SỞ GD&ĐT LẠNG SƠN
TRƯỜNG THPT CHUYÊN CHU VĂN AN
ĐỀ CƯƠNG MÔN NGỮ VĂN LỚP 11
Người thực hiện:
Họ và tên: Trần Tuấn Anh
Lớp: 11E
Trường: THPT chuyên Chu Văn An
Lạng Sơn, tháng 05 năm 2016
1
1. Thương vợ - Trần Tế Xương:
a) Thể loại: Thơ (Thất ngôn bát cú Đường luật)
b) Hoàn cảnh ra đời:
Vợ ông là Phạm Thị Mẫn, quê ở Hải Dương. Là người vợ hiền thảo. Bà có
với ông 8 người con. Tron g hoàn cảnh sống nghèo khổ, thất bại trên đường
công danh, nhà thơ và các con phải sống nhờ vào sự tần tảo của bà Tú. Cảm
thông với vợ, Tú Xương đã làm cả một chùm thơ tặng vợ như : Văn tế sống vợ,
Tết dán câu đối,… Bài thơ Thương vợ là một trong những bài thơ ấy.
c) Nội dung chính:
- Chân dung bà Tú vất vả, tảo tần, giàu đức hy sinh:
+ Sự vất vả của bà Tú hiện lên qua thời gian và không gian
+ Hình ảnh bà Tú gánh trên vai gánh nặng “nuôi đủ năm con với một chồng”
+ Hình ảnh bà Tú vất vả, lặn lội với dáng người nhỏ bé trên con đường mưu
sinh đầy nguy hiểm
- Thái độ tự biết mình của nhà thơ:
+ Tiếng chửi xã hội đầy nguy hiểm, bất công
+ Tiếng chửi bản thân không giúp được gì cho vợ
d) Đặc sắc nghệ thuật:
Ngôn ngữ dung dị, đời thường nhưng với tài năng và tấm lòng, Tú Xương đã
tạo nên một bài thơ sâu sắc, chứa đựng những giá trị nhân văn bền vững. Qua
bài thơ này, Tú Xương đã xây dựng hình tượng nghệ thuật đẹp về người phụ nữ
Việt Nam giàu đức hy sinh, chịu thương chịu khó hết lòng vì gia đình.
2. Bài ca ngất ngưởng – Nguyễn Công Trứ:
a) Thể loại: Hát nói (ca trù)
b) Hoàn cảnh ra đời:
Ước đoán được viết khi ông đã cáo quan về nghỉ hưu (1848)
c) Nội dung chính:
- Tài năng và danh dự nhà thơ:
+ Khẳng định cái “tôi”, khẳng định trách nhiệm của mình vs đất nước, chủ
động gánh vác việc lớn
+ Bị trói buộc vào chốn quan trường
+ Tự thuật quãng đời thi thố và làm quan
- Thể hiện phong cách sống khác đời của nhà thơ:
+ Nhắc đến mốc quan trọng trong cuộc đời
+ Sống với những sở thích của mình
+ Không màng đến dư luận của xã hội
+ Khẳng định phong thái sống của mình
2
- Tác giả khẳng định tấm lòng chung nghĩa:
+ Khẳng định thái độ sống ngất ngưởng của mình vượt lên thói tục, ăn ở có
trước có sau: hoàn toàn trung với vua với nước
+ Khẳng định một nhân cách cứng cỏi, một tài năng, một phẩm giá của danh
sĩ nửa đầu thế kỉ XIX
d) Đặc sắc nghệ thuật:
Thể hát nói có sự hoà hợp giữa nhạc và thơ tự do, phóng khoáng. Nhan đề,
thi đề độc đáo.
3. Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm:
a) Thể loại: Chiếu
b) Hoàn cảnh ra đời: Năm 1788
c) Nội dung chính:
- Vai trò và quy luật xử thế của người hiền tài:
+ Vai trò: người hiền tài là tinh tú, tinh hoa của trời đất
+ Quy luật xử thế: người có tài cần ra phụng sự nhà vui, giúp vua giúp nước
- Cách xử thế của người hiền tài và tình hình đất nước:
+ Cách xử thế
• Ở ẩn, trốn tránh việc đời
• Trong triều không dám lên tiếng
+ Tình hình đất nước:
• Công việc vừa mới mở ra
• Kỉ cương còn nhiều khiếm khuyết
• Công việc ngoài biên phải lo toan
- Đường lối và chính sách cầu hiền:
+ Đường lối cầu hiền:
• Các bậc quan, thứ dân: dâng sớ tâu bày
• Các quan văn, quan võ được tiến cử
• Cho phép dâng sớ tự tiến cử
+ Chính sách sử dụng người hiền tài:
• Lời hay: có thể chọn để dùng
• Lời nói sơ suất: không bắt tội
• Tuỳ tài lực dụng
- Thời cơ, vận hội của người hiền tài
d) Đặc sắc nghệ thuật:
Cách nói sùng cổ. Lời văn ngắn gọn, súc tích; tư duy sáng rõ, lập luận chặt
chẽ, khúc triết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt đầy sức thuyết phục về lí
và tình.
4. Hai đứa trẻ - Thạch Lam:
3
a) Thể loại: Truyện ngắn
b) Hoàn cảnh ra đời:
Nhà văn đã có những ngày tháng sống tại phố huyện Cẩm Giàng vốn là người
nhạy cảm nhà văn nhận thấy đồng cảm và thương xót với cuộc sống của người
dân nơi đây và đã sáng tác nên truyện ngắn này.
c) Nội dung chính:
- Tác phẩm là bức tranh chân thực và cảm động về cuộc sống của những người
nghèo ở một phố huyện xa xôi, hẻo lánh. Nơi đây có một cái chợ nhỏ, một ga
xép và một đoàn tàu đi qua đêm đêm.
- Tác phẩm còn bộc lộ tâm sự và ước vọng mơ hồ tội nghiệp, đáng thương của
hai đứa trẻ.
d) Đặc sắc nghệ thuật:
Giọng văn nhẹ nhàng, cách kể chuyện hấp dẫn, bút pháp lãng mạn và hiện
thực, miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc khiến cho truyện ngắn giống như một bài
thơ đượm buồn.
5. Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân:
a) Thể loại: Truyện ngắn
b) Hoàn cảnh ra đời:
Truyện ngắn có nguyên mẫu lịch sử từ cuộc đời Cao Bá Quát – một danh sĩ
đời Nguyễn mà tài văn thơ và tính cách ngang tàng đã trở thành huyền thoại.
Nguyễn Tuân vốn là một người đề cao chữ “ngông” và cũng là một nhà văn có
phong cách nghệ thuật độc đáo nên mới viết tác phẩm ca ngợi con người tài hoa
và đầy khí phách trong hoàn cảnh đen tối trước Cách mạng tháng Tám.
c) Nội dung chính:
- Khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục . Đặc biệt là vẻ
đẹp
khí
phách,
tài
hoa,
“thiên
lương’ của
Huấn
Cao.
=> Đó là vẻ đẹp của những con người tài hoa nghệ sĩ: Huấn Cao là một nghệ sĩ
tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Còn viên quản ngục tuy không làm nghệ
thuật nhưng có một tâm hồn nghệ sĩ : Say mê và quý trọng cái đẹp
=> Qua hai hình tượng này, tác giả đã thể hiện quan điểm thẩm mĩ của mình: cái
tài và cái tâm; cái đẹp và cái thiện không thể tách rời
- Cảnh cho chữ: Đây là đoạn văn thể hiện nổi bật chủ đề của thiên truyện: Ánh
sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên
lương” chiến thắng tội ác.
=> Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người
d) Đặc sắc nghệ thuật:
- Tình huống truyện độc đáo.
4
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.
- Sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện đại và truyền thống.
6. Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ) - Vũ Trọng Phụng:
a) Thể loại: Tiểu thuyết
b) Hoàn cảnh ra đời:
Viết năm 1936 khi xã hội tư sản rầm rộ các phong trào Văn minh, Âu hoá,…
giẫm đạp lên các giá trị văn hoá truyền thống.
c) Nội dung chính:
- Thông qua việc miêu tả cảnh đám tang và khắc họa những chân dung hài hước
của tang gia, tác giả đã phản ánh thực trạng suy đồi về đạo đức của một bộ phận
tầng lớp tư sản thượng lưu Hà Thành do chạy theo phong trào Văn minh âu hóa
- Qua đó, tác giả phê phán và bày tỏ thái độ căm phẫn đối với thói giả dối, đạo
đức giả trong gia đình và xã hội tư sản thành thị lúc bấy giờ, báo động về tình
trạng đạo đức suy đồi trong xã hội đó.
=> Thể hiện tâm huýêt của nhà văn đối với những giá trị truyền thống tốt đẹp
d) Đặc sắc nghệ thuật:
- Tạo những mâu thuẫn trào phúng thể hiện ngay ở nhan đề: tang gia mà lại
hạnh phúc.
- Tác giả chú trọng chọn lựa chi tiết, hình ảnh, miêu tả tỉ mỉ, cụ thể.
- Người kể chuyện có một giọng điệu rất lạnh lùng, khách quan, đan xen những
câu bình luận dí dỏm mỉa mai trào lộng, nhưng chua chát.
- Sử dụng biện pháp phóng đại cường điệu.
- Cách đặt tên gọi nhân vật,đồ vật hài hước.
- Kết hợp tả toàn cảnh và cận cảnh.
7. Chí Phèo – Nam Cao:
a) Thể loại: Truyện ngắn
b) Hoàn cảnh ra đời:
Dựa vào những cảnh thật, người thật mà Nam Cao được chứng kiến và nghe
kể về làng quê mình, bức xúc trước hiện thực tàn khốc đó ông đã viết truyện
ngắn Chí Phèo năm 1941. Khi mới ra đời tác phẩm có tên là Cái lò gạch cũ, sau
đó Lê Văn Trương đã đổi thành Đôi lứa xứng đôi. Khi in vào tập Luống Cày,
Nam Cao đã đổi tên thành Chí Phèo.
c) Nội dung chính:
- Tác giả tố cáo xã hội phong kiến bất công, đã khiến con người sinh ra là người
mà không được làm người.
5
- Tác giả muốn thể hiện bản chất tốt đẹp của người dân lao động ngay cả khi
tưởng họ đã bị xã hội tàn bạo cướp đoạt tất cả.
d) Đặc sắc nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
- Khắc họa sinh động các yếu tố ngôn ngữ hành động tâm lí ngoại hình.
- Nghệ thuật trần thuật, kết cấu mới mẻ, linh họat, phóng túng.
- Cốt truyện với các tình huống chi tiết gay cấn, hấp dẫn.
8. Đời thừa – Nam Cao:
a) Thể loại: Truyện ngắn
b) Hoàn cảnh ra đời:
Đời thừa được đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy (Hà Nội số 490, ra
ngày 4-2-1943).
c) Nội dung chính:
- Bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của nhân vật Hộ:
+ Bi kịch của một nhà văn có ý thức về nghệ thuật chân chính nhưng phải bẻ
cong ngòi bút vì cơm áo
• Khi chưa có gia đình: Hộ là một nhà văn tài năng và tâm huyết
• Khi đã có gia đình: bẻ cong ngòi bút vì cơm áo
+ Bi kịch của một con người đề cao lẽ sống tình thương nhưng lại vi phạm
thô bạo vào nguyên tắc sống đó:
• Khi có gia đình: đề cao lẽ sống tình thương
• Khi đã có gia đình: phải lo lắng và nuôi sống gia đình, chuyện cơm áo
hàng ngày đang tước dần khát vọng của anh
- Quan điểm của nhà văn Nam Cao gửi gắm trong tác phẩm: tố cáo xã hội bất
công bóp nghẹt sự sống, bóp chết tài năng và ước mơ cao đẹp của con người
d) Đặc sắc nghệ thuật:
Giọng văn triết lí nhẹ nhàng, ngậm ngùi, chua chát, khả năng miêu tả tâm lí
sâu sắc đã góp phần tạo nên thành công.
9. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Trích Vũ Như Tô) – Nguyễn Huy Tưởng:
a) Thể loại: Bi kịch
b) Hoàn cảnh ra đời:
Vũ Như Tô là vở bi kịch lịch sử năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng
Long khoảng năm 1516 – 1517, dưới triều Lê Tương Dực. Tác phẩm được
Nguyễn Huy Tưởng viết xong vào mùa hè năm 1941. Từ vở kịch ba hồi đăng
trên tạp chí Tri tân năm 1943 – 1944, Nguyễn Huy Tưởng đã sửa lại thành vở
kịch năm hồi. Văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài thuộc hồi thứ V (Một cung
cấm) của vợ kịch Vũ Như Tô.
c) Nội dung chính:
6
- Những mâu thuẫn xung đột của đoạn trích:
+ Nhân dân lao động khốn khổ lầm than với hôn quân bạo chúa và phe cánh
+ Giữa khát vọng của Vũ Như Tô với cuộc sống của nhân dân lao động
- Tính cách, tâm trạng của nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm:
+ Vũ Như Tô
• Là một kiến trúc sư tài ba
• Nhân cách cao cả, hoài bão lớn lao, nghệ sĩ chân chính, gắn bó với nhân
dân, không khuất phục trước uy quyền, kiên quyết không chịu nhận xây
đài cho vua
• Không hám lợi, chia hết vàng bạc vua thưởng cho thợ
• Khát khao suốt đời là được xây một toà lâu đài nguy nga tráng lệ, bền
vững muôn đời, để nhân dân ta nghìn thu hãnh diện
d) Đặc sắc nghệ thuật:
Đoạn trích thể hiện rất rõ đặc sắc nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng:
ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao. Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ và
hành động để khắc họa tính cách nhân vật. Đoạn trích còn thể hiện được tài dẫn
dắt và đẩy xung đột kịch lên cao của tác giả. Cách giải quyết mâu thuẫn một
cách tài tình.
10. Tình yêu và thù hận (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét) – Sếch-xpia:
a) Thể loại: Kịch
b) Hoàn cảnh ra đời:
Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở bi kịch nổi tiếng đầu tiên của Uy-li-am Sếch-xpia,
được viết vào cuối thế kỉ XVI, gồm năm hồi bằng thơ xen lẫn với văn xuôi, dựa
trên câu chuyện có thật về mối hận thù giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Capiu-lét, tại Vê-rô-na (I-ta-li-a) thời trung cổ.
c) Nội dung chính:
- Đoạn trích đã tôn vinh vẻ đẹp của một tình yêu trong sáng, dũng cảm, vượt lên
trên cả hận thù.
- Rô-mê-ô và Giu-li-ét là những hình tượng đẹp của văn học Phục hưng ở Tây
Âu và đã phản ánh được khát vọng sống của con người thời ấy.
d) Đặc sắc nghệ thuật:
Đoạn trích đã tập trung thể hiện được nghệ thuật xây dựng kịch của Sếchxpia. Lời thoại giàu nhạc điệu, hình ảnh, cảm xúc, bộc lộ được tâm trạng của
nhân vật. Tính cách nhân vật khắc hoạ qua ngôn ngữ và hành động kịch.
11. Lưu biệt khi xuất dương – Phan Bội Châu:
a) Thể loại: Thơ (Thất ngôn bát cú Đường luật)
b) Hoàn cảnh ra đời:
7
Được sáng tác trước lúc Phan Bội Châu lên đường sang Nhật, hoàn cảnh
chính trị trong nước tối tăm vì vậy Phan Bội Châu ra đi mang theo sự kì vọng
của bạn bè, đồng chí.
c) Nội dung chính:
- Quan niệm về chí làm trai: chủ động trước mọi việc, gánh vác mọi việc
- Khẳng định một cái “tôi” đầy trách nhiệm: cái “tôi” muốn được lưu danh thiên
cổ bằng trách nhiệm của một kẻ sĩ, nó đã tác động đến lương chi con người
- Quan niệm về lẽ sống vinh – nhục: nói đến nỗi nhục để củng cố thêm tinh thần
yêu nước, trách nhiệm đối với đất nước
- Khát vọng lớn lao lên đường cứu nước
d) Đặc sắc nghệ thuật:
Ngôn ngữ khoáng đạt, hình ảnh kì vĩ sánh ngang tầm vũ trụ.
12. Hầu trời – Tản Đà:
a) Thể loại: Trường thiên (Thất ngôn trường thiên)
b) Hoàn cảnh ra đời:
Vào những năm đầu của thế kỉ XX, lãng mạn trở thành những khúc thơ tâm
tình của những người tri thức, bấy giờ xã hội thực dân phong kiến lại đầy những
u ám, tối tăm và bất công. Người trí thức muốn chống lại song cũng chưa ai có
dũng khi để làm. Nhà thơ Tản Đà đã sáng tác bài thơ này để thể hiện tấm lòng
của mình.
c) Nội dung chính:
- Giấc mơ được lên cõi tiên của nhân vật trữ tình
- Thi nhân đọc thơ cho trời và chư tiên nghe
- Trời và chư tiên rất ngưỡng mộ tài năng thơ văn của tác giả
- Thi nhân kể về hoàn cảnh của mình, trách nhiệm và khát vọng của thi nhân
d) Đặc sắc nghệ thuật:
Nét đặc sắc của bài thơ thể hiện ở lối kể chuyện và giọng điệu khôi hài. Đây
là bài thơ có nhiều nét mới về mặt thi pháp tiêu biểu cho tính chất giao thời
trong nghệ thuật thơ Tản Đà, thể hiện rõ vai trò của người bắc cầu giữa hai thời
đại thi ca.
13. Vội vàng – Xuân Diệu:
a) Thể loại: Thơ
b) Hoàn cảnh ra đời:
Vội vàng là bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng rút trong tập
Thơ Thơ (1938). Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng
nhiệt, khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn tha thiết. Nhưng đằng sau
8
những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới chưa từng thấy trong thơ
ca truyền thống.
c) Nội dung chính:
- Cuộc sống chính là thiên đường giữa trốn trần gian:
+ Ước muốn níu giữ thời gian
+ Cuộc sống là một khu vườn xuân tuyệt đẹp
- Nỗi ám ảnh về thời gian khiến cho nhà thơ lo lắng:
+ Định nghĩa về thời gian
+ Cảm nhận tinh tế về sự chia lìa, tiễn biệt
- Tâm trạng vội vàng cuống quýt tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống:
+ Muốn thu tất cả hương sắc của cuộc đời trong vòng tay
+ Niềm khao khát mãnh liệt
d) Đặc sắc nghệ thuật:
- Ảnh hưởng trường phái thơ tượng trưng Pháp
- Sáng tạp những hình ảnh mới mẻ, táo bạo
14. Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử:
a) Thể loại: Thơ
b) Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ tiêu biểu cho những vần thơ sáng trong mĩ lệ đặc biệt
hiếm có trong thế giới nghệ thuật của Hàn Mặc tử. Được biết trong thời gian
làm công nhân sở Đạc Điền Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử thầm yêu Hoàng Kim Cúc
– con gái ông chủ sở, cô gái Huế chơi đàn nguyệt rất hay. Nhà hai người ở gần
nhau, cùng đi chung một lối sau đó Hoàng Kim Cúc theo cha về Vĩ Dạ - một
vùng quê thơ mộng ở ngoại ô Huế. Hoàng Kim Cúc là người yêu trong đơn
phương, lặng thầm của Hàn Mặc Tử. Mùa hè 1939 người anh họ của Hoàng
Kim Cúc là Hoàng Tùng Ngâm (bạn Hàn Mặc Tử) viết thư về Huế báo cho Cúc
biết Tử mắc bệnh nan y và đang điều trị tại trại phong Tuy Hoà, khuyên Cúc
viết thư thăm Tử để an ủi một tâm hồn trong trắng bất hạnh. “Thay vì viết thư
thăm tôi gửi bức ảnh phong cảnh vừa bằng cái danh thiếp. Trong ảnh có mây, có
nước, có cô gái chèo đò với chuyến đò ngang, có mấy khóm tre, có cả ánh trăng
hay ánh mặt trời chiếu xuống nước. Tôi viết sau tấm ảnh mấy lời thăm hỏi Tử
rồi nhờ Ngâm trao lại. Sau một thời gian tôi nhận được bài thơ "Đây thôn Vĩ
Dạ" và một bài nữa do Ngâm gửi về” (Thư Hoàng Kim Cúc gửi Quách Tấn
ngày 15/10/1971). Chính Hoàng Kim Cúc cũng không ngờ “trí tưởng tượng của
thi nhân quá khác thường”.
Bài thơ lúc đầu có tựa đề Ở đây thôn Vĩ Dạ và được in trong tập Thơ Điên.
c) Nội dung chính:
9
- Cảnh thực: Một xứ Huế trong trẻo, trù phú, tươi sáng
+ Lời trách móc nhẹ nhàng, lời mời gọi tha thiết của người con gái thôn Vĩ
+ Thôn Vĩ trù phú, bình yên
- Thế giới trong mộng: Một xứ Huế thơ mộng, êm đềm
+ Cảnh gió mây chia lìa đôi ngả
+ Tâm trạng khắc khoải của nhân vật trữ tình
- Thế giới siêu thực: Một xứ Huế trầm lặng và lòng hoài nghi của nhân vật trữ
tình
+ Niềm khao khát cháy bỏng được gặp gỡ
+ Nỗi hoài nghi của nhân vật trữ tình
d) Đặc sắc nghệ thuật:
- Mạch thơ đứt nối không theo tính liên tục của thời gian và duy nhất của không
gian nhưng lại diễn tả mạch vận động nhất quán của dòng tâm tư.
- Hình ảnh độc đáo giàu sức gợi, ngôn ngữ cực tả trong sáng, súc tích.
- Sử dụng hàng lọat câu hỏi tu từ, giọng điệu da diết khắc khoải chi phối toàn
bài thơ.
- Nhịp điệu thơ bị chi phối bởi cảm xúc ẩn chứa trong mỗi khổ thơ.
- Cấu trúc vòng tròn.
15. Tràng giang – Huy Cận:
a) Thể loại: Thơ
b) Hoàn cảnh ra đời:
Năm 1939 vào một chiều thu, Huy Cận đứng ở bờ năm bến Chèm (Hà Nội),
lặng ngắm toàn cảnh sông Hồng mênh mông tĩnh vắng, chạnh nhớ tới kiếp
người nhỏ bé nổi trôi giữa dòng đời vô tận. Một nỗi buồn ngờm ngợp dấy lên từ
đáy hồn thi sĩ, bủa trùm trời đất và lòng người. Nỗi buồn vừa gợi hứng sáng tác,
vừa là cốt lõi của cảm xúc thơ.
c) Nội dung chính:
- Nỗi buồn trước cảnh sông nước mênh mông
+ Nỗi buồn được bộc lộ trực tiếp
+ Cảm giác cô đơn trước hình ảnh thuyền nước
- Nỗi buồn thấm sâu vào cảnh vật
+ Khung cảnh vắng lặng với bức tranh không gian ba chiều
+ Con người trở nên xa cách
- Nỗi nhớ cố hương da diết
d) Đặc sắc nghệ thuật:
Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố cổ điển, nhất là yếu tố
Đường thi với yếu tố thơ mới:
10
- Cổ điển:
+ Những âm Hán
+ Đối lập
+ Hình tượng nhân vật trữ tình đối diện với vũ trụ bao la
- Hiện đại:
+ Sự vận động của thời gian
+ Hình ảnh quen thuộc được nhìn bằng cái nhìn mới mẻ
+ Sự kết hợp từ ngữ độc đáo
16. Tương tư – Nguyễn Bính:
a) Thể loại: Thơ
b) Hoàn cảnh ra đời:
Viết tại làng Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) năm 1939 và được in
trong tập Lỡ bước sang ngang (1940).
c) Nội dung chính:
- Chàng trai chân thành thú nhận nỗi tương tư
+ Không gian quen thuộc của làng quê vùng đồng bằng Nam Bộ được hiện
lên
+ Nỗi niềm tương tư của chàng trai, là lời bộc lộ chân thành của mình
- Những cung bậc tâm trạng của kẻ tương tư:
+ Lời than thở, trách móc
+ Sự mộng tưởng
- Mong ước xa xôi được kết đôi của chàng trai
d) Đặc sắc nghệ thuật:
Tác giả sử dụng nhiều cặp ẩn dụ đối xứng để bộc lộ tâm trạng của mình.
Ngôn ngữ dung dị, hồn nhiên, dân dã pha chút lãng mạn thơ mộng. Hệ thống
hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, ước lệ đặc sắc. Thể thơ lục bát được sử dụng nhuần
nhuyễn.
17. Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh:
a) Thể loại: Thơ
b) Hoàn cảnh ra đời:
Được sáng tác trong khoảng thời gian Bác bị giam cầm trong nhà tù của
Tưởng Giới Thạch. Trong điều kiện nhà tù vô cùng khó khăn, Người đã làm thơ
để giải trí đồng thời để thể hiện ý chí kiên cường của người cộng sản.
c) Nội dung chính:
- Nhật kí trong tù là tập thơ có giá trị hiện thực sâu sắc. Nhiều bài thơ đã ghi lại
một cách chân thực bộ mặt đen tối và nhem nhuốc của chế độ nhà tù cũng như
11
của xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch (bà Lai Tân, Tiền đèn, Đánh bạc,
Gia quyến người bị bắt lính, Cháu bé trong nhà lao Tân Dương…).
- Sức hấp dẫn chủ yếu của tác phẩm chính là vẻ đẹp tâm hồn của người tù
– thi sĩ – chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh:
+ Một tâm hồn yêu thương thiết tha và trân trọng những kiếp người bị đọa
đày đau khổ (Một người tù cờ bạc vừa chết, Vợ người bạn tù đến thăm chồng,
Người bạn tù thổi sáo, Phu làm đường…).
+ Một tấm lòng yêu nước mãnh liệt hướng về đất nước và nhân dân với nỗi
nhớ thiết tha và bồn chồn lo lắng (Không ngủ được, Ốm nặng, Nhớ bạn, Tức
cảnh, Đêm thu…).
+ Một tầm nhìn xa trông rộng (Trời hửng, Học đánh cờ, Nghe tiếng giã
gạo…); một tinh thần gang thép (lời đề từ, Bốn tháng rồi, Giải đi sớm…).
+ Một phong thái ung dung tự tại, một hồn thơ hết sức tinh tế, nhạy cảm
trước vẻ đẹp của thiên nhiên và sự sống (Chiều tối, Hoàng hôn, Giữa đường
đáp thuyền đi Ung Ninh, Trên đường đi, Ngắm trăng, Mới ra tù tập leo
núi…).
d) Đặc sắc nghệ thuật:
Nhật kí trong tù là một tập thơ giàu giá trị nghệ thuật, có phong cách đa dạng,
độc đáo với nhiều giọng điệu, nhiều bút pháp khác nhau. Nét phong cách đặc
sắc nổi bật nhất của tập thơ là ở chỗ kết hợp hài hòa chất cổ điển với tinh thần
hiện đại, hòa quyện giữa tâm hồn thi nhân và tư thế chiến sĩ.
18. Chiều tối (Mộ) – Hồ Chí Minh:
a) Thể loại: Thơ
b) Hoàn cảnh ra đời:
Bài thơ được viết trong thời gian đầu Bác bị cầm tù và đang trên đường
chuyển lao.
c) Nội dung chính:
Là một trong những bài thơ hay nhất của tập Nhật kí trong tù. Bài thơ tả bức
tranh chiều tối nơi núi rừng lúc chiều muộn: Cảnh thiên nhiên núi rừng đang
chuyển vào đêm tối khi ánh sáng ban ngày lụi dần và tắt hẳn. Nhưng khi màn
đêm buông xuống thì ánh sáng của con người trở thành trung tâm chi phối cái
nhìn và cảm xúc của nhân vật trữ tình: “lô dĩ hồng”.
= > Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. Qua đó, người đọc cảm nhận được tâm hồn
cao đẹp của Hồ Chí Minh: Nhạy cảm trước thiên nhiên, cuộc sống; lòng nhân ái
đến mức quên mình, tinh thần lạc quan cách mạng luôn hướng về sự sống ánh
sáng của một thi sĩ – chiến sĩ.
d) Đặc sắc nghệ thuật:
12
Bút pháp vừa đậm màu sắc cổ điển vừa thể hiện tinh thần cách mạng thời đại:
- Cổ điển: Thể thơ tứ tuyệt hàm súc; bút pháp chấm phá, gợi hơn là tả; thi đề,
hình ảnh quen thuộc; nhân vật trữ tình hòa hợp với thiên nhiên, ung dung tự tại.
- Hiện đại : Nhân vật trữ tình chiếm vị trí chủ thể trong bức tranh phong cảnh.
Tư tưởng và hình tượng thơ vận động từ bóng tối, lạnh lẽo ra ánh sáng, ấm áp,
luôn hướng đến sự sống, lạc quan…
19. Lai tân – Hồ Chí Minh:
a) Thể loại: Thơ
b) Hoàn cảnh ra đời:
Được sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian Hồ Chí Minh bị
giam giữ tại các nhà tù của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc ở Quảng Tây.
c) Nội dung chính:
Bài thơ Lai tân thuộc trong số những bài thơ chủ yếu hướng ngoại
- Ba câu đầu: tự sự về hành vi của 3 viên quan coi ngục, vạch trần cảnh bẩn thỉu
ở chốn ngục tù
=> Khái quát bức tranh thối nát của nhà tù.
- Câu kết: Lời kết luận, đánh giá: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”
=> Chuyện thối nát là chuyện bình thường, thành “ nề nếp”. Chữ “Thái bình” có
thể xem là “nhãn tự” của cả bài thơ .Chỉ một chữ mà đã xé toang tất cả sự “thái
bình” dối trá nhưng thực sự là “đại loạn bên trong”.
=> Câu kết có vẻ như dửng dưng vô cảm lại là một tiếng cười khẩy mỉa mai, lật
tẩy bản chất cả một bộ máy nhà nước Lai Tân.
d) Đặc sắc nghệ thuật:
- Bài thơ có kết cấu đặc biệt.
- Bài thơ thể hiện nghệ thuật châm biếm độc đáo sắc sảo của Hồ Chí Minh:
Không “đao to búa lớn”, cứ nhẹ nhàng như không mà vẫn tạo được những đòn
đả kích mạnh mẽ, thâm thúy bất ngờ.
20. Từ ấy – Tố Hữu:
a) Thể loại: Thơ
b) Hoàn cảnh ra đời:
Tháng 7/1938, sau thời gian hoạt động phong trào thanh niên ở Huế, Tố Hữu
vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam. Niềm vui sướng
hân hoan và tự hào khi được đứng dưới hàng ngũ của Đảng là cảm xúc chủ đạo
của Tố Hữu để viết nên bài thơ này. Bài thơ được trích trong phần Máu lửa –
phần đầu của tập thơ Từ ấy.
c) Nội dung chính:
- Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng:
13
+ Cảm xúc khi gặp lí tưởng của Đảng
+ Niềm vui sướng vô hạn trong buổi đầu đến với cách mạng
- Những chuyển biến về nhận thức và tình cảm của nhà thơ:
+ Nhận thức sự gắn bó giữa cái “tôi” và cái “ta” chung
+ Sự gắn bó, hoà mình vào quần chúng lao khổ
- Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của tác giả:
+ Xác định sự gắn bó với những con người lao động trong xã hội, coi nhân
dân là gia đình của mình
+ Ý thức sâu sắc về lí tưởng cách mạng
d) Đặc sắc nghệ thuật:
Nghệ thuật diễn tả tâm trạng vui sướng, say mê, tin tưởng bằng những hình
ảnh thơ tươi sáng, giọng thơ say sưa, náo nức, sảng khoái, nhịp điệu hăm hở,
dồn dập, thôi thúc.
21. Về luân lí xã hội ở nước ta (Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây) – Phan
Châu Trinh:
a) Thể loại: Thể văn chính luận – thuộc kiểu văn bản nghị luận
b) Hoàn cảnh ra đời:
Vào những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, xã hội nước ta lâm vào tình
trạng trì trệ và yếu kém về mọi mặt, do chính sách ngu dân mà thực dân Pháp áp
đặt. Trong hoàn cảnh đó nhiều người con ưu tú đã có tư tưởng tiến bộ nhằm
canh tân đất nước, trong đó có nhà yêu nước Phan Châu Trinh.
c) Nội dung chính:
- Khẳng định Việt Nam chưa có luân lí xã hội
- So sánh luân lí xã hội ở nước ta và phương Tây
- Những cải cách cần thiết để có luân lí xã hội
d) Đặc sắc nghệ thuật:
Lập luận khúc triết, lời lẽ hùng hồn, mạnh mẽ, có sức thuyết phục.
22. Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh:
a) Thể loại: Tiểu luận
b) Hoàn cảnh ra đời:
Một thời đại trong thi ca là bài tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam
(viết năm 1942), là công trình tổng kết có giá trị về phong trào Thơ mới.
c) Nội dung chính:
- Nguyên tắc để xách định tinh thần Thơ mới
+ Trích dẫn thơ mới và thơ cũ
+ So sánh thơ hay với thơ hay
+ Đưa ra nguyên tắc về đối tượng phê bình
14
- Tinh thần thơ mới thể hiện ở chữ TÔI:
+ Tinh thần thơ cũ: TA – cái “ta” toàn thể, cộng đồng
+ Tinh thần thơ mới: TÔI – sự ý thức sâu sắc về cá nhân, cá thể
- Sự vận động của Thơ mới xung quanh chữ TÔI và bi kịch của nó
d) Đặc sắc nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, đảm bảo tính lôgich của tư duy có khả năng thuyết phục
cao. Cách dẫn dắt mạch văn tự nhiên, linh hoạt và độc đáo. Tác giả không dùng
lí để dẫn dắt ý mà dùng tình để dẫn dắt.
- Ngôn ngữ độc đáo, đặc sắc, dung dị, dễ hiểu mà vẫn súc tích và có giá trị biểu
cảm cao.
23. Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác – Ăng-ghen:
a) Thể loại: Chính luận
b) Hoàn cảnh ra đời:
Văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác là bài điếu văn của Ăng-ghen đọc
trước mộ Mác. Được sáng tác vào tháng 3/1883, sau khi Các Mác qua đời
14/03/1883 lúc 3 giờ 15 phút.
c) Nội dung chính:
- Thông báo sự ra đi của Các Mác
- Những cống hiến của Các Mác
- Khẳng định sự bất tử của Các Mác
d) Đặc sắc nghệ thuật:
Biện pháp so sánh tăng tiến được Ăng-ghen sử dụng để làm nổi bật cống hiến
của Các Mác và tầm cao của một tư tưởng vĩ dại đối với thời đại. Thông qua đó,
Ăng-ghen đã cho ta thấy sự khâm phục, kính trọng của ông đối với Các Mác.
Đặc biệt ở cuối bài điếu văn Ăng-ghen bộc lộ tình cảm tiếc thương của mình
cũng như của hàng triệu người dân trên thế giới trước sự ra đi vào cõi vĩnh hằng
của Các Mác.
24. Đám tang lão Gô-ri-ô (Trích Lão Gô-ri-ô) – Ban-dắc:
a) Thể loại: Tiểu thuyết
b) Hoàn cảnh ra đời:
Được hoàn thành vào tháng 12-1834. Tiểu thuyết này là một trong những bức
tranh đen tối nhất về xã hội tư sản – quý tộc Pháp dưới thời phục hồi vương
chính (1815 – 1830).
c) Nội dung chính:
- Lễ cầu hồn ở giáo đường
- Cảnh mai táng tại nghĩa trang
d) Đặc sắc nghệ thuật:
15
Tác giả lựa chọn chi tiết điển hình giàu sức tố cáo, miêu tả khái quát, giọng
điệu mỉa mai cay đắng trong văn phong hiện thực trần chụi.
25. Người cầm quyền khôi phục uy quyền (Trích Những người khốn khổ) –
Huy-gô:
a) Thể loại: Tiểu thuyết
b) Hoàn cảnh ra đời:
Những người khốn khổ là tác phẩm xuất sắc nhất của Huy-gô. Nhà văn hoàn
thành bộ tiểu thuyết này ở đảo Ghe Tác-nơ-đây, trong thời gian sống lưu vọng.
Tuy nhiên tác phẩm này đã được ấp ủ từ lâu.
c) Nội dung chính:
Tái hiện khung cảnh Pa-ri và nước Pháp ba thập kỉ đầu thế kỉ XIX, xoay
quanh nhân vật Giăng Van-giăng từ khi được ra tù đến lúc qua đời, với một
thông điệp: trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau.
d) Đặc sắc nghệ thuật:
Bút pháp mang khuynh hướng nghệ thuật lãng mạn.
26. Người trong bao – Sê-khốp:
a) Thể loại: Truyện ngắn
b) Hoàn cảnh ra đời:
Truyện ngắn Người trong bao (1898) được Sê-khốp viết trong bối cảnh cả xã
hội Nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế bảo thủ nặng nề cuối thế
thỉ XIX. Môi trường xã hội ấy đã đẻ ra lắm thứ sản phẩm người kì quái.
c) Nội dung chính:
Bêlicốp là một người trong bao với những đặc điểm quái dị, là sản phẩm của
chế độ Nga hoàng
d) Đặc sắc nghệ thuật:
Ngôi kể thứ ba, khách quan; truyện lồng trong truyện. Giọng kể mỉa mai,
châm biếm mà bình thản. Xây dựng nhân vật điển hình. Đối lập giữa các kiểu
người. Xây dựng biểu tượng cái bao, người trong bao. Kết thúc truyện có lời
bình luận và làm nổi rõ chủ đề của truyện.
27. Tôi yêu em – Pu-skin:
a) Thể loại: Thơ
b) Hoàn cảnh ra đời:
Viết vào năm 1829, gợi hứng từ mối tình có thật của Pu-skin.
c) Nội dung chính:
- Tấm lòng của nhân vật: sự trung thực, chung thành, vượt qua mọi vị kỉ để
dành thanh thản cho người mình yêu
16
- Thể hiện quan niệm tình yêu: tình yêu chân thành cao thượng, luôn hướng tới
người mình yêu, cầu chúc cho người mình yêu được hạnh phúc
d) Đặc sắc nghệ thuật:
Dấu câu và các biện pháp tu từ thể hiện những cung bậc cảm xúc trong tình
yêu. Giọng thơ chuyển biến phù hợp với giọng của nhân vật trữ tình. Ngôn ngữ
trang trọng, tinh tế, trong sáng.
17