Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

thu hoach du lich dai nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.49 KB, 6 trang )

Bài thu hoạch

Cơ sở văn hóa

ĐỀ BÀI THU HOẠCH:
“ Đồng chí hãy nêu những biểu tượng thể hiện giá trị lịch sử,văn hóa nổi bật
của dân tộc Việt Nam được tái hiện tại Khu Đền Thờ Đại Nam. Ấn tượng của bản
thân sau chuyến thăm quan thực tế khu du lịch Đại Nam Văn Hiến ”
BÀI LÀM
Trải qua suốt hàng năm , dân tộc ta đã xây dựng nên một nền văn hóa vô cùng
đặc sắc. Nó được thể hiên trong công cuộc dựng nước và giữ nước, đã trãi qua hàn
ngàn cuộc đấu tranh chống lại các thế lực muốn xâm lược, đồng hóa dân tộc ta, xóa
tên nước ta trên bản đồ thế giới. Nhưng với tinh thần yêu nước trong bất kỳ thời
điểm nào cũng có những vị anh hùng đứng lên lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành lại
độc lập tự do cho dân tộc. Tinh thần yêu nước, dũng cảm, kiên cường, không sợ gian
khổ, hi sinh đấu tranh vì dân tộc, tinh thần lạc quan, yêu đời, cần cù ham học
hỏi,sống có tình nghĩa đã hình thành nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc
Việt Nam. Ngày nay, để cho con cháu có thể hiểu biết rõ hơn về lịch sử, văn hóa của
dân tộc ngoài sách vở ra , thì nơi để mọi người tận mắt chứng kiến những nét văn
hóa độc đáo , thì “Lạc cảnh Đại Nam văn hiến” là nơi để cho chứng ta học hỏi và
chiêm ngưỡng,Như Bác Hồ đã nói :
“Thực tiễn mà không có lý luận dẫn đường là thực tiễn mù quáng,lý luận mà
không gắn liền với thực tiễn là lý luận suông”.
Vâng ! đúng vậy.
Với môn học Cơ Sở Văn Hóa được thầy Nguyễn Quang Nam giảng dạy,
chúng tôi đã được thầy và nhà trường tạo điều kiện cho chúng tôi được thăm quan,
nhằm nắm bắt thêm những kiến thức về nét văn hóa độc đáo của dân tộc ta.
Ấn tượng đầu tiên của tôi, khi xe của đoàn tiến vào khu KDL Đại Nam , chạy
dọc theo những tường thành kín và cao bao quanh Lạc cảnh Đại Nam văn hiến, cứ
mỗi cánh cổng có hai tượng hình của lính gác đứng canh giữ rất hiên ngang đang bảo
vệ đảm bảo cho sự an toàn bên trong và đó để lại cho tôi một ấn tượng khá sâu sắc.


Hình ảnh lính gác bảo vệ thành, tô đậm lên những nét thời xưa trong các triều đại
vua và đã thể hiện lên nét văn hóa của của chốn cung đình với sự nguy nga tráng lệ ,
cũng không kém sự phần nghiêm trang trong triều đình. Khi qua những bức thành
cao kín , đoàn chũng tôi đã đến được cổng của Lạc cảnh Đại Nam văn hiến.
Trên đường tiến đến khu đền thờ Kim Diện, đã có bức tường để lại cho tôi
những suy nghĩ về lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam ta. Đó là nhưng hình ảnh lũy
HVTH Huỳnh Quý Thiên

Trang 1


Bài thu hoạch

Cơ sở văn hóa

tre, bờ trúc gắn liền với nền văn hóa của dân tộc, những lũy tre trong “Truyền thuyết
Thánh Gióng” giặc Ân, hay tre dùng để làm chông gắn liền các cuộc đấu tranh chống
giặc ngoại xâm. Ngoài ra, trên bức tường còn có những hình ảnh của Tứ Linh “Long,
Ly,Quy,Phung”, thể hiện độc đáo nền văn hóa của dân tộc.

BÊN NGOÀI ĐỀN THỜ KIM DIỆN

Vào bên trong khu Kim Diện,nhìn mà cứ ngỡ mình lạc vào Tử Cấm Thành của
Trung Quốc. Nhưng đây vẫn mang dấu ấn riêng của bản sắc của người dân “Đại
Việt”Nam quốc sơn hà nam đế cư”. Và điều đầu tiên tôi được biết, rằng khu du lịch
Đại Nam không phải là . . . Đại Nam, mà phải gọi cho đúng là “Lạc Cảnh Đại
Nam .Nơi được làm nên nét văn hóa của non nước Việt Nam; đồng thời giúp con
cháu đời sau thấm nhuần lịch sử nước nhà.
HVTH Huỳnh Quý Thiên


Trang 2


Bài thu hoạch

Cơ sở văn hóa

Dân tộc Việt Nam qua 4.000 năm văn hiến và tôi đã thật sự ngỡ ngàng khi
bước vào trong khu Đền Thờ bởi vì ở đây đã toát lên và thể hiện rất rõ , vô cùng đậm
nét những biểu tượng văn hóa, những nét kiến trúc đặc sắc của các thời kì dân tộc ta
từ thời xa xưa đã được tái hiện lại vô cùng rõ nét và tính tế trong toàn bộ kiến trúc
của khu đền thờ.Trước khi vào trong Đền điều đầu tiên Tôi nhìn thấy đó là những
Con Rồng được chạm khắc hết sức tinh tế tại bậc thềm lối đi lên Đền nó đã tái hiện
lại một khủng cảnh quyền uy của vua chúa thời xưa và đặc biệt kiến trúc của toàn bộ
khu di tích Đại Nam Văn Hiến mang đậm dấu ấn của thời kì Lý, Trần hai thời kì phải
nói là phát triển và phồn thịnh nhất trong các triều đại phong kiến ở Việt Nam . Bên
trong ngồi đền các bàn thờ được bố trí hớp lí, ngay ngắn hết sức trang nghiêm. Trong
Đền tín ngưỡng Phật Giáo được thể hiện khá rõ nét đậm chất Phật Giáo . Gian chính
điện thờ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Vua Hùng và Điều Ngự Giác Hoàng Trần
Nhân Tông. Bên phải điện thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Mẹ Âu Cơ và Bách Gia
Trăm Họ (bảng ghi 1039 dòng họ của các dân tộc Việt Nam). Bên trái điện thờ Bác
Hồ, Tổ Đức và ban thờ 3 vị: Thành hoàng – Thần tài – Thổ địa. Toàn bộ tượng thờ
trong Kim Điện và tượng đài hai vị anh hùng dân tộc Quang Trung và Lý Thường
Kiệt trấn giữ bên ngoài điện đều được dát vàng. Trong ngồi đền hoa văn, họa tiết
trang trí hết sức độc đáo thể hiện được đầy đủ những nét văn hóa nổi bật của dân tộc
như : Họa tiết trang trí chạm khắc trên các cửa ra vào nếu đi xung quanh và ngắm
nhìn hết các cửa trong ngồi đền ta có thể hiểu và lắm gần như hết lích sử dân tộc việt
nam, từ các vua hùng khai hoang lập ấp cho đến những trận chiến thắng sau này của
quân và dân ta. Trên mỗi ô cửa là một bức tranh nói về sự đấu tranh anh dũng của
dân tộc việt nam . Điều làm cho tôi tò mò nhất và cảm thấy ấn tượng nhất là tín

ngưỡng phồn thực được thể hiện rất rõ nét trong đền thờ là hình ảnh họa tiết của
những trống đồng năm xưa.

HVTH Huỳnh Quý Thiên

Trang 3


Bài thu hoạch

Cơ sở văn hóa

BÊN TRONG KHU KIM DIỆN

Qua chuyến tham quan khu du lịch “ Đại Nam “ giúp cho những người học
viên chúng tôi tiếp cận những công trình kiến trúc, những thành tựu to lớn về văn
hóa như: trống đồng , điêu khắc tượng, nền văn hóa của các dân tộc các bức tranh
phản ánh cuộc sống đời thường,đặc biệt các công trình kiến trúc mang đậm nét văn
hóa phật giáo……Chính chuyến tham quan giúp chung tôi có thêm những hiểu biết
thực tế về văn hóa việt nam.Tuy nhiên để có thể có những hiểu sâu hơn đòi hỏi mỗi
người phải có cách nhìn, suy nghĩ thật sự chính chắn và kỹ lưỡng. Bản thân tôi thấy
rằng cần tổ chức cho học sinh, sinh viên và mọi người trong xã hội tham quan các di
tích lịch sử, các khu du lịch mang đậm nét văn hóa Việt để từ đó kết hợp việc tuyên
truyền để mọi người hiểu được tầm quan trọng phải bảo tồn và phát huy những nét
HVTH Huỳnh Quý Thiên

Trang 4


Bài thu hoạch


Cơ sở văn hóa

đặc sắc của nền văn hóa , tầm quan trọng của xây dựng nền văn hóa việt nam tiên
tiến đậm đà bản sắc. Để làm được điều đó cần phải có sự đồng lòng, đoàn kết toàn
dân tộc. Để xây dựng nền văn hóa việt nam tiên tiến hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc
thì chúng ta phải có nền văn hóa. Từ nền văn hóa đã có, muốn xây dựng một xã hội
văn hóa thì phải xây dựng được con người văn hóa.Việc xây dựng con người văn hóa
chính là sự kế thừa những giá trị đặc sắc của văn hóa Việt trên cơ sở đó phát triển nó
hơn nữa. Tuy nhiên trong thời đại tiến bộ chúng ta không chỉ kế thừa và phát triển
những cái đã có của dân tộc mà cần phải tiếp thu những cái tiến bộ của thế giới. Tuy
nhiên việc tiếp nhận phải có sự chọn lọc tránh du nhập những mặt trái của văn hóa
nước ngoài và đặc biệt chỉ chú trọng văn hóa ngoại mà quay lưng với văn hóa việt đó
chính là chúng ta không hòa tan văn hóa. Đây là những vấn đề đặt ra cho những
người làm công tác văn hóa cũng như niềm băn khoan lo lắng của các bậc giáo dục
mà thời gian tới chung ta phải cùng nhau giải quyết.
Trên cương vị là chiến sĩ đứng trong hàng ngũ Quân đội và là một cá thể của
dân tộc Viêt Nam phải đóng góp, cống hiến nhiều vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc . Muốn làm được điều đó thì mỗi chúng ta phải : bảo vệ và phát triển truyền
thống bản sắc văn hóa dân tộc gắn liền với viêc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc theo định hướng xã hội chủ nghĩa ; khai thác, phát huy nền tảng
văn hóa và văn hóa quân sự của dân tộc trong lịch sử “dựng nước đi đôi với giữ
nước” góp phần giáo dục, xây dựng và nuôi dưỡng các giá trị văn hóa dân tộc trong
phát triển nhân cách của quân nhân, làm cho truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc
nối được sức sống dân tộc với hiện tại và hướng tới tương lai ; xây dựng đời sống
văn hóa tiên tiến theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; truyền tải các giá trị
văn hóa quân sự của dân tộc đến mỗi cán bộ chiến sĩ trong quân đôi; nêu cao tinh
thần trách nhiệm của mỗi quân nhân trước những ấn phẩm , văn hóa độc hại, đấu
tranh với những quan điểm đi ngược lại chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh trong các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật; tại nơi đóng quân của đơn vị phải

nghiên cứu rõ phong tục tập quán gắn với việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa tốt
đẹp ở đia phương. Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật nghiêm, để giữ gìn và phát huy
phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ” mà ông cha ta đã phải xây dựng qua biết bao khó khăn và
gian khổ.

HVTH Huỳnh Quý Thiên

Trang 5


Bài thu hoạch

Cơ sở văn hóa

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quang Nam – Giáo Viên
Giảng Dạy Môn Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam. Thầy đã truyền đạt tới cho học viện
trong lớp ĐH01801 cũng như bản thân em những kiến thức về Văn Hóa hết sức bổ
ích để làm nền tảng kiến thức sau này phục vụ trong quá trình công tác và thực tế tại
đơn vị đóng quân. Và thông qua môn học lớp cũng có 1 chuyến đi hết sức là bổ ích
và quý báu tới khu di tích Đại Nam Văn Hiến. Nơi thể hiện và tái hiện lên những nét
tâm linh, văn hóa đặc trưng, nổi bật tiêu biểu của dân tộc để chúng em củng cố thêm
kiến thức, tăng thêm hiểu biết cho bản thân mình.Một lần nữa xin được cảm ơn thầy
quang nam và các thầy trong khoa ,khoa học xã hội và nhân văn đã tạo điều kiện cho
chúng em có những buổi học,những chuyến thăm quan hết sức bổ ích và đầy ý nghĩa.

---Hết---

HVTH Huỳnh Quý Thiên

Trang 6




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×