Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

giai cấp công nhân và đặc điểm của giai cấp công nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.22 KB, 14 trang )

ĐỀ TÀI
GIAI CẤP CÔNG NHÂN, ĐẶC ĐIỂM GIAI CẤP
CÔNG NHÂN.
MỤC LỤC :
Mở đầu :
1. Lý do chọn đề tài ……………………………
2. Mục đích nghiên cứu ………………………
3. Đối tượng và khách thể …………………………
4. Phạm vi nghiên cứu ………………………………
5. Phương pháp nghiên cứu …………………………
6. Đóng góp đề tài ……………………………………
Nội dung :
7. Bố cục :
Chương 1 …………………………………………………
Chương 2 …………………………………………………
Chương 3 ………………………………………………….
Kết luận : …………………………………………………
8. Tài liệu tham khảo …………………………………….
9. Phụ lục ………………………………………………
MỞ ĐẦU :
1, Lý do chọn đề tài .
Vì đây là một đề tài hay , hấp dẫn . Khi tìm hiểu đề tài này thì
em có thêm hiểu biết về giai cấp công nhân ,về sự phát triển của
các hình thái kinh tế - xã hội .Và nó còn giúp cho em học tốt bộ
môn “ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” .
2, Mục đích nghiên cứu .
Tìm hiểu về giai cấp công nhân , đặc điểm của giai cấp công
nhân.
3, Đối tượng và khách thể .
Đối tượng nghiên cứu: Giai cấp công nhân , đặc điểm của giai
cấp công nhân.


Khách thể : Giai cấp công nhân.
4, Phạm vi nghiên cứu về .
Trong phạm vi nghiên cứu về giai cấp công nhân .


5, Phương pháp nghiên cứu .
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp điều tra – đánh giá .
- Phương pháp liệt kế .
6, Đóng góp của đề tài .
Làm tài liệu tham khảo cho sinh viên .
7, Kết cấu đề tài
Nội dung :
Chương 1 : Giới thiệu chung về giai cấp công nhân
1.1 Khái niệm về giai cấp .
1.2 Khái niệm về giai cấp công nhân .
1.3 Sự ra đời của giai cấp công nhân .
1.4 Đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân .
Chương 2 : Đặc điểm của giai cấp công nhân .
2.1 Giai cấp công nhân là có tính tinh thần cách mạng triệt để
nhất .
2.2 Giai cấp công nhân là giai cấp là giai cấp có ý thức tổ chức
kỷ luật cao .
2.3 Giai cấp công nhân là giai cấp có bản chất quốc tế .
2.4 Giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lịch sử thế giới .
2.5 Giai cấp công nhân là giai cấp có địa vị - kinh tế xã hội
khách quan.
2.6 Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo .
2.7 Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng .
Chương 3 Ý nghĩa và vai trò của giai cấp công nhân.

Kết luận .
NỘI DUNG
Chương 1 : Giai cấp công nhân
1.1 Khái niệm về giai cấp .
Giai cấp xã hội đề cập đến các thứ bậc khác nhau phân biệt
giữa các cá nhân hoặc các nhóm người trong các xã hội hoặc các
nền văn hóa. Các sử gia và các nhà xã hội học coi giai cấp là
phổ quát (là sự phổ biến), mặc dù những điều xác định giai cấp
là rất khác nhau từ xã hội này đến xã hội khác. Thậm chí ngay
cả trong một xã hội, các cá nhân khác nhau hoặc những nhóm
người khác nhau cũng có rất nhiều ý tưởng khác nhau về những
điều gì làm nên thứ bậc cao hay thấp trong trật tự xã hội.


Theo Marx và Lenin, giai cấp là những tập đoàn người to lớn,
khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội
nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì
những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối
với tư liệu sản xuất và phân công lao động, về vai trò của họ
trong những tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau
về cách thức hưởng thụ và về phần của cải ít hoặc nhiều mà họ
được hưởng.
Theo Hồ Chí Minh, tất cả của cải vật chất trong xã hội, đều
do công nhân và nông dân làm ra. Nhờ sức lao động của công
nhân và nông dân, xã hội mới sống còn và phát triển. Nhưng đa
số người lao động thì suốt đời nghèo khó, mà thiểu số người
không lao động thì lại hưởng thụ thành quả lao động đó. Đó là
do một số ít người đã chiếm làm tư hữu những tư liệu sản
xuất của xã hội. Họ có tư liệu sản xuất nhưng họ không làm
lụng, họ bắt buộc người khác làm cho họ hưởng. Do đó mà có

giai cấp. Những người chiếm tư liệu sản xuất không làm mà
hưởng, là giai cấp bóc lột hay giai cấp tư sản. Những người
không sở hữu tư liệu sản xuất là giai cấp vô sản, trong giai cấp
đó, những người lao động mà không được hưởng giá trị thặng
dư và thành quả lao động là giai cấp bị bóc lột hay giai cấp công
nhân.
1.2 Khái niệm về giai cấp công nhân .
Giai cấp công nhân hay giai cấp vô sản, theo Karl Marx là giai
cấp của những người công nhân và người lao động phải bán sức
lao động để đổi lấy tiền lương và họ không phải là chủ sở hữu
của phương tiện sản xuất. Cũng theo Marx, giai cấp công nhân
là giai cấp tạo ra các giá trị thặng dư và sự giàu có cho xã hội.
Ngày nay, đây là giai cấp lao động sản xuất ra của cải vật chất
trong lĩnh vực công nghiệp với trình độ kỹ thuật và công nghệ
ngày càng hiện đại. Sản phẩm thặng dư do họ làm ra là nguồn
gốc chủ yếu cho sự giàu có và phát triển xã hội.
Giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa hay còn được
gọi là giai cấp vô sản. Trong tác phẩm "Những nguyên lí của
chủ nghĩa cộng sản Ph.Ăngghen( phụ lục 1.a) định nghĩa:


“Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống
bằng việc bán lao động của mình, chứ không phải sống bằng lợi
nhuận của bất cứ tư bản nào, đó là một giai cấp mà hạnh phúc
và đau khổ, sống và chết toàn bộ sự sống còn của họ đều phụ
thuộc vào số cầu về lao động, tức là vào tình hình chuyển biến
tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào những biến động của cuộc
cạnh tranh không gì ngăn cản nổi”
.
Tuy vậy, không chính xác khi gọi giai cấp vô sản là giai cấp

công nhân. Giai cấp công nhân là giai cấp vô sản có trình độ lao
động công nghiệp cao, là đứa con của nền đại công nghiệp hiện
đại
“ Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế giới ấy, đó là sứ mệnh
lịch sử của giai cấp vô sản hiện đại ”
Trong giai đoạn hiện nay, giai cấp công nhân đã có những biến
đổi mới: "Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định,
hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền công
nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của của lực lượng sản
xuất có tính xã hội hóa ngày càng cao, là lực lượng sản xuất cơ
bản, tiên phong, trực tiếp hoạc gián tiếp tham gia vào quá trình
sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ
xã hội; là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Ở các nước tư bản chủ nghĩa,
giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bản
không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị
giai cấp tư sản bóc lột giái trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ
nghĩa, họ là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư
liệu sản xuất và cùng nhau hợp tác lao đông vì lợi ích chung của
toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của bản thân họ .
Tại Việt Nam, theo Hồ Chí Minh, tất cả những người không có
tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động mà sống, bất kỳ họ lao
động trong công nghệ hay là trong nông nghiệp, bất kỳ họ làm


nghề gì, cũng đều thuộc giai cấp công nhân. Chủ chốt của giai
cấp ấy, là những công nhân tại các xí nghiệp như nhà máy, hầm
mỏ, xe lửa v.v. Những công nhân thủ công nghệ, những người
làm thuê ở các cửa hàng, những cố nông v.v. cũng thuộc giai
cấp công nhân. Nhưng chỉ công nhân công nghệ là hoàn toàn đại

biểu cho đặc tính của giai cấp công nhân.
Cũng theo Hồ Chí Minh, đặc tính cách mạng của giai cấp công
nhân là: kiên quyết, triệt để, tập thể, có tổ chức, kỷ luật. Công
nhân là giai cấp tiền tiến nhất trong sức sản xuất, có trách nhiệm
đánh đổ chế độ tư bản và đế quốc, xây dựng một xã hội mới. Vì
những lẽ đó, giai cấp công nhân có thể lĩnh hội và thấm nhuần
một tư tưởng cách mạng nhất: chủ nghĩa Marx Lenin. Đồng
thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và làm gương cho
các tầng lớp khác. Do đó, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và
hành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo.
Từ khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X năm 2006 cho phép
Đảng viên làm kinh tế tư nhân. và Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI năm 2011 thí điểm kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào
Đảng , thì chủ nhân của giai cấp công nhân ngày nay có thể
cũng là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, mà theo điều
4 Hiến pháp 1992, là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt
Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của họ.
1.3Sự ra đời của giai cấp công nhân .
Theo Mác và Ăng –gen : các giai cấp cùng suy tàn và tiêu vong
cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại , giai cấp vô
sản trái lại là sản phẩm của nền đại công nghiệp .
Giai cấp công nhân được hình thành cùng với sự phát triển của
nền sản xuất tư bản chủ nghĩa , cùng với sự phát triển của nền
đai công nghiệp giai cấp công nhân ngày càng tăng về số lượng
và chất lượng .
1.4 Đặc trưng cơ bản của giai cấp công nhân .
Về phương thức lao động, phương thức sản xuất: Giai cấp công
nhân là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành
các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện
đại và xã hội hóa cao.



Về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: Giai cấp công
nhân là những người lao động không có tư liệu sản xuất, phải
bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá
trị thặng dư.
Chương 2 : Đặc điểm của giai cấp công nhân .
2.1 Giai cấp công nhân là có tính tinh thần cách mạng triệt để
nhất . ( phụ lục 1.b)
Là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất là chủ
yếu (với trình độ trí tuệ ngày càng cao, đồng thời cũng ngày
càng có những sáng chế, phát minh lý thuyết được ứng dụng
ngay trong sản xuất). Vì thế, giai cấp công nhân có vai trò quyết
định nhất sự tồn tại và phát triển xã hội.
Có lợi ích giai cấp đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản
(giai cấp công nhân: xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc
lột, giành chính quyền và làm chủ xã hội. Giai cấp tư sản không
bao giờ tự rời bỏ những vấn đề cơ bản đó). Do vậy, giai cấp
công nhân có tinh thần cách mạng triệt để.
Là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất: Bởi vì trong
cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản họ không có gì để mất
ngòai sự nghèo đói, nhưng thắng lợi họ sẽ được cả thế giới .
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản , C.Mác VÀ Ph.Ăng
ghen đã chỉ rõ : “ Trong tất cả các giai cấp hiện đại đang đối lập
với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản thì chỉ có giai cấp
vô sản là giai cấp thực sự của cách mạng
Các tằng lớp trung đẳng là những nhà tiểu công nghiệp , tiểu
thương , thợ thủ công và nông dân , tất cả đều đấu tranh chống
giai cấp tư sản để cứu lấy mạng sống còn của họ với tính cách là
những tầng lớp trung đẳng .

2.2 Giai cấp công nhân là giai cấp là giai cấp có ý thức tổ chức
kỷ luật cao .
Giai cấp công nhân là giai cấp lao động trong nền sản xuất đại
công nghiệp với hệ thống sản xuất mang tính dây truyền và nhịp
độ làm việc khẩn trương buộc giai cấp này phải tuân thủ nghiêm


nghặt kỷ luật lao động , cùng với cuộc sống đô thị tập trung đã
tạo nên tính tổ chức và kỷ luật chặt chẽ cho giai cấp công nhân .
Tính tổ chức và kỷ luật cao của giai cấp công nhân này được
tăng cường khi nó phát triển thành một lực lượng chính trị lớn
mạnh , có tổ chức : được giác ngộ bởi Đảng Cộng sản .
2.3 Giai cấp công nhân là giai cấp có bản chất quốc tế. Theo
Mác –Lênin giai cấp tư sản là lực lượng quốc tế , nó không chỉ
bóc lột trong chính nước của mình mà còn bóc lột giai cấp công
nhân ở các nước thuộc địa . Vì vậy cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân không chỉ diễn ra đơn lẻ ở từng nhà máy , ở mỗi quốc
giai mà nó co sự gắn bó giữa phong trào đấu tranh của công
nhân cấc nước .
Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế, bản sắc dân tộc
- Gắn với nền công nghiệp hiện đại, chẳng những giai cấp công
nhân có trình độ xã hội hoá ngày càng cao ở mỗi nước mà còn
có mối quan hệ quốc tế ngày càng tăng.
- Giai cấp công nhân ở các nước tư bản nói chung đều có địa vị
kinh tế xã hội giống nhau. Vì vậy họ có mục tiêu đấu tranh
chung là xoá bỏ chế độ áp bức bóc lột tư bản chủ nghĩa, xây
dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, không còn tình trạng người áp
bức bóc lột người.
- Bản chất của chủ nghĩa tư bản mang tính quốc tế nên giai cấp
công nhân cũng phải kết hợp trên phạm vi quốc tế để đấu tranh.

2.4 Giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lịch sử thế giới .
Sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân là một tất yếu
khách quan bắt nguồn từ chính thực tiễn sản xuất hiện đại, từ
nhu cầu phát triển theo xu hướng xã hội hóa của lực lượng sản
xuất (lực lượng sản xuất) mà sự phát triển của nền sản xuất công
nghiệp ngày càng hiện đại là biểu hiện tập trung nhất. Sứ mệnh
đó còn bắt nguồn từ địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công
nhân , một giai cấp “là sản phẩm của đại công nghiệp”, trực tiếp
sản xuất của cải vật chất cho xã hội, người đại diện cho phương
thức sản xuất tiên tiến, cho xu thế xã hội hóa sản xuất. Chính sự
phát triển của chủ nghĩa tư bản , đến một ngưỡng nhất định, làm
rõ mâu thuẫn cơ bản giữa lực lượng sản xuất xã hội cao với


quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa . Sở hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa ngày đối lập với xu hướng xã hội hóa. Nó kìm
hãm tiến bộ xã hội thông qua việc duy trì chế độ bóc lột giá trị
thặng dư và áp bức, bất công xã hội. Phát triển lực lượng sản
xuất hiện đại bằng cách xóa bỏ quan hệ sản xuất tư nhân tư bản
chủ nghĩa , tạo ra một quan hệ sản xuất mới mang tính xã hội
hóa và giải phóng giai cấp công nhân - “lực lượng sản xuất
hàng đầu của toàn thể nhân loại” là quy luật của lịch sử và cũng
là nội dung cơ bản nhất của sứ mệnh này.
2.5 Giai cấp công nhân là giai cấp có địa vị - kinh tế xã hội .
Giai cấp công nhân là giai cấp có địa vị - kinh tế xã hội khách
quan còn tạo cho giai cấp công nhân có khả năng đoàn kết thống
nhất giai cấp , khả năng đạt tới giác ngộ về địa vị lịch sử của
mình và còn có khả năng hành động chính trị để từng bước đạt
đến mục tiêu cách mạng .
2.6 Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo .

Tất cả những người không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao
động mà sống, là công nhân. Bất kỳ họ lao động trong công
nghệ hay là trong nông nghiệp, bất kỳ họ làm nghề gì, cũng đều
thuộc về giai cấp công nhân.
Chủ chốt của giai cấp ấy, là những công nhân ở các xí nghiệp
như: nhà máy, hầm mỏ, xe lửa, vân vân… Những công nhân thủ
công nghệ, những người làm thuê ở các cửa hàng, những cố
nông, vân vân…, cũng thuộc về giai cấp công nhân. Nhưng chỉ
công nhân công nghệ là hoàn toàn đại biểu cho cái đặc tính của
giai cấp công nhân.
Đặc tính cách mạng của giai cấp công nhân là: kiên quyết, triệt
để, tập thể, có tổ chức, có kỷ luật. Lại vì là giai cấp tiền tiến nhất
trong sức sản xuất, gánh trách nhiệm đánh đổ chế độ tư bản và
đế quốc, để xây dựng một xã hội mới, giai cấp công nhân có thể
thấm nhuần một tư tưởng cách mạng nhất, tức là chủ nghĩa Mác
– Lênin. Đồng thời, tinh thần đấu tranh của họ ảnh hưởng và
giáo dục các tầng lớp khác. Vì vậy, về mặt chính trị, tư tưởng, tổ
chức và hành động, giai cấp công nhân đều giữ vai trò lãnh đạo.
Giai cấp công nhân có chủ nghĩa Mác – Lênin. Trên nền tảng
đấu tranh, họ xây dựng nên Đảng theo chủ nghĩa Mác – Lênin .


Đảng đề ra chủ trương, đường lối, khẩu hiệu cách mạng, lôi
cuốn giai cấp nông dân và tiểu tư sản vào đấu tranh, bồi dưỡng
họ thành những phần tử tiên tiến. Lại có những phần tử trí thức
tham gia cách mạng và vô sản hoá. Thành thử đội ngũ chính trị
của giai cấp công nhân ngày càng phát triển.
2.7 Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng .
Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng vì họ là đại
biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến , gắn liền với những

thành tựa khoa học và công nghệ hiện đại . Đó là giai cấp được
cấp trang bị bởi lý luận khoa học , cách mạng và luôn luôn đi
đầu trong mọi phong trào cách mạng theo mục tiêu xóa bỏ xã
hội cũ lạc hậu ,xây dựng xã hội mới tiên tiến .
Chương 3 Vai trò và ý nghĩa của giai cấp công nhân.
Vai trò của giai cấp công nhân chính là sứ mệnh lịch sử của giai
cấp nhân :
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là thực hiện liên minh
công-nông-tri thức Lãnh đạo khối liên minh này đập tan sự
thống trị ,áp bức của tư bản chủ nghĩa ,thực hiện công hữu hóa
tư liệu sản xuất.Giai cấp công nhân là đội tiên phong của Đảng
Cộng Sản, tập trung sức mạnh toàn dân tộc đánh đuổi đế
quốc,xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì
dân,cuối cùng là tiến lên cộng sản chủ nghĩa
Trong thời đại xã hội nào, những người lao động sản xuất trong
các ngành sản xuất công nghiệp, dich vụ công nghiệp hay nhũng
người công nhân đều có vai trò sáng tạo chân chính ra lịch sử và
là những người giữ vai trò quết định sáng tạo công cụ sản xuất,
giá trị trặng dư và chính trị xã hội .Chủ nghĩa xã hội khoa học là
một trong ba bộ phận của chủ nghĩa Mac-Lênin đã nghiên cứu
một cách toàn diện về các quy luật chính trị xã hội của quá trình
phát sinh,hình thành và phát triển của các hình thái kinh tế xã
hội cộng sản chủ nghĩa .Trong đó ,chủ nghĩa xã hội khoa học tâp
trung nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản ,những điều kiện,
con đường,hình thức phương pháp đấu tranh của giai cấp công
nhân để chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã
hội .
Từ vai trò to lớn của giai cấp công nhân ,việc khảng định sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân có ý nghĩa quan trọng cả về



lý luận lẫn thực tiễn .
Trước sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên xô
và Đông Âu ,nhiều người đã bộc lộ sự dao động và hoài nghi về
sứ mệnh lịch sử của giai câp công nhân . Bọn cơ hội xét lại và
các thế lực chống cộng có cơ sở mới để phủ nhận sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân ,vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản
và chủ nghĩa xã hội .
Trong giai đoạn mới hiện nay ,công cuộc công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đang diễn ra trên toàn thế giới,chủ nghĩa xã hội đang
trong thời kỳ thoái trào ,thời đại ngày nay vẫn đang là thời đại
quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
toàn thế giới còn đang có nhiều biến động ,tiêu cực…thì vấn đề
làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được đặt ra
trở nên bức thiết hơn bao giờ hết .
KẾT LUẬN : Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường tất yếu đối
với tất cả nhân loại .Chúng ta nhận thấy con đường chúng ta
đang đi tới là một con đường hết sức gian nan , thử thách .
Trong đó giai cấp công nhân là giai cấp quan trọng nhất đóng
góp một nguồn sức mạnh lớn lao để bước đi trên con đường đó .
. TÀI LIỆU THAM KHẢO .
- “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ” ; Nhà
xuất bản chính trị quốc gia .
- “ Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ”; Nhà
xuất bản sách giáo khoa Mác – Lênin . ( phụ lục 2.a)
- “ Phong trào công nhân quốc tế ” ; Nhà xuất bản chính trị
quốc gia . ( phụ lục 2.b)
PHỤ LỤC :
- phục lục 1.a



Ph.Ăngghen

- phụ lục 1.b

- Phụ lục 1.c


Mác – Lênin
- Phục lục 1.d


- Phụ lục 2.a




×