1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Thực tiễn sinh động trong gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã khẳng
định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng ta là đúng đắn, bước đi là thích
hợp. Sự phát triển kinh tế thị trường đã mang lại cho đất nước những biến đổi sâu
sắc về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
hướng tiến bộ, thu nhập bình quân của người lao động ngày càng cao, đời sống kinh
tế và xã hội của nhân dân có sự cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, những hệ luỵ hữu cơ của
sự phát triển kinh tế thị trường như xu hướng phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng
giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị ngày cũng có xu hướng gia tăng.
Để bảo đảm ổn định hệ thống chính trị và sự phát triển bền vững của đất
nước theo con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), đòi
hỏi Nhà nước càng phải xây dựng và phát triển nhanh chóng hệ thống an sinh xã hội
(ASXH), thay cho nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, nhằm điều hoà các
quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân trong cộng đồng và qua đó điều hoà các
mâu thuẫn xã hội đã, đang và sẽ phát sinh.
Từ khi giành được độc lập, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu với
hơn 80% dân số là nông dân. Mặc dù hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, đất nước đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá
(CNH, HĐH) nhưng trong một tương lai không gần tỷ lệ ấy cũng chưa thể giảm
xuống dưới 40%. Điều đó nói lên rằng, nông dân vẫn là một lực lượng lao động
hùng hậu và đặc biệt vẫn luôn luôn là lực lượng chính trị xã hội hết sức quan trọng,
bảo đảm ổn định xã hội và an ninh Tổ quốc.
Vì tính chất đặc thù của lao động và sản phẩm lao động nông nghiệp nước ta
chưa cao nên tỷ trọng đóng góp của khu vực này vào GDP còn thấp, phải chăng vì
vậy mà trong một thời gian dài các nhà hoạch định chính sách đã để quên, để chậm
vấn đề ASXH đối với nông dân, hoặc chỉ tiếp cận vấn đề như là sự thể hiện tính ưu
việt của chế độ XHCN mà chưa đặt nó trong phạm trù quản lý nhà nước?
Đến những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
chính sách để giải quyết vấn đề ASXH nói chung và ASXH đối với nông dân nói
2
riêng. Nhiều chính sách về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), cứu
trợ xã hội (CTXH), ưu đãi xã hội (ƯĐXH) đã được Nhà nước sửa đổi, bổ sung và
luật hoá. Tuy nhiên, hệ thống chính sách ASXH nói chung và ASXH đối với nông
dân nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, bất cập, chưa đáp ứng kịp những biến
động kinh tế - xã hội của đất nước, đòi hỏi phải được nghiên cứu bổ sung và hoàn
thiện một cách khoa học.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu về ASXH và ASXH đối với
nông dân ở Việt Nam nhưng các kết quả của nó, do nhiều lý do khác nhau, chưa
hoặc chậm đi vào đời sống đất nước. Xuất phát từ những nội dung trên, bản thân tác
giả nhận thấy việc nghiên cứu vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân
hiện nay là việc làm cấp thiết của nước ta. Đó cũng là lý do để tác giả chọn đề tài:
“Vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam” làm luận
án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn các nước và Việt Nam hiện nay,
Luận án đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Nhà
nước về ASXH đối với nông dân ở Việt Nam những năm tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ những nội dung lý luận vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông
dân trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.
- Phân tích thực trạng vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân ở
Việt Nam; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong vai trò
của Nhà nước về ASXH đối với nông dân ở Việt Nam.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Nhà nước
về ASXH đối với nông dân ở Việt Nam những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: là vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân.
Tuy nhiên, vai trò nhà nước về ASXH đối với nông dân có phạm vi rộng. Luận án
này sẽ tập trung vào vai trò nhà nước trong xây dựng hệ thống luật pháp, cơ chế
3
chính sách, tổ chức phối hợp chính sách và tổ chức quản lý, kiểm tra giám sát nhằm
thiết lập hệ thống và tạo các điều kiện đảm bảo cho hệ thống ASXH vận hành.
Về thiết lập hệ thống ASXH, Luận án xem xét hệ thống ASXH theo nguyên
tắc đóng - hưởng và ASXH không dựa trên nguyên tắc đóng góp.
Để tạo lập các điều kiện nhằm thực hiện vai trò của Nhà nước về ASXH
đối với nông dân, Luận án sẽ tập trung vào phân tích các chủ trương, quan điểm
của Đảng, khả năng kinh tế đảm bảo cho nông dân tham gia và khả năng đảm
bảo tài chính của Nhà nước, về năng lực bộ máy và nhận thức của người nông
dân về ASXH.
Về đối tượng nông dân, Luận án tập trung phân tích đối tượng người nông
dân vùng Bắc Trung Bộ là vùng kinh tế phát triển ở mức trung bình so với cả nước.
Thêm nữa, ở đây có cả người nông dân vùng ven biển, đồng bằng, trung du và miền
núi, nên có thể khảo sát được hầu hết các đối tượng nông dân nước ta.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn cả nước, song số liệu điều tra minh
chứng thông qua điều tra khảo sát ở 3 tỉnh Bắc Trung Bộ là Thanh Hóa, Nghệ An
và Hà Tĩnh.
- Về thời gian: Sử dụng các thông tin, tư liệu từ năm 2000 đến năm 2012, đề
xuất giải pháp cho đến những năm 2020.
4. Những đóng góp của Luận án
- Xây dựng khung lý thuyết vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân
thông qua tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, kinh nghiệm thực tiễn của
một số nước.
- Thông qua hệ thống tài liệu thứ cấp từ các bộ, ngành có liên quan và số liệu
điều tra, khảo sát phỏng vấn tại ba tỉnh Bắc Trung Bộ là Hà Tĩnh, Nghệ An và
Thanh Hóa, Luận án đã phân tích đánh giá thực trạng vai trò của Nhà nước về
ASXH đối với nông dân ở Việt Nam, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên
nhân hạn chế.
- Khuyến nghị các phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò của Nhà
nước về ASXH đối với nông dân ở Việt Nam những năm tới.
4
5. Kết cấu Luận án
Gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục về
thông tin, tư liệu, kết quả điều tra khảo sát và nội dung bốn chương của Luận án.
Chương 1: Tổng quan và phương pháp nghiên cứu vai trò của Nhà nước về
an sinh xã hội đối với nông dân.
Chương 2: Vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân: Những
vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn.
Chương 3: Thực trạng vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông
dân ở Việt Nam hiện nay.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Nhà
nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam những năm tới.
5
Chương 1
TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ
HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Thứ nhất, những nghiên cứu liên quan đến vai trò của Nhà nước trong việc
xây dựng pháp luật và các thể chế ASXH đối với nông dân.
Theo giáo sư Han Juergen Roesner, trường đại học Cologne của Cộng hòa
Liên bang Đức, mọi người đều có nguy cơ phải đối mặt với rủi ro trong cuộc sống:
rủi ro tự nhiên (bão lụt, hạn hán...); rủi ro môi trường (ô nhiễm); rủi ro sức khỏe
(dịch tả, ốm đau, bệnh tật); rủi ro vòng đời (tuổi già); rủi ro kinh tế (tai nạn lao
động, khủng hoảng và nghèo đói); rủi ro xã hội (tội phạm, khủng bố, tai nạn giao
thông); và rủi ro chính trị (đảo chính, xung đột sắc tộc, thay đổi thể chế) [103]. Việc
tham gia vào hệ thống ASXH là biện pháp tích cực nhằm giúp cho những cá nhân
giảm thiểu những rủi ro trong cuộc sống và đảm bảo sự phát triển bền vững của
cộng đồng (J. Ignacio Conde-Ruiz, Jay H. Hong và cộng sự...). [106], [107].
Các nghiên cứu của Martin Gonzalez-Eiras và Dirk Niepelt (2008) [111],
Jean-Olivier Hairault và Francois Langot (2008) [108]... cho thấy chính phủ ở các
quốc gia khác nhau lựa chọn những mô hình ASXH trên nguyên tắc mà Bismarck
hay Beveridge đưa ra tùy thuộc vào chính sách xã hội của từng quốc gia, vào thu
nhập của người dân và thậm chí cả ngân sách nhà nước (NSNN). J. Ignacio CondeRuiz trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng, các quốc gia xây dựng ASXH theo
quan điểm của Beveridge thì có xu hướng những người nhận được hưu trí thường
thấp hơn các quốc gia xây dựng hệ thống ASXH theo quan điểm của Bismarck. Từ
đó J. Ignacio Conde-Ruiz đưa ra kết luận các quốc gia xây dựng hệ thống ASXH
theo quan điểm của Bismarck có sự bất bình đẳng thu nhập thấp hơn so với những
quốc gia xây dựng hệ thống ASXH theo quan điểm của Beveridge [106]. Torben M.
Andersen (2008) chỉ ra rằng, vì tuổi thọ của con người ngày càng dài hơn [115].
Theo dự báo của Liên hợp quốc (UN, 2004; EU, 2006; IMF, 2004) [116], [102],
6
[105], tuổi thọ đang tăng lên ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia châu
Âu, tuổi thọ trung bình sẽ tăng từ 73,8 năm 2005 lên 81 vào năm 2050, điều này đòi
hỏi các quốc gia phải điều chỉnh lại hệ thống ASXH dựa trên nguyên tắc đóng hưởng. Jon Barnett và cộng sự (2007) chỉ ra rằng, sự biến đổi về điều kiện khí hậu
đem lại những rủi ro ngày càng nhiều hơn cho cuộc sống con người. Vai trò của
chính phủ trong việc khắc phục thiên tai cũng như hỗ trợ những đối tượng bị tác
động trực tiếp từ thiên tai ngày càng trở nên quan trọng [110].
J. Ignacio Conde-Ruiz (2003) cho rằng, việc đảm bảo sự vận hành của
ASXH theo hệ thống Bismarck chỉ được duy trì bởi những những đối tượng tham
gia có thu nhập cao, trong khi với những đối tượng có thu nhập thấp, để đảm bảo
ASXH thì chính phủ của quốc gia đó nên theo quan điểm của Beveridge [106]. Điều
này cũng nhận được sự đồng tình của Jay H. Hong và cộng sự (2007) [107]...
Valerie Schmit (2010) [117] đã chỉ ra 2 hợp phần của ASXH bao gồm bảo
hiểm và trợ giúp. Tuy nhiên, trong tình cảnh nhiều quốc gia đang phải đối mặt với
tình trạng già hóa dân số, nên nguy cơ đảm bảo tài chính thực hiện ASXH theo
nguyên tắc đóng - hưởng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thậm chí có thể ảnh
hưởng xấu tới quỹ lương hưu của BHXH [111]. Chính vì vậy, việc điều chỉnh mức
đóng - hưởng khi tham gia BHXH là điều tất yếu các quốc gia phải thực hiện... Tuy
nhiên, việc điều chỉnh này lại rất đa dạng và không đồng nhất giữa các quốc gia.
Điểm mấu chốt trong việc điều chỉnh hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách về
ASXH là phụ thuộc vào ngân sách, khả năng tài chính của người dân và mục tiêu
chính sách xã hội mà chính phủ đó theo đuổi.
Cùng với quá trình đô thị hóa, rất nhiều khu công nghiệp và khu đô thị được
hình thành và phát triển ở vùng nông thôn, điều này làm cho những người già trong
khu vực nông thôn cảm thấy trở nên bất ổn bởi sự tan rã của hệ thống làng xã. Còn
đối với những người lao động di cư, thì các vấn đề đảm bảo cho lao động được
tham gia vào hệ thống bảo hiểm, thụ hưởng thỏa đáng các chương trình trợ giúp xã
hội (TGXH) và vấn đề đảm bảo nhà ở cho những đối tượng này tại nơi đô thị là vấn
đề đang được quan tâm của cả những nhà nghiên cứu, lẫn chính trị gia. Để đảm bảo
cho người lao động di cư ra thành phố có khả năng tham gia đầy đủ vào hệ thống
BHXH, Trung Quốc đang tiến hành chuyển đổi hình thức đóng góp tham gia
7
BHXH dưới dạng PAYG (pay-as-you-go: hưởng theo đóng góp của bạn) sang hình
thức tài khoản cá nhân [6].
Ở Hàn Quốc, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống ASXH cho
cả khu vực chính thức và phi chính thức được bổ sung, hoàn thiện theo thời gian.
Hệ thống BHYT đầu tiên được hình thành năm 1963 và dành cho lao động trong
khu vực công chức. Đến năm 1977, các doanh nghiệp có lao động từ 500 người trở
lên đều phải tham dự hệ thống này, từ năm 1979 mỗi doanh nghiệp có từ 300 lao
động trở lên phải tham dự vào hệ thống này và đến năm 1981, cứ từ 100 lao động
trở lên thì doanh nghiệp phải đảm bảo cho lao động được quyền tham gia vào hệ
thống BHYT. Và từ năm 1988 đến nay, cứ có từ 5 lao động trở lên thì doanh nghiệp
phải tham gia vào hệ thống BHYT dù họ làm trong khu vực chính thức hay không
miễn là có hợp đồng lao động. Đối với khu vực phi chính thức, hệ thống BHYT cho
khu vực phi chính thức được ban hành và từ những năm 2000 đến nay Hàn Quốc đã
tiến hành sáp nhập hai hệ thống bảo hiểm cho khu vực chính thức và phi chính thức
với nhau [5].
Đối với Đài Loan, chương trình BHXH cho công chức, công an và bộ đội
được thực hiện từ những năm 1950, hệ thống BHXH này cũng là bắt buộc với các
doanh nghiệp có từ 20 lao động trở lên. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, từ năm
1970 nếu doanh nghiệp có từ 10 lao động trở lên thì chủ các doanh nghiệp phải đảm
bảo cho lao động của họ được tham gia vào hệ thống BHXH. Hệ thống BHYT cho
người nông dân được triển khai từ năm 1989. Cho đến năm 1990 những đối tượng
có thu nhập thấp khác chưa được tham gia và hệ thống BHYT. Đến năm 1995, hệ
thống BHYT cho tất cả các nhóm đối tượng mới được hình thành và đến năm 2005
hệ thống BHYT toàn dân mới được thực hiện [5].
Là một quốc gia có đông dân số bậc nhất thế giới là Trung Quốc, với hơn
800 triệu nông dân, những năm cải cách vừa qua, pháp luật về ASXH của Trung
Quốc cũng đã đặt vấn đề đảm bảo ASXH đối với nông dân dưới các hình thức bảo
BHXH, CTXH, phúc lợi xã hội và tương tế xã hội, cá nhân dành dụm tích lũy để
bảo đảm và phát triển chế độ y tế hợp tác tại nông thôn (BHXHVN 2000) [6].
Thứ hai, những nghiên cứu liên quan đến vai trò của Nhà nước trong việc
phối hợp các chính sách kinh tế - xã hội với chính sách ASXH đối với nông dân.
8
Steffen Abele và các cộng sự (2003) khi phân tích hệ thống ASXH đối với
nông dân của các nước thành viên các nước đông Âu (CEE) đã đề cập đến hệ thống
lương hưu và bảo hiểm thất nghiệp cũng như các khoản trợ cấp cho đối tượng nông
dân. Trong nghiên cứu này, các học giả đã trình bày sự phối hợp giữa các hợp phần
đảm bảo ASXH và các chính sách đối với nông dân nhằm đảm bảo cho việc thực
hiện ASXH trong điều kiện biến động về dân số, lao động và rủi ro kinh tế. Nghiên
cứu này chỉ ra, để đảm bảo ASXH, đặc biệt là ASXH cho nông dân thì những hỗ trợ
đối với hoạt động nông nghiệp, chính sách đất sản xuất, hỗ trợ làm việc bán thời
gian và đặc biệt là chính sách thuế cần phải được quan tâm [113]... Quan điểm này
cũng có nhiều điểm tương đồng với nghiên cứu của Tổ chức Lao động Thế giới
(ILO) khi mà tổ chức này cho rằng, để đảm bảo ASXH, thì các chính sách liên quan
đến hỗ trợ thu nhập, giảm thiểu rủi ro về môi trường và điều kiện làm việc, chính
sách với lao động di cư, đảm bảo y tế cho các đối tượng yếu thế... là những vấn đề
cần được các chính phủ quan tâm thực hiện [104].
Thứ ba, những nghiên cứu liên quan đến vai trò của Nhà nước trong tổ chức
kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách ASXH đối với nông dân.
Nghiên cứu về lĩnh vực này thường nằm chung về công tác tổ chức, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện ASXH nói chung. Chẳng hạn, The ISSA Crisis Monitor
Project (2012) khi tiến hành đánh giá về hoạt động quản lý ASXH trong giai đoạn
bất ổn đã đưa ra một số tiêu chí để đánh giá đối với việc thực hiện hệ thống ASXH.
Cụ thể như: (i) Đối với khía cạnh hành chính: Tuyển dụng cán bộ bổ sung khi thực
hiện các chương trình; số tiền được bổ sung để thực hiện mục tiêu tại các đơn vị
thực hiện ASXH; tinh giản thủ tục hành chính; tính cập nhật của hệ thống công
nghệ thông tin; (ii) Đối với hệ thống cảnh báo: Hiệu quả hoạt động truyền thông,
xác định đúng đối tượng để thực hiện đào tạo hỗ trợ đối tượng tiếp cận tốt tới thị
trường lao động [114].
Tại Trung Quốc, cùng với cải cách hệ thống, Nhạc Tụng Đông cũng đã đề
cập đến vấn đề tổ chức quản lý ASXH đối với nông dân. Trong cuốn sách “Kêu gọi
tiến tới một nền an sinh xã hội kiểu mới” ông đã đề cập đến một loạt những vấn đề
liên quan đến vai trò chính phủ trong công tác tổ chức quản lý ASXH nói chung,
đối với nông dân nói riêng, chuyển từ quản lý hành chính sang quản lý bằng pháp
9
chế đối với hệ thống an sinh, tiến hành phân cấp, phân hạng trong quản lý an sinh,
thành lập ngân hàng ASXH, thiết lập Ủy ban kiểm tra và giám sát quỹ an sinh, thiết
lập chế độ mã hóa ASXH suốt đời cho công dân, điều chỉnh và tăng cường các chức
năng liên quan đến an sinh của Bộ Lao động và An sinh xã hội,… [6].
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam, Đảng và Chính phủ ngày càng quan tâm đến các vấn đề xã hội
nói chung, ASXH nói riêng nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người dân. Chính vì thế, từ khi tiến hành đổi mới đến nay,
đã có rất nhiều đề tài, chương trình, dự án liên quan trực tiếp, gián tiếp đến vấn đề
ASXH cho người dân cũng như vai trò của Nhà nước về ASXH đối với người dân
nói chung, trong đó có nông dân đã được thực hiện dưới sự tài trợ của Chính phủ,
các tổ chức quốc tế như UNDP, ILO, World Bank, UNPFA,… Để phù hợp với chủ
đề nghiên cứu này, chúng tôi xin được tổng quan các công trình nghiên cứu trong
nước thành ba nhóm chính như sau:
Nhóm thứ nhất: Những nghiên cứu liên quan về các hình thức tham gia của
nông dân vào ASXH ở Việt Nam.
Các nghiên cứu liên quan đến các hình thức tham gia của nông dân vào hệ
thống ASXH, hay các hợp phần ASXH.
Từ trước đến nay ở Việt Nam những khái niệm về ASXH chủ yếu đi theo
quan điểm của ILO, tuy nhiên tùy vào từng giai đoạn phát triển cụ thể mà các nhà
nghiên cứu có những bổ sung phù hợp với những yêu cầu về ASXH trong quá trình
phát triển của xã hội.
Nguyễn Hải Hữu (2008) đã chỉ ra các hợp phần của hệ thống ASXH bao gồm:
BHXH, BHYT, chính sách việc làm và thất nghiệp, chương trình trợ giúp đặc biệt (thương
binh, liệt sĩ, người có công), chương trình TGXH (thường xuyên và đột xuất) [50].
Nguyễn Văn Định (2008) lại cho rằng các hợp phần của hệ thống ASXH bao
gồm: BHXH, cứu trợ xã hội, quỹ dự phòng, các dịch vụ xã hội, xóa đói giảm nghèo
(XĐGN) và ƯĐXH; trong hệ thống ASXH nhà khoa học này coi BHYT là một bộ
phận thuộc BHXH [42].
Dựa trên mô hình ESCAP và các quan điểm gần đây của các nhà tư vấn quốc
tế, Nguyễn Hữu Dũng (2012) đã đề xuất “Có thể lựa chọn hệ thống chính sách
ASXH theo mô hình ba cấp độ”.
10
Cấp độ 1: BHXH gồm BHYT, bảo hiểm tại nạn lao động và bệnh nghề
nghiệp, người lao động nghỉ hưu và người lao động thất nghiệp.
Cấp độ 2: Chính sách thị trường lao động gồm dạy nghề, đào tạo lại, tạo việc
làm cho người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, các vùng và các khu vực, hỗ
trợ tạo việc làm (chính sách tín dụng), tìm việc làm (dịch vụ giao dịch, thông tin).
Cấp độ 3: Trợ giúp xã hội TGXH gồm cứu trợ đột xuất và trợ cấp xã hội
(TCXH) thường xuyên [40, tr.50].
Tiếp cận về hệ thống ASXH theo hướng này còn có Nguyễn Trọng Đàm
(2012). Theo tác giả, phạm vi ASXH gồm ba nhóm:
Nhóm 1: Bảo đảm việc làm, thu nhập tối thiểu và giảm nghèo, gồm các chính
sách tạo việc làm, giảm nghèo, BHXH và các chương trình bảo hiểm khác cho
người lao động, đặc biệt là người lao động bị mất việc làm, lao động trong các hộ
nghèo, người lao động bị thiếu việc làm, lao động nông thôn, lao động phi chính
thức và những người lao động khác.
Nhóm 2: Trợ giúp xã hội thường xuyên và đột xuất, cho các nhóm đối tượng
có hoàn cảnh khó khăn bao gồm trẻ em mồ côi (TEMC), người già cô đơn không
nơi nương tựa, người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp BHXH, người khuyết tật
nặng, người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động thuộc gia đình nghèo,
người đơn thân đang nuôi con dưới 16 tuổi, người gặp rủi ro thiên tai.
Nhóm 3: Bảo đảm tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở mức tối thiểu cho người
dân về giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông. Tập trung ưu tiên cho
người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, xã nghèo, các xã đặc biệt
khó khăn, người dân nông thôn và các đối tượng khác [41, tr.43].
Việc nghiên cứu chuyên sâu về ASXH đối với nông dân được Mai Ngọc Anh
phân tích trong các công trình nghiên cứu của mình như: An sinh xã hội đối với
nông dân trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (2010) [2], Đảm bảo tài
chính thực hiện an sinh xã hội đối với người cao tuổi khu vực nông thôn Việt Nam
hiện nay (2011) [3]. Trong các công trình này, tác giả đã chỉ ra các hợp phần của hệ
thống ASXH bao gồm: BHXH (bắt buộc và tự nguyện), BHYT (bắt buộc, tự
nguyện và BHYT cho người nghèo), chính sách phát triển thị trường lao động,
ƯĐXH và TGXH (thường xuyên và đột xuất).
11
Trong công trình nghiên cứu về Chính sách an sinh xã hội với người nông
dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp (nghiên cứu tại Bắc Ninh)
Nguyễn Văn Nhường (2011) đã cho rằng ASXH gồm 6 hợp phần quan trọng có ảnh
hưởng trực tiếp tới người nông dân bị thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp
gồm: (i) Chính sách đền bù, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; (ii) Chính sách đào tạo
nghề và giải quyết việc làm; (iii) Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện; (iv) Chính
sách bảo hiểm y tế tự nguyện; (v) Chính sách trợ giúp xã hội; (vi) Chính sách hỗ trợ
xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn [56].
Nhìn chung các quan niệm trên hiểu ASXH theo nghĩa rộng, nhiều chính
sách thuộc về các lĩnh vực chính sách xã hội ngoài ASXH như chính sách việc làm,
thu nhập, giảm nghèo, cung ứng các dịch vụ xã hội cơ bản khác như nhà ở, giáo
dục, y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường và thông tin.
Trong một nghiên cứu khác của Mai Ngọc Cường (2012) về hệ thống
ASXH, tác giả đề cập đến hệ thống ASXH ở phạm vi khác hơn. Theo tác giả hệ
thống ASXH bao gồm ba trụ cột là:
1) ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng bao gồm BHXH, BHYT và bảo
hiểm tự nguyện;
2) ASXH không dựa vào đóng góp mà dựa vào sự trợ giúp của Nhà nước và
cộng đồng bao gồm trợ giúp xã hội thường xuyên (TGXHTX), trợ giúp xã hội đột
xuất (TGXHĐX);
3) ASXH cộng đồng bao gồm các khoản TGXH tự nguyện của các tổ chức
xã hội, doanh nghiệp, cá nhân trong xã hội giúp người dân gặp rủi ro và an sinh xã
hội tự nguyện (ASXHTN) của người dân khu vực phi chính thức, trước hết là do
nông dân tự nguyện tổ chức, tham gia và quản lý, có sự hướng dẫn của Nhà nước và
được pháp luật bảo vệ theo mô hình BHXH nông dân Nghệ An [36, tr.42].
Như vậy, quan niệm của Mai Ngọc Cường về hệ thống ASXH nói chung, đối
với nông dân nói riêng có điểm hẹp hơn lại có điểm rộng hơn so với nhiều nghiên
cứu hiện nay. Hẹp hơn là ở chỗ coi ASXH chỉ bao gồm các hình thức BHXH,
BHYT, bảo hiểm tự nguyện (BHTN) và các hình thức TGXH, chứ không đi rộng ra
các chính sách xã hội khác. Nhưng rộng hơn là ở chỗ đưa ASXH cộng đồng bao
gồm các hình thức TGXH từ cộng đồng trong và ngoài nước, ASXH theo mô hình
BHXH nông dân Nghệ An vào hệ thống ASXH.
12
Nhóm thứ hai: Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội dung vai trò của
Nhà nước về ASXH đối với nông dân.
Mặc dù đến nay chưa có nghiên cứu độc lập về chủ đề vai trò của Nhà nước
trong ASXH nói chung, đối với nông dân nói riêng, nhưng trong nhiều công trình
nghiên cứu của các tác giả Việt Nam cũng đã đề cập đến vấn đề này dưới các mức
độ khác nhau. Chẳng hạn, Mai Ngọc Cường (2009) đã coi tăng cường vai trò của
Nhà nước về ASXH nói chung như là một biện pháp để đảm bảo phát triển ASXH ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay. Theo đó “Nhà nước sớm tổ chức xây dựng hoàn
chỉnh các luật về ASXH, tiến tới xây dựng bộ luật hoàn chỉnh về ASXH ở nước ta;
hoàn thiện tổ chức quản lý và cơ chế tài chính cho hoạt động hệ thống ASXH được
vận hành; tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý việc vi phạm thực hiện quy định
pháp luật về ASXH; đảm bảo tài chính cho TCXH thường xuyên, ƯĐXH; đảm bảo
tài chính cho những đối tượng theo luật quy định để tham gia BHXH, BHYT; đồng
thời có chính sách hỗ trợ các đối tượng khác, trước hết là nông dân, người lao động
khu vực phi chính thức và người dân tộc thiểu số tham gia vào các chương trình
ASXH, đặc biệt trong giai đoạn suy thoái kinh tế [35, tr.427 - 428].
Cũng theo hướng đó, Nguyễn Trọng Đàm (2012) chỉ ra những năm tới cần
phải “Tăng cường quản lý nhà nước về ASXH, rà soát, đánh giá toàn diện các chính
sách ASXH hiện hành. Tiếp tục thực hiện các chính sách có hiệu quả, điều chỉnh
những chính sách đang còn bất cập và bổ sung một số chính sách mới; tăng cường
số lượng và chất lượng đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ và cán sự xã hội; xây dựng
chính sách khuyến khích khu vực ngoài nhà nước tham gia các dịch vụ xã hội cơ
bản; hiện đại hóa công tác quản lý đối tượng ASXH; xây dựng bộ chỉ số ASXH làm
cơ sở theo dõi, đánh giá hiệu quả thực hiện ASXH trong từng thời kỳ và tham chiếu
với quốc tế” [41, tr.45].
Nội dung vai trò của Nhà nước về ASXH còn được trình bày trong một số
công trình nghiên cứu khác như Dương Đăng Chính và Vũ Đình Ánh (2003), với
công trình “Cơ chế và chính sách đối với hệ thống ASXH ở Việt Nam”, khi đề xuất
các kiến nghị về cơ chế, chính sách đối với hệ thống ASXH ở Việt Nam, các tác giả
đã đề cập đến việc hoàn thiện cơ chế tài chính BHXH, cơ chế tài chính BHYT và
đổi mới cơ chế tài chính đối với các quỹ an toàn xã hội khác”; những đề xuất này có
liên quan đến vai trò hoàn thiện cơ chế, chính sách của Nhà nước [28].
13
Trong công trình nghiên cứu của Phạm Trường Giang (2010) về Hoàn thiện
cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam tác giả cũng đề cập đến vai trò của Nhà
nước dưới góc độ các giải pháp để hoàn thiện quy định thu, tăng cường quan hệ
công chúng, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát thu BHXH [43].
Trong công trình “Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng ở
Việt Nam”, Nguyễn Ngọc Toản (2011) đã đề xuất với Nhà nước hoàn thiện chính
sách trợ giúp theo hướng chuyển từ quan điểm chính sách nhân đạo sang chính sách
bảo đảm thực hiện quyền cho đối tượng hưởng lợi, đồng thời phải bảo đảm sự
tương đồng với các chính sách xã hội khác trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội và
cải cách thể chế hành chính. Để làm được điều đó, tác giả cho rằng cần mở rộng đối
tượng hưởng lợi nhằm bao phủ toàn bộ dân cư khó khăn, đề xuất mức chuẩn trợ cấp
tối thiểu áp dụng từ năm 2011 là 315.000 đồng/tháng (70% mức sống tối thiểu dân
cư) và các hệ số xác định mức trợ cấp đối với mỗi nhóm đối tượng cụ thể, đa dạng
các hình thức chăm sóc, nghiên cứu xây dựng luật TGXH và hoàn thiện kế hoạch
chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng [89].
Hoàng Bích Hồng (2011) trong “Hoàn thiện chế độ bảo hiểm xã hội tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam”, sau khi phân tích chế độ bảo hiểm tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hiện nay đã đề xuất một số quan điểm và giải
pháp để hoàn thiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như: 1) Sửa đổi luật
trên cơ sở hợp nhất một phần quy định về trách nhiệm bồi thường của người sử
dụng lao động theo Bộ luật Lao động và quy định về trách nhiệm của cơ quan
BHXH theo Luật Bảo hiểm xã hội; 2) Xác định lại tỷ lệ đóng góp cho chế độ tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp; đổi mới hoạt động tuyên truyền theo hướng tăng cường
thông tin hai chiều để đảm bảo sự giám sát của các bên tham gia [47].
Ngoài ra, nghiên cứu liên quan đến các khía cạnh khác nhau về nội dung vai
trò của Nhà nước trong ASXH còn được đề cập đến ở nhiều công trình nghiên cứu
khác như: Dương Xuân Triệu (2000), Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình thu bảo
hiểm xã hội [92]; Đỗ Văn Sinh (2005), Hoàn thiện quản lý quỹ bảo hiểm xã hội ở
Việt Nam [64]; Phạm Đỗ Nhật Tân (2008), Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ bảo
hiểm xã hội bắt buộc khi thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội [66]; Nguyễn Thị Chính
(2010), Hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã
14
hội ở Việt Nam [29]; Lê Bạch Hồng (2012), Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế - trụ cột
vững chắc của hệ thống an sinh xã hội [48]; Phạm Xuân Nam (2012), An sinh xã
hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới [53]…
Nhóm thứ ba: Những nghiên cứu về các điều kiện đảm bảo thực hiện vai trò
của Nhà nước trong phát triển hệ thống ASXH ở nước ta.
Một trong những vấn đề liên quan đến điều kiện để nông dân tham gia vào
hệ thống an sinh là vấn đề thu nhập của nông dân. Bởi lẽ, để tham gia hệ thống
ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng, người dân phải có thu nhập ở mức độ nhất
định. Vì thế, nhân tố thu nhập của người dân là điều kiện để người dân chủ động
tham gia vào hệ thống ASXH. Có nhiều nghiên cứu tập trung phân tích tác động của
chính sách việc làm, thu nhập đến đời sống và khả năng đảm bảo an sinh của người
dân. Chẳng hạn, Nguyễn Đình Hương (1998) đã tiến hành phân tích đánh giá thực
trạng lao động việc làm của những người dân không có đất hoặc thiếu đất ở Đồng
bằng sông Cửu Long [49]; tiếp tục tư tưởng này Lê Du Phong (2007) đã đi sâu làm
rõ hơn các giải pháp cho vấn đề việc làm của lao động có đất bị thu hồi để phát triển
các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hay phục
vụ lợi ích quốc gia [57].
Tuy nhiên, việc nông dân tham gia vào các hình thức an sinh không thể tách
rời vai trò của Nhà nước trong trợ giúp về tài chính. Có nhiều nghiên cứu liên quan
đến cơ chế, chính sách trợ giúp để người nông dân tham gia ASXH. Những công
trình đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ
thống ASXH nói chung, ASXH đối với nông dân nói riêng ở nước ta những năm
qua và cũng là tài liệu tham khảo rất tốt cho tác giả để nghiên cứu vai trò của Nhà
nước về ASXH đối với nông dân, chẳng hạn, công trình của Mai Ngọc Cường
(2009) [35] hoặc Mai Ngọc Anh (2010) đã đề xuất đến việc Nhà nước hỗ trợ 50%
mức đóng góp để người nông dân có điều kiện tham gia vào hệ thống ASXH
(BHXHTN và BHYTTN) [2].
Các giải pháp liên quan đến việc tăng cường vai trò của Nhà nước trong công
tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về ASXH cũng đã
được nhiều nghiên cứu đề cập đến, như Nguyễn Trọng Đàm (2012), Phạm Xuân
Nam (2012), Phạm Trường Giang (2010), Hoàng Bích Hồng (2011), Phạm Đỗ Nhật
Tân (2008), Đỗ Văn Sinh (2005),…
15
Dù các cách tiếp cận có khác nhau, nhưng các nghiên cứu đều có ý tưởng
chung là Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách, hình thức và biện pháp
như thế nào để giúp người nông dân có thể tham gia vào hệ thống ASXH, được
hưởng thụ lợi ích ASXH mang lại, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam còn kém
phát triển, thu nhập của người nông dân thấp, khó có khả năng tham gia vào hệ
thống đóng - hưởng. Thực tế cho thấy, tỷ lệ nông dân tham gia vào hệ thống bảo
hiểm xã hội tự nguyện (BHXHTN) và bảo hiểm y tế tự nguyện (BHYTTN) còn rất
thấp. Mặc dù Nhà nước có chính sách hỗ trợ người dân tham gia BHXHTN và
BHYTTN nhưng đến nay, sự tham gia của đối tượng này còn rất khó khăn, do thu
nhập của người nông dân quá thấp; trong khi đó, các hình thức ASXH cộng đồng
chưa được coi trọng đúng mức. Do đó, sự phát triển hệ thống ASXH phù hợp đối
với người nông dân, nhất là để nông dân tham gia vào hệ thống BHXHTN về cơ
bản vẫn còn bế tắc.
Vấn đề đặt ra là khả năng của nông dân và người lao động tự do làm việc
trong khu vực nông thôn cũng như khu vực thành thị tham gia vào hệ thống
BHXHTN và BHYTTN như thế nào, trong điều kiện mà thu nhập của họ chưa cao,
mức phí tham gia lại chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong toàn bộ nguồn thu của những
đối tượng này. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam (Đỗ Văn Sinh, 2011), sau 2 năm
thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội tự nguyện, số người trong cả nước tham gia năm
2010 là 61.689 người, chiếm khoảng <1% diện tham gia BHXHTN ở nước ta
(khoảng 41 - 42 triệu người) [65]. Năm 2013 cả nước có 151.000 người tham gia
BHXHTN [9]. Đây là một bài toán đặt ra nhưng vẫn chưa tìm ra được lời giải thỏa
đáng trong tiến trình phát triển hệ thống ASXH ở Việt Nam nói chung, đối với nông
dân nói riêng tính đến thời điểm hiện nay.
Tổng quan các nghiên cứu trên đây cho phép đi đến một số vấn đề đặt ra cần
phải giải quyết:
Thứ nhất, nông dân tham gia vào ASXH dưới những hình thức nào? Hay nói
cách khác, ASXH đối với nông dân bao gồm các hợp phần, những trụ cột nào?
Thứ hai, thực trạng xây dựng luật pháp an sinh và các thể chế chính sách để
nông dân tham gia vào hệ thống này đạt được như thế nào, đã phù hợp hay chưa
phù hợp?
16
Thứ ba, những hạn chế của vai trò nhà nước về ASXH đối với nông dân hiện
nay là gì? Nhà nước cần phải tiếp tục làm gì để ASXH đi vào thực tế cuộc sống của
nông dân?
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1. Cách tiếp cận
Để thực hiện mục tiêu đặt ra trong nghiên cứu này, các cách tiếp cận của
Luận án như sau:
Từ lý luận đến thực tế: Luận án tiến hành nghiên cứu các cách tiếp cận khác
nhau của các nhà khoa học, các tổ chức trong và ngoài nước về ASXH, từ đó chỉ ra
những mô hình đảm bảo ASXH cho người dân của các quốc gia khác nhau trên thế
giới, các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống này, rút ra các bài học
cho Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thực trạng vai trò của Nhà nước về ASXH đối
với nông dân Việt Nam, qua thực tiễn ba tỉnh miền Trung giai đoạn 2006-2010, kết
hợp với bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, Luận án sẽ đưa ra các
giải pháp để tăng cường vai trò của Nhà nước về ASXH đối với đối tượng này trong
giai đoạn tới.
Từ khái quát đến cụ thể: Để làm rõ vai trò của Nhà nước về ASXH đối với
nông dân Việt Nam, Luận án tiến hành nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất của hệ
thống ASXH, các trụ cột của hệ thống này mà nông dân tham gia, nội dung và điều
kiện thực hiện vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân. Đồng thời, để
minh họa cho thực tiễn thực hiện vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân
Việt Nam, Luận án kết hợp những tài liệu chung của cả nước với tình hình thực
hiện vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân Việt Nam qua 3 tỉnh miền
Trung là Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Các tiếp cận liên ngành: Vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân
không phải chỉ là trách nhiệm của Bộ và các Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
mà còn là trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan như Giáo dục, Y tế, Tài
chính, Kế hoạch và Đầu tư… cũng như các đơn vị chức năng trực thuộc sự quản lý
của các phòng, ban này. Đồng thời các mục tiêu về ASXH, y tế, giáo dục, hay
XĐGN… muốn đạt được cũng không chỉ phụ thuộc vào trách nhiệm và năng lực
của các bộ, sở chủ quản, mà còn là sự phối kết hợp trong tổ chức triển khai hoạt
17
động của các cơ quan quản lý của chính quyền trung ương, địa phương trên địa bàn
nghiên cứu. Do đó, cách tiếp cận này giúp Luận án có cái nhìn tổng quát về vai trò
của Nhà nước về ASXH đối với nông dân cũng như những yếu tố tác động tới việc
thực hiện vai trò của Nhà nước về ASXH trên địa bàn cả nước cũng như các tỉnh mà
Luận án lựa chọn nghiên cứu.
1.2.2. Mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu này được xây dựng trên cơ sở giả thuyết vai trò của Nhà nước
được thể hiện trong việc xây dựng môi trường luật pháp, cơ chế, chính sách, tổ chức
kiểm tra, giám sát để phát triển hệ thống ASXH đối với nông dân. Muốn thực hiện
được những nội dung này, cần phải có các điều kiện, hay các nhân tố ảnh hưởng
đến việc thực hiện vai trò của Nhà nước. Kết quả của việc thực hiện vai trò của Nhà
nước là việc đảm bảo cho nông dân tham gia vào các hình thức ASXH. Vì thế, mô
hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở sau đây:
1.2.2.1. Nội dung vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân
Về nội dung vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân Luận án tập
trung phân tích ba vấn đề:
Thứ nhất, Nhà nước xây dựng hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách về
ASXH đối với nông dân. Luận án sẽ phân tích quá trình phát triển hệ thống các văn
bản pháp luật và các chính sách liên quan đến ASXH nói chung, đối với nông dân
nói riêng.
Thứ hai, Nhà nước xây dựng và phối hợp chính sách ASXH với các chính
sách kinh tế - xã hội khác như: ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất
nông nghiệp, việc làm, thu nhập, XĐGN.
Thứ ba, Nhà nước kiểm tra giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về ASXH đối với nông dân.
1.2.2.2. Các nhân tố đảm bảo vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với
nông dân
Về các nhân tố đảm bảo vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân
Luận án tập trung vào các nhóm vấn đề sau:
Thứ nhất, quan điểm của Nhà nước về phát triển hệ thống ASXH đối với
nông dân.
18
Thứ hai, khả năng ngân sách để đảm bảo cho nông dân tham gia vào ASXH
theo nguyên tắc đóng - hưởng, cũng như tài trợ của Nhà nước.
Thứ ba, năng lực của bộ máy quản lý về ASXH nói chung, đối với nông dân
nói riêng. Ở đây Luận án đề cập đến bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý ASXH đối với
nông dân.
Thứ tư, nhận thức xã hội và các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức
xã hội về ASXH đối với nông dân.
1.2.2.3. Các tiêu chí đánh giá vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với
nông dân
Để đánh giá vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân, chúng tôi sử
dụng hai nhóm tiêu chí:
Nhóm thứ nhất: là các tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện các nội dung của
vai trò nhà nước, cụ thể là:
- Mức độ đầy đủ, đồng bộ và phù hợp của hệ thống luật pháp, cơ chế chính
sách, việc đảm bảo và hỗ trợ tài chính từ NSNN về ASXH đối với nông dân.
- Tính hiệu quả của việc phối hợp chính sách ASXH với chính sách kinh tế xã hội.
- Tính nghiêm túc, hiệu lực và hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát thực
hiện chính sách ASXH đối với nông dân.
Nhóm thứ hai: là đánh giá sự tham gia của nông dân vào các hợp phần
ASXH như thế nào. Bởi lẽ xét đến cùng, thì việc tham gia của nông dân vào ASXH
là tiêu chí đo lường tính hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện vai trò của Nhà nước
về ASXH đối với nông dân.
Như phần tổng quan đã chỉ rõ, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về các hợp
phần của hệ thống ASXH nói chung, đối với nông dân nói riêng. Trong nghiên cứu
này tác giả tiếp cận việc phân tích nông dân tham gia vào hệ thống ASXH dưới hình
thức đóng - hưởng (gồm BHXHTN và BHYTTN) và hình thức không đóng góp
(bao gồm TGXHTX, TGXHĐX từ NSNN và từ cộng đồng). Theo đó, chúng tôi sử
dụng hai nhóm tiêu chí để đánh giá là mức độ bao phủ và mức độ tác động của
ASXH đối với nông dân.
19
- Mức độ bao phủ của hệ thống ASXH đối với nông dân. Tỷ lệ tham gia hệ
thống ASXH càng cao thì mức độ an toàn cho tuổi già hoặc khi gặp rủi ro khác
càng cao. Mặt khác, nó cũng phản ánh sự tiến bộ xã hội về mặt ASXH. Xu hướng
chung là ASXH đều hướng tới đảm bảo an toàn cho mọi thành viên trong xã hội,
phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro. Tỷ lệ dân số tham gia vào hệ thống
ASXH cao điều đó cũng đồng nghĩa với khả năng phòng ngừa rủi ro của dân số cao,
vì đa số người dân chủ động tiết kiệm được số tiền cần thiết để phòng ngừa lúc rủi
ro và mức độ an toàn của họ sẽ cao hơn. Chính vì vậy mà nhiều quốc gia quan tâm
đến việc phát triển hệ thống ASXH.
Mức độ bao phủ của hệ thống ASXH cho nông dân cũng tuân thủ những chỉ
tiêu căn bản để đánh giá mức độ bao phủ của hệ thống ASXH nói chung. Có ý kiến
cho rằng, ở Việt Nam, do đặc thù là một nước đang phát triển, dân số sống chủ yếu
trong lĩnh vực nông nghiệp, đời sống người nông dân còn nghèo, nên mức độ bao
phủ của hệ thống ASXH đối với nông dân cũng mang những nét đặc thù riêng; nó
không chỉ phản ánh mức độ tham gia của người nông dân vào hệ thống BHYTTN
và BHXHTN, mà còn phản ánh sự tham gia của người nông dân vào các chương
trình TGXH, XĐGN và tiếp cận tới các dịch vụ xã hội cơ bản. Tuy nhiên, trong
Luận án này tác giả chú ý đến các chỉ số về BHXHTN, BHYTTN và TGXH đối với
nông dân. Từ đó, để đo mức độ bao phủ của hệ thống ASXH đối với nông dân Việt
Nam, Luận án dùng các chỉ số sau:
+ Chỉ số bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với nông dân, đó là tỷ lệ
phần trăm người nông dân độ tuổi từ 15 trở lên tham gia BHXHTN.
Cbhxhnd =
S bhxhnd
x 100
Dld
(1)
Trong đó:
Cbhxhnd: Chỉ số bao phủ của BHXHTN đối với nông dân năm (y)
Sbhxhnd: Số nông dân tham gia BHXHTN tại thời điểm nghiên cứu năm (y).
Dld: Số nông dân độ tuổi từ 15 trở lên tại thời điểm nghiên cứu năm (y).
+ Chỉ số bao phủ bảo hiểm y tế tự nguyện đối với nông dân, đó là tỷ lệ phần
trăm người nông dân tham gia BHYTTN.
20
Công thức tính như sau: Cbhytnd =
S bhytnd
Dcn
x 100
(2)
Trong đó:
Cbhytnd: Chỉ số bao phủ của BHYTTN đối với nông dân năm (y).
Sbhytnd: Số nông dân tham gia BHYTTN tại thời điểm nghiên cứu năm (y).
Dcn: Tổng số nông dân trong cả nước tại thời điểm nghiên cứu, không phân
biệt độ tuổi trong năm (y).
Chỉ số bao phủ của trợ giúp xã hội đối với nông dân, đó là tỷ lệ phần trăm
giữa số người nhận được trợ cấp hàng tháng hoặc được nuôi dưỡng so với tổng số
đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện xem xét TCXH và đối tượng bảo trợ xã hội
được chăm sóc.
Công thức tính: Ctgxh =
S tcxh
x 100
Dbtxh
(3)
Trong đó:
Ctgxh: Chỉ số bao phủ của hệ thống trợ giúp xã hội cho nông dân năm (y).
Stcxh: Số nông dân nhận được trợ cấp xã hội tại thời điểm nghiên cứu năm (y).
Dbtxh: Tổng đối tượng nông dân thuộc diện trợ cấp xã hội tại thời điểm
nghiên cứu năm (y).
- Mức độ tác động của hệ thống ASXH đối với nông dân. Mức độ tác động
của hệ thống ASXH đối với nông dân phản ánh trước hết thông qua chỉ số mức độ
hưởng lợi của người nông dân sau một thời gian thực hiện chương trình. Đó là tỷ lệ
người được tiếp cận tới hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản khu vực nông thôn, số người
thoát nghèo và tình hình tăng thu nhập của người nông dân.
Mức độ tác động có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá chất lượng và
tính hiệu quả của các hoạt động TGXH mà Nhà nước thực hiện nhằm bảo vệ những
đối tượng gặp rủi ro về kinh tế có được mức sống ít nhất ngang bằng với mức sống
tối thiểu của cộng đồng dân cư. Công thức để tính mức hưởng lợi từ việc tham gia
vào hệ thống ASXH của người dân được thể hiện như sau:
IPjy =
TC jy
MS y
x 100
Hay
IPjy =
LH jy
MS y
x 100
(4)
21
Trong đó:
IPjy: Chỉ số tác động của đối tượng năm y.
TCjy hay LHjy: Trợ cấp và trợ giúp của đối tượng tại thời điểm nghiên cứu
năm (y).
MSy: Mức sống trung bình dân cư tại thời điểm nghiên cứu năm (y).
Xét về mặt lý thuyết, tỷ số này dao động từ 0 đến một bội số K nào đó, bội
số K lớn hay nhỏ tuỳ thuộc tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia và
thể chế chính sách ASXH; sự quan tâm của Nhà nước đối với những đối tượng
thuộc diện bảo trợ xã hội.
Từ đó, mô hình nghiên cứu của Luận án được thể hiện ở Bảng 1.1
Bảng 1.1: Khung nghiên cứu
Nhân tố ảnh hưởng
Vai trò của Nhà
nước về ASXH
Xây
Quan điểm của Nhà
nước
dựng
luật
pháp, cơ chế, chính
Tiêu chí đánh giá
1. Mức độ thực hiện
vai trò của Nhà nước
- Mức độ đầy đủ,
sách về ASXH
đồng bộ, phù hợp của
chính
hệ thống pháp lý
Phối
hợp
Khả năng ngân sách
sách
ASXH
với
- Hiệu quả, hiệu lực
của Nhà nước và
các chính sách xã
của phối hợp chính
nông dân
hội khác
sách và kiểm tra, giám
sát
Năng lực của bộ máy
2. Sự tham gia của
quản lý về ASXH
nông dân vào ASXH
Kiểm tra, giám sát
Nhận thức xã hội về
ASXH
- Tỷ lệ bao phủ
- Mức độ tác động
22
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu theo mô hình trên, Luận án tiến hành sử dụng cả
phương pháp định tính và định lượng trong quá trình nghiên cứu của mình.
1.2.3.1. Phương pháp định tính
Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Luận án
sử dụng phương pháp thống kê, tiếp cận so sánh… để phân tích, so sánh các cách
tiếp cận về vai trò của Nhà nước trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH,
những thuận lợi, khó khăn trong thực thi vai trò của Nhà nước trên phạm vi cả nước
cũng như ở 3 tỉnh miền Trung, những cơ hội, thách thức trong việc đạt được mục
tiêu đảm bảo an sinh trong giai đoạn tới, từ đó tìm ra mô hình ASXH phù hợp đối
với nông dân ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn 3 tỉnh miền Trung nói riêng;
phân tích và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đền sự phát triển bền vững của hệ thống
ASXH đối với nông dân, từ đó chỉ ra những nguyên tắc cần phải thực hiện để đạt
được mục tiêu đặt ra.
1.2.3.2. Phương pháp định lượng
Cùng với phương pháp định tính Luận án còn sử dụng phương pháp định lượng
cho quá trình phân tích đánh giá và đưa ra các đề xuất kiến nghị nhằm đảm bảo ASXH
cho nông dân Việt Nam. Qua phương pháp định lượng, Luận án sẽ làm rõ mối quan hệ
giữa việc hoàn thiện môi trường luật pháp, cơ chế, chính sách, tổ chức quản lý, nâng
cao nhận thức với việc phát triển của hệ thống ASXH đối với nông dân.
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu theo phương pháp trên, Luận án tiến
hành thu thập dữ liệu các số liệu thứ cấp từ các báo cáo của Bộ Lao động Thương
binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Cục Bảo trợ Xã hội, Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ và của các địa phương như
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... để có những số liệu tổng quan về tình hình vai trò
của Nhà nước trong phát triển hệ thống ASXH đối với nông dân.
Bên cạnh bộ dữ liệu thứ cấp, Luận án còn tiến hành thu thập các dữ liệu sơ
cấp để có những đánh giá chi tiết, cụ thể hơn về vai trò của Nhà nước trong phát
triển hệ thống ASXH đối với nông dân và tiến hành điều tra tại ba tỉnh Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh. Câu hỏi điều tra đối với bộ tài liệu sơ cấp được chia thành hai
nhóm đối tượng trả lời phỏng vấn.
23
Thứ nhất, đối với nhóm đối tượng là những người nông dân, Luận án đã tiến
hành điều tra và thu thập được ý kiến trả lời của 258 nông hộ ở 3 tỉnh Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh thuộc các huyện khá, trung bình và nghèo, phân theo các khu vực
đồng bằng, trung du, miền núi và ven biển. Các câu hỏi phỏng vấn người nông dân
được thiết kế theo hình thức phỏng vấn để người nông dân trả lời theo phương án có,
không hoặc để họ tự lựa chọn ô tích phù hợp và thậm chí là ghi cả số thực vào đó.
Câu hỏi phỏng vấn đối với người nông dân tập trung làm rõ sự tham gia của
họ vào hai hợp phần của an sinh (i) theo hình thức đóng - hưởng, và (2) không theo
hình thức đóng - hưởng.
1) Với hình thức đóng - hưởng, phiếu điều tra được thiết kế để đối tượng
nông dân được phỏng vấn cho biết:
- Thu nhập của nông hộ như thế nào? Bởi lẽ, muốn tham gia vào hệ thống
ASXH theo nguyên tắc đóng - hưởng, người nông dân phải có trách nhiệm đóng góp,
do đó họ phải có thu nhập ở mức độ nhất định. Mặt khác, việc trợ cấp TGXH cũng căn
cứ vào thu nhập của người nông dân. Vì thế, chỉ tiêu trung gian để xem xét về ASXH
nói chung, đối với nông dân nói riêng là phải tính tới thu nhập của nông hộ.
Theo quan điểm của Christina Pantazis (2010) [101] thu nhập của người dân
được xác định là các khoản thu từ lương, từ việc làm tự tạo, từ cho thuê tài sản, đến
các khoản chuyển khoản mà họ là đối tượng thụ hưởng.
Thu nhập được hình thành chủ yếu dựa trên tình trạng và điều kiện làm việc.
Việc chính quyền trung ương, địa phương thực thi các chính sách tác động tích cực
đến sự phát triển của thị trường lao động trong khu vực nông thôn nói chung, cho
người nông dân nói riêng sẽ làm thay đổi tình trạng việc làm, tạo chuyển biến tích
cực về mặt thu nhập đối với nông hộ, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống bền
vững cho nhóm đối tượng này.
Các chính sách ảnh hưởng tới điều kiện và tình trạng làm việc của nông dân
được nghiên cứu trong nghiên cứu này bao gồm: chính sách trợ giúp các đối tượng
bảo trợ xã hội; chính sách về đất đai sản xuất; chính sách về tín dụng; chính sách về
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; chính sách hỗ trợ tạo việc làm; chính sách ứng dụng
kỹ thuật, giống cây trồng, vật nuôi; chính sách phát triển vùng chuyên canh; chính
sách giá nông sản; chính sách phân bón phục vụ sản xuất; chính sách tiêu thụ sản
24
phẩm; chính sách thuế, phí và các khoản đóng góp sản xuất; chính sách đào tạo
nghề cho nông dân; chính sách XĐGN...
Ngoài thu nhập của nông hộ và nguồn tài chính từ NSNN, việc xây dựng và
hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân còn chịu tác động của một loạt nhân tố
khác như môi trường luật pháp, cơ chế, chính sách, tổ chức quản lý, phối hợp thực
hiện và nhận thức của người nông dân về hệ thống ASXH.
- Họ có tham gia vào bất kỳ hình thức bảo hiểm nào hay không? Nếu tham
gia thì thời gian được bao lâu?
- Để đánh giá vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ, khuyến khích người dân
tham gia vào hình thức an sinh đóng - hưởng, câu hỏi điều tra hỏi về đối tượng điều tra
có biết đến thông tin, lợi ích và quyền lợi khi tham gia bảo hiểm không? Khi đã tham
gia, thì lợi ích có tốt không? Còn nếu chưa tham gia thì đâu là lý do quan trọng nhất.
Đối tượng tham gia đề nghị cơ chế hỗ trợ về phí tham gia từ phía Nhà nước nên là bao
nhiêu % thì hệ thống này sẽ hoạt động được. Thêm vào đó, bộ câu hỏi phỏng vấn còn
tập trung làm rõ thu nhập của nông hộ, các nguồn hình thành thu nhập của nông hộ để
biết xem tỷ lệ tham gia bảo hiểm trên mức thu nhập của nông hộ ra sao.
2) Với các chương trình trợ giúp. Để đánh giá vai trò của Nhà nước trong
việc xây dựng và thực hiện các chương trình TGXH, bộ câu hỏi điều tra đối với
nông dân tập trung làm rõ giá trị các khoản trợ giúp mà mỗi cá nhân nhận được.
Ngoài ra, câu hỏi phỏng vấn cũng tập trung vào các đánh giá của người dân về các
cơ chế trợ giúp hiện hành bằng tiền mặt và thông qua các chương trình phát triển thị
trường lao động nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo.
Thứ hai, đối với nhóm đối tượng là cán bộ quản lý, Luận án phỏng vấn 197
cán bộ thông qua phiếu điều tra. Các đối tượng điều tra là những người làm việc ở
các sở của tỉnh, các phòng của huyện và cán bộ xã có liên quan đến vấn đề ASXH.
Bộ câu hỏi tập trung vào việc làm rõ mức độ phù hợp của chương trình an sinh hiện
hành cho nông dân, nhận thức của cán bộ quản lý đối với hiệu quả của hoạt động
truyền thông về an sinh đến người dân, những khó khăn, vướng mắc làm hạn chế sự
chủ động tham gia của người dân vào hệ thống an sinh chủ động; nhận định của cán
bộ quản lý về nhu cầu phải điều chỉnh chế độ trợ giúp cho đối tượng yếu thế ở hiện
tại và trong thời gian tới; và cuối cùng là khả năng phối hợp giữa các bộ, ban, ngành
trong triển khai thực hiện công tác an sinh cho người dân.
25
Kết quả thu thập số liệu điều tra cụ thể như sau:
Bảng 1.2: Thống kê điều tra tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh
Số lượng
Tỷ lệ %
1. Tổng số huyện
9
100,00
1.1. Ven biển
3
33,3
1.2. Đồng bằng
3
33,3
1.3. Trung du, miền núi
3
33,3
2. Tổng số xã
27
100,00
2.1. Xã khá
9
33,3
2.2. Xã trung bình
9
33,3
2.3. Xã nghèo
9
33,3
258
100,00
193
74,81
65
25,19
258
100,00
4.1 Hộ giàu
9
3,49
4.2. Hộ khá
77
29,84
4.3. Hộ trung bình
102
39,53
4.4. Hộ cận nghèo
31
12,02
4.5. Hộ nghèo
39
15,12
237
100,00
5.1. Số có trình độ văn hóa dưới 8/10 hoặc dưới 10/12
116
48,95
5.2. Số có trình độ văn hóa từ 8/10 hoặc từ 10/12
121
51,05
243
100,00
150
61,73
93
38,27
197
100,00
23
12,00
174
88,00
3. Tổng số chủ hộ
3.1. Nam
3.2. Nữ
4. Phân loại hộ
5. Trình độ văn hóa chủ hộ
6. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh
6.1. Thuần nông
6.2. Hỗn hợp
7. Tổng số cán bộ quản lý được điều tra
7.1. Cán bộ tỉnh
7.2. Cán bộ xã và huyện
Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát của tác giả