Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

phong tục hôn nhân phong tục tập quán VN.li

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.4 KB, 10 trang )

1. Quan niệm về hôn nhân

Hôn nhân còn được gọi là lễ cưới, đám cưới hay đơn giản chỉ là cưới.
Đối với người Việt, lễ cưới là một trong bốn nghi lễ quan trọng nhất và được xã hội
coi trọng, quan tâm hơn cả.
Hôn nhân chính là sự kết nối của hai bên gia đình giữa hai con người xa lạ lại với
nhau sau một thời gian tìm hiểu của bản thân hoặc gia đình. Hôn nhân được xem như là
một gạch nối giữa hai gia đình và xã hội, có ý nghĩa rất lớn. Tạo ra những cuộc đời mới
kế thừa tiếp nối cha ông, đây là sự “sinh sôi” của gia tộc và trách nhiệm của xã hội loài
người.
2. Hôn nhân qua các thời kì

Thời Hùng Vương
Bản chất xã hội đặc trưng của người Việt từ thời Hùng Vương đã mang đậm tính cộng
đồng, vì vậy việc hôn nhân cưới hỏi không phải là chuyện của riêng cá nhân mà là
chuyện của toàn xã hội. Hôn nhân người Việt không đơn thuần chỉ là việc của hai người
lấy nhau mà là việc của cả cha mẹ, họ hàng hai bên.
Dựa trên nền tản văn hóa của người Việt lúc bấy giờ, hôn nhân có những đặc điểm:
-

-

Hôn nhân một vợ một chồng, trai gái gắn bí với nhau một cách ổn định, lâu dài.
Gia đình hai thế hệ sống cùng với nhau: cha mẹ, con cái.
Có tục thách cưới, phản ánh thân phận và giá trị của người phụ nữ.
Đồng nhất lễ cưới và lễ hỏi với nhau.
Có sự phân biệt giàu sang, nghèo khó
Hình thức hôn nhân là người con gái phải về sống tại nhà chồng. Nhưng trước khi
sống mãi tại nhà chồng thì người phụ nữ sẽ quay về sống tại nhà bố mẹ ruột một
khoảng thời gian cho đến khi sinh con đầu lòng.
Trong các cuộc hôn nhân người phụ nữ có vai trò chủ động.



Phong tục hôn nhân thời Hùng Vương đánh dấu những nghi thức của xã hội. Trong
gia đình vai trò của người phụ nữ được tôn trọng có nhiều mặt bình đẳng với đàn ông
Thời phong kiến (chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa)
Theo thuyết “Tam cương ngũ thường” con cái phải nghe lời cho mẹ và “đặt đâu nghe
đấy”. Thời phong kiến hôn nhân do cha mẹ quyết định theo việc “môn đăng hộ đối” của
hai bên gia đình và con cái phải chịu theo sự sắp xếp này, nếu con cái không đồng ý với
vị “hôn thê” của mình thì chỉ có cách bỏ nhà ra đi.

1


Chính vì sự độc đoán này của cha mẹ mà thời xưa tệ tảo hôn đã xảy ra rất nhiều. Hơn
nữa thì dưới thời phong kiến thì độ tuổi kết hôn là rất sớm “Nữ thập tam, nam thập lục”
và cũng có hiện tượng hứa hôn từ khi con còn nhỏ hoặc có thể là chưa sinh ra.
Theo quan niệm của người xưa thì mục đích của hôn nhân là để duy trì nòi giống, việc
hôn nhân là việc chung của cả gia tộc chứ không phải của riêng con cái và khả năng sinh
đẻ của người phụ nữ đặc biệt được coi trọng. Tuy nhiên, bên cạnh mục đích huyết thống
thì mục đích kinh tế cũng rất được coi trọng, tình hình kinh tế của hai bên gia đình phải
“đăng đối” với nhau, và người phụ nữ bên cạnh việc sinh nở phải biết làm kinh tế, làm
lụng và coi sóc việc nhà cho gia đình nhà chồng.
Chế độ “đa thê, đa thiếp” cho phép người đàn ông được có nhiều vợ. Lấy thiếp (hay
còn gọi là vợ lẽ) thì không cần phải tổ chức lễ cưới và người thiết có thể bị chồng hoặc
vợ chính đuổi đi bất cứ lúc nào.
Hôn nhân thường được trải qua bước trung gian là “mai mối”. Mọi thủ tục cưới hỏi,
trao đổi của hai bên gia đình đều thông qua người làm mai.
Hôn nhân ngày nay
Ngày nay, phong tục cưới hỏi đã có nhiều thay đổi do yếu tố thời đại và nhận thức của
con người.
Độ tuổi lập gia đình đã được thay đổi và quy định nam 20, nữ 18 vì ở độ tuổi này thì

người nam và người nữ mới đủ chin chắn có khả năng chịu trách nhiệm về những hành vi
của mình. Hơn nữa ở độ tuổi này thì đã có thể tự lo về kinh tế không còn phụ thuộc nhiều
vào gia đình nữa. Khi tổ chức hôn lễ, hai bến nam nữ thành vợ thành chồng của nhau thì
phải đăng kí kết hôn ở địa phương.
Ngày nay cùng với sự tiến bộ của xã hội và nhận thức của con người thì việc kết hôn
không còn phụ thuộc vào hai bên cha mẹ nữa, mà các đội nam nữ tợ tìm hiểu lẫn nhau rồi
mpis đưa về ra mắt hai bên gia đình mong cha mẹ tán thành cho cuộc hôn nhân. Cha mẹ
cũng đã dần thay đổi suy nghĩ và coi trọng hạnh phúc của con cái nên thường sẽ tán thành
và ủng hộ hạnh phúc của các con. Việc mai mối đã không còn quan trọng như trước.
Hơn nữa, xã hội ngày càng phát triển, con cái tự lo kinh tế cho bản thân nên việc
“môn đăng hộ đối” cũng dần phai mờ. việc hạnh phúc và tin tưởng lẫn nhau đã dàn thay
thế những quy định xưa cũ ấy.
Quan hệ mẹ chồng nàng dâu không còn gay ghét, mẹ chồng không còn chèn ép con
dâu và con dẫu cũng có lập trường riêng của mình, có vị trí và tiếng nói nhất định trong
gia đình nhà chồng.
Chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của người
phụ nữ và con cái. Xóa bỏ các tàn tích của chế độ phong kiến, trọng nam khinh nữ, coi rẻ
2


quyền lợi của con cái. Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, cấm đánh
đập hoặc ngược đãi vợ, cấm lấy vợ lẽ.
3. Các nghi lễ trong hôn nhân

Thời Hùng Vương
Gồm có 3 lễ chính:
-

-


-

Lễ dạm: gia đình trai mang qua gia đình nhà gái nắm đất và gói muối, nhằm mục
đích nắm đất là tượng trưng cho quê hương, nguồi cội, lời nguyền gắn bó cùng đất
đai, làng xóm. Còn gói muối là lời cầu chúc cho tình yêu mãi mặn nồng, đằm
thắm, thủy chung, muối là gia vị cần thiết cho đời sống con người.
Lễ rước dâu: Ngày mà nhà trai sang nhà gái rước con dâu về. Trong nghi kễ này
người ta ném bùn đất vào ng chú rể như là thử thách và lời cầu chúc được may
mắn, gặt hái thành quả cao trong lao động để tạo dựng cho đời sống gia đình tốt
đẹp, hạnh phúc.
Lễ thành thân: Trong lễ này cô dâu và chú rể cùng ăn chung với nhau một đĩa nếp,
uống chung chén rượu. Cầu chúc cho đôi vợ chồng trẻ mãi gắn bó với nhau, dính
như cơm nếp, say như say rượu.

Thời phong kiến (chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa)
Để tiến tới lễ cưới thì hai bên gia đình phải thực hiện hết các lễ:
-

Lễ nạp thái: sau khi nghị hôn nhà trai mang qua nhà gái một cặp “nhạn” để tỏ ý đã
kén chịn nơi ấy.
Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ
của người con gái.
Lễ nạp cát: báo cho gia đình nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ
hợp tuổi có thể đến được với nhau.
Lễ nạp tệ: nộp đồ sính lễ cho nhà gái, như tượng trưng cho một sự hứa hôn chắc
chắn
Lễ thình kỳ: nhà trai xin định ngày giờ rước dâu tức lễ cưới
Lễ nghịnh thân: đến ngày giờ đã định, nhà trai mang lễ đến rước dâu về.

Theo phong tục truyền thống

Phong tục tập quán truyền thống không còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Trung
Hóa nữa, hôn nhận được tổ chức theo tuần tự:
-

Lễ dạm (chạm ngõ hay coi mắt): khi nhà trai tìm được cô gái vừa ý thì nhờ ông
mai đến nhà ươm yas rằng muốn bước đến thăm chơi, làm quen, nếu nhà gái đồng
ý thì nhà trai chọn ngày lành đến viếng, trong ngày này không có lễ vật và trong
câu chuyện không đề cập đến hôn nhân.
3


-

-

-

-

Lễ sơ vấn: Nhà trai mua bánh, mứt, rượu, trà… mỗi thứ một đôi đến nhà gái.
Trước khi đi thì ông mai sẽ báo cho nhà gái trước để chuẩn bị đón tiếp. Nếu sau
buổi nói chuyện nhà gái im lặng nghĩa là đồng ý cuộc hôn nhan này còn nếu nhà
gái mang quà đến nhà trai thì tức là từ chối cuộc hôn nhân này.
Lễ vấn danh: sau lễ sơ vấn trôi chảy nhà trai nhờ ông mối mang tờ giấy ghi tên
tuổi chàng trai đến nhà gái, nếu nhà gái cũng chấp thuận thì sẽ trao đổi tên tuổi của
cô gái. Trong lễ vấn danh ông mối phải mang qua nhà gái 2 chai rượu, 6 miếng
trầu, 6 miếng cau và 2 hộp trà cùng bánh, mứt… mỗi thứ 1 cặp. Nếu nhà gái đồng
ý thì chàng trai được phép ở lại nhà gái 3 ngày để lo các việc. Nếu bên nhà trai nữa
chừng bỏ cuộc thì công của coi như mất hết còn nếu nhà gái nữa chừng bỏ cuộc thì
phải đền gấp đôi. Sau lễ sơ vấn 1 thời gian, ông mai đến liên lạc với nhà gái để xin

tiến tới lễ hỏi.
Lễ hỏi (lễ ăn hỏi hay đính hôn): là lễ còn quan trọng hơn lễ cưới, nhà trai mang
sính lễ qua gồm bông tai, nhẫn đính hôn, mân trầu cau, cặp đèn, 1 con heo quay, 1
khay sôi màu, trà, bánh…để lễ gia tiên. Chú rễ thắp hương lên bàn thờ gia tiên,
chào họ hàng nhà gái. Cô dâu nhận lễ và giao ước đồng ý làm vợ chồng. Từ ngày
đó chú rể được phép xưng con với song thân cô dâu. Sau 3 ngày, cô dâu phải qua
nhà trai đáp lễ bằng cách mời bánh, trầu…. và chàng rể phải ở lại nhà cô gái 3
năm lao động vất vả. trong thời gian này nhà trai phải mang xêu qua nhà gái, 1
năm xêu 4 mùa, mùa nào thì xêu thức ấy, đồ xêu nhà gái giữ 1 nữa và trả lại nhà
trai 1 nữa “đồ lại mặt”.Sau 3 năm hai bên gia đình không mắc tang thì lễ nhà trai
viết thư xin cưới và nhà gái thì “thách cười” đến khi nào nhà trai nạp đủ lễ cưới thì
chọn ngày cưới tiến hành hôn lễ.
Lễ nạp tài: được tổ chức trước ngày cưới chừng ba tuần. Theo ngày giờ đã định
nhà trai mang lễ đến giao cho nhà gái.
Lễ cưới (thân nghinh, nghênh hôn) gồm rước dâu và đưa dâu (vu quy):

+ Đến ngày rước dâu nhà trai đến nhà gái đẻ tiến hành các nghi lễ trước từ đường
nhà gái và thực hiện các nghi lễ thiêng liêng, xong vào nhà làm lễ ra mắt ông bà, cha
mẹ và hộ hàng. Lạy mỗi người 2 lạy, 3 vái rồi nhận tiền, vàng cùng những lời chúc tốt
lành.
+ Vu quy: đưa cô dâu về nhà chồng, khi cô dâu về nhà chồng thì người mẹ chồng
thường lánh đi, đến khi xong các lễ mới xuất hiện. Điều này tượng trưng cho việc
người mẹ chồng đã nhường hết các trách nhiệm nhà chồng lại cho nàng dâu.
4. Những biến đổi trong hôn nhân ngày nay
Sự phát triển của xã hội gắn liền với sự biến đổi của hôn nhân. Cũng như các hiện
tượng khác. Trong tiến trình phát triển của lcihj sử dân tộc, hôn nhân của người Việt
đã có nhiều biến đổi.
Nhiều hủ tục đã được bãi bỏ, nhiều tục lệ được cải tạo.
4



Các tập tục hôn nhân mới tiếp tục được hình thành trên nền tảng, sự kết hợp giữa
tinh thần dân tộc với tính thời đại. Hôn nhân ngày nay có sự kết hợp giữa truyền
thống và hiện đại, theo chiều hướng “nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
văn hóa dân tộc”.
Hôn nhân ngày nay không còn là việc của riêng cá nhân, gia đình, dòng họ, làng
xã mà cong được Đảng và nhà nước rất quan tâm với chính sách: cải tạo tập tục hôn
nhân cũ cho phù hợp với xã hội mới và xây dựng chế độ hôn nhân văn minh tiến bộ.
Những khía cạnh biểu hiện của hôn nhân ngày nay:
Nếu như ngày trước muốn dựng vợ gả chồng thì phải đáp ứng theo sự thách cưới
của nhà gái, nộp cheo mới lấy được vợ, thì ngày nay một cuộc hôn nhân hợp pháp chỉ
cần được nhà nước cấp giấy phép đăng kí kết hôn là đủ, còn các tục lệ khác thì không
bắt buộc. Một cuộc hôn nhân không có giấy đăng kí kết hôn là vi phạm pháp luật và
bị ngăn cấm.
Nam nữa tự do tìm hiểu lẫn nhau, nếu thấy hợp thì họ sẽ cũng cố them tình yêu
của mình. Cha mẹ không cấm đoán con cái đi tìm hiểu bạn đời tương lai, tự do hôn
nhân thay thế quyết định của cha mẹ, họ hàng theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu con
ngồi đó”. Có những trường hợp bị cha mẹ “ép duyên” thì họ đấu tranh và có sự giúp
đỡ của đoàn thể nên cha mẹ không thể cấm đoán được.
Việc mai mối trong hôn nhân không còn quan trọng, nếu như trước đây người mai
mối là người đóng vai trò chính, quyết định sự thành bại của một cuộc hôn nhân thì
hiện nay không còn nữa. Vai trò chính là cô dâu chú rể và cha mẹ hai bên. Trường
hợp “mối lái” đâu đó vẫn còn nhưng chỉ đpn thuần là việc giới thiệu và là cầu nối cho
hai bên nam nữ tự tìm hiểu nhau mà thôi.
Mặc dù hai người nam nữ khi cảm thấy hợp nhau họ có thể tiến tới hôn nhân,
nhưng các chuân mực chịn dâu, rể vẫn là một yếu tố quyết định trong hôn nhân. Khi
chọn bạn đời ai cũng muốn chịn cho mình một gia đình có lý lịch tốt, có hoàn cảnh
phù hợp. Chọn cho mình người bạn đời có gia thế, nghề nghiệp, tính cách… phù hợp
và tương xứng với mình. Một người mà mình thật sự mong muốn là nền tảng của một
gia đình hạnh phúc.

Quan hệ hôn nhân ngày càng được mở rộng hơn, quan niệm về “lấy chồng khó
giữa làng còn hơn lấy chồng sang thiên hạ” hầu như không còn tồn tại trong tư tưởng
của các cặp đôi hiện nay. Thêm vào đó là phong trào kết hôn ngoại quốc ngày càng
tăng lên.
Ngày xưa quan niệm chữ trinh, tiết hạnh của người phụ nữ rất khắt khe. Dã có rất
nhiều hình thức trừng phạt với người phụ nữ khi vi phạm quan niệm như: cạo trọc bôi
vôi hay bỏ rọ trôi song. Ngày nay thì quan niệm đó không còn khắt khe nữa và thanh
5


niêm cũng ít quan tâm dân. Để chứng minh cho sự thay đổi này đó là trào lưu sống
thử của một bộ phận thanh niên, đặt bietj là các thanh niên tỉnh lẻ đi học và làm việc
xa nhà… Họ sống với nhau như vợ chồng và dễ dàng chấm dứt khi thấy không còn
hợp nhau nữa.
Quan niệm về ế chồng, chữa hoang không còn nặng nề như trước.
So với hôn nhân truyền thống, các nghi lễ của một đám cưới cũng có sự thay đổi
lớn, nhưng vẫn dựa trên nền tảng của các nghi lễ truyền thống. Các tập tục lạc hậu,
mê tín dị đoan được xóa bỏ; đơn giản hóa các tục lệ không thể bãi bỏ được.
Trang phục cô dâu chú rể được Âu hóa. Chú rể măc vetston, sơ mi; cô dâu thì váy
cưới dài. Trong đám cưới có thiếp mời, trao nhẫn, tiệc đứng… lễ cưới xin và dẫn cưới
vẫn như truyền thống nhưng riêng lễ vật thì ít hơn. Sau đám cưới thường có tuần trăng
mật.
Tính quan trọng, trang nghiêm của buổi lễ cưới dần mất đi, ngày nay có nhiều
người đã lợi dung lễ cưới như một dịp để khoe khoan của cải, uy thế gia đình, đòi nợ,
trả nợ… Nhiều người cảm thấy sợ hãi khi nhận giấy mời đám cưới đặc biệt là vào
mùa cưới và các thiệp cưới dồn dập trong nhà.
Quan hệ của các cặp vợ chồng bình đẳng hơn, ngày càng muốn sống đọc lập hơn
và thích sống tự do hơn, dân chủ hơn. Chính vì vậy mà kết cấu gia đình lỏng lẻo hơn,
các vụ li hôn liên tục tăng nhanh. Đồng thời ngoại tình cũng là một hiện tựng tiêu cực
khá phổ biến với nền kinh tế thị trường.

Hình thức “lai tạp” các kiểu phong tục của các vùng miền khác nhau, của các nền
văn hóa khác nhau là cho tính chất cũng như các nghi lễ trong lễ cưới dần mất đi các ý
nghĩa thiêng liêng vốn có.
Hôn nhân xuất phát từ tình yêu, từ sự tự nguyện gắn liền với cuộc đời của hai
người khác giới, tuy nhiên hiện nay thì tình yêu đồng giới và một số cuộc hôn nhân
đồng giới đã diễn ra trên một số vùng trên đất nước ta. Với văn hóa của nước ta từ
trước đến nay thì không hề đồng ý cho những cuộc hôn nhân như vậy, tuy nhiên thì
cùng với sự giao lưu trên thế giới, sự phát triển xã hội dần dần nhân dân và nhà nước
ta đã đôi phần tôn trọng và ủng hộ một tình yêu như vậy.
Việc hôn nhân cưới hỏi của các cặp đôi, chuyện của gia đình nhưng ngày càng
được nhà nước quan tâm, thông qua các luật về hôn nhân và gia đình, giấy đăng kí kết
hôn, li hôn cũng phải được sự đồng ý của pháp luật.
5. Phọng tục hôn nhân ba miền

Phong tục cưới miền Bắc
Nghi lễ cưới ở miền Bắc phải giữ 3 lễ:
6


Dạm ngõ: là lễ tiếp xúc đầu tiên, chính thức của hai gia đình nhà trai và nhà gái, được
xem là thủ tục cần thiết để "chỗ người lớn" thưa chuyện với nhau. Sau lễ dạm ngõ, người
con gái được xem như có nơi có chốn, bước đầu tiến tới chuyện hôn nhân.
Lễ ăn hỏi: Gia đình dù giàu hay nghèo cũng không thể thiếu cơi trầu. Một lễ ăn hỏi
của người Hà Nội phải có cốm và hồng. Nếu gia đình khá giả, ngoài cốm, hồng và trầu
cau còn có thêm lợn sữa quay. Ðồ lễ ăn hỏi gắn liền với đặc sản của các vùng như: bánh
cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá... Thông thường ăn hỏi gồm có 3
lễ: đàng nội, đàng ngoại, tại gia.
Lễ cưới: Sau khi ăn hỏi khoảng 10 ngày, lễ cưới được tổ chức. Ngày xưa, lễ rước dâu
có rất nhiều thủ tục, đi đầu đám rước là những người giàu có, địa vị trong làng xã. Khi
đón dâu ra đến đầu làng còn có lễ chăng dây, muốn đi qua phải đưa một ít tiền. Ăn uống,

tiệc tùng diễn ra trước khi cưới 1 ngày.Ðám cưới bắt đầu bằng thiệp báo hỷ, khi đưa thiệp
mời cưới phải đưa kèm theo chè và hạt sen (lấy từ lễ ăn hỏi). Ðến nay tục này vẫn còn
được giữ lại.
Trong lễ đón dâu, cô dâu chú rể phải làm lễ gia tiên như một sự tưởng nhớ đến cội
nguồn, tổ tiên. Sau lễ thành hôn, hai vợ chồng trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia
tiên gọi là lễ lại mặt. Sau đó, bố mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà thông gia vì trong lễ
cưới mẹ cô dâu không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ
tư sau lễ cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ).
Phong tục cưới miền Trung
Quy trình tổ chức lễ cưới ở miền Trung cũng có đủ các bước từ lễ chạm ngõ, hỏi cưới,
đến vu quy. Đám cưới miền Trung thường diễn ra giản đơn, không phô trương nhưng ở
mỗi phần cụ thể khá cầu kỳ với quan niệm "trọng lễ nghi khi (khinh) tài vật".
Trước khi chuẩn bị lễ hỏi, cưới, người ta thường xem ngày giờ tốt xấu, có khi lên
chùa thỉnh ý các cao tăng. Sau khi chọn được ngày giờ đẹp, hai bên thông gia sẽ báo cho
nhau bằng một cuộc thăm đơn giản. Việc này đôi khi do đôi bạn trẻ thực hiện nhưng phải
là hai nhà có thân tình từ trước.
Ðối với đám hỏi, người miền Trung chỉ xem là buổi gặp mặt giữa hai gia đình và họ
hàng thân thích để giới thiệu đôi bạn trẻ, không tổ chức rầm rộ. Ðám cưới có các lễ: xin
giờ, bái tơ hồng, rước dâu diễn ra ở nhà gái, đón dâu, trình báo gia tiên ở nhà trai. Người
miền Trung không có tục thách cưới. Lễ vật tối thiểu chỉ gồm: mâm trầu cau, rượu trà,
nến tơ hồng, bánh phu thê. Nếu khá giả, nhà trai có thể thêm bánh kem, bánh dẻo, không
có "lợn quay đi lộng" như nhiều nơi. Ngoài ra, đám cưới ở miền Trung thường có phù
dâu, phù rể và hai đứa trẻ thường là một trai, một gái tuổi tương đương cầm đèn hay cầm
hoa đi trước

7


Khi đưa dâu, thông thường bố mẹ cô gái không đi cùng mà hôm sau mới sang nhà trai
với ý nghĩa xem con gái ngày đầu về làm dâu có gì phật lòng nhà chồng không. Buổi gặp

này, hai bên thông gia đối đáp những câu khách sáo, nhắn gửi con cái cho nhau, căn dặn
con mình phải thuận thảo với gia đình.
Trong phòng tân hôn phải có: một khay lễ với 12 miếng trầu, đĩa muối, gừng và rượu
giao bôi. Ðôi bạn trẻ phải nhai hết 12 miếng trầu, tượng trưng cho 12 tháng hòa hợp trong
một năm, 12 năm hòa hợp tuần hoàn trong một giáp âm lịch. Việc ăn muối, gừng mang
màu sắc dân gian, biểu tượng nghĩa tình nồng thắm. Rượu giao bôi theo đúng với lễ giáo
phong kiến của Trung Hoa cũ.
Hiện nay, lễ này đã được nhiều gia đình miền Trung giảm bớt. Khi rước dâu, bố cô
gái theo về nhà trai bằng một chiếc xe khác, tại tiệc đãi sẽ trao đổi với nhà trai. Ba ngày
sau lễ cưới, cô dâu mới được trở về nhà bố mẹ đẻ để thu dọn tư trang, bắt đầu cuộc sống
mới tại nhà chồng.
Tính cầu kỳ của người miền Trung tại lễ cưới chủ yếu trong cách hành xử. Không ầm
ĩ, ồn ào, thái quá trong các lễ và tiệc cưới. Việc thưa gửi, trình bày của chủ hôn, bố mẹ
hai bên rất cầu kỳ và không bỏ sót.Vị chủ hôn thường là cao niên trong dòng tộc hai bên,
thân thuộc với gia đình, vợ con đầy đủ, không tật bệnh, tuổi không khắc kỵ đôi tân hôn.
Các phù dâu, phù rể là người chưa có chồng, vợ, tính tình vui vẻ nhanh nhẹn.
Việc bài trí phòng tân hôn phải do một người phụ nữ lớn tuổi, phúc hậu sửa soạn. Lễ
vật rước dâu, nhà trai nhờ một người cao tuổi, đủ vợ chồng con cái, gia đình hòa thuận
kiểm tra. Sau khi lễ xong, cặp nến hồng được người này thổi tắt. Số người nhà trai đi
rước dâu luôn ở số chẵn. Khi đón dâu, nhà trai thường cử vài người đàn ông trẻ tuổi hoạt
bát, đã có vợ con ra đứng đón sẵn để "lấy hên" cho đôi tân hôn.
Phong tục cưới miền Nam
Lễ cưới tại miền Nam vẫn được thực hiện với đầy đủ các nghi thức là dạm ngõ, ăn
hỏi, đón dâu. Tuy nhiên, khác với phong tục miền Bắc, trong miền Nam, nếu hai gia đình
ở cách xa nhau thì có thể bỏ qua lễ dạm ngõ, tiến hành chung lễ ăn hỏi và đón dâu trong
cùng một ngày. Khi đó, lễ vật ăn hỏi và lễ vật cúng tổ tiên khi đón dâu cũng sẽ được gộp
chung lại.
Hôn lễ được cử hành ngay tại gia đình, trong một không gian nghiêm trang và sạch sẽ.
Thông thường các nghi lễ sẽ được thực hiện tại bàn thờ tổ tiên. Họ hàng nhà trai đến, có
người làm mai đi đầu, có một vị trưởng tộc, chú rể bưng khay trầu có đôi đèn, chú rể phụ

bưng khay rượu, đi cùng là ông ba cha mẹ họ nhà trai đi chẵn đôi, nam nữ bưng lễ vật là
bốn hoặc sáu người. Quả vật mang đến nhà gái ngoài trái cây, bánh kẹo, phải có trầu cau,
có cặp đèn (nến) thật to, trùng với kích thước của đôi chân đèn trên bàn thờ nhà gái.

8


Trưởng tộc nhà trai sẽ xin phép nhà gái cho nhập gia trình lễ cưới, khi được nhà gái
đồng ý thì họ nhà trai lần lượt đi vào và chính thức thực hiện các nghi lễ và trình lễ vật
cưới. Họ nhà trai sẽ kính cẩn mời nhà gái uống trà, uống rượu, mời ăn trầu, hai bên bàn
bạc và thống nhất với nhau về hôn nhân của cô dâu, chú rể và thực hiện nghi thức tặng nữ
trang cho cô dâu.
Nghi lễ quan trọng và thiêng liêng nhất trong đám cưới miền Nam đó là lễ lên đèn.
Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong lễ cưới, đó là một lời tuyên bố chính thức, một
sự gắn kết bền chặt giữa cô dâu và chú rể trong suốt cuộc đời. Hai ngọn nến to do họ nhà
trai mang tới sẽ được đặt trang nghiêm trên bàn thờ tổ tiên nhà gái. Trưởng tộc họ nhà gái
tuyên bố: "Xin làm lễ lên đèn", cô dâu chú rể tự tay đốt nến từ ngọn lửa của đèn trứng vịt
nhỏ trên bàn thờ (hiểu là lửa hương hỏa). Trưởng tộc khui một chai rượu trong số lễ vật
mà nhà trai đem đến và đứng phía trước chính giữa bàn thờ, cô dâu chú rể đứng hai bên,
im lặng. Sau đó cô dâu chú rể cắm đèn vào chân đèn. Hai ngọn đèn cháy từ từ, đặt sát
nhau vì người làm lễ đang áp vào hai tay như khấn vái. Sau đó người trưởng tộc sẽ đưa
đèn cho hai người trợ lý cắm vào chân đèn. Hai ngọn đèn phải cháy từ từ và đều nhau,
nếu cháy lệch nhau thì người ta cho rằng, sau này cô dâu sẽ "ăn hiếp" chồng.
Sau đó là lễ rước dâu về nhà trai. Khi hai họ đã có mặt đầy đủ ở tư gia họ nhà trai thì
chú rể phụ sẽ rót rượu cho trưởng tộc họ nhà trai tuyên bố và làm lễ thành hôn. Cô dâu
chú rể lần lượt thực hiện các lễ nghi, đầu tiên là lễ "ông bà quá vãng" - cùng làm lễ trước
bàn thờ, tiếp theo là lễ bái họ tộc, rót rượu mời họ tộc, ông bà nội ngoại hai bên, lễ bái
song thân - cô dâu chú rể cùng dâng rượu cho cha mẹ, cuối cùng là lễ anh em, bạn bè
quan khách đến tặng quà và chúc mừng cô dâu chú rể. Sau đó trưởng tộc tuyên bố kết
thúc buổi lễ thành hôn.

6. Những kiêng kỵ trong hôn nhân

1. Kiêng ngày - giờ xấu
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ngày - giờ cũng là yếu tố được đặt ra đầu tiên
2. Không tổ chức đám cưới khi nhà đang có tang
3. Không được chuẩn bị bàn thờ gia tiên sơ sài
4. Mẹ đẻ không nên đưa con gái về nhà chồng
5. Cô dâu không được khóc hoặc ngoái lại nhà mẹ đẻ
6. Cô dâu không được xuất hiện cho đến khi chú rể vào đón
7. Mang theo tiền lẻ, gạo muối để rải dọc đường
8. Tránh sự đổ vỡ trong đám cưới
9. Kiêng mẹ chồng đi đón con dâu
9


10. Những người gia đình không hạnh phúc, không thuận trong cuộc sống không được đi
đón dâu
11. Không để cô dâu có bầu đi vào nhà từ cửa chính
12. Người “vía nặng” không được vào phòng tân hôn
13. Không đặt vật dụng cũ, thực vật có gai, vật sắc nhọn...trong phòng tân hôn

10



×