Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

So sánh Pháp luật xã hội chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.54 KB, 15 trang )

Câu 1 : So sánh bản chất của pháp luật XHCN với bản chất của pháp luật của nhà nước có giai cấp
bóc lột
. Bản chất của pháp luật XHCN : Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy tắc xử sự, thể
hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do Nhà nước
xã hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước trên cơ sở
giáo dục và thuyết phục mọi người tôn trọng và thực hiện.
Xét ở góc độ chung, cũng như các kiểu pháp luật khác, pháp luật xã hội chủ nghĩa có bản chất vừa
thể hiện tính giai cấp vừa thể hiện tính xã hội và cũng có những đặc trưng cơ bản của pháp luật nói
chung. Tuy nhiên, vì xuất phát từ cơ sở kinh tế chính trị, xã hội, văn hóa và hệ tư tưởng trong chủ
nghĩa xã hội, cho nên pháp luật xã hội chủ nghĩa có những đặc thù riêng.
Pháp luật XHCN là kiểu pháp luật mới có bản chất khác với bản chất của các kiểu pháp luật
trước nó và có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội XHCN. Bản chất đó của pháp luật thể
hiện ở những điểm cơ bản sau:
* Bản chất của pháp luật chủ nô :
Pháp luật chiếm hữu nô lệ ra đời, tồn tại và phát triển trên cơ sở các quan hệ sản xuất chiếm
hữu nô lệ, mà trong đó tư liệu sản xuất và cả người sản xuất đều thuộc sở hữu của giai cấp chủ nô..
Là công cụ chuyên chính của giai cấp chủ nô, cùng với nhà nước chiếm hữu nô lệ, pháp luật chiếm
hữu nô lệ thực hiện những mục đích mà giai cấp chủ nô đề ra là giam hãm, đày đoạ nô lệ trong sự
tối tăm, cực nhọc và khiếp sợ để ra sức áp bức, bóc lột họ một cách tàn nhẫn không có giới hạn.
Như vậy, pháp luật chiếm hữu nô lệ là tập hợp các quy tắc xử sự chung do nhà nước chủ nô ban
hành thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp chủ nô; được nhà nước chủ nô và các cá nhân chủ nô
bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó chủ yếu là các biện pháp cưỡng chế; mang nặng
tính chủ quan và tính giai cấp; một trong những công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích và
mục đích của giai cấp chủ nô, vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội chiếm hữu nô lệ.
- PLXHCN là sự thể hiện cho ý chí và nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động,
là số đông, chiếm tuyệt đại đa số trong dân cư. Pháp luật xã hội chủ nghĩa "là pháp luật thực sự dân
chủ vì nó bảo vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động". PLCNNCGC là sự thể hiện
ý chí của giai cấp bóc lột chiếm thiểu số trong xã hội .
- PLXHCN do nhà nước XHCN ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà
nước, tuy nhiên do đây là ý chí và nguyện vọng của nhân dân lao động cho nên pháp luật XHCN dễ
được mọi người tôn trọng và tự giác thực hiện, các biện pháp cưỡng chế thường được áp dụng kết


hợp và dựa trên cơ sở các biện pháp giáo dục thuyết phục. PLCNNCGC lại mang nặng tính cưỡng
chế, chẳng hạn nhà nước phong kiến quy định những hình phạt rất tàn bạo đối với những hành vi
xâm hại đến trật tự phong kiến à luật Gia Long quy định hình phạt tử hình: lăng trì, trảm khiêu, lục
thị.
- PLXHCN ghi nhận sự bình đẳng giữa cac giai cấp khác nhau trong xã hội về mọi mặt.
PLCNNCGC lại ghi nhận sự bất bình đẳng giữa cac giai cấp khác nhau trong xã hội.
- PLXHCN bảo vệ sự bình đẳng, công bằng trong xã hội. PLCNNNCGC bảo vệ sự áp bức, bóc lột
của giai cấp cầm quyền đối với người lao động.


- PLXHCN luôn tồn tại trên cơ sở nhu cầu khách quan của toàn xã hội mà đại diện là đông đảo
quần chúng nhân dân lao động. PLCNNCGC manh nặng tính chủ quan của giai cấp bóc lột người
lao động trong xã hội.
Câu 2: Sự khác nhau giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền tư sản
Trên cơ sở các tiêu chí chung về nhà nước pháp quyền, chúng ta có thể nhận thấy tương đối rõ ràng
sự khác nhau giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với Nhà nước pháp quyền tư sản.
1 - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền tư sản đều phải thừa nhận
phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước do pháp luật quy định. Tuy nhiên,
bản chất và nội dung pháp luật về tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy của hai nhà nước đó có
nhiều điểm khác nhau rất cơ bản. Rõ nhất là, sự khác nhau trong các quy phạm của hiến pháp và
pháp luật về tổ chức, cơ cấu nhân sự và việc xây dựng, vận hành của bộ máy quyền lực như: Quốc
hội và Nghị viện; Tổng thống và Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án, Tòa án Hiến pháp,
v.v.. Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thừa nhận tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực (Quốc hội, Chính phủ...) và chỉ có
nhân dân trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu của mình là chủ thể duy nhất có quyền tuyên bố
chấm dứt hoạt động của Quốc hội, Chính phủ hoặc tổ chức ra Quốc hội và Chính phủ nhiệm kỳ
mới. Trong khi đó, Hiến pháp và pháp luật tư sản lại thừa nhận quyền lực của cá nhân Tổng thống
hoặc cá nhân Thủ tướng có quyền giải tán Nghị viện (Quốc hội) hoặc giải tán Chính phủ...
2 - Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước và công dân đều phải thừa nhận tính
tối cao của pháp luật, vì pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí và nguyện vọng của toàn thể

nhân dân. Trong Nhà nước pháp quyền tư sản, nhà nước và công dân cũng phải thừa nhận tính tối
cao của pháp luật, nhưng pháp luật tư sản không phải là pháp luật của toàn dân, không thể hiện đầy
đủ ý chí, nguyện vọng của toàn dân mà chỉ phản ánh ý chí, nguyện vọng của một bộ phận nhân
dân, đó là những người giàu, là giai cấp tư sản. Nói cách khác, luật pháp của Nhà nước pháp quyền
tư sản chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản và gạt ra ngoài lề quyền lợi của người lao động - những
người bị áp bức bóc lột. Đây là nội dung khác biệt cơ bản nhất giữa Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền tư sản.
3 - Nhà nước pháp quyền tư sản coi thuyết "tam quyền phân lập" là học thuyết cơ bản trong việc
thực hiện quyền lực nhà nước, các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp hoàn toàn độc lập với
nhau trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa không thừa nhận việc phân chia quyền lực mà coi quyền lực nhà nước là thống nhất và
thuộc về nhân dân; trong đó, có sự phân công, phối hợp, để thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp nhằm bảo đảm cho quyền lực nhà nước thống nhất, được thực hiện với hiệu quả
cao nhất.
4 - Về hệ thống pháp luật của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền tư
sản cũng có nhiều điểm khác nhau. Bên cạnh sự khác nhau về tính giai cấp, Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa chỉ công nhận các quy phạm pháp luật khi nó được xác lập và thông qua theo một
trình tự và thủ tục nhất định; trong khi đó, Nhà nước pháp quyền tư sản thường coi "án lệ" hoặc
"tập quán" như một loại quy phạm pháp luật "bất thành văn".
knăng tập hợp các tầng lớp nh/dân
câu 3: Phân tích và CM NN phải qlý XH bằng PL:
- NN là 1 tc đặc biệt của quyền lực chtrị,1 bộ máy chuyên làm nhvụ cưỡng chế và thực hiện các
chức năng qlý đặc biệt, nhằm duy trì trật tự XH, bảo vệ địa vị và lợi ích của gc thống trị trong XH


có gc
- PL là tổng hợp những quy phạm do NN đề ra hoặc thừa nhận và đựoc NN bảo đảm thực hiện, thể
hiện ý chí của gc thống trị, nhằm điều chỉnh các qhệ XH.
- NN phải qlý Xh bằng PL vì:
+ Pl có vai trò quan trọng trong qlý NN

PL tđộng đến mọi mặt của đsống XH trước hết là lên các qhệ ktế. Vì cơ sở ktế quyết định bản chất
NN, PL do NN đề ra nên PL phải đảm bảo các qhệ ktế phát triển ổn định thì NN đó mới phát triển
được
PL thể hiện vai trò qtrọng trong việc bảo đảm cân bằng trong XH. Nếu ko có PL, đsống ktế-vh-xh
của con người sẽ rối loạn, NN sẽ diệt vong, đồng thời chỉ có PL mới có tính thống nhất cao, góp
phần tích cực vào việc qlý XH, đảm bảo cân bằng trong XH.
PL là p/tiện để truyền bá đạo đức XH, bảo vệ đạo đức trước những hvi sai trái. NN vừa ban hành
những quy tắc xử sự chung vừa thừa nhận những quy tắc xử sự như đạo đức thành PL.Đạo đức là
những quan niệm, quan điểm của con người về cái hay, cái đẹp, cái thiện, cái ác, những phẩm chất
tốt đẹp của con người. Do đó, PL đã thể hiện và phát những gtrị đạo đức tốt đẹp đó bằng những
quy phạm PL mang tính bắt buộc chung. Vd: cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và
giáo dục con cái…
PL là khuôn khổ Plý cho tc và hđộng của NN. Pl là công cụ thực hiện quyền lực của NN. Chỉ có
NN mới được ban hành PL và PL được NN bảo đảm thực hiện bằng những biện pháp có tính bắt
buộc của NN.Nếu mọi người ko tuân theo PL phải chịu trách nhiệm Plý nhất định
+ Do yêu cầu đòi hỏi của việc không ngừng tăng cường Pchế. Tăng cường pháp chế để tăng cường
sự quản lý NN đối với XH, xdựng nền dchủ, đảm bảo cho người dân thực hiện quyền làm chủ…
Muốn vậy, NN phải xây dựng 1 hệ thống PL hoàn chỉnh để mọi công dân nghiêm chỉnh chấp hành,
qhệ XH vì thế dễ đi vào nề nếp hơn
NN ta là NN pháp quyền XHCN. Trong gđ hiện nay để hội nhập ktế qtế và thực hiện tốt chức năng
đối ngoại thì NN phải qlý XH=PL. Có qlý XH=PL mới tạo ra môi trường ổn định để hợp tác qtế
PL là cơ sở để xdựng và hthiện bộ máy NN để nâng cao hiệu lực của bộ máy NN trong XH hiện
nay
- Ý nghiã: sống, học tập, lviệc theo PL
Câu 4:Phân tích và CM:PL là sự thể hiện ý chí của gc thống trị trong XH mà nội dung ý chí đó do
cơ sở ktế quyết định
- PL là tổng hợp những quy phạm do NN đề ra hoặc thừa nhận và đựoc NN bảo đảm thực hiện, thể
hiện ý chí của gc thống trị, nhằm điều chỉnh các qhệ XH.
- Cơ sở ktế quyết định bản chất của PL, đc thể hiện như sau:
+ Cơ sở ktế thuộc cơ sở hạ tầng quyết định các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng trong đó có PL.

+ PL chỉ ra đời khi qhệ ktế đã ptriển đến 1 gđoạn 1 định. Vì PL là tổng hợp những quy phạm do


NN đề ra hoặc thừa nhận và đựoc NN bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của gc thống trị, nhằm điều
chỉnh các qhệ XH.
Các thuộc tính của PL: tính quy phạm, tính quyền lực, tính ý chí, tính XH
Mối quan hệ giữa PL và NN:
PL và NN là 2 thành tố của thượng tầng chtrị-plý, luôn có mối qhệ khăng khít, ko thể tách rời
nhau. Cả 2 đều có chung nguồn gốc cùng phát sinh và p/triển. NN là 1 tổ chức đặc biệt của quyền
lực chtrị, nhưng quyền lực đó chỉ có thể triển khai và phát huy có hiệu lực trên cơ sở của PL. PL là
hệ thống các quy tắc xử sự do NN ban hành hoặc thừa nhận, luôn phản ánh những quan điểm và
đường lối chtrị của lực lượng nắm quyền lực NN và bảo đảm cho quyền lực đó triển khai nhanh,
rộng trên quy mô toàn XH. Do đó, NN ko thể tồn tại và phát huy quyền lực nếu thiếu PL và ngược
lại PL chỉ phát sinh,tồn tại và có hiệu lực khi dựa trên sức mạnh của quyền lực NN.Và ko thể nói
PL đứng trên NN hay NN đứng trên PL
PL do NN đề ra nhưng khi đã được công bố thì nó có sức mạnh công khai, bắt buộc đối với mọi
chủ thể kể cả NN. NN có quyền ban hành PL, nhưng PL bên cạnh thể hiện bản chất gc còn p/ánh
các nhu cầu kquan, phổ biến của mọi mqh XH.
Quá trình ra đời và phát triển của NN:
Trong chế độ CS nguyên thủy, con người cùng nhau săn bắn hái lượm, tư liệu sx và của cải làm ra
đều dùng chung. Đến thời kỳ công cụ lao động ptriển kéo theo lực lượng sx ngày càng ptriển và đòi
hỏi phải thay thế sự phân công lao động tự nhiên bằng phân công lao động XH. Chế độ CS nguyên
thủy có 3 lần phân công lao động XH lớn:lần 1- ngành chăn nuôi tách khỏi ngành trồng trọt, lần 2thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, lần3- thương mại ptriển, xhiện gc ko tham gia sx nhưng có
quyền lđạo sx và bắt người sx phải phụ thuộc (thương nhân).Sau 3 lần phân công lđộng XH lớn,
của cải XH ngày càng nhiều hơn xuất hiện chế độ tư hữu, phân biệt giàu-nghèo, từ đó xhiện gc và
tchức đảm bảo quyền lợi và địa vị của gc thống trị là NN. NN ban hành những quy tắc xử sự và
ngày càng trở thành PL. NN đã xhiện 1cách kquan, là sản phẩm của 1 XH đã phát triển đến 1
gđoạn nhất định và do cơ sở ktế quyết định. PL ra đời gắn liền với NN nên PL gắn liền cơ sở ktế
+ Cơ sở ktế q’định qtrình hình thành, ft hệ thống pl
+ Ngược lại PL p/ánh các qhệ ktế trong từng thời kỳ, từng gđoạn

+ Cơ sở ktế thay đổi thì PL thay đổi .
+ PL ko thể cao hơn hoặc thấp hơn cơ sở ktế
- Ý nghĩa:
+ Bảo vệ nền ktế XHCN, đảm bảo mọi hoạt động ktế đều diễn ra theo định hướng của Đảng
+ Phòng ngừa và kiên quyết đtranh với bọn tp xâm phạm đến các lvực XH, đặc biệt là lvực ktế
Câu 5: Phân tích và CM: PL là phương tiện để phát huy dân chủ XHCN:
- Pl là tổng hợp những quy phạm do NN đề ra hoặc thừa nhận và đựoc NN bảo đảm thực hiện, thể
hiện ý chí của gc thống trị, nhằm điều chỉnh các qhệ XH.


- PL XHCN là hệ thống các quy tắc xử sự do NN XHCN đề ra hoặc thừa nhận và đảm bảo thực
hiện nhằm điều chỉnh các qhệ XH
Dân chủ là thuộc tính của NN XHCN.Việc tăng cường hiệu lực và phát huy vai trò của NN trong
qlý mọi mặt của đsống XH luôn gắn liền với qtrình thực hiện và mở rộng nền dchủ XHCN, NN
XHCN luôn giữ vị trí trung tâm trong hệ thống chtrị, tđ mạnh mẽ tới tất cả các bộ phận hợp thành
của hệ thống chtrị, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của sự tđộng trở lại của các bộ phận đó. Vì vậy,
việc thiết lập và thực hiện nền dchủ XHCN được thể hiện trước hết ở sự củng cố và hoàn thiện hệ
thống chtrị.
Để củng cố và hthiện hệ thống chtrị cần thiết phải xđ rõ cơ cấu tc, vị trí, vai trò, chức năng, nhvụ
của môic tc trong hệ thống chtrị, xđ đúng mqh qua lại giữa các bộ phận của hệ thống, từ đó xác lập
những nguyên tắc và quy định phù hợp, tạo đk thuận lợi cho sự ptriển đồng bộ của hệ thống chtrị
Tất cả những điều đó chỉ có thể được thực hiện khi cơ sở plý vững chắc, PL XHCN với bản chất
dchủ sẽ là đk quan trọng để phát huy dân chủ, củng cố và hoàn thiện hệ thống chtrị.VD trong
những năm qua, Đ và N ta đã có nhiều biện pháp củng cố hthống chtrị, phát huy sức mạnh của nền
dân chủ XHCN.Nhưng do chưa có đủ hthống quy phạm PL để tạo ra cơ sở Plý vững chắc cho việc
tc và hđộng của hthống chtrị nên việc phát huy sức mạnh của toàn bộ hthống đócòn có những hình
thế nhất định. Vì vậy để phát huy vai trò của PL trong việc củng cố và mở rộng dchủ thì phải giữ
vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường Pchế, qlý XH = PL, tuyên truyền, gd toàn dân, nâng cao ý thức
chấp hành PL.
Dân chủ XHCN được biểu hiện trong việc xác lập và điều chỉnh mqh giữa NN và CD. Những

quyền tự do dchủ của công dân phải được quy định cụ thể trong PL. NN phải đảm bảo cho CD
thực hiện các quyền đó trong khuôn khổ luật định. Đồng thời PL cũng quy định những nghĩa vụ
tương ứng mà cd phải thực hiện để đảm bảo TT ATXH
- Ý nghĩa:
Câu 6: Tác động của pháp luật đối với ý thức pháp luật:
- Pháp luật chịu sự tác động của YTPL nhưng ngược lại nó cũng tác động tích cực đến việc hình
thành, củng cố, phát triển YTPL.
- Bản thân sự tồn tại của hệ thống pháp luật cũng tác động bằng cách này hay cách khác tới ý thức
của từng thành viên trong xã hội, phát triển và nâng cao YTPL của họ. Hệ thống pháp luật càng
hoàn chỉnh thì càng tạo điều kiện cho việc nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân.
- Trong pháp luật phản ánh những tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc pháp lý tiên tiến của YTPL xã
hội. Khi đó pháp luật đóng vai trò như là phương tiện truyền bá YTPL xã hội tới YTPL cá nhân,
nâng cao YTPL của các cá nhân lên ngang tầm với YTPL tiên tiến trong xã hội.
- Không có pháp luật với tính cách là tổng thể các phạm trù, mà tất cả các yếu tố hợp thành của
kiến trúc thượng tầng pháp lý đều tác động tích cực tới sự hình thành và phát triển YTPL trong
toàn bộ hoạt động này, vai trò của cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt là Tòa án trong hoạt động áp
dụng pháp luật là rất quan trọng. Dựa trên cơ sở pháp chế, các nguyên tắc công bằng, nhân đạo, cơ
quan bảo vệ pháp luật nhân danh nhà nước thực hiện công lý. Họat động của chúng tác động trực
tiếp, tích cực đến việc hình thành, phát triển các quan niệm, tình cảm pháp
Câu 7.So sánh QPPL và QP khác


- QP PL là quy tắc xử sự chung do NN ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện để điều
chỉnh qhệ XH theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.
- QP khác: là những quy tắc xử sự được hình thành trong qtrình hoạt động của con người, nó điều
chỉnh mqh con ng- con ng trong XH
- Giống:
+đều là quy phạm XH
+là những quy tắc xử sự
+điều chỉnh mqh của con người- con người trong XH

- Khác:
QPPL
Đc hình thành từ NN

Được đảm bảo bởi NN
Là quy tắc xử sự chung được áp dụng trong toàn XH
Mang tính XH và Gc
Điều chỉnh mqh XH vì lợi ích của NN
Chỉ ra quyền và nghĩa vụ plý của các chủ thể tham gia qhệ XH mà nó điều chỉnh
Là quy phạm thành văn tức là chứa đựng trong các VB QPPL
QP khác
Hình thành từ qtrình tự phát của con người trong XH
Biện pháp khác
Là quy tắc xử sự được thực hiện trong phạm vi nhất định
Mang tính XH
Điều chỉnh qhệ XH vì lợi ích của tc đó nhưng ko được trái với lợi ích XH
K chỉ ra


Các quy phạm được chứa đựng trong các VB do cá nhân, tc đó đặt ra hoặc bằng phương pháp khác

Câu 8. So Sánh Văn Bản QPPL với Văn Bản ADPL.
- Văn bản QPPL là văn bản chứa đựng những quy tắc xử sự chung do cq NN có thẩm quyền ban
hành theo thủ tục, trình tự luật định nhằm điều chỉnh các qhệ XH theo định hướng XHCN và được
áp dụng nhiều lần trong thực tế đsống.
- Văn bản ADPL là văn bản do cq NN có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định,
nhằm cá biệt hóa những quy phạm PL vào các trường hợp cụ thể đvới các cá nhân, tc cụ thể
- Giống nhau:
+Đều là VB do cq NN có thẩm quyền ban hành
+đều là VB được ban hành theo thủ tục, trình tự được PL quy định chặt chẽ

+VB điều chỉnh các quan hệ XH nhằm đưa các qhệ XH vào trật tự, ổn định và ptriển
-

Khác

VB QPPL
- Chứa đựng các qtắc xử sự chung
- Áp dụng nhiều lần trong thực tế
VB ADPL
Chứa đựng qtắc xử sự cụ thể
Áp dụng 1 lần trong thực tế
Câu 9: Sự khác nhau giữa ý thức PL và PL XHCN:
- YTPL là 1 hình thái của YTXH. Nội dung của YTPL bao gồm tổng thể những quan niệm, tư
tưởng, học thuyết và tình cảm thịnh hành trong XH đvới Pl đã qua, PL hiện hành, PL cần phải có,
thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp, tính công bằng trong xử sự của con người, trong hoạt động
của cq NN
- PL XHCN là hệ thống các quy tắc xử sự do NN XHCN đề ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực
hiện nhằm điều chỉnh các qhệ XH.
- YTPL XHCN và PL XHCN là 2 hiện tượng khác nhau nhưng có mqh chặt chẽ với nhau
YTPL XHCN
- Chức năng: điều chỉnh hvi


- được nc trong mối liên hệ với tồn tại XH
- sự ra đời :
Từ thế kỷ 19
PL XHCN
- nhận thức, đánh giá những sự kiện xảy ra trong đsống xh liên quan đến pl
- được nc trong mối liên hệ với cơ sở hạ tầng
- đến 1917 được xuất hiện ở Nga

Câu 10: Sự giống và khác nhau giữa ÁP DỤNG tương tự PL và ÁP DỤNG tương tự QPPL
- AD PL là hthức thực hiện PL bằng cách NN(thông qua cq chức năng) tổ chức cho các chủ thể
thực hiện quyền và nghĩa vụ. AD PL có 2 loại:
- AD tương tự QPPL là giải quyết 1 vụ việc thực tế, cụ thể nào đó chưa có QPPL trực tiếp điều
chỉnh trên cơ sở QPPL điều chỉnh 1 trường hợp khác có nội dung gần giống như vậy(2 sự việc có
nội dung gần giống (tương tự) nhau)
- AD tương tự PL là giải quyết 1 vụ việc thực tế, cụ thể nào đó chưa có QPPL trực tiếp điều chỉnh
trên cơ sở những nguyên tắc chung và ý thức PL(dựa vào công bằng và lẽ phải mà giải quyết)
- Giống:
+ đều là hoạt động ADPL, phải có chủ thể tiến hành, có sự can thiệp của NN
+ đều áp dụng vào thực tế dựa trên cơ sở PL, phục tùng PL, thực hiện ý chí của gc và NN
- Khác:
AD tương tự QPPL
- đã có sẵn QPPL điều chỉnh 1 trường hợp khác có nội dung sự việc tương tự
- giải quyết những vụ việc đã có QPPL điều chỉnh
AD tương tự PL
- Chưa có sẵn QPPL
- Sử dụng căn cứ, tư tưởng nhân thân, quan điểm, học thuyết, Plý.. để giải quyết vụ việc theo đúng
PL


câu 11:Sự giống nhau và khác nhau giữa tội phạm và vi phạm pháp luật khác.
* Giống nhau :
- Đều là vi phạm pháp luật.
- Đều thể hiện bằng hành vi nguy hiểm cho xã hội.
- Đều xâm phạm đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Đều là hành vi có lỗi.
* Khác nhau :
- Hành vi phạm tội xâm phạm đến những quan hệ xã hội được LHS bảo vệ, coi hành vi vi phạm
pháp luật khác xâm phạm đến những quan hệ xã hội do các ngành luật khác bảo vệ.

- Hành vi phạm tội thường có tính chất, mức độ nguy hiểm cao hơn.
- Hậu quả do tội phạm gây ra thường lớn hơn hậu quả do các vi phạm pháp luật khác gây ra cho xã
hội.
- Chủ thể : tội phạm là cá nhân, chủ thể vi phạm pháp luật khác là cá nhân hoặc pháp nhân, tổ chức.
- Về chế tài, người phạm tội phải chịu hình phạt còn người vi phạm pháp luật khác phải chịu các
hình thức chế tài khác (ít nghiêm khắc hơn hình phạt).
- Người thực hiện tội phạm phải chiuj án tích.
Câu 12: Phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm ?
*Khái niệm: TP là hành vi nguy hiểm cho XH được quy định trong BLHS, do người có năng lực
TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm độc lập chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh
thổ TQ, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, TTATXH,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do
tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của pháp
luật XHCN.
*Khái niệm VPHC: VPHC là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm đến quy tắc quản lý NN mà chưa truy cứu TNHS và theo quy định của PL phải bị xử phạt
hành chính hoặc áp dụng các biện pháp quản lý hành chính khác.
*Sự giống nhau:
- Đều là hành vi nguy hiểm cho XH, xâm hại đến những quan hệ xã hội được Pháp luật bảo vệ.
- Đều là hành vi có lỗi.
- Đều được quy định trong văn bản pháp luật và bị xử lý bằng biện pháp cưỡng chế của Nhà nước.
*Khác nhau:


-Tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm cao hơn so với VPHC.
-Thiệt hại cho XH do tội phạm gây ra cao hơn so với VPHC.
-Tội phạm và hình phạt được quy định trong BLHS. Còn VPHC được quy định trong luật HC.
-VPHC chủ yếu thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan quản lý HC Nhà nước và xử lý theo thủ tục
hành chính. Tội phạm được xử lý theo thủ tục tư pháp và do cơ quan tòa án quyết định.
-VPHC xâm hại đến quy tắc quản lý NN. Tội phạm xâm hại đến các quan hệ XH được BLHS bảo

vệ.
-Chủ thể của VPHC là cá nhân, tổ chức, pháp nhân còn chủ thể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân.
-VPHC và tội phạm khác nhau về biện pháp cưỡng chế và hậu quả pháp lí. Biện pháp cưỡng chế
của người thực hiện hành vi tội phạm là hình phạt thường nghiêm khắc hơn VPHC. Hậu quả pháp
lý của tội phạm là người bị kết án lưu lại án tích và chỉ được xóa án tích theo đủ điều kiện luật
định. Đối với VPHC không lưu lại án tích.
- NN Pháp quyền là phương thức tc NN được dựa trên cơ sở PL, mọi chủ thể kể cả NN phải phục
tùng PL, PL phải mang tính Plý cao, phù hợp với lẽ công bằng, nhân đạo, thể hiện và đảm bảo đầy
đủ những gtrị cao nhất của con người
- Tiền đề của NN Pháp quyền
+ Ktế: nền kté thị trường định hướng XHCN
+ Chtrị: 1 chế độ dân chủ có tính thống 1 và ổn định cao
+ XH: Khối đại đoàn kết toàn dtộc tạo sự thuận lợi đó là cơ sở rộng lớn và
Câu 14: So sánh PVCĐ và tình thế cấp thiết:
KN PVCĐ: Điều 15 BLHS VN quy định « phòng vệ chính đáng PVCĐ là hành vi của người vì
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của
người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói
trên. Phòng vệ chính đáng không phải là TP »
KN TTCT: Đ 16 BLHS quy định TTCT là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang
thực tế đe dọa l/ích of NN, T/chức, quyền, l/ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà
không còn cáh nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn một thiệt hại cần ngăn ngừa. Hvi gây
thiệt hai trong tình thế cấp thiết không phải là TP.
* Sự giống nhau:
- Đều gây ra thiệt hại nhất định cho XH.
- Chung mục đích là b/vệ lợi ích của NN, t/chức, b/vệ quyền, l/ích h/pháp được PL b/vệ.
- Nguồn gây nguy hại cho XH có thật,đang diễn ra.
* Khác nhau:


Căn cứ phân biệt

P
T

PVCĐ
TTCT

Nguồn gây ra sự n/hiểm
Nguồn duy 1 đó là h/vi gây n/hiểm cho XH of con ng
Có nhiều loại có thể là do thiên tai, lũ lụt, sự cố máy móc, súc vật, h/vi của con ng. Do sự xung đọt
TNPL
Biện pháp t/hiện
Chống trả lại người có hvi x/hại của người có hvi p/vệ chỉ là 1 trong nhiều b/pháp mà họ có thể lựa
chọn để p/vệ miễn rằng trong t/hợp ấy b/pháp đó là cần thiết
B/pháp khắc phục bằng cáh gây thiệt hại cho l/ích h/pháp của NN, t/chức, c/dân phải là b/pháp cuối
cùng, duy nhất.

Sự gây thiệt hại
Thiệt hại gây ra phải cho chính người có hvi xâm hại qh XH được luật HS b/vệ
Gây thiệt hại cho lợi ích h/pháp k phải là gây t/hại cho chính người có h/vi gây nên sự n/hiểm trong
TTCT mà là gây thiệt hại cho một lợi ích h/pháp khác nói chung
Thiệt hại gây ra
Thiệt hại mà ng có hvi p/vệ gây ra cho ng có hvi xâm hại có thể nhỏ hơn, ngang bằng, hoặc lớn hơn
thiệt hại cho ng PT gây ra miễn rằng trong t/hợp đó ng p/vệ cho là c/thiết để n/chặn và đẩy lùi hvi
x/hại
Thiệt hại gây ra cho l/ích h/pháp trong TTCT phải nhỏ hơn thiệt hại cần phải ngăn ngừa. Đây là
dấu hiệu bắt buộc để được công nhận là TTCT

Câu 15: phân tích các tình tiết định tội, tình tiết định khung ,tình tiết tăng nặng giảm nhẹ TNHS?
phân biệt các tình tiết?
1.phân tích các tình tiết định tội: là những tình tiết được phản ánh bằng những dấu hiệu trong cấu

thành cơ bản, dùng để mô tả tội phạm cụ thể.
để định tội đúng cần phải tuân thủ một số điều kiện cần thiết sau:
- phải xác định được nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất mà tội phạm xâm hại tức là phải xác định
được khách thể loại của tội phạm.


VD: hành vi tướt đoạn tính mạng của người khác một cách trái pháp luật và vố ý với mục đích
chống chính quyền nhân dân sẽ được định tội theo khoản 1 điều 84 bộ luật hình sự tức là tội khủng
bố(thuộc nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia),nhưng nếu không có mục đích chống chính
quyền nhân dân sẽ định tội giết người(thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng,sức khỏe, nhân
phẩm,danh dự của con người).
- phải xác định chính xác các dấu hiệu của hành vi đã được thực hiện và mức độ thỏa mãn các dấu
hiệu được nêu ra trong qui phạm sẽ áp dụng thuộc các phần tội phạm của BLHS.sự phù hợp cụ thể
của hành vi với dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể được BLHS quy định.
VD:Tội cướp tài sản của BLHS không đơn giản đơn giản chỉ là hành vi tấn công người có tài sản
hoặc người quản lý tài sản bằng cách sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dung vũ lực ngay tức khắc mà
còn chỉ ra cường độ của của sự tấn công phải đến mức làm cho người bị tấn công lâm vào tình
trạng không thể chống cự được.Vì vậy, trường hợp chiếm đoạt tài sản có kết hợp dung vũ lực hay
đe dọa dung vũ lực nhưng không đến mức làm cho người có tài sản hay người quản lý tài sản tê liệt
khả năng chống cự sẽ không cấu thành tội cướp mà cấu thành tội cướp hoặc cưỡng đoạt tài sản.
- định tội đúng đòi hỏi phải căn cứ vào các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định trong các điều
khoản cụ thể của phần các tội phạm rồi đối chiếu với các với các hành vi đã thực hiện qua đó xác
định tội đã được thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị,hoàn thành hay chưa đạt,tội phạm đã được thực
hiện bởi 1 người hay nhiều người.
VD: một người thực hiện hành vi lén lut chiếm đoạt tài sản của người khác và đã có thỏa thuận
trước với người thứ 2 rằng người này sẽ tiêu thụ tài sản sau khi chiếm đoạt thì 2 người này là đồng
phạm của tội trộm cắp với vai trò là người thực hành,còn người hứa hẹn tiêu thụ tài sản với vai trò
là người giúp sức.
định tội đúng là biểu hiện của việc thực hiện đúng biện pháp chính trị,thực thi đúng ý chí của dân
đã được thể hiện trong luật,bảo vệ có hiệu quả các quan hệ xã hội,của nhà nước và công dân,là thực

hiện đúng nguyên tắc của luật hình sự.
2. tình tiết định khung hình phạt:
là những tình tiết làm tăng nặng, giảm nhẹ đáng kể tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm
tội, làm cho tội phạm nặng hẳn lên hoặc nhẹ hẳn đi, được nhà làm luật xây dựng cấu thành khác
với khung hình phạt riêng.
+ Cấu thành tăng nặng : là cấu thành ngoài những dấu hiệu của cấu thành cơ bản còn có những tình
tiết tăng nặng (định khung) là dấu hiệu bắt buộc.
Vd : K2 Đ103- BLHS (tội vô ý làm chết người) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Đối với nhiều người;
b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với trẻ em;
d) Để che dấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.


+ Cấu thành giảm nhẹ : là cấu thành ngoài những tình tiết định tội là có những tình tiết giảm nhẹ
(định khung) là dấu hiệu bắt buộc.
Vd : K6 Đ289 (tội đưa hối lộ) – BLHS: Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước
khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có
thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối
lộ.
3. tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ:
Tình tiết lượng hình (tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, Đ 46, 48) : là những tình tiết không được ghi
nhật bằng các dấu hiệu trong CTTP, chúng không có ý nghĩa trong việc định tội, định khung hình
phạt mà chỉ có ý nghĩa trong việc lượng hình.
Vd: Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại
hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành
vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;


r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
Khi quyết định hình phạt, Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải
ghi rõ trong bản án.
Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật hình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì
không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
Điều 48. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;

đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm;
h) Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ
được hoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;
k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn
đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại
cho nhiều người;
n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;
o) Có những hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.
Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng
nặng.
Phân biệt tình tiết định tội, tình tiết định khung, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS:
- Tình tiết định tội : là những tình tiết được phản ánh bằng những dấu hiệu trong cấu thành cơ bản,
dùng để mô tả tội phạm cụ thể.cấu thành cơ bản không có các tình tiết tăng nặng hoặc tình tiết giảm
nhẹ và tình tiết định khung, chỉ có những tình tiết định tội.
Vd : khoản 1 Điều 138. Tội trộm cắp tài sản:


Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu
đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về
hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi
phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
- Tình tiết định khung : là những tình tiết làm tăng nặng, giảm nhẹ đáng kể tính chất mức độ nguy
hiểm của hành vi phạm tội, làm cho tội phạm nặng hẳn lên hoặc nhẹ hẳn đi, được nhà làm luật xây
dựng cấu thành khác với khung hình phạt riêng.




×