LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết, các giá trị văn hóa bản than nó tồn tại và phát triển
trong long xã hội kể từ khi nó hình thành được quy định bởi các yếu tố như vị trí
địa lý, nhân chủng, quá trính đấu tranh giữa con người với tự nhiên, giữa các tộc
người với nhau vì lẽ sinh tồn, sự giao lưu giữa các luồng tư tưởng, sự giao thoa
giữa các nền văn hóa, …Bởi vậy, mỗi khu vức trên thế giới có đặc điểm văn hóa
khác nhau như gốc văn hóa phương Đông là nông nghiệp ưa tĩnh ứng xử với tự
nhiên hài hòa, đề cao lối sống cộng đồng, trọng tình nghĩa thì gốc văn hóa
phương Tây là du mục ưa động, thích chinh phục tự nhiên, đề cao vai trò cá
nhân, trọng lý trí. Mỗi quốc gia dân tộc hình thành trên khu vực đó vừa mang
đặc điểm văn hóa bao trùm của khu vực nhưng lại có những bản sắc văn hóa
riêng theo quá trình hình thành, sinh sôi, nảy nở. Việt nam với một nền nông
nghiệp lúa nước từ lâu đời nhưng với bản chất của một đất nước nằm giữa ngã
ba đường cảu nhiều luồng tư tưởng văn hóa nên bản sắc của văn hóa Việt là sự
tiếp biến, giao lưu, dung hòa những yếu tố ngoại lai với yếu tố bản địa. Theo
diễn trình lich sử, các yếu tố văn hóa kết tinh ở những giá trị vật thể như những
công trình kiến trúc nghệ thuật cung vua, phủ chúa, lăng tẩm, đền đài, miếu
mạo, những di tích khảo cổ học …và những giá trị phi vật thể như ngôn ngữ,
nghệ thuật, thanh sắc, lễ hội, ẩm thực, trang phục truyền thống, phong cách ứng
xử, giao tiếp,…Các giá trị đó còn tồn tại rộng khắp trên đất nước Việt Nam. Do
đó, thế hệ con cháu chúng ta phải kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống
của dân tộc và các giá trị văn hóa có từ lâu đời. Hiện nay ở một số nơi vẫn còn
lưu giữ một số cổ vật đã được tìm thấy và một số hiện vật vẫn còn tồn tại còn
đến ngày nay, đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn có cách ăn mặc, ngôn ngữ giao
tiếp, phong tục tập quán riêng, cách sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc trưng,
nhiều nơi chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời như những công
trình kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, ẩm thực, lễ
hội,… đang được bảo tồn và phát triển. Một số di tích lịch sử cổ có nét văn hóa
đặc trưng đã được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đáng chú ý
hơn là ở một số khu du lịch đã biết lồng ghép xây dựng các công trình văn hóa
lịch sử nổi tiếng của dân tộc bên cạnh các khu vui chơi, giải trí giúp du khách
vừa tham quan du lịch lại vừa được bổ túc thêm về văn hóa Việt Nam.Nhắc đến
khu du lịch, chúng ta không thể không nhắc đến Đại Nam, nơi có những công
trình kiến trúc đặc sắc với vẻ uy nghi, tráng lệ của nó dã toát lên giá trị truyền
thống văn hóa của dân tộc Việt Nam suốt bề dày lịch sử. Trong những năm gần
1
đây, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tạo điều kiện, tập trung giữ gìn bản sắc
văn hóa Việt. Điều đó đã được thể hiện thông qua văn kiện của các kì Đại hội,
đặc biệt trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 cũng đã nhấn mạnh về
việc xây dựng “nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
Mặc dù đào tạo các chuyên nghành thuộc về lĩnh vực cơ khí, Trường Sĩ
quan Kỹ Thuật Quân Sự luôn quan tâm chú trọng nâng cao chất lượng dạy và
học các môn thuộc Khoa Khoa học xã hội và nhân văn, trong đó có môn Cơ sở
văn hóa nhằm giúp cho học viên có những hiểu biết về chiều dài lịch sử của dân
tộc trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước cũng như phục vụ thiết thực cho
cuộc sống hằng ngày như công tác dân vận ở các địa phương sau này.
Là một học viên của trường Sỹ quan Kỹ thuật Quân sự tôi luôn cố gắng
phấn đấu trong học tập và rèn luyện, trau dồi những kiến thức đã học tại trường
và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống cũng như phục vụ cho quá trình công tác ở
đơn vị sau này. Qua môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam, tôi cảm thấy mình cần
cố gắng nhiều hơn nữa trong việc kế thừa các giá trị truyền thống văn hóa dân
tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, không chỉ tích lũy riêng cho bản thân
mà từ đó chia sẻ sự hiểu với mọi người xung quanh làm hành trang cho họ tiếp
cận văn hóa các vùng miền, giao lưu, tham quan, du lịch ở mọi nơi trên lãnh thổ
Việt Nam.
2
I. TÊN MÔN HỌC: Cơ sở văn hóa Việt Nam.
II. NHIỆM VỤ: Hãy trình bày các giá trị lịch sử văn hóa được tái hiện lại trong
khu đền thờ Đại Nam. Nêu cảm nhận của đống chí sau khi tham quan khu đền
thờ Đại Nam.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 12/2013
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 06/01/2014
V. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
Ngày…tháng năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
3
Khu vực cổng chính
Với tổng diện tích giai đoạn 1 là 261ha, giai đoạn 2 là 450ha, Đại Nam Thế
giới du lịch có đủ cả biển, hồ, sông, núi và tường thành, với dụng ý làm toát lên
vẻ đẹp của đất nước Việt Nam, trong đó điểm nhấn quan trọng nhất là đền thờ
Đại Nam Quốc Tự và dãy núi Bảo Sơn. Ngoài ra, tại khu du lịch còn có nhiều
hạng mục quan trọng khác sẽ xây dựng như Việt Nam thu nhỏ rộng 30 ha, thể
hiện vẻ đẹp về thiên nhiên cũng như phản ánh những thành tựu nổi bật của 63
tỉnh thành trong cả nước và những hình ảnh giới thiệu về 54 dân tộc Việt Nam.
Chủ nhân của khu du lịch này là ông Huỳnh Phi Dũng, người có tiếng tăm
nhất định trong lĩnh vực kinh doanh và có sự đóng góp rất lớn trong sự tăng
trưởng GDP của đất nước.
Khu du lịch Đại Nam Văn Hiến bao gồm những công trình kiến trúc vĩ đại
đòi hỏi sự đầu tư nhiều công sức và tiền của.
Từ quốc lộ bước vào cổng ta nhận thấy cổng chào như phô diễn một nét văn
háo đôc đáo riêng chỉ có ở cung điện của vua chúa. Tiếp đến là bức trường thành
cao chót vót uy nghi, tráng lệ mang đậm dấu ấn của Hoàng thành thời xưa, thỉnh
thoảng đâu đó ta lại thấy xuất hiện hình ảnh lính trong thành với bộ giáp, tay
cầm binh khí đứng gác thành. Bức tường thành bao bọc gắn với hệ thống khách
sạn dài 13,5 km, với 5.000 phòng nghỉ, trong đó có 4.000 phòng được xây dựng
dọc theo hệ thống tường thành kiến trúc Cổ Loa (Huế) rất thuận lợi cho khách
tham quan nghỉ chân dài ngày.
4
Cột cờ có hình dáng đài sen cao 9m, có thể được xem là cột cờ cao nhất Việt
Nam. Trụ cờ có hình Long đầu trượng, biểu tượng của sự thanh cao và quyền
quý. Cây cột cờ xây dựng theo kiến trúc của Cổ Loa Thành.
Đền thờ Đại Nam Quốc Tự rộng 5.000m² được xây dựng theo kiến trúc cổ,
được xem là đền thờ rộng lớn nhất hiện nay.
Núi Bảo Sơn hay Ngũ Hành Sơn trong khu du lịch Đại Nam dài 250mét,
gồm 5 ngọn: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ với ngọn núi trung tâm cao 68 mét là
ngọn núi nhân tạo lớn nhất Việt Nam (tính đến thời điểm hiện nay). Trong núi
này là khu Việt Nam thu nhỏ và các hạng mục công trình vẫn đang trong quá
trình xây dựng.
Biển nhân tạo với diện tích 22ha, được xem là biển nhân tạo lớn nhất Việt
Nam có thiết bị tạo sóng và nước biển có nồng độ ổn định như nước biển thật,
phục vụ cho hơn 30000 du khách đến đùa vui. Đường bờ biển dài 30m, cát trắng
mịn, cột sóng cao 1,6m, do Thụy Điển chuyển giao công nghệ.
Vườn thú Đại Nam là một vườn thú của Việt Nam. Vườn thú nhiều thú trắng
nhất Việt Nam: với bộ sưu tập phong phú nhiều loại thú đặc biệt là các loài thú
quý hiếm như: sư tử trắng, cọp trắng, công trắng,… Vườn thú rộng mát với
khuôn viên 12,5 ha, có 100 loài động vật. Có các loài như: sư tử trắng, tê giác
trắng, hổ trắng, công trắng, ngựa vằn, rùa da báo, hươu cao cổ, Hà mã, hổ Đông
Dương, Khỉ sóc Nam Mĩ, Báo lửa, Nai cà tong, Hồng hoàng, Linh dương sừng
kiếm.Khu thú nhỏ được nhốt và ngăn cách bởi các tấm kiếng.
Dãy núi Bảo Sơn gồm 5 ngọn núi liên hoàn cao 65m, dài 250m, được đánh
giá là ngọn núi nhân tạo cao nhất Việt Nam. Núi có ngọn bảo tháp cao sừng
sững tạc bài thơ hay và suối thì chảy róc rách. Bên trong dãy Bảo Sơn là công
trình Việt Nam thu nhỏ và các vị Bồ Tát, Di Lặc,…Cùng bao quanh dãy Bảo
Sơn là con rồng vàng dài bao bọc cùng dòng Bảo Định Giang chảy róc rách
ngày đêm.
Điểm nhấn quan trọng mang đậm nét văn hóa, lịch sử ở Khu du lịch Đại
Nam được thể hiện nổi bật qua hai công trình trọng điểm: Đó là đền thờ Đại
Nam Quốc Tự (Kim Điện) và dãy núi Bảo Sơn. Hai công trình trọng điểm này
được bao bọc bởi một con sông nhỏ tên gọi là Bảo Giang dài 720m, tạo cảnh
quan hoàn hảo của Tiền sơn - Hậu thủy.
5
Kim Điện nhìn từ xa
Bước chân vào Kim Điện chúng ta có cảm giác như đang ở chốn cung vàng
điện ngọc đầy linh thiêng và uy dũng toát lên vẻ quý phái và trang nghiêm của
thời xưa, giống như đang ngược dòng thời gian quay về với buổi chầu tề tựu
dduer bs quan văn võ trong điện. Đây là một công trình kiến trúc Việt cổ có diện
tích 5.000 m² với chất liệu chính là gỗ, đá và mạ vàng. Tuy nhiên có nhiều ý
kiến cho rằng công trình mang nét lai căng Trung Hoa và có ít đặc điểm kiến
trúc Việt.
Chính diện bên trong Kim Điện
6
Chính điện gồm ba tầng thờ tượng Đức Phật Tổ, vua Hùng Vương và
vua Trần Nhân Tông, hai bên là tượng của chủ tịch Hồ Chí Minh, danh
tướngTrần Hưng Đạo và Mẹ Âu Cơ đều được mạ vàng. Bên trái là thờ Đức
thánh mẫu và thánh phi qua các triều đại. Bên trái thờ hơn 2.000 dòng họ Việt
Nam. Bên dưới có bảng thờ 54 dân tộc . Các cánh cửa đền được khắc những câu
chuyện lịch sử và dân gian của đất nước. Hai bên hông ngoài đền thờ là hai bức
tượng Thánh Gióng và danh tướng Lý Thường Kiệt cưỡi ngựa cũng được mạ
vàng.
Các đường nét hoa văn trên cánh cửa được chạm khắc rất tình tế, mạ vàng.
Trên mái Kim Điện là hình ảnh rồng vàng hướng vào viên ngọc tượng trưng cho
uy quyền của nhà vua, nét kiến trúc mang đậm dấu ấn thời Lý – Trần. Chiếc
trống đồng cũng vinh dự được đặt ngay ở vị trí bên trong Kim Điện.Thậm chí
tấm đệm trải dưới sàn nhà cũng có hoa văn giống như hoa văn trên mặt trống
7
đồng tạo cho khung cảnh có gì đó linh thiêng, tĩnh mặc, hào hung, nguy nga,
tráng lệ, có nét rất xưa, mang đậm dấu ấn Nho giáo và Phật giáo.
Thảm đỏ ở trên sàn Kim Điện
Rồng được chạm khắc tinh xảo
8
Dãy núi Bảo Sơn gồm 5 ngọn núi liên hoàn cao 65m, dài 250m, được đánh
giá là ngọn núi nhân tạo cao nhất Việt Nam. Núi có ngọn bảo tháp cao sừng
sững tạc bài thơ hay và suối thì chảy róc rách. Bên trong dãy Bảo Sơn là công
trình Việt Nam thu nhỏ và các vị Bồ Tát, Di Lặc,.v...v.. Cùng bao quanh dãy
Bảo Sơn là con rồng vàng dài bao bọc cùng dòng Bảo Định Giang chảy róc rách
ngày đêm.
Dãy núi Bảo Sơn
Cổng tam quan to lớn phía trước khi vào Đại Nam Quốc Tự, phía trên cổng
Tam Quan Thanh Vân là các câu đối ca ngợi non sông Việt Nam của tác giả
Huỳnh Ngu Công. Câu đối có nội dung:
Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến
Hẹn bước Thanh Vân
Kính thư tiên tổ tạ long ân
Chào cả Tiên Long hội giáng trần
Tôn dựng bốn nghìn năm diệu sở
Việc thời xin hẹn bước Thanh Vân
Mặt sau của cổng Thanh Vân cũng có bài thơ có nội dung như sau:
Về thăm Văn Hiến rồng tiên
Mỗi trang sử một thề nguyền đinh ninh
Về thăm Văn Hiến diễm tình
Khi về chở cả cây Quỳnh cảnh Dao
9
Cổng Thanh Vân
Kiến trúc của cổng Thanh Vân hoàn toàn xây dựng bằng chất liệu gỗ từ
trong ra ngoài. Trước cổng Thanh Vân là bến xe điện và nhà rường kiểu Huế ở
cả hai bên được lợp bằng ngói lưu li xanh.
Sau cổng Tam Quan này là dãy hành lang miêu tả 54 dân tộc Việt Nam trải
dài cập theo cổng Tam Quan.
54 dân tộc Việt Nam sau bức tường cổng Thanh Vân
10
Từ cổng chính vào, chúng tôi qua cầu Ngọc Bích và Hồ Ngọc Bích, sau đó,
sẽ đến cổng chính của Đại Nam Quốc Tự. Khuôn viên chùa rộng 5.000m², cầu
thang đi lên có 9 bậc tam cấp. Đây là lối đi cao, muốn lên Đại Tự, du khách phải
leo lên 9 bậc cấp này. Phía sau đền thờ còn có thang máy dành cho người khuyết
tật và người già. Hành lang bao quanh chùa được lát đá khổ lớn nhập từ Tây Ban
Nha. Tổng cộng có có 28 bộ cửa làm bằng gỗ quý, trên các bộ cửa có chạm khắc
hình ảnh 28 giai đoạn lập quốc của Việt Nam.Tất cả các bức chạm khắc trên đều
được khảm dát vàng.
Án ngự trước cổng vào đền thờ là một hồ Bán Nguyệt. Hồ được bao bọc bởi
54 cột nước, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em. Một trụ nước chính phun thẳng
cao 27m có hình búp sen thể hiện sự thanh cao, tinh thần ý chí vươn lên. Sau
lưng là dãy núi Bảo Sơn gồm 5 ngọn núi liên hoàn cao 65m, dài 250m, được
đánh giá là ngọn núi nhân tạo cao nhất Việt Nam (đến thời điểm này). Các hạng
mục xây dựng theo tích núi Ngũ Hành, đồng thời mang ý nghĩa bao hàm của
kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Lòng núi là sự tái hiện lịch sử dân tộc Việt Nam qua
từng giai đoạn từ thời dựng nước đến nay, như hình ảnh Thánh Gióng đánh giặc,
văn minh lúa nước… Du khách có thể tham quan các ngọn núi này bằng đường
thang bộ lẫn thang máy. Vươn lên từ ngọn núi trung tâm của Bảo Sơn nhìn ra
hướng nam là ngôi tháp 9 tầng, còn gọi là Bảo Tháp (5 tầng chìm khuất trong
dãy núi). Đây là nơi thờ phụng tâm linh và truyền thống bất khuất của dân tộc
Việt Nam, thể hiện sự tôn vinh của thế hệ sau đối với tổ tiên và tiền nhân. Công
trình này được thể hiện bằng nghệ thuật điêu khắc chạm trổ truyền thống của
nhiều làng nghề trên khắp đất nước. Nét đặc trưng trong nghệ thuật trang trí của
ngôi Bảo Tháp là phong cách truyền thống sơn son thiếp vàng của người Việt
xưa. Mỗi tầng tháp là nơi thời phụng với ý nghĩa riêng. Như thờ vong linh các
anh hùng lịch sử Việt Nam, thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đức Thánh Vương Trần
Hưng Đạo, thờ 18 đời vua Hùng. Nghe đâu đó trong ngày khánh thành Bảo
Tháp năm 2003, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã đem tặng 2 hũ nước, đất được lấy từ
đền Vua Hùng và hiện đang được thờ tại tầng thứ 7 - nơi thờ 18 vị vua Hùng nên
càng tăng thêm phần ý nghĩa.
Dẫu biết rằng công trình vẫn đang dần được hoàn thiện, nhưng vẻ đẹp của
đất nước Việt Nam đã dần được hình thành tại khu du lịch này, tương lai nơi đây
sẽ trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước. Không chỉ có ý
nghĩa về mặt kinh doanh, mà Đại Nam còn giúp cho thế hệ sau hiểu biết truyền
11
thống hào hùng của dân tộc ta, để tự hào về lịch sử, cảnh vật và con người Việt
Nam.
Hồ nước trước cổng vào đền thờ
Trò chơi hấp dẫn: “Thập nhị cung kỳ án”.
Khu thập nhị cung là công trình mới khai trương của khu du lịch mô phỏng
12 kỳ án thời dựng nước của Việt Nam được xây dựng hoành tráng và quy
mô.Nơi đây được xem như là chốn công đường để xét xử các tội đồ thời xưa. Từ
đây chúng ta có thể hình tượng ra bối cảnh đất nước lúc bấy giờ và có những
cảm xúc khác nhau đan xen hòa lẫn với nhau.
Nơi chứa đựng những ký án của Việt Nam Thời xưa
12
Thật kỳ lạ, những cụm hoa ưu đàm mọc trên những cánh sen hồng tại Kim
điện Đại Nam trông hết sức lạ thường giữa chốn linh thiêng như chứng minh
cho điềm lành ứng hiện. Những cây hoa li ti, có màu trắng muốt, mọc thành
hàng thẳng tắp trên một số cành sen hồng, ở những chậu sen đặt trong chính
điện, cho dù ánh nắng không lọt vào nhưng hoa vẫn nở.
Hoa Ưu Đàm thực vật nở trên hoa sen ở đền thờ Đại Nam.
Kinh văn nhà Phật đều có nói về loài hoa ưu đàm thường tượng trưng cho những
gì hiếm có khác thường, chỉ trên tiên giới, không có ở trần gian. Hoa chỉ xuất
hiện khi có Đức Phật hay vị Kim Luân Vương, Chuyển Luân Thánh Vương xuất
hiện, đó là điềm lành hiếm có của nhân gian. Đây là loài hoa chỉ nở 3000 năm
một
lần.
Kinh Phật có ghi vào thời khắc Đức Thích Ca Mâu Ni ra đời có hoa ưu đàm nở,
tức là thể hiện sự hiếm hoi lắm nhân loại mới gặp được một vị phật tại thế.
Trong 8 chậu sen hồng đặt trong đền, có đến 5 chậu xuất hiện hoa ưu đàm. Có
người nghi ngờ cho rằng đó chỉ là nấm mốc xuất hiện ở nơi ẩm ướt chứ không
phải hoa ưu đàm. Nhưng thực tế ở đền Đại Nam, hoa ưu đàm không chỉ xuất
hiện ở những cành sen, mà hoa còn mọc rất nhiều trên tường gỗ sơn son thếp
vàng hoặc rào gỗ được bọc vécni, bao quanh bốn hướng của đền Đại Nam.
Những tường và rào gỗ này hoàn toàn không ẩm mốc, vì thường xuyên được
nhân viên lau chùi sáng choang, bóng láng sạch sẽ, thì những cây hoa li ti trên
mọc ngay tại những chỗ sạch, bóng nhất.
đáng ngạc nhiên, hoa ưu đàm nở nụ vô sinh, chính là một nụ hoa đá thạch anh
13
màu trắng, mọc trên một hòn đá đen, cũng ngay tại đền thờ Đại Nam. Đó mới
thật sự là linh vật hoa ưu đàm, mà khu du lịch Đại Nam rất diễm phúc, nhờ nhân
duyên Trời Phật mới có được. Đây là một điều kỳ diệu, thiêng liêng nhất, lạ lùng
nhất.
Một hòn đá có màu xanh đen, nặng khoảng 15kg. Trên một khe nứt tự nhiên của
hòn đá đã mọc ra một cụm hoa màu trắng muốt, tựa như những hoa tuyết nơi
miền Bắc Cực. Sợi hoa mảnh mai, sắc nhọn, mọc tua tủa ra ngoài và có chiều
dài khoảng 5 – 8cm. Nét khác lạ ở khu du lịch Đại Nam, đang được khách thập
phương xa gần quan tâm, chiêm ngưỡng khi tham quan.
Hoa Ưu Đàm mọc trên hòn đá đen
Hoa ưu đàm nhất chân pháp giới
Nụ vô sinh pháp hội Long Hoa
Từ cung Đâu Suất nghìn xa
Giáng sinh Di Lặc một tòa Đương Lai”.
14
Hoa Ưu Đàm được đặt trong Kim Điện
Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc kế thừa truyền thông cách mạng của cha ông
15