Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN NÂNG CẤP TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỐNG KÊ THÀNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỐNG KÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 33 trang )

ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ 2.1.5-B11-12
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỀ ÁN NÂNG CẤP TRƢỜNG CAO
ĐẲNG THỐNG KÊ THÀNH TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỐNG KÊ
Cấp đề tài:

Bộ

Thời gian nghiên cứu:

2011-2012

Đơn vị thực hiện:

Trƣờng Cao đẳng Thống kê

Chủ nhiệm:

TS. Nguyễn Ngọc Tú
MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
hội nhập kinh tế quốc tế, vì vậy yêu cầu về đào tạo nhân lực đủ về số lƣợng
và có chất lƣợng cao là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách.
Đảng và Nhà nƣớc luôn đề cao vai trò của giáo dục và đào tạo trong quá
trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
Chính phủ ra nhiều Nghị quyết, Quyết định về đổi mới cơ bản và toàn
diện giáo dục Đại học Việt Nam đến năm 2020, về Qui hoạch phát triển nhân
lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.
Thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục và đào tạo,
trong những năm qua Ngành Giáo dục đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn,


từng bƣớc đáp ứng nhu cầu về nhân lực phục vụ cho công cuộc đổi mới đất
nƣớc. Mạng lƣới các trƣờng Đại học, Cao đẳng đƣợc mở rộng; nhiều trƣờng
Đại học đƣợc thành lập và một số trƣờng Cao đẳng đang tích cực chuẩn bị
các điều kiện để nâng cấp lên trƣờng Đại học, trong đó có Trƣờng Cao đẳng
Thống kê.
Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu xây dựng Đề án thành lập Trƣờng
Đại học Thống kê trên cơ sở nâng cấp Trƣờng Cao đẳng Thống kê là thật sự
cần thiết. Nghiên cứu sẽ đƣa ra những luận cứ khoa học và thực tiễn về sự

112


cần thiết thành lập Trƣờng Đại học Thống kê, những yêu cầu, nội dung và lộ
trình thực hiện Đề án.
2. Tình hình nghiên cứu xây dựng Đề án thành lập mới và nâng cấp
thành trƣờng Đại học trên cả nƣớc
Từ năm 2007 đến 2011 có 68 trƣờng ĐH và 69 trƣờng CĐ đƣợc thành
lập mới và nâng cấp (không kể các trƣờng thuộc lực lƣợng vũ trang).
Nếu chỉ xét trong số các trƣờng Đại học đƣợc nâng cấp từ các trƣờng
Cao đẳng đã có 32 trƣờng trình đề án lên Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Để có đƣợc đề án nâng cấp trƣờng từ Cao đẳng thành Đại học, các
trƣờng vừa nêu đều tổ chức nghiên cứu nghiêm túc, công phu các điều kiện
theo quy định của Chính phủ, của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc thành lập
và nâng cấp trƣờng Cao đẳng thành trƣờng Đại học; đồng thời cũng nghiên
cứu đầy đủ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của từng ngành, từng địa phƣơng để
xây dựng đề án hợp lý, có tính thuyết phục cao.
Đề án thành lập Trƣờng Đại học Thống kê trên cơ sở nâng cấp Trƣờng
Cao đẳng Thống kê và Trƣờng Trung cấp Thống kê cũng đƣợc nghiên cứu,
xây dựng theo phƣơng châm nhƣ vậy.
3. Mục tiêu của đề tài

Xây dựng hoàn chỉnh đề án nâng cấp trƣờng Cao đẳng Thống kê thành
Trƣờng Đại học Thống kê phù hợp với Qui hoạch mạng lƣới trƣờng Đại học
và Cao đẳng của đất nƣớc giai đoạn 2011- 2020.
4. Nội dung nghiên cứu
4.1. Căn cứ pháp lý, cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng
đề án.
4.2. Nhu cầu nhân lực ngành thống kê và các ngành kinh tế khác cho hệ
thống Thống kê Việt Nam, các địa phƣơng, các ngành kinh tế và xã hội.
4.3. Đánh giá thực trạng hiện nay của Trƣờng Cao đẳng Thống kê (Bắc
Ninh) và Trƣờng TH Thống kê Đồng Nai.
4.4. Nội dung đề án.
4.5. Các điều kiện, giải pháp đảm bảo hoạt động của trƣờng.

113


4.6. Nhu cầu tài chính và Dự kiến hiệu quả kinh tế - xã hội khi Trƣờng
Đại học Thống kê đƣợc thành lập.
4.7. Tổ chức và lộ trình thực hiện đề án.
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
ĐỀ ÁN NÂNG CẤP TRƢỜNG CAO ĐẲNG THỐNG KÊ
THÀNH TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỐNG KÊ
1.1. Vài nét về giáo dục đại học ở Việt Nam
1.1.1. Hệ thống giáo dục quốc dân
1. Hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục
thƣờng xuyên.
2. Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân
bao gồm:
1.1.2. Giáo dục đại học
Giáo dục đại học bao gồm:

1. Ðào tạo trình độ cao đẳng;
2. Ðào tạo trình độ đại học;
3. Ðào tạo trình độ thạc sĩ;
4. Ðào tạo trình độ tiến sĩ.
Thủ tƣớng Chính phủ quy định cụ thể việc đào tạo trình độ tƣơng đƣơng
với trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ ở một số ngành chuyên môn đặc biệt.
1.1.3. Quản lý nhà nước đối với trường đại học
a. Trƣờng đại học chịu sự quản lý nhà nƣớc về giáo dục của Bộ Giáo
dục và Đào tạo; chịu sự quản lý hành chính theo lãnh thổ của Ủy ban nhân
dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng nơi trƣờng đặt trụ sở.
b. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ƣơng có trƣờng đại học phải phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo
quản lý trƣờng đại học.
1.1.4. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học

114


Quy chế tổ chức và hoạt động của trƣờng đại học là các văn bản quy
phạm pháp luật quy định cụ thể Điều lệ trƣờng đại học để áp dụng cho trƣờng
đại học.
1.2. Cơ sở pháp lý để xây dựng Đề án nâng cấp Trƣờng Cao đẳng
Thống kê thành Trƣờng Đại học
- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ XI;
- Luật Giáo dục 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo
dục ngày 25/11/2009;
- Luật Giáo dục Đại học ngày 18/6/2012 (có hiệu lực từ 01/01/2013);
- Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 25 tháng 6 năm 2006 của Bộ
trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ

chính quy;
- Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy
theo hệ thống tín chỉ;
- Quyết định số 07/2009/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2009 của Thủ
tƣớng Chính phủ về việc ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt
động, chia tách, giải thể các trƣờng Đại học;
- Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2010 của Thủ tƣớng
Chính phủ về việc ban hành Điều lệ trƣờng Đại học;
- Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tƣớng
Chính phủ về phê duyệt Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 – 2020;
- Quyết định số 64/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ
tƣớng Chính phủ ban hành điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép
thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập,
chia, tách, giải thể trƣờng đại học, học viện;
- Thông tƣ số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo Quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển
sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng.
1.3. Điều kiện thành lập trường đại học
Việc thành lập trƣờng đại học phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
115


1. Phù hợp với quy hoạch mạng lƣới các trƣờng đại học;
2. Có Dự án thành lập trƣờng đại học;
3. Đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh nơi đặt trụ sở chính của trƣờng cho ý
kiến chấp thuận bằng văn bản;
4. Có đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đủ về số lƣợng, đồng bộ về
cơ cấu, phù hợp với ngành nghề đào tạo, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình
độ đào tạo;

5. Có tổng diện tích đất xây dựng trƣờng không ít hơn 5 ha.
Địa điểm xây dựng trƣờng đại học phải bảo đảm về môi trƣờng giáo
dục, an toàn cho ngƣời học, ngƣời dạy, ngƣời lao động trong nhà trƣờng.
1.4. Quy trình, thủ tục thành lập trƣờng đại học
1. Việc thành lập trƣờng đại học do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định.
Dự án thành lập trƣờng đại học
2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trƣơng đầu tƣ thành lập trƣờng
1.5. Điều kiện đƣơ ̣c xem xét để mở ngành đào tạo trình độ đa ̣i ho ̣c
Việc quyết định mở các ngành đào tạo và thời điểm tuyển sinh thuộc
thẩm quyền của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đƣợc thực hiện sau khi
quyết định thành lập trƣờng của Thủ tƣớng Chính phủ đƣợc ban hành. Bộ
Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về điều kiện, quy trình mở ngành đào
tạo và xin phép tuyển sinh khi bảo đảm các điều kiện theo thông tƣ 08/
2011/TT-BGDĐT.
CHƢƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
ĐỀ ÁN NÂNG CẤP TRƢỜNG CAO ĐẲNG THỐNG KÊ THÀNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỐNG KÊ
2.1. Sự cần thiết xây dựng đề án thành lập Trường Đại học
Thống kê
2.1.1. Sự phát triển của ngành giáo dục
Sau gần 30 năm đổi mới và hơn 10 năm thực hiện “Chiến lược phát
triển giáo dục năm giai đoạn 2006 - 2010", giáo dục đại học nƣớc ta đã cơ
bản phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng hoá về loại hình và các hình thức đào
tạo thể hiện trên các mặt sau:
116


1. Mở rộng quy mô: Từng bƣớc hoàn thiện quy hoạch mạng lƣới các
trƣờng Đại học - Cao đẳng. Hiện nay cả nƣớc có 207 trƣờng đại học (không
kể 20 trƣờng khối Quân sự và 6 trƣờng khối Công an) và 214 trƣờng cao

đẳng, trong đó có 153 trƣờng đại học công lập, 54 trƣờng đại học ngoài công
lập, với quy mô đào tạo ngày càng tăng.
2. Cơ cấu trình độ, ngành nghề đào tạo thay đổi theo xu hƣớng hợp lý
và đa dạng hóa về hình thức đào tạo, bƣớc đầu điều chỉnh cơ cấu hệ thống,
cải tiến chƣơng trình, quy trình đào tạo và huy động đƣợc nhiều nguồn lực
xã hội.
3. Chất lƣợng giáo dục đại học ở một số ngành, lĩnh vực, cơ sở giáo dục
đại học có những chuyển biến tích cực, từng bƣớc đƣợc kiểm soát và cải
thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
4. Đội ngũ cán bộ có trình độ đại học và trên đại học mà tuyệt đại đa số
đƣợc đào tạo tại các cơ sở giáo dục trong nƣớc đã đƣợc nâng cao về chất
lƣợng, tăng cƣờng về số lƣợng, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới
và xây dựng đất nƣớc.
Các trƣờng đại học và cao đẳng đã góp phần quan trọng tạo nguồn nhân
lực chất lƣợng cao phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Tuy nhiên, so với yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
hội nhập kinh tế quốc tế việc đào tạo nguồn nhân lực vẫn còn nhiều bất cập,
số lao động đƣợc đào tạo từ bậc cao đẳng, đại học trở lên chỉ chiếm 6,8% lực
lƣợng lao động.
Trong bối cảnh đó, việc thành lập Trƣờng Đại học Thống kê là một đòi
hỏi khách quan, phù hợp với Chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam, phù
hợp với quan điểm quy hoạch mạng lƣới các trƣờng đại học cao đẳng của cả
nƣớc và góp phần hoàn thành mục tiêu của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8,
Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng
11 năm 2013) với nội dung: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Nhiệm vụ nâng cấp Trƣờng Cao đẳng Thống kê thành Trƣờng Đại học
Thống kê phù hợp với chiến lƣợc phát triển giáo dục và quan điểm quy hoạch
mạng lƣới các trƣờng đại học cao đẳng.


117


Ngày 18 tháng 10 năm 2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết
định 1803/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai
đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, với mục tiêu: "Thống kê Việt
Nam phát triển nhanh, bền vững trên cở sở hoàn thiện hệ thống tổ chức, đảm
bảo đủ số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, áp dụng đồng bộ
phương pháp thống kê tiên tiến và tăng cường sử dụng công nghệ hiện đại;
hình thành hệ thống thông tin thống kê quốc gia tập trung, thống nhất, thông
suốt và hiệu quả với số lượng thông tin ngày càng đầy đủ và chất lượng
thông tin ngày càng cao, phục vụ việc hoạch định chiến lược, chính sách, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội và sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các
cơ quan, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cấp uỷ, chính quyền các cấp và nhu cầu
thông tin thống kê của các tổ chức, cá nhân khác trong nước và quốc tế;
phấn đấu đến năm 2020 Thống kê Việt Nam đạt trình độ khá và năm 2030
đạt trình độ tiên tiến trong khu vực".
Một trong những giải pháp thực hiện Chiến lƣợc phát triển Thống kê
Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là: "Mở rộng quy
mô và nâng cao chất lượng đào tạo thống kê tại các trường đại học, cao
đẳng và trung cấp chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo, và các Bộ,
ngành khác quản lý, hoàn thiện hệ thống các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ Kế
hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để chủ động đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng quản lý, hội
nhập quốc tế cho những người làm công tác thống kê từ Trung ương tới cơ
sở. Chú trọng đào tạo nhân lực có trình độ đại học và trên đại học chuyên
ngành thống kê".
Hiện nay, quy mô của ngành là 6006 ngƣời (trong đó 5640 biên chế
công chức, 368 biên chế viên chức) bằng 84% năm 1982 và bằng 79% năm

1984. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quy mô nguồn nhân lực liên tục
gia tăng, tuy ở mức tăng không cao, bình quân mỗi năm tăng 2,21% trong
vòng 11 năm qua, mức tăng bình quân này thấp hơn mức tăng bình quân mỗi
năm tăng 2,8% của số ngƣời trong độ tuổi lao động cả nƣớc. Nhằm tiếp tục
tăng quy mô nhân lực ngành Thống kê nhằm đáp ứng đủ về mặt số lƣợng để
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngành Thống kê cần tiếp tục xây dựng đề án tăng
quy mô trình Bộ Nội vụ phê duyệt.
Nhân lực ngành Thống kê đang có sự chuyển dịch cơ cấu trình độ từ
trung cấp lên đại học. Năm 2001 số nhân lực có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ
118


lớn nhất trong tổng số nhân lực đang công tác trong ngành, song đã giảm từ
47.8% năm 2001 xuống còn 28.3% năm 2011 (1425 ngƣời). Trong khi nhân
lực có trình độ cao đẳng tăng từ 1.3% năm 2001 lên 3.4% năm 2011; tƣơng
ứng nhân lực có trình độ đại học đã tăng từ 46% lên 66.7%; trình độ thạc sỹ
tăng từ 0.3% lên 1.3%; nhân lực có trình độ tiến sĩ lại giảm từ 0.3% xuống
còn 0.2% và đặc biệt năm 2011 số nhân lực đều có bằng cấp, trong khi năm
2001 số nhân lực không bằng cấp là 182 ngƣời.
Số nhân lực có trình độ đại học của ngành Thống kê có chiều hƣớng gia
tăng nhanh chóng. Trong vòng 10 năm từ 2001 đến năm 2011, số có trình độ
cử nhân tăng từ 1977 ngƣời lên 3357 ngƣời, tăng 69.8%. Đây là một nỗ lực
lớn của chính công chức, viên chức ngành Thống kê trong việc tự học tập
nâng cao trình độ bản thân để phục vụ công tác chuyên môn đƣợc tốt hơn.
Mức tăng nhanh chóng này cũng do công tác đào tạo đƣợc chú trọng hơn.
Trƣờng Cao đẳng Thống kê đã chủ động báo cáo Lãnh đạo Tổng cục
cho phép liên kết với các Trƣờng Đại học, đặc biệt là Trƣờng Đại học Kinh tế
quốc dân trong đào tạo cử nhân kinh tế, trong đó có cử nhân chuyên ngành
thống kê, tuy nhiên số lƣợng không đƣợc nhiều, một hai năm mới mở đƣợc
một lớp khoảng 50-70 sinh viên.

Để nâng cao chất lƣợng nhân lực làm công tác Thống kê, một trong
những giải pháp cụ thể mang tính khả thi và hiệu quả, đồng thời phù hợp
với quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đƣợc
Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22
tháng 7 năm 2011 về việc nâng cấp Trƣờng Cao đẳng Thống kê thành
Trƣờng Đại học Thống kê với mục tiêu chủ động đào tạo và cung cấp nhân
lực chất lƣợng cao cho ngành Thống kê và xã hội, đóng góp tích cực vào sự
phát triển của Thống kê Việt Nam phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nƣớc.
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010-2015 đã
xác định phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới là: Nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, xây dựng hệ thống
chính trị trong sạch, vững mạnh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.
Tăng cƣờng quốc phòng, an ninh. Tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển công nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp
119


phát triển toàn diện theo hƣớng hiện đại, bền vững, xây dựng nông thôn mới,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và an sinh xã hội, phấn đấu đến năm
2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại, tạo tiền đề để
đến năm 2020 trở thành thành phố trực thuộc Trung ƣơng.
Hiện toàn tỉnh đã quy hoạch, đầu tƣ xây dựng 15 Khu công nghiệp
(KCN) tập trung, KCN- đô thị, thu hút hơn 590 dự án đầu tƣ (trong đó có hơn
300 dự án FDI), đã thu hút gần 500 doanh nghiệp nƣớc ngoài và liên doanh
hoạt động, sử dụng hàng trăm nghìn lao động. Bên cạnh đó còn có gần 100
làng nghề với khoảng 7000 doanh nghiệp tƣ nhân. Số lƣợng các quốc gia và
vùng lãnh thổ có dự án đầu tƣ vào các khu công nghiệp Bắc Ninh ngày càng
nhiều. Năm 2005, các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài vào các Khu công nghiệp Bắc

Ninh chủ yếu đến từ các nƣớc thuộc Châu Á nhƣ: Đài Loan, Trung Quốc,
Singapore, Thái Lan, Indonesia, đến năm 2010 nhiều quốc gia phát triển
trong khu vực nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia thuộc Châu Âu,
Châu Mỹ nhƣ: Mỹ, Đức, Anh…, nhiều tập đoàn công nghiệp lớn nhƣ Canon,
Nippon Steell, Nikon Seiki, Samsung, Sentec, Hồng Hải… đã đầu tƣ, mở cơ
sở sản xuất tại Bắc Ninh. Bắc Ninh đang phấn đấu để đến năm 2015 trở thành
tỉnh công nghiệp, đến năm 2020 trở thành Thành phố trực thuộc TW. Do vậy,
nhu cầu về cán bộ thống kê, kế toán và các ngành kinh tế khác là rất lớn.
Việc thành lập Trƣờng Đại học Thống kê trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh sẽ
góp phần đào tạo, cung cấp nhân lực theo nhu cầu xã hội cho các cơ quan,
doanh nghiệp trên địa bàn, góp phần quan trọng nâng cao chất lƣợng nguồn
nhân lực, thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh phát triển theo tinh thần
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2010-2015)
2.1.3. Thực trạng nhân lực làm công tác thống kê
a. Thực trạng đội ngũ cán bộ công chức thuộc Hệ thống thống kê Nhà
nước
Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ đƣợc Chính phủ giao
nhiệm vụ quản lý biên chế theo ngành dọc từ Trung ƣơng đến Chi cục Thống
kê cấp quận, huyện.
Năm 2012, Ngành Thống kê có 3801 nhân lực có trình độ đại học, trong
đó có 1426 ngƣời tốt nghiệp đại học hệ chính quy (chiếm 37.5%), 2375 ngƣời
tốt nghiệp đại học các hệ VLVH, liên thông (chiếm 62.5%). Trong 11 năm

120


qua tốc độ tăng của nhân lực có trình độ đại học loại hình chính quy chỉ là
38.45%, trong khi đó loại hình không chính quy tăng 150.79%.
Nhìn chung, ngành Thống kê còn thiếu nhân lực có trình độ tiến sĩ,
thạc sĩ so với các ngành khác, nhân lực trình độ đại học chất lƣợng lại chƣa

đƣợc nhƣ mong muốn, có tới 65,68% ngƣời không đƣợc học đúng chuyên
ngành Thống kê, số cán bộ này hàng năm đều phải học bồi dƣỡng nghiệp vụ
chuyên ngành. Ngoài ra, hàng năm ngành Thống kê có hàng trăm cán bộ
công chức, viên chức đƣợc nghỉ theo chế độ hoặc chuyển công tác khác nên
việc bổ sung cán bộ là cần thiết.
Đối với thống kê các Bộ, ngành: Ngày 20 tháng 4 năm 2010 Chính phủ
ban hành Nghị định số 03/2010/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức thống kê Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nhƣng đến
nay nhiều Bộ, ngành vẫn chƣa có tổ chức thống kê độc lập, số ngƣời làm
chuyên trách đƣợc đào tạo về thống kê rất hạn chế, chủ yếu đƣợc đào tạo ở
các chuyên ngành khác và kiêm nhiệm làm công tác Thống kê.
Đối với thống kê các sở, ban, ngành ở cấp tỉnh: Cả nƣớc có 63 tỉnh
thành phố, mỗi tỉnh, thành trung bình có khoảng 40 sở, ban, ngành. Nếu mỗi
đơn vị này cần tối thiểu 2 cán bộ làm công tác Thống kê thì nhu cầu cả nƣớc
sẽ cần khoảng 5000 cán bộ Thống kê sở, ban, ngành. Qua số liệu của một số
Cục Thống kê địa phƣơng cho thấy phần lớn các sở ban ngành ở địa phƣơng
hiện nay không có bộ phận thống kê độc lập. Nhìn chung, thống kê của các
sở ngành ở địa phƣơng còn thiếu và yếu, cần phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng
về thống kê và bổ sung thay thế bằng cán bộ đƣợc đào tạo đúng chuyên
ngành thống kê.
b. Thực trạng nhân lực của hệ thống thống kê doanh nghiệp và thống
kê xã/phường
Theo số liệu thống kê doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê, hiện cả
nƣớc có khoảng 468.600 doanh nghiệp đang còn hoạt động, chiếm 70%
trong tổng số 663.800 doanh nghiệp đã đăng ký thành lập. Trừ một số tập
đoàn kinh tế, doanh nghiệp lớn có bộ phận thống kê chuyên trách, còn lại
hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều không có cán bộ làm công tác
thống kê hoặc có thì phải kiêm nhiệm nhiều việc khác. Nếu mỗi doanh
nghiệp chỉ cần có một cán bộ làm công tác thống kê chuyên trách, hoặc


121


kiêm nhiệm, thì số lƣợng cán bộ thống kê cần đáp ứng cho nhu cầu ở khu
vực này đã là hàng trăm nghìn ngƣời.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2012, trong tổng số 11.118
xã, phƣờng thì chỉ có có 7463 xã, phƣờng có cán bộ làm công tác thống kê;
trong đó có 487 ngƣời (chiếm 6,52%) làm thống kê độc lập, 6252 ngƣời
(chiếm 83,77%) làm thống kê kiêm văn phòng UBND xã và 724 ngƣời
(chiếm 9,94%) làm thống kê kiêm chức danh khác. Tóm lại, chỉ tính riêng
nhu cầu đào tạo, đào tạo lại cán bộ có trình độ đại học cho công tác thống kê
từ Trung ƣơng đến địa phƣơng hiện tại đã là vài ngàn ngƣời và phải 10 năm
sau mới cơ bản đáp ứng đủ, chƣa kể nếu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm
Luật Thống kê, thì số lƣợng nhân lực cần đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ
Thống kê là rất lớn.
2.1.4. Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011-2020
và tầm nhìn đến năm 2030
Ngày 18 tháng 10 năm 2011, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết
định 1803/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam giai
đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Để thực hiện đƣợc các mục tiêu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã
hội đất nƣớc, ngành Thống kê đang khẩn trƣơng thực hiện các chƣơng trình
hành động của Chiến lƣợc phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Để thực hiện việc nâng cao chất lƣợng nhân lực làm công tác Thống kê
đáp ứng yêu cầu Chiến lƣợc phát triển Thống kê Việt Nam, một trong những
giải pháp cụ thể mang tính khả thi và hiệu quả, đồng thời phù hợp với quy
hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đƣợc Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7
năm 2011 là thành lập Trƣờng Đại học Thống kê, với mục tiêu chủ động đào
tạo và cung cấp nhân lực chất lƣợng cao cho ngành Thống kê và xã hội, đóng

góp tích cực vào sự phát triển của Thống kê Việt Nam phục vụ cho sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc.
2.1.6. Nhu cầu đào tạo nhân lực trong cả nước
Theo "Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai
đoạn 2011 - 2020" của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, nhu cầu lao động qua đào tạo
của năm 2015 là 30,5 triệu ngƣời tăng gấp rƣỡi so với năm 2010 và năm 2020
122


là 43,8 triệu ngƣời tăng hơn 2 lần so với năm 2010. Trong đó, nhu cầu nhân
lực qua đào tạo đại học của năm 2015 là 3,3 triệu ngƣời và năm 2020 là 5
triệu ngƣời.
Tính đến tháng 11 năm 2011 cả nƣớc có 216 trƣờng cao đẳng với
576.878 sinh viên, 204 trƣờng đại học với 1.358.861 sinh viên. Các trƣờng
đại học và cao đẳng đã góp phần quan trọng tạo nguồn nhân lực chất lƣợng
cao phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Tuy nhiên, so
với yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế
quốc tế việc đào tạo nguồn nhân lực vẫn còn nhiều bất cập, số lao động đƣợc
đào tạo từ bậc cao đẳng, đại học trở lên chỉ chiếm 6,8% lực lƣợng lao động.
Nhƣ vậy, việc nâng cấp Trƣờng Cao đẳng Thống kê trở thành Trƣờng
Đại học Thống kê trong giai đoạn này rất phù hợp với yêu cầu phát triển
nguồn nhân lực theo định hƣớng của Đảng và Nhà nƣớc trong giai đoạn
2015-2020.
Về đào tạo thống kê, tính đến 31.12.2012, cả nƣớc có 204 trƣờng đại
học thì chỉ có 4 trƣờng có đào tạo chuyên ngành thống kê là Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Đại học Kinh tế - Đại
học Huế và Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Việc thành lập Trƣờng
Đại học Thống kê để chủ động đào tạo, đào tạo lại cán bộ có trình độ đại học
cho công tác thống kê của ngành, của các cơ quan và doanh nghiệp là yêu cầu
cấp thiết; Vì là trƣờng Đại học đào tạo theo hƣớng ứng dụng thực hành và với

điểm đầu vào không cao sẽ thu hút đƣợc những thí sinh có tổng điểm trên
điểm sàn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào học.
Tóm lại: Trước yêu cầu phát triển giáo dục đại học của nước ta, yêu
cầu phát triển của Hệ thống Thống kê Việt Nam cũng như đòi hỏi nhân lực
cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, khu vực và cả nước, thực hiện
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nhân lực Việt
Nam, có thể khẳng định việc thành lập Trường Đại học Thống kê là cần thiết.
Việc sớm có được Trường Đại học Thống kê trên cơ sở thực hiện thành công
Dự án sẽ giúp ngành Thống kê chủ động nhân lực trình độ cao, bổ sung số
lượng và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác thống kê nhằm thực hiện
Chiến lược phát triển Thống kê Việt nam giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn
đến năm 2030, đồng thời góp phần cung cấp nhân lực chất lượng cao cho
các ngành kinh tế, các doanh nghiệp ở địa phương, khu vực và cả nước.

123


2.2. Thực trạng của Trƣờng Cao đẳng Thống kê và Trƣờng Trung
cấp Thống kê
2.2.1. Thực trạng Trường Cao đẳng Thống kê
a. Quá trình thành lập Trường Cao đẳng Thống kê
Trƣờng Cao đẳng Thống kê đƣợc thành lập ngày 23 tháng 8 năm 2004
theo Quyết định số 4700/QĐ-BGD&ĐT-ĐH&SĐH của Bộ trƣởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo trên cơ sở nâng cấp Trƣờng Cán bộ Thống kê Trung ƣơng.
Tiền thân của Trƣờng Cán bộ Thống kê Trung ƣơng là Trƣờng Nghiệp
vụ Thống kê, đƣợc thành lập ngày 20 tháng 02 năm 1960. Ngày 8 tháng 01
năm 1966, Trƣờng Nghiệp vụ Thống kê đƣợc đổi tên là Trƣờng Cán bộ
Thống kê; Từ tháng 6 năm 1977 Trƣờng Cán bộ Thống kê đƣợc đổi tên thành
Trƣờng Cán bộ Thống kê Trung ƣơng.
Tháng 7 năm 2005 Trƣờng chính thức tuyển sinh khóa Cao đẳng chính

quy đầu tiên;
Trƣờng đã đào tạo, bồi dƣỡng cho Ngành và cho đất nƣớc trên 30 ngàn
cán bộ thống kê, kế toán, tin học và các nghiệp vụ quản lý kinh tế khác ở
trình độ trung cấp và cao đẳng. Trƣờng đã vinh dự đƣợc Đảng và Nhà nƣớc
ghi nhận và tặng thƣởng Huân chƣơng Lao động Hạng Nhất, Hạng Nhì, Hạng
Ba và nhiều phần thƣởng cao quý khác.
b. Cơ cấu tổ chức của Trường
Cơ cấu tổ chức của Trƣờng Cao đẳng Thống kê gồm có:
(1) Ban Giám hiệu.
(2) Hội đồng trƣờng, Hội đồng Khoa học và Đào tạo và các Hội đồng
tƣ vấn khác.
(3) Các phòng chức năng và cơ sở phục vụ đào tạo trực thuộc trƣờng.
(4) Các Khoa và Bộ môn trực thuộc trƣờng.
c. Đội ngũ cán bộ, giảng viên Trường Cao đẳng Thống kê
Tính đến thời điểm 30 tháng 8 năm 2012, toàn trƣờng có 102 cán bộ và
giảng viên, trong đó có 68 giảng viên, 34 cán bộ quản lý phục vụ.
* Về trình độ chuyên môn của giảng viên:

124


- Tất cả các giảng viên của trƣờng đều đạt chuẩn về trình độ, trong số đó
có: 01 tiến sĩ, 7 thạc sĩ đang làm nghiên cứu sinh; 22 thạc sĩ và có 14 đang
học cao học. Trong tƣơng lai gần, đến năm 2013-2014, khi số giảng viên tốt
nghiệp cao học và nghiên cứu sinh thì số lƣợng giảng viên có trình độ trên
đại học sẽ vƣợt quy định về tiêu chí này của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với
các trƣờng cao đẳng, đáp ứng yêu cầu
* Về trình độ lý luận chính trị:
- Cao cấp và tƣơng đƣơng


: 12 chiếm 17,6% số giảng viên

- Trung cấp và tƣơng đƣơng : 47 chiếm 69,1,8% số giảng viên
- Sơ cấp

: 09 chiếm 13,2% số giảng viên

Về nghiệp vụ sư phạm: 100% giảng viên đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng về
nghiệp vụ sƣ phạm.
Đội ngũ giảng viên yêu nghề, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên
môn sâu, thƣờng xuyên chủ động đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và nâng
cao chất lƣợng đào tạo.

d. Cơ sở vật chất và tình hình tài chính của Trường Cao đằng
Thống kê
* Trụ sở nhà trường
Trụ sở của trƣờng trong khuôn viên có diện tích 2,3 ha bao gồm 3 khu
chính: khu Giảng đƣờng; khu Hiệu bộ và khu Ký túc xá.
- Khu Giảng đƣờng, Trung tâm tƣ liệu - thƣ viện đƣợc xây dựng và đƣa
vào sử dụng năm 2008, gồm 3 tòa nhà 5 tầng, diện tích sử dụng 6500 m2 với
40 giảng đƣờng khang trang, 10 phòng máy tính, 3 phòng LAB (dành cho
học ngoại ngữ); 4 phòng tƣ liệu thực hành thống kê, kế toán; thƣ viện với
diện tích sử dụng 378 m2 có gần 6.000 đầu sách với trên 30.000 cuốn.
- Khu Hiệu bộ: 5 tầng, diện tích sử dụng trên 3000 m2, đủ bố trí cho 150
đến 170 cán bộ, giảng viên làm việc.
- Khu Ký túc xá sinh viên: Khánh thành và đƣa vào sử dụng tháng 12
năm 2010, với tòa nhà 7 tầng, diện tích 6.000 m2, 120 phòng đủ bố trí 900
sinh viên.
- Hội trƣờng lớn hiện đại với diện tích xây dựng 700m2 với 500
chỗ ngồi.

125


- Nhà ăn: Diện tích sử dụng trên 1.500m2, đảm bảo phục vụ ăn cho 1500
đến 2000 sinh viên.
- Khu thể thao bao gồm 02 sân cầu lông, 01 sân bóng chuyền, bóng rổ, 01
sân tenis và nhiều câu lạc bộ để cán bộ, giảng viên và học sinh viên tập luyện
và thi đấu.
- Hệ thống sân vƣờn đƣợc quy hoạch với cảnh quan sạch đẹp, văn hoá.
* Tình hình tài chính
Là đơn vị sự nghiệp có thu, Nhà trƣờng thực hiện các chế độ, quy định
về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP do Thủ tƣớng Chính phủ ký
ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị
sự nghiệp công lập.
e. Chương trình đào tạo và bộ giáo trình, tài liệu
Chương trình đào tạo của Trƣờng đƣợc xây dựng theo chƣơng trình
khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có mục tiêu cụ thể, rõ ràng, cấu
trúc hợp lý, khoa học, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, đáp ứng linh hoạt nhu cầu
nhân lực của thị trƣờng lao động phù hợp với từng trình độ.
Chƣơng trình đào tạo đƣợc định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở
tham khảo các chƣơng trình tiên tiến, ý kiến của các chuyên gia, các nhà
tuyển dụng nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực phát triển Ngành và theo yêu cầu
xã hội.
* Về bộ giáo trình, tài liệu: Trong tổng số 56 học phần dành cho chƣơng
trình cao đẳng, ngoài 8 giáo trình sử dụng theo giáo trình chung của Bộ Giáo
dục và Đào tạo (các môn lý luận chính trị, tiếng Anh, giáo dục thể chất, giáo
dục quốc phòng, soạn thảo văn bản và kinh tế vĩ mô), nhà trƣờng đã biên
soạn và xuất bản 48 bộ giáo trình bảo đảm cho học tập và nghiên cứu của học
sinh sinh viên.

f. Kết quả đào tạo
Trƣờng Cao đẳng Thống kê đã có bƣớc phát triển nhanh và ổn định về
qui mô và chất lƣợng đào tạo, đƣợc thể hiện qua các nội dung:
(1) Về công tác tuyển sinh: Thƣờng xuyên đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh
do Nhà nƣớc giao, lƣu lƣợng học sinh sinh viên hàng năm đều tăng.
126


(2) Quy mô đào tạo: Trong 10 năm trở lại đây, Nhà trƣờng luôn giữ
vững quy mô và từng bƣớc mở rộng, trong đó ƣu tiên đào tạo các ngành học
chính qui, giảm dần đào tạo TCCN để tăng quy mô hệ cao đẳng.
(3) Chất lƣợng đào tạo:
Chất lƣợng đào tạo đƣợc giữ vững và từng bƣớc nâng cao, tỷ lệ học sinh
sinh viên tốt nghiệp hàng năm luôn đạt từ 95 - 97%, trong đó: khá, giỏi đạt từ
45 - 52%, đáp ứng yêu cầu về chất lƣợng công chức, viên chức của ngành
Thống kê và nhà tuyển dụng thuộc các thành phần kinh tế. Tỷ lệ học sinh,
sinh viên tốt nghiệp tìm đƣợc việc làm chiếm tới 83%, trong đó có 70% là
đúng chuyên ngành đào tạo.
(4) Liên kết đào tạo:
Từ năm 1999 đến nay, Trƣờng đã tổ chức liên kết với Trƣờng Đại học
Kinh tế Quốc dân, Viện Đại học mở, Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị
kinh doanh - Đại học Thái Nguyên và Học viện Tài chính mở các lớp đào
tạo liên kết chuyên ngành Thống kê kinh tế xã hội, Thống kê doanh
nghiệp, Kế toán doanh nghiệp, Kế toán tổng hợp, Quản trị kinh doanh, Tin
học kinh tế và Tin học quản lý.
2.2.2. Thực trạng Trường Trung cấp Thống kê
a. Quá trình xây dựng và phát triển Trường Trung cấp Thống kê
Trƣờng Trung cấp Thống kê (trƣớc đây là Trƣờng Trung học Thống kê
II) trực thuộc Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, đƣợc thành lập
ngày 23/8/1976. Hiện nay, Trƣờng có địa chỉ tại Khu phố 5, Phƣờng Tân

Hiệp - Thành phố Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai.
b. Cơ cấu tổ chức của Trường Trung cấp Thống kê
- Ban giám hiệu Nhà trƣờng có Hiệu trƣởng và các phó hiệu trƣởng.
- Hội đồng Khoa học và đào tạo, Hội đồng Tuyển sinh và các Hội
đồng khác.
- Các đơn vị chức năng .
- Các tổ bộ môn.
- Tổ chức Đảng, đoàn thể.
c. Đội ngũ cán bộ, giáo viênTrường Trung cấp Thống kê

127


Tổng số: 72 ngƣời; trong đó: nam: 34; nữ: 38
- Giáo viên: 37;
- Cán bộ quản lý, chuyên viên và nhân viên: 35.
* Về đội ngũ giáo viên
Về trình độ, đội ngũ giáo viên của Nhà trƣờng 100% đạt chuẩn giáo viên
TCCN. Với quy mô tuyển sinh và đào tạo hiện tại, Trƣờng đảm bảo đƣợc tỷ
lệ 25 học sinh, học viên trên một giáo viên TCCN quy chuẩn.
* Về cán bộ quản lý, chuyên viên và nhân viên Trường Trung cấp
Thống kê
- Trình độ của cán bộ quản lý, chuyên viên và nhân viên nhƣ sau:
+ Cán bộ quản lý và nhân viên đƣợc đào tạo nghiệp vụ quản lý giáo dục:
10 ngƣời
+ Bồi dƣỡng kiến thức quản lý Nhà nƣớc ngạch chuyên viên và chuyên
viên chính: 30 ngƣời.
+ Trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị và tƣơng đƣơng: 09 ngƣời.
+ Trình độ trung cấp lý luận chính trị: 33 ngƣời.
d. Cơ sở vật chất và tình hình tài chính của Trường Trung cấp Thống kê

* Cơ sở vật chất
Trên diện tích đất 17.737 m2 tại Phƣờng Tân Hiệp, TP.Biên Hòa tỉnh
Đồng Nai: cơ sở vật chất, nhà cửa, trang thiết bị phục vụ đào tạo của nhà
trƣờng đảm bảo tiêu chuẩn quy định của trƣờng TCCN, đầy đủ theo yêu cầu
của môn học, ngành học và quy mô đào tạo trong thời gian qua.
- Khu nội trú trên diện tích 3.300 m2 với 60 phòng ở, căng tin, các khu
công cộng khác: nhà tắm, nhà vệ sinh, sân bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông,...
đáp ứng đƣợc ăn, ở, sinh hoạt an toàn cho 400 học sinh, sinh viên.
* Tình hình quản lý tài chính
Thực hiện công tác tài chính theo NĐ 43 của Chính phủ, đơn vị sự
nghiệp có thu, trong một số năm gần đây số chi tƣơng đƣơng số thu (thu từ
NSNN và số tự thu).
e. Chương trình đào tạo và bộ giáo trình của Trường Trung cấp Thống kê

128


* Chƣơng trình đào tạo: Nhà trƣờng đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo trung
cấp chuyên nghiệp (TCCN) chuyên ngành Thống kê - Kế toán tổng hợp.
* Bộ giáo trình: Trong tổng số 23 học phần của chƣơng trình TCCN đã
đƣợc qui định tại Chƣơng trình khung TCCN do Tổng cục trƣởng Tổng cục
Thống kê ký quyết định phê duyệt, ngoài 7 giáo trình sử dụng theo giáo trình
chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
f. Kết quả đào tạo của Trường Trung cấp Thống kê
Nhà trƣờng đƣợc giao nhiệm vụ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp
(TCCN) chuyên ngành Thống kê - Kế toán tổng hợp.
Tuyển sinh trong 5 năm gần đây của trƣờng trung bình: 600 học
sinh/năm.
Chất lƣợng đào tạo TCCN của Nhà trƣờng đƣợc thƣờng xuyên quan tâm
bằng việc tự đánh giá, kiểm tra và điều chỉnh: nội dung chƣơng trình, phƣơng

pháp sƣ phạm; kết hợp với thăm dò ý kiến của cựu học sinh, các công ty,
doanh nghiệp và các đơn vị sử dụng lao động.
Kết quả chung, chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng đƣợc các cơ quan đơn
vị sử dụng học sinh và xã hội đánh giá cao về kiến thức - kỹ năng và thái độ
làm việc của học sinh trƣờng thống kê.
2. 3. Đánh giá chung về thực trạng 2 trƣờng
Những điểm mạnh:
- Có truyền thống dạy tốt, học tốt, nội bộ thực sự đoàn kết, nhất trí, kỷ
cƣơng, nề nếp luôn đƣợc giữ vững.
- Có môi trƣờng học tập tốt, chất lƣợng đào tạo đƣợc đảm bảo và nâng
cao, sản phẩm đào tạo của trƣờng đáp ứng tốt yêu cầu của xã hội;
- Đội ngũ lãnh đạo 2 nhà trƣờng năng động, sáng tạo, có tƣ duy đổi mới.
- Đội ngũ cán bộ, giảng viên nhiệt tình, tâm huyết có nhiều kinh nghiệm
trong giảng dạy.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị thƣờng xuyên đƣợc tăng cƣờng và hiện
đại hoá phục vụ tốt yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.
- Đời sống, thu nhập của cán bộ, giảng viên ổn định và từng bƣớc đƣợc
nâng cao.

129


- 2 trƣờng đƣợc cơ quan chủ quản là Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch
và Đầu tƣ quan tâm tạo điều kiện phát triển.
- Đƣợc các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng ủng hộ và tạo điều kiện.
Những điểm hạn chế:
- Chất lƣợng đội ngũ giảng viên chƣa đồng đều, giảng viên trẻ chƣa có
điều kiện tiếp xúc nhiều với thực tế, kinh nghiệm còn ít;
- Khuôn viên hiện tại của 2 nhà trƣờng còn chật hẹp.
CHƢƠNG III:

ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỐNG KÊ
3.1. Nguyên tắc xây dựng Trƣờng Đại học Thống kê
Các Nguyên tắc xây dựng Trƣờng Đại học Thống kê bao gồm 6 nguyên
tắc cơ bản và 4 nguyên tắc phát triển.
3.2. Nội dung Đề án thành lập Trƣờng Đại học Thống kê
3.2.1. Tên gọi của trường
- Tên tiếng Việt

: Trƣờng Đại học Thống kê

- Tên giao dịch Quốc tế : University Of Statistics
- Tên viết tắt

: UOS

- Trụ sở chính

: Đƣờng Lê Phụng Hiểu, phƣờng Vệ An, thành
phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Phân hiệu 2

: Phƣờng Tân Hiệp, TP. Biên Hòa tỉnh Đồng Nai.

3.2.2. Sứ mệnh của Trường Đại học Thống kê
Trƣờng Đại học Thống kê là trƣờng đại học công lập, đào tạo cho đất
nƣớc một đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, có khả
năng thích ứng cao. Chú trọng công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc
tế, tiến hành các hoạt động phục vụ cộng đồng, góp phần đắc lực để phát triển
của hệ thống Thống kê Việt Nam và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cả

nƣớc, của từng ngành và địa phƣơng.

130


3.2.3. Mục tiêu của Trường Đại học Thống kê
- Xây dựng Trƣờng Đại học Thống kê trở thành một trƣờng đại học
chuẩn mực và có chất lƣợng cao, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao
cho ngành thống kê và cho xã hội.
- Xây dựng Trƣờng Đại học Thống kê trở thành một trung tâm nghiên
cứu khoa học, đặc biệt chú ý đến việc nghiên cứu các vấn đề khoa học gắn lý
thuyết với thực tiễn của Ngành, địa phƣơng và phục vụ cộng đồng.
- Xây dựng Trƣờng Đại học Thống kê thành một cơ sở đào tạo đa
ngành, đa hệ với hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và trang thiết bị tiên tiến,
đảm bảo môi trƣờng tốt nhất cho giảng dạy, học tập và sinh hoạt.
- Xây dựng Trƣờng Đại học Thống kê trở thành một trong những địa chỉ
đáng tin cậy về giáo dục đào tạo trong khu vực.
3.2.4. Chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức
a) Chức năng
Trƣờng Đại học Thống kê là cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có chức năng đào tạo và
bồi dƣỡng cán bộ có trình độ đại học và các trình độ thấp hơn trong lĩnh vực
thống kê và một số lĩnh vực khác; nghiên cứu khoa học và phục vụ yêu cầu
phát triển ngành Thống kê và phát triển kinh tế - xã hội.
Trƣờng Đại học Thống kê chịu sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Tổng
cục Thống kê về chƣơng trình giảng dạy nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức,
biên chế, tài chính theo quy định của pháp luật.
b) Nhiệm vụ
Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, của Bộ Giáo dục
và Đào tạo và của Tổng cục Thống kê.

c) Cơ cấu tổ chức bộ máy
1- Biên chế của Trƣờng Đại học Thống kê do Tổng cục Thống kê giao.
2- Cơ cấu tổ chức của Trƣờng Đại học Thống kê gồm có:
* Hiệu trƣởng và các Phó Hiệu trƣởng
* Hội đồng trƣờng
* Hội đồng Khoa học và Đào tạo và các Hội đồng tƣ vấn khác
131


* Các phòng chức năng, cơ sở phục vụ đào tạo trực thuộc Trƣờng
* Các Khoa và Bộ môn trực thuộc Trƣờng
3.2.5. Ngành nghề và quy mô đào tạo
a. Các ngành đào tạo
Trƣờng Đại học Thống kê sẽ đào tạo các ngành sau:
- Hệ Đại học (3 ngành)
+ Thống kê (gồm 2 chuyên ngành Thống kê Kinh tế và Thống kê Kinh
doanh);
+ Kế toán (Chuyên ngành Kế toán tổng hợp);
+ Công nghệ Thông tin (Chuyên ngành Tin học Thống kê).
- Hệ Cao đẳng (tiếp tục đào tạo 7 ngành)
b. Hình thức và thời gian đào tạo
Trƣờng thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo Quy chế đào tạo đại học và
cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định
số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
c. Quy mô đào tạo
- Đại học chính quy: Theo yêu cầu của Ngành Thống kê và của xã hội.
Trong 3 năm đầu dự kiến tuyển sinh và đào tạo đại học 3 ngành (với 4
chuyên ngành): Thống kê (các chuyên ngành Thống kê Kinh tế; Thống kê
Kinh doanh); Kế toán (chuyên ngành Kế toán tổng hợp); CNTT (chuyên

ngành Tin học Thống kê) với quy mô tuyển sinh mỗi năm khoảng 200 - 300
sinh viên/ năm.
- Trình độ cao đẳng: Duy trì quy mô 700 sinh viên/năm.
Những năm tiếp theo sẽ mở thêm ngành đào tạo và mở rộng quy mô
tuyển sinh đào tạo đại học, từ 500 - 700 sinh viên/năm, duy trì quy mô tuyển
sinh đào tạo cao đẳng từ 700 - 1000 sinh viên/năm.
3.2.6. Các chương trình đào tạo đại học và giáo trình các học
phần cơ bản
* Các chương trình đào tạo
132


Chƣơng trình đào tạo đƣợc xây dựng thông qua Đề án mở ngành đào
tạo, thực hiện theo thông tƣ 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc “Quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành
đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại
học, cao đẳng”.
Chƣơng trình đào tạo đƣợc xây dựng phù hợp với hình thức đào tạo theo
“Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban
hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ
trƣởng Bộ GD&ĐT.
Trƣờng Đại học Thống kê sẽ đào tạo bậc đại học theo 4 chƣơng trình sau:
- Chƣơng trình Ngành Thống kê - Chuyên ngành Thống kê Kinh tế-xã hội
- Chƣơng trình Ngành Thống kê - Chuyên ngành Thống kê Kinh doanh
- Chƣơng trình Ngành kế toán - Chuyên ngành Kế toán tổng hợp
- Chƣơng trình Ngành CNNT – Chuyên ngành Tin học Thống kê
* Bộ giáo trình: Giáo trình một số học phần cơ bản xem tại phụ lục 13
3.2.7. Tuyển sinh và tổ chức đào tạo
3.2.7.1.Tuyển sinh: Theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục - Đào tạo
và chỉ tiêu đăng ký từng năm, theo lộ trình sau:

- Từ 2015-2017: Chỉ tiêu đại học: 200-300 ; Cao đẳng : 700
- Từ 2017-2020: Chỉ tiêu đại học: 400-500; Cao đẳng : 700
- Từ sau 2020: Mở ngành mới và xin chỉ tiêu theo nhu cầu đào tạo
thực tế.
3.2.7.2. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Thực hiện Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ
thống tín chỉ, ban hành theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày
15/8/2007 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Sinh viên đƣợc công nhận tốt nghiệp và đƣợc cấp bằng cử nhân đại
học sau khi đã đủ các điều kiện theo quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ
chính quy của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.2.8. Đội ngũ cán bộ giảng viên
133


Đến năm 2015 Trƣờng Đại học Thống kê phấn đấu có ít nhất 60% số
giảng viên có trình độ trên đại học, trong đó có từ 7 - 10 tiến sĩ các chuyên
ngành. Đến năm 2020 số lƣợng giảng viên cơ hữu của trƣờng là 220, có 70%
giảng viên có trình độ trên đại học, trong đó 15-20 tiến sĩ các chuyên ngành,
có từ 2 đến 3 Phó Giáo sƣ.
Dự kiến số lƣợng biên chế theo chức danh từng loại viên chức và nhiệm
vụ của họ, thực hiện trong giai đoạn từ 2015-2020 nhƣ sau :
Tổng số: 300 viên chức và ngƣời lao động (220 giảng viên và 80 chuyên
viên, cán sự), có:
- Giảng viên chính :

15

- Giảng viên :


205

- Chuyên viên chính :

10

- Chuyên viên và tƣơng đƣơng: 50
- Cán sự và tƣơng đƣơng :

10

- Nhân viên phục vụ khác:

10

(Ngoài ra hàng năm trường còn mời từ 20 - 30 giảng viên thỉnh giảng là
các GS, PGS, TS ở Hội Thống kê Việt nam, các viện nghiên cứu và các
trường đại học khác)
3.2.9. Cơ sở vật chất
Để đáp ứng cơ sở vật chất cho một trƣờng đại học, trƣớc mắt trong một
vài năm đầu thành lập cần khai thác triệt để, hiệu quả cơ sở vật chất, trang
thiết bị tƣơng đối đồng bộ, hiện đại của Trƣờng Cao đẳng Thống kê và
Trƣờng Trung cấp Thống kê hiện có, tiếp tục bổ sung và hiện đại hoá.
Đề nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh cấp cho trƣờng từ 3-5 ha đất
gần trƣờng để xây dựng cơ sở 2.
Những năm tiếp theo, đầu tƣ xây dựng cơ sở 2 đồng bộ theo tiêu chuẩn
một trƣờng đại học hiện đại với quy mô đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy
từ 4000 - 5000 sinh viên.
3.3. Các điều kiện, giải pháp đảm bảo hoạt động của Trƣờng Đại
học Thống kê


134


3.3.1. Giải pháp về phát triển đội ngũ
1- Trên cơ sở quy hoạch cán bộ quản lý giai đoạn 2006 -2010, tiếp tục
thực hiện công tác quy hoạch cán bộ quản lý giai đoạn 2011 - 2020, bảo đảm
về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng, theo hƣớng trình độ đạt chuẩn, trẻ hóa,
có tính kế thừa bền vững; ƣu tiên bổ sung, đào tạo kịp thời đội ngũ giảng viên
có chất lƣợng. Nâng cao chất lƣợng của đội ngũ giảng viên, tích cực thực
hiện đề án đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ với ba phƣơng án:
đào tạo trong nƣớc, đào tạo ở nƣớc ngoài và kết hợp đào tạo trong nƣớc với
ngoài nƣớc gắn liền với cách tiếp cận, tuyển chọn, bố trí, đánh giá giảng viên
theo quy định của ngành giáo dục. Tiếp tục thực hiện chế độ khuyến khích
thu hút cán bộ, giảng viên trình độ cao.
2- Xây dựng kế hoạch và biện pháp tuyển dụng bổ sung số lƣợng giảng
viên và nâng cao chất lƣợng giảng viên, đạt định mức quy định về tỷ lệ sinh
viên trên giảng viên trong các nhóm ngành nghề đào tạo.
Chủ động xây dựng kế hoạch bổ sung biên chế giảng viên; xây dựng cơ
cấu giảng viên, tuyển đủ giảng viên theo biên chế đƣợc giao. Tiếp tục hợp
đồng, tuyển dụng giảng viên vừa để thay thế giảng viên nghỉ chế độ vừa để
đáp ứng yêu cầu tăng qui mô và ngành nghề đào tạo đảm bảo đủ lực lƣợng
giảng viên giáo dục và tạo quỹ thời gian cho giảng viên học tập nâng cao
trình độ.
Xây dựng biện pháp hỗ trợ kinh phí và thời gian, động viên cán bộ,
giảng viên học cao học và NCS theo các chuyên ngành đào tạo của trƣờng;
phấn đấu mỗi năm có từ 3 đến 5 giảng viên làm NCS.
Mời các giảng viên có học hàm, học vị ở các trƣờng đại học, viện
nghiên cứu, cơ quan Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và các
giảng viên từ các trƣờng đại học nƣớc ngoài tham gia giảng dạy.

3- Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho
cán bộ giảng viên, tạo điều kiện cho họ tham gia các hoạt động chuyên môn,
nghiệp vụ ở trong nƣớc và nƣớc ngoài; chú trọng phát triển các giảng viên
trẻ đảm bảo trình độ đạt chuẩn. Đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ
giảng viên theo quy định. Trẻ hoá đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên
môn cao.

135


4- Tổ chức đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên; chú trọng
việc triển khai đổi mới phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp đánh giá kết quả
học tập.
Các giải pháp trên hƣớng tới các chỉ tiêu 15 HS-SV/1GV, 10 GV/1 cán
bộ quản lý, 4 GV/1 NV phục vụ.
3.3.2. Giải pháp về đào tạo
1- Hoàn thiện nội dung đào tạo các ngành nghề theo mục tiêu đã xác
định và hƣớng theo nhu cầu xã hội. Xây dựng chƣơng trình đào tạo đại học
các ngành dự kiến, đảm bảo việc xin phép mở ngành đại học ngay sau khi có
quyết định thành lập trƣờng đại học.
Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, tiếp tục mở các lớp liên thông trung
cấp lên cao đẳng, các lớp vừa học vừa làm tại Trƣờng và các địa phƣơng,
doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, liên kết với các trƣờng, các địa
phƣơng, các doanh nghiệp để đào tạo liên thông cao đẳng lên đại học các
ngành trƣờng đƣợc phép đào tạo.
2- Thực hiện lộ trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Áp dụng đào tạo tín
chỉ ở hệ cao đẳng vào năm học 2012, Tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm, đến
năm học 2015 áp dụng rộng rãi trong toàn trƣờng.
3- Tăng cƣờng đổi mới phƣơng pháp dạy học bằng những phƣơng tiện
và hình thức khác nhau trong đó đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông

tin vào quá trình dạy học.
4- Tổ chức khảo thí thống nhất trong Trƣờng nhằm nâng cao chất lƣợng
đào tạo. Thực hiện tự kiểm định chất lƣợng giáo dục, tiến đến đăng ký kiểm
định với Bộ GD&ĐT.
5- Thực sự đặt ngƣời học vào vị trí trung tâm, là đối tƣợng phục vụ
trong chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng. Ngƣời học đƣợc hƣớng dẫn đầy đủ về
chƣơng trình giáo dục, kiểm tra đánh giá và các quy định trong quy chế đào
tạo của Bộ GD&ĐT; đƣợc đảm bảo chế độ chính sách xã hội, đƣợc tạo điều
kiện hoạt động đoàn thể, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao để phát triển
toàn diện, đƣợc tƣ vấn về việc làm và các hình thức hỗ trợ khác. Thực hiện
đánh giá năng lực của ngƣời tốt nghiệp theo mục tiêu đào tạo; định kỳ tiến

136


×