i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NÔNG THỊ TÂM
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT
CHÈ AN TOÀN TẠI XÃ PHÚC XUÂN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Kinh tế nông nghiệp
Khoa
: KT&PTNT
Khoá học
: 2011 - 2015
Thái Nguyên, năm 2015
ii
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NÔNG THỊ TÂM
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ MỘT SỐ MÔ HÌNH SẢN XUẤT
CHÈ AN TOÀN TẠI XÃ PHÚC XUÂN, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Kinh tế nông nghiệp
Lớp
: K43 - KTNN
Khoa
: KT&PTNT
Khoá học
: 2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Hồ Lƣơng Xinh
Thái Nguyên, năm 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài tốt nghiệp “Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình sản xuất
chè an toàn tại Xã Phúc Xuân, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái
Nguyên” chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp là chuyên ngành của riêng tôi,
đề tài đã sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin có sẵn đã
được trích rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu đã đưa trong đề tài
này là trung thực và chưa được sử dụng trong bất cứ một công trình nghiên
cứu khoa học nào khác. Các số liệu trích dẫn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015
Tác giả khóa luận
Nông Thị Tâm
ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là khâu rất quan trọng của mỗi sinh viên trong quá
trình học tập. Qua đó giúp cho mỗi sinh viên củng cố lại kiến thức đã học
trong nhà trường và ứng dụng trong thực tế, đồng thời nâng cao trình độ
chuyên môn, năng lực công tác có thể vững vàng khi ra trường.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh
tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là sự
giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn Th.S. Hồ Lương Xinh, em đã tiến hành
nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình sản xuất chè an
toàn tại Xã Phúc Xuân, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên”.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, cùng tất cả các thầy - cô giáo đã tận tình dìu dắt em trong suốt thời gian
học tập tại trường. Đặc biệt, em xin cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình
của cô giáo hướng dẫn Th.S. Hồ Lương Xinh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn
để em hoàn thành khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ UBNN xã Phúc Xuân đã nhiệt tình,
tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn bạn bè, người thân và gia đình đã giúp đỡ em trong suốt
quá trình nghiên cứu khóa luận.
Do điều kiện thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, bài khóa luận của
em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong muốn nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy - cô giáo và bạn bè để bài khóa luận của em được
hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Nông Thị Tâm
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất thế giới ................................ 19
Bảng 2.2: Các nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới ..................................... 21
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới qua các thời kỳ ......... 22
Bảng 2.4: Sản lượng chè thế giới qua các năm từ năm 2006 – 2010.............. 23
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước trên thế giới
năm 2010 ................................................................................................. 24
Bảng 2.6: Mức tiêu dùng chè của một số nước trên thế giới năm 2013 ......... 25
Bảng 2.7: Diện tích, sản lượng chè của tỉnh Thái Nguyên qua các năm
(2007-2009) ............................................................................................ 31
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất tại xã Phúc Xuân ........................................ 40
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng chè tại xã Phúc Xuân từ năm
2012 -2014 .............................................................................................. 42
Bảng 4.3: Một số thông tin chung về các hộ điều tra ..................................... 45
Bảng 4.4: Phương tiện sản xuất chè của hộ trồng chè an toàn và chè truyền
thống ........................................................................................................ 46
Bảng 4.5: Cơ cấu diện tích đất trồng chè của các hộ nghiên cứu ................... 47
Bảng 4.6: Tình hình sản xuất chè an toàn và chè truyền thống của hộ điều tra ...... 48
Bảng 4.7: So sánh chi phí đầu vào bình quân 1 sào chè an toàn so với 1 sào
chè truyền thống của hộ điều tra ............................................................. 50
Bảng 4.8: Kết quả sản xuất chè của hộ tính bình quân sào/năm..................... 53
Bảng 4.9: Bảng so sánh hiệu quả sản xuất chè trên một sào/năm của các hộ
điều tra năm 2015 .................................................................................... 54
iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ viết tắt
Ý nghĩa
1
GO/CLĐ
Tổng giá trị sản xuất/công lao động
2
VA/IC
Giá trị gia tăng/Chi phí trung gian
3
BVTV
Bảo vệ thực vật
4
GO/sào
Tổng giá trị sản xuất/sào
5
VA/sào
Giá trị gia tăng/sào
6
GO/IC
Tổng giá trị sản xuất/Chi phí trung gian
7
VA/lđ
Giá trị gia tăng/lao động
8
Pr
Lơ ̣i nhuâ ̣n
9
VA
Giá trị gia tăng
10
KTNN
Kinh tế nông nghiệp
11
NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
12
QĐ-BNN
Quyết định - Bộ nông nghiệp
13
HTX
Hơ ̣p tác xã
14
NXB
Nhà xuất bản
15
GO
Tổ ng giá tri ̣sản xuẩ t
16
STT
Số thứ tự
17
ĐVT
Đơn vị tính
18
ThS
Thạc Sĩ
19
UBND
Ủy ban nhân dân
20
BNN&PTNT
Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn
21
CAT
Chè an toàn
22
CTT
Chè truyền thống
v
MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung. ....................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể. ....................................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập .............................................................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
1.4. Đóng góp của đề tài.................................................................................... 3
1.5. Bố cục Luận văn......................................................................................... 4
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 5
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về cây chè ............................................................ 5
2.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất chè ............................................ 7
2.1.3. Những vấn đề chung về mô hình .......................................................... 10
2.1.4. Những khái niệm liên quan đến chè an toàn ......................................... 13
2.1.5. Hiệu quả trong kinh tế và tiêu chí đánh giá kinh tế .............................. 15
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 18
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới. ................................... 18
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trong nước. ..................................... 26
2.2.3. Tình hình sản xuất chè tại tỉnh Thái Nguyên. ....................................... 28
2.2.4. Tình hình sản xuất chè an toàn tại Thái Nguyên .................................. 31
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU........................................................................................................ 33
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 33
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 33
vi
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 33
3.2. Các câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 33
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 33
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 33
3.4.1.Phương pháp thu thập thông tin ............................................................. 33
3.4.2.Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................. 35
3.4.3. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 35
3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 36
3.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất của hộ ................................... 36
3.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè ............................. 37
3.5.3. Các chỉ tiêu bình quân ........................................................................... 38
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 39
4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 39
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 39
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 40
4.2. Thực trạng phát triển sản xuất chè ở xã Phúc Xuân - TP Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên. .................................................................................. 41
4.2.1. Tình hình phát triển sản xuất chè ở xã Phúc Xuân ............................... 41
4.2.2. Tình hình chung của nhóm hộ nghiên cứu ............................................ 44
4.2.3. Tình hình sản xuất chè của các nhóm hộ điều tra ................................. 47
4.2.4. Chi phí sản xuất của chè an toàn và chè truyền thống của hộ điều tra........ 49
4.2.5. Phân tích hiệu qủa sản xuất chè của các hộ điều tra ............................. 54
4.2.6. Hiệu quả xã hội của sản xuất chè .......................................................... 56
4.2.7. Một số nhận xét về tình hình phát triển sản xuất chè của hộ nông dân ...... 57
PHẦN 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ TẠI XÃ PHÚC XUÂN ... 60
5.1. Một số quan điểm chung về phát triển sản xuất chè. ............................... 60
vii
5.1.1. Phát triển sản xuất chè trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng,
từng địa phương. ..................................................................................... 60
5.1.2. Phát triển chè trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn........................................... 60
5.1.3. Phát triển sản xuất chè theo hướng sản xuất chè an toàn ...................... 61
5.2. Một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất
chè ở xã Phúc Xuân................................................................................. 62
5.2.1. Giải pháp đối với chính quyền địa phương ........................................... 62
5.2.2. Giải pháp đối với nông hộ ..................................................................... 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 68
Kết Luận .......................................................................................................... 68
Kiến nghị ......................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72
I. Tiếng Việt .................................................................................................... 72
II. Tài liệu Internet .......................................................................................... 73
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thái Nguyên chú trọng phát triển tiềm năng, thế mạnh của cây chè. Đại
hội đại biểu của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ mười tám đã xác định: cây
chè là cây thế mạnh. Mang lại hiệu quả kinh tế cao, cần quan tâm và đầu tư
phát triển hơn nữa. Tính đến năm 2013, cây chè được phát triển ở 34 tỉnh
thành trong cả nước, với diện tích lên đến hơn 130 nghìn ha, cùng với các tỉnh
thành có thế mạnh về cây chè khác, sản phẩm chè Thái Nguyên có mặt ở hơn
50 tỉnh, thành phố trên cả nước và một số thị trường quốc tế. Thái nguyên là
tỉnh đứng thứ hai về diện tích trồng chè trong cả nước, đạt khoảng 185.000
tấn/năm, chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu chè. Cây chè là cây thế mạnh
đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người nông dân Thái Nguyên có thu nhập
ổn định, nhiều hộ đã thoát nghèo và làm giàu từ việc trồng chè. Đảng bộ Thái
Nguyên đã đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên
cơ sở tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích trồng chè
sang các giống mới theo hướng tạo vùng nguyên liệu tập trung gắn liền vơí
công nghiệp chế biến trong thời gian tới. Festival trà Thái Nguyên lần thứ hai
- Thái Nguyên đã tổ chức thành công, giúp thúc đẩy việc sản xuất áp dụng các
tiêu chuẩn chất lượng chè Thái Nguyên. Nhận thức rõ vai trò của việc sản
xuất chè an toàn có ý nghĩa sống còn đối với cây chè, tỉnh Thái nguyên đã và
đang triển khai quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn trên địa bàn toàn tỉnh
làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư sản xuất chè chất lượng, giá trị cao, xây
dựng vùng sản xuất theo hướng hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, hóa
chất thuốc trừ sâu, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp
VietGAP, UTZ Certified… Nằm trong vùng chè đặc sản Tân Cương, HTX
chè Tân Hương đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn UTZ Certified (tiêu
2
chuẩn về sản xuất các sản phẩm nông sản tốt trên quy mô toàn cầu ) cũng vì
thế 100% sảm phẩm của HTX là sản phẩm chè sạch, chè an toàn, chè xanh
cao cấp, tiêu thụ tốt ở thị trường nội địa và xuất khẩu.
Giá trị của cây chè đem lại hiệu quả rất cao và làm thay đổi phần lớn
đời sống kinh tế của những hộ người dân trong HTX. Mặc dù vậy nhưng
người dân trồng chè vẫn còn gặp khó khăn trong sản xuất cũng như tiêu thụ
chè. Nhưng sự gắn kết HTX với các doanh nghiệp hay thị trường tiêu dùng
còn chưa chặt chẽ, thị trường chủ yếu nội tiêu chưa được tận dụng hết lợi thế
để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định. Quá trình thực
hiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản xuất chè và tìm kiếm đầu
ra cho sản phẩm là vấn đề cần được quan tâm và thực hiện hiệu quả hơn nữa.
Tuy nhiên, ngành chè của Việt Nam nói chung và của Tỉnh Thái
Nguyên nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn, giá trị sản xuất của cây chè
chưa tương xứng với tiềm năng. Vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế thì người
trồng chè cần chú trọng những vấn đề gì trong tất cả các khâu sản xuất, chế
biến và tiêu thụ chè vẫn là vấn đề thời sự và cấp bách khi tiếp cận và mở rộng
thị trường mới cũng như là nâng cao giá trị xuất khẩu. Chính vì vậy, tôi lựa
chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình sản xuất chè an
toàn tại Xã Phúc Xuân, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè nhằm đưa ra những khuyến nghị
cho người trồng chè có sự lựa chọn đúng đắn phương hướng sản xuất chè đạt
hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, đề tài nhằm đưa ra những cơ sở khoa học đóng
góp vào việc hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển cây chè đảm bảo
phát huy tối đa các lợi thế của vùng trong sản xuất, chế biến chè hàng hóa phục
vụ cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu chè Thái Nguyên.
3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về sản xuất chè và hiệu quả kinh tế một số mô
hình sản xuất chè an toàn trên địa bàn xã Phúc Xuân - TP Thái Nguyên - tỉnh
Thái Nguyên.
- Đề ra định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế một số mô hình sản xuất chè an toàn trên địa bàn xã Phúc Xuân - TP Thái
Nguyên - tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập
- Nghiên cứu đề tài nhằm củng cố lại cho sinh viên những kiến thức đã học và
làm quen dần với công việc thực tế.
- Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên làm quen với một số phương pháp
nghiên cứu một đề tài khoa học cụ thể.
- Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
- Góp phần thu thập dữ liệu về thực tiễn sản xuất, là tài liệu tham khảo cho
các nghiên cứu có liên quan.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở, tài liệu tham khảo cho các
nhà quản lý, lãnh đạo các ban ngành, đưa ra phương hướng để phát huy điểm
mạnh và khắc phục điểm yếu còn tồn tại để giải quyết những khó khăn, trở
ngại nhằm phát triển nông nghiệp ngày càng vững mạnh.
1.4. Đóng góp của đề tài
- Thấy được sản xuất chè tại xã Phúc Xuân đã dần chiếm ưu thế hơn
các loại cây trồng khác tại địa phương.
- Thấy được hiệu quả kinh tế của chè an toàn cao hơn nhiều so với chè
truyền thống.
4
- Đánh giá được khó khăn của người dân trong sản xuất chè từ đó đưa
ra giải pháp phù hợp.
1.5. Bố cục khóa luận
Bố cục của khóa luận gồm
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Phần 3: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Phần 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè
tại xã Phúc Xuân - TP Thái Nguyên.
5
PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số vấn đề cơ bản về cây chè
Chè là thức uống phổ biến thứ hai chỉ sau nước lọc. Chè có nguồn gốc
xa xưa từ trung hoa, chè bắt đầu phổ biến ở Anh từ thế kỷ 17 và sau đó lan
rộng ra toàn Châu Âu.
Với một số lợi ích cho sức khỏe và có khả năng kiểm soát về cân nặng,
giảm được huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và thậm chí giúp
tăng độ bền của xương khớp, chè đã trở thành một trong các sản phẩm được
tiêu thụ nhiều nhất toàn cầu [17].
Cây chè hay cây trà trà có tên khoa học là Camellia sinensis là loài cây
mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất chè. Tên gọi sinensis có
nghĩa là “Trung Quốc” trong tiếng Latinh. Các danh pháp khoa học cũ còn có
Thea bohea và thea viridis. Camellia sinensis có nguồn gốc ở khu vực Đông
Nam á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới,
trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó là loại cây xanh lưu niên
mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để thấp hơn 2m
khi được trồng để lây lá. Nó có rễ cái dài. Hoa chè màu trắng ánh vàng, với 78 cánh hoa. Hạt của nó có thể ép để lấy dầu [17].
Chè xanh, chè ô long và chè đen tất cả đều được chế biến từ loài này,
nhưng được chế biến ở mức độ oxi hóa khác nhau.
Chè là một thức uống lý tưởng và có nhiều giá trị về dược liệu:
Trung Quốc là nước đầu tiên chế biến chè để uống sau đó nhờ những đặc
tính tốt của nó, chè trở thành thức uống phổ biến trên thế giới. Ngày nay chè
được phổ biến rộng rãi hơn cả cà phê, rượu vang và ca-cao. Tác dụng chữa bệnh
và chất dinh dưỡng của nước chè đã được các nhà khoa học xác định như sau:
6
- Cafêin và một số hợp chất ancaloit khác có trong chè là những chất có
khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho tinh
thần minh mẫn, tăng cường sự hoạt động của các cơ trong cơ thể, nâng cao năng
lực làm việc, giảm bớt mệt nhọc sau những lúc làm việc căng thẳng [15].
- Hỗn hợp tanin chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh đường
ruột như tả , lỵ, thương hàn. Nhiều thầy thuốc c ̣òn dùng nước chè , đặc biệt là
chè xanh để chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang và chảy máu dạ dày. Theo
xác nhận của M.N. Zaprometop thì hiện nay chưa tìm ra được chất nào lại có
tác dụng làm vững chắc các mao mạch tốt như catechin của chè. Dựa vào số
liệu của Viện nghiên cứu y học Leningrat, khi điều trị các bệnh cao huyết áp
và neprit mạch thì hiệu quả thu được có triển vọng rất tốt, nếu như người bệnh
được dùng catechin chè theo liều lượng 150mg trong một ngày. E.K.
Mgaloblisvili và các cộng tác viên đã xác định ảnh hưởng tích cực của nước
chè xanh tới tình trạng chức năng của hệ thống tim mạch, sự cản các mao
mạch, trao đổi muối - nước, của tình trạng chức năng hô hấp ngoại vi, sự trao
đổi vitamin C [15].
- Chè còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, vitamin
PP và nhiều nhất là vitamin C [15].
Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau
cho sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao. Chè trồng một lần, có thể thu hoạch
30 - 40 năm hoặc lâu hơn nữa. Trong điều kiện thuận lợi của ta cây sinh
trưởng tốt thì cuối năm thứ nhất đã thu búp trên dưới một tấn búp/ha. Các
năm thứ hai thứ ba (trong thời kì kiến thiết cơ bản) cũng cho một sản lượng
đáng kể khoảng 2 - 3 tấn búp/ha. Từ năm thứ tư chè đã đưa vào kinh doanh
sản xuất [11].
Chè là sản phẩm có thị trường quốc tế ổn định, rộng lớn và ngày càng
được mở rộng.
7
Để sử dụng nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào, thay
đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp với điều kiện không tranh chấp với diện tích
trồng cây lương thực, chè là một trong những cây có ưu thế nhất. Hiện nay, ta
mới sử dụng khoảng 50% đất nông nghiệp. Nguồn lao động của ta dồi dào
nhưng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng, chè là một loại
cây yêu cầu một lượng lao động sống rất lớn. Do đó việc phát triển mạnh cây
chè ở vùng trung du và miền núi là một biện pháp có hiệu lực, vừa để sử dụng
hợp lý vừa để phân bổ đồng đều nguồn lao động dồi dào trong phạm vi cả nước.
Việc phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du và miền núi dẫn tới việc phân bổ
các xí nghiệp công nghiệp chế biến chè hiện đại ngay ở những vùng đó, do đó
làm cho việc phân bố công nghiệp được đồng đều và làm cho vùng trung du và
miền núi mau chóng đuổi kịp miền xuôi về kinh tế và văn hóa [11].
2.1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất chè
Cây chè có đặc điểm từ sản xuất đến chế biến đòi hỏi phải có kỹ thuật khá
cao từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến chế biến và bảo quản. Vì thế để phát
triển ngành chè hàng hóa đạt chất lượng cao cần phải quan tâm, chú trọng từ
những khâu đầu tiên, áp dụng những chính sách đầu tư hợp lý, loại bỏ dần những
phong tục tập quán trồng chè lạc hậu. Để tạo ra được những sản phẩm hàng hóa
có sức cạnh tranh cao, thu hút khách hàng và các nhà đầu tư sản xuất trong và
ngoài nước. Nếu coi cây chè là cây trồng mũi nhọn thì cần phải thực hiện theo
hướng chuyên môn hóa để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè góp
phần tăng thu nhập cải thiện đời sống người dân trồng chè [11].
Các nhân tố ảnh hƣởng đến sản xuất chè
a. Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên.
+ Điều kiện đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt đối với cây chè, nó là yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp đến sản lượng, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm.
8
Muốn chè có chất lượng cao và có hương vị đặc biệt cần phải trồng chè
ở độ cao nhất định. Đa số những nơi trồng chè trên thế giới cần có độ cao
cách mặt biển từ 500 đến 800m. Chè được trồng và phát triển chủ yếu ở vùng
đất dốc, đồi núi, ở những vùng núi cao chè có chất lượng tốt hơn ở vùng thấp.
0
Độ dốc đất trồng chè không quá 30 , đất càng dốc thì xói mòn càng lớn, đất
nghèo dinh dưỡng chè không sống được lâu. Chè là loại cây thân gỗ dễ ăn sâu
nên cần tầng đất dầy, tối thiểu 50 cm. Cây chè ưa các loại đất thịt và đất thịt
pha cát có giữ độ ẩm tốt, thoát nước tốt. Độ sâu mực nước ngầm phải sâu hơn
thì chè mới sinh trưởng và phát triển tốt được vì cây chè cần ẩm nhưng sợ
úng. Độ chua của đất là chỉ tiêu quyết định đời sống cây chè, độ chua PH
thích hợp nhất là từ 4,5 - 5,5. Nếu độ chua PH dưới 3, lá chè xanh thẫm, sẽ có
cây chết. Nếu độ chua trên 7,5, cây ít lá, vàng cằn. Trồng chè ở các vùng đất
trung tính hoặc kiềm cây chè chết dần. Ngoài ra thành phần dinh dưỡng cũng
quyết định sự sinh trưởng và năng suất cây chè. Để cây chè phát triển tốt, đem
lại hiệu quả kinh tế cao thì đất trồng chè phải đạt yêu cầu: Đất tốt, giàu mùn,
chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cho chè phát triển [11].
+ Điều kiện khí hậu
Cây chè thích nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau. Nhưng qua số liệu
các nước trồng chè cho thấy, cây chè sinh trưởng ở những vùng có lượng mưa
hàng năm từ 1000 - 4000 mm, phổ biến thích hợp nhất từ 1500 - 2000 mm. Độ ẩm
không khí cần thiết từ 70 - 90%. Độ ẩm đất từ 70 - 80%. Lượng mưa bình quân
tháng trên 1000 mm chè mọc tốt, ở nước ta các vùng trồng chè có điều kiện thích
hợp, chè thường được thu hoạch nhiều từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm.
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây chè. Cây chè ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ không khí dưới 100C
hay trên 400C. Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng từ 22 – 280C. Mùa đông cây
chè tạm ngừng sinh trưởng, mùa xuân bắt đầu phát triển trở lại. Thời vụ thu
9
hoạch chè dài, ngắn, sớm, muộn tuỳ thuộc chủ yếu vào điều kiện nhiệt độ. Tuy
nhiên các giống chè khác nhau có mức độ chống chịu khác nhau.
Cây chè vốn là cây thích nghi sinh thái vùng cận nhiệt đới bóng râm,
ẩm ướt. Lúc nhỏ cây cần ít ánh sáng, một đặc điểm cũng cần lưu ý là các
giống chè lá nhỏ ưa sáng hơn các giống chè lá to [11].
b. Nhóm nhân tố kinh tế kỹ thuật
+ Giống chè
Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè
nguyên liệu và chè thành phẩm. Có thể nói giống là tiền đề năng suất, chất
lượng chè thời kỳ dài 30 - 40 năm thu hoạch, nên cần được hết sức coi trọng.
Giống chè là giống có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu được điều kiện
sống khắc nghiệt và sâu bệnh. Nguyên liệu phù hợp chế biến các mặt hàng có
hiệu quả kinh tế cao. Cùng với giống tốt trong sản xuất kinh doanh chè cần có
một số cơ cấu giống hợp lý, việc chọn tạo giống chè là rất quan trọng trong
công tác giống. Ở Việt Nam đã chọn, tạo được nhiều giống chè tốt bằng
phương pháp chọn lọc cá thể như: PH1, TRI777, 1A, Phúc Vân Tiên... Đây là
một số giống chè khá tốt, tập trung được nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất
lượng búp cao, đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều, trồng trên diện tích
rộng, bổ sung cơ cấu giống vùng và thay thế dần giống cũ trên các nương chè
cằn cỗi. Bên cạnh đặc tính của các giống chè, phương pháp nhân giống cũng
ảnh hưởng trực tiếp tới chè nguyên liệu. Hiện nay có 2 phương pháp được áp
dụng chủ yếu là trồng bằng hạt và trồng bằng cành giâm. Đặc biệt phương pháp
trồng chè cành đến nay đã được phổ biến, áp dụng rỗng rãi và dần dần trở
thành biện pháp chủ yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam [11].
+ Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Cùng với giống mới việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất và
chế biến cũng là điều kiện cần thiết để tạo ra năng suất cao và chất lượng tốt.
10
- Tủ cỏ rác và tưới nước: Tủ cỏ rác tăng năng suất chè 30 - 50% do giữ
được ẩm, tăng lượng mùn và các chất dinh dưỡng dễ tiêu trong đất. Chè cũng
là cây trồng rất cần nước, nếu cung cấp nước thường xuyên thì năng suất chè
nguyên liệu sẽ tăng từ 25 - 40% .
- Đốn chè: Là biện pháp kỹ thuật cần thiết để nâng cao năng suất, chất
lượng chè. Kết quả nghiên cứu ở Inđônêxia cho thấy hàm lượng càphêin của
nguyên liệu chè đốn cao hơn nguyên liệu chè chưa đốn. Ngoài phương pháp
đốn, thời vụ đốn cũng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè. Thường tiến
hành đốn vào thời kỳ cây chè ngừng sinh trưởng, không ra búp từ ngày giữa
tháng 12 đến cuối tháng 1 hàng năm nhưng tập trung chủ yếu vào tháng 1.
- Bón phân: Bón phân cho chè nhất là chè kinh doanh là một biện pháp kỹ
thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng chè búp. Chè là
cây có khả năng thích ứng với điều kiện dinh dưỡng rất rộng rãi, nó có thể sống
nơi đất rất màu mỡ cũng có thể sống ở nơi đất cằn cỗi mà vẫn có thể cho năng suất
nhất định. Tuy nhiên muốn nâng cao được năng suất, chất lượng thì cần phải bón
phân đầy đủ. Bón phân cho chè là biện pháp kinh tế kỹ thuật cần thiết để nâng cao
năng suất và chất lượng cho chè, nhưng biện pháp này cũng có những tác dụng
ngược. Bởi nếu bón phân không hợp lý sẽ làm cho năng suất và chất lượng không
tăng lên được, thậm chí còn bị giảm xuống. Nếu bón đạm với hàm lượng quá cao
hoặc bón các loại phân theo tỷ lệ không hợp lý sẽ làm giảm chất Tanin hoà tan của
chè, làm tăng hợp chất Nitơ dẫn tới giảm chất lượng chè. Vì vậy bón phân cần
phải bón đúng cách, đúng lúc, đúng đối tượng và cần cân đối các yếu tố dinh
dưỡng chủ yếu như: Đạm, Lân, NPK, Lali sao cho phù hợp [11].
2.1.3. Những vấn đề chung về mô hình
2.1.3.1. Khái niệm về mô hình
Thực tiễn hoạt động của đời sống, kinh tế, xã hội rất phong phú, đa
dạng và phức tạp, người ta có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp
11
nghiên cứu để tiếp cận. Mỗi công cụ và phương pháp nghiên cứu đều có
những ưu điểm riêng được sử dụng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Mô hình là một trong những phương pháp nghiên cứu được sử dụng
rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Theo các cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có những quan niệm, nội
dung và cách hiểu riêng. Góc độ tiếp cận về mặt vật lý học thì mô hình là
cùng hình dạng nhưng thu nhỏ lại. Khi tiếp cận sự vật để nghiên cứu thì coi
mô hình là sự mô phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật để trình bày và
nghiên cứu [9].
Khi mô hình hóa đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ được trình bày
đơn giản về một vấn đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhận biết được đối tượng
nghiên cứu.
Mô hình còn được coi là hình ảnh quy ước của đối tượng nghiên cứu về
một hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế.
Như vậy, mô hình có thể có các quan niệm khác nhau, sự khác nhau đó
tùy thuộc vào góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu, nhưng khi sử dụng mô
hình người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối tượng
nghiên cứu [2].
Trong thực tế, để khái quát hóa các sự vật, hiện tượng, các quá trình,
các mối quan hệ hay một ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng
mô hình. Có nhiều loại mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình chỉ đặc trưng
cho một điều kiện sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có mô hình
chung cho tất cả các điều kiện sản xuất khác nhau.
Do đó, ở mỗi góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng, tùy thuộc
vào quan niệm và ý tưởng của người nghiên cứu mà mô hình được sử dụng để
mô phỏng và trình bày là khác nhau. Song khi sử dụng mô hình để mô phỏng
đối tượng nghiên cứu, người ta thường có chung một quan điểm và đều được
12
thống nhất đó là: Mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối
tượng nghiên cứu, nó phản ánh những đặc trưng cơ bản nhất và giữ
nguyên được bản chất của đối tượng nghiên cứu.
2.1.3.2. Vai trò của mô hình
Mô hình là công cụ nghiên cứu khoa học, phương pháp mô hình hóa là
nghiên cứu hệ thống như một tổng thể. Nó giúp cho các nhà khoa học hiểu
biết và đánh giá tối ưu hóa hệ thống nhờ các mô hình ta có thể kiểm tra lại sự
đúng đắn của các số liệu quan sát được và các giả định rút ra. Nó giúp ta hiểu
sâu hơn hệ thống phức tạp và một mục tiêu khác của mô hình là giúp ta lựa
chọn quyết định tốt nhất về quản lý hệ thống, giúp ta chọn phương pháp tốt
nhất để điều khiển hệ thống [10].
Việc thực hiện mô hình giúp cho nhà khoa học cùng người nông dân có
thể đánh giá được sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mô hình cây trồng vật
nuôi tại một khu vực nào đó. Từ đó đưa ra được quyết định tốt nhất nhằm đem
lại lợi ích tối đa cho nông dân, phát huy hiệu quả những gì nông dân đã có.
+ Mô hình sản xuất.
Sản xuất là một hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người nhằm
tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội bằng những tiềm năng, nguồn lực và
sức lao động của chính mình. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã
chứng minh sự phát triển của công cụ sản xuất - yếu tố không thể thiếu được
cấu thành trong nền sản xuất. Từ những công cụ thô sơ, công cụ thường thay
thế vào đó là các công cụ sản xuất hiện đại, công dụng đa năng đã thay thế
một phần rất lớn cho lao động sống và làm giảm hao phí về lao động sống
trên một đơn vị sản phẩm. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng của
nền sản xuất hiện đại.
Trong sản xuất, mô hình sản xuất là một trong các nội dung kinh tế của
sản xuất, nó thể hiện được sự tác động qua lại của các yếu tố kinh tế, ngoài
13
những yếu tố kỹ thuật của sản xuất, do đó mà: Mô hình sản xuất là hình
mẫu trong sản xuất thể hiện sự kết hợp của các nguồn lực trong điều kiện
sản xuất cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm và lợi ích kinh tế.
2.1.4. Những khái niệm liên quan đến chè an toàn
2.1.4.1. Khái niệm về chè an toàn
VietGap (Vietnamese Good Agricultural Pactices ) nghĩa là thực hành
sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam. Những quy tắc
những trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch và sơ
chế đảm bảo an toàn. Để nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc
lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và
truy nguồn gốc sản phẩm
Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn
tại việt nam (gọi tắt là VietGap - Vietnamese Good Agricultural practices) là
những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu
hoạch và sơ chế đảm bảo an toàn. Để nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,
đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng, bảo vệ
môi trường và truy nguồn gốc sản phẩm.
Vậy chè an toàn là sản phẩm chè búp tươi được sản xuất phù hợp với các
quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có trong VietGap (quy trình sản
xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn tại việt nam) hoặc các tiêu chuẩn
GAP khác tương đương VietGap, được chế biến theo quy trình chế biến chè an
toàn do bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành và mẫu điển hình đạt
chỉ tiêu an toàn thực phẩm quy định tại phụ luc 3 ( quy định quản lý sản xuất
kinh doanh rau quả chè an toàn ) do BNN & PTNN ban hành.
Hay Chè an toàn là sản phẩm chè được sản xuất, chế biến, bảo quản theo
đúng quy trình kỹ thuật, có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, nitrat,
chất điều hoà sinh trưởng và các vi sinh vật có hại dưới mức giới hạn cho phép
14
theo quy định tại Phụ lục 4 và 5 của Quy định Số 43/2007/QĐ-BNN, ngày 16
tháng 5 năm 2007 ban hành quy định quản lý sản xuất, chế biến và chứng nhận
chè an toàn của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn [3].
2.1.4.2. Vai trò của chè an toàn
Sản phẩm chè đã và đang là nhu cầu phổ biến của nhiều quốc gia trên
thế giới, nhiều quốc gia sử dụng chè sau chế biến như là một nhu cầu thiết
yếu. Điều đó đã được khẳng định ở thị trường tiêu thụ chè đen ở Liên Xô
trước đây cũng như là các quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Irac, Ấn Độ…
hiện nay.
Trong quá trình phát triển, cây chè đã tự khẳng định được vị trí quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm chè không chỉ là nguồn hàng hóa
phục vụ nhu cầu dời sống hàng ngày mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan
trọng tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn.
Sản xuất tiêu thụ chè góp phần quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo,
giải quyết lao động việc làm, tạo thu nhập ổn định cho người nông dân, khai
thác hiệu quả sức lao động hộ nông dân.
Phát triển sản xuất chè ở trung du và miền núi góp phần bảo vệ môi
trường sinh thái, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, hạn chế xói mòn, cải
tạo đất, tăng độ phì, góp phần bảo vệ phát triển một nền nông nghiệp bền
vững [1].
Sản xuất, tiêu thụ chè mang lại thu nhập cao hơn các loại cây trồng
khác. Phát triển sản xuất, tiêu thụ chè tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế
đối ngoại, hội nhập. Việc xuất khẩu chè dưới dạng chè thành phẩm như chè
đen, chè vàng, chè xanh chất lượng cao cho phép các quốc gia sản xuất, tiêu
thụ chè có điều kiện trao đổi hàng hóa, chuyển giao công nghệ với các quốc
gia đối tác.
15
2.1.5. Hiệu quả trong kinh tế và tiêu chí đánh giá kinh tế
2.1.5.1.Quan điểm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động kinh tế. Quá trń h tăng cường lợi dụng các nguồn lực sẵn có phục vụ
cho lợi ích của con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản
xuất xã hội xuất phát từ những nhu cầu vật chất của con người ngày càng
tăng. Yêu cầu của công tác quản lý kinh tế đòi hỏi phải nâng cao chất lượng
của các hoạt động kinh tế làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế [4].
Các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế:
Quan điểm thứ nhất: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng nhịp độ
tăng trưởng sản xuất sản phẩm xã hội hoặc tổng sản phẩm quốc dân, hiệu quả
cao khi nhịp độ tăng trưởng của các chỉ tiêu đó cao và hiệu quả có nghĩa là
không lãng phí. Một nền kinh tế có hiệu quả khi nó nằm trên đường giới hạn
năng lực sản xuất đặc trưng bằng chỉ tiêu sản lượng tiềm năng của nền kinh
tế, sự chênh lệch giữa sản lượng tiềm năng thực tế và sản lượng thực tế là sản
lượng tiềm năng mà xã hội không sử dụng được phần bị lãng phí.
Quan điểm thứ hai: Hiệu quả là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy
luật kinh tế cơ bản chủ nghĩa xã hội, cho rằng quỹ tiêu dùng là đại diện cho mức
sống của nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản xuất xã hội.
Quan điểm thứ ba: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức tăng của
kết quả sản xuất kinh doanh trên mỗi lao động hay mức doanh lợi của vốn sản
xuất kinh doanh về chỉ tiêu tổng hợp cụ thể nào đó.
Quan điểm thứ tư: Hiệu quả của một quá trình nào đó, theo nghĩa
chung là mối quan hệ tỷ lệ giữa hiệu quả (theo mục đích) với các chi phí sử
dụng (nguồn lực) để đạt được kết quả đó.
16
Tóm lại: Hiệu quả kinh tế là thể hiện quan hệ so sánh giữa kết quả đạt
được và chi phí nguồn lực bỏ ra. Khi kết quả đạt được chỉ bằng với chi phí bỏ
ra là lãng phí nguồn lực, khi sử dụng tiết kiệm nguồn lực để đạt được một kết
quả nhất định là hiệu quả kinh tế cũng khác nhau nhưng vẫn phải dựa trên
nguyên tắc so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí nguồn lực bỏ ra [4].
2.1.5.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Theo quan điểm của Mác thì bản chất hiệu quả kinh tế xuất phát từ yêu
cầu của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội. Đó là sự đáp ứng ngày càng cao
nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Hiệu quả kinh tế
là một phạm trù kinh tế - xã hội với những đặc trưng phức tạp nên việc xác định
và so sánh hiệu quả kinh tế và vấn đề hết sức phức tạp, khó khăn và mang tính
tương đối. Hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh có ý nghĩa khác nhau với từng loại nông
hộ. Đối với những hộ nông dân nghèo, đặc biệt là vùng kinh tế tự cung tự cấp thì
việc tạo ra nhiều sản phẩm là quan trọng. Nhưng khi đi vào hạch toán kinh tế
trong điều kiện lấy công làm lãi thì người nông dân chú ý tới thu nhập, còn đối
với những hộ nông dân sản xuất hàng hóa, trong điều kiện thuê, mướn lao động
thì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng và đó là vấn đề hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của nhà sản xuất là thu được lợi
nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực hạn chế. Do đó hiệu quả kinh tế có
liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào (Inputs) và các yếu tố đầu ra
(Outputs) của quy trình sản xuất kinh doanh. Việc xác định các yếu tố đầu vào
và đầu ra của quá trình sản xuất sẽ gặp phải những khó khăn nhất định.
+ Đối với yếu tố đầu vào:
Do các tư liệu sản xuất tham gia vào quy trình sản xuất không đồng
nhất và trong nhiều năm có thể rất khó xác định giá trị đào thải và chi phí sửa
chữa lớn nên việc tính toán khấu hao và phân bổ chi phí để xác định các chỉ
tiêu hiệu quả có tính chất tương đối.