Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu lao động và thu nhập môn thống kê kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.5 KB, 24 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bất kỳ một nền kinh tế nào thì mục tiêu của các doanh nghiệp đều là hướng tới việc
tối đa hóa lợi nhuận và ngày càng nâng cao lợi ích kinh tế xã hội. Để đạt được mục tiêu
này, các doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư phát triển các phương thức kinh doanh,
nâng cao năng suất lao động ; chất lượng sản phẩm đồng thời tiết kiệm chi phí kinh doanh
nhằm giảm giá bán. Các doanh nghiệp đã lấy thu nhập của người lao động là công cụ
quản lý để tăng hiệu quả kinh doanh, đồng thời thu nhập người lao động là động lực kinh
tế mạnh mẽ thúc đẩy người lao động làm việc với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao.
Mặt khác, đối với doanh nghiệp thu nhập của người lao động còn là một bộ phận cấu
thành nên chi phí kinh doanh, nó ln được tính tốn và quản lý chặt chẽ. Do đó, khi trả
lương cho người lao động phải hợp lý, tiết kiệm, góp phần động viên, thúc đẩy người lao
động làm việc hiệu quả hơn.
Đối với người lao động, tiền lương là khoản thù lao mà họ nhận được thông qua lao động
sản xuất, phần thu nhập chủ yếu đối với đại đa số lao động trong xã hội, có ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của họ. Phấn đấu nâng cao thu nhập là mong
muốn của mỗi người lao động. Mong muốn này tạo động lực để người lao động phát huy
trình độ và khả năng của mình. Tăng thu nhập cho người lao động là góp phần cải thiện
đời sống của họ, động viên, thúc đẩy họ làm việc tích cực.
Như vậy, trong nền kình tế thị trường hiện nay, thu nhập của người lao động có một ý
nghĩa vơ cùng to lớn đối với cả doanh nghiệp và người lao động. Do đó, việc nghiên cứu
các mối quan hệ giữa thu nhập với các chỉ tiêu khác là vô cùng quan trọng, việc giải quyết
các mối quan hệ đó hợp lý sẽ kích thích người lao động làm việc, doanh nghiệp thương
mại tồn tại và phát triển. Vì vậy, nhóm xin lựa chọn đề tài: “Mối quan hệ các chỉ tiêu
phản ánh lao động và thu nhập của người lao động trong cơng ty…”để thảo luận.
Chương 1 : Lí thuyết chung
* Khái niệm lao động và thu nhập
Lao động trong thương mại là lao động phục vụ quá trình lưu chuyển hàng hố, cụ thể là
những lao động làm các cơng việc: mua, bán, chọn lọc, đóng gói, bảo quản, vận chuyển
hàng hoá….



Thu nhập là tất cả những khoản thu tính bằng tiền mà người lao động nhận được dưới
hình thức trả công lao động.
Thu nhập của người lao động trong thương mại gồm những khoản sau:
Tiền lương cơ bản
Các khoản có tính chất tiền lương: phụ cấp thường xuyên
Bảo hiểm xã hội trả thay lương
Các khoản thu nhập khác: phúc lợi, ngày lễ, ngày tết, trợ cấp, khen thưởng…
1.1: Thống kê lao động và thu nhập trong doanh nghiệp
- Vai trò và nhiệm vụ của Thống kê lao động trong doanh nghiệp:
Vai trị: trong q trình lao động con người ln sáng tạo, cãi tiến công cụ, hợp tác cùng
nhau để khơng ngừng nâng cao năng suất lao động, qua đó trình độ kỹ thuật của người lao
động, kinh nghiệm sản xuất, chun mơn hóa lao động ngày càng nâng cao. Cũng như các
lĩnh vực thống kê khác thì thống kê lao động cho ta biết tình hình sử dụng lao động trong
doanh nghiệp đem lại năng xuất như thế nào để qua đó có những căn cứ để xây dựng
chiến lược về việc sử dụng lao động sao có hiệu quả nhất.
Nhiệm vụ:
Nghiên cứu số lượng, cơ cấu lao động trong doanh nghiệp. Phân tích sự biến động về số
lượng lao động, sự thay đổi về cơ cấu lao động thơng qua các chỉ tiêu thống kê. Qua đó
phân tích đánh giá tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp về mặt số lượng và chất
lượng lao động
Nghiên cứu sự biến động năng suất lao động và các nhân tố ảnh hưởng đồng thời đánh giá
hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Nghiên cứu thu nhập các nguồn thu nhập của người lao động. Qua đó xem xét mối quan
hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân.
1.1.1: Thống kê số lượng và thời gian lao động trong doanh nghiệp:
a) Thống kê số lượng lao động
Số lượng lao động trong thương mại là số lao độnng có đủ tiêu chuẩn cần thiết, đã được
đăng kí vào sổ lao động cần thiết của một số tổ chức thương mại trong một thời kì nhất
định. Số lượng lao động được đăng ký vào sổ lao động gọi là sổ lao động trong danh sách.
Được chia thành hai loại :



Lao động thường xuyên: Là lực lượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp bao gồm
những người được tuyển dụng chính thức và làm những cơng việc lâu dài thuộc chức
năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
Lao động tạm thời: Là những người làm việc theo các hợp đồng tạm tuyển ngắn hạn để
thực hiện các công tác tạm thời, theo thời vụ.
-Theo chế độ báo cáo thống kê lao động trong thương mại chỉ số báo cáo lao động trong
danh sách được chia thành hai loại:
Số lựơng lao động có đến cuối kì báo cáo là tồn bộ lao động do đơn vị quản lý, sử dụng
và trả công cho lao động. lao động có đến cuối kì báo cáo là chỉ tiêu thời điểm phản ánh
số lượng lao động hiện có tại ngày cuối kì báo cáo, chỉ tiêu này bao gồm số lao động thực
tế đang công tác và số lao động vắng mặt trong ngày vì lí do:nghỉ phép, ốm…
Số lựơng lao động bình qn trong kỳ báo cáo: là chỉ tiêu phản ánh mức độ điển hình về
số lao động trong một thời kỳ.
Thống kê cấu thành số lượng lao động trong TM: thống kê cấu thành số lượng lao động
trong TM là phân loại lao động theo các tiêu thức khác nhau;
Phân loại theo nghiệp vụ kinh doanh: lao động ở khâu mua, lao động ở khâu bán, lao
động ở khâu dịch vụ…
Phân loại theo nghiệp vụ thương mại: lao động thương nghiệp, lao động ăn uống, lao
động dịch vụ…
Phân loại theo nghiệp vụ chun mơn: theo trình độ văn hố; trung học, đại học, trên đại
học…
Ở phạm vi nghành thương mại lao động có thể được phân loại ra: lao động ở các ngành
công nghiệp quốc doanh, lao động ở các doanh nghiệp tư nhân, hoặc phân công lao động
theo khu vực hành chính, theo khu vực kinh tế…
Mỗi cách phân loại đều có mọt ý nghĩa nhất định, qua đó có thể biết sự hợp
lý sử dụng lao động trong từng doanh nghiệp thương mại cũng như ở phạm vi ngành
thương mại.
b) Thống kê thời gian lao động trong DNTM



Thời gian lao động là một trong những chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng lao động trong
thương mại. cùng một số lượng lao động nhưng thời gian sử dụng lao động khác nhau cho
ta kết quả và hiệu quả khác nhau:
Thời gian lao động theo lịch là là tồn bộ số ngày có trong lịch.
Thời gian lao động theo chế độ là số ngày theo lịch trừ đi các ngày nghr theo chế độ.
Thời gian lao động có mặt là thời gian lao độg có mặt ở nơi làm việc.
Thời gian lao động thực tế là thời gian người lao đọng thực tế làm việc, kể cả thời gian
làm thêm giờ vào những ngày nghỉ theo chế độ.
Thời gian lao động vắng mặt là thời gian lao động khơng có mặt ở nơi làm việc, bao gồm
vắng mặt có lí do và khơng lí do.
Thời gian loa động ngừng việc là thời gian lao động có mặt ở nơi làm việc nhưng không
làm việc do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Nguồn số liệu thống kê thời gian lao động là bảng chấm cơng.
Tình hình sử dụng lao động:
Gọi : số lượng lao động trong kì nghiên cứu
: số lượng lao động trong kì gốc
So sánh:

hoặc -

=>Cho thấy số lượng lao động kì nghiên cứu so với kì gốc là tăng hay giảm và tăng giảm
là bao nhiêu phần trăm tương ứng với bao nhiêu lao động, chưa biết được chất lượng sử
dụng số lượng lao động. để đáp ứng yêu cầu này thống kê dùng công thức:
- .

x 100

Cho biết số lao động là tiết kiệm hay lãng phí so với kì gốc.


Trong đó: mức hàng hố tiêu thụ trong kì báo cáo.
: mức hàng hố tiêu thụ trong kì gốc.
Cho thấy số lượng lao động tiết kiệm hay lãng phí cịn phụ thuộc ở mức tiêu thụ hàng
hố. Nếu số lao động khơng thay đổi ở cả 2 kì mà >1 tức chất lượng sử dụng lao động tốt
hơn, từ đó có thể giảm số lượng lao động. nếu
<1 thì ngược lại.
Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động: thường dùng một số chỉ tiêu sau:
+ số ngày công lao động binh quân cho một lao động trong kỳ
trong đó :

: số ngày cơng bình qn một lao động


N: tổng số ngày cơng trong kỳ
T:số lao động bình quân trong kỳ
+ thời gian làm việc bình quân 1 người trong một ngày. Gọi :
G: là tổng số giờ làm việc của người lao động trong ngày
T: số người lao động trong ngày
: số giờ lao động bình quân 1 lao động trong mơt ngày
+ tính số giờ làm việc bình quân 1 người 1 ngày trong một thời kì nhất định.
Gọi : : số giờ lao động bình quân 1 lao động trong môt ngày
N: số ngày làm việc trong một kỳ
: số giờ làm việc bình quân 1 người trong từng ngày làm việc trong kỳ.
+hệ số sử dụng ngày công:
Gọi:

: Số ngày công thực tế
N: Số ngày cơng có thể sự dụng cao nhất
K: hệ số sử dụng ngày cơng.

K=

Ví dụ: doanh nghiệp thương mại có 10 lao động thường xuyên. Thực tế số ngày công làm
được trong tháng 4 là 240 ngày cơng. Tính hệ số sử dụng lao động trong tháng 4.
N=30 x 10 =300 ngày công
= 240 ngày công
K = = 0,8
1.1.2: THỐNG KÊ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG (NSLĐ)
NSLĐ là chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng lao động. Tăng NSLĐ đồng nghĩa với cùng
một lượng hao phí lao động nhất định, tạo ra được nhiều kết quả hơn, hoặc để sản xuất
cùng một lượng kết quả cần chi phí lao động ít hơn. Tăng NSLĐ làm tăng khả năng cạnh
tranh, và là nhân tố cơ bản nhất để tăng kết quả sản xuất, tăng tiền lương, hạ giá thành sản
phẩm và tăng tích lũy cho doanh nghiệp.
1.1.2.1. Khái niệm, ý nghĩa của thống kê NSLĐ


a. Khái niệm: NSLĐ là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của doanh
nghiệp được đo bằng khối lượng sản phẩm trên một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian
hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
b. Ý nghĩa
- Thống kê NSLĐ là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của
doanh nghiệp là tốt hay chưa tốt.
- Thông qua thống kê NSLĐ, cho biết được doanh nghiệp trong năm sẽ hoàn thành và
hoàn thành vượt mức kế hoạch là bao nhiêu.
- Thống kê NSLĐ phản ánh được trình độ lành nghề của cơng nhân, qua đó cho thấy việc
sắp xếp bố trí, tổ chức quản lý và sử dụng lao động có hợp lý khơng.
- Là cơ sở để lập các kế hoạch khác như kế hoạch cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu, năng
lượng.
c. Phương pháp xác định mức NSLĐ
Cơng thức: W=Q/T Ho ặc:


t=T/Q

Trong đó: + W: năng suất lao động
+ t: lượng thời gian hao phí để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm ( t = 1/W)
+ Q: khối lượng sản phẩm được biểu hiện bằng hiện vật (hoặc giá trị).
+ T: lượng lao động hao phí được biểu hiện là tổng số giờ, tổng số ngày (hoặc số lượng
lao động bình quân)
1.1.2.2. Thống kê sự biến động của NSLĐ
1.1.2.2.1: Các chỉ số NSLĐ: là chỉ tiêu đánh giá biến động của hiệu quả sử dụng lao động.
Qua đó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
a. Chỉ số NSLĐ tính bằng đơn vị hiện vật: Iw(h)
cơng thức: IWh=
Trong đó:

+ Wh1: năng suất lao động tính bằng hiện vật kỳ báo cáo
+ Who: năng suất lao động tính bằng hiện vật kỳ gốc
+ Q1: khối lượng sản phẩm bằng hiện vật kỳ báo cáo
+ Qo: khối lượng sản phẩm bằng hiện vật kỳ gốc
+ T1:

số lượng lao động bình quân kỳ báo cáo

+ To: số lượng lao động bình quân kỳ gốc.


Ưu nhược điểm: - Ưu điểm: Đánh giá trực tiếp NSLĐ và có thể dùng để so sánh trực tiếp
NSLĐ giữa các xí nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm.
- Nhược điểm: không tổng hợp được các loại sản phẩm khác nhau, nên
khơng thể tính NSLĐ cho tồn xí nghiệp. Và khơng thể thống kê được tồn bộ kết quả sản

xuất trong kỳ (như sản phẩm dở dang, sản phẩm dịch vụ,. . . )
b. Chỉ số NSLĐ tính bằng đơn vị giá trị ( tiền)
Theo giá hiện hành:
IW= =
Trong đó: + P1: đơn giá của từng loại sản phẩm tại thời điểm kỳ báo cáo
+ Po: đơn giá của từng loại sản phẩm tại thời điểm kỳ gốc.
+ q1: khối lượng sản phẩm kỳ báo cáo.
+ qo: khối lượng sản phẩm kỳ gốc
Ưu nhược điểm: -Ưu điểm: Phản ánh tổng hợp mức hiệu suất của lao động cụ thể. Cho
phép tổng hợp chung được các kết quả mà doanh nghiệp đã tạo ra trong kỳ ( thành phẩm,
bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, sản phẩm dịch vụ . . . )
- Nhược điểm: Chịu ảnh hưởng bởi nhân tố giá cả hàng hóa , dịch vụ thay đổi.
Theo giá cố định:
Iw=
Trong đó: P- đơn giá cố định của từng loại sản phẩm
Ưu điểm: Chỉ số NSLĐ tính theo giá cố định khắc phục được nhược điểm của chỉ số
NSLĐ theo giá hiện hành.
1.1.2.2.2. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về lao động đến tình hình biến
động giá trị sản xuất. Từ cơng thức: (3.32) Æ Phương trình kinh tế: Q = W x T
(3.37)
Từ phương trình kinh tế trên và từ mối quan hệ giữa NSLĐ và lượng lao động hao phí lao
động, ta vận dụng phương pháp hệ thống chỉ số để phân tích tình hình biến động của kết
quả sản xuất do ảnh hưởng của 2 nhân tố: NSLĐ và số lượng lao động bình quân.
Số tương đối:
Số tuyệt đối: Q1 – Q0= ( W1-W0)×T1 + (T1-T0)×W0
Nhận xét:


Giá trị sản xuất của xí nghiệp biến động chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố:
- Do NSLĐ kỳ báo cáo so với kỳ gốc thay đổi, làm cho giá trị sản xuất tăng (giảm) 1

lượng tương ứng.
- Do số lượng lao động bình quân kỳ báo cáo so với kỳ gốc thay đổi, làm cho giá trị sản
xuất tăng (giảm) 1 lượng tương ứng.
1.1.2.2.3: Phân tích tình hình biến động của NSLĐ theo các nhân tố sử dụng lao động
+ Các chỉ tiêu NSLĐ
NSLĐ là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của quá trình sản xuất
kinh doanh, gồm các chỉ tiêu:
Năng suất lao động giờ:
NSLĐ giờ=
Chỉ tiêu NSLĐ giờ phản ánh hiệu quả sử dụng lao động trong 1 giờ làm việc.
Năng suất lao động ngày:
NSLĐ ngày=
Chỉ tiêu NSLĐ ngày phản ánh hiệu quả sử dụng lao động trong 1 ngày làm việc.
Năng suất lao động tháng:
NSLĐ tháng=
Chỉ tiêu NSLĐ tháng phản ánh hiệu quả sử dụng lao động trong 1 thời kì nhất định.
1.1.2.3 Phân tích sự biến động NSLĐ do ảnh hưởng các nhân tố sử dụng lao động
Gọi: + W: năng suất lao động tháng (quý, năm)
+ a: năng suất lao động giờ
+ b: số giờ làm việc thực tế bình quân trong 1 ngày.
+ c: số ngày làm việc thực tế bình qn 1 cơng nhân trong kỳ. Ta suy ra được phương
trình kinh tế:

W=b×c

Ta xây dựng hệ thống chỉ số:
Số tương đối:
=
Số tuyệt đối:


W1-W0= (a1-a0)b1c1+(b1-b0)a0c1+(c1-c0)a0b0

1.1.2.4. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ bình quân


Trong trường hợp 1 loại sản phẩm được sản xuất bởi nhiều đơn vị khác nhau (từng tổ,
đội, phân xưởng…), để tính NSLĐ chung của sản phẩm đó, thống kê sử dụng chỉ tiêu
NSLĐ bình qn tồn doanh nghiệp.
Được xác định theo cơng thức =
Trong đó: + W: mức NSLĐ của từng đơn vị (từng tổ, đội, phân xưởng. . . )
+ T: lượng lao động hao phí của từng đơn vị
+ : NSLĐ bình qn của tồn doanh nghiệp
+ T/∑T: kết cấu thời gian lao động (số lượng lao động), ký hiệu: d
Ta xây dựng hệ thống chỉ số: số tương đối:
Số tuyệt đối: W1-W0= ( ∑w1d1-∑w0d1) + (∑w0d1-∑wodo)
1.2. THỐNG KÊ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DN
Thu nhập của lao động trong doanh nghiệp là số tiền người lao động nhận được từ các
nguồn trong doanh nghiệp, và họ được toàn quyền sử dụng trong tiêu dùng, cho bản thân
và gia đình. Thơng qua thống kê và phân tích giúp các nhà quản trị doanh nghiệp tìm ra
giải pháp tăng thu nhập thực tế cho người lao động, đồng thời đảm bảo sự công bằng
trong phân phối các nguồn thu nhập cho người lao động trong doanh nghiệp.
1.2.1. Thu nhập và các nguồn thu nhập của người lao động
1.2.1.1. Khái niệm
Thu nhập là tất cả các khoản tiền lương mà doanh nghiệp đã trả cho người lao động theo
số lượng và chất lượng lao động của họ và các khoản phụ cấp mang tính chất thường
xuyên được tính vào quỹ lương.
1.2.1.2. Các nguồn thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp: Thu nhập của
người lao động trong các doanh nghiệp nước ta được hình thành từ nhiều nguồn, đó là:
- Thu nhập từ lương: là khoản thu nhập mà người lao động được hưởng từ kết quả lao
động của họ trong kỳ.

- Thu nhập từ các khoản phụ cấp có tính chất lương.
- Thu nhập nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội trả thay lương do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, kế hoạch hố gia đình, …
- Thu nhập nhận từ quỹ của doanh nghiệp.


- Thu nhập do làm thuê, làm công cho bên ngồi.
- Thu nhập khác.
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tiền lương của lao động trong doanh nghiệp
1.2.2.1.Chỉ tiêu tổng quỹ lương
Tổng quỹ lương của doanh nghiệp là số tiền mà doanh nghiệp dùng để trả cho người lao
động căn cứ vào kết quả lao động của họ theo các hình thức, các chế độ tiền lương và chế
độ phụ cấp tiền lương hiện hành trong một thời kỳ nhất định.
Tổng quỹ tiền lương bao gồm:
- Tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, lương khoán.
- Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ và phụ cấp độc hại,. . .
- Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong định mức.
- Tiền lương trả cho người lao động ngừng sản xuất do những nguyên nhân khách quan
như: đi học, đi họp, hội nghị, nghỉ phép,. . .
- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xun.
T ổng quỹ lương được xác định theo cơng thức: F=× T
Trong đó: + F: tổng quỹ lương.
+ : tiền lương bình quân 1 lao động trong kỳ.
+ T: số lượng lao động bình quân.
T ổng quỹ lương của doanh nghiệp được phân loại theo các tiêu thức khác nhau:
a. Căn cứ theo hình thức và chế độ trả lương: Chia làm 2 loại:
- Quỹ lương trả theo sản phẩm: bao gồm lương sản phẩm không hạn chế, lương sản phẩm
lũy tiến, lương sản phẩm có thưởng,. . . lương trả theo sản phẩm là hình thức trả lương
tiên tiến nhất hiện nay.
- Quỹ lương trả theo thời gian: gồm 2 chế độ lương thời gian giản đơn và lương thời gian

có thưởng.
b. Căn cứ theo loại lao động:Chia làm 2 loại:
- Quỹ lương của nhân viên gián tiếp: là các khoản tiền lương trả cho cán bộ quản lý sản
xuất, thường trả theo thời gian lao động.


- Quỹ lương của lao động trực tiếp sản xuất: là các khoản tiền trả cho lao động trực tiếp
sản xuất và thợ học nghề được doanh nghiệp trả lương, thơng thường hình thức lương này
trả theo lương sản phẩm hay lương khoán.
c. Căn cứ theo độ dài thời gian làm việc khác nhau trong kỳ nghiên cứu: Chia làm 3 loại:
- Tổng quỹ lương giờ: là tiền lương trả cho tổng số giờ thực tế làm việc (trong chế độ và
giờ làm thêm), và tiền thưởng (nếu có), gắn liền với tiền lương giờ, ví dụ như thưởng tăng
NSLĐ, thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất.
- Tổng quỹ lương ngày: là tiền lương trả cho tổng số ngày thực tế làm việc (trong chế độ
và làm thêm), và các khoản phụ cấp lương ngày, ví dụ như tiền trả cho thời gian ngừng
việc trong nội bộ ca không phải lỗi do người lao động, tiền trả cho sản phẩm hỏng trong
định mức.
- Tổng quỹ lương tháng (quý, năm): là tiền lương trả cho người lao động trực tiếp sản
xuất của doanh nghiệp trong tháng (quý, năm), bao gồm tiền lương ngày và các khoản
phụ cấp khác trong tháng như tiền trả cho người lao động: trong thời gian nghỉ phép năm,
hay trong trường hợp ngừng việc cả ngày không phải lỗi do người lao động, tiền trả các
khoản phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ,. . .
1.2.2.2. Chỉ tiêu tiền lương bình quân
Tiền lương bình quân là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh thu nhập của người lao động trong
quá trình sản xuất kinh doanh, gồm các chỉ tiêu:
Tiền lương bình quân giờ:
Tiền lương bình quân giờ=
Chỉ tiêu tiền lương bình quân giờ phản ánh thu nhập của người lao động trong một giờ
làm việc.


- Tiền lương bình quân ngày:
Tiền lương bình quân ngày=
Chỉ tiêu tiền lương bình quân ngày phản ánh thu nhập của người lao động trong ngày làm
việc.

- Tổng tiền lương bình quân tháng:
Tiền lương bình quân tháng: =


Chỉ tiêu tiền lương bình quân tháng (quý, năm), phản ánh thu nhập của người lao động
trong một thời gian nhất định, được sử dụng để phân tích tình hình biến động của tổng
quỹ tiền lương toàn doanh nghiệp.
1.2.3. Phân tích tình hình sử dụng tổng quỹ lương của cơng nhân sản xuất
1.2.3.1. Kiểm tra tình hình sử dụng tổng quỹ lương
Để đánh giá tình hình biến động của tổng quỹ lương giữa 2 kỳ, hay đánh giá mức độ hồn
thành kế hoạch tổng quỹ lương, có thể sử dụng 2 phương pháp sau:
Kiểm tra theo phương pháp giản đơn: Lấy quỹ lương thực tế sử dụng trong kỳ nghiên
cứu (báo cáo) so với quỹ lương kỳ kế hoạch (kỳ gốc)
Số tương đối:
Số tuyệt đối: F1-F0
Trong đó: + Fo: tổng quỹ lương kỳ gốc.
+ F1: tổng quỹ lương kỳ nghiên cứu (kỳ báo cáo)
Nhận xét: Tổng quỹ lương thực tế sử dụng kỳ nghiên cứu so với kỳ kế hoạch đã tăng
(giảm) bao nhiêu (lần, %), cụ thể tăng (giảm) bao nhiêu đồng, chưa đánh giá được tình
hình sử dụng quỹ lương tiết kiệm (lãng phí).
Kiểm tra theo phương pháp có liên hệ với kết quả sản xuất:
Được xác định bằng cách so sánh quỹ lương kỳ thực tế (báo cáo) với quỹ lương theo kế
hoạch (kỳ gốc) đã được điều chỉnh với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất.
Số tương đối:
Số tuyệt đối: F1-(F0×Q1/Q0)= (±)

Nhận xét: Kết quả tính tốn của phương pháp này phản ánh quỹ lương thực tế sử dụng so
với kế hoạch lãng phí hay tiết kiệm bao nhiêu (%) và cụ thể là bao nhiêu (tiền):
+Nếu F1<(F0 iết kiệm
+ nếu F1> (F0: lãng phí
+ nếu F1= (F0 : thực hiện đúng kế hoạch.
1.2.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng quỹ lương
Tổng quỹ lương tăng hoặc giảm ảnh hưởng bởi hai nhân tố tiền lương bình quân 1 lao
động và số lượng lao động bình quân.


Vận dụng phương pháp hệ thống chỉ số để phân tích tình hình biến động của tổng quỹ
lương, theo cơng thức (3.52), ta xây dựng hệ thống chỉ số:
Số tương đối:
Số tuyệt đối: F1-F0= ( - )T1 + (T1-T0)
1.2.4. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương bình qn 1 lao động
Một loại sản phẩm nào đó của doanh nghiệp được sản xuất bởi nhiều công nhân với các
mức thu nhập khác nhau, do đó để phân tích những nhân tố ảnh hưởng tình hình biến
động của tiền lương bình qn chung tồn doanh nghiệp, ta áp dụng cơng thức sau
Tiền lương bình qn 1 lao động trong tồn doanh nghiệp:
=
Trong đó:

+

: tiền lương bình qn một cơng nhân trong tồn xí nghiệp.

+ f: tiền lương bình qn một công nhân trong (tổ, đội, phân xưởng)
+ T: số lượng lao động bình quân.
+ T /∑T: kết cấu về lượng lao động hao phí, (ký hiệu: d)
Phương trình kinh tế: If=If×Id

Từ phương trình kinh tế trên ta xây dựng hệ thống chỉ số dùng để phân tích sự biến động
của tiền lương bình qn trong tồn xí nghiệp.
số tương đối:
số tuyệt đối: f1-f0 =( ∑f1d1- ∑f0d1) + ( ∑f0d1-∑f0d0).
1.3. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh lao động với các chỉ tiêu thu nhập
1.3.1. Mối quan hệ của với và
Thực chất là xem xét mối tương quan của tốc độ phát triển thu nhập ( với tốc độ phát triển
mức thu nhập bình quân () và tốc độ phát triển số lượng lao động ( như thế nào được coi
là hợp lý.
Mối tương quan được coi là hợp lý khi:
>>
Có nghĩa là tốc độ phát triển số lượng lao động phải chậm hơn tốc độ phát triển thu nhập
bình quân, tốc độ phát triển thu nhập bình quân chậm hơn tốc độ phát triển tổng thu nhập.
1.3.2. Mối quan hệ với và


Cụ thể là xét mối tương quan của tốc độ phát triển mức thu nhập với tốc độ phát triển tỷ
suất thu nhập và tốc độ phát triển mức tiêu thụ hàng hóa như thế nào được coi là hợp lý
( coi là tốt).
Mối tương quan được coi là hợp lý khi:
>>
Có nghĩa là tốc độ phát triển tỷ suất thu nhập phải chậm hơn tốc độ phát triển tổng thu
nhập, tốc độ phát triển tổng thu nhập phải chậm hơn tốc độ phát triển mức tiêu thụ hàng
hóa.
1.3.3. Mối quan hệ của với và
Mối quan hệ: >>
Có nghĩa là tốc độ phát triển của năng suất lao động cao nhất sau đó đến tốc độ phát triển
mức thu nhập trung bình, và cuối cùng là tốc độ phát triển tỷ suất thu nhập.
Mối quan hệ như trên được coi là tốt đối với doanh nghiệp (người thuê lao động) ; chấp
nhận được đối với người lao động khi tăng nhưng và cũng phải tăng song tăng chậm

hơn , người lao động không chấp nhận khi tăng, nhưng và không thay đổi hoặc giảm
xuống.
1.3.4. Mối quan hệ :
= hoặc =
Trong đó:
: Chỉ số thu nhập bình qn một lao động trong nền thương mại thị trường.
XA: Thu nhập bình quân một lao động ở thị trường A (hoặc doanh nghiệp thương mại A).
XB: Thu nhập bình quân một lao động ở thị trường B (hoặc doanh nghiệp thương mại B).
>1: Mức độ hấp dẫn người lao động về thị trường A vì ở đó có mức thu nhập bình qn
cao hơn ở thị trường B.
<1: Ngược lại với trường hợp nói trên.
Các mối quan hệ vừa nghiên cứu, là những đòn bẩy hữu hiệu sử dụng lao động thương
mại trong nền kinh tế thị trường. Giải quyết các mối quan hệ đó hợp lý sẽ kích thích
người lao động làm việc, doanh nghiệp thương mại tồn tại và phát triển.
Chương 2: Liên hệ thực tế
2.1: Giới thiệu về doanh nghiệp.


Nhóm đã thực hiện nghiên cứu về Cơng ty cổ phần bia Hà Nội –Hải Phịng.
Thơng tin khái qt về công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần bia Hà Nội –Hải Phòng
Mã số doanh nghiệp: 0200153370
Đăng ký lần đầu ngày: 20 tháng 09 năm 2004
Đăng ký thay đổi lần thứ 4: ngày 04 tháng 08 năm 2013.
Nơi đăng ký kinh doanh: Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hải Phòng
Vốn điều lệ: 91.792.900.000 VND.
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 91.792.900.000 VND.
Địa chỉ: số 16 đường Lạch Tray, P. Lạch Tray, Q. Ngơ Quyền, TP.Hải Phịng.
Số điện thoại:0313847004/3853680
Số fax: 031 3 845 157.

Website: www.haiphongbeer.com.vn.
Mã cổ phiếu:BHP3.1.2.
Quá trình hình thành và phát triển: Cộng ty cổ phần bia Hà Nội- Hải Phịng tiền thân
là xí nghiệp nước đã Việt Hoa được thành lập ngayf15 tháng 06 năm 1960 theo quyết
định số 150/QĐUB thành phố Hải Phịng theo hình thức cơng ty hợp danh
Năm 1978 Xí nghiệp Nước đá Việt Hoa được đổi tên thành Xí nghiệp Nước ngọt Hải
Phịng.
Năm 1990 Xí nghiệp Nước ngọt Hải Phịng được đổi tên thành Nhà máy Bia - Nước ngọt
HảiPhòng.
Năm 1993 UBND thành phố Hải Phòng đã quyết định đổi tên nhà máy Bia - Nước
ngọt Hải Phòng thành Nhà máy bia Hải Phịng (Quyết định số 81/QĐ - TCCQ ngày
14/1/1993).
Sau đó, theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông bất thường của Cơng ty cổ phần Bia Hải
Phịng họp ngày 23/10/2005: Cơng ty cổ phần Bia Hải Phòng được đổi tên thành Cơng ty
cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phịng, với số vốn điều lệ là 25.500.200.000 VNĐ.
Trong đó tỷ lệ vốn của cô đông nhà nước do tổng công ty bia rượu nước giải khát Hà Nội
nắm giữ là 65%, vốn các cổ đông trong doanh nghiệp là 29,5% và ngoài doanh nghiệp là
5,5%.


Ngành nghề và địa bàn kinh doanh:- Công ty sản xuất nước uống có cồn và khơng
cồn: các loại bia, rượu, nước ngọt.
Nơi tiêu thụ là các nhà hàng, quán ăn, hàng ăn trên các quận huyện của thành phố Hải
Phòng, một số huyện, thị trấn tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Lạng
Sơn.
Về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2014 tiếp tục là năm hết sức khó khăn đối
với các doanh nghiệp SXKD trong nước và Cơng ty cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phịng
cũng khơng nằm ngồi những khó khăn đó. Đặc biệt, năm 2014 Cơng ty cổ phần bia Hà
Nội - Hải Phịng phải cơ bản hoàn thành dự án “Đầu tư và di dời khu vực sản xuất nhà
máy số 1 (16 Lạch Tray) sang nhà máy số 2 (85 Lê Duẩn, Quán Trữ) nên khó khăn càng

tăng lên gấp bội. Tuy nhiên, nhờ triển khai thực hiện hữu hiệu những giải pháp về khai
thác nguồn vốn, về thị trường, công nghệ sản xuất, triệt để tiết kiệm, áp dụng chính sách
giá linh hoạt, hợp lý, tăng cường cơng tác chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng dịch
vụ, thực hiện các chính sách kích cầu tiêu thụ, quảng bá sản phẩm, Công ty đã giữ vững,
phát triển và mở rộng thị trường, ổn định sản xuất, hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu KH
SXKD năm 2014. Cụ thể: Sản lượng sản phẩm sản xuất và tổng doanh thu đạt kế hoạch
đã đề ra; thuế đã nộp tăng 5,285 tỷ đồng, tăng 3,65% so với năm 2013. Riêng chỉ tiêu lợi
nhuận sau thuế giảm 8,675 tỷ đồng so với năm 2013 là khoản giảm đáng kể vì lý do sau: Năm 2014, để giữ vững và phát triển thị trường trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa
các DN sản xuất bia trong và ngồi nước, Cơng ty đã phải tăng chi phí bán hàng gần 1,5
tỷ đồng - tăng 7,58% so với năm 2013. - Mặt khác, Công ty đang gấp rút hoàn thành Dự
án đầu tư và di dời khu vực sản xuất nhà máy số 1 (Lạch Tray) sang nhà máy số 2 (Quán
Trữ) nên phải vay vốn đầu tư làm cho lãi suất tiền vay tăng 1,831 tỷ bằng 289% so với
cùng kỳ. - Đặc biệt, năm 2014, Cơng ty trích dự phịng giảm giá đầu tư tài chính khoản
đầu tư vào Cơng ty CP Habeco - Hải Phịng gần 7,834 tỷ đồng. Những yếu tố đó làm ảnh
hưởng lớn đến chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2014 của Công ty. Công ty đã thực hiện tốt
nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước theo đúng luật định và năm 2014 vẫn đứng trong top 5
các đơn vị nộp thuế cao nhất tại thành phố Hải Phịng.
Cơng ty đã thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước theo đúng luật định và năm
2014 vẫn đứng trong top 5 các đơn vị nộp thuế cao nhất tại thành phố Hải Phòng.


Trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế nhưng Cơng ty đã cố gắng duy trì ổn
định và phát triển sản xuất, bảo toàn và phát triển được vốn kinh doanh, đảm bảo đủ việc
làm và thu nhập ổn định cho người lao động ở mức khá so với mặt bằng thu nhập trong
thành phố với mức thu nhập bình qn là 7.636.000đ/ngườì/tháng.

2.2: Phân tích
Nhóm đã thu thập được một số số liệu trong bảng sau



Từ bảng trên ta có bảng:

Nhận xét:

- Tổng doanh thu tăng ( 5,03% ) trong khi đó số nhân viên bình quân lại giảm
-

( 2,31% ) làm cho năng suất lao động bình quân tăng lên (7, 52% ).
Tổng mức thu nhập của nhân viên giảm nhẹ (0,36%) và đó số nhân viên bình quân
lại giảm mạnh hơn ( 2,31% ) làm cho thu nhập bình quân tăng lên (1,79%).
Tổng mức thu nhập của nhân viên giảm nhẹ (0,36%) trong khi đó tổng doanh thu
tăng ( 5,03% ) làm cho tỷ suất lợi nhậu giảm ( 5,24% ).
Tỷ suất lợi nhuận giảm xuống biểu hiện tốc độ tăng của năng suất lao động
(7,52%) nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập bình quân (1,79%).

2.2.1 Về tổng doanh thu
- Dùng hệ thống chỉ số
IM = IW

.

IT

<=> 105,03% = 107,52% . 97,69%
Sự thay đổi:
367.546,410 - 349.934,676 = (1.241,71085 - 1.154,89992).296 + ( 296 – 303).1.154,89992

<=> 17611,734 = 25696,0335 – 8084,2995
Tổng doanh thu năm 2014 so với năm 2013 tăng 5,03% hay 17611,734 triệu đồng là do
ảnh hưởng của hai nhân tố:



- Năng suất lao động bình quân một nhân viên tăng 7,52% làm cho tổng doanh thu
-

tăng 25696,0335 triệu đồng.
Kết cấu số nhân viên bình quân giảm 1,31% làm cho tổng doanh thu giảm
8084,2995 triệu đồng.

2.2.2 Về tình hình sử dụng lao động
Nếu năng suất lao động không đổi, để thực hiện 367.546,410 triệu đồng mức tiêu thụ
hàng hóa cần phải sử dụng số lao động M1/ Wo = 367.546,410/ 1.154,89992 = 319 mà
doanh nghiệp chỉ sử dụng 296 nhân viên.

 Doanh nghiệp tiết kiệm được 23 nhân viên, nguyên nhân do năng suất lao động
tăng.
 Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp là tốt.
2.2.3 Về tổng thu nhập của nhân viên
• Dùng hệ thống chỉ số
 99,44 = 101,79 . 97,69
Số tuyệt đối:
2.259,072 – 2.271,894= ( 7632 – 7498)296 + (296 – 303)7498
 - 12.822 = 39.664 – 52.486
Tổng mức thu nhập năm 2014 so với năm 2013 giảm 0,56% hay giảm 12.822trđ là do ảnh
hưởng của 2 nhân tố:

- Thu nhập bình quân 1 nhân viên tăng 1,79% làm tổng mức thu nhập tăng 39.664
-

trđ.

Số nhân viên bình quân giảm 2,31% làm tổng mức thu nhập giảm 52.486 trđ
=>Như vậy, tổng mức thu nhập giảm do số nhân viên bình qn giảm, đây là yếu
tố

khơng

• Dùng hệ thống chỉ số
99,44 = 94,76 . 105,03
Số tuyệt đối:

tốt.


-12.822= (0,615 – 0,649).367.546,410 + (367.546,410 – 349.934,676)0,649
 -12.822= -12.496,57794 + 12.496,56512
Tổng mức thu nhập năm 2014 so với năm 2013 giảm 0,56% hay 12.822trđ do ảnh hưởng
của hai nhân tố:

- Tỉ suất thu nhập giảm 5,24% làm tổng mức thu nhập giảm 12.496,57794trđ.
- Tổng doanh thu tăng 5,03% làm tổng mức thu nhập tăng 12.496,56512trđ.
Như vậy tổng mức thu nhập giảm do tỉ suất thu nhập giảm. Đây là yếu tố không tốt.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp
Một sô giải pháp kiến nghị nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao lợi nhuận tăng quy mô,
thay đổi cơ cấu lao động trong doanh nghiệp một cách phù hợp. Và người lao động nâng
cao năng suất lao động cải thiện được tiền lương.
3.1: Đối với doanh nghiệp
- Tăng cường công tác quản lý lao động, tiếp tục đổi mới công tác quản lý điều hành, xây
dựng các tiêu chuẩn cụ thể với từng chức danh chuyên môn nghiệp vụ cụ thể. Trên cơ sở
đó bố chí sắp xếp lao động cho phù hợp với năng lực của từng cán bộ cơng nhân viên.
- Tiếp tục giữ vững khối đại đồn kết nội bộ, quan tâm thoả đáng đến lợi ích của người

lao động, giải quyết kịp thời mọi thắc mắc kiến nghị tránh xảy ra những tranh chấp khơng
đáng có với người lao động, tạo một môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh. Đẩy
mạnh quá trình thi đua phát huy sáng kiến kỹ thuật hợp lí hố sản xuất.
- Phải nâng cao nhận thức đầy đủ về vai trò năng suất lao động của doanh nghiệp đối với
bộ máy quản lý, điều hành và người lao động; vì năng suất lao động là nhân tố quyết định
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời kỳ dài chứ không chỉ trong
ngắn hạn và nâng cao thu nhập chính đáng của người lao động. Để làm được vấn đề này
có hiệu quả thì vai trị cơng tác đào tạo, công tác truyền thông, tuyên truyền của các tổ
chức chính trị – xã hội trong doanh nghiệp là rất cần thiết; công tác giáo dục, kết hợp với
các biện pháp nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động, xây dựng tác phong làm việc
của người lao động là trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, các cấp trong doanh nghiệp.
- Từ những thay đổi về nhận thức của bộ máy quản lý, điều hành và người lao động,
doanh nghiệp cần phải thay đổi những chính sách về nguồn nhân lực như: chính sách,
biện pháp sử dụng, quản lý nguồn nhân lực; chính sách đào tạo, tuyển dụng, thăng tiến, để


người lao động có cơ hội học tập và phát triển; chính sách tiền lương phù hợp quy luật, để
tiền lương thực sự là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy tăng năng suất lao động.
- Doanh nghiệp tự đánh giá trình độ khoa học, cơng nghệ và tổ chức sản xuất của mình để
từ đó có giải pháp nâng cao trình độ khoa học của doanh nghiệp, áp dụng cơng nghệ tiên
tiến, hiện đại và tổ chức sản xuất hợp lý. Việc nâng cao trình độ khoa học, áp dụng cơng
nghệ tiên tiến vào q trình SXKD của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào yếu tố ngân sách
của doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được hay khơng, nhưng vai trò của yếu tố tổ chức
sản xuất khoa học, hợp lý lại phụ thuộc nhiều vào ý chí của bộ máy quản lý, điều hành
doanh nghiệp. Như vậy việc tổ chức lao động khoa học hợp lý không cần thiết phải chi
phí tốn kém nhưng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, nếu người đứng đầu đơn vị, doanh
nghiệp quan tâm, tổ chức thực hiện.
- Nâng cao chất lượng và đổi mới biện pháp quản lý, điều hành doanh nghiệp là yếu tố
quan trọng trong nền kinh tế tri thức hiện nay. Muốn nâng cao chất lượng bộ máy quản lý,
điều hành của doanh nghiệp trước hết phải đổi mới cơng tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng,

bổ nhiệm cán bộ, lựa chọn được những thành viên có đủ tài, đủ tầm và có tâm với cơng
việc. Chú trọng việc đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp
với từng vị trí cơng việc. Chi phí đào tạo năng cao năng lực của bộ máy quản lý, điều
hành doanh nghiệp là khoản đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cho hiện tại và lâu dài của
doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cần đảm bảo cho người lao động có việc làm thường xuyên và ổn định.
Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động có nghĩa hết sức quan trọng bởi đây chính là việc
tạo cơ hội cho người lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình- quyền được làm
việc để ni sống bản thân và gia đình đồng thời góp phần xây dựng đát nước. Khi tạo
việc làm ổn định cho người lao động doanh nghiệp đã không những tạo điều kiện để
người lao động nâng cao mức thu nhập mà cịn góp phần làm giảm các tệ nạn xã hội , làm
cho xã hội ngày càng văn minh hơn.
- Để người lao động có nguồn thu nhập ổn định thì doanh nghiệp cần chú trọng nghiên
cứu và mở rộng thị trường, thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tạo uy
tín trên thị trường thu hút sự quan tâm, chú ý của khách hàng.


Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên đây, đồng thời với việc ổn định sản xuất sẽ là cơ hội
đẩy mạnh năng suất lao động của doanh nghiệp, góp phần quyết định năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, có sự định hướng của Nhà nước.
3.2: Đối với người lao động
Giải pháp nâng cao thu nhập lao động, năng suất tay nghề:
Bản thân người lao động đóng vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao múc thu nhập
của họ. Muốn có thu nhập cao, người lao động phải hoàn thành nhiệm vụ của mình, nâng
cao trình độ, kinh nghiệm, tay nghề cao nhằm đáp ứng nhu cầu của quá trình sản xuất.
Để nâng cao mức thu nhập của bản thân, người lao động cần chú ý những điểm sau:
-Phải sử dụng triệt để và có hiệu quả quỹ thời gian làm việc. Đây là một biện pháp tích
cực và dễ thực hện nhất nhằm nâng cao mức thu nhập của bản thân người lao động. Việc
sử dụng triệt để và có hiệu quả quỹ thời gian làm việc sẽ góp phần nâng cao thu nhập
thông qua tăng hiệu quả công việc của người lao động.

- Mỗi cá nhân người lao động cần có ý thức tự học hỏi, rút kinh nghiệm, nâng cao năng
lực sản xuất, phát huy sự sáng tạo, sáng kiến kỹ thuật trong sản xuất. Vì cơng nghệ khoa
học kỹ thuật ngày càng hiện đại, sự nhanh nhạy đối với cơng việc của mỗi người lao động
càng địi hỏi cao, nếu không muốn tụt hậu, người lao động phải biết tự trang bị cho mình
những kiến thức mới, những kinh nghiệm cho chính bản thân.
- Để tăng năng xuất lao động thì người lao động ngồi việc chú trọng tới kỹ năng thì
người lao động cần để ý tới sức khỏe cả thể chất và tinh thần của chính bản thân. Sức
khỏe tốt thì mới có thể làm việc và lao động tốt.
- Ngồi ra, trong q trình lao động người lao động cần tập trung với cường độ cao, có
thái độ lao động đúng đắn, có tinh thần trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ được giao.
Đặc biệt người lao động phải tôn trọng kỷ luật lao động, nội quy, quy chế của doanh
nghiệp đề ra và có sự gắn bó với doanh nghiệp.
3.3: Kiến nghị với Nhà nước
KẾT LUẬN
Trong các doanh nghiệp, việc hiểu rõ những mối quan hệ giữa chỉ tiêu thu nhập
của người lao động với các chỉ tiêu phản ánh lao động như số lượng lao động, năng suất


lao động, tỉ suất thu nhập, thu nhập bình quân một lao động trên một thị trường nhất định,
… là vơ cùng quan trọng. Các mối quan hệ đó như những đòn bẩy hữu hiệu sử dụng lao
động thương mại trong nền kinh tế thị trường. Khi được trả công xứng đáng với năng lực
bản thân thì người lao động sẽ vì lợi ích của mình mà quan tâm đến việc nâng cao năng
suất lao động,hạ giá thành sản phẩm, bảo đảm hoàn thành toàn diện, vượt mức kế hoạch
được giao. Do đó, việc giải quyết các mối quan hệ đó hợp lý sẽ kích thích người lao động
làm việc, doanh nghiệp thương mại tồn tại và phát triển.
Qua việc phân tích sự thay đổi cơ cấu quy mơ hoạt động và thay đổi về thu nhập của nhân
viên công ty… nhóm đã đánh giá được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh lao động
với thu nhập, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao
năng suất lao động, tăng lợi nhuận, tăng quy mô, thay đổi cơ cấu lao động một cách hợp
lý, đồng thời giúp người lao động nâng cao thu nhập và tay nghề của mình.




×