Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

BÀI THU HOẠCH (ĐI THĂM QUAN ĐẠI NAM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.61 KB, 8 trang )

BÀI THU HOẠCH
(ĐI THĂM QUAN ĐẠI NAM)
Cùng với quá trình dựng nước và dữ nước, nền văn hóa Việt Nam đã hình thành
và phát triển. Nhân dân ta đã xây đắp nên một nền văn hóa kết tinh sức sống
trường tồn và in đậm dấu ấn bản sắc dân tộc. Được nuôi dưỡng bởi mạch nguồn
văn hóa đó, các thế hệ dân tộc Việt Nam đã vượt qua bao nhiêu khó khăn, gian
khổ, làm nên những chiến công hiển hách, tô thắm những trang sử hào hùng của
dân tộc, đưa dân tộc Việt Nam sánh vai cùng cường quốc năm châu trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, phát triển văn hóa, khoa học kĩ
thuật. Để hiểu rõ về văn hóa Việt Nam tôi đã không ngừng tìm hiểu qua mạng,
sách, đài, và bây giờ rất may nắm cho tôi là được học môn cơ sở văn hóa, đây là
một môn học rất thú vị, nó giúp tôi hiểu thêm về văn hóa Việt Nam, hiểu thêm về
văn hóa của từng vùng từng miền, con người của từng miền đặc điểm ra sao, nguồn
gốc của văn hóa từng miền đó, như cách ăn mặc đời sống sinh hoạt của từng miền.
Qua môn học này điều để lại ấn tượng với tôi nhất là chuyến đi tham quang ở Đại
Nam, có thể quý Đại Nam như một Việt Nam thu nhỏ,qua chuyến đi khi bước lên
xe về đơn vị, trong tôi có cái gì đó là rất tự hào về đất nước của mình, những nền
văn hóa những câu chuyên cổ tích được tái hiện trong này,đâu đó trong tôi vẫn còn
một lòng tự hào vì mình là con rồng cháu tiên.
Chúng tôi bắt đầu xuất phát từ 6h30 mới sáng trong người tôi vẫn còn một chút
gì đó muốn ngủ, nhưng khi lên xe người tôi lại tỉnh táo với những người đồng đội
xung quanh mình, ai cũng hào hứng người thì hát, người thi ngắm đường xá Sài
Gòn, tôi thì đang rất mong tới Đại Nam để đi tàu lượn siêu tốc, một trò chơi cảm
giác mạnh,xe đi cứ thế lăn bánh tôi đang du dương với bản nhạc thật êm tai, bỗng
nghe ai nói gần tới Đại Nam rồi, tôi bỗng thức giấc ngắm nhìn, được năm phút sau
thì xe cua vào nhìn phía trên là một cổng chào rất đẹp, đi sâu vào trong tôi cảm
thấy nơi này có một sự hùng mạnh gì đó, với những tượng lính canh gác ở những
sảnh của khác sạn, tôi cảm nhận nơi này như là chốn cung đình, nơi mà chỉ dành
cho vua chúa ngày xưa,và tôi cứ ngắm đọc từng sảnh một, một lúc sau xe chạy tới
điểm đăng kí vé, rồi tôi hồi hợp chờ vào bên trong bởi nhìn phía ngoài đã thấy
những cột màu vàng rất cao rồi, tôi thật sự tò mò muốn vào đó ngắm nó thử biết nó


là cái gì, và tôi vào sâu bên trong, lúc này tôi đã phải thò đầu ra cửa xe bởi tính tò
mò của mình, tôi thấy mình thật nhỏ bé với một khoảng không gian rộng lớn với
1


những kiến trúc rất lớn ập vào mắt tôi là cột cờ với hai lá cờ Việt Nam và cờ của
của các vua ngày xưa, theo tôi đoán là thời nhà triều. Tiếp theo là một tượng đài
thể hiên rõ nguồn gốc của đân tộc Việt Nam là một dân tộc con rồng cháu tiên,
tượng đài màu vàng, phía dưới có nước phun lên, trên là Lạc Long Quân và mẹ Âu
Cơ còn có những đứa con do họ sinh ra cũng là tổ tiên của người việt sau này.
Càng đi sâu vào trong thì tôi cảm thấy công trình ở đây mang đậm nét tôn giáo và
đặc biệt là Phật Giáo và cung đình.
Dân tộc Việt Nam qua 4.000 năm văn hiến và tôi đã thật sự ngỡ ngàng khi
bước vào trong khu Đền Thờ bởi vì ở đây đã toát lên và thể hiện rất rõ , vô cùng
đậm nét những biểu tượng văn hóa, những nét kiến trúc đặc sắc của các thời kì dân
tộc ta từ thời xa xưa đã được tái hiện lại vô cùng rõ nét và tinh tế trong toàn bộ
kiến trúc của khu đền thờ.Trước khi vào trong Đền điều đầu tiên tôi nhìn thấy đó là
những Con Rồng được chạm khắc hết sức tinh tế tại bậc thềm lối đi lên Đền nó đã
tái hiện lại một khủng cảnh quyền uy của vua chúa thời xưa và đặc biệt kiến trúc
của toàn bộ khu di tích Đại Nam Văn Hiến mang đậm dấu ấn của thời kì Lý, Trần
hai thời kì phải nói là phát triển và phồn thịnh nhất trong các triều đại phong kiến ở
Việt Nam . Bên trong ngồi đền các bàn thờ được bố trí hợp lí, ngay ngắn hết sức
trang nghiêm. Trong Đền tín ngưỡng Phật Giáo được thể hiện khá rõ nét đậm chất
Phật Giáo . Gian chính điện thờ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Vua Hùng và Điều
Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Bên phải điện thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo,
Mẹ Âu Cơ và Bách Gia Trăm Họ (bảng ghi 1039 dòng họ của các dân tộc Việt
Nam). Bên trái điện thờ Bác Hồ, Tổ Đức và ban thờ 3 vị: Thành hoàng – Thần tài –
Thổ địa. Toàn bộ tượng thờ trong Kim Điện và tượng đài hai vị anh hùng dân tộc
Quang Trung và Lý Thường Kiệt trấn giữ bên ngoài điện đều được dát vàng. Trong
ngồi đền hoa văn, họa tiết trang trí hết sức độc đáo thể hiện được đầy đủ những nét

văn hóa nổi bật của dân tộc như : Họa tiết trang trí chạm khắc trên các cửa ra vào
nếu đi xung quanh và ngắm nhìn hết các cửa trong ngồi đền ta có thể hiểu và lắm
gần như hết lích sử dân tộc việt nam, từ các vua hùng khai hoang lập ấp cho đến
những trận chiến thắng sau này của quân và dân ta. Trên mỗi ô cửa là một bức
tranh nói về sự đấu tranh anh dũng của dân tộc việt nam . Từ hình ảnh Bà Triệu
tuẫn tiết khi bị giặc vây hãm trên núi, những trận đánh của hai Bà Trưng và hình
ảnh Thi Sách chồng của trưng chắc bị bắt lên đã dẫn đến việc hân nước thù nhà lên
hai hai bà trừng trắc và trưng nhị dấy lên cuộc khởi nghĩa chống Nhà Hán năm 40 .
và ngoài ra còn thể hiện đầy đủ những tội ác của quân xâm lược chúng đã trà đạp
lên văn hóa dân tộc,đàn áp nhân dân một cách dã man hết sức thâm độc, điều làm
cho tôi tò mò nhất và cảm thấy ấn tượng nhất là tín ngưỡng phồn thực được thể
hiện rất rõ nét trong đền thờ là hình ảnh họa tiết của những trống đồng năm xưa,
cũng với sự khắc họa tài tình từng nét văn hóa đặc trưng của các vùng miền như
2


hình ảnh Anh Hai ,Chị Hai cầm những chiếc nón Quai Thao hát đối đáp nhau
những làn điệu Dân Ca Quan Họ Cổ của Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh mà đã được
UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thểđặc trưng của Đồng Bằng Bắc
Bộ, tới cả những vùng núi tây nguyên đầy nắng và gió mà đặc trưng là Cồng
Chiêng tây nguyên , những hình ảnh vui chơi trong các mùa lễ hội những chàng
trai to khỏe cầm rùi đánh Trống Đồng trong đám cưới của Thi Sách và Trưng Trắc
năm xưa…
Điểm nhấn quan trọng mang đậm nét văn hóa, lịch sử ở Khu du lịch Đại Nam
được thể hiện nổi bật qua hai công trình trọng điểm: Đó là đền thờ Đại Nam Quốc
Tự và dãy núi Bảo Sơn. Hai công trình trọng điểm này được bao bọc bởi một con
sông nhỏ tên gọi là Bảo Giang dài 720m, tạo cảnh quan hoàn hảo của Tiền sơn Hậu thủy. Đại Nam Quốc Tự là một công trình mang kiến trúc thời Lý, với diện
tích 5.000m2 được chia làm 2 tầng. Tầng trệt là nơi trưng bày hiện vật truyền
thống của lịch sử dân tộc Việt Nam. Các hiện vật được trưng bày ở đây đều được
tái tạo lại bằng gốm sứ. Tầng thờ tự được chia làm 4 ân, công cha nghĩa mẹ, đất

Phật và các anh hùng dựng nước, mẹ Âu Cơ, bách gia trăm họ. Ngoài các bức
tượng được dát bằng vàng 24K như tượng Bác, tượng Vua Hùng, Phật tổ thì mỗi
chi tiết, hoa văn trong đền thờ đều đạt sự tinh xảo về chạm trổ, điêu khắc, thể hiện
văn hóa Việt Nam. Các trận đánh lịch sử qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp,
Mỹ được tái tạo lại bằng những hình ảnh sinh động trên 4 bức tường, cửa gỗ.
Những hình ảnh sơ khai từ thời dựng nước và giữ nước của các đời vua cũng đã
được thể hiện.
Thắp một nén nhang thơm, lâm râm nguyện cầu cho quốc thái dân an, cho quốc gia
hưng thịnh, khấn bái những nhân vật truyền thuyết :
“Nhất bào bách noãn mẹ Au Cơ
Nhất phiến đan tâm thấm bút tờ
Nhất niệm thông thiên khai Lạc Việt
Nhất lao vĩnh dật triệu hùng cơ
Nhất công vạn đức ngời non nước
Nhất liễu thiên minh rạng cõi bờ
Nhất dĩ quán chi tròn phận sự
Nhất phương lạc cảnh đẹp hồn thơ”
Và sừng sững uy nghiêm nhưng đầy nhân từ bác ái là hình ảnh Bác Hồ của chúng
ta đang dõi theo từng bước chuyển mình của đất nước:
Hồ hải tung hoành khắp bốn phương
Chí thành thông thánh tỏa kim cương
Minh tâm soi tỏa trời Au Lạc
Đại nghĩa truyền sâu đất việt thường
Anh khí sơn hà trùm thái đỉnh
3


Hùng tâm cách mạng vượt trùng dương
Dân ta giành trọng quyền dân chủ
Tộc thổ kim liên nhất nguyệt trường

Bác – thật gần gũi mà đã đi vào huyền thoại của hồn thiêng sông núi, bên cạnh
những nhân vật thánh nhân bao đời soi sáng cho con cháu Lạc Hồng, như dãy núi
Ngũ Hành sơn kia muôn kiếp làm điểm tựa cho Kim Loan điện. Dãy núi hùng
tráng với tiếng nước chảy róc rách, rì rào khiến bao nhiêu mệt mỏi như tan biến đi.
Tôi len lỏi vào trong hang động, mỗi một góc có thờ một vị thần linh …
Những hình ảnh Trong công cuộc Giải Phóng Miền Nam thống nhất Tổ
Quốc những năm 1945 cũng được thể hiện ở đây, hình ảnh những Anh Bộ Đội Cụ
Hồ hành quân chiến đấu, tới những trận đánh oanh liệt và chiến thắng ròn rã như :
Chiến Dịch Hồ Chí Minh Lịch Sử, Đánh Chiếm Dinh Độc Lập, Chiến Thắng Điện
Biên Phủ ngắn liền với danh tiếng Vị Đại Tướng tài ba của dân tộc Đại Tướng Võ
Nguyên Giáp. Trong qua trình đi thăm quan và tìm kiếm tư liệu để viết bài thu
hoạch này thì điều tôi cũng tâm đắc nhất trong ngôi đền là một hình ảnh trên đỉnh
lóc của ngôi đền không biết các bạn trong lớp có để ý tới không nhưng tôi đã ồ lên
khi nhìn thấy bức tranh này, Một hình ảnh của biểu tường hòa bình,một bức tranh
mà nó đã phối hợp hài hòa giữa thiên nhiên ,tự nhiên ,đặc trưng văn hóa, hòa hợp
giữa trời và đất mà chỉ có ở trong cơ tầng văn hóa việt nam mới có mà thôi,và thấp
thoáng trong đó nó cũng mang một ý nghĩa Phồn Thực của người dân Việt Nam.
Bức tranh đã toát lên vẻ đẹp trong tâm hồn của người việt là ưu chuộng hòa bình,
muốn có một cuộc sống an hòa, hòa hợp với tự nhiên với thiên nhiên với chim
uông muồn loài.Cảnh mây, trời, sông , nước , chim muông được hòa quyện lại vào
nhau và cái nét nổi bật nữa trong bức tranh là những họa tiết từ thời văn lang âu
lạc, họa tiết trên mặt các trống đồng năm xưa cũng được thêm vào tạo lên hình ảnh
kì vĩ mà khiến du khách thập phương tới đây ai cũng phải chầm chồ khen ngợi về
nét đẹp và cái hồn mà bức tranh nó như là một lời thông điệp để gửi tới du khách
thập phương và các vị khách nước ngoài rằng : Dân Tộc Việt Nam luôn ưu chuộng
hòa bình, muốn sống hào hợp với tự nhiên,thiên nhiên luôn nêu cao tinh thần tự
tôn Dân Tộc tạo lập và lưu giữ những nét văn hòa cổ truyền và đẹp nhất của Dân
Tộc Việt Nam.
Vâng ! Đại Nam Văn Hiến đúng là một cái tên mà khi nghe thấy ta đã cảm
nhận được ngay cái hồn Văn Hóa Việt ẩn lấp trong nó. Có đến đây thăm quan tôi

và các đồng chí trong lớp mới hiểu hết về cái tên này , tại nơi đây gần như đã thể
hiện đậm nét và rõ ràng nhất về lịch sử văn hóa,bản sắc văn hóa dân tộc với những
nét đặc trưng tiêu biểu, được phối hớp hài hòa chỉ có ở nơi đây. Nó đã biểu hiện
được sức sống ,sức sáng tạo của con người việt luôn giữ và bảo vệ tôn vinh những
4


nét Văn hóa đặc sắc của Dân Tộc, nơi đây có thể coi như một khu văn hóa thu nhỏ
của văn hóa Việt, để những thế hệ trẻ ngày nay cỏ thể tới thăm quan và chiêm
nghiệm lại lịch sử,các vùng miền văn hóa trên lãnh thổ việt nam mà đã được học
tại trường, lớp.
Qua chuyến thăm quan thực tiễn này nó đã để và đọng lại trong Tôi rất nhiều ấn
tượng, những cung bậc cảm xúc khi được chứng kiến, kiểm nghiệm lại những kiến
thức mình đã được học trên lớp và qua những lời giảng dạy của thầy về không gian
văn hóa Việt Nam. Chuyến đi đã giúp tôi hiểu biết thêm về lịch sử văn hóa dân tộc
đặc trưng của các vùng miền, nét văn hóa đặc trưng của mỗi vùng đó. Để sau khi ra
trường là người cán bộ, sĩ quan làm tiền đề vận dụng vào thực tế dân vận tại địa
phương nơi mình đóng quân sau này. Biết cách ứng xử với các đồng bào dân tộc ra
sao khi lên các vùng cao, bản làng nơi có các công đồng dân tộc sinh sống để cố
kết các cộng đồng dân tộc lại với nhau “quân với dân như cá với nước”. Để từ đó
phát huy được nội lực trong nhân dân, “ phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc, vun
đắp thêm lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Tạo lên bản sắc dân tộc
của văn hóa việt nam là “lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc , tinh
thần đoàn kết cá nhân-gia đình-làng xã- tổ quốc; lòng nhân ái , khoan dung,trọng
nghĩa tình đạo lý; đức tính cần cù , sáng tạo trong lao động ; sự tinh tế trong ứng
xử,tính giản dị trong lối sống.” đó là việc và điều mà mỗi người cán bộ sĩ quan cần
phải làm để luôn là người đầy tớ, trung thành tận tụy của nhân dân.
Trên cương vị là người học viên sĩ quan, bản thân đang còn ngồi học trong
ghế nhà trường quân đội . được Đảng và Nhà Nước tạo điều kiện cho học tập để
trở thành một người sĩ quan sau này ra phục vụ cho nhân dân, cho Nhà Nước và

Quân Đội. bản thân cũng nhận thức rõ rằng phải ra sức học tập nâng cao trình độ
về mọi mặt, không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà phải hiểu biết về
chính trị, văn hóa bản sắc văn hóa của dân tộc, làm nền tảng kiến thức vững chắc
sau này ra trường phục vụ cho việc công tác được thuận lợi và phát triển hơn khi
tiếp xúc với nhân dân mà đặc biệt là các đồng bào dân tộc thiểu số. Mà nghành mà
tôi đang theo học là nghành đạn mà đặc trưng và vị trí bố trí đơn vị cơ bản là ở khu
vực xa dân cư, vùng đồi núi lên việc làm công tác dân vận là hết sức cần thiết để
lấy được thiện cảm và thiện chí trong nhân dân, để thuận tiện cho quá trình công
tác trong khu vực mình đóng quân.hiểu biết về văn hóa về chính trị cũng giúp ta
tránh được những sự lai căng về văn hóa, biết vận dụng và phát huy những bản sắc
văn hóa dân tộc. Tích cực tuyền truyền vận động người dân tại địa phương và
5


trong đơn vị về việc giữ gìn bản sắc văn hóa không để bị mai một đi. Đất nước ta
đang phát triển theo cơ chế hội nhập, vì vậy mà việc giao lưu văn hóa với các nước
trên thế giới là hết sức thuận tiện mỗi người dân có thể trao đổi thông tin, văn hóa
với người nước ngoài để hiểu thêm về văn hóa họ, cũng như tuyên truyền quảng bá
những nét đẹp văn hóa của dân tộc. Những nó cũng có mặt trái của cơ chế thị
trường đó là việc nhiều luồng văn hóa xấu , độc, không lành mạnh đã và đang du
nhập vào đất nước ta mà đặc biệt nó đã ảnh hưởng rất nhiều tới giới trẻ ngày nay .
Chính vì thể mà Đảng và Nhà Nước ta đã có những chủ trương để thúc đẩy nền
văn hóa việt nam vừa phù hợp với thời cuộc và cũng như tô đậm giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc việt nam “Tiến Tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
Thật sự qua môn học này tôi biết hơn được rất nhiều điều về văn hóa dân tộc ta,
sau này ra làm việc thì môn học cơ sở văn hóa này thật hữu ích với tôi, nhất là
những lúc đi dân vận ở nhưng nơi này nơi khác, mà mỗi nơi lại có một đặc điểm
khác nhau, một sinh hoạt khác nhau, một cách nghĩ khác nhau, vì thế để quân với
dân như cá với nước thì tôi trên cương vị là một người cán bộ sau này xẽ phải chỉ
huy cấp dưới mình quan hệ với dân như thế nào, đó những điều hữu ích từ môn

học thầy Nguyễn Quang Nam mang lại cho tôi thật nhiều, cảm ơn thầy đã cho tôi
một kiến thức cần thiết một sự hiểu biết lớn về văn hóa Việt Nam ta, và cũng là
một hành trang thật quan trong cho cuộc sống.

6


7


8



×