Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình trình diễn trong khuyến nông ở huyện nam đàn tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.43 KB, 64 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NƠNG LÂM NGƯ

ĐỒN VĂN LỘC

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
MỘT SỐ MƠ HÌNH TRÌNH DIỄN TRONG KHUYẾN NƠNG
Ở HUYỆN NAM ĐÀN - TỈNH NGHỆ AN

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NGÀNH KHUYẾN NÔNG & PTNT

Vinh, 05/2009


2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được công bố trong khóa
bất kì một học vị nào khác.
Các thơng tin, tài liệu trích dẫn trong khóa ḷn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa luận đều đã được cảm ơn. Nếu sai tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Sinh viên

Đoàn Văn Lộc



3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này tôi đã nhận được nhiều sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo trường Đại học Vinh, các cán bộ, các cơ quan, tổ
chức huyện Nam Đàn
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới ban giám hiệu
nhà trường, ban chủ nghiệm Khoa Nông Lâm Ngư cùng các thầy cô giáo đã tạo
điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin trân trọng cảm ơn giảng viên Nguyễn Thị Tiếng, người hướng dẫn
đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo để cho tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Nông nghiệp & PTNT, Trạm Khuyến
nông huyện Nam Đàn, các cơ quan, tổ chức huyện đã tạo điều kiện thuận lợi,
giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn các hộ nông dân tham gia sản xuất mô hình
đã cung cấp những thông tin quý báu giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã đóng góp ý kiến,
luôn động viên giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp
Xin trân trọng cảm ơn và lời chúc sức khỏe, hạnh phúc đến tất cả
Sinh viên
Đoàn Văn Lộc


4

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài...........................................................................2
2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nội dung nghiên cứu....................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn...............................................................3
4.1. Ý nghĩa khoa học.............................................................................................3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................3
CHƯƠNG I- TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận...................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về khuyến nông...........................................................................4
1.1.1.1. Định nghĩa khuyến nông...........................................................................4
1.1.1.2. Triết lý về khuyến nông.............................................................................6
1.1.1.3. Mục tiêu của khuyến nông.........................................................................7
1.1.1.4. Nội dung hoạt động khuyến nơng khuyến nơng........................................8
1.1.1.5. Vai trị của cơng tác khuyến nơng.............................................................9
1.1.2. Khái niệm mơ hình......................................................................................9
1.1.2.1. Khái niệm mơ hình....................................................................................9
1.1.2.2. Mơ hình khuyến nơng...............................................................................10
1.1.2.3. Phân loại mơ hình.....................................................................................11
1.1.2.4. Phân loại mơ hình khuyến nơng...............................................................14
1.1.3. Hiệu quả kinh tế..........................................................................................15
1.1.3.1. Một số quan điểm về kết quả và hiệu quả kinh tế.....................................15
1.1.3.2. Cơng thức tính hiệu quả kinh tế................................................................20
1.1.3.3. Quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội....................................21


5


1.1.3.4. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả phát triển bền vững.....................................21
1.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế......................................................21
1.2. Cơ sở thực tiễn...............................................................................................22
1.2.1. Hoạt động khuyến nông ở Việt Nam...........................................................22
1.2.2. Hoạt động khuyến nông ở huyện Nam Đàn.................................................24
CHƯƠNG II – NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu......................................................................................26
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................26
2.2.1. Chọn địa bàn nghiên cứu.............................................................................26
2.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.........................................................26
CHƯƠNG III – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tình hình sử dụng các ng̀n lực ở huyện Nam Đàn......................................28
3.1.1. Điều kiện tự nhiên.......................................................................................28
3.1.1.1 Vị trí địa lý................................................................................................28
3.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên.............................................................................29
3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội...............................................................................32
3.2. Tình hình sản xuất trên địa bàn huyện Nam Đàn............................................33
3.3. Thực trạng công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Nam Đàn....................34
3.4. Một số mơ hình trình diễn khuyến nơng trên địa bàn huyện...........................35
3.4.1. Mơ hình trờng và thâm canh lạc Sán Dầu30................................................35
3.4.2. Mơ hình trờng cà chua chất lượng cao.........................................................38
3.4.3. Mơ hình ni gà an tồn sinh học................................................................41
3.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến HQKT của các mơ hình...................................44
3.5.1. Ảnh hưởng của thời tiết...............................................................................44
3.5.2. Yếu tố đầu vào.............................................................................................45
3.5.3. Yếu tố đầu ra và thị trường..........................................................................45
3.5.4. Ảnh hưởng của áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến HQKT của
mô hình.......................................................................................................45
3.5.5. Khả năng đầu tư của các hộ.........................................................................46



6

3.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông thông qua xây
dựng và thực hiện các mơ hình....................................................................46
3.6.1. Hồn thiện chính sách khuyến nơng............................................................46
3.6.2. Cơng tác khuyến nông kết hợp, lồng ghép với các hoạt động của tổ
chức kinh tế, chính trị - xã hội.....................................................................49
3.6.3. Đổi mới, sử dụng đồng bộ các phương pháp khuyến nông và lựa chọn
các kỹ thuật phù hợp....................................................................................48
3.6.4. Tăng cường năng lực công tác khuyến nông...............................................48
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận.............................................................................................................50
2. Những tồn tại của đề tài.....................................................................................50
3. Khuyến nghị......................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO


7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HQKT
UBND
CNH, HĐH
KHKT
KNKL
NN & PTNT
CNXH
XHCN

HQXH
HTX
BVTV

Hiệu quả kinh tế
Ủy ban nhân dân
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Khoa học kỹ thuật
Khuyến nông khuyến lâm
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Chủ nghĩa xã hội
Xã hội chủ nghĩa
Hiệu quả xã hội
Hợp tác xã
Bảo vệ thực vật

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1
Bảng 3.2

Tên bảng
Thực trạng sử dụng tài nguyên đất của huyện Nam Đàn
Tình hình dân số huyện Nam Đàn năm 2006

Trang
30
32



8

Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5

Tình hình sản xuất một số cây trờng chính qua các năm
Mức đầu tư cho mơ hình trờng lạc Sán dầu 30
Tình hình sản xuất lạc qua các năm trên địa bàn huyện

34
36
37

Bảng 3.6

Nam Đàn
Hiệu quả kinh tế của mơ hình trờng và thâm canh lạc Sán

Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10

Dầu 30
Tình hình sản xuất rau ở huyện Nam Đàn qua các năm
Kết quả mơ hình trờng cà chua chất lượng cao
Hiệu quả kinh tế mơ hình trồng cà chua chất lượng cao
So sánh hiệu quả giữa mơ hình trờng lạc sán dầu và mơ


37
38
39
40

Bảng 3.11
Bảng 3.12

hình trờng cà chua
Kết quả mơ hình chăn ni gà thịt an tồn sinh học
Hiệu quả kinh tế mơ hình ni gà an tồn sinh học

41
43
44

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 02/03/1993 Chính Phủ đã ban hành nghị định số 13/CP từ đó hệ
thống tổ chức khuyến nông trong cả nước được thành lập và đi vào hoạt động.
Công tác khuyến nơng đã được định hình và đi vào hoạt động trong phạm vi cả
nước với nhiều phương pháp và nội dung phong phú. Công tác khuyến nông
đóng vai trò quan trọng đối với sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói
riêng. Khuyến nông là cầu nối giữa nông dân với Nhà nước, cơ quan nghiên cứu,


9

các doanh nghiệp, các đoàn thể, các ngành, với quốc tế và giữa các nông dân với
nhau. Đặc biệt trong thời kỳ CNH, HĐH hiện nay, việc gia nhập WTO, hội nhập

nền kinh tế thế giới, hàng rào bảo hộ bị phá bỏ, người nông dân bắt buộc phải tự
đứng vững trên đơi chân của mình thì việc cung cấp các thông tin vầ tiến bộ khoa
học kỹ thuật, thị trường, chính sách nhà nước là một u cầu khơng thể thiếu để
phát triển sản xuất nông nghiệp.
Trong thời gian gần đây, công tác khuyến nông tỉnh Nghệ An nói chung,
huyện Nam Đàn nói riêng đã và đang gặt hái được những thành quả đáng khích
lệ, tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành nông nghiệp đạt 8,98%, nhiều giống
cây, con mới được đưa vào sản xuất và ngày càng mở rộng như giống lạc sán dầu
30, giống đậu tương DT84,.... Với nhiều chương trình, dự án và mơ hình trình
diễn trên địa bàn huyện Nam Đàn. Áp dụng các phương pháp vừa đầu tư, hỗ trợ,
tuyên truyền vận động kết hợp với việc phát huy nội lực của các nông hộ, từ đó
khuyến nông đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện các dự án phát triển
nông thôn, xố đói giảm nghèo... khơng ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh
thần của người dân nông thôn.
Sản xuất nông nghiệp là một ngành sản xuất đặc thù và khác biệt so với
các ngành sản xuất khác bởi nó cịn phụ thuộc vào đất đai, khí hậu… việc áp
dụng các tiến bộ KHKT mới vào sản xuất nông nghiệp là một việc làm cần được
kiểm chứng một cách thực tế và khoa học tại từng vùng, từng địa phương cụ thể.
Do vậy việc xây dựng các mơ hình trình diễn trong sản xuất nông nghiệp là điều
bắt buộc và không thể thiếu nhằm tránh rủi ro cho bà con nơng dân khi đưa các
quy trình sản xuất mới vào thực tiễn.
Trong những năm gần đây, được sự giúp đỡ của Trung tâm KNKL tỉnh,
cùng với sự giúp đỡ của Huyện uỷ, UBND huyện, ngành khuyến nông huyện đã
xây dựng được nhiều mơ hình trình diễn khuyến nơng cả về trờng trọt và chăn
ni. Việc xây dựng mơ hình trình diễn nhằm giúp bà con nông dân tiếp nhận các
tiến bộ KHKT mới, hiểu rõ hơn về các loại cây con, tăng thêm kiến thức về sản
xuất để từ đó áp dụng vào hoạt động sản xuất của gia đình và tăng thu nhập, cải


10


thiện đời sống gia đình. Trong những năm gần đây, trạm khuyến nông huyện
Nam Đàn phối hợp với các ban ngành đã tổ chức xây dựng được nhiều mơ hình
trình diễn như mơ hình trờng đậu tương vụ xn, mơ hình trờng và thâm canh lạc
sán dầu 30, mơ hình chăn ni gà thịt an tồn sinh học… và hiện nay đang xây
dựng thêm nhiều mơ hình như mơ hình phục tráng giống đậu tương Nam Đàn,
mơ hình ni cá - vịt kết hợp… việc xây dựng mơ hình đã giúp bà con nông dân
tiếp cận các tiến bộ KHKT từ đó mở rộng sản xuất, đưa nông nghiệp, nông thôn
ngày càng phát triển. Mặc dù đã xây dựng được nhiều mơ hình trình diễn nhưng
việc đánh giá hiệu quả kinh tế của các mơ hình trình diễn một cách khách quan
và khoa học, xem xét sức lan tỏa của mơ hình, khả năng tiếp cận của bà con nơng
dân vẫn đang là một câu hỏi cần sự giải đáp.
Xuất phát từ những vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
hiệu quả kinh tế một số mơ hình trình diễn trong khuyến nơng ở huyện Nam
Đàn - tỉnh Nghệ An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được HQKT của các mô hình trình diễn thực hiện cơng tác
khuyến nơng trên địa bàn huyện Nam Đàn. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao HQKT của các mơ hình cũng như công tác khuyến nông trên địa bàn
huyện Nam Đàn trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về khuyến nông, mô hình sản xuất và

HQKT của mơ hình.
-

Đánh giá được kết quả và HQKT triển khai, áp dụng các mơ hình khuyến


nông trong những năm gần đây. Đồng thời phát hiện những nhân tố ảnh hưởng
làm hạn chế HQKT của các mơ hình trình diển ở huyện Nam Đàn.
-

Đề xuất một số định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao HQKT các

mơ hình trình diễn, cơng tác khuyến nơng ở huyện Nam Đàn trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nội dung nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu


11

Những mối quan hệ được thể hiện qua các mô hình trình diễn thực hiện cơng tác
khuyến nơng trong thời gian gần đây ở huyện Nam Đàn
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các mơ hình trình diễn khuyến nơng được thực hiện trên địa bàn huyện
Nam Đàn.
Thời gian nghiên cứu: từ 16/02 – 20/04/2009
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Xác định hệ thống cây trồng vật ni thích hợp trong sản xuất nơng nghiệp
trên địa bàn huyện Nam Đàn.
Đánh giá mức độ phù hợp của việc áp dụng các tiến bộ KHKT trong sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Là cơ sở để đánh giá các dự án đầu tư, chương trình hỗ trợ phát triển nông
nghiệp nông thôn thông qua công tác khuyến nông.
Là cơ sở để điều chỉnh, hoạch định các chính sách đầu tư phát triển nơng

nghiệp nơng thơn, chính sách khuyến nơng.
Là căn cứ để xây dựng các chương trình khuyến nơng và kế hoạch trong
các năm sau.
Là căn cứ để xem xét mức độ phù hợp của các tiến bộ KHKT đối với sản
xuất nông nghiệp.
CHƯƠNG I- TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về khuyến nông
1.1.1.1. Định nghĩa khuyến nông
Khuyến nông là từ tổng quát để chỉ tất cả các công việc có liên quan đến
sự phát triển nông thôn. Đó là hệ thống giáo dục nhà trường trong đó cả người
già và trẻ học bằng thực hành. Khuyến nơng cũng cịn được hiểu như là một công
tác tổ chức, thiết kế để cải thiện điều kiện sinh sống của các hộ nông dân và


12

những người khác trong nông thôn bằng cách dạy cho họ thực hiện tốt hơn, cải
thiện phương pháp, cách làm và có cuộc sống cộng đồng tốt hơn. Khuyến nông
bắt đầu bất cứ ở đâu mà con người hiện diện và với bất cứ cái gì họ có. Thuật
ngữ Extension lần đầu tiên được sử dụng ở Anh vào những năm 1840 có nghĩa là
“mở rộng - triển khai” còn “Agricultural Extension” có nghĩa là “mở rộng nông
nghiệp - triển khai nơng nghiệp” và dịch gọn là “khuyến nơng”. Cịn những bước
thực hành đầu tiên được tiến hành vào những năm 1867-1878 khi James Stuart giảng viên của trường Đại học Cambridge giảng bài cho Hiệp hội phụ nữ và Câu
lạc bộ những người làm việc ở Bắc nước Anh. Đây cũng là hình thức dạy học
bên ngồi trường Đại học đầu tiên trên thế giới và do vậy Stuart được coi là
“người cha đẻ của phổ cập đại học”. Sau đó Đại học Cambridge đã mở các trung
tâm dạy học mở rộng vào những năm 1873, tiếp theo là Đại học London vào năm
1876 và Đại học Oxford vào năm 1878. Và từ đó nghĩa đầu tiên của khuyến nông
(Agricultural Extension) là khuyên người ta mở mang nghề nông [8], [3].

Vào những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Các vấn đề cơ bản trong
lý luận của khuyến nông đã được đề cập đến, khái niệm về khuyến nơng được
phát triển và hồn thiện hơn. Dưới đây là một số quan niệm và khái niệm về
khuyến nông [8], [3]
Maunder (1973) định nghĩa khuyến nông như “một dịch vụ hoặc hệ thống
giúp nông dân hiểu biết những phương pháp công tác và kỹ thuật cải tiến, tăng
hiệu quả sản xuất và thu nhập, làm cho mức sống của họ tốt hơn và nâng cao
trình độ giáo dục của cuộc sống nông thôn”.
Theo B.E. Swanson: Khuyến nông là phương pháp động, nhận thông tin
có lợi tới người dân và giúp họ thu được những kiến thức, kỹ năng và những
quan điểm cần thiết nhằm sử dụng một cách hiệu quả thông tin hoặc kỹ thuật
này.
Theo Thomas, G.Floes (1983): Khuyến nông là một từ tổng quát để chỉ tất
cả các công việc có liên quan liên quan đến sự phát triển nông thôn. Đó là một hệ


13

thống giáo dục ngồi nhà trường, trong đó người nơng dân học bằng cách thực
hành.
Theo D.Sim và H.A.Hilmi (1987): Khuyến nơng là một tiến trình của việc
hịa nhập các kiến thức bản địa và các kiến thức KHKT, các quan điểm, các kỹ
năng để quyết định điều đó có thể được làm như thế nào. Sự hợp tác địa phương
với các tài nguyên nào có thể huy động và sự trợ giúp từ bên ngoài nào là có thể
và có khả năng vượt qua các trở ngại đặc biệt.
Theo Gronow (1987): Khuyến nông được sử dụng như một khái niệm
chung cho các hoạt động liên quan đén sự trợ giúp, việc trao đổi, thuyết phục
hoặc giáo dục con người. Nó được sử dụng để phân biệt từ loại hoạt động này
đến hoạt động khác.
Theo J.Falconer (1987): Khuyến nông là một q trình giáo dục. Các hệ

thống khuyến nơng thơng báo, thuyết phục và kết nối con người. Họ thúc đẩy các
dịng thơng tin giữa nơng dân và các đối tượng sử dụng tài nguyên khác, các nhà
nghiên cứu, các nhà quản lý và các nhà lãnh đạo.
Theo A.W.Van den Ban và H.S Hawkins (1988): Khuyến nông là một sự
giao tiếp thơng tin tỉnh táo nhằm giúp nơng dân hình thành các ý kiến hợp lý và
ra các quyết định đúng đắn.
Qua rất nhiều định nghĩa, chúng ta có thể tóm tắt lại và có thể hiểu khuyến
nông theo 2 nghĩa [8]:
- Khuyến nông hiểu theo nghĩa hẹp, là một tiến trình giáo dục khơng chính
thức mà đối tượng của nó là nơng dân. Tiến trình này đem đến cho nơng dân
những thông tin và những lời khuyên giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc
những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động
sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất lượng cuộc
sống của nơng dân và gia đình họ. Khuyến nông là sử dụng các cơ quan nông
lâm ngư, các trung tâm khoa học nông lâm ngư để phổ biến, mở rộng các kết quả
nghiên cứu tới nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ có thể áp dụng
nhằm thu được nhiều sản phẩm hơn.


14

- Khuyến nông hiểu theo nghĩa rộng, là khái niệm chung để chỉ tất những
hoạt dộng hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nơng thơn. Khuyến nơng là
ngồi việc hướng dẫn cho nông dân tiến bộ kỹ thuật mới còn phải giúp họ liên
kết với nhau để chống lại thiên tai, tiêu thụ sản phẩm, hiểu biết các chính sách,
luật lệ Nhà nước, giúp nơng dân phát triển khả năng tự quản lý, điều hành, tổ
chức các hoạt động xã hội như thế nào cho ngày càng tốt hơn.
Trên cơ sở đúc kết hoạt động khuyến nông ở Việt Nam, có thể định nghĩa
về khuyến nông như sau: Khuyến nông là cách đào tạo và rèn luyện tay nghề cho
nông dân, đồng thời giúp cho họ hiểu được những chủ trương, chính sách về

nơng nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, những thông tin
thị trường, để họ có đủ khả năng tự giải quyết được các vấn đề gia đình và cộng
đờng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây
dựng và phát triển nơng thơn [8], [3].
Khuyến nơng là cách giáo dục ngồi học đường cho nơng dân. Khuyến
nơng là q trình vận động, quảng bá, khuyến cáo… cho nông dân theo nguyên
tắc tự nguyện, không áp đặt, đờng thời đó là q trình tiếp thu kiến thức và kỹ
năng một cách dần dần và tự giác của nông dân.
1.1.1.2. Triết lý về khuyến nông
Khuyến nông dựa trên triết lý người ở nông thôn thông minh, có năng lực,
mong muốn nhận được thông tin và sử dụng nó để đem lại phúc lợi cho cá nhân
và cho cộng đồng của họ, thiết nghĩ việc tiếp cận trực tiếp với nông dân là điều
cần thiết.
Khuyến nông bắt đầu bất cứ ở nơi đâu mà dân chúng có mặt với bất cứ cái
gì mà họ có, việc cải tiến bắt đầu từ đó.
Lớp học mở ra ở bất cứ nơi nào mà dân chúng có mặt: ở trang trại, ở nhà,
trong làng và ngồi đờng.
Chương trình khuyến nơng dựa trên nhu cầu và dân chúng đề ra. Dân
chúng học để làm bằng thực hành.


15

Công việc khuyến nông cùng làm với dân chúng và thông qua dân chúng.
Những khuyến nông viên huấn luyện cho những chỉ đạo viên ở địa phương để
những người này truyền đạt thông tin đến những người khác.
Vệc giáo dục thực hiện hoặc với nhóm người hay với cá nhân.
Tinh thần tự lực là cốt lõi của đời sống dân chủ.
Khuyến nông làm việc với dân chúng bất cứ ở đâu mà họ có mặt, xây
dựng trên những cái gì mà họ có và thêm những gì mà họ biết [8], [3].

1.1.1.3. Mục tiêu của khuyến nông
Mục tiêu của khuyến nông có thể nghĩ như là “hướng hoạt động”, là
những kết quả cuối cùng mà nỗ lực của chúng ta tiến tới. Một nhà giáo dục đã
nói mục tiêu là “sản phẩm cuối cùng mong định được, đã được dự kiến trước”.
Như vậy mục tiêu có thể định nghĩa là sản phẩm cuối cùng đã được định
trước mà người ta sẽ hướng tới. Đối với khuyến nông, mục tiêu lâu dài là giúp
cho nông dân hiểu biết về các nguồn lực của họ, các giải pháp sử dụng có hiệu
quả và nâng cao các nguồn lực đó, giúp họ có được nhận thức đúng trước những
khó khăn trong cuộc sống, có cách nhìn thực tế và lạc quan hơn đối với mọi vấn
đề trong cuộc sống, để họ tự quyết định biện pháp vuợt qua những khó khăn.
Khuyến nông không chỉ chú ý đến các yếu tố kỹ thuật và cơng nghệ mà cịn chú
ý đến yếu tố tổ chức sản xuất và tổ chức xã hội. Không chỉ nhằm những mục tiêu
phát triển kinh tế mà còn hướng tới sự phát triển tồn diện của bản thân người
nơng dân và nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn.
Trong giai đoạn hiện nay mục tiêu tổng quát của khuyến nông ở nước ta
là: Phát triển nông lâm ngư nghiệp và nông thôn, đáp ứng nhu cầu nông lâm hải
sản ở quy mô địa phương và quốc gia mà chủ thể là người nông dân mới trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá [8], [3].
1.1.1.4. Nội dung hoạt động khuyến nơng khuyến nơng
Tun truyền chủ trương,đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước,
tiến bộ của khoa học và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến và điển
hình.


16

Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng các
phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm và
các hình thức thơng tin tun truyền khác.
Bời dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến

thức sản xuất, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đào tạo nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho người hoạt động
khuyến nông.
Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập trong và ngồi nước.
Xây dựng các mơ hình trình diễn về tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp
với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất.
Xây dựng các mơ hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiêp.
Chuyển giao kết quả khoa học cơng nghệ từ các mơ hình trình diễn ra diện
rộng.
Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về đất đai, thủy sản, thị trường, khoa
học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh
phát triển nông nghiệp.
Dịch vụ trong các lĩnh vực có liên quan đến nông nghiệp theo quy định
của pháp luật.
Tư vấn, hỗ trợ phát triển ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến
nông lâm thuỷ sản, nghề muối.
Tham gia hoạt động, trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức, cá nhân nước
ngoài và các tổ chức quốc tế [8], [3].
1.1.1.5. Vai trị của cơng tác khuyến nơng
Khuyến nông là cầu nối giữa nông dân với nhà nước, nhà nghiên cứu, môi
trường, nông dân giổi, các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, các ngành có liên
quan và với quốc tế.
Khuyến nơng đóng vai trị quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn. Khuyến nông có nhiệm vụ hướng dẫn, chuyển giao tiến


17

bộ kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất, quản lý kỹ thuật, xây dựng nông thôn
mới cho các hộ nông dân.

Khuyến nông góp phần giúp cho hộ nông dân xố đói, giảm nghèo tiến lên
khá và giàu.
Khuyến nơng huy động các lực lượng cán bộ KHKT từ Trung ương đến
cơ sở tham gia vào các hoạt động đóng góp trí tuệ, cơng sức vào việc thực hiện
các chương trình, dự án khuyến nông, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và xây
dựng kinh tế nông thôn.
Khuyến nông góp phần và thúc đẩy sự liên kết giữa nông dân với nông
dân, thúc đẩy sự hợp tác các nông dân lại với nhau trong sản xuất và đời sống
hàng ngày của họ [8], [3].
1.1.2. Khái niệm mơ hình
1.1.2.1. Khái niệm mơ hình
Thực tiễn hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội rất phong phú, đa dạng
và phức tạp. Con người có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp nghiên
cứu để tiếp cận. Mỗi công cụ và phương pháp nghiên cứu có những ưu thế riêng,
được sử dụng trong điều kiện hồn cảnh cụ thể. Mơ hình là một trong các phương
pháp nghiên cứu được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa
học. Theo các cách tiếp cận khác nhau thi mơ hình có những quan niệm, nội dung
và cách hiểu khac nhau. Theo góc độ tiếp cận về mặt vất lý học thì “mơ hình là
vật cùng hình dạng nhưng thu nhỏ lại”. Khi tiếp cận với sự vật để nghiên cứu thì
coi “mơ hình là sự mơ phỏng cấu tạo và hoạt động của một vật để trình bày và
nghiên cứu”. Khi mơ hình hố đối tượng nghiên cứu mơ hình sẽ được “trình bày
đơn giản về một vấn đề phức tạp” giúp cho ta dễ nhận biết được đối tượng
nghiên cứu. Mô hình cịn được coi là “hình ảnh quy ước của đối tượng nghiên
cứu” và còn là “kiểu mẫu” về “một hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh
tế”. [11], [2]
Theo David Begg và cộng sự: “mơ hình là hình mẫu được đơn giản hố để
tổ chức phương pháp tư duy về một vấn đề”. Theo Nguyễn Đình Tuấn (1998):


18


“mơ hình là sự phản ánh hiện thực khách quan của đối tượng, sự hình dung,
tưởng tượng đối tượng đó bằng ý nghĩ của người nghiên cứu”.
Như vậy, mơ hình có thể có các quan niệm khác nhau. Sự khác nhau đó là
tuỳ thuộc vào góc độ tiếp cận, xem xét và mục đích nghiên cứu. Thế nhưng khi
sử dụng mơ hình người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối
tượng nghiên cứu. Từ các quan điểm trên, chung ta có thể nói: “mơ hình là hình
mẫu để mơ phỏng hoặc thể hiện đối tượng nghiên cứu được diễn đạt hết sức ngắn
gọn, phản ánh những đặc trưng cơ bản nhất và giữ nguyên được bản chất của đối
tượng nghiên cứu” [11], [2,], [1].
1.1.2.2. Mô hình khuyến nơng
Lịch sử nơng nghiệp là quảng đường dài thể hiện sự phat triển của mối
quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Con người tác động vào thiên nhiên
bằng nhiều cách để lấy ra những sản phẩm cần thiết cho nhu cầu của mình. Biết
được những chặng đường đã đi qua và chiều hướng đi tới của con đường đó
chúng ta có thể đẩy nhanh sự phát triển đúng hướng theo con đường ngắn nhất,
tránh được những chặng đường vịng, tránh được những sai lầm gây lãng phí và
nhiều tác hại lên thiên nhiên. Cho đến nay, kể từ khi con người biết làm nông
nghiệp, có thể trải qua 3 giai đoạn tác động vào thiên nhiên: bằng sức người, sức
mạnh của cơ bắp; bằng công cụ, vật tư, máy móc và bằng trí tuệ, kiến thức, khoa
học. Để kích thích sự phát triển nơng nghiệp, ứng với mỗi giai đoạn lịch sử con
người đã xây dựng các mơ hình mẫu trong sản xuất. Mục đích của mơ hình là
đưa những tiến bộ kỹ thuật vào vùng sản xuất có điều kiện cụ thể, có bản chất,
đặc trưng riêng và phù hợp với các điều kiện cụ thể đó. Mơ hình khuyến nơng
phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo ra nhiều sản
phẩm và trình độ dân trí được nâng lên. Mục tiêu cuối cùng của mơ hình khuyến
nơng là nơng nghiệp, nông thôn không ngừng phát triển, không ngừng cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần của nông dân. Có thể nói rằng: “mơ hình khuyến
nơng là hình mẫu trong sản xuất nông nghiệp, có bản chất, đặc trưng riêng và phù
hợp với điều kiện cụ thể nhất định”.



19

1.1.2.3. Phân loại mơ hình
- Đứng trên góc đọ nghiên cứu mơ hình để vận dụng vào thực tiễn sản
xuất người ta chia mơ hình thành hai loại [11], [1]:
+ Mơ hình lý thuyết (mơ hình lý luận)
+ Mơ hình thực nghiệm (mơ hình thực tế)
Mơ hình lý thuyết bao gờm một hệ thống các quan niệm được phân tích
khoa học hoặc được trình bày dưới dạng các phương pháp toán học, các phép
toán, phương pháp loại suy với các thông số nhất định giúp cho người ta đánh
giá, khái quát được bản chất của hiện tượng hoặc những vấn đề nghiên cứu.
Mơ hình tờn tại trong thực tế hoặc dựa trên cơ sở của mơ hình lý thuyết
mà vận dụng, triển khai trong thực tiễn thì đó gọi là mơ hình thực nghiệm. Các
mơ hình thực nghiệm hay là “mơ hình vật chất là hiện thân của những vật thể
trong quá trình nào đó”.
- Nếu đứng trên góc độ tính chất thể hiện của mơ hình người ta chia mơ
hình làm hai loại [1]:
+ Mơ hình trừu tượng (mơ hình tưởng tượng).
+ Mơ hình vật chất (mơ hình cụ thể).
Mơ hình trừu tượng là mơ phỏng sự vật, hiện tượng trong đời sống kinh tế
xã hội bằng “các yếu tố trực quan cảm tình hay trong quá trình tưởng tượng”. Mơ
hình vật chất là “hiện thân của những vật thể trong quá trình nào đó” được “thu
nhỏ hoặc phóng to, song vẫn giữ lại được bản chất vật lý và sự đờng dạng hình
học”. Giữa mơ hình trừu tượng và mơ hình vật chất có mối liên hệ. Mơ hình trừu
tượng cho phép ta khái qt hố về những vấn đề cụ thể của mơ hình vật chất để
từ đó làm cho mơ hình vật chất được hồn thiện hơn.
- Nếu xét trên góc độ phạm vi nghiên cứu của kinh tế học, tiếp cận theo
quy mô của các yếu tố người ta chia làm hai loại mơ hình:

+ Mơ hình kinh tế vi mơ.
+ Mơ hình kinh tế vĩ mô.


20

Mơ hình kinh tế vi mơ “phản ánh sự vận hành từng khâu riêng biệt trong
nền kinh tế quốc dân” hoặc “mô tả một thực thể kinh tế nhỏ”. Mô hình kinh tế vi
mơ là mơ phỏng đặc trưng của những vấn đề kinh tế cụ thể trong các tế bào kinh
tế, các bộ phận của nền kinh tế.
Mơ hình kinh tế vĩ mơ là mơ hình kinh tế mơ phỏng nét đặc trưng của
những vấn đề kinh tế chung trong tồn bộ nền kinh tế hoặc “mơ tả các hiện tượng
kinh tế liên quan đến một nền kinh tế”. Mơ hình kinh tế vĩ mơ diễn đạt những
quan điểm cơ bản nhất về sự phát triển của tổng thể nền kinh tế, được mơ hình
kinh tế vi mơ vận dụng những quan điểm đó để tiến hành tổ chức, quản lý sản
xuất trong các điều kiện cụ thể. Mô hình kinh tế vi mơ cùng với mơ hình kinh tế
vĩ mơ tạo thành một hệ thống mơ hình thống nhất, làm cơ sở để ra các quyết định
kinh tế có căn cứ khoa học.
- Nếu đứng trên góc độ về cơ chế quản lý kinh tế tầm vĩ mô người ta chia
mơ hình kinh tế thanh ba loại:
+ Mơ hình kinh tế tự do.
+ Mơ hình kinh tế kế hoạch hố tập trung (kinh tế chỉ huy).
+ Mơ hình kinh tế hỗn hợp.
Mơ hình kinh tế thị trường tự do là mơ hình kinh tế sản xuất hàng hố phát
triển ở trình độ cao khi tất cả các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã
hội đều được tiền tệ hố.
Mơ hình kinh tế kế hoạch hố tập trung (kinh tế chỉ huy) là mơ hình kinh
tế mà từ khâu sản xuất đến khâu phân phối, lưu thông đều do một trung tâm điều
hành đó là Nhà nước.
Mơ hình kinh tế hỗn hợp là mơ hình kinh tế là mơ hình kinh tế sản xuất

hàng hố phát triển vận động theo các quy luật của kinh tế thị trường nhưng có
sự can thiệp của chính phủ.
- Nếu xét trên góc độ về thời gian người ta chia mơ hình kinh tế thành hai
loại:
+ Mơ hình kinh tế tĩnh.



×