Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 180 trang )

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Đề tài: Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam
theo hướng bền vững
TG. Tô Hiến Thà


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực. Các tài liệu được trích dẫn đúng quy định và được
ghi đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Tô Hiến Thà


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
1.1.


Phát triển công nghiệp và phát triển công nghiệp theo
hướng bền vững
1.2.
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp theo
hướng bền vững
1.3.
Kinh nghiệm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững
ở một số nước và bài học cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ Việt Nam
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH
TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
2.1.
Khái quát vị trí, vai trò, điều kiện phát triển và cơ chế,
chính sách tác động đến phát triển công nghiệp theo hướng
bền vững của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
2.2.
Đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững
2.3.
Nguyên nhân của các hạn chế và những vấn đề đặt ra trong
phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo
hướng bền vững
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
3.1.
Dự báo bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát
triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo
hướng bền vững
3.2.

Quan điểm phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ theo hướng bền vững
3.3.
Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

5
10
33
33
49
55
73
73
84
117
124
124
128
132
161
163
164
174



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

BVMT

Bảo vệ môi trường

2

CNHT

Công nghiệp hỗ trợ

3

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

4

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


5

GO

Giá trị sản xuất công nghiệp

6

IC

Chi phí trung gian

7

ICOR

Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư

8

KTTĐ

Kinh tế trọng điểm

9

KCN

Khu công nghiệp


10

KH&CN

Khoa học và công nghệ

11

R&D

Nghiên cứu và phát triển

12

PTBV

Phát triển bền vững

13

SXSH

Sản xuất sạch hơn

14

TFP

Năng suất các nhân tố tổng hợp


15

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

16

VA

Giá trị gia tăng

17

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 2.1: Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của vùng KTTĐ


86

Bắc Bộ
2

Bảng 2.2. Hệ số ICOR của vùng KTTĐ Bắc Bộ và cả nước

89

giai đoạn 2000 - 2008
3

Bảng 2.3. Năng suất lao động vùng KTTĐ Bắc Bộ và cả nước

90

4

Bảng 2.4. Năng suất lao động các ngành vùng KTTĐ Bắc Bộ

91

5

Bảng 2.5: Đóng góp của các KCN vào kim ngạch xuất khẩu

98

một số địa phương vùng KTTĐ Bắc Bộ năm 2008

6

Bảng 2.6: Thâm hụt thương mại của vùng KTTĐ Bắc Bộ và cả
nước 2000-2008

107


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP vùng KTTĐ Bắc Bộ
1
75
2001-2010
2

Hình 2.2. Cơ cấu GDP theo ngành vùng KTTĐ Bắc Bộ năm

76

2000 và 2010
3

Hình 2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ

85

2001-2005

4

Hình 2.4. Qui mô và tốc độ tăng GO công nghiệp theo giá so

85

sánh giai đoạn 2001-2010 của vùng KTTĐ Bắc Bộ
5

Hình 2.5. Cơ cấu công nghiệp theo địa phương ở vùng KTTĐ

88

Bắc Bộ
6

Hình 2.6. Đóng góp của các yếu tố đầu vào cho tăng trưởng

90

của vùng KTTĐ Bắc Bộ so với cả nước và các vùng KTTĐ
khác 2001-2010
7

Hình 2.7. Năng suất lao động công nghiệp vùng KTTĐ Bắc

91

Bộ và các vùng trọng điểm khác
8


Hình 2.8. Tỷ trọng GO công nghiệp trong GDP vùng KTTĐ

93

Bắc Bộ
9

Hình 2.9. Tốc độ tăng NSLĐ vùng KTTĐ Bắc Bộ và cả nước

103

10

Hình 2.10. So sánh đóng góp của các yếu tố đầu vào cho tăng

105

trưởng của vùng KTTĐ Bắc Bộ với một số nước.


5
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu
Công trình“Phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Việt Nam theo hướng bền vững” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập,
do nghiên cứu sinh hoàn thành tại Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng, trên
cơ sở tham khảo hơn 100 công trình, tài liệu có liên quan, dưới sự hướng dẫn
trực tiếp của PGS, TS Phan Huy Đường và PGS, TS Bùi Ngọc Quỵnh cùng
sự tư vấn của nhiều nhà khoa học kinh tế trong nước.

Công trình được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết nhằm trả lời ba câu hỏi
nghiên cứu chính: Thứ nhất, thế nào là một nền công nghiệp phát triển theo
hướng bền vững? vấn đề này đã được nghiên cứu, đề cập như thế nào trong và
ngoài nước? Thứ hai, công nghiệp tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt
Nam trong những năm qua đã phát triển theo hướng bền vững chưa? những
vấn đề đặt ra cần giải quyết là gì? Thứ ba, cần thực hiện những quan điểm và
giải pháp nào để công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam phát
triển theo hướng bền vững?
2. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Phát triển bền vững với ba trụ cột: phát triển kinh tế, giải quyết các vấn
đề xã hội và bảo vệ môi trường là nhu cầu tất yếu và đang là thách thức đối
với mọi quốc gia trong điều kiện toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế hiện nay.
Việc lựa chọn con đường, biện pháp và cơ chế, chính sách bảo đảm PTBV
luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nước trong quá trình phát triển.
Ở Việt Nam, quan điểm phát triển nhanh và bền vững đã sớm được
Đảng và Nhà nước ta đặt ra với nội dung ngày càng hoàn thiện và đã trở
thành một chủ trương nhất quán trong lãnh đạo, quản lý, điều hành tiến
trình phát triển của đất nước trong hơn một thập kỷ qua. Tại Đại hội Đại
biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội


6
2011 - 2020 và Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành T.Ư khoá X được Ðại
hội XI thông qua đều rút ra bài học về mục tiêu phải bảo đảm phát triển
bền vững nền kinh tế, đó là đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng
trưởng và phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền
kinh tế, đồng thời duy trì tỷ lệ tăng trưởng hợp lý. Để thực hiện mục tiêu
PTBV đất nước, ở cấp quốc gia, Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2020 đã được Chính phủ ban hành năm 2012. Đây là một
chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các

Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực
hiện, đồng thời thể hiện sự cam kết của Việt Nam với quốc tế. Tuy nhiên, ở
từng lĩnh vực riêng biệt và ở từng địa phương trong đó có các vùng KTTĐ,
vấn đề PTBV cần được xem xét một cách có hệ thống và cụ thể hoá để có
thể triển khai thực hiện, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp - lĩnh vực có
ảnh hưởng quyết định đến sự PTBV của các vùng này.
Với chủ trương tập trung đầu tư phát triển các vùng KTTĐ có ý nghĩa
tạo động lực, lôi kéo các vùng khác cùng phát triển, Đảng và Nhà nước đã
thành lập bốn vùng kinh tế trọng điểm, trong đó có vùng KTTĐ Bắc Bộ.
Vùng KTTĐ Bắc Bộ gồm có 7 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Dương, Hưng
Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc. Đây là vùng có vị trí
quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Trong thời
gian gầy đây, vùng KTTĐ Bắc Bộ đã có những chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chủ động hội nhập quốc tế. Nhờ
có những chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp đúng đắn nên công
nghiệp trong vùng bước đầu đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Sản xuất
công nghiệp tiếp tục tăng nhanh với GDP gia tăng bình quân 16,2%/năm
trong giai đoạn 2006 - 2010, cao gấp 1,15 lần mức bình quân của cả nước.
Nhìn chung công nghiệp trong vùng đã có một cơ cấu tương đối đầy đủ với sự


7
có mặt của hầu hết các ngành công nghiệp như chế biến nông lâm sản thực
phẩm, khai thác chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, hoá
chất, sản xuất điện... Tỷ trọng công nghiệp trong GDP của vùng năm 2010 là
45,5% [19], cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Những kết quả đạt được
nêu trên là khả quan, nhưng so với tiềm năng, lợi thế và vai trò của vùng KTTĐ
Bắc Bộ thì những kết quả đó chưa đáp ứng được yêu cầu, công nghiệp của vùng
KTTĐ Bắc Bộ vẫn phát triển ở mức khiêm tốn và chưa theo hướng bền vững,
trong đó: tốc độ tăng trưởng cao nhưng không ổn định; giá trị gia tăng thấp, tỷ

suất giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất công nghiệp có xu hướng giảm dần; công
nghệ lạc hậu, chậm đổi mới; công nghiệp hỗ trợ trong vùng kém phát triển... Bên
cạnh đó, việc thành lập các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung...
đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách về mặt xã hội và môi trường, đe doạ đến sự
phát triển bền vững, ổn định của toàn vùng và đất nước. Những vấn đề này
cần sớm được nghiên cứu và có các giải pháp khắc phục kịp thời, đặc biệt
trong bối cảnh Việt Nam tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
với mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Trước những vấn đề cấp bách đó, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển công nghiệp vùng
KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững có ý nghĩa lý luận và thực tiễn
cấp thiết. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Phát triển công nghiệp vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo hướng bền vững” làm luận án tiến sĩ kinh
tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận án được thực hiện nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho những giải
pháp phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Việt Nam theo
hướng bền vững.


8
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự phát triển công nghiệp theo ba
nội dung của phát triển bền vững: kinh tế, xã hội và môi trường.
Phát triển công nghiệp theo hướng bền vững có thể là đối tượng nghiên
cứu của nhiều ngành kinh tế như: Quản lý công nghiệp, kinh tế phát triển,
kinh tế đầu tư, kinh tế học…Trong luận án này, phát triển công nghiệp theo
hướng bền vững được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị,

có nghĩa là phát triển công nghiệp theo hướng bền vững được xem như là cơ
sở để phát triển bền vững nền kinh tế nói chung và giải quyết các quan hệ
kinh tế có liên quan như phân phối thu nhập, việc làm, chia sẻ lợi ích kinh tế,
lợi ích xã hội và lợi ích môi trường giữa các chủ thể có liên quan. Khía cạnh
kinh tế chính trị của luận án còn được thể hiện ở những quan điểm và giải
pháp mang tính định hướng chính sách mà nó đưa ra.
* Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Luận án nghiên cứu phát triển công nghiệp nói chung, không
đi sâu nghiên cứu chi tiết ở các phân ngành công nghiệp cụ thể. Luận án không
chú trọng nghiên cứu, đề xuất các giải pháp mang tính kỹ thuật, mà chủ yếu là
các quan điểm và các giải pháp mang tính định hướng, tính phương pháp luận
của kinh tế chính trị nhằm phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.
Về không gian: Luận án nghiên cứu phát triển công nghiệp theo hướng
bền vững trên địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ trong
mối quan hệ với nền kinh tế quốc dân nói chung.
Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu phát triển công nghiệp ở
vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam trong giai đoạn 2001-2012. Đề xuất các giải
pháp nhằm phát triển công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam theo hướng
bền vững đến năm 2020, tầm nhìn 2030.


9
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Đóng góp mới của Luận án
- Hệ thống hoá và làm rõ quan niệm, nội dung, các tiêu chí đánh giá
phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.
- Khái quát bài học phát triển công nghiệp theo hướng bền vững cho
vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam từ kinh nghiệm của một số nước.
- Đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các quan điểm, giải pháp chủ
yếu nhằm phát triển công nghiệp ở vùng KTTĐ Bắc Bộ Việt Nam theo

hướng bền vững.
* Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
Luận án được thực hiện thành công góp phần cung cấp cơ sở khoa học
cho việc xác định chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp theo hướng
bền vững ở vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Luận án góp
phần phát triển lý luận về phát triển bền vững, áp dụng trong những ngành,
lĩnh vực kinh tế xã hội cụ thể. Đồng thời, Luận án có thể được sử dụng làm tài
liệu nghiên cứu, giảng dạy trong các trường đại học khối kinh tế.


10
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
1.1.1. Các công trình tiêu biểu liên quan đến phát triển bền vững
- Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc trong
Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” (Our common future) đưa ra năm 1987,
đã phân tích các nguy cơ và thách thức đe doạ sự PTBV của các quốc gia trên
thế giới. Trong đó, Báo cáo đã đưa ra khái niệm về PTBV: “sự đáp ứng nhu cầu
của thế hệ hiện tại mà không gây trở ngại cho các thế hệ mai sau” đang được sử
dụng rộng rãi hiện nay.
- Peter P. Rogers, Kazi F. Jalal và John A. Boyd trong cuốn “Giới thiệu về
phát triển bền vững” (An Introduction to Sustainable Development) [103] đã giới
thiệu những kiến thức cơ sở về PTBV, trong đó đã tập trung phân tích những vấn
đề đo lường và chỉ số đánh giá tính bền vững; vấn đề đánh giá, quản lý và chính
sách đối với môi trường; cách tiếp cận và mối liên kết với giảm nghèo; những ảnh
hưởng và phát triển cơ sở hạ tầng; các vấn đề về kinh tế, sản xuất, tiêu dùng,
những trục trặc của thị trường và về vai trò của xã hội dân sự.
- John Blewitt trong cuốn “Tìm hiểu về phát triển bền vững”
(Understanding Sustainable Development) [104] cũng đóng góp một phần quan

trọng vào lý thuyết về PTBV, trong đó phải kể đến những phân tích về mối quan
hệ giữa xã hội và môi trường, PTBV và điều hành của Chính phủ; các công cụ,
hệ thống để PTBV, cũng như phác thảo về một xã hội bền vững.
- Simon Dresner trong cuốn “Các nguyên tắc của phát triển bền vững”
(The Principles of Sustainability) [105] đã tổng hợp và phân tích các vấn đề
có liên quan như: lịch sử phát triển khái niệm PTBV, các cuộc tranh luận hiện
nay về con đường để đạt được sự PTBV; các trở ngại và triển vọng về PTBV.
- Simon Bell và Stephen Morse trong cuốn “Các chỉ số phát triển bền
vững: đo lường những thứ không thể đo?”(Sustainability Indicators:
Measuring the Immeasurable?) [106] đã có đóng góp lớn về lý luận và thực


11
tiễn trong việc sử dụng các chỉ số PTBV. Các tác giả đã giới thiệu hệ thống
các quan điểm và một loạt các công cụ, kỹ thuật có khả năng giúp làm sáng tỏ
hơn những vấn đề phức tạp trên cơ sở tiếp cận định tính hơn là tiến hành các
biện pháp đo lường định lượng.
1.1.2. Các công trình liên quan đến các khía cạnh của phát triển công
nghiệp theo hướng bền vững
- Kevin P. Gallagher và Lyuba Zarsky trong công trình “liệu chiến lược
hội nhập được dẫn dắt bởi FDI của Mêhico có thực hiện được phát triển công
nghiệp theo hướng bền vững” [108], hai tác giả của Viện môi trường và phát
triển toàn cầu, trực thuộc trường Đại học Fletcher School of Law and
Diplomacy and Tufts University, Mỹ cho rằng, phát triển công nghiệp theo
hướng bền vững được thực hiện qua ba thông số: i) sự tăng trưởng năng lực
sản xuất nội sinh, đặc biệt là năng lực đổi mới, ii) cải thiện hiệu quả hoạt động
môi trường của ngành công nghiệp và iii) cải thiện mức sống và giảm sự bất
bình đẳng, đặc biệt thông qua tăng trưởng số lượng công ăn việc làm, tiền
công trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Từ nghiên cứu thực trạng phát triển
công nghiệp tại Mêhico, các tác giả cho rằng, để công nghiệp phát triển theo

hướng bền vững, chính phủ nên coi phát triển công nghiệp theo hướng bền
vững là trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế; chiến lược phát triển công
nghiệp theo hướng bền vững đòi hỏi một sự gia tăng đáng kể trong đầu tư
công cộng và tư nhân theo chiều sâu và mở rộng năng lực đổi mới; phát triển
thị trường trong nước là cơ sở cho sự tăng trưởng sáng tạo và hiệu quả các sản
phẩm công nghiệp; chiến lược phát triển công nghiệp theo hướng bền vững
cũng đòi hỏi cam kết mạnh mẽ trong giảm thiểu thiệt hại về môi trường do
tăng trưởng công nghiệp gây ra.
- UNIDO, “Hướng tới tăng trưởng xanh thông qua phát triển công
nghiệp xanh tại Việt Nam” (Towards Green Growth Through Green Industry
Development in Viet Nam) [109]. Báo cáo này chia sẻ các kết quả đánh giá


12
toàn diện về cơ hội và thách thức cho việc giải quyết một số vấn đề cấp bách
nhất của Việt Nam về môi trường công nghiệp trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện
nay. Báo cáo tạo tiền đề phát triển một khung chính sách cho việc triển khai mở
rộng các phương pháp tiếp cận công nghiệp xanh nhằm mục đích đạt được tăng
trưởng xanh tại Việt Nam.
Thông qua điều tra và nghiên cứu tài liệu môi trường ô nhiễm ở cấp độ
vi mô doanh nghiệp, hộ gia đình tại các làng nghề ở Việt Nam, cụ thể là làng
Bình Yên, Nam Định và thí điểm xây dựng mô hình thành phố sinh thái tại
Hội An, báo cáo khuyến nghị: một là, để phát triển công nghiệp xanh trong
các lĩnh vực tài nguyên và năng lượng cần một lộ trình đổi mới công nghệ tự
nguyện từ phía doanh nghiệp; Thứ hai, sự quyết tâm của chính quyền địa
phương để phát triển một thành phố sinh thái Hội An vào năm 2030 là minh
chứng rõ ràng về lợi ích nhiều mặt của phát triển kinh tế du lịch - từ đó đưa ra
Kế hoạch hành động vì một nền công nghiệp xanh để giúp cải thiện môi
trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, nghiên cứu ở làng Bình Yên
cho thấy, việc tái chế phế liệu nhôm để sản xuất xoong, nồi đã mang lại sự

giàu có cho dân làng, nhưng cũng đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng
đến sức khoẻ và do đó không thể chấp nhận được từ quan điểm phát triển bền
vững. Dân làng cũng bị cuốn vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa công ăn
việc làm và thu nhập trong ngắn hạn, vấn đề sức khoẻ ở trung hạn và các tác
động môi trường mà họ không thể tự giải quyết được.
- Jan Harmsen Joseph B. Powell trong cuốn sách “Phát triển bền vững
trong các ngành công nghiệp” (Sustainable development in the process
industries), [111] đã cung cấp một bức tranh tổng quát và đưa ra các giải pháp
nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp công nghiệp tiếp tục phát triển trước những
thách thức về môi trường và xã hội trong sản xuất. Từ việc tổng quan các định
nghĩa về phát triển bền vững, các tác giả đã khẳng định vai trò cũng như ảnh


13
hưởng của phát triển công nghiệp đối với phát triển bền vững. Với những
nghiên cứu định lượng các trường hợp cụ thể trong các ngành hoá chất, dầu
khí, sản xuất vật liệu và khai thác khoáng sản, Cuốn sách giới thiệu các cách
thức cho các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ sử dụng hiệu quả tài nguyên thông
qua việc hợp tác giữa các ngành công nghiệp khác nhau để đạt được sự phát
triển theo quan điểm phát triển bền vững trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội và
môi trường.
Cuốn sách này đã cung cấp thêm cơ sở phương pháp luận để nghiên
cứu sinh tiếp cận phát triển công nghiệp theo hướng bền vững trên 3 mặt kinh
tế, xã hội và môi trường.
- “Hướng tới phát triển bền vững ở khu vực Trung Mỹ và Caribê”
(Towards Sustainable Development in Central America and the Caribbean)
của Anders Danielson, phó giáo sư Khoa kinh tế, Đại học Lund Thuỵ Điển và
A. Geske Dijkstra, giảng viên kinh tế, Khoa Khoa học xã hội, Đại học
Erasmus, Rotterdam, Hà Lan [112]. Cuốn sách tập trung các bài viết của
nhiều tác giả thuộc Hiệp Hội Nghiên cứu châu Âu trên vùng Caribê và Trung

Mỹ) ở Portsmouth, Vương quốc Anh. Theo các tác giả cuốn sách, sau khi suy
giảm kinh tế trong đầu những năm 1980, vào những năm cuối của thập niên
90, thế kỷ 20, tăng trưởng kinh tế đã phục hồi ở hầu hết các nước trong khu
vực Trung Mỹ và vùng Caribê. Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng này đã để lại
những lỗ hổng liên quan đến tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
Các tác giả cho rằng, vấn đề phát triển bền vững sẽ vẫn là một vấn đề quan
trọng đối với khu vực trong thời gian tới. Cuốn sách đã đánh giá các khía
cạnh của phát triển bền vững, đặc biệt là các khía cạnh kinh tế vĩ mô, xã hội
và sinh thái. Cuốn sách cũng tập trung phân tích, so sánh những khía cạnh của
phát triển bền vững một số quốc gia Trung Mỹ và Caribê một cách cụ thể như
Haiti, Nicaragua và Honduras. Các chương của cuốn sách đã cho thấy mối


14
quan hệ giữa cải cách kinh tế theo hướng kinh tế thị trường và phát triển bền
vững trong khu vực Trung Mỹ. Theo các tác giả, cải cách ở khu vực Trung
Mỹ là sự lựa chọn tối ưu cho phát triển bền vững.
- Kế toán quản trị môi trường cho sản xuất sạch hơn của tác giả Stefan
Schaltegger, Martin Bennett, Roger L. Burritt, Christine Jasch [113]. Theo
cuốn sách, phát triển bền vững đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm không chỉ về
kinh tế mà còn phải quan tâm đến các phương thức bảo đảm bền vững về môi
trường và xã hội. Sự phát triển bền vững doanh nghiệp đến lượt nó đòi hỏi phải
cần thay đổi theo hướng sản xuất sạch hơn. Kế toán quản lý môi trường cho sản
xuất sạch hơn đưa ra một bộ công cụ cho các công ty để thu thập, đánh giá và giải
thích những thông tin mà họ cần để ước tính tiềm năng sản xuất sạch hơn nhằm
thực hiện tiết kiệm chi phí và đưa ra quyết định tốt nhất về sản xuất sạch hơn. Do
vậy, kế toán quản trị môi trường là chìa khoá cho thúc đẩy tiến bộ về môi trường,
tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và tính bền vững của doanh nghiệp
thông qua các phương tiện sản xuất sạch hơn.
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

1.2.1. Các công trình tiêu biểu liên quan đến phát triển bền vững
Khái niệm “PTBV” được biết đến ở Việt Nam vào khoảng cuối thập
niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhưng nó
lại sớm được thể hiện ở nhiều cấp độ.
Về mặt học thuật, thuật ngữ này được giới khoa học nước ta tiếp thu
nhanh. Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể
đến là công trình do giới nghiên cứu môi trường tiến hành như "Tiến tới môi
trường bền vững”. Công trình này đã tiếp thu và thao tác hoá khái niệm
PTBV theo Báo cáo Brundtland như một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên bốn
lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về
mặt môi trường, bền vững về mặt kỹ thuật.


15
Lưu Đức Hải, Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững. Cuốn sách
đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động quản lý môi trường cho
PTBV. Cuốn sách đã xác định PTBV qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững
môi trường, bền vững văn hoá, đã tổng quan nhiều mô hình PTBV như mô hình 3
vòng tròn kinh kế, xã hội, môi trường giao nhau của Jacobs và Sadler (1990), mô
hình tương tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản
xuất, xã hội của WCED (1987), mô hình liên hệ thống kinh tế, xã hội, sinh thái
của Villen (1990), mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của Ngân
hàng Thế giới.
Đề tài Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở
Việt Nam - giai đoạn I của Viện Môi trường và PTBV, Liên hiệp các Hội
Khoa học kỹ thuật Việt Nam. Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí PTBV của
Brundtland và kinh nghiệm các nước: Trung Quốc, Anh, Mỹ, các tác giả đã
đưa ra các tiêu chí cụ thể về PTBV đối với một quốc gia là bền vững kinh tế,
bền vững xã hội và bền vững môi trường. Đồng thời cũng đề xuất một số
phương án lựa chọn bộ tiêu chí PTBV cho Việt Nam.

Hà Huy Thành, Nguyễn Ngọc Khánh, Phát triển bền vững: từ quan
niệm đến hành động. Cuốn sách đã nghiên cứu tổng quan nội dung cơ bản và
quá trình hình thành và phát triển của khái niệm, khung khổ, chương trình
hành động, chỉ tiêu PTBV của Liên hợp quốc và các quốc gia, khu vực trên
thế giới. Trên cơ sở đó, rút ra những bài học về PTBV phù hợp với điều kiện
của Việt Nam.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu này có một điểm chung là thao
tác hoá khái niệm PTBV theo Brundtland, tuy nhiên những thao tác này còn
mang tính liệt kê, tính thích ứng của các chỉ báo với thực tế Việt Nam, cụ thể
là ở cấp độ địa phương, vùng, miền, hay các lĩnh vực hoạt động của đời sống
xã hội vẫn chưa được làm rõ.


16
Nghiên cứu cơ bản và có hệ thống nhất về vấn đề PTBV ở Việt Nam
được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện
Chương trình nghị sự 21 quốc gia Việt Nam” - VIE/01/021 do Bộ Kế hoạch
và Đầu tư chủ trì thực hiện với sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và
sự hỗ trợ hợp tác của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, Cơ quan phát
triển quốc tế Đan Mạch, Cơ quan phát triển quốc tế Thuỵ Điển. Dự án gồm 4
hợp phần chính trong đó có hợp phần nghiên cứu chính sách PTBV. Nghiên
cứu này đã hệ thống, phân tích và cụ thể hoá chính sách PTBV vào điều kiện
cụ thể của Việt Nam trên các lĩnh vực: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; phát triển
các KCN; chính sách phát triển công nghiệp; chính sách năng lượng; chính
sách đô thị hoá; chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài; tổng kết
các mô hình PTBV.
Luận cứ khoa học cho các quan điểm và chính sách chủ yếu nhằm phát
triển và bền vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011-2020, Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp nhà nước do PGS, TS Bùi Tất Thắng làm chủ nhiệm đề tài. Đề
tài đã tổng quan lý luận cơ bản để xác định các quan điểm và chính sách chủ

yếu nhằm phát triển và bền vững nền kinh tế. Nhóm tác giả của đề tài đã khái
quát một số bài học kinh nghiệm lịch sử của một số nước về phát triển nhanh
và bền vững kinh tế; Phân tích những vấn đề cấp thiết từ bối cảnh trong nước
đối với yêu cầu phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế. Từ đó, Đề tài đề
xuất quan điểm và giải pháp chính sách chủ yếu để phát triển nhanh và bền
vững nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 2011-2020.
Chính sách công và phát triển bền vững, trường Đại học Kinh tế, Đại
học Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách bao gồm các bài viết của Hội thảo Chính
sách công và phát triển bền vững lần thứ 8, tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 11-9-2012. Cuốn sách đã cung cấp thêm những
khía cạnh khác của phát triển bền vững trong bối cảnh khủng hoảng nợ công


17
đang lan rộng tại các nước Liên minh Châu Âu, đe doạ sự sụp đổ khu vực đồng
tiền chung Châu Âu.
1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng
công nghiệp
Hoàn thiện chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam của GS.TS
Kenichi Ohno và GS.TS Nguyễn Văn Thường. Trong công trình này các tác
giả đã gợi ý thiết kế một chiến lược phát triển công nghiệp toàn diện và hiện thực
ở Việt Nam; so sánh chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam với các
nước trong khu vực; nêu lên những kinh nghiệm của các nước ASEAN trong
phát triển các ngành công nghiệp điện, điện tử, sản xuất ô tô, xe máy và một số
ngành công nghiệp phụ trợ. Trên cơ sở đó, công trình rút ra những bài học kinh
nghiệm cho ngành công nghiệp Việt Nam.
Nâng cao chất lượng tăng trưởng của ngành công nghiệp Việt Nam
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của tác giả Lê Huy Đức. Bài
báo đã làm rõ khái niệm chất lượng tăng trưởng công nghiệp, quan hệ giữa
chất lượng và số lượng tăng trưởng công nghiệp và yêu cầu của việc nâng cao

chất lượng tăng trưởng công nghiệp. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát
triển công nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn 1991-2003, tác giả đã chỉ ra
những thành tựu và hạn chế về chất lượng tăng trưởng công nghiệp cùng
những nguyên nhân khách quan và chủ quan của nó.
Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế công nghiệp của Hồ Lê
Nghĩa. Luận án đưa ra cách tiếp cận mới về vấn đề chất lượng tăng trưởng
công nghiệp ở một nước đang phát triển như Việt Nam, khác với cách tiếp
cận của các nước công nghiệp phát triển ở hai điểm: i) phân biệt rõ sự khác
nhau giữa quan niệm về chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững trong
điều kiện Việt Nam thay vì đồng nhất hai quan niệm này trong các nghiên cứu


18
trước đây; ii) công nghiệp Việt Nam cần ưu tiên đạt tốc độ tăng trưởng và giá
trị gia tăng cao duy trì trong dài hạn, đồng thời đảm bảo tối thiểu các yêu cầu
về môi trường, tiến tới phát triển bền vững. Luận án đã đề xuất chọn hệ thống
chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng công nghiệp Việt Nam giai đoạn đến
năm 2020, trong đó ưu tiên các chỉ tiêu kinh tế thay vì đặt vai trò ngang nhau
giữa ba nhóm tiêu chí: kinh tế, xã hội, và môi trường. Với cách tiếp cận trên,
luận án đã có một số phát hiện và đề xuất nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành
công nghiệp điện tử Việt Nam.
Luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp
phân tích đánh giá tổng hợp; phân tích định lượng kết hợp với phân tích định
tính để đánh giá các dữ liệu; Phương pháp thống kê so sánh; Phương pháp
phỏng vấn trực tiếp.
Công trình luận án trên đã có những đóng góp không nhỏ trong việc
tiếp cận vấn đề chất lượng tăng trưởng công nghiệp, đặc biệt là đã hệ thống
hoá các tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng công nghiệp ở Việt Nam
hiện nay. Đây là những gợi ý quan trọng để nghiên cứu sinh vận dụng đánh

giá chất lượng tăng trưởng của công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ. Tuy nhiên,
luận án trên chưa đi sâu phân tích các khía cạnh môi trường và xã hội trong
phát triển công nghiệp; các luận điểm đánh giá thực trạng và các giải pháp
nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp của luận án trên chỉ trong ngành
công nghiệp điện tử, do đó chưa thể cung cấp cái nhìn bao quát về chất lượng
tăng trưởng công nghiệp Việt Nam nói chung.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành điện tử gia dụng ở Việt
Nam, luận án tiến sĩ kinh tế của Trương Chí Bình. Luận án đã cung cấp các
luận cứ lý thuyết và thực tiễn về cách thức phát triển CNHT ngành điện tử gia
dụng, làm rõ bản chất, thành phần, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT,
từ đó khẳng định quan điểm về phát triển CNHT cho Việt Nam là dựa trên mạng


19
lưới của “lý thuyết trò chơi”, với vai trò tích cực của các tập đoàn đa quốc gia và
các nhà cung ứng quốc tế.
Đặc biệt, tác giả luận án đã chỉ ra các nguyên nhân CNHT ngành điện
tử gia dụng ở Việt Nam chưa phát triển và khẳng định, CNHT ngành điện tử
gia dụng có thể phát triển khi Việt Nam tham gia được vào các lớp cung ứng
trong mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia. Trên cơ sở các luận cứ
này, luận án đã kiến nghị một số giải pháp để phát triển CNHT ngành điện tử
gia dụng ở Việt Nam.
Báo cáo Năng lực cạnh tranh công nghiệp Việt Nam 2011 của Bộ Công
Thương Việt Nam và Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc. Báo cáo
nhận định rằng công nghiệp hoá là cốt lõi của tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Theo Báo cáo, thúc đẩy công nghiệp chế tạo có vai trò quan trọng để Việt
Nam tạo ra nhiều của cải và việc làm hơn trong tương lai. Báo cáo này lập
luận rằng chuyển dịch cơ cấu hướng đến một số ngành chiến lược thâm dụng
công nghệ nhất định có thể đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, nhờ đó tạo
ra các điều kiện hợp lý cho tăng trưởng bền vững. Sử dụng phương pháp luận

được UNIDO xây dựng, Báo cáo tập trung vào công nghiệp chế tạo nhằm hỗ
trợ các nhà hoạch định chính sách trong việc xác định các lĩnh vực có thể can
thiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp. Báo cáo cũng xem xét
khả năng xây dựng mối liên kết giữa các ngành công nghiệp nhằm nâng cao
giá trị gia tăng trong các sản phẩm hiện có và tham gia vào các ngành mới
năng động hơn.
Báo cáo Đầu tư công nghiệp Việt Nam 2011 - Tìm hiểu về tác động của
đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển công nghiệp. Báo cáo này là kết
quả hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổ chức phát triển công nghiệp
Liên hợp quốc. Báo cáo đã phản ánh những mặt tác động quan trọng của đầu
tư trực tiếp nước ngoài đối với công nghiệp Việt Nam; phản ánh một nền


20
công nghiệp đang vươn mình đạt tới thành công trên những thị trường toàn
cầu đang ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn.
Báo cáo cho biết, các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp
có được hiệu quả sản xuất và kinh doanh cao hơn. Các khu công nghiệp cũng
thu hút được nhiều doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ cao hơn so với các
địa phương bên ngoài khu công nghiệp. Báo cáo cũng cho rằng, mức độ ổn
định về kinh tế, chính trị, chi phí lao động và môi trường pháp lý là yếu tố
thích hợp nhất mang tính quyết định trong đầu tư và đều đã có sự cải thiện
tích cực trong mắt nhà đầu tư.
Từ kết quả trên, Báo cáo đưa ra chín khuyến nghị như: đánh giá mô
hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp FDI; tập trung
phát triển nguồn nhân lực và hình thành kỹ năng; cải thiện một số điểm chưa
tích cực về môi trường kinh doanh như cơ sở hạ tầng, mạng lưới điện, và các
quy định chưa rõ ràng khác; đánh giá ưu đãi đầu tư và chính sách đối với khu
công nghiệp; phát triển CNHT; …
Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam của GS,TS Hoàng

Văn Châu. Cuốn sách là kết quả của đề tài nghiên cứu cấp nhà nước “ Chính sách
phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đến năm 2020” do Trường Đại học
Ngoại thương chủ trì. Cuốn sách đã khái quát chung về CNHT và chính sách phát
triển CNHT; Trình bày chính sách phát triển CNHT của một số nước trên thế giới
và rút ra bảy bài học kinh nghiệm, cả thành công và thất bại đối với Việt Nam.
Cuốn sách cũng nghiên cứu thực trạng CNHT và chính sách phát triển CNHT của
Việt Nam, từ đó đề xuất thể chế và chính sách phát triển CNHT nói chung và
chính sách đối với một số ngành CNHT cụ thể của Việt Nam đến năm 2020.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ - Đánh giá thực trạng và hệ quả của
PGS, TS Trần Đình Thiên. Cuốn sách đã khái quát cơ sở lý luận, kinh nghiệm
quốc tế về phát triển CNHT và rút ra tám bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.


21
Tác giả của cuốn sách cũng đã phân tích thực trạng phát triển CNHT ở Việt
Nam và trên một số ngành cụ thể, xác định nguyên nhân của những yếu kém và
hệ quả của nó. Từ đó, cuốn sách đã đưa ra năm định hướng và đề xuất tám giải
pháp nhằm phát triển CNHT ở Việt Nam trong những năm tới.
Tái cơ cấu ngành công nghiệp theo yêu cầu phát triển bền vững của
GS.TS Nguyễn Kế Tuấn. Tác giả bài báo đã đánh giá thực trạng cơ cấu ngành
công nghiệp của việt nam trong giai đoạn 1991-2009 và rút ra kết luận: Trong
khi tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác có xu hướng giảm thì quy mô
sản lượng lại tăng khá nhanh, chủ yếu là những tài nguyên không có khả năng
tái tạo; Tuy công nghiệp chế biến có tỷ trọng ngày càng lớn, nhưng chủ yếu
lại là các ngành gia công cho nước ngoài hoặc chế biến nông sản với giá trị
gia tăng thấp; Sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào nước ngoài ở cả các yếu tố
vật chất phục vụ sản xuất (máy móc thiết bị và nguyên vật liệu) và tiêu thụ
sản phẩm. Do vậy, khi quy mô sản xuất công nghiệp càng mở rộng, mức nhập
siêu ngày càng tăng; Quan hệ liên kết giữa các ngành công nghiệp còn lỏng
lẻo và kém hiệu quả. Các ngành công nghiệp phụ trợ còn nhỏ bé, phần lớn

nguyên phụ liệu phải nhập khẩu. Công nghiệp năng lượng chưa đáp ứng được
yêu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế. Từ những đánh giá đó, tác giả đã đề
xuất sáu định hướng cho chiến lược tái cơ cấu ngành công nghiệp Việt Nam.
1.2.3. Các nghiên cứu đề cập đến khía cạnh môi trường, xã hội trong
phát triển công nghiệp
Chính sách môi trường cho phát triển bền vững - cách tiếp cận bằng
mô hình cân đối liên ngành, liên vùng của TS Lê Hà Thanh - Bùi Trinh Dương Mạnh Hùng. Bài viết đã giới thiệu mô hình đo lường tác động liên
ngành và liên vùng của các hoạt động kinh tế cũng như các tác động môi trường
tiềm ẩn của các hoạt động này. Phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu tại Hà Nội.
Theo bài báo, ô nhiễm nước được xem là vấn đề cấp bách nhất của thành phố.
Chỉ tiêu được sử dụng trong bài báo để phản ánh mức độ ô nhiễm là nhu cầu oxi


22
sinh hoá. Dựa trên kết quả phân tích, các tác giả đưa ra một số khuyến nghị về
chính sách môi trường hướng tới phát triển bền vững cho Việt Nam
Tác động xã hội vùng của khu công nghiệp ở Việt Nam, Sách chuyên khảo
của tác giả Nguyễn Bình Giang. Cuốn sách đã tập trung vào phát hiện, đánh giá
và phân tích các tác động xã hội vùng của việc phát triển khu công nghiệp tới
cộng đồng dân cư ở các địa phương xung quanh khu công nghiệp. Đồng thời
cuốn sách cũng đã giới thiệu một số kinh nghiệm của các nước Đông Á về tác
động xã hội vùng của khu công nghiệp, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn
chế tác động xã hội vùng tiêu cực của các khu công nghiệp ở Việt Nam.
Tác động của biến đổi khí hậu đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
của Việt Nam của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Nhóm nghiên
cứu kinh tế phát triển của trường Đại học tổng hợp Copenhagen, Viện nghiên
cứu kinh tế phát triển thế giới của Đại học Liên hợp quốc. Báo cáo này đã trình
bày phân tích tổng hợp về tác động của biến đổi khí hậu cho Việt Nam đến năm
2050. Ba yếu tố trong phân tích đã được Báo cáo đề cập gồm: Thứ nhất, các
phân tích dựa vào hàng loạt mô hình cấu trúc nối những kịch bản biến đổi khí

hậu với kết quả về kinh tế. Thứ hai, xem xét sáu kênh tác động quan trọng: sản
lượng cây trồng, nước cho thuỷ lợi, sản xuất thuỷ điện, hệ thống đường giao
thông, nước biển dâng và bão. Cuối cùng, phân tích xem xét dự báo khí hậu của
56 kịch bản của mô hình tuần hoàn tổng thể. Sự kết hợp giữa ba yếu tố trên cho
phép Báo cáo phân tích chi tiết về tác động của biến đổi khí hậu cho Việt Nam.
Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam,
của Nguyễn Văn Nam, Ngô Thắng Lợi. Cuốn sách đã phân tích cơ sở lý thuyết
vùng KTTĐ; vai trò của vùng KTTĐ trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta,
nội dung và các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững các vùng KTTĐ. Bên cạnh
đó, tác giả cuốn sách đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về sự hình thành các
vùng KTTĐ, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, chủ yếu là kinh
nghiệm về vai trò của chính phủ và việc sử dụng cơ chế, chính sách có liên quan


23
đến vấn đề tổ chức hoạt động của các vùng KTTĐ. Đặc biệt, cuốn sách đã hệ
thống hoá các cơ chế chính sách về vùng KTTĐ, phân tích định tính và định
lượng tác động của một số chính sách đến một số chỉ tiêu phát triển bền vững
của các vùng KTTĐ cũng như phân tích tính lan toả của vùng KTTĐ đến phát
triển kinh tế xã hội của quốc gia. Trên cơ sở đó, cuốn sách đã đề xuất nội dung
đổi mới hoàn thiện cơ chế chính sách cho vùng KTTĐ cũng như là các khuyến
nghị cần thiết để tổ chức thực hiện cơ chế chính sách nhằm phát triển bền vững
vùng KTTĐ và áp dụng vào điều kiện kinh tế của từng vùng.
Một số vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình công nghiệp hoá,
đô thị hoá ở Việt Nam hiện nay (Qua khảo sát ở các tỉnh miền núi phía Bắc), của
PGS, TS. Võ Văn Đức và TS. Đinh Ngọc Giang. Cuốn sách gồm hai chương đã
trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn về giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội nảy
sinh trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá từ đó đưa ra quan điểm và
giải pháp cơ bản nhằm giải quyết những vấn đề trên ở Việt Nam hiện nay. Cuốn
sách khẳng định, việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá là

ưu tiên phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Tuy
nhiên trên thực tế, tiến hành công nghiệp hoá, đô thị hoá lại là nguyên nhân làm
phát sinh các vấn đề xã hội. Các tác giả của cuốn sách cho rằng, những vấn đề
đó sẽ là lực cản, làm chậm lại quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, đô thị hoá.
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, các tác giả đã
cho thấy, bất cứ quốc gia nào tự đặt cho mình mục tiêu tăng trưởng kinh tế tách
rời mục tiêu phát triển xã hội thì sớm muộn quốc gia đó sẽ xảy ra sự mất cân đối
nghiêm trọng và sẽ sớm rời vào tình trạng bất ổn.
1.2.4. Các công trình đề cập trực tiếp về phát triển công nghiệp theo
hướng bền vững
Tham luận Điều chỉnh chiến lược công nghiệp để tiến tới phát triển bền
vững của tác giả Lê Minh Đức, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Công nghiệp
tại Hội nghị toàn quốc về phát triển bền vững lần thứ nhất.


×