắc ghi về cội nguồn
của dân tộc mình, hơn nữa tạo ra không khí vui vẻ trong giờ học.
Sau khi dạy xong bài , GV cho học sinh nghe bài hát Dòng máu Lạc Hồng
Nhạc và lời: Lê Quang để cả lớp cùng cảm nhận.
Bài hát Dòng máu Lạc Hồng- Lê Quang ( gv chiếu lên máy)
Dòng máu Lạc Hồng, bốn nghìn năm
Dòng máu đỏ tươi, chảy trong tim mình.
Nòi giống Lạc Hồng, giống rồng tiên
Nguyện ôm bao đời đất mẹ.
Nhịp trống hào hùng, mãi còn vang
Bao lớp người đi ra nơi biên thuỳ.
Hình bóng mẹ già, đứng đợi con
Tạc vào sử sách... hào hùng...
Điệp khúc:
Việt Nam ơi, yêu mến ngàn đời,
Yêu luỹ tre xanh có con sông chảy quanh
Nào ta hát, khúc hát Lạc Hồng
Là muôn cánh chim bay rợp biển Đông.
Việt Nam ơi, hãy nắm chặt tay.
Tiến bước đi lên viết thêm trang sử vàng.
Nào ta hát, khúc hát Việt Nam
Con cháu Rồng tiên, con cháu Lạc Hồng
Tự hào hai tiếng Việt Nam.
Như vậy, bằng việc tích hợp liên môn trong văn bản Con Rồng, cháu Tiên,
người dạy đã hướng học sinh đi tìm hiểu lớp ngôn ngữ dưới nhiều hình thức tiếp
cận khác nhau. Đó cũng là điều kiện để học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo
trong việc tiếp nhận bài học.
VIi. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập:

Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy
học có tầm quan trọng đặc biệt. Nó là khâu cuối cùng đồng thời khởi đầu cho
một chu trình khép kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn của quá trình giáo
dục . Kiểm tra, đánh giá không phải lúc nào cũng thực hiện một cách máy móc
là yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK mà cho phép người giáo viên
linh hoạt, sáng tạo hơn. Do đó, việc sử dụng kiến thức địa lý, hay lịch sử để đặt
ra những câu hỏi đối với học sinh là một biện pháp cần thiết và hiệu quả.
Giáo viên có thể cho học sinh kiểm tra bằng các câu hỏi sau:
Câu 1: Qua văn bản Con Rồng, cháu Tiên, em hãy nêu ý nghĩa của truyện.
20
GV: Phan Thị Hảo và Nguyễn Thị Na

Trường THCS Cổ Đô


Dạy học theo chủ đề tích hợp

Câu 2: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ?
Câu 3: Tinh thần đoàn kết của nhân dân ta được thể hiện như thế nào qua văn
bản Con Rồng, cháu Tiên?
Câu 4: Từ ca khúc Dòng máu Lạc Hồng, em có cảm nhận gì về nguồn gốc cao
quý của dân tộc Việt Nam?
Câu 5: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về chi tiết: Nay ta đưa 50 người con
xuống biển, nàng đưa 50 người con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ
miền núi, người miền biển khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời
hẹn?
Để trả lời các câu hỏi trên, đòi hỏi người học phải chủ động, tích cực tiếp
nhận văn bản, phải tự tìm tòi các tài liệu liên quan đến truyền thuyết Con Rồng,
cháu Tiên để vận dụng một cách linh hoạt. Nếu người học nắm được các ý mà
giáo viên truyền đạt thì việc kết hợp các biện pháp trên về cơ bản đạt được hiệu

quả như mong muốn.
VIII. kết quả học tập
Qua khảo sát lớp 6B, giáo viên thu được kết quả như sau.

Tổng số
học sinh

Điểm

Điểm

Điểm

Điểm

Điểm

1-2

3-4

5-6

7- 8

9-10

37

0


0

10

25

2

Như vậy, việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, Giáo
dục công dân, Âm nhạc vào giảng dạy môn Ngữ văn có ý nghĩa vô cùng quan
trọng, giúp cho một tiết học văn của học sinh hay hơn. Nó tạo điều kiện cho học
sinh chủ động, tích cực, sáng tạo, giúp học sinh ý thức hơn việc học phải đi đôi
với hành, rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống.

21
GV: Phan Thị Hảo và Nguyễn Thị Na

Trường THCS Cổ Đô


D¹y häc theo chñ ®Ò tÝch hîp

22
GV: Phan ThÞ H¶o vµ NguyÔn ThÞ Na

Tr­êng THCS Cæ §«




×