Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Quan hệ giữa NgaMỹLiên minh EU trong vấn đề Ucraina

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (509.53 KB, 14 trang )

1. Xung đột chính trị

Lợi ích dân tộc là vấn đề hàng đấu của các quốc gia trong việc giả quyết các
vấn đề quốc tế.Trong bối cảnh thế giới hiện tại sự bất bình đẳng giữa các quốc gia
lại cáng rõ nét.Đã hơn 10 năm trôi qua sau chiến tranh lạnh, Liên banXô-Viết đã
tan rã nhưng ý thức hệ không vì thế mà mât đi. Trên bình diện quốc tế, các nước
tư bản chủ nghĩa như Mỹ và các nước châu âu thì vẫn chưa từ bỏ ý đồ thực hiện
“diễn biến hoà bình” với các nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, Cuba, Triều
Tiên,...Điều này thì đi trái lại với nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia 1 .
Nguyên tắc này thì quy định tất cả các quốc gia đều bình đẳng trong các quan hệ
quốc tế,không phân biệt chế độ chính trị,kinh tế,xã hội,trình độ phát triển, lớn hay
nhỏ,thuộc khu vực địa lí nào.Để chống phá cá nhà nước xã hội chủ nghĩa thì Mỹ
và các nước châu âu đồng minh thân cận của Mỹ thì đã sử dụng các biện pháp như
là bao vây, cấm vận, sự chừng phạt về kinh tế, đe doạ về quân sự và sử dụng các
chiêu bài bảo vệ nhân quyên và dân quyền.Ngược lại với Mỹ thì Nga lại có mối
quan hệ bình đẳng với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa.Từ đó sự xung đột liên
quan đến sự khác biệt về hệ tư tưởng giữa Nga-Mỹ và các nước châu Âu trở thành
vấn đề nóng trong quan hệ thế giới.Cùng với những chiêu trò bảo vệ thế giới khỏi
khủng bố,..Mỹ đã không ngừng đem quân đến hầu hết các quốc gia Trung Á với ý
đồ thấu tóm các quốc gia này. Thông qua sự hỗ trợ, can thiệp trực tiếp hay gián
tiếp vào công việc nội bộ của các nước khác; sự ủng hộ, giúp đỡ các nhóm đối lập;
tiến hành lật đổ chính quyền, xây dựng các chính phủ bù nhìn mà các cường quốc
như Mỹ và các nước châu Âu thì đang thể hiện hệ tư tưởng của mình áp đặt nó lên
các nước bị phụ thuộc. Gần đây nhất là sự cac thiêp của Mỹ và các nước châu âu
vào vấn đề chính trị của libya. Mỹ và các nước châu Âu thì ra sức ủng hộ cho phe
1

Điều 1 Khoản 2; Điều 2 khoản 1 trong hiến chương Liên hợp quốc

1



đối lập chống phá chính quền của libya. Bất chấp sự phản đối kịch liệt của một số
các quốc gia khác trong đó có Nga. Một lần nữa Mỹ và các nước châu âu đẫ đi
ngược lai nguyên tắc không can thiệp vào vấn đề nội bộ của nhau 2 . Nguyên tắc
này quy định:

 Cấm can thiệp vũ trang hoặc các hình thức can thiệp, đe doạ can thiệp
khác nhằm chống lại chính quyền nền tảng chính trị,kinh tế,xã hội của
các quốc gia khác;

 Cấm sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị,...để bắt buộc các quốc gia
khác phụ thuộc vào mình;

 Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại hoặc khủng bố các
quốc gia phụ thuộc vào mình;

 cấm cac thiêp vào vào cuộc chiến tranh nội bộ của các quốc gia khác;

 Tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia tự lựa chon cho mình chế độ
chính trị, kinh tế-xã hội và văn hoá phù hợp với nguyện vọng của dân
tộc mình.

Sự chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp xây dựng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta và các nước xã hội chủ nghĩa khác, cũng như các cuộc “cách mạng
sắc màu”, các cuộc bạo loạn, đảo chính chính trị,.. đã và đang diễn ra ở các khu

2

Nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế hiện đại


2


vực trung á, trung đông, bắcphi hiên nay là một dẫn chứng tiêu biểu cho các cuộc
xung đột có nguyên nhân từ chính trị.

Chính những hành động không tôn trọng các nguyên tắc của Liên hợp quốc
mà Mỹ đã đang làm rạn nứt mối quan hệ đồng minh lâu năm của mình với các
quôc gia châu âu. Nguyên nhân là vấn đề liên quan đến vụ bê bối nghe lén điện thoại
của hệ thống tình báo Mỹ dựa trên những tiết lộ của cựu nhân viên Cơ quan tình báo Mỹ
(CIA) Edward Snowden.Việclàm này thì đã vi phạm nhân quyền3 một cách trầm trọng.
Ngay lập tức thì Mỹ đã phát lệnh truy nã trên toàn thé giới đối với cựu nhân viên của Cơ
quan tình báo (CIA) Edward Snowden và Nga lai là nước duy nhất đồng ý bảo hộ cho
Edward Snowden. Chính việc làm này đã làm cho mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đang ngày
trở nên căng thẳng.

3

Một trong những luật cơ bản ra đời từ rât sớm của hầu hết các quốc gia trong đó có Mỹ

3


2. Xung đột kinh tế

Vấn đề xung đột giữa Nga Mỹ và các nước châu âu không chỉ dừng lại ở
những mâu thuẫn về chính trị mà nó còn được thể hiện thông qua nhiều phương
diện khác nhau. Trong đó một trong những phương diện thể hiện được sức mạnh
tổng hơp của một quốc gia đó là trên phương diện kinh tế. Kinh tế là nhân tố quyết
định trong sức mạnh tổng hợp của các quốc gia và trở thành động lực chính trong

xu thế toàn cầu hoá. Trong bối cảnh sự phát triển như vũ bão của cách mạng Khoa
học- Công nghệ, các quốc gia nhận thấy rằng vấn đề cấp bách phải đặt ra là vận
dụng được nguồn lực bên trong và bên ngoài để có được sự phát triển toàn diện
bền vững. Sức mạnh toàn diện của một quốc gia không phải ở việc chạy đua vũ
trang trong quân sự hay chính trị như trước, mà kinh tế mới thực sự thể hiện được
toàn bộ sứ mạnh của một quốc gia. Một quốc gia thì không thể làm đấu trọi lại
được với tất cả các nước khác chính vì thế để có được sức mạnh đấu trọi với các
quốc gia khác thì cần có sự hợp tác giữa các quốc gia.

Những nước có cùng vị trí địa lí có sự tương đồng về tôn giáo cũng như có
nền văn hoá tương đồng với nhau thì đã lập thành một tổ chức kinh tế. Các tổ chức
kinh tế này hoat động dựa trên các quy đinh của hiến chương Liên hợp quốc 4 .Bắt
đầu bằng sự ra đời sự ra đời hàng loạt các tổ chức kinh tế trên thế giới như: Tổ
chức của các nước dầu mỏ OPEC, Hiệp hội các nước Đông Nam ASEAN, Liên
minh châu Âu EU,…EU và Mỹ trở thành những đối thủ cạnh tranh của Nga trên
mọi mặt của kinh tế. Sau khi Armenia tuyên bố tham gia Liên minh Hải quan gồm Nga,
Belarus và Kazakhstan, Liên minh châu Âu lập tức lên tiếng cảnh báo Armenia đã tự ngăn
cản cơ hội ký kết một thỏa thuận nhằm thiết lập khu vực thương mại tự do với Liên minh
châu Âu.
4

Chương IX Hợp tác quốc té về kinh tế và xã hội

4


Cuộc chiến giằng co căng thẳng giữa hai EU và Liên minh
Hải quan do Nga đứng đầu5
Động thái này diễn ra không lâu sau khi Nga có động thái tương tự khi gây sức ép với
Ukraine trước việc nước này tuyên bố gia nhập Liên minh châu Âu, cho thấy đang có một

cuộc cạnh tranh gay gắt để lôi kéo thành viên giữa Liên minh châu Âu và Liên minh Hải
quan mà Nga đứng đầu. Điều đó đang đẩy các nước có ý định hội nhập kinh tế - thương
mại với hai khu vực này vào thế khó như “giữa hai dòng nước”. ”. Mà theo quan điểm
của Hợp tác quốc tế về kinh tế, xã hội:

Với mục đích nhằm tạo những điều kiện ổn định và tốt đẹp cần thiết để duy trì những
quan hệ hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc, dựa trên sự tôn trọng nguyên tắc bình
đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, Liên Hiệp Quốc khuyến khích:

 Nâng cao mức sống, công ăn việc làm đầy đủ và những điều kiện tiến bộ và phát
triển trong lĩnh vực kinh tế, xã hội;
5

(Ảnh minh họa, nguồn economist.com)

5


 Giải quyết những vấn đề quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, y tế và những vấn
đề liên quan khác; và sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực văn hóa và giáo dục;


 Tôn trọng và tuân thủ triệt để các quyền con người và các quyền tự do cơ bản của
tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo.6

Sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Armenia Serzh Sarkisian và Tổng thống Nga
Vladimir Putin hôm 3/9 tại Moscow, hai bên đã ra tuyên bố chung, trong đó nêu rõ “Cộng
hòa Armenia quyết định gia nhập Liên minh Hải quan và tiến hành mọi biện pháp cần thiết
để đạt được điều này”.
Ngay sau khi thông tin này được công bố, Litva - nước hiện là Chủ tịch Liên minh

châu Âu đã tuyên bố, với quyết định này, Armenia tự ngăn cản cơ hội ký kết một thỏa
thuận nhằm thiết lập khu vực thương mại tự do với Liên minh châu Âu, vốn được dự kiến
diễn ra vào tháng 11 tới tại Vilnius trong khuôn khổ chương trình “Đối tác phương Đông”.
Ngoại trưởng Litva, ông Linas Linkevicius lý giải, mặc dù Liên minh châu Âu tôn
trọng quyết định của Armenia, song Armenia không thể cùng một lúc tham gia hai hệ
thống do chúng không tương thích với nhau.
Với lý lẽ mà Liên minh châu Âu đưa ra rằng “hai hệ thống không tương thích với
nhau”, không khó nhận ra đây là cách thức gây sức ép để buộc Armenia phải lựa chọn một
trong hai con đường: hoặc là tham gia khu vực thương mại tự do với Liên minh châu Âu,
hoặc là tham gia Liên minh Hải quan với Nga.
Giằng co căng thẳng về lợi ích



6

Điều 55 chương IX trong hiến chương Liên Hợp Quốc

6


Trước Armenia, Ukraine cũng phải chịu sức ép tương tự khi thể hiện ý định muốn gia
nhập Liên minh châu Âu. Ngay lập tức, Nga đã đưa ra cảnh báo “Ukraine cần cân nhắc kỹ
lưỡng trước quyết định của mình”, đồng thời còn hiện thực hóa lời cảnh báo này bằng việc
áp đặt kiểm soát hải quan nghiêm ngặt đối với hàng hóa nhập khẩu từ Ukraine tại cửa
khẩu, gây thiệt hại nhiều tỉ USD cho Ukraine.
Mặc dù khi đó, Nga cũng đưa lời giải thích tương tự như Liên minh châu Âu, rằng
Nga lo ngại hàng hóa không đạt tiêu chuẩn tái nhập từ Ukraina, song dư luận đều nhận
thấy, thực chất đây là “đòn kinh tế” mà Nga đưa ra nhằm ép Ukraina xem xét lại quyết
định để gia nhập Liên minh Hải quan, thay vì gia nhập Liên minh châu Âu.

Những động thái từ phía Nga và Liên minh châu Âu cho thấy một cuộc cạnh tranh gay
gắt giữa hai bên nhằm lôi kéo thêm thành viên mới, nhất là với những nước thuộc không
gian Xô Viết trước đây. Với Nga, Liên minh Hải quan được coi là một phần kế hoạch để
đưa các nước thuộc Liên Xô trước đây trở về khu vực ảnh hưởng của mình. Ngoài ra, việc
quy tụ càng nhiều thành viên sẽ mang lại nhiều cơ hội để Nga triển khai các dự án kinh tế thương mại có thể đối trọng với Liên minh châu Âu.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu cũng rất muốn tận dụng thời điểm mà các nước
cộng hòa Liên Xô cũ đang nỗ lực để củng cố quyền tự chủ sau khi thoát khỏi ảnh hưởng
của đế chế Nga trước đây để áp đặt tầm ảnh hưởng mới của mình.
Chính vì vậy, việc chỉ được phép lựa chọn hoặc theo đuổi chính sách hội nhập với
châu Âu, hoặc gia nhập Liên minh Hải quan khiến các nước rơi vào hoàn cảnh “đứng giữa
hai dòng nước”, và việc đưa ra quyết định không hề đơn giản.
Về phía Liên minh châu Âu, một không gian kinh tế rộng lớn gồm những nền kinh tế
thuộc hàng phát triển nhất thế giới của Lục địa già thật sự là mục tiêu hấp dẫn. Trong khi
đó, Nga lại có lợi thế về mối quan hệ hợp tác truyền thống – vốn là điểm mạnh trong các
dự án hợp tác song phương.
7


Cho đến thời điểm này, Ukraine đã đưa ra lựa chọn khá dứt khoát là “nếu phải lựa
chọn, sẽ lựa chọn Liên minh châu Âu”. Ngược lại, Armenia lại tỏ ra chắc chắn khi xích lại
gần Nga - một kết quả cân xứng cho hai bên. Thế nhưng, trong chặng đường hội nhập phía
trước, chắc chắn thế giới sẽ còn phải chứng kiến nhiều cuộc giằng co căng thẳng khác giữa
hai khối này, và người đau đầu nhất chỉ là người ở giữa, để lợi ích quốc gia không trở
thành “con bài mặc cả” trong tay các cường quốc

8


3. Xung đột quân sự


Căng thẳng giữa Nga Mỹ và các nước châu Âu không chỉ dưng lại trên những phương
diện chính trị hay kinh tế mà nó còn ngày cáng trở nên căng thăng hơn khi nó được đẩy lên
thành các sự xung đột quâ sự trên diên rộng.
“Sau khi Tổng thống Gruzia M.Saakashvili lên nắm quyền năm 2003, Mỹ đã đẩy
mạnh quan hệ với Tbilisi, tìm cách thiết lập ảnh hưởng ở khu vực sát sườn Nga và hợp tác
đầu tư xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu từ Azerbaijan qua Gruzia đến Thổ Nhĩ Kỳ, hỗ
trợ quân sự cho Gruzia, hậu thuẫn cho Gruzia trong vấn đề gia nhập NATO.
Quân đội Mỹ đã hủy cuộc tập trận hải quân thứ hai với Nga trong tháng này, đồng
thời tuyên bố sẽ xem xét lại toàn bộ các hoạt động quân sự với Nga. Tổng thống Mỹ Bush
tuyên bố coi quyết định của Nga là "hành động thiếu trách nhiệm" có thể làm gia tăng căng
thẳng trong cuộc xung đột Nga-Gruzia. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R. Gates cảnh báo mối
quan hệ giữa Mỹ và Nga có thể "bị tác động bất lợi" trong những năm sắp tới nếu Moscow
"không dừng bước" trong cuộc xung đột ở Gruzia.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Lavrov tuyên bố Mỹ phải chọn ủng hộ giới
lãnh đạo Gruzia hay duy trì mối quan hệ đối tác với Nga trong các vấn đề quốc tế.
Cuộc xung đột Nga - Gruzia khiến mối quan hệ giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc
Ðại Tây Dương (NATO) cũng như với một số nước châu Âu trở nên căng thẳng và hiện
xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua. NATO cáo buộc Nga vi phạm các nghị quyết
của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi công nhận độc lập cho Nam Ossetia và Abkhazia.
Dự kiến NATO sẽ xem xét quan hệ với Nga trong cuộc họp bộ trưởng Quốc phòng tại
Luân Ðôn (Anh) vào ngày 18-9.
Trong tuyên bố của mình, Liên hiệp châu Âu (EU) coi quyết định của Nga là "trái với
các nguyên tắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia", đồng thời tuyên bố sẽ

9


xem xét những hậu quả do quyết định này của Nga gây ra tại cuộc họp thượng đỉnh bất
thường vào ngày 1-9.
Tuy nhiên, thông báo của EU không nhắc đến những hành động đáp trả. Tổ chức An

ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) khẳng định Nga vi phạm các nguyên tắc của tổ chức này,
đồng thời kêu gọi Nga rút quân ngay lập tức khỏi Gruzia.
Thủ tướng Ðức A. Merkel chỉ trích quyết định của Nga là hành động "không thể chấp
nhận được", nhưng kêu gọi EU duy trì các kênh thông tin mở với Moscow nhằm tìm kiếm
một lập trường chung về cuộc xung đột ở Gruzia. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Ðức
Steinmeier cho rằng, tất cả các bên trong cuộc xung đột này đang "chơi với lửa", đồng thời
cảnh báo phương Tây không nên phản ứng "dại dột" trước quyết định của Nga nhằm tránh
làm leo thang căng thẳng ở khu vực Kavkaz. Italia cũng "tỏ ý tiếc" về quyết định của Nga,
cho rằng hành động này có thể gây hậu quả nghiêm trọng đến sự ổn định của khu vực
Kavkaz cũng như trên thế giới, đồng thời kêu gọi Nga tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của Gruzia.
Ngày 13-8, Tổng thống Ukraine V. Yushchenko ký sắc lệnh về việc rút khỏi hiệp định
song phương với Nga về cùng sử dụng các phương tiện thuộc hệ thống cảnh báo những vụ
tiến công bằng tên lửa và kiểm soát không gian vũ trụ mà Nga và Ukraine ký tại Moscow
năm 1992.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Moon tỏ ý lo ngại việc Nga công nhận Nam
Ossetia và Abkhazia sẽ gây thêm bất ổn ở khu vực Kavkaz, khiến những nỗ lực tìm ra giải
pháp chung cho cuộc khủng hoảng tại Gruzia trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc trở nên phức tạp hơn. Người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc nêu rõ, Liên
hợp quốc không có thẩm quyền công nhận hay không nền độc lập của một quốc gia, mà đó
là vấn đề của từng quốc gia cụ thể.
Trong khi đó, Nhật Bản, nước hiện là Chủ tịch Nhóm các nước công nghiệp phát triển
(G-8) ra tuyên bố "lấy làm tiếc" về quyết định của Nga, đồng thời khẳng định Tokyo ủng

10


hộ giải pháp hòa bình cho vấn đề này trên nguyên tắc tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của
Gruzia.
Ðề cập vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nêu rõ,

Trung Quốc hy vọng mâu thuẫn chung quanh vấn đề Nam Ossetia và Abkhazia sẽ được
giải quyết thông qua đối thoại. Các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO)
quan ngại sâu sắc về tình hình căng thẳng tại khu vực Nam Ossetia thuộc Gruzia và ủng hộ
vai trò tích cực của Nga trong củng cố hòa bình ở khu vực này. Serbia, một đồng minh lâu
năm của Nga, tuyên bố Belgrade tôn trọng luật pháp quốc tế và ủng hộ việc bảo vệ chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia được quốc tế công nhận. Tuyên bố nêu rõ
Serbia đã nhiều lần cảnh báo việc tỉnh Kosovo trực thuộc đơn phương tuyên bố độc lập và
được phương Tây công nhận, có thể tạo ra tiền lệ nguy hiểm và làm bất ổn tình hình các
khu vực khác trên thế giới.
Các nước khác như Ba Lan, Canada, Anh, Czech, Tây Ban Nha, Lithuani, Thụy
Ðiển... đều bày tỏ quan ngại về quyết định của Nga và ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của
Gruzia.
Giữa lúc xung đột tại Nam Ossetia chưa được giải quyết ổn thỏa thì Mỹ và Ba Lan đã
ký thỏa thuận về việc triển khai mười tên lửa đánh chặn thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa
quốc gia của Mỹ (NMD) tại thành phố Slupsk, nằm sát biển Baltic, cách biên giới cực Tây
của Nga khoảng 180 km. Hành động này làm cho mối quan hệ giữa Washington và
Moscow, vốn đã căng thẳng, càng như bị đổ thêm dầu vào lửa. Nga phản đối gay gắt kế
hoạch trên, vì cho rằng hệ thống NMD ở Ðông Âu đe dọa an ninh của Nga, phá vỡ thế cân
bằng lực lượng ở châu Âu sau thời kỳ chiến tranh lạnh. Nga cảnh báo nguy cơ nổ ra một
cuộc chạy đua vũ trang mới, có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh lạnh và khẳng định, nếu
điều đó xảy ra, lỗi hoàn toàn là do phía Mỹ vì Washington đã cố tình "thay đổi thế cân
bằng chiến lược".
Ngày 28-8, Nga đã phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol có
khả năng "xuyên thủng" bất cứ hệ thống phòng thủ tên lửa nào dưới mặt đất. Tên lửa RS
11


-12 M Topol (NATO gọi là SS-25 Sickle) có tầm bắn tới 10.000 km và có thể mang một
đầu đạn hạt nhân có sức công phá 550 ki-lô-tôn. Ðây được coi là hành động đáp trả của
Nga trước việc Mỹ và Ba Lan chính thức ký thỏa thuận xây dựng một phần NMD của Mỹ

trên lãnh thổ Ba Lan.”7
Ngoài ra còn là những cuộc chạy đua vũ trang giữa các đế quốc, đặt cả thế giới vào
trong tình trạng báo động.
Để đối phó với việc hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ áp sát lãnh thổ, Nga sẽ trang
bị vũ khí có độ chính xác cao cho hạm đội Baltic.
Một nguồn tin hải quân cấp cao giấu tên của Nga sáng nay cho biết: “Về cơ bản, các
bộ phận cấu thành hạm đội Baltic trên mặt nước, dưới nước và cả trên không sẽ được củng
cố”.
Đặc biệt, nhiều tàu hộ tống nhỏ trang bị tên lửa hành trình tầm xa, có độ chính xác cao
sẽ được biên chế vào hạm đội.
Tới nay, phát ngôn viên của hải quân Nga vẫn từ chối bình luận về thông tin trên.

7

Xung đột quân sự ở Kavkaz (Báo nhân dân điện tử)

12


Hạm đội Baltic là một trong những lực lượng hùng mạnh nhất của
hải quân Nga.
Trước khi xuất hiện thông tin Nga tăng cường sức mạnh cho hạm đội Baltic, Bộ
trưởng Quốc phòng Ba Lan Bogdan Klich hôm qua thông báo, Mỹ sẽ triển khai tên lửa
Patriot, một phần của hệ thống phòng thủ, tại thị trấn Morag, Đông Bắc Ba Lan, cách Nga
khoảng 100 km.
Sớm hơn nữa, Nga từ lâu phản đối hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ vì cho rằng, nó
đe dọa an ninh quốc gia của họ.8

Kết luận
Sự đấu trọi giữa các quốc gia này luôn là vấn đề nóng được bàn bạc nhiều nhất trên

toàn thế giới. Từ chính những xung đột này mà đã lam cho tình hình thế giới bât ổn định
trong suốt những năm qua.Và cũng chính các quốc gia này thì đãng phá vỡ đi các quy tắc
Công ước quốc tế làm cho tình hình thế giới trở nên bất ổn như ngày nay. Phải chăng các
quốc gia này đã quá xen thường luật pháp quốc tế hay chính họ đang tự đặt cho mình một
ngoại lệ riêng trong mối quan hệ được côi là bình đẳng! Có nên hay không cần một chế tài
thích đáng để trừng phạt các nước này và liệu có thì ai, quốc gia nào sẽ dám đúng lên để thi
hành luật pháp với cá quốc gia đó?Có lẽ chúng ta khó có thể hi vộng vào một ngày đó vì
trên thực tế các tổ chức lớn của thế giới ngày nay đều nằm dưới xự kiểm soát của hầu hết
các quốc gia này. Họ chi phối hầu nhưtoàn bộ thế giối đặt thế giới dưới sự iếmoát của họ.
8

Theo www.baodatviet.vn

13


Chi phối khống chế nền kinh tế của các quốc gia nhỏ lẻ đang trên đà phát triển, làm cho
các quốc gia đó lệ thuộc vào họ và từ đó các quốc gia kia trơ thành đồng minh bất đắc dĩ
của họ.
Dùng những chiêu trò lâý danh nghĩa bảo vệ hoà bình thế giới, bảo vệ dân quyền
nhân quyền để r thông qua đó có thể nhúng mũi can thiệp vào tnhf hình nội bộ của các
quốc gia khác.Dùng các biện pháp như bao vây cấm vận,… để gây sứ ảnh hưởng của mình
đến khu vực và phân biệt đối xử với các nước khác thể chế chính trị. Liệu đây có xứng
đáng là việc làm của những nước đúng đầu thế giới một trong những nước góp phần đua ra
Công ước quốc tế, Hiến chương liên hợp quốc,…
Phải chăng “ Nhà nước là một bộ máy để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối
với giai cấp khác”và bất kể nhà nước nào cũng đều là công cụ, là cơ quan, là bộ máy ắp
bức giai cấp, là chuyên chính giai cấp. 9 cũng đúng với các quốc gia trên thế giới.
Liệu chúng ta sẽ còn phải trứng kiến xung đột giữa các quốc gia này đến bao giờ đó
vẫn còn là một câu hỏi với hầu hết nhiều người.


9

Quan điểm về nhà nước của Lê-nin

14



×