Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hướng dẫn ôn tập và kiểm tra môn kinh tế đô thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.48 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ VÀ LUẬT

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
MÔN: KINH TẾ ĐÔ THỊ

Mục đích
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa nắm vững nội dung ôn tập
và làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài giảng của
giảng viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo.
Nội dung hướng dẫn
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội dung trọng tâm
của môn học được xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc
kỹ năng cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.
Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức và luyện tập
kỹ năng để đạt được những nội dung trọng tâm.
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hướng
dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc
những nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm.
Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có tính chất
minh hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế đô thị | Trang 1


PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương 1: Tổng quan về phát triển đô thị.
- Giới thiệu cho học viên nắm bắt quá trình phát triển đô thị trên thế giới cũng như ở
Việt Nam.


- Xu hướng phát triển của khu vực đô thị và kinh tế đô thị.
- Những thành công đạt được sau 40 năm đất nước giải phóng.
- Bên cạnh đó là những thách thức mà quá trình phát triển đô thị để lại.
Chương 3: Đô Thị Hoá
- Khái niệm, loại hình, mức độ đô thị hoá
- Cơ chế đô thị hoá
- Cơ chế đô thị hoá
Chương 6: Cơ cấu các ngành trong đô thị
- Khái niệm và vai trò các ngành trong đô thị
- Quy luật diễn biến các ngành
- Cơ cấu kỹ thuật của các ngành sản xuất đô thị
- Các nhân tố hình thành kinh tế đô thị
- Xu hướng điều tiết cơ cấu kinh tế đô thị
Chương 7: Các Vấn đề trong kinh tế đô thị
- Quy mô đô thị
- Đất ở đô thị
- Nhà ở đô thị
- Tài chính đô thị
- Giao thông đô thị.
Chương 8: Môi trường sinh thái đô thị
- Không gian môi trường đô thị
- Môi trường sinh thái đô thị và phát triển kinh tế đô thị
- Chính sách kinh tế đối với môi trường đô thị

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế đô thị | Trang 2


PHẦN 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP
Chương 1: Tổng quan về phát triển đô thị.
 Giới thiệu cho học viên nắm bắt quá trình phát triển đô thị trên thế giới:

- Đô thị thời cổ đại được hình thành như thế nào? như Đô thị Ai Cập, đô thị Hy lạp cồ
đại, đô thị La Mã.....
- Đô thị thời trung đại.
- Đô thị thời kỳ cận đại.
 Đô thị Việt Nam phát triển qua các thời kỳ:
- Đô thị Việt Nam trước Thời kỳ Hậu Lê.
- Đô thị Việt Nam thời Kỳ Nguyễn.
 Trực trạng ngày nay của đô thị Việt Nam:
- Những thành tựu đạt được.
- Những thách thức trong quá trình phát triển đô thị.
 Định hướng phát triển đô thị trong thời gian tới
 Đọc tài liệu sách Kinh tế học đô thị của tác giả Phạm Ngọc Côn trang 15-40
Chương 3: Đô Thị Hoá
- Học viên phải nắm vững kiến thức sau:
 Khái niệm, loại hình, mức độ đô thị hoá
- Ý nghĩa của quá trình đô thị hoá.
- Phân biệt rõ các loại hình đô thị hoá.
- Loại hình mở rộng hay loại hình thâm canh.
 Mức độ đô thị hoá
- Phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá mức độ đô thị hoá.
- Mối quan hệ giữa công nghiệp hoá và đô thị hoá, tác động của đô thị hoá đến nền
kinh kế quốc dân.
 Đọc tài liệu sách Kinh tế học đô thị của tác giả Phạm Ngọc Côn trang 43-62
Chương 6: Cơ cấu các ngành trong đô thị
- Học viện nắm phần cơ bản về khái niệm và vai trò các ngành trong đô thị, sự đóng
góp của các ngành trong kinh tế đô thị cũng như quy luật phát triển của các ngành
trong đô thị
- Bên cạch đó, học viên còn phải biết mối quan hệ giữa cơ cấu các ngành sản xuất
trong đô thị cũng như mối quan hệ của chúng trong quá trình phát triển kinh tế.
- Nhận biết các nhân tố hình thành kinh tế đô thị từ đó ưu hoá cơ cấu các ngành kinh

tế nơi đô thị.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế đô thị | Trang 3


- Xu hướng điều tiết cơ cấu kinh tế đô thị hay chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế đô
thị như chuyển đổi loại hình cơ cấu kinh tế đô thị, xây dựng các chính sách ngành
của việc chuyển đổi loại hình cơ cấu các ngành kinh tế đô thị.
- Đọc tài liệu sách Kinh tế học đô thị của tác giả Phạm Ngọc Côn trang 158-188
Chương 7: Các Vấn đề trong kinh tế đô thị
 Quy mô đô thị
- Khái niệm về đô thị và phân loại đô thị.
- Các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến quy mô đô thị: nguồn tài nguyên, vị trí địa
lý, công trình đô thị, thực lực kinh tế....
- Quan hệ giữa qui mô đô thị với hiệu quả kinh tế tụ hội và giá thành từ đó xác định
quy mô thích hợp của đô thị.
- Đọc tài liệu sách Kinh tế học đô thị của tác giả Phạm Ngọc Côn trang 72-89
-

Đất ở đô thị: học viên cần nắm vững các kiến thức sau:

- Vai trò và thực trạng của đất ở đô thị hiện nay ở nước ta.
- Nguyên tắc xây dựng sử dụng đất nơi đô thị cũng như tầm ảnh hưởng của qui hoạch
sử dụng đất đến sự phát triển kinh tế nơi đô thị.
- Xây dựng phương hướng phát triển đất đô thị nhằm phát triển kinh tế đô thị. Ngoài
ra, vấn đề quản lý kinh doanh đất đô thị là một vấn đề cần thiết và cấp bách.
- Đọc tài liệu sách Kinh tế học đô thị của tác giả Phạm Ngọc Côn trang 267-311.
 Nhà ở đô thị: học viên cần nắm vững các kiến thức sau:
- Vai trò và thực trạng của nhà ở đô thị hiện nay ở nước ta.
- Phải nắm rỏ mục tiêu phát triển nhà ở đô thị từ đó xây dựng phương hướng phát triển
khu nhà ở.

- Nhu cầu nhà ở tại các khu đô thị sao cho phù hợp và thuận tiện trong giao thông và
phát triển kinh tế đô thị.
- Xây dựng mới các khu nhà ở mới kế hợp với tôn tạo sửa chữa lại các khu nhà ở củ
sao cho phù hơn với quy hoạch và đảm bảo an ninh và phúc lợi xã hội cho khu nhà ở
mới.
- Vai trò của nhà nước trong quá trình phát triển các khu nhà ở mới: tạo điều kiện
thuận lới cho việc phát triển các khu đô thị mới đồng thời giám sát sao cho các khu
đô thị phải phát triển đúng theo quy hoạch phát triển kinh tế và không gian chung
của đô thị.
- Vấn đề quản lý và kinh doanh nhà ở trong đô thị.
- Đọc tài liệu sách Kinh tế học đô thị của tác giả Phạm Ngọc Côn trang 334-363.
 Tài chính đô thị
- Tài chính đô thị tác động đến xây dựng và phát triển kinh tế đô thị.
- Nhiệm vụ của tài chính đô thị trong phát triển đô thị.
- Mối quan hệ giữa tài chính đô thị với phát triển kinh tế đô thị.
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế đô thị | Trang 4


- Hệ thống và cơ chế quản lý tài chính đô thị.
- Hệ thống tài chính đô thị.
- Cơ chế quản lý tài chính đô thị .
- Thị trường vốn đô thị.
- Sự cần thiết của thị trường tài chính đô thị.
- Nguyên tắc xây dựng và phát triển thị trường tài chính đô thị.
- Thị trường chứng khoán đô thị.
- Đọc tài liệu sách Kinh tế học đô thị của tác giả Phạm Ngọc Côn trang 421-450.
 Giao thông đô thị.
- Giao thông đô thị và tăng trưởng kinh tế đô thị.
- Khái niệm về giao thông đô thị.
- Cơ cấu và đặc điểm của giao thông đô thị.

- vai trò của giao thông đô thị với sự phát triển và tăng trưởng đô thị.
- Các vấn đề tồn tại của giao thông đô thị.
- Đọc tài liệu sách Kinh tế học đô thị của tác giả Phạm Ngọc Côn trang 234-257.
Chương 8: Môi trường sinh thái đô thị
 Không gian môi trường đô thị.
 Qui mô không gian môi trường đô thị.
- Hệ thống sinh thái đô thị.
- Môi trường sinh thái đô thị và phát triển kinh tế đô thị.
- Môi trường sinh thái đô thị và sự cố môi trường sinh thái đô thị.
- Ô nhiễm môi trường sinh thái đô thị.
 Bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế đô thị.
- Chính sách kinh tế đối với môi trường đô thị.
 Đọc tài liệu sách Kinh tế học đô thị của tác giả Phạm Ngọc Côn trang 378-416.

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế đô thị | Trang 5


PHẦN 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
1. Hình thức kiểm tra và kết cấu đề
Đề kiểm tra chỉ có tự luận: bao gồm 3 câu hỏi : phần bài tập 1 câu hỏi và lý thuyết
2 câu hay 3 câu hỏi lý thuyết
Phần lý thuyết gồm 2 câu hỏi: mỗi câu hỏi 3 và 4 điểm:
Kiến thức dùng cho 2 hay 3 câu hỏi này trải dài trong tất cả các chương đã học
Phần tự luận có 1 bài tập Tổng cộng 3 điểm:
o Bài tập bao hàm các kiến thức từ chương 6
2. Hướng dẫn làm bài phần tự luận
Trước hết phải tìm yêu cầu của bài, gạch dưới và đọc thật kỹ để làm đúng và vừa
đủ theo yêu cầu của bài. Làm thừa so với yêu cầu sẽ không được tính điểm, mất
thời gian vô ích.
Không cần làm bài theo thứ tự. Câu dễ làm trước.

Các yêu cầu tính toán cần làm cẩn thận ở ngoài và chép vào theo một thứ tự để
tránh bỏ sót.
Chú ý đơn vị tiền tệ thống nhất để tránh nhầm lẫn, chọn một đơn vị phù hợp tùy
theo số tiền (ví dụ nếu tất cả đều lớn 1 triệu, dùng đơn vị là triệu).
Phần lý thuyết ngắn gọn và trình bày theo hiểu biết của mình. Không chép từ sách
vào, nếu chép sẽ không được tính điểm.
Chép bài người khác sẽ không được tính điểm.

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế đô thị | Trang 6


PHẦN 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI
Thời gian làm bài: 90 phút, được phép tham khảo tài liệu khi làm bài thi
Câu 1. Theo anh chị, tài chính đô thị trong cơ chế kinh tế tập trung thực hiện chức năng
của mình như thế nào?
Câu 2. Theo Anh chị nguồn tài nguyên có ảnh hưởng đến qui mô đô thị không? Tại
sao?
Câu 3. Qui mô đô thị sẽ quyết định năng lực sản xuất của đô thị và sự phát triển của đô
thị. Theo các anh chị, để lựa chọn quy mô của một đô thị thích hợp cần có những tiêu chí
nào?
- Hết đề thi -

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế đô thị | Trang 7


Đáp án
Câu 1. (4đ)
- Là công cụ thực hiện kế hoạch, không thực hiện chức năng điều tiết kinh tế (1đ)
- Không thực hiện đầy đủ chức năng phân phối thu nhập quốc dân (1đ)

- Là một công cụ để tạo ra nguồn thu giả tạo trong lạm phát (1đ)
- Tài chính đô thị hoàn toàn phụ thuộc vào tài chính trung ương. (1đ)
Câu 2: 3đ
Nguồn tài nguyên quan hệ trực tiếp với sự tồn tại và phát triển của qui mô đô thị, chủ
yếu là các nguồn tài nguyên về đất, năng lượng, nước.
- Nguồn tài nguyên đất: (1đ)
Đất đai dùng để mở rộng xây dựng đô thị, tuy nhiên đất đai cũng gây hạn chế sự phát
triển đô thị trong những trường hợp sau:
Đất đai là sông hồ, núi... hạn chế sự phát triển của đô thi, nhân tố này có thể khác phục
bằng cách tăng giá thành của đất đô thị.
Qui mô đô thị quá lớn sẽ tạo ra sự căng thẳng trong giá đất nội bộ của doanh nghiệp
- Tài nguyên nước: sự phát triển qui mô đô thị bị giới hạn bởi nguồn nước (1đ)
- Tài nguyên năng lượng: đó là điều kiện để phát triển kỹ thuật, phát triển dân số... (1đ)
Câu 3: (3đ)
Theo quan điểm của Anh: đô thị thích hợp gồm 4 tiêu chí sau: (1đ)
- Thu nhập ròng của người dân tăng lên đến mức cao nhất
- Chi tiêu ít nhất và tối ưu của hành chính địa phương
- Xem xét thu nhập ròng chuyển cho dân cư
- Đáp ứng mục tiêu kinh doanh đề ra
Theo quan điểm của Liên xô cũ: (1đ)
- Tính sản xuất
- Điều kiện tự nhiên
- Bố trí kế hoạch
- Công trình phục vụ
- Công nghiệp hóa xây dựng
Nhìn chung thì tiêu chí quy mô đô thị tuân thủ theo các điều kiện sau: (1đ)
- Xét từ quy mô hợp lý:
+ điều kiện tự nhiên
+ Xây dựng thị chính
Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế đô thị | Trang 8



- Xét từ lượng
+ Yêu cầu phát triển vùng đòi hỏi quy mô phải phù hợp với sự bố trí lực lượng sản
xuất
+ Chiến lược phát triển của bản thân đô thị đòi hỏi qui mô phát triển của đô thị cần
phải ăn khớp
------------------------------

Tài liệu hướng dẫn ôn tập dành cho hình thức Đại học giáo dục từ xa – Môn Kinh tế đô thị | Trang 9



×