Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Chương 4 tổ chức lao động và định mức kỹ thuật của quá trình dệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.58 KB, 12 trang )

CHƯƠNG 4
TỔ CHỨC LAO ĐỘNG VÀ ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT
CỦA QUÁ TRÌNH DỆT
I – ĐẶC TRƯNG TÓM TẮT CỦA QUÁ TRÌNH
Quá trình dệt vải được thực hiện trên máy dệt bằng cách đan dẫn lên nhau sợi
dọc và sợi ngang
Máy dệt làm việc theo chu kỳ, tức là thời gian cần để dệt xong hoàn toàn một
trục dệt hoặc gia công xong một tấm vải hay là thời gian xé vải ra theo một chiều
dài nhất định.
Để việc tính toán được thuận tiện khi định mức quá trình dệt vải người ta lấy
chu kỳ qui ước, không phải là thời gian từ lúc lên trục dệt trước tới khi lên trục dệt
tiếp theo mà chỉ là thời gian dệt xong một mét vải trên máy.
Năng suất của máy dệt được tính bằng số mét vải có phân loại, vì vậy mức gia
công của công nhân dệt cần phải xác định và lên mức cho từng loại mặt hàng, mã
hiệu vải được gia công và tính theo số mét vải.
II –TỔ CHỨC LAO ĐỘNG PHỤC VỤ MÁY DỆT:
Thợ dệt phải làm việc cả khi máy ngừng và làm việc. So với thời gian làm
việc của máy thì tiêu hao thời gian để làm việc bằng tay không lớn lắm, cho nên
công nhân có thể phục vụ một số máy dệt.
• Đối với máy dệt tự động, tùy theo tính chất phức tạp của mặt hàng vả điều kiện
thực tế ở khu vực làm việc, trong trường hợp đặc biệt một công nhân có thể phục
vụ 80 máy dệt; đối với máy dệt cơ khí, vùng phục vụ cao nhất là 16 máy (với điều
kiện có lắp trên máy bộ phận lamen). Vì thế trong công đoạn dệt áp dụng phổ biến
phương pháp đi tua đối với máy dệt tự động.
• Đối với máy dệt cơ khí, khi phục vụ không quá 8 máy, người ta áp dụng phương
pháp đứng canh có đi kiểm tra, còn từ 8 máy trở lên thì theo phương pháp liên hợp
(vừa đi tua vừa đứng canh).
Trong thực tế, các nhà máy dệt được trang bị máy dệt cơ khí thì công nhân
phục vụ máy phải làm việc rất bộn rộn.Thợ dệt phải chú ý tránh để máy chết, sau
đó lắp, cung cấp sợi ngang và nếu tất cả các máy đều làm việc thì phải kiểm tra,
phòng ngừa đối với sợi dọc và vải. Khi có một máy nào trong số các máy họ phục


vụ đột nhiên chết thì họ phải ngừng công việc phòng ngừa để khắc phục các
nguyên nhân làm cho máy chết, rồi mở máy, sau đó tiếp tục công việc phòng
ngừa...
Tuy nhiên, để giảm bớt sự trùng dừng và khắc phục những sai sót trong quá
trình công nghệ, từng trường hợp riêng biệt người ta chọn một thứ tự thích hợp có
lợi nhất để làm các thao tác nếu các việc cần phải giải quyết xuất hiện cùng một
lúc.
Phương pháp làm việc việc này cũng có thể áp dụng cho máy dệt tự dộng. Nếu
có trang bị các thiết bị tín hiệu để báo cho công nhân dệt biết trước về sự ngừng của
1


máy thì một người công nhân có thể trông nom 16 máy có chiều rộng 71 - 89 cm
mà hoàn toàn không phải áp dụng phương pháp đi tua.
Nếu không có những tín hiệu này thì thợ dệt cần phải áp dụng phương pháp di
tua. Thợ dệt phục vụ máy theo một thứ tự nhất định đã vạch ra từ trước trong đó họ
phải làm những công việc quy định.
Đường đi trung binh của công nhân dệt sẽ ngắn nhất, trong trường hợp bố trí
các máy chiếm một khu vực diện tích gần với hình vuông.
Sản phẩm do công nhân dệt làm ra được tính theo từng cá nhân, do đó cuối
mỗi ca, người ta tién hành đánh dầu bằng phấn màu hoặc đặt một sợi ngang màu
đặc biệt trên mặt vải nếu như máy dệt không được trang bị đồng hồ đo để thống kê
sản lượng.
1 - Tổ chức nơi làm việc cho thợ dệt:
Việc tổ chức tốt chỉ làm việc chỗ làm việc cho công nhân sẽ tạo điều kiện tốt
cho họ làm việc được bình thường.
Bắt đầu vào ca cũng như trong quá trình làm việc, công nhân dệt cần thu xếp
chỗ làm việc của mình sạch sẽ và trật tự. Tất cả các dụng cụ cần phải để vào nơi
quy định.
Chỗ làm việc cùa thợ dệt cần phải có đầy đủ các dụng cụ, thiết bị, bán thành

phầm và vật liệu đảm bảo số lượng và chất lượng cần thiết. Máy dệt nhất thiết phải
được trang bị bộ lamen.
2 - Nhận và giao ca:
Khi nhận ca, người nhận cần phát hiện với người giao ca những nhược điểm
thiếu xót trong quá trình làm việc của ca đó và nắm được tất cả những gì đã được
khắc phục.
Trong trường hợp có những sự cố mà thợ dệt không thể khắc phục được thì
trước khi giao ca, cần báo cho người nhận ca biết, nếu như sự cố này ở ca sau thì
cũng để lại tín hiệu quy đinh.
Khi nhận ca, thợ dệt cần kiểm tra chỗ làm việc và máy dệt, tình trạng của sợi
dọc và sợi biên, số lượng sợi ngang trong các hòm máy và chất lượng trạng thái của
sợi ngang, đồng thời phải kiểm tra sức căng của mặt vải, tải trọng đặt ở phía sau, độ
xiết chặt cùa các bu lông, trạng thái của đầu da, tay đập, thoi, số lượng của các
dụng cụ sản xuất, trục vải dự trữ, móc để lấy sợi dọc, kìm, bàn chải...
Khi giao ca, công nhân dệt chuẩn bị trước chỗ làm việc, sợi dọc và vải sao cho
người ca sau có thể bắt tay vào việc ngay mà không bị ngừng trệ.
Khi kêt thúc ca công nhân dệt giao cho phó chủ nhiệm số sợi phế, các suốt sợi
có phế tật và giao cho người nhận ca những suốt sợi chưa sử dụng tới.
Để cho máy dệt làm việc được bình thường, giảm bớt giờ máy chết, ngăn ngừa
các tật lỗi của vải và chống đứt sợi, khi giao ca phải kiểm tra trạng thái của các máy
dệt mà họ phục vụ, kiểm tra sự làm việc của từng phần riêng của máy và kiểm ưa
các cơ cấu.
3 - Kế hoạch hóa công việc của thợ dệt:
2


Công nhân dệt áp dụng theo phượng pháp đi tua. Tỷ lệ số lần đi tua máy theo
mặt vải và trục dệt được xác định trên cơ sở có xét tới đặc điểm cùa loại vải gia
công. Tỷ lệ này biểu thị như sau:
 1/3 tức là thợ dệt sẽ đi tua quanh khu vực máy theo phương pháp qua mặt vải

3 lần và trục dệt 1 lần.
 1/2 hay 1/1 tức là qua mặt vải 1 lần và qua trục dệt 2 hay 1 lần.
 2/1 tức là qua mặt vải 2 lần và qua trục dệt 1 lần...
Trong khi đi tua phục vụ máy, trước tiên công nhân đi qua mặt vải, loại sợi
dọc và sợi ngang đứt kiểm tra xem vải có được cuộn lên trục vải hay không, trên
mép phía phải của trục có những đầu sợi ngang dài hay không, gỡ sợi vướng vào
cái thăm dò sợi. Khi đi tua ở phía trục dệt công nhân phải nhặt bỏ bông bám, loại
các nút nối quá to, gỡ bò những chỗ sợi thô quá hay mảnh quá, rối, loại bỏ những
sợi bị chéo, bết, trùng để ngăn ngừa trước những nguyên nhân làm cho sợi đứt, và
làm ra những mét vải không đủ chất lượng. Đồng thời cũng phải chú ý tới sự làm
việc riêng của từng chi tiết máy và phát hiện ra những sai lệch trục trặc, báo ngay
cho thợ chữa máy đê kịp thời tìm biện pháp khắc phục.
Bắt đầu vào tuần lễ làm việc, để chuẩn bị đưa máy vào sản xuất, thợ dệt sẽ đi
tua qua các máy giữa các xà trước để quan sát mặt vải. Sau đó đi qua các máy theo
phía trục dệt và làm những nội dung đã dịnh. Ghi lên vải dấu chi số cùa mình.
Bắt đầu vào ca cũng như kết thúc hay trong giờ nghỉ để đi ăn, các tổ sản xuất
sẽ mở máy, đóng máy thuộc khu vực mình phục vụ khi có những tín hiệu màu sắc
hay tín hiệu âm thanh. Do vậy, cần chú ý sau khi đã cho máy làm việc thì phải chú
ý loại độ đứt sợi cho từng máy.
Sau khi tu chỉnh thiết bị, thợ dệt kiểm tra chất lượng sợi dọc, kiểm tra sự đúng đắn
của hình vẽ kiểu dệt và báo những sai lệch đã phát hiện được cho thợ chữa máy.Khi
sợi hết, thợ dệt đặt búp sợi hay lắp suốt sợi đầy vào sao cho màu sắc và chi số phù
hợp. Và phải thưởng xuyên kiểm tra công việc cùa thợ nối gỡ đã sửa chữa những
lỗi vải như thế nào, loại các sợi đứt ra sao; kiểm tra sự làm việc cùa công nhân lắp
suốt bỏ thoi, công nhân hạ trục vải, công nhân lau máy, thợ tra dầu...
Trong khi đi tua máy theo phía trục dệt hay mặt vải, thợ dệt phải khắc phục
những nguyên nhân làm cho máy dừng, sau đó lại tiếp tục đi tua. Nếu công nhân
đang ở đường ra cùa nhóm 4 máy mà có một máy nào đó trong nhóm này bị chết
thì công nhân phải quay lại để khắc phục nguyên nhân chết máy sau đó lại tiếp tục
đi tua.

Khi phục vụ máy, trước tiên thợ dệt phải khắc phục, chống máy chết đối với
những máy gần chỗ họ đứng nếu những máy này đòi hỏi không mất nhiều thời gian
sửa chữa để cho máy chạy.
Thợ dệt cần phải bỏ những máy đòi hỏi phải làm những thao tác mất nhiều
thời gian để giải phóng cho các máy bên cạnh chạy nếu các máy này cần ít thời
gian sữa chữa hơn, như vậy thì có lợi.

3


Trước khí ra khỏi chỗ làm việc (tạm vắng mặt), thợ dệt phải đi tua qua các
máy, và trong thời gian họ vắng mặt thì thợ sửa chữa hoặc thợ nối gỡ phải trông
thay.
III - CÁC SỐ LIỆU BAN ĐÀU DÙNG CHO VIỆC NGHIÊN CỨU MỨC GIA
CÔNG:
Các số liệu ban đầu để nghiên cứu mức gia công của công nhân dệt là các
đặc trưng của máy móc, của vải, của búp sợi, các số liệu mắc sợi, độ đứt sợi, chế độ
bảo dưỡng thiết bị và các quy chuẩn thời gian. Tất cả các yếu tố này đã được
nghiên cứu trước. Ở đây chúng ta chỉ còn phải nghiên cứu các đặc trưng công việc
trong công đoạn dệt.
Các đặc trưng của máy là các số liệu trong bản thuyết minh máy. Các đặc
trưng của vải và đặc trưng của quá trinh mắc sợi thì dựa trên tiêu chuẩn nhà nước
về “tính toán mắc sợi cho vải mộc” các tiêu chuẩn nhà nước cần lấy qua kỹ sư
trưởng và phòng kế hoạch của nhà máy. Trường hợp mắc sợi mà mã hiệu của vải
mắc máy không được giới thiệu trong tiêu chuẩn nhà nước hay điều lệ kỹ thuật, thì
số liệu tính toán mác máy cần được thông qua cục quản lý kinh tế của ngành.
Kích thước của các cuộn thành phẩm, bán thành phẩm có ảnh hưởng lớn tới
năng suất thiết bị và vùng phục vụ của thợ dệt (ví dụ như búp sợi ngang trên máy
dệt không thoi và suốt sợi ngang trên máy dệt dùng thoi).
Với cùng một tốc độ máy và chiều dài sợi trên búp sợi ngang thì yếu tố rất

quan trọng dùng dể xác định mức gia công và mức phục vụ của công nhân dệt: số
lần đứt sợi dọc, số lần đứt sợi ngang và khoảng giao động của độ dứt trung bình.
Trong trường hợp không có phương pháp tính toán nào có thể xác định được
đúng số lượng sợi dứt, trong đó có kể tới những yếu tố riêng biệt có ảnh hướng tới
số lần đứt sợi thì việc lựa chọn các quy chuẩn độ dứt cần dựa trên các thông số
công nghệ cho trước, căn cứ theo kinh nghiệm thực tế của các bộ phận khác trong
nhà máy mình và của các nhà máy tiên tiến trong trường hợp các nhà máy này cũng
phải gia công các loại vải thuộc mặt hàng tương tự và các điều kiện cũng giống như
các điều kiện do viện nghiên cứu khoa học giới thiệu.
Số lần đứt sợi dọc và sợi ngang thì trong định mức chỉ được đưa vào độ dứt
gây ra do nguyên nhân công nghệ (độ đứt công nghệ không thể tránh dược); còn do
trình độ nghề nghiệp của công nhân (thợ dệt, thợ chữa máy, thợ nối gỡ...) thì không
được đưa vào.
Cán bộ kỹ thuật và thợ chữa máy cùa nhà máy dệt hàng ngày cần phải nghiên
cứu các nguyên nhân gây ra đứt sợi và khắc phục những sai lệch trong quá trình
công nghệ.
Thao tác khắc phục đứt sợi dọc và sợi ngang bao gằm các động tác sau:
1. Bỏ thoi vào hộp thoi.
2. Đưa batăng về vị trí điểm chập.
3. Tìm chỗ sợi đứt.

4


4. Dùng nút của thợ dệt để nối đầu sợi dọc và đầu sợi nối, hay với đầu sợi ở

trên búp sợi.
5. Dùng móc xâu sợi qua mắt lamen.
6. Dùng móc xâu sợi qua mắt go.
7. Dùng móc xâu sợi qua khe lược.

8. Cho máy chạy.
9. Rời tay khỏi sợi nối sau khi thợ dệt nhận thấy thao tác đã hoàn thành có chất
lượng.
Điểm ghi: Bắt đầu là thời điểm chạm tay vào thoi, kết thúc là thời điểm batăng bắt
đầu chuyển động khi mở máy hay rời tay khỏi sợi.
Người ta ghi thời điểm rời tay ra khỏi sợi để tính tiêu hao thời gian của cộng
nhân và ghi thời điềm bắt dầu chuyển động của batăng khi mở máy để tính thời
gian ngừng làm việc của máy.
Bảng 17 giới thiệu quy chuẩn thời gian để loại độ dứt sợi dọc trên các máy
dệt; các quy chuẩn này được quy định theo các điều kiện tổ chức kỹ thuật khác
nhau.
 Khi loại dộ đứt sợi dọc nhuộm người ta nâng quy chuẩn thời gian thêm 2 giây.
 Khi dệt vải từ sợi hóa học xe từ xơ cắt ngắn hay gia công vải pha lanh có sợi
dọc là sợi bông thì quy chuẩn thời gian loại sợi đứt cần lấy bằng quy chuẩn
nơi đứt của vải sợi bông.
Trong từng nhà máy dệt có những quy chuẩn thời gian điển hình của ngành
cho từng thao tác riêng biệt, những quy chuẩn này phải dược áp dụng tới khi tinh
toán mức gia công của công nhân.
Bàng 17: Quy chuẩn thời gian loại độ đứt sợi dọc trẽn máy dệt
Các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị quy chuẩn

1

Quy chuẩn thời gian cho
một trường hợp (s) cho:
Máy
Công nhân
dừng
2
3


I – Sản xuất vải bông
1 - Vải dệt trên máy có:
Không quá 6 go…
Hơn 6 go ….

23
26

27
30

2 - Vải có nhiều màu, dệt trên máy có:
Không quá 6 go…
Hơn 6 go ….

31
36

35
40

3 - Vải kỹ thuật và vải Giắc – ca……………..

30

34

5



II - Sản xuất len
1.Vải len, gia công trên máy có:
Không quá 6 go….
Hơn 6 go…..
2 - Vải nỉ mỏng:
a -Vải dệt trên máy có trang bi bộ lamen:
- Vải dệt trên máy có:
Không quá 6 go…
Hơn 6 go ….
-Vải nhiều màu, dệt trên máy có:
Không quá 6 go…
Hơn 6 go ….
b -Vải dệt trên máy không có trang bi bộ lamen:
- Vải dệt trên máy có:
Không quá 6 go…
Hơn 6 go ….

30
32

34
36

17
20

21
24


25
29

29
33

16
18
19

20
22
23

-Vải Giắc –ca…………………..
3 – Vải nỉ thô, gia công trên máy dệt khí với số khung
go không quá 6 khung.
11
III - Sản xuất vải lanh
- Vải dệt trên máy có:
Không quá 6 go…
Hơn 6 go ….

15

28
36
35

32

40
39

42
45

46
49

31
35

35
39

40
46
47

44
50
51

-Vải dệt bằng tơ nhân tạo, dệt trên máy dệt tự động có:
29
Không quá 6 go
32
Hơn 6 go

33

36

-Vải Giắc –ca…………………..
IV - Sản xuất lụa
- Vải dệt bằng tơ thiên nhiên, dệt trên máy dệt khí có:
Không quá 6 go…
Hơn 6 go ….
-Vải dệt bằng tơ nhân tạo, dệt trên máy dệt khí có:
Không quá 6 go
Hơn 6 go
-Vải sặc sỡ, dệt bằng tơ nhân tạo, dệt trên máy có:
Không quá 6 go
Hơn 6 go
-Vải Giắc – ca ……………………..

6


IV - CƠ SỞ TÍNH TOÁN MỨC GIA CÔNG CỦA CÔNG NHÂN DỆT:
Người ta lấy thời gian gia công xong một mét vải làm chu kỳ làm việc. Mức
gia công của thợ dệt trong một ca sản xuất tính bằng mét (HB) theo biểu thức sau:
HB =H.H0
(4.1)
Trong đó:
H0 - Mức phục vụ máy của công nhân được quy định.
H - Mức năng suất máy trong một ca sản xuất (m), được xác định theo các công
thức sau:
H = (T-Tb)/(TM+Ta+Tc)
(4.2)
hay

H=A.K
(4.3)
Trong đó:
T - Thời gian của một ca làm việc (phút, giây).
Tb- Thời gian phục vụ chỗ làm việc (phút, giây), không trùng với thời gian máy,
bao gồm: phẩy bụi, bôi trơn, tu sửa thường ngày, xem xét phòng ngừa cho máy
và làm các công việc chó bản thân.
TM - Thời gian máy gia công một mét vải (phút, giây).
Ta - Thời gian công nghệ phụ(phút, giây), không trùng với thời gian máy, bao gồm:
thay thoi đã chạy hết suốt, tìm miệng vải đúng và làm sạch miệng vải (máy dệt
cơ khí), loại độ đứt sợi dọc, tu chỉnh sợi dọc, lấy vải đã dệt xong ra khỏi máy,
chữa các lỗi vải...
Tc - Thời gian thiết bị dừng trùng trong sản xuất (phút, giây) và quy về thời gian
máy gia công xong một mét vải.
A - Năng suất lý thuyết của máy trong một ca sản xuất (m).
K - Hộ số thời gian làm việc có ích của máy.
Thời gian máy gia công xong một mét vài được xác định bằng cổng thức:
TM = Pn.10 / n
(4.4)
Trong đó:
Pn - Mật độ ngang của vải (sợi/10cm).
n—Số lần dập cùa batăng cho một phút, có kể đến hao tổn định mức do có dộ
trượt của quá trình truyền động trong trường hợp này nếu chuyền động được truyền
từ động cơ vào máy qua dây truyền động thì:
n=

n M .d M
KC
dC


(4.5)

Trong đó:
nM - Số vòng quay của trục mô tơ trong 1 phút
d M - Đường kính puli lắp trên động cơ (mm)
d C - Đường kính puli lắp trên máy (mm)

7


K C - Hệ số tính đến độ trượt trong quá trình truyền động từ động cơ đến máy bằng

dây truyền động.
- Năng suất lý thuết của máy trong một ca sản xuẩt được xác định bằng công thức:
A = T/TM
(4.6)
hay
A = n.T / Pn.10
(4.7)
- Hệ số thời gian làm việc có ích của máy được xác định bằng công thức:
K = H/A
hay
K=Ka . Kb
(4.8)
- Hệ số Ka , Kb được xác định theo công thức:
Ka = TM / (TM + Ta + TC)

(4.9)

Kb = (T – Tb) / T


(4.10)



-Số ống sợi (n0) cần để gia công một mét vải được xác định theo công thức:
n0 = Pn.10b / L0.100
(4.11)
Trong đó:
b - Chiều rộng mắc cùa sợi (cm).
L0 - Chiều dài sợi trên ống (m), được xác định theo công thức:
L0 = G.Nn
(4.12)
Trong đó:
G - Khối lượng sợi ngang trên ống sợi (g).
N - Chi số sợi ngang thực tế trên ống sợi.
Khi nhận sợi ngang của nhà máy sợi để chuyển cho nhà máy dệt, khối lượng
sợi trên các búp sợi ngang được xác định theo mức gia công của công nhân sợi
trong nhà máy kéo sợi. Trong trường hợp này khối lượng sợi cho phép sai lệch 5%
so với các búp sợi sử dụng trong quá trình tính toán mức gia công của thợ dệt.
Khi giao nhận sợi ngang các bên trong hợp đồng cần phải thỏa thuận với nhau
về khối lượng sợi trên búp sợi, khối lượng này sẽ được trực tiếp kiểm tra trong
phòng thí nghiệm công nghệ của nhà máy.
Những chỉ dẫn trong hợp đồng về khối lượng sợi trung binh trên búp sợi là cơ
sở để tính toán mức gia công cho thợ dệt.
Các nhà máy dệt khi gia công các loại sợi do các nhà máy khác đưa lại thì chi
số thực tế của sợi phải được xác định trong phòng thí nghiệm hoặc là lúc giao sợi
sẽ bàn bạc với nhà máy giao hàng trong hợp đồng.

8



Lượng phế liệu của sợi ngang không có ảnh hưởng nhiều đến công việc tính
toán nên người ta có thể bỏ qua.
- Số lần đứt sợi dọc trên một mét vải được xác định theo công thức:
yd = y0 . md.100 / 1000.(100 – ad)

(4.13)

Trong đó:
y0 - Số lần đứt sợi dọc trên 1000m sợi tính theo sợi đơn.
md - Số sợi trên trục dệt.
ad - Phần trăm độ co dệt sợi dọc (%).
Đối với bất cứ loại vải, mặt hàng nào thì phần trăm độ co dệt sợi dọc không
lớn lắm, do dó có thể bỏ qua khi xác định số lần đứt sợi dọc.
- Số lần đứt sợi ngang trên một mét vải được xác định theo công thức:
yn= yT.L0.n0 /1000
(4.14)
Trong đó:
yT - Số lần đứt sợi ngang trên l000m sợi.
Chiều dài cùa sợi dọc trên trục dệt được xác định theo chế độ công nghệ dệt
có kèm theo việc kiểm tra khối lượng và mật độ cuộn hoặc xác định theo các ký
hiệu ghi trên trục dệt trong quá trình hồ.
Chiều dài sợi dọc trên trục dệt trong quá trình tính toán sau này có thể lấy
bằng chiều dài của vải dệt dược của một trục dệt, nếu lượng phế liệu và độ co dệt
của sợi dọc không ảnh hưởng tới việc tính toán.
- Trong trường hợp, khi gia công các mặt hàng vải có độ có dệt khá lớn thì chiều
dài vài (LT) gia công từ một trục dệt được tính theo công thức:
100 − a d
Lv = Ld . 100


Trong đó:
Ld - Chiều dài sợi dọc trên trục dệt (m).
- Số lần tìm miệng vải đúng hay làm sạch miệng vải tính cho một mét vải (yv):
+Khi phục vụ một máy: yv = yn
+Khi phục vụ từ hai máy trở lên: Người ta bổ sung thêm số lần thay thoi do hết
suốt tính bằng phần trăm theo các giá trị sau (xuất phát từ xác suất):
Vài các mức phục vụ:
- Hai máy
1/2 X 100
U = 50%
- Ba máy
2/3 X 100
U = 67%
- Bốn mảy
3/4 X 100
U = 75%
- Năm máy _
5/6 X 100
U = 83%
- Sáu máy
7/8 X 100
U = 88%
- Bảy máy
9/10X100
U = 90%
=> yv = yn + U.n0
Nếu thao tác tìm miệng vải đúng là bao hàm trong quy chuẩn thời gian khi
thay thoi do hết suốt, khi đứt sợi ngang hay khi loại độ đứt sợi ngang (máy dệt tự
9



động hay máy dệt tự động có bộ phận thăm dò cảm ứng) thì khi tính toán số lần tìm
miệng vải đúng không cần đưa vào.
Ngoài ra cũng cần phải chú ý tới trưòng hợp các máy chết công nhân không
cho làm việc vì lúc đó thợ dệt còn phải phục vụ máy khác.
Thời gian máy dừng trùng có thể xác định trên cơ sở quan sát sự làm việc của
thợ dệt. Nhưng các số liệu quan sát được thì phụ thuộc vào vào trình độ nghề
nghiệp của thợ dệt (cũng như phụ thuộc vào định mức) và nó không luôn luôn đặc
trưng cho vải dệt ra trong các trường hợp riêng biệt, đặc biệt là trong một tổ gia
công nhiều loại vải khác nhau. Ngoài ra, các chỉ tiêu tổng hợp của quá trình quan
sát luôn luôn không chính xác (các chỉ tiêu sẽ dùng để phân tích các tiêu hao), việc
quan sát có thể được sử dụng để kiêm tra quá trình tính toán lý thuyết.
Trường hợp phục vụ máy dệt theo phương pháp đứng canh thì thời gian dừng
trùng trong qui trình sản xuất của máy biểu diễn bằng số tuyệt đối (Tc), người ta
thường dùng công thức sau:
Tc = α.T3
(4.16)
Trong đó:
α - Hệ số không đổi (dựa vào thực nghiệm) xác định tùy theo mức phục vụ.
T3 - Tổng thời gian tiêu hao của thợ dệt tính theo một mét vải (phút, giây) kể
cả trùng và không trùng với thời gian máy. Trong tổng số này có bao gồm một số
tiêu hao thời gian đã kể trong Ta cộng với tiêu hao thời gian di chuyên để chống
máy dừng, bỏ thoi (máy dệt cơ khí), kiểm tra, làm sạch vải và các công việc khác,
do thợ dệt làm trong quá trình đi tua qua các máy. Đại lượng T 3 được xác đinh bằng
phương pháp tính toán theo quy chuẩn thời gian, và trong trường hợp này nó được
biểu diễn băng số tuyệt đối.
- Khi phục vụ máy theo phương pháp đi tua thì thời gian dừng trùng trong quá trình
sản xuất biễu diễn bằng số tuyệt đối, được xác định theo công thức tau:
Tc= yd+T0.(H0-1)/ 2H0

(4.17)
Trong đó:
T0 - Thời gian đi tua của thợ dệt qua khu vực máy phục vụ theo một đường tua đã
định tính bằng phút (người ta xác định bằng tính toán hoặc kiểm tra các đại lượng
đã chọn theo các số liệu quan sát, thực tế thời gian này bằng 2-4 phút), được xác
định theo công thức:
l
T .H .K
v.60.(1 − 3 0 a )
T0 =
TM

(4.18)

Trong đó:
v- Tốc độ di chuyển của thợ dệt trên đường tua (m/s).
Ka – Hệ số đặc trưng cho tỷ lệ giữa thời gian máy gia công xong một đơn vị sản
phẩm so với toàn bộ thời gian.
l - Chiểu dài một lần đi tua (l vòng) theo đường tua của thợ dệt (m).
- Mức phục vụ tính toán cùa thợ dệt tính bằng số máy được xác định theo công thức:
10


Hp =T/ (T3.H+B)

(4.19)

Trong đó:
B - Thời gian đi theo chiều đường tua của thợ dệt (phút) tính cho một máy trong ca,
được xác định theo công thức:

B =nb. l / v.60.H0
(4.20)
Trong đó:
nb— Số lần đi tua của thợ dệt theo đường tua trong ca, có thể được xác định theo công
thức:
nb = (T-T l )/T 0
(4.21)
Trong đó:
T l —Quy chuẩn thời gian cần thiết của người thợ dệt để làm các công việc cá
nhân (phút).
Để ngăn ngừa việc sử dụng thấp khả năng máy dệt, người ta quy định một
cách hợp lý giới hạn lãng phí thời gian do dừng trùng của máy dệt trong khi sản
xuất theo các cách phục vụ điển hình.
Thật vậy, ví dụ đối với tất cả các kiểu máy dệt và các loại mặt hàng vải mộc
lãng phí thời gian ngừng trùng không quá 6% so với thời gian máy làm việc; đối
với vải nhiều màu, vải dệt bằng sợi hóa học cắt ngắn, vải dệt bằng tơ thiên nhiên có
mật độ trên 500 sợi/10cm, vải mộc dệt bằng sợi cấp thấp thời gian ngừng trùng
không quá 8% so với thời gian máy, trong điều kiện làm việc đặc biệt tổ chức quá
phân tán thì thời gian này không quá 10%.
- Hệ số bận rộn cùa thợ dệt có thể biểu diễn theo công thức:
K3 = H0 / Hp
(4.22)
Hay theo công thức:
K3 = [H0.(T3H + T3’)]/ T

(4.23)

Trong đó:
T3’ - Tổng thời gian tiêu hao cùa thợ dệt để làm các việc văt trong một ca sản xuất
(phút,giây).Trong đó có thể bao gồm các việc: loại độ đứt sợi, phẩy bụi, tra dầu cho

máy (nếu công việc này không có người chuyên môn làm) và việc đi tua khi công
nhân phục vụ máy theo phương pháp đi tua.
T3’=B + (Thời gian làm các việc vặt khác) (4.24)
Ví dụ:
Trên máy dệt cơ khí mắc sợi để dệt vải mã hàng 592. Chiều rộng mắc của vải
là 69cm, b= 74,lcm. Chi số sợi dọc N0 = 40, Nn = 34, md = 1725 sợi. Mật độ vải
trên l0cm theo sợi dọc Pd = 247 và Pn = 244. Sợi dọc nền được luồn vào trong 4 go.
G = 20g, NM = 220, dM =290mm, dc = 250mm, Kc = 0,98, y0 =0,15 lần, yT = 0,028
lần, Ld = 690m, chiều dài vải trên trục mỗi lần xé L c = 85m, H0 = 5 máy, T = 7 giờ,
làm 3 ca. Chế độ lau máy 1 lần/ 6 ngày, phẩy bụi cho máy 1 lần/ca, tra dầu cho máy
2 lần/3ca. Sơ bộ chọn α = 0,5, T3’=2 phút.
11


1. Thời gian Ta gồm: thời gian thay thoi khi hết suốt là 4,5 giây; thay thoi khi đứt

sợi ngang là 6 giây; làm sạch miệng vải là 4 giây; khi loại sợi dọc đứt là 23 giây;
tu chỉnh sợi dọc là 1 giây trên một mét vải (s/mv); lấy vải ra khỏi máy là 85 giây,
chữa các lỗi vải là 2 s/mv; làm sạch máy lúc hết trục dệt là 120 giây; lắp và tu
sửa trục dệt là 1800 giây.
2. Thời gian Tb gồm: thời gian để loại sợi dọc đứt 0,6 phút trên một ca (p/ca); phẩy
bụi cho máy là 6 p/ca; tra dầu cho máy là 2 p/ca; tu sửa hằng ngày và xem xét
phòng ngừa là 9,5p/ca; để làm các công việc lặt vặt khác là 1p/ca; để làm các
công việc cá nhân là 10p/ca.
3. Thời gian T3 gồm: thời gian để thợ dệt đi lại khắc phục các máy chết 3,5 giây) bỏ
thoi là 9 giây; tu chỉnh sợi dọc trong quá trinh đi tua qua máy là 3 s/mv; kiểm tra
và làm sạch vải là 1 s/mv; thay thoi khi hết suôt là 6,5 giây; thay thoi khi đứt sợi
ngang là 8 giây; làm sạch miệng vải là 4 giây; loại sợi dọc đứt là 27 giây; lấy vải
ra khỏi máy là 100 giây; sửa lỗi vải là 2 s/mv.
Xác định mức gia công (HB) và hệ số bận rộn của thợ dệt (K3)

Gợi ý giải: Lấy thời gian gia công xong một mét vải làm cơ sở tính toán và lần lượt
xác định các thông số sau:
n =
TM =
A=
Ta =
Tb =
T3 =
TC =
Ka =
Kb =
K=
H=
K3 =
HB =

12



×