Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

VIẾT bài tập làm văn số 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.35 KB, 11 trang )



VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 - VĂN KỂ CHUYỆN
(làm tại lớp)
I. ĐỀ BÀI THAM KHẢO
Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.
Đề 2: Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài,…).
Đề 3: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.
Đề 4: Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi.
Đề 5: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.
II. GỢI Ý DÀN BÀI
Đề 1:
1. Mở bài.
- Nêu hoàn cảnh, thời gian diễn ra sự việc.
B. Thân bài.
- Kể lại diến biến sự việc:
+ Việc tốt đó là gì? Xảy ra ở đâu?
+ Gặp công việc đó, em đã suy nghĩ như thế nào?
+ Hành động cụ thể của em khi đó là gì?
- Việc làm của em đã mang lại ích lợi như thế nào cho người khác?
C. Kết bài.
- Sau khi làm được một việc tốt, em cảm giác ra sao?
Đề 2:
A. Mở bài.
- Nêu hoàn cảnh mắc lỗi.
B. Thân bài.
- Kể lại việc sai trái mà mình đã mắc phải.
+ Mắc lỗi khi nào? Với ai?
+ Nguyên nhân mắc lỗi là do chủ quan hay khách quan?
+ Lỗi lầm ấy gây hậu quả như thế nào? (với lớp, với gia đình hay với bản thân,…).





- Sau khi mắc lỗi, em đã ân hận và sửa chữa ra sao?
C. Kết luận.
- Bài học rút ra sau lần mắc lỗi ấy là gì?
- Lời khuyên của bạn dành cho các bạn khác ra sao?
Đề 3:
A. Mở bài.
- Giới thiệu khái quát về người thầy (hay cô giáo) mà em sắp kể.
- Giới thiệu hoàn cảnh (hoặc một đặc điểm nào đó của người thầy hoặc cô giáo) để lại
cho bản thân ấn
tượng sâu đậm nhất.
B. Thân bài.


- Miêu tả một vài nét về người thầy (hoặc người cô) mà em yêu quý (chú ý nhấn mạnh
những nét riêng,
những nét gây ấn tượng).
- Kể về một nét nào đó đặc biệt trong tính cách (hoặc tác phong, hoặc tình thương yêu đối
với học trò,…).
- Đối với riêng bản thân em, kỉ niệm sâu sắc nhất đối với người thầy (hay người cô giáo)
đó là gì?
- Tình cảm của em đối với thầy giáo hay cô giáo đó ra sao?
C. Kết bài.
- Nay tuy không còn được học thầy (cô) đó nữa nhưng em vẫn nhớ về thầy (cô) đó bằng
một sự kính
trọng và yêu mến sâu sắc ra sao?
Đề 4:
1. Mở bài.

- Kỉ niệm tuổi thơ đó xảy ra khi nào? Với ai? (hoặc với vùng quê nào, con vật nào,…).
B. Thân bài.
- Kể lại diến biến chi tiết về kỉ nệm tuổi thơ đó.
+ Kỉ niệm bắt đầu trong hoàn cảnh nào? Đó là một kỉ niệm buồn hay vui?
+ Sự việc (câu chuyện) xảy ra và diễn biến ra sao?
- Kỉ niệm đó để lại trong lòng mình một ấn tượng sâu sắc ra sao?
C. Kết bài.
- Trong kí ức của bản thân, kỉ niệm vừa nêu có vị trí như thế nào? Nó có là một động lực
giúp cho việc
học hành hay giúp cho cuộc sống của bản thân trở nên tốt đẹp hơn không?
Đề 5:



A. Mở bài.
- Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.
- Giới thiệu khái quát về thành tích trong học tập hay việc tốt mà bạn ấy đã làm để giúp
đỡ những bạn bè
cùng lớp.
B. Thân bài.
- Kể về người bạn tốt của em.
+ Hoàn cảnh gia đình.
+ Lối sống.
+ Thành tích học tập.
+ Quan hệ với các bạn trong lớp, trong trường, với các thầy cô giáo và mội người ra sao?


- Kể về một kỉ niệm sâu sắc (nếu có) của bản thân với người bạn đó.
- Chơi với người bạn đó, em học được điều gì?
C. Kết bài.

- Suy nghĩ của em về người bạn đó như thế nào? (tự hào, thán phục).
- Nêu bài học về việc giao kết bạn bè. (Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).
III. BÀI VIẾT THAM KHẢO
Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.
Thường ngày, chúng ta có những việc làm tốt và những việc làm xấu. Có một chuyện, em
đã làm và thấy
việc ấy thật ý nghĩa trong công cuộc bảo vệ môi trường của người học sinh.
Câu chuyện bắt đầu vào một buổi sáng nọ, khi hằng đông vừa ửng hồng và những giọt
sương còn đọng lại
trên bãi cõ xanh mướt. Ấy là lúc em đi đến trường, vừa đi, em vừa thơ thẩn ngắm cảnh
bình minh đẹp mê
hồn. Bỗng, cái gì thế này? Một người đàn ông đang vứt một cái bao lớn mà em lấp ló đầu
của một con
heo chết. Em nhìn anh ấy mà trong người bực bội vô cùng. Vội chạy đến, kêu lên:
- Anh gì ơi?
Người đàn ông nghe em gọi, liền tắt máy chiếc xe honda của mình, hỏi:
- Gì thế nhóc?
Em đáp:
- Anh ơi, anh không thể vứt xác chết động vật bừa bãi như thế, sẽ gây ô nhiễm môi
trường đấy! Ấy là chưa kể khi nắng lên, cái thứ này sẽ bốc mùi kinh khủng. Đoạn đường
này lắm người qua lại, nhiều nhất là chúng em đi học về. Vì vậy nên anh phải lấy cái bao
này đi ngay.
Em vừa dứt lời, người ấy liền quay lại, mắng như tát nước vào mặt:
- Đồ thứ con nít mà đòi dạy đời. Sao mày láo thế? Để yên cho tao làm việc, không thì liệu
hồn con ạ!
Nói rồi, anh ta rồ ga, định phóng đi. Quyết không để hắn đi khi xác con heo còn nằm đấy.
Em vội chặn đầu anh ta lại, nói:
- Nếu anh mà không lấy cái thứ thối tha đó đem đi thì em sẽ kêu mọi người tới đấy, anh
nên biết đây là một việc làm không tốt đẹp mấy, nếu như mọi người mà biếtthì không để
yên cho anh đâu. Anh hãy đem con heo này chôn vào một cái hố nào đấy hay là bất cứ

thứ gì cũng được, miễn sao đừng làm ô nhiễm môi trường và làm phiền những người
xung quanh là tốt rồi. Mời anh chở cái bao này đi cho, em xin cảm ơn.
Vừa nói, em vừa chạy ra đường, làm điệu bộ như nếu cần, ta sẵn sàng kêu cả làng ra xem.
Người đàn ông nhìn em, đôi mắt nảy lửa, bước xuống xe đi về phía em. Nhưng anh ta
không hề đánh em mà chỉ lầm bầm chửi rủa rồi vác cái bao đặt lên xe, phóng vù đi. Em
nhìn chiếc xe honda lao vút đi và tiếng động cơ ngày một nhỏ dần rồi mất hẳn mà trong
lòng vui vẻ lạ


thường như vừa trút được một cái gì đấy nặng cả vai. Và em cũng rất vui vì mình đã làm
đúng lời cô giáo dạy: “Phải yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên, luôn luôn có ý
thức bảo vệ môi trường như bảo
vệ từng mạnh máu trong cơ thể.
--------------------------------------Mình có bài này nè :
Chẳng bao giờ em làm được một việc tốt đáng kể hay chỉ ít là làm người khác thấy vui,
chỉ trừ có một lần khi em còn học lớp 2. Lần đó em đã nhặt được của rơi và trả lại cho
người mất.
Chiều hôm ấy, em trực nhật nên phải ở lại lớp một lúc để đổ rác. Lúc em đang đi trên sân
trường thì bỗng em giẫm phải một vật gì cưng cứng. Em cúi xuống nhặt lên thì thấy: ồ!
hoá ra là một cuốn tiểu thuyết khổ 18x7cm của nhà sách Trí Tuệ cuốn đầu giáo sư Powel
của tác giả A.R Belger. Cuốn sách này được bọc ngoài bằng nilon trong nên có lẽ người
mất mới mua về chưa đọc. Em cũng chưa đọc nó nhưng đã biết ít nhiều về nó qua lời nói
của bố mẹ. Hình như nó là một cuốn tiểu thuyết rất hay. Em lật xem bìa sau của cuốn
sách thì thấy một đoạn văn ngắn kể lại tóm tắt nội dung cuốn sách. Nó càng làm em chắc
chắc về suy nghĩ của mình. Trong đầu em hiện lên ý nghĩ lấy luôn cuốn sách này. Thế là,
em ngó xung quanh xem có ai không. Thôi chết! Còn bác bảo vệ. Em chờ bác bảo vệ để ý
đi chỗ khác rồi nhanh tay đút luôn cuốn sách vào cặp tung tăng chạy ra khỏi cổng trường.
Trên đường, em không thôi nghĩ về nhưng tình tiết hấp dẫn, li kì của cuốn sách. Ôi! thú
vị biết bao! Nhưng cái đầu em không chỉ nghĩ đến một chuyện nó lái sang một chuyện
khác. Chuyện về người bị mất. Vì có cái đầu ham nghĩ nên em không biết phải phân xử

ra sao, mang về đọc và giữ của riêng hay trả lại cho người bị mất đây! Hai phương án cứ
đánh nhau, xáo trộn trong đầu em. Vừa lúc đó, em về dến nhà. Em chào bố mẹ rồi đặt
mình lên chiếc giường ở phòng riêng. Em lại tiếp tục suy nghĩ. Mà phải rồi! Mẹ là người
có kinh nghiệm trong cuộc sống, mình nên hỏi mẹ xem sao! Em nghĩ, thế là em chạy
xuống tầng 1, đưa cuốn sách cho mẹ và kể đầu đuôi câu chuyện cho mẹ nghe. Nghe
xong, mẹ cười và bảo:
- Bây giờ, con hãy đặt mình vào tình huống như người mất mà xem. Chắc chắn con sẽ rất
buồn và lo lắng vì bố mẹ sẽ mắng khi làm mất cuốn sách khá đắt: 25.000đ cơ mà! Đấy,
con hãy tự nghĩ và quyết định đi.
- Quả thật nếu em là người mất thì cũng sẽ có những cảm giác như mẹ nói. Mà nếu các
bạn biết thì lòng tin của các bạn đối với em sẽ chẳng ra gì nữa! Em quyết định sẽ trả lại.
Sáng hôm sau, em mang cuốn sách đưa cho cô Tổng phụ trách. Vừa lúc đó, có một chị
lớp Năm hớt hơ hớt hải chạy đến. Khi cô Tổng phụ trách đưa chị cuốn sách và giới thiệu
em với chị thì chị ấy cảm ơn em rối rít. Lúc em về lớp, các bạn xô đến quanh em và khen
em.
Khi đó em thực sự là rất vui. Bây giờ em mới biết giá trị của những việc làm tốt. Nó vô
hình nhưng nó lại có thể mang niềm vui cho tất cả mọi người.
Đề 2: Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài,…).


Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường.
Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như
vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân
nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào
tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi
chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ
không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười
lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất
định không.
Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi

mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào
mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài
kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không
kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm
rửa đi!”.
Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong".
Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như
người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí
mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện
hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết
tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ.
Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất
sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá. Nhìn
mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ:
Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách
đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu
chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...
Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi
lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình,
nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy
lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn
mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy
nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm.
Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và
thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc
khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận
lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu
mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học
quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là

tình thương.
----------------------------------------


Các bạn đã bao giờ mắc lỗi chưa? Chắc câu trả lời sẽ là “Rồi” đúng không? Trong cuộc
đời, mỗi chúng ta khó tránh khỏi một lần mắc lỗi. Điều quan trọng là chúng ta phải biết
sửa chữa nó và làm thật nhiều việc tốt để bù đắp cho phần lỗi lầm của mình. Gần đây, tôi
đã gặp phải một chuyện đáng nhớ và có lẽ mãi sau này cũng sẽ khó mà quên được. Nó đã
cho bản thân tôi một bài học sâu sắc. Chuyện xảy ra như sau: Vào cuối buổi học, cô giáo
phát phiếu thu tiền học phí đến tất cả học sinh trong lớp tôi. Khi về nhà, tôi lập tức đưa
phiếu cho mẹ. Đọc xong thì mẹ cẩn thận chuẩn bị tiền cho tôi mang đi nộp. Sáng hôm
sau, tôi để số tiền đó trong cặp sách, rồi mang đến lớp. Lúc tổ trưởng bắt đầu truy bài, tôi
lấy sách vở trong cặp ra thì phát hiện mình đã quên cuốn bài tập Toán. “Rõ ràng hôm qua
mình bỏ nó vào cặp rồi cơ mà”- tôi thầm nghĩ và lục tung tất cả sách vở lên. Lúc đó, tôi
thực sự rối trí mà không biết rằng: mình đã sơ ý làm rơi phong bì đóng học phí xuống
gầm bàn. Cô bắt đầu thu tiền học, tôi thì cuống cuồng lên, tìm mãi, tìm mãi mà chẳng
thấy nó đâu. Cuối cùng, cô cho phép tôi đóng tiền học vào ngày mai. Vậy là nỗi lo lắng
bây giờ dồn vào việc biết nói thế nào với mẹ đây, khéo mẹ sẽ cho tôi một trận đòn nhừ tử
mất thôi. Trên đường về, tôi rất hồi hộp, sợ hãi, tìm cách để nói lại với mẹ. Đang đi thì
bất chợt tôi thấy một chiếc ví tiền rơi ra từ túi một anh sinh viên. Tên anh thì tôi không
biết, nhưng mặt anh thì tôi nhớ rõ. Anh ấy là sinh viên của trường Đại học sư phạm Hà
Nội. Hầu như ngày nào anh ấy cũng đi cùng tôi trên chuyến xe buýt về nhà. Mọi sự quan
tâm, chú ý của tôi dồn vào chiếc ví vừa bị rơi ra. Tôi hí hửng, mừng thầm trong bụng và
tự nhủ: “thế là mình có thể lo được vụ học phí này rồi”. Tôi nhanh tay nhặt chiếc ví, rồi
nhẹ nhàng cho ví vào túi quần. Tối đến, khi tôi đi ngủ, thì cái “hí hửng” khi mới nhặt
được tiền đã không còn. Tôi bắt đầu suy nghĩ về cảm xúc của anh sinh viên ban chiều. Có
lẽ, nó cũng giống y như cảm xúc của tôi khi đánh rơi học phí. Mặc dù cố lờ ý nghĩ đó đi,
nhưng nó cứ không ngừng lảng vảng ám ảnh trong đầu tôi. May là cuối cùng thì cái chăn
ấm đã làm tôi nhanh chóng chìm sâu vào giấc ngủ. Sáng hôm sau, khi đến lớp, tôi nộp số
tiền nhặt được cho cô. Nhìn mặt tôi cô hỏi “Con có chuyện gì không?”. Cuối buổi học, tôi

kể cho cô nghe toàn bộ câu chuyện đã xảy ra. Cô khuyên tôi nên nói thật với mẹ và tìm
cách trả lại số tiền đó. Tôi nhớ như in lời cô dạy: “Giấu diếm sai lầm của mình, lấy đồ
của người khác là không trung thực đâu con ạ. Con cần mạnh dạn, dũng cảm đối diện và
sửa chữa sai lầm của bản thân. Cô tin mọi người sẽ tha thứ cho con khi con biết nhận ra
lỗi lầm của mình”. Và quả thật, khi tôi đem sự việc kể cho mẹ, mẹ đã không mắng tôi.
Mẹ chỉ khuyên nhủ tôi và cho tôi tiền để trả lại anh sinh viên đó. Hôm sau, tôi lên xe buýt
về nhà. Như thường lệ, anh ấy cũng đi cùng chuyến với tôi. tôi rụt rè tới gần anh và ngập
ngừng giải thích với anh chuyện đã xảy ra, rồi đưa tiền trả cho anh. Anh sinh viên đã vô
cùng mừng rỡ. Anh không trách phạt gì tôi mà chỉ đưa ra cho tôi những lời khuyên bảo
bổ ích. Lòng tôi chợt thanh thản và nhẹ nhõm hơn rất nhiều. Lại một ngày mới đến
trường. Bỗng nhiên, Thùy Dương - người bạn ngồi gần bàn tôi chạy lại và hỏi: “Có phải
hôm trước cậu đánh rơi một chiếc phong bì màu xanh không? Tớ nhặt được cái phong bì
đề tên cậu. Hôm qua tớ nghỉ học nên không mang tới cho cậu được”. Ôi, đúng là may
mắn quá. Tôi nhảy cẫng lên và cảm ơn bạn. Cuối cùng thì tôi trả được của rơi cho người
đánh mất và cũng tìm lại được đồ bị mất của mình. Các bạn thấy đấy, nếu chúng ta làm
việc tốt thì những điều tốt đẹp sẽ lại đến với chúng ta. Mong là qua câu chuyện này, mỗi
bạn học sinh chúng ta đều trung thực, dám nhìn nhận khuyết điểm và sửa chữa sai lầm
mà mình mắc phải.
Đề 3: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.


Với mỗi học sinh, các bạn sẽ có một tấm gương thầy cô giáo mẫu mực, đáng yêu đáng
kính của riêng mình. Với riêng tôi, tôi sẽ không thể nào quên cô Minh, giáo viên chủ
nhiệm lớp 6H của tôi bây giờ.
Cô Minh là giáo viên chủ nhiệm và cũng là cô giáo dạy Tiếng Anh của lớp tôi. Cô có
dáng người cao và gầy. Đôi mắt cô rất sáng và đẹp. Dáng cô đi lúc nào cũng nhanh nhẹn
và có phần vội vã. Cũng đúng thôi vì cô là một giáo viên dạy giỏi cùa trường nên cô
thường xuyên bận rộn với rất nhiều việc.
Còn tôi lại là một đứa học sinh nhút nhát và nắm bắt bài rất chậm. Nhất là với môn Tiếng
Anh thì tôi càng chậm hiểu hơn nữa. Tuy thế, tôi cũng chẳng dám hỏi ai bao giờ. Ai mà

thèm quan tâm đến một đứa học dốt như tôi chứ! Cô Minh cũng vậy thôi. Cô cũng sẽ chỉ
thích những hạn học giỏi, thông minh.
Cứ thế, tôi tự cô lập mình trong cái thế giới vỏ ốc của mình. Điểm kiểm tra thấp dần, đến
nửa đầu học kì một thì tôi là một trong những học sinh yếu nhất lớp. Tôi chán nản vô
cùng và trở nên ít nói, lì chơi với bạn bè cùng lớp. Chắc rằng cũng chẳng có ai muốn chơi
với tôi.
Một hôm, khi tôi đang gật gù buồn ngủ thì có tiếng hỏi:
- Lát nữa chắc cô kiểm tra đấy, cậu học với tớ không?
Tôi ngao ngán ngẩng lên thì thấy Bình – cậu lớp trưởng học giỏi nhất lớp đang chờ mình
trả lời. Phần vì nể, phần vì lo kiểm tra thật tôi đành gật đầu. Thật không ngờ, Bình lại
giảng hay đến thế. Cậu ấy nói đến đâu tôi hiểu đến đấy. Sau buổi ấy, tôi thường xuyên
được bạn ấy giúp đỡ rất tận tình…
Cứ như vậy, tôi học khá dần lên, tôi luôn cảm ơn Bình đã giúp đỡ tôi nhiều đến thế. Cho
đến một ngày…
Hôm ấy, khi tôi đang sung sướng cầm hài kiểm tra Tiếng Anh được điểm 8 thì có tiếng
gọi tôi lên phòng giáo viên gặp cô chủ nhiệm. Tôi lo lắng không biết có chuyện gì. Tôi
đâu có mắc lỗi gì mà cô cần gặp tôi? Nhưng thật lạ là nhìn thấy tôi cô lại tươi cười. Bảo
tôi ngồi xuống bên cạnh, cô nhìn tôi với ánh mắt đùa vui:
- Bạn Bình có hay bắt nạt em không?
Thấy tôi vẫn ngơ ngác. Cô lại hỏi:
- Em và Bình cùng học với nhau vậy có gì không muốn hỏi các thầy cô em cứ hỏi bạn
ấy nhé!
Rồi giọng cô trầm xuống:
- Cô rất tiếc là không có nhiều thời gian để theo sát và giúp đỡ các em. Cô chỉ nắm được
tình hình lớp qua các bạn cán bộ lớp. Bình đã hứa là sẽ giúp đỡ em vậy
em yên tâm và cố gắng nhé!
Bây giờ thì tôi đã hiểu ra tất cả! Thì ra, cô đã họp cán bộ lớp, hỏi han về tình hình học tập
của từng người rồi phân công học sinh giúp đỡ lẫn nhau. Tôi đã từng nghĩ cô là người
lạnh lùng, chỉ thích những học sinh giỏi và ghét bỏ những đứa học kém như tôi. Thật
không ngờ!… Trở về lớp học, tôi thấy xúc động quá! Vậy là chưa bao giờ tôi đơn độc,

còn có biết bao người chăm lo, giúp đỡ tôi học hành. Và tôi thầm biết ơn tất cả những
điểu tốt đẹp cô giáo chủ nhiệm đã mang đến cho tôi.
---------------------------------Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của
mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô
mới.


Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học
sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ
nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông
thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có
nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm ”lận đận” với học sinh. Thầy bước lên bục
giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:”chào các con, thầy tên là Hồ Viết
Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học”. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ
nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ
dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng
là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên,
tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng
những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ
đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi
phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi
học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối
giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa
của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy
đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn
ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian
cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm

giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ,
những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến
ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc
khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi
buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là
thầy, thầy khẽ nói với tôi:” Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con”. Rồi thầy
ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm
thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điễm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về
chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các
bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:”thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng
em là lớp trưởng nên phải gương mẩu cho các bạn noi theo….” thầy giảng lại cho tôi bài
tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã
làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy
giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho


đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
“Ngọc không mài không sáng, người không học không tài.”
Đề 4: Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi.
Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ
quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở
thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.
Trong các môn học, em sợ nhất môn Chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép
Chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn
này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của
cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện,
mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:
Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ

!
Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vi thế em quyết tâm tập viết hằng
ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.
Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết,
em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn.
Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và
đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy
đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài
đầu, mẹ chi cho điểm 6, điểm 7 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em
không nản chí, càng cố gắng hơn.
Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng
thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng
thêm quyết tâm phấn đấu.
Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười Chính tả, em vô cùng Sung sướng. Cô giáo
khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.
Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe
với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:
- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và
nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào vệ con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!


Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn
nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham
gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.
Đúng là Có chi thì nên, Có công mài sất co ngày nên kim, phải không các bạn?
---------------------------------Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn
vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hãy những lần mải đi chơi
làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi
không thể nào quên.
Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố mẹ cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở

đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh
thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Nhưng khi
tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng. chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tôi
thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờ lau trắng xóa. Nhưng lúc đang chơi đuổi bắt,
không thấy anh đâu, tôi khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh
hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả
diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ chán. Anh chiều tôi
là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến
nhà một người bạn. Trên đường đi, tôi bống nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng.
Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉ lên những
chùm quả đang lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh
đứng ngước mắt lên và lắc đầu: "Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra
chợ, anh sẽ mua cho em". Tôi nhất quyết "Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không
có roi giống thế này". Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu. Anh càng dỗ, tôi
càng bướng và tôi đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đạp loạn
xạ. Tôi biết, anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc. Và quả thật, tôi đã thắng. Anh
kéo tôi đứng dậy, lau nước mắt và nói: "Em nín đi, anh sẽ hai cho em chùm quả đó". Anh
dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép
bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành
roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đùng chùm roi tôi thích. Nhưng khi
đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến
hỏi: "Anh có đau không?" anh gượng cười, nói: "Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm".
Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân...
Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố: "Tất cả
là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ". Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che
chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tôi lại thấy
cay cay nơi sống mũi.
Đề 5: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết
Đến bây giờ, dù hai đứa học hai trường khác nhau nhưng tôi vẫn đến nhà và chơi với
Sinh. Tôi rất cảm phục Sinh vì những việc mà Sinh đã làm cho Mai - người hàng xóm và

cũng là bạn học của tôi và Sinh hồi tiểu học.
Ngày ấy tôi lên lớp Năm. Lớp tôi học có nhiều bạn chuyển đến lắm, nên lớp không được
đoàn kết. Giờ ra chơi, ai mới chuyển đến, không quen biết bạn thì phải chơi một mình,


còn những người học lớp cũ thì có bạn cũ để chơi. Tôi chơi thân với Mai từ hồi học mẫu
giáo. Hai đứa nhà đều gần nhau, bố mẹ lại là bạn thân nên tôi coi Mai như em. Gia đình
hai nhà khá giả nên tôi và Mai được đi học thêm ở nhiều nơi và tham gia nhiều câu lạc bộ
thể thao, văn hóa. Lúc nào hai đứa cũng liền với nhau. Trong số những bạn mới vào lớp
có bạn tên là Sinh, vừa ở quê ra. Chắc vì hay đi chơi nên da bạn đen nhưng khỏe. Sinh
lầm lì, ít giao tiếp nhưng học rất giỏi và có tài. Sinh biết đánh đàn oóc-gan. Cứ đến giờ
hát là Sinh lên đánh đàn, lại hát mẫu cho cả lớp. Chúng tôi phục Sinh lắm. Một lần tôi và
Mai ra Hồ Tây chơi. Thấy nước mát, Mai đi xuống những bậc thang dưới hồ múc nước
rửa tay. Mai cuối xuống bỗng trượt chân ngã. “Mai không biết bơi”. Tôi nhớ ra. Tôi định
trèo xuống, bơi cứu Mai thì chân tôi bị chuột rút. Tôi sợ quá, kêu to: “Cứu, cứu với, có
người chết đuối”. Chưa kêu hết câu, tôi thấy có bóng đen lao xuống nước. Tôi lết ra,
Sinh, đúng cậu ấy. Sinh dìu Mai vào bờ. Mai ngất đi. Tôi phải hô hấp nhân tạo cho Mai
và hét to: “Đi gọi bác sĩ”. Sinh vù đi. Năm phút sau, bác sĩ đến... Mai nằm khóc, bố mẹ
Mai cũng thế. Tôi ngồi nắm chặt tay Mai. Mẹ Mai dựa đầu vào vai bố Mai nấc lên từng
tiếng rõ rệt. Bác sĩ đã cố hết sức, nhưng cánh tay phải của Mai đã vĩnh viễn không cử
động được. Từ đó Mai lầm lì, mặc cảm với chính mình. Chỉ có tôi và Sinh - ân nhân của
Mai - là có thể lại gần Mai. Làm sao Mai có thể đi học? Tôi hỏi Sinh, Sinh trả lời ngay:
Tập viết lại bằng tay trái. Hằng ngày, dưới sự hướng dẫn của Sinh và góp ý của tôi, Mai
phải tập viết. Năm tháng trôi mau, Mai phục hồi nhanh chóng và chẳng bao lâu đã thích
ứng với hoàn cảnh. Tôi luôn bên Mai an ủi và Sinh luôn có mặt kịp thời, khi có kẻ nào
chế giễu Mai hay trêu chọc hai chúng tôi. Mai vui dần lên, cười nhiều hơn và học vẫn
giỏi như xưa. Cho đến cuối năm học, tôi và Sinh được nêu gương tốt toàn trường. Tất
nhiên cả ba đứa đều là học sinh xuất sắc. Vài hôm sau đó, Sinh hớt hải chạy đến nhà Mai,
vui mừng giơ tờ giấy vẫy vẫy, hét to: “Có tin mừng, Mai, Lan ơi!”. Tôi giật giấy, đọc
lướt nhanh và hét lên: “Mai ơi, Bác sĩ bảo nếu cố gắng luyện tập, tay phải của cậu sẽ cử

động được đấy”. Khỏi nói bạn cũng biết sự vui mừng của tôi và Mai, cả Sinh nữa. Tôi
cảm ơn Sinh, cảm ơn bác sĩ là ba Sinh. Mai cố bóp tay, động tác đơn giản nhất. Rồi dần
dà, Sinh cho Mai tập gập tay, cử động ngón tay và cuối cùng là cầm bút viết. Mai đã
thành công.
Qua năm lớp 6, Mai đã hoàn tất bình phục. Bây giờ, tuy không học cùng Mai, Sinh nữa,
nhưng tôi sẽ nhớ mãi kỷ niệm đẹp của ba đứa chúng tôi.



×