Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Chương 3 tổ chức lao động và định mức kỹ thuật của quá trình hồ sợi dọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.44 KB, 16 trang )

CHƯƠNG

3:

TỔ CHỨC LAO ĐỘNG VÀ ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT
CỦA QUÁ TRÌNH HỒ SỢI DỌC
I – ĐẶC TRƯNG TÓM TẮT CỦA QUÁ TRÌNH:
Không có một bước công nghệ chuẩn bị sợi dọc nào có giá trị quyết định tới
năng suất máy dệt và chất lượng sản phẩm như quá trình hồ.
Một máy hồ có thể phục vụ cho cả xưởng dệt trống nhà máy. Do đó ta thấy
rõ rằng việc tổ chức quá trình hồ sợi cho đúng đắn là rất quan trọng vì nó làm cho
điều kiện lao động trống xưởng dệt được cải thiện.
Mục đích của quá trình hồ cơ bản là tạo cho sợi có những tính chất công
nghệ mới tạm thời, nhờ đó cho phép sợi đi qua các giai đoạn công nghệ chính trống
quá trình dệt được dễ dàng.
Trống quá trình hồ người ta cho sợi dọc đi qua chất hồ dung dịch kết dính, ở
đây, sợi được ngấm hồ, sau đó sợi được đi qua các trục ép để ép những phần hồ
thừa ra, qua sấy và cuối cùng cuộn lên trục dệt.
Sợi được ngấm hồ sẽ có độ bền tốt hơn, chống lại sự ma sát ngày càng tăng,
trống dung dịch hồ còn có chất làm mềm (dầu, mỡ) để làm cho sợi mềm mại hơn.
Độ bền của sợi sau khi hồ tăng lên khá lớn.
Ngoài ra, trống quá trình hồ, các tính chất công nghệ khác của sợi cũng được
cải thiện: sợi không bị sổ lông (vì các đầu sợi thò ra được kết dính vào thân sợi),
tính chất chống mài mòn của sợi được nâng cao (bằng cách bao phủ thân sợi một
lớp hồ), tạo cho sợi có độ bền cao và hệ số ma sát giảm, nâng cao độ chịu đựng đối
với các tải trọng kéo căng trên máy dệt (quá trình tạo miệng vải).
Việc cải thiện tính chất công nghệ của sợi phụ thuộc nhiều vào việc chuẩn bị
chất hồ và chất lượng của vật liệu dính kết hồ, độ ẩm và phần trăm chất dính…
Việc phân bổ sợi dọc từ một số trục mắc lên một trục dệt theo một chiều dài
sợi quy định, chiều rộng và số sợi đã tính toán sẽ làm cho việc sử dụng được thuận
tiện và cải thiện quá trình công nghệ tiếp sau hồ. Chất lượng hồ phụ thuộc và có


liên quan nhiều đến quá trình tạo một lớp hồ, sắp xếp sợi dọc có thứ tự, đặt dây
tách và que tách, cuộn sợi dọc lên trục dệt, chất lượng của buồng sấy (thùng sấy)…
Tất cả các điều này phụ thuộc vào tay nghề của công nhân nấu hồ và công nhân hồ.
Trống quá trình sản xuất, công nhân hồ cần phải giảm ít nhất lượng sợi phế, điều
này ảnh hưởng đến năng suất máy.


Dạng sợi phế chính trống khâu hồ là đoạn sợi cuối lớp và đầu lớp. Phế liệu
tạo nên là do việc hãm các trục mắc không đồng đều, tức là tải trọng đặt lên các
trục không đúng. Sự hãm các trục khác nhau sẽ tạo nên sức kéo dãn trống sợi trên
các trục khác nhau, kết quả là trục này sẽ hết trước và trục kia sẽ hết chậm hơn. Do
đó việc phân bổ tải trọng đặt vào các trục sẽ cho phép giảm lượng sợi phế đáng kể.
Số lượng sợi tở ra từ các trục mắc khi lên một lớp hồ, trước tiên bị ảnh
hưởng của chất lượng lớp ngoài cùng của các trục đó. Nếu các trục mắc được tổ
chức vận chuyển tốt và sắp xếp đúng thì cũng có thể giảm được một phần quan
trọng lượng sợi phế.
Quá trình hồ sợi dọc được thực hiện một cách có chu kỳ, chu kỳ này được
bắt đầu bằng thời kỳ mắc lớp hồ bao gồm các trục mắc, đưa sợi qua dung dịch hồ,
qua buồng sấy (thùng sấy), quấn sợi dọc đã được hồ, được sấy khô lên trục dệt theo
một chiều dài định trước. Sau khi chạy hết lớp hồ thì quá trình hồ lại lặp lại.
Trống nhiều trường hợp công nhân hồ được thanh toán theo chế độ trả lương
theo thời gian, hoặc theo chế độ lương khoán gián tiếp tức là theo năng suất của thợ
dệt. Cũng vì vấn đề này ở nhiều nhà máy dệt, trống giới cán bộ sản xuất hình thành
tư tưởng cho rằng đối với lao động phục vụ cho máy hồ không cần định mức. Tư
tưởng này không hoàn sai nhưng nó không xác thực.
Nếu nghiên cứu mức gia công của công nhân hồ thì không bắt buộc phải quy
định trước các nhiệm vụ cho họ.
Như vậy, định mức lao động cho công nhân hồ không phải là chỉ xác định
tiền lương sản xuất mà còn cần cho việc áp dụng các phương pháp tổ chức lao động
hợp lý, sử dụng sức con người tốt hơn, tính toán cường độ làm việc của thiết bị

đúng đắn và tiến hành phân tích được cặn kẽ quá trình hoàn thành các mức năng
suất thiết bị.
II – TỔ CHỨC LAO ĐỘNG PHỤC VỤ MÁY HỒ:
Có hai công nhân hồ phục vụ cho một máy hồ: một công nhân là thợ cả và
một công nhân là thợ thứ.
Nhiệm vụ của thợ cả:
-

Kiểm tra sự đúng đắn của quá trình bố trí sợi dọc đều đặn có thứ tự;

-

Kiểm tra sức căng giữa các thùng sấy và trục dệt;

-

Kiểm tra độ ẩm, độ dính và chất lượng sợi dọc qua hồ;

-

Quan sát chất lượng dung dịch hồ, sự làm việc của các bộ khống chế, chất
lượng sợi mắc;

-

Quan sát sự làm việc của máy hồ trống khu vực lắp các trục mắc, khu vực
chậu đựng hồ và khu vực sấy;


-


Quan sát sự làm việc của thợ thứ.

Ngoài công nhân hồ, biên chế trống khâu hồ còn có: phó chủ nhiệm, công
nhân nấu hồ, thợ nấu hồ cả, công nhân kiểm tra trục dệt, công nhân vận chuyển.
Phần lớn trống gian máy hồ còn có một thợ nguội hay một tổ thợ nguội để sửa
chữa.
Việc thống kê các trục dệt lấy ra khỏi máy, việc thu nhận sợi phế, và cũng
như việc ghi nhận trọng lượng, dự trù các trục mắc đặt vào máy hồ do nhân viên
thống kê làm, nhân viên này đồng thời cũng thống kê cho cả công đoạn xâu go.
1 – Tổ chức chỗ làm việc:
Chỗ làm việc của công nhân hồ cần có các thiết bị kỹ thuật tốt. Cần cung cấp
đủ nguyên liệu, điện, hơi, các dụng cụ lao động, vật liệu và các phương tiện cần
thiết cho công nhân.
Ở nơi làm việc của công nhân hồ thường xuyên có chổi, phao dầu, các móc,
tua vít, nhiệt kế. Không lệ thuộc gì vào chế độ máy, mỗi công đoạn hồ đều phải có
một phòng thí nghiệm để phân tích hóa tính của chất chuẩn bị hồ. Để nâng cao chất
lượng hồ, việc tổ chức nấu hồ một cách đúng đắn là rất quan trọng. Các thùng nấu
hồ cần có nhiệt kế để chỉ mức độ của hồ. Trống bộ phận nấu hồ cần có cân và các
đĩa tương ứng.
Điều kiện lao động của công nhân được cải thiện đáng kể là nhờ bố trí được
trên máy hồ những thiết bị khống chế tự động và tự động điều chỉnh quá trình hồ
sợi dọc.
Nhiệm vụ của công nhân còn phải giữ cho máy sạch, cho dầu mỡ vào máy
một cách đều đặn tránh cho sợi bị bẩn và ngăn ngừa những lỗi để lại trống vải do
hồ gây ra.
Sợi trên trục mắc được giữ trống công đoạn hồ. Mỗi trục mắc được phủ một
cái bao và được sắp xếp theo chi số sợi và số lượng sợi trên một trục. Khi đó các
trục mắc được phân thành nhóm theo chi số của máy mắc.
Các chăn hồ dự trữ, dây thừng, dẻ lau, chổi tay và bàn chải để quét sân cần

được sẵn sàng ở kho của công đoạn.
Các vật liệu bôi trơn được giữ trống các thùng chuyên dùng đặt trống công
đoạn hồ.
2 – Nhận và giao ca:
Cả hai công nhân hồ trước khi bắt đầu làm việc đều phải mặc quần áo lao
động, sau đó cùng với công nhân giao ca cho mình kiểm tra sự làm việc của máy
móc, kiểm tra việc mắc các trục mắc, các việc đã khắc phục tốt hoặc còn tồn tại,


thông báo về các chỉ thị do phó chủ nhiệm, chủ nhiệm ca và quản đốc xưởng để
đưa ra trống ca.
Thợ cả trống công đoạn hồ kiểm tra sự sạch sẽ của toàn máy và nơi làm việc,
tình hình trạng thái của các dây truyền động của máy, các vòng bi, gối trục của các
bộ phận chuyển động chính của máy, độ kéo căng của sợi, tình trạng thùng sấy,
lượng hơi quá nhiệt ở trống thùng sấy, số lượng hiện có của các dụng cụ và chất
lượng của nó, kiểm tra các cơ cấu đo, đồng hồ đo chiều dài, các thiết bị khống chế
tự động, chất lượng dung dịch hồ trống bể hồ và số sợi phế.
Thợ thứ của khâu hồ phải kiểm tra sự sạch sẽ của máy, độ dính của hồ, kiểm
ra sự bố trí lắp đặt của các trục mắc trên giá hồ và tình hình hãm các trục này, kiểm
tra các lỗi trên trục mắc, cũng như kiểm tra các cơ cấu chuyển động khác.
Công nhân hồ cần phải báo cáo cho phó chủ nhiệm biết những trục trặc xuất
hiện trống quá trình làm việc của thiết bị.
Khoảng một giờ trước khi kết thúc ca làm việc công nhân hồ bắt đầu sắp xếp
máy móc và chỗ làm việc cho có thứ tự, thợ cả của khâu hồ sẽ mang giao tất cả sợi
phế.
Khi giao ca người công nhân hồ sẽ thông báo cho người nhận ca về tình hình
làm việc của máy móc, trạng thái của máng hồ, thông báo các chỉ thị, thông báo
của phó chủ nhiệm và trưởng ca; khi kết thúc ca công nhân hồ sẽ giao lại thiết bị và
chỗ làm việc theo yêu cầu đã định. Nếu chưa giao ca hoặc chỉ bàn giao cho trưởng
ca thì công nhân hồ không được ngừng làm việc.

III – CƠ SỞ TÍNH TOÁN MỨC GIA CÔNG CỦA CÔNG NHÂN HỒ:
Công việc của công nhân hồ bao gồm một số thao tác phức tạp.
1 – Chuẩn bị máy để lên lớp hồ mới:
Ngừng cấp hơi, nâng trục nén, lấy tải trọng đặt ở các trục mắc đã chạy hết
sợi, cắt sợi dọc, làm sạch máy cho chạy sợi, lấy các trục mắc ra và dọn dẹp.
2 – Lên lớp hồ mới:
Đánh dấu và đặt các trục mắc có sợi lên giá, cố định các trục mắc, chắp các
sợi dọc thành một lớp và nối lại các nút, đặt đồng hồ, đặt que tách, dây tách, luồn
các nút, dàn sợi dọc cho đều, cho hơi vào thùng sấy, hạ trục nén và guồng dìm, bọc
vải nỉ và vải len vào trục nén, lấy trục dệt ra và lắp trục dệt mới vào, cắt bỏ những
mấu gút, loại sợi đứt.
3 – Chuẩn bị mở máy sau một thời kỳ dừng máy (dừng máy hàng ngày hoặc sau
hai ca liền):


Công nhân kiểm tra sự sạch sẽ của máy, chất lượng sợi trên các trục mắc và
sự vững vàng của các trục này trên giá, các đường ống hơi và ống khí an toàn trống
các thùng sấy;
Kiểm tra tình hình bôi trơn máy móc, mở bộ phận tụ khí, cho thêm hồ vào bể
hồ tới mức quy định, gia nhiệt cho dung dịch hồ trống bể hồ tới nhiệt độ cần thiết
cho quá trình công nghệ;
Nâng áp lực hơi lên một áp lực cho trước, kim của áp lực kế chỉ tới vạch đỏ
trước khi thôi không gia nhiệt cho hồ;
Gạt bỏ các váng bọt ở trên mặt hồ ở bể hồ, đóng rờ le điện của bộ phận
khống chế điều chỉnh mức hồ, cho máy chạy (bắt đầu chạy chậm, sau đó chạy hết
tốc độ).
Trống quá trình hồ một lớp hồ, công nhân hồ phải lắp các trục dệt mới sau
khi đã tháo trục dệt đã gia công xống, đặt que tách và dây tách, loại các sợi đứt, cắt
các chỗ sợi cộm, quan sát thiết bị đo mức độ hồ, áp lực hơi trống thùng sấy, nhiệt
độ, độ ẩm và độ lên hồ của sợi dọc, cũng như phải quan sát trạng thái kỹ thuật

chung của máy.
Công nhân hồ làm việc theo phương pháp đứng canh.
Như vậy, công nhân hồ không phải là công nhân đứng nhiều máy và mức gia
công (HB) của công nhân này cũng là mức năng suất thiết bị (H) tức là:
HB = H

(1)

Ta lấy thời gian hồ hết một lớp hồ làm chu kỳ làm việc của máy móc. Như
vậy, mức năng suất của thiết bị tính bằng số lớp hồ trống một ca được xác định theo
công thức:
H = (T – Tb) / (TM + Ta)

(2)

Trống đó:
T – Thời gian của một ca làm việc (phút).
Tb – Thời gian phục vụ chỗ làm việc của công nhân (phút), không trùng với
thời gian máy.
Ta – Thời gian công nghệ phụ (phút), không trùng với thời gian máy.
- Năng suất lý thuyết của máy tính bằng số lớp hồ trống một ca (A) được xác định
theo công thức:


A=

T
TM

(3)


- Thời gian máy làm xống một lớp hồ được xác định theo công thức:

TM =

Lc (100 + Py )
vn .100

(phút)

(4)

Trống đó:
Lc – Chiều dài mắc có ích (m).
Py – Phần trăm sợi phế.
vn – Tốc độ dài của quá trình hồ khi chạy ở tốc độ bình thường (m/phút).
- Chiều dài mắc có ích được xác định theo công thức:
Lc = Ld.nd(100 – Py) / 100

(m)

(5)

Trống đó:
Ld – Chiều dài sợi dọc trên trục dệt (m).
nd – Số lượng trục dệt của lớp hồ.
- Chiều dài sợi dọc trên trục dệt được xác định theo công thức:
Ld = G.N.1000 / md

(m)


(6)

Trống đó:
G – Khối lượng sợi dọc trên trục dệt (kg).
N – Chi số thực tế của sợi.
md – Số sợi dọc kể cả sợi biên.
- Tốc độ dài của quá trình hồ khi chạy bình thường được tính gần đúng theo công
thức:
vn = W.N.1000 / 60.md.b

(m/phút)

(7)

Trống đó:
W – Lượng hơi ẩm được sấy khô trên mặt sấy (kg/giờ), người ta xác định
cho từng loại máy một, nó phụ thuộc vào công suất máy.


b – Hệ số quy ước (%) tính theo công thức:

b=

Pu (100 − K t )
100.K t

(%)

(8)


Trống đó:
Pu – Độ lên hồ thực tế (%).
Kt – Nồng độ hồ theo % tinh bột, có thể được xác định theo công thức:

Kt =

g (100 − Wk )
vs

(%)

(9)

Trống đó:
g – Lượng tinh bột hay bột (kg) trống 1000 lít dung dịch hồ.
vs – Khối lượng hồ (lít).
Wk – Hàm lượng ẩm của vật liệu dính kết (%) có thể được xác định theo
công thức:

Wk =

a −b
.100
a

(%)

(10)


Trống đó:
a – Khối lượng tinh bột trước khi cân (g).
b – Khối lượng tinh bột sau khi cân (g).
Đa số các công việc của máy hồ đều được thực hiện khi máy chạy tốc độ
chậm và như chúng ta gọi là máy “bò” (luồn các nút, đặt que tách và dây tách, cắt
các vòng sợi cuốn, rải sợi trên lược). Trống phần lớn các nhà máy dệt, theo kinh
nghiệm, tốc độ của máy trống quá trình chạy chậm bằng 8% so với tốc độ máy
chạy bình thường. Thời gian cần thiết để làm các thao tác này được liệt vào phần
thời gian công nghệ phụ, không trùng với thời gian máy và làm trống quá trình máy
chạy chậm, được xác định theo công thức:


Tx =

t (vn − vt )
vn

(11)

Trống đó:
t – Định mức thời gian làm các thao tác.
vt – Tốc độ dài của quá trình hồ chạy với tốc độ “bò” (m/phút).

(vn − vt )
vn
Trống công thức trên, đại lượng
có thể coi là một hằng số C.
Nếu tốc độ chậm bằng 8% so với tốc độ chạy bình thường thì:

C=


100 − 8
= 0,92
100

(12)

- Thời gian công nghệ phụ (Ta) cần thiết để làm xống một lớp mắc được xác định
theo công thức:
Ta = a1 + a2 + a3 + a4 + a5

(giây)

(13)

Trống đó:
- Thời gian cần thiết để làm các thao tác phức hợp do công nhân hồ làm với mục
đích chuẩn bị lên lớp hồ mới (a1), thời gian này được chia ra làm hai dạng A và B.
A – Tiêu hao thời gian phụ thuộc vào số trục mắc trống một lớp (giây) và
được định mức cho từng trục, bao gồm:
+ Lấy các tải trọng ra khỏi các trục mắc (cho phép 3 giây/trục);
+ Lau sạch và tở các sợi đọng lại trên trục (cho phép 25 giây/trục);
+ Lấy trục mắc ra khỏi giá và đưa vào một nơi đã định (cho phép 43 giây/trục).
Tổng cộng là 71 giây cho 1 trục.
B – Các tiêu hao thời gian không lệ thuộc vào số lượng trục mắc trống một
lớp và được định mức trực tiếp cho một lớp (giây), bao gồm:
+ Nâng trục ép và guồng dìm (cho phép 5 giây/lớp);
+ Cắt sợi dọc của một lớp sau khi đã thay xống (cho phép 23 giây/lớp).
Tổng cộng là 28 giây cho 1 lớp.
Do đó ta có:



a1 = 71.nm + 28

(giây)

(14)

Trống đó:
nm – Số trục mắc cho một lớp.
- Tiêu hao thời gian cho các thao tác phức hợp do công nhân hồ làm để lên lớp hồ
mới (a2), tiêu hao này có ba dạng A’, B’, C’.
A’ – Tiêu hao thời gian phụ thuộc vào số trục mắc trống một lớp (giây) và
định mức cho từng trục, bao gồm:
+ Đánh dấu và đặt các trục mắc đầy sợi lên giá (cho phép 60 giây/trục);
+ Cố định các trục mắc này trên các giá (cho phép 20 giây/trục);
+ Đặt các tải trọng (cho phép 5 giây/trục);
+ Chắp các sợi của các trục mắc thành một lớp (cho phép 18 giây/trục);
+ Nối các đầu sợi của lớp mới lắp với lớp cũ (cho phép 10 giây/trục).
Tổng cộng là 113 giây.
B’ – Thời gian tiêu hao không phụ thuộc vào số lượng trục mắc (giây) và
được định mức cho từng lớp, bao gồm:
+ Luồn các nút qua máy (làm trống khi máy chạy chậm, cho phép 200 giây/trục);
+ Đặt đồng hồ đo (cho phép 50 giây/lớp).


B’ = 200.C + 50

(giây)


(15)

C’ bao gồm:
+ Tiêu hao thời gian phụ thuộc vào số sợi dọc (giây) và được định mức cho từng
lớp.
+ Dàn đều sợi vào lược (làm trống khi máy chạy chậm, cho phép 185 giây/1000
sợi). Tổng số cho một lớp:


C’ = 185.C. md / 1000

(giây)

(16)

Do đó ta có:
a2 = 113.nm + 200.C + 50 + (185.C. md / 1000)

(giây)

(17)


- Tiêu hao thời gian để làm các thao tác phức hợp do công nhân hồ làm để lấy các
trục hồ đã làm xống và lắp các trục dệt mới (a 3), thời gian này phụ thuộc vào số
lượng trục dệt, gồm các công việc sau:
+ Lấy các trục dệt đã hồ xống (cho phép 32 giây/trục);
+ Lắp các trục dệt mới (cho phép 34 giây/trục).
Do đó ta có:
a3 = 66.nd


(giây)

(18)

- Tiêu hao thời gian làm các thao tác phức hợp để đặt que tách và dây tách trống
khi máy chạy chậm (a4), thời gian này phụ thuộc vào số trục dệt chạy từ một lớp
mắc và phụ thuộc vào số trục mắc, bao gồm các yếu tố sau:
+ Đặt các dây tách (làm trống khi máy chạy chậm, cho phép 11 giây/lần);
+ Rút que tách (cho phép 4 giây/que);
+ Đặt que tách (làm trống khi máy chạy chậm, cho phép 15 giây/trục).
Do đó ta có:
a4 = (26C + 4).nd.( nm – 1)

(giây)

(19)

Trống đó:
(nm – 1) – Số lượng que tách và dây tách đặt vào cho mỗi trục dệt.
- Tiêu hao thời gian cho các thao tác phức hợp do công nhân hồ làm để loại sợi
đứt, cắt các sợi quấn vòng (a5), làm trống khi máy chạy chậm, tiêu hao thời gian
này phụ thuộc vào chiều dài sợi trống lớp mắc phụ thuộc vào số lần lặp lại. Thời
gian này bao gồm:
+ Loại sợi dọc đứt (cho phép 22 giây/lần);
+ Cắt sợi quấn vòng (cho phép 30 giây/lần).
- Số lần sợi dọc bị đứt trống một lớp mắc (K0) được xác định theo công thức:
K0 = md.Lc.K0’ / 1.000.000

(20)


Trống đó:
K0’ – Số lần sợi đứt trên 1.000.000 m sợi đơn trống lớp mắc.
- Số lượng vòng sợi quấn trống một lớp mắc (X) được xác định theo công thức:


X = md.Lc.X1 / 1.000.000

(21)

Trống đó:
X1 – Số lượng vòng sợi quấn trên 1.000.000 m sợi đơn trống lớp mắc.
Do đó ta có:
a5 = md.Lc.C.(22K0’ + 30X1) / 1.000.000

(giây)

(22)

- Thời gian phục vụ chỗ làm việc của công nhân hồ (T ƃ) không trùng với thời gian
máy, phụ thuộc vào “máy và ca”, được xác định theo công thức:
Tb = b1 + b2 + b3 + b4 + b5

(phút)

(23)

Trống đó:
b1 – Tiêu hao thời gian cho một máy để chuẩn bị mở máy.
b1 = 10 × (số lần lắp lại trống một ca)


(phút)

(24)

- Số lần lắp lại phụ thuộc vào chế độ làm việc của máy hồ. Nếu:
+ Làm việc 3 ca thì 1 lần cho cả tuần, tức là 1/3.6 = 0,06 lần cho một ca.
+ Làm việc 2 ca thì 1 lần trống 1 ngày tức là 1/2 = 0,5 lần cho một ca.
+ Làm việc 1 ca thì 1 lần trống 1 ca.
b2 – Tiêu hao thời gian để phẩy bụi cho máy với chế độ quạt bụi 1 lần trống 1
ca (cho phép 5 phút/ca).
b3 – Tiêu hao thời gian để lấy chăn ra, giặc chăn và bọc chăn cho trục ép (cho
phép 4 pht/ca).
b4 – Tiêu hao thời gian để vớt các máng hồ (cho phép 1 phút/ca).
b5 – Tiêu hao thời gian để tu sửa thường xuyên, xem xét phòng ngừa và bôi
trơn thiết bị (cho phép 5 phút/ca), thời gian này phụ thuộc vào mức độ già cỗi của
máy móc.
- Mức năng suất thiết bị tính bằng số trục dệt trống 1 ca được xác định theo công
thức:
H1 = H.nd

(25)

- Mức năng suất thiết bị tính bằng kg trống 1 ca sản xuất được xác định theo công
thức:


H2 = H1.G

(kg)


(26)

Trống đó:
G – Khối lượng sợi dọc trên trục dệt không có hồ (kg).
G = Δ.γ / 1000

(kg)

(27)

Trống đó:
γ – Khối lượng riêng của quá trình cuốn sợi dọc (g/cm3).
Δ – Thể tích cuốn (cm3).

∆=

π
4

( D 2 − d 2 )h

(28)

Trống đó:
D – Đường kính cuốn của sợi (cm).
d – Đường kính lõi của trục (cm).
h – Khoảng cách giữa hai lá sen (cm).
- Khi có hồ:


H 2 = H1G

100 + Pu
100

(kg)

(29)

- Mức năng suất máy tính bằng số tấm vải trống 1 ca sản xuất được xác định theo
công thức:
H3 = H1.nv

(30)

Trống đó:
nv – Số tấm vải trống một trục dệt.
- Hệ số thời gian làm việc có ích của máy được xác định theo công thức:
K = Ka.Kb
Trống đó:

(31)


TM
TM + Ta

(32)

Kb = (T – Tb) / T


(33)

Ka =

- Hệ số bận rộn khi 2 công nhân phục vụ một máy hồ được xác định theo công
thức:

K3 =

T3
T

(34)

Trống đó:
T3 – Tiêu hao thời gian của thợ hồ lấy theo định mức (giây).
Việc quan sát của thợ hồ trống quá trình làm việc của máy chiếm khoảng
47,4 – 49%
Hiện nay trống công đoạn hồ người ta đưa vào nhiều kỹ thuật mới, người ta
thay các máy có thùng sấy bằng các máy tiến bộ hơn, năng suất máy cao hơn vì
máy có phòng sấy (Sh.K.U-140). Máy này có khả năng nâng năng suất, tốc độ hồ
tăng 90 m/phút, năng suất tăng 1 lần rưỡi.
Ngoài ra, máy còn được lắp các thiết bị tự động để khống chế áp lực hơi,
nhiệt độ và mức hồ. Việc áp dụng các chất liệu hồ tiên tiến đã nâng được chất
lượng sợi dọc, tăng sự liên kết của sợi do vậy giảm được độ đứt của sợi trên máy
dệt.
Ví dụ:
Máy hồ Sh B-3 hồ sợi cho N = 54, dùng để may áo sơ mi, với các thông số
như sau: md = 2548 sợi ; nm = 7 ; nv = 34 ; nd = 10 ; Py = 0,2 ; K0’ = 0,2 ;

C = 0,92 ; X1 = 0,3 ; D = 51 cm ; d = 11 cm ; h = 100 cm ; γ = 0,42 g/cm3 ;
Pu = 8% ; W = 118 kg/giờ ; Wk = 17% ;

g = 78,5 kg ; vs = 1000 lít ;

Chế độ làm việc 2 ca ; T = 7 giờ.
Xác định mức gia công của công nhân hồ và hệ số bận rộn khi 2 công nhân
phục vụ 1 máy.
Gợi ý giải: Cần xác định các thông số sau:
Δ=

G=

Ld =

Lc =


Kt =

b=

vn =

TM=

A=

K0 =


X=

Ta =

Tb =

HB = H =

H1 =

H2 =

H3 =

Ka =

Kb =

K=

K3 =
IV – KIỂM TRA VÀ PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH HOÀN THÀNH MỨC GIA
CÔNG CỦA CÔNG NHÂN HỒ:
Để khống chế, kiểm tra quá trình hoàn thành mức gia công của công nhân
hồ, người ta phải kiểm tra chế độ tốc độ của máy móc, vì tốc độ máy có ảnh hưởng
tới các chỉ tiêu chất lượng của sợi dọc được gia công.
Đối tượng kiểm tra quan trọng hơn cả là chất lượng của sản phẩm sau khi hồ.
Trống công đoạn hồ cần phải chú ý tới chất lượng của sợi lờ do công nhân lờ
gây nên. Do vậy trước khi lên một lớp hồ cần phải kiểm tra chất lượng của sợi dọc
trên các trục lờ: độ đều của quá trình cuộn, không có những chỗ rối, bết và các chỉ

tiêu chất lượng khác của trục lờ… Những vấn đề này là một trống những biện pháp
đảm bảo cho chất lượng của quá trình làm việc của công nhân hồ.
Trống quá trình sản xuất, công nhân hồ cần phải kiểm tra chất lượng của
dung dịch hồ, loại sợi đứt, cắt các vòng sợi cuộn, quan sát quá trình cuộn của sợi đã
qua hồ lên các trục dệt, người ta không kiểm tra sợi ẩm mà kiểm tra sợi sau khi đã
qua hơi có áp suất…
Tùy theo mức độ cần thiết, người ta phải kiểm tra tốc độ dài của quá trình
hồ.
Việc kiểm tra chiều dài của sợi đã gia công trên trục dệt có một tầm quan
trọng lớn (đặt các cơ cấu đo), việc kiểm tra trọng lượng của sợi chưa hồ và đã hồ
cũng rất quan trọng.
Người ta phải phân bổ việc kiểm tra các đối tượng cho thợ cả và thợ thứ
trống công đoạn hồ, lên chu kỳ các công việc của họ, đồng thời phải quy định các
phương pháp tiến hành các thao tác, chất lượng và tốc độ tiến hành các thao tác đó
(so sánh với quy chuẩn thời gian).
Lúc này cần phải chú ý tới số lượng sợi phế có trống quá trình hồ; các phế
liệu này không được vượt quá quy chuẩn đã quy định trống kế hoạch.
---------------    ---------------


Bảng hệ số bận rộn của công nhân hồ (xét theo ví dụ trên)

Số
TT

Các yếu tố bận rộn của công
nhân hồ

1


Trống thời gian
tính cho 1 lớp hồ
(s)

2

3

Số
trường
hợp
trên
máy
trống 1
ca sản
xuất
4

Tiêu hao thời
gian của thợ hồ
trống 1 ca sản
xuất
Thợ cả

Thợ
thứ

5

6


Chuẩn bị máy để lên lớp lờ mới
1
2
3
4
5

Nâng trục nén và guồng
Lấy tải trọng khỏi các trục lờ, của
lớp lờ đã chạy hết
Cắt các sợi của lớp đã chạy hết
Lau máy và tở hết các sợi đọng
trên các trục lờ
Lấy trục lờ khỏi các giá và xếp
vào một chỗ

5

0,718

4

4

3 × 7 = 21

0,718

15


15

23

0,718

17

17

25 × 7 = 175

0,718

126

126

43 × 7 = 301

0,718

216

216

Tổng cộng

378


378

Lên lớp hồ mới

6

Lấy các trục lờ có sợi ra và đặt
nó vào một chỗ
Đặt các lờ này lên giá
Đặt các tải trọng
Chắp sợi của các trục lờ thành 1
lớp
Nối các đầu sợi của lớp lờ cũ vào
lớp lờ mới
Cho các mối nối qua máy

7

Dàn đều sợi vào lược

8

Đặt đồng hồ

1
2
3
4
5


60 × 7 = 420

0,718

302

302

20 × 7 = 140
5 × 7 = 35

0,718
0,718

101
25

101
25

18 × 7 = 126

0,718

90

90

10 × 7 = 70


0,718

50

50

200
0,718
144
185 × 2548
= 417 0,718
338
1000
50
0,718
36
Tổng cộng
1086

144
338
1050

Lấy các trục cửi đã chạy xống và lắp các trục cửi mới
1
2

Lấy các trục cửi đã chạy xống ra
Lắp các trục dệt mới


32 × 10 = 320
34 × 10 = 340

0,718
230
0,718
244
Tổng cộng
474

230
244
474

Đặt các que tách và dây tách
1
2

Đặt dây tách
Rút các que tách

11 × 10 × 6 = 660
4 × 10 × 6 = 240

0,718
0,718

474
172


474
--


3

Đặt que tách

646
15 × 10 × 6 = 900 0,718
Tổng cộng
1292

646
1120

22 × 8,8 = 194
30 × 13,2 = 396

-284
284

Loại sợi đứt và cắt các vòng sợi quấn
1
2

Nối đứt sợi dọc
Cắt các vòng sợi quấn


0,718
139
0,718
284
Tổng cộng
423

Các loại thời gian để phục vụ chỗ làm việc
1

Chuẩn bị cho máy chạy

2

Lau máy
Lấy chăn ra, giặt chăn và quấn
chăn vào các trục ép
Vớt các máng hồ
Bôi trơn thiết bị

3
4
5

10 × 60
= 300
2
5 × 60 = 300
4 × 60 = 240
1 × 60 = 60

2 × 60 = 120

1

300

300

1

300

300

1

240

240

--1
120
Tổng cộng
960

60
-900

Các tiêu hao thời gian khác
1

2
3

Làm các việc trống khi máy chạy
(trùng với thời gian máy)
Công nhân di chuyển
Dọn dẹp chỗ làm việc

134 giây/trục dệt
≤ 30%T
≤ 5 phút/ca

Toàn bộ T3

10

1340

1340

-7000
-300
Tổng cộng 8640

7000
300
8640

13.253


12.846



×