Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.44 KB, 6 trang )

Chương V
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
VÀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

Gv: Lý Kim Cương
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
1.Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng
a.Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định
thành công của cách mạng.
- Đại đoàn kết dân tộc là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng:
“ Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”
“Nhờ sức đoàn kết của toàn dân mà chúng ta tranh được độc lập”
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công”.
-==> đại đoàn kết dân tộc phải được xem là vấn đề chiến lược:“Đoàn kết
của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính
sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị”( Hồ Chí Minh, Toàn
tập,t7, tr 438).
- => Đảng và nhà nước phải coi trọng công tác dân vận và công tác mặt
trận.
b. Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của
cách mạng.
-Đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của Đảng.
Đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong toàn Đảng, toàn dân (được
thể hiện trong chủ trương, đường lối của Đảng; được toàn Đảng hiểu thấu và
thực thi). HCM: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong
8 chữ: đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc” (phát biểu ngày 3/3/1951).
HCM luôn nhắc nhở cán bộ, Đảng viên phải nắm vững quan điểm quần
chúng.
- Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của mọi công
tác cách mạng, của mọi thời kỳ cách mạng.


- Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của toàn dân
tộc, là trách nhiệm của mỗi người dân.
2.Nội dung của đại đoàn kết dân tộc
a.Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân.
- Đối tượng của khối đại đoàn kết dân tộc: toàn dân tộc  Tất cả những
người VN yêu nước, tán thành mục tiêu cách mạng, không phân biệt tôn giáo,
giai cấp, sắc tộc, chính kiến…
“Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn
phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng
sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ” (HCM tt, t7, tr 438).
Quan điểm này được thể hiện trong:
+ Đường lối tập hợp lực lượng Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sách
lược vắn tắt  lực lượng cách mạng gồm công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí
1


thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, phú nông, trung và tiểu địa chủ, tư sản
dân tộc (t3, tr3-4)
+ Các lời kêu gọi quốc dân của Hồ Chí Minh ví dụ: Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến, Người kêu gọi: “ Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già,
người trẻ, không chia tôn giáo, dân tộc, đảng phái. Hễ là người Việt Nam thì
phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”; bài “Không có gì quý hơn
độc lập tự do”…)
b. Thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc phải kế thừa truyền thống yêu nước,
nhân nghĩa,đoàn kết của dân tộc, đồng thời, phải có lòng khoan dung, độ
lượng, tin vào nhân dân, tin vào con người.
Muốn mở rộng tối đa khối đại đồn kết dân tộc, phải có phương pháp.
Phương pháp để củng cố, mở rộng khối đại đoàn kết dân tộc:
+Tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng (tuyên truyền, phát huy
chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa của dân tộc, …)

+ Ứng xử thích hợp với các tuyến lực lượng bằng thái độ hợp tác chân thành,
thân ái, khoan dung nhằm tập hợp tối đa lực lượng cách mạng và thu hẹp tối đa lực
lượng phản cách mạng. Hồ Chí Minh: “Trong mấy triệu người cũng có người thế này
thế khác, nhưng thế này thế khác đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng
đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng ít hay nhiều có lòng ái
quốc. Đối với những đồng bào lạc lối lầm đường, ta phải dùng tình cảm thân ái mà
cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn kết, có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn
sẽ vẻ vang” (Hồ Chí Minh, t4, tr 246-247).
Thái độ hợp tác chân thành, khoan dung, độ lượng xuất phát từ niềm tin tưởng
vào dân (tin vào lòng yêu nước của nhân dân, tin vào sức mạnh đại đoàn kết, tin vào
khả năng tự sửa chữa để tự hoàn thiện của con người…). Tin dân  mở rộng đại
đoàn kết toàn dân.
+ Có phương pháp khoa học trong tổ chức các đoàn thể quần chúng, xây dựng
Mặt trận dân tộc thống nhất (phải có hình thức tập hợp đa dạng; cương lĩnh của mặt
trận và của các đoàn thể phải thiết thực, rõ ràng, đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của
quần chúng; nội dung hoạt động phong phú….)
3. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc
a. Hình thức tổ chức khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất
- CM là sự nghiệp của quần chúng. Nhưng, quần chúng muốn mạnh phải được tổ
chức lại. Một trong những thành công của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng CSVN,
của cách mạng Việt Nam là đã xây dựng được mô hình và cách thức tập hợp lực
lượng nhằm tập trung cao độ sức mạnh toàn dân vào “Mặt trận dân tộc thống nhất”.
Mặt trận dân tộc thống nhất là hình thức tổ chức cao nhất của khối đại đoàn kết toàn
dân.
+ Mặt trận dân tộc thống nhất là một liên minh tự nguyện của các lực lượng
chính trị xã hội bao gồm tất cả các giai cấp, tầng lớp, các bộ phận sắc tộc, tôn giáo,
đảng phái... ; là hình thức tổ chức cao nhất của khối đại đoàn kết toàn dân.
+ Lịch sử mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam:
18/11/1930: Hội phản đế đồng minh
1936-1939: Mặt trận Dân chủ Đông Dương

1939-1941: Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
1941-1951: Mặt trận Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh)
2


1951-1955: Mặt trận Liên Việt
1955-1976: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
1960-1976: Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam
1976 nay: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
b. Các nguyên tắc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất:
+ MTDTTN được xây dựng trên nền tảng liên minh công-nông-trí thức, dưới
sự lãnh đạo của Đảng.
“Để làm tròn trách nhiệm lãnh đạo cách mạng, Đảng phải dựa vào giai cấp
công nhân, lấy liên minh công-nông làm nền tảng vững chắc để đoàn kết các tầng lớp
khác trong nhân dân. Có như thế mới củng cố được lực lượng cách mạng và đưa cách
mạng đến thắng lợi cuối cùng”.
*Tại sao MTDTTN phải có liên minh công-nông-trí thức làm nền tảng?
*Tại sao nòng cốt, nền tảng đó phải là giai cấp công nhân, nông dân và trí
thức?
+ Mặt trận dân tộc thống nhất hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của
dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
Lợi ích chung của đất nước và những quyền lợi cơ bản của nhân dân là cơ sở
để tập hợp đông đảo nhân dân tham gia cách mạng, tham gia khối đại đoàn kết dân
tộc. Vì vậy, hoạt động của Mặt trận cũng phải vì mục tiêu đấu tranh cho lợi ích của
Tổ quốc, của toàn dân. Cũng vì vậy, muốn mở rộng đoàn kết, phải tìm kiếm những
điểm thống nhất, tương đồng về lợi ích của toàn dân.
+ Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết
ngày càng rộng rãi và bền vững
*Hiệp thương dân chủ?
*Cơ sở của việc hiệp thương dân chủ là gì?

+ Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật
sự, chân thành, thân ái giúp nhau cùng tiến bộ.
Phương pháp để thực hiện đoàn kết lâu dài, chặt chẽ là đấu tranh phê
bình và tự phê bình: “Đoàn kết phải gắn với đấu tranh, đấu tranh để tăng cường đoàn
kết”; “Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất
trí. Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau,
phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân.
Tóm lại, muốn tiến lên CNXH thì toàn dân cần đoàn kết lâu dài, đoàn kết thật sự và
cùng nhau tiến bộ” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, t9, tr 137).
Những biểu hiện lệch lạc cần phải tránh trong phê bình và tự phê bình?
II.Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
1.Sự cần thiết mở rộng đoàn kết quốc tế
a. Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,
tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng
- Các yếu tố hợp thành sức mạnh dân tộc ?
-Hồ Chí Minh nhận thức về sức mạnh của dân tộc:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta…
“Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước
ta độc lập, tự do. Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”
(HCM, t3,tr 217).
- Nhận thức của Hồ Chí Minh về sức mạnh thời đại:
3


+ Đó là sức mạnh đoàn kết quốc tế giữa các nước thuộc địa; sức mạnh của các trào
lưu cách mạng thế giới: phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế; phong trào hòa bình và dân chủ thế giới.
+ Sức mạnh của thời đại bao gồm sức mạnh của Đảng Cộng sản, của giai cấp vô
sản và cách mạng vô sản thế giới, kinh nghiệm của cách mạng Tháng Mười Nga, lý
luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin.

+ Sức mạnh của khoa học và công nghệ
- Hồ Chí Minh nhận thức tính tất yếu phải kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh
thời đại nhằm tăng cường sức mạnh của dân tộc, của cách mạng trong nước và thế
giới.
b. Đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi
các mục tiêu cách mạng
-Nhận thức đặc điểm và xu thế thời đại, Hồ Chí Minh xác định CMGPDT là một
bộ phận của CM thế giới, cùng chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động
quốc tế vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
- Từ đó, Hồ Chí Minh nỗ lực kết hợp cách mạng Việt Nam với cách mạng thế
giới:
+ Hồ Chí Minh khẳng định “Cách mạng An Nam cũng là một bộ phận trong
cách mạng thế giới. Ai làm cách mạng trong thế giới đều là đồng chí của dân An
Nam” (t2, tr301);
+ Người yêu cầu Quốc tế Cộng sản có biện pháp nhằm nâng cao hiểu biết
giữa các dân tộc phương Đông để đặt cơ sở cho một liên minh phương Đông trong
tương lai, “… khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh của cách mạng vô
sản” (Hồ Chí Minh, t2, tr124).
+ Đấu tranh với các quan điểm coi thường cách mạng thuộc địa, kiến nghị
với Quốc tế Cộng sản các biện pháp nhằm xây dựng một liên minh chiến đấu giữa
cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản thế giới nhằm thực hiện thắng lợi cuối
cùng của giai cấp công nhân quốc tế (Hồ Chí Minh, t2, tr124).
- Kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong
sáng
+ Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở, khơi dậy chủ nghĩa yêu nước chân chính,
đồng thời, giáo dục tinh thần quốc tế trong sáng cho nhân dân: “Tinh thần yêu nước
chân chính khác hẳn tinh thần vị quốc của bọn đế quốc phản động. Nó là một bộ phận
của tinh thần quốc tế”(Hồ Chí Minh, t6, tr 112).
+ Hồ Chí Minh luôn phân biệt rõ: Bạn – Thù nhằm mở rộng tối đa đoàn kết quốc
tế

+ Hồ Chí Minh luôn nêu cao quan điểm chống các biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc
sai trái như chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân
tộc nước lớn…
2. Nội dung và hình thức đoàn kết
a. Các lực lượng cần đoàn kết
- Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
- Phong trào đấu tranh cho hòa bình, dân chủ của các lực lượng tiến bộ thế giới
b. Hình thức đoàn kết
4


Hồ Chí Minh quan tâm tới việc thực hiện các tổ chức đoàn kết quốc tế: các mặt
trận, các liên minh khu vực và quốc tế.
- Hồ Chí Minh tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa, Hội Liên hiệp các
dân tộc bị áp bức…
- Năm 1924, Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm về thành lập Mặt trận thống nhất
của nhân dân chính quốc và thuộc địa để chống chủ nghĩa đế quốc. Người
cũng nghĩ một “liên minh các nước phương Đông” trong tương lai…
- 1941, Hồ Chí Minh quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Mặt
trận độc lập đồng minh để tiến tới thành lập Dông Dương độc lập đồng
minh.
- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hồ Chí Minh chỉ
đạo việc thành lập Mặt trận đoàn kết Việt – Miên – Lào …
3. Nguyên tắc đoàn kết quốc tế
* Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình
- Độc lập, tự do, bình đẳng giữa các dân tộc
- Nêu cao quyền dân tộc tự quyết
* Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự cường
- Mở rộng đoàn kết quốc tế, nhưng phải giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ,

dựa vào sức mình là chính
“công cuộc giải phóng anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản
thân anh em”
“muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp mình đã”.
“Sự giúp đỡ của các nước là quan trọng, nhưng ta phải tự lực cánh sinh là
chính”
- Muốn mở rộng đoàn kết quốc tế, phải có đường lối đúng, đáp ứng yêu cầu,
nguyện vọng của dân tộc, đồng thời phù hợp với các mục tiêu chung của nhân
loại: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội, phát triển…
- Tranh thủ sức mạnh quốc tế, đồng thời, không quên thực hiện nghĩa vụ quốc tế
cao cả: “Giúp bạn là tự giúp mình”  giúp Lào và Campuchia xây dựng Đảng Cộng
sản, xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất; xây dựng Mặt trận nhân dân 3 nước Đông
Dương, cùng phối hợp chiến đấu chống Pháp, chống Mỹ.
KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là một đóng góp quan trọng vào
kho tàng kinh nghiệm cách mạng thế giới, làm phong phú kho tàng lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin về công tác vận động và tổ chức quần chúng của Đảng Cộng sản.
Đối với Đảng và nhân dân ta, kế thừa, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về
đại đoàn kết là nhân tố quan trọng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng
hiện nay.
Để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phải chăm lo xây dựng Đảng và bộ
máy nhà nước trong sạch, vững mạnh nhằm củng cố niềm tin của nhân dân đối với
Đảng và chế độ mới. Đảng và nhà nước phải không ngừng hoàn thiện các chính sách
giai cấp, chính sách xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo… nhằm tập hợp cao nhất sức
mạnh của khối đại đoàn kết của toàn dân.

5


Bên cạnh đó, Đảng và nhà nước phải có chủ trương, chính sách đối ngoại đúng

đắn để mở rộng đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại vì
mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và phát triển.
Câu hỏi
1. Nội dung tư tưởng HCM về đại đoàn kết dân tộc? Cần phải làm gì để
củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ta hiện nay?
2. Nội dung tư tưởng HCM về đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại?

6



×