Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Lý thuyết Tài chính hành vi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.98 KB, 17 trang )

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu của việc nghiên cứu:
- Tìm hiểu các lý thuyết về tài chính hành vi.
- Tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng bong bóng đầu cơ trên thị trường chứng
khoán Việt Nam trong thời kỳ cuối năm 2006 đến cuối năm 2007.
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH HÀNH VI
I. Nguồn gốc của tài chính hành vi
- Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động, tinh thần và tư tưởng của
con người cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động. Tâm lý học cũng chú
tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên
ngoài lên hành vi và tinh thần của con người.
- Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội
dưới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các
quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở
mỗi điều kiện nhất định.
- Tài chính hành vi: là sự kết hợp tâm lý học vào tài chính, sử dụng các lý thuyết
cơ bản dựa trên tâm lý con người để giải thích những bất thường trên thị trường tài
chính.
II. Điều kiện tồn tại lý thuyết tài chính hành vi:
- Các mô hình được đề xuất bởi lý thuyết tài chính hành vi sẽ có thể đúng nếu trên
thị trường tồn tại một trong ba điều kiện cơ bản sau. Nếu cả ba đều tồn tại, lý
thuyết tài chính hành vi dự báo rằng việc định giá sai không những là tồn tại, mà
còn là rất đáng kể (lớn hoặc đến mức nghiêm trọng) và kéo dài. Ba điều kiện đó
bao gồm:
+ Tồn tại các hành vi không hợp lý.
+ Hành vi không hợp lý mang tính hệ thống.
+ Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính.

Lý Thuyết Tài Chính Hành Vi

Trang 1/17




1. Tồn tại các hành vi không hợp lý:
- Các nhà đầu tư sẽ có hành vi không hợp lý khi họ không phân tích và xử lý đúng
những thông tin mà họ có và thị trường cung cấp, từ đó dẫn đến những kỳ vọng
lệch lạc về tương lai của cổ phiếu mà họ đầu tư vào. Những nghiên cứu về các
hành vi không hợp lý là kết hợp giữa tâm lý học, mà chủ yếu là trường phái tâm lý
nhận thức với trường phái tâm lý hành vi.
- Một số dạng lệch lạc nhận thức trong thị trường chứng khoán :
+ Tự tin thái quá: Được xem như là niềm tin mù quáng vào những lập luận, đánh
giá theo cảm tính cũng như khả năng nhận thức của một ai đó. Nếu họ tin rằng cổ
phiếu của những công ty họ tin tưởng là cổ phiếu tốt, cố gắng tìm kiếm những
thông tin để ủng hộ cho nhận định và quyết định của mình dẫn đến đánh giá sai
+ Phụ thuộc vào kinh nghiệm hay thuật toán: Các kinh nghiệm, hay quy tắc học
được giúp chúng ta dễ dàng và nhanh chóng hơn trong việc ra quyết định nhưng
trong một số trường hợp, dựa dẫm quá nhiều vào các quy tắc đôi khi sẽ dẫn đến sai
lầm, đặc biệt là khi các điều kiện bên ngoài thay đổi.
+ Lệch lạc do tình huống điển hình: Thường được diễn tả một cách đơn giản là
xu hướng không quan tâm nhiều đến những nhân tố dài hạn, mà thường đặt nhiều
quan tâm đến những tình huống điển hình ngắn hạn. Thường đánh giá xác suất xảy
ra của những sự kiện trong tương lai dựa vào mức độ “tương tự” với một tình
huống điển hình nào đó, thường chỉ quan tâm đến một tình huống điển hình của
một giai đoạn ngắn thay vì quan tâm đến một mẫu hình điển hình trong một giai
đoạn dài.
+ Bảo thủ: Khi điều kiện thay đổi người ta có xu hướng chậm phản ứng với
những thay đổi đó, và gắn nhận định của mình với tình hình chung trong một giai
đoạn dài trước đó.
+ Định nghĩa hẹp: Cô lập một khái niệm, phân tích một vấn đề trong một khuôn
khổ hạn hẹp, tách biệt, và cố gắng đưa ra quyết định tối ưu cho khuôn khổ hạn hẹp
ấy.


Lý Thuyết Tài Chính Hành Vi

Trang 2/17


2. Hành vi bất hợp lý mang tính hệ thống:
- Nếu chỉ một nhà đầu tư đơn lẻ có hành vi không hợp lý, thì ảnh hưởng lên giá cổ
phiếu trên thị trường là không đáng kể. Chỉ khi hành vi không hợp lý là mang tính
hệ thống, nghĩa là một nhóm nhiều nhà đầu tư cùng có một hành vi không hợp lý
như nhau thì việc định giá sai sẽ xuất hiện và có thể bắt đầu kéo dài.
- Lý thuyết tài chính hành vi cho rằng sự bất hợp lý trong hành vi là khá phổ biến
đối với nhiều nhà đầu tư, nó tạo thành “hiệu ứng bầy đàn”, khiến cho giá một số
cổ phiếu không phản ánh giá trị thực của chúng. Hiệu ứng bầy đàn sẽ không tốt
cho thị trường trong trường hợp tất cả đều hành động theo một mẫu hình hành vi
lệch lạc, không hợp lý, thấy ai làm sao thì làm vậy.
- Hiệu ứng bầy đàn thể hiện tương đối rõ nét nhất là ở trong giai đoạn đầu thị
trường mới thành lập biểu hiện qua giá của đa số các cổ phiếu đều lên hoặc đều
xuống, sự biến động này không phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh mà chủ
yếu do yếu tố tâm lý nhà đầu tư.
- Quan niệm nếu có rất nhiều người cùng thực hiện một việc gì đó thì việc đó chắc
chắn đúng.
3. Giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính:
- Lý thuyết thị trường hiệu quả tin rằng nếu tồn tại định giá sai thì sẽ tồn tại cơ
hội để kinh doanh chênh lệch giá thu lợi nhuận, và chính hành vi kinh doanh
chênh lệch giá sẽ điều chỉnh giá trên thị trường về cân bằng. Nhưng nếu tồn tại
định giá sai, mà lại không thể thực hiện kinh doanh chênh lệch giá để tận dụng các
khoản lợi nhuận này thì như thế nào? Và tại sao lại không thể thực hiện kinh
doanh chênh lệch giá khi có định giá sai?
- Một giải thích được chấp nhận rộng rãi trong trường phái tài chính hành vi là có

2 dạng:
+ Định giá sai thường xuyên xảy ra và có thể kinh doanh chênh lệch giá được.
+ Định giá sai không thường xảy ra, kéo dài và không thể kinh doanh chênh lệch
giá được (nói một cách khác, khó mà xác định được khi nào mức định giá sai đã
đạt tới giới hạn trên hay dưới và điều chỉnh lại).

Lý Thuyết Tài Chính Hành Vi

Trang 3/17


- Barberis và Thales (2003) chỉ ra rằng: “Kinh doanh chênh lệch giá không thể xảy
ra vì có những tài sản về lý thuyết là có tính thay thế lẫn nhau hoàn hảo và có thể
kinh doanh chênh lệch giá 2 tài sản đó, nhưng thực tế thì không như vậy, do đó tạo
ra rủi ro tăng thêm cho hoạt động kinh doanh chênh lệch giá (vốn được xem là rủi
ro thấp đến mức phi rủi ro). Ngoài ra, chi phí thực hiện các chiến lược hưởng
chênh lệch giá và sự tồn tại của các giao dịch của những nhà đầu tư không hợp lý
(gọi là noise trading) cũng ngăn cản điều này”.
- Chúng ta đã từng thấy trong lịch sử nhiều vụ bong bóng giá ở Nhật (thập niên
1980), Đài Loan (1990), cổ phiếu công nghệ truyền thông của Mỹ (1999-2000),
rồi gần đây là chứng khoán Trung Quốc và Việt Nam cũng bị xem là “quá nóng”.
Tuy nhiên, rõ ràng không hề có
những điều chỉnh tức thời như người ta kỳ vọng, mà những vụ bong bóng này kéo
dài nhiều năm (nhất là ở các nước châu Á đang phát triển). Đây là dấu hiệu của
giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá.
III. Những nguyên lý cơ bản và lý thuyết của tài chính hành vi
1. Thuyết triển vọng ( (Prospect Theory):
- Lý thuyết này được đưa ra bởi 2 nhà tâm lý học: Daniel Kahneman and Amos
Tversky nhằm giái thích cách con người quản lý sự rủi ro và không chắc chắn, lý
thuyết này cho rằng con người có khuynh hướng xem khả năng bù đắp một khoản

lỗ quan trọng hơn khả năng kiếm được nhiều lợi nhuận. Cụ thể hơn: thuyết triển
vọng cho rằng mọi người có xu hướng không thích rủi ro trong vùng lãi khi mọi
việc tiến triển tốt và thích mạo hiểm trong vùng lỗ.
- Khi khoản đầu tư có khuynh hướng mang lại lợi nhuận, họ thích nắm chắc ngay
khoản lợi nhuận hiện tại hơn là cố gắng tiếp tục đầu tư để thu được nhiều lợi
nhuận hơn trong tương lai. Nhưng ngược lại, khi khoản đầu tư có nguy cơ thua lỗ
thì họ lại cố gắng duy trì với hy vọng sẽ nhận được khoản lời trong tương lai, mặc
dù lúc này rủi ro thua lỗ nhiều hơn là rất lớn.

Lý Thuyết Tài Chính Hành Vi

Trang 4/17


Ví dụ: Một nhà đầu tư đang nắm giữ những cổ phiếu đang tăng giá sẽ nhanh chóng
bán cổ phiếu đó khi giá cổ phiếu tăng bởi họ tin vào thông tin của họ và cho rằng
giá cổ phiếu hiện đã phản ánh đầy đủ thông tin này. Khi cảm thấy đã đạt được lợi
nhuận mong muốn thì sẽ bán cổ phiếu đi để kiếm lời mà không phân tích khả năng
tăng thêm lợi nhuận. Ngược lại một nhà đầu tư đang nắm giữ những cổ phiếu đang
giảm giá sẽ cố gắng duy trì với hy vọng giá cổ phiếu sẽ tăng và họ sẽ nhận được
khoản lời trong tương lai.
2. Sự tiếc nuối (regret ):
- Con người có khuynh hướng tiếc nuối sau khi ra các quyết định, hành động sai
lầm hoặc bỏ lỡ cơ hội đầu tư sinh lời. Nhà đầu tư luôn nghĩ rằng, những cổ phiếu
bị lỗ sẽ nhanh chóng tốt trở lại, họ sợ phải nuối tiếc khi bán lỗ cổ phiếu. Vì thế, khi
đối mặt với tình trạng thua lỗ, họ càng kỳ vọng vào lợi nhuận trong tương lai và
thể hiện sự liều lĩnh của mình. Lý thuyết này lý giải cho xu hướng “giữ cổ phiếu lỗ
quá lâu khi giá cổ phiếu đang đi xuống”.
Ví dụ: một nhà đầu tư sẽ cảm thấy tiếc nuối vì đã quyết định đầu tư vào cổ phiếu
ABC nhưng sau đó giá cổ phiếu giảm xuống. Một nhà đầu tư sẽ cảm thấy tiếc nuối

khi bỏ qua cơ hội đầu tư sinh lời vì đã không mua cổ phiếu ABC, khi cổ phiếu
ABC liên tục tăng giá.
3. Thuyết quá tự tin (Overconfidence):
- Con người đặt quá nhiều tự tin vào những quyết định đầu tư của mình, thường
xem bản thân tốt hơn những người khác, đánh giá cao bản thân hơn những gì
người khác đánh giá, và họ thường phóng đại những hiểu biết của mình. Những
nhà đầu tư quá tự tin đã được chứng minh rằng, họ giao dịch nhiều hơn những nhà
đầu tư khác. Sự quá tự tin làm tăng các hoạt động giao dịch bởi vì nó là lý do
khiến nhà đầu tư sẵn sàng về quan điểm của họ, không cần tham khảo thêm những
quan điểm thích đáng của những nhà đầu tư khác nên khả năng gặp rủi ro sẽ cao.
Sự quá tự tin cũng làm tăng tính không đồng nhất trong niềm tin của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư quá tự tin cho rằng, hành động quyết định của họ ít rủi ro hơn các nhà
đầu tư khác cảm nhận. Những nhà đầu tư quá tự tin nhiều khi hiểu sai giá trị thông

Lý Thuyết Tài Chính Hành Vi

Trang 5/17


tin họ nhận được, không những tính chính xác của thông tin mà còn hiểu sai cả ý
nghĩa của thông tin.
4. Lý thuyết tâm lý bầy đàn, tâm lý đám đông (Herd Behavior)
- Tâm lý bầy đàn là từ ghép giữa từ "bầy đàn" có nghĩa là một "nhóm động vật" và
từ "tâm lý" ngụ ý một hoàn cảnh nhất định của suy nghĩ.
- Tâm lý bầy đàn khác với hành vi bầy đàn, vì hành vi bầy đàn chỉ dùng cho những
nhóm động vật, trong khi đó "tâm lý" là một thứ đặc trưng riêng của loài người.
Tâm lý bầy đàn là một phản ứng tâm lý gây ra bởi phản ứng sợ hãi áp lực lên tâm
lý cá nhân làm xuất phát ra hành động để tránh cảm giác "bị loại ra khỏi nhóm".
Tâm lý bầy đàn đôi khi cũng được gọi là tâm lý đám đông.
- Làm theo đám đông không chỉ giới hạn với những nhà đầu tư chưa có kinh

nghiệm mà việc làm theo đám đông xuất hiện trực tiếp đến những tình huống
không chắc chắn và mơ hồ. Khi một tình huống ra quyết định trở nên không chắc
chắn thì ảnh hưởng hành vi và quan điểm của đám đông sẽ làm cho các cá nhân
trở nên chắc chắn hơn.
- Tâm lý đám đông luôn tồn tại trong quá trình ra quyết định của con người cũng
như nhà đầu tư, không phân biệt việc có kinh nghiệm hay không. Và lý thuyết ảnh
hưởng đám đông này càng thấy rõ khi nhà đầu tư buộc phải đưa ra các quyết định
nhanh chóng, chưa có đầy đủ thông tin cần thiết.
- Để có những quyết định đầu tư hợp lý và đạt được nhiều lợi nhuận, nhà đầu tư
nên hạn chế những ảnh hưởng tâm lý trong các lý thuyết nêu trên, thay vào đó là
sử dụng tổng hợp các công cụ phân tích tài chính, tạo tiền đề vững chắc cho các
quyết định.
- Môt yếu tố quan trọng nữa của bầy đàn là truyền miệng. Người ta, nói chung, tin
tưởng bạn bè, họ hàng và đồng nghiệp hơn báo chí và truyền hình. Phương tiện
truyền thông truyền thống, tivi, và radio có khả năng truyền thông tin, nhưng khả
năng của chúng để tạo ra hành vi chủ động thì vẫn còn hạn chế. Nói với người
khác và các loại giao tiếp khác nữa là trong số những kết nối xã hội quan trọng mà
con người có. Vì thế thông tin về cơ hội mua sẽ lan truyền nhanh chóng. Trong

Lý Thuyết Tài Chính Hành Vi

Trang 6/17


một nghiên cứu, những nhà đầu tư cá nhân được hỏi là cái gì cuốn hút họ đầu tiên
khi họ đầu tư vào một công ty. Chỉ 6% trả lời là báo chí và thời gian. Thậm chí
nếu một người nào đó đọc nhiều, sự quan tâm và hành động cũng dường như bị
kích thích bởi sự giao tiếp lẫn nhau.
- Tâm lý bày đàn là một trong những xu hướng tâm lý được nhắc nhiều đến nhất
về Tài chính hành vi và được sử dụng chủ yếu để giải thích các vụ bong bóng đầu

cơ.
5. Tính toán bất hợp lý, theo cảm tính (mental accounting) :
- Nhà đầu tư có xu hướng tách riêng các quyết định mà đúng ra phải được
kết hợp lại với nhau vào các tài khoản ảo trong trí tưởng tượng của chúng ta
và tối đa hoá lợi ích từng tài khoản. Và vì thế, họ đưa ra các quyết định nhìn
tưởng là hợp lý, mà thật ra là sai lầm.
- Trong tính toán có cả phần lợi nhuận và thua lỗ và các nhà đầu tư thường
nhìn nhận hai phần này rất khác nhau.
- Thuật ngữ này được đưa ra và áp dụng lần đầu tiên bởi Richard Thaler.
- Đây là một dạng của định nghĩa hẹp- cô lập một khái niệm hay phân tích một vấn
đề trong một khuôn khổ hạn hẹp, tách biệt, và cố gắng đưa ra quyết định tối ưu
cho khuôn khổ hạn hẹp ấy, thay vì cho toàn cục. Phương pháp này có thể hữu ích
trong một số trường hợp giới hạn về nguồn lực, hay không đủ thời gian phân tích
nhiều. Tuy nhiên, nó cũng có thể đưa đến sai lầm. Chúng ta có xu hướng tách
riêng các quyết định mà đúng ra phải được kết hợp lại với nhau vào các tài khoản
ảo trong trí tưởng tượng của chúng ta (mental account) và tối đa hoá lợi ích từng
tài khoản. Và vì thế, đôi khi chúng ta đưa ra các quyết định nhìn tưởng là hợp lý,
mà thật ra là sai lầm.
- Sử dụng tính toán bất hợp lý và định nghĩa hẹp, chúng ta có thể giải thích nhiều
hiện tượng như lựa chọn nghịch với sở thích (preference reversals), sợ thua lỗ
(loss aversion), và hiệu ứng phân bổ tài khoản khá phổ biến, thể hiện cơ bản ở chỗ
người ta sẵn sàng thực hiện ngay những lệnh mang lại lời nhỏ, nhưng trì hoãn
không thực hiện lệnh dừng lỗ khi xuất hiện những khoản lỗ nhỏ.

Lý Thuyết Tài Chính Hành Vi

Trang 7/17


- Ví dụ, khi mua tỷ giá đạt 20.693, sau đó giá giảm xuống 20.300, người ta vẫn

không bán (thậm chí còn mua tiếp) và chờ đến khi giá lên trên 21.000 một chút
mới bán ngay kiếm lời. Giá có giảm tiếp người ta cũng cứ giữ đồng tiền đó. Vì họ
đã tách biệt giữa “tài khoản lời” và “tài khoản lỗ” trong tâm trí của mình, cho nên
họ cố tối đa hoá tài khoản lời, và tối thiểu hoá tài khoản lỗ, nên giá lên một chút
thì bán, giá xuống thì cứ giữ, xem như nó chưa bị chuyển qua tài khoản lỗ. Hiệu
ứng phân bổ tài khoản này cũng có thể được lý giải bằng hiệu ứng tự lừa dối (sợ
rằng nếu bán mà bị lỗ thì sẽ cảm thấy bản thân ra quyết định đầu tư kém), hay hiệu
ứng tiếc nuối (lỡ bán rồi mà giá lên thì sao). Hiệu ứng phân bổ tài khoản lý giải
một phần vì sao trong thị trường tăng giá thì khối lượng giao dịch tăng cao hơn khi
thị trường giảm giá.
6. Sự không yêu thích rủi ro(Sợ thất bại):
- Tính không cân xứng trong tâm lý rõ ràng giữa những giá trị mà con người kỳ
vọng vào lợi nhuận và thua lỗ, được gọi là sự không yêu thích rủi ro. Những bằng
chứng thực nghiệm chỉ ra rằng thua lỗ thì được cân nặng gấp nhiều lần so với lợi
nhuận. Điều này có thể diễn tả như là khái niệm mà mọi người có xu hướng đánh
cược trong việc mất mát, chẳng hạn, nhà đầu tư có xu hướng giữ ở vị thế lỗ với hy
vọng rằng giá cuối cùng sẽ phục hồi. Không yêu thích rủi ro có thể giải thích rằng
xu hướng của nhà đầu tư giữ chứng khoán bị lỗ quá lâu trong khi bán chứng khoán
lời quá sớm.
7. Lệch lạc do tình huống điển hình (Representativeness):
- Nhà đầu tư có xu hướng không quan tâm nhiều đến những nhân tố dài hạn, mà
thường đặt nhiều quan tâm đến những tình huống điển hình ngắn hạn. Ví dụ khi
giá cổ phiếu bắt đầu tăng liên tục 3, 4 năm hoặc dài hơn như trường hợp của Mỹ
và Tây Âu từ năm 1982 đến 2000, hay Trung Quốc trong 10 năm trở lại đây thì
nhiều nhà đầu tư cho rằng lợi nhuận cao từ cổ phiếu là việc “bình thường”. Nhưng
khi thị trường đi xuống trong ngắn hạn thì mức sinh lời cao là “không bình
thường”.

Lý Thuyết Tài Chính Hành Vi


Trang 8/17


- Con người có xu hướng đánh giá xác suất của một sự kiện bằng cách lấy một sự
kiện đặc trưng có thể so sánh được và giả định rằng xác suất là tương tự. Điều này
chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm mà chúng ta có được trong quá khứ. Ngay từ
khi mới sinh ra, con người đã có xu hướng phân loại các hiện tượng, sự vật và suy
nghĩ. Khi con người đối mặt với một hiện tượng mới, không hoàn toàn phù hợp
với hiện tượng đã phân loại trước đó, họ cũng sẽ cố đưa chúng vào một tập hợp
nào đó dựa trên những sự tương đồng đã có được và từ đó sẽ định hình nên nền
tảng để họ có thể hiểu biết về những nhân tố mới. Cách thức tiếp thu này cung cấp
một công cụ hữu hiệu cho việc xử lý thông tin mới bằng cách đồng thời kết hợp
với những kinh nghiệm có liên quan trong quá khứ. Tuy nhiên, sai lầm chính là do
giả định
rằng sự tương tự trong khía cạnh này tạo ra sự tương tự trong khía cạnh khác.
Tương tự, con người thường có xu hướng nhận biết xác suất của các vấn đề tương
đồng với những gì đã xảy ra trước đó.
8. Tính bảo thủ (Conservatism) :
- Khi điều kiện kinh tế vĩ mô hay vi mô thay đổi người ta có xu hướng chậm phản
ứng với những thay đổi đó, họ gắn nhận định của mình với tình hình chung trong
một giai đoạn dài hạn trước đó. Tức là khi có tin nền kinh tế suy giảm, họ cho rằng
kinh tế kém đi chỉ là tạm thời, dài hạn vẫn là đi lên, mà không nhận thấy có thể tin
đó phát đi tín hiệu một chu kỳ suy thoái nhiều năm đã bắt đầu.
- Hiệu ứng này ngược lại với lệch lạc do tình huống điển hình. Con người chậm
phản ứng trước những sự thay đổi do những thói quen dài hạn trước đó. Nhưng
nếu thời gian đủ dài, họ sẽ điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thay đổi. Ví dụ, khi
ban đầu tin tức công bố của một công ty cho thấy lợi nhuận giảm, người ta vẫn tin
rằng đây chỉ là giảm tạm thời, và phản ứng chậm với thông tin này, nên giá cổ
phiếu công ty có tin xấu vẫn giảm chậm. Đến khi liên tục vài quý sau, tình hình
vẫn xấu, thì người ta đã “phát hiện” ra một tình huống điển hình mới: Công ty này

quý trước cũng kinh doanh kém, quý này cũng kinh doanh kém, vậy nên bán tống

Lý Thuyết Tài Chính Hành Vi

Trang 9/17


cổ phiếu công ty này đi để tránh lỗ. Thế là mọi người đổ xô đi bán cổ phiếu. Kết
quả, lại dẫn đến phản ứng thái quá.
IV. Tìm hiểu hành vi đầu cơ ( hiện tượng đầu cơ bong bóng trong chứng
khoán):
1. Hiện tượng bong bóng là gì:
- Hiện tượng bong bóng kinh tế (đôi khi còn gọi là "bong bóng đầu cơ", "bong
bóng thị trường", "bong bóng tài chính" ) là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường
trong đó giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá vô lý
hoặc mức giá không bền vững. Mức giá cao thái quá này của thị trường không hề
phản ánh mức độ thỏa dụng hay sức mua của người tiêu dùng theo như các lý
thuyết kinh tế thông thường.
- Trong thị trường chứng khoán: hiện tượng bong bóng mô tả hiện tượng giá
chứng khoán vượt quá giá trị thực ( giá trị chính xác ) của chúng và cứ tiếp tục
tăng cho đến khi giá đột ngột rơi tự do và quả bong bóng vỡ.
2. Sụp đổ thị trường chứng khoán:
- Sụp đổ thị trường chứng khoán là hiện tượng suy giảm nhanh của tổng giá trị
toàn thị trường, thông thường là gắn với sự vỡ của bong bóng chứng khoán.
- Hành động bán một cách hoản loạn là biểu hiện chung của thị trường sau khi
bong bóng bị vỡ, khi đó ai cũng muốn bán đi, đẩy loại cổ phiếu đang giảm giá
từng giây mà mình đang nắm giữ cho người khác, nhưng trong tình cảnh đó việc
mua vào là rất ít.
- Kết quả của tình trạng bán một cách điên cuồng là thị trường đi xuống rất nhanh
trên mọi khía cạnh, dẫn đến sự sụp đổ và tác động đến tất cả nhà đầu tư.

- Thông thường sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán sẽ là một giai đoạn suy
thoái kinh tế.
- Mối liên hệ giữa bong bóng đầu cơ và sụp đổ thị trường chứng khoán có thể so
sánh với mây và mưa. Có thể có mây nhưng không có mưa, nhưng đã có mưa thì
chắc chắn phải có mây, bong bóng là mây và tình trạng sụp đổ của thị trường là

Lý Thuyết Tài Chính Hành Vi

Trang 10/17


mưa. Lịch sử cho thấy sụp đổ thị trường là hệ quả bắt nguồn từ tình trạng bong
bóng thị trường bị vỡ, mây càng dầy, bong bóng sẽ càng to và mưa sẽ càng lớn.
3. Những nguyên nhân hình thành bong bóng chứng khoán:
- Nguyên nhân hình thành bong bóng chứng khoán có nhiều nguyên nhân. Tuy
nhiên nguyên nhân chính là do tâm lý đầu tư bầy đàn, đầu tư theo phong trào tạo
vô hình đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có tổ chức có nguồn vốn lớn làm giá
cổ phiếu.
- Làm giá cổ phiếu: Những người có nguồn vốn lớn trên thị trường chứng khoán
sẽ lợi dụng tâm lý bầy đàn để thao túng thị trường hay còn gọi là hoạt động làm
giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
3.1. Hoạt động làm giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán: theo quy định
điều 28, mục 6 về phạm vi quy định về giao dịch chứng khoán của Nghị định
36/2007/NĐ-CP, hành vi thao túng giá cổ phiếu thị trường chứng khoán được ghi
rõ: “là hành vi của các nhà đầu tư cá nhân hoặc nhà đầu tư tổ chức thực hiện các
giao dịch nhầm làm cho các nhà đầu tư khác hiểu sai lệch về thị trường, tạo ra
cung cầu giả tạo, hay việc cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua bán để thao
túng giá chứng khoán”.
- Tạo ra giao dịch vòng tròn, tức là người này bán cho người kia, sau một vòng
giao dịch cổ phiếu trở về người bán ban đầu, nhưng giữa người bán và người mua

thu về lợi nhuận không đáng kể hoặc thậm chí là không có lợi nhuận, hành động
này nhằm tạo tâm lý cho nhà đầu tư tâm lý chứng khoán đó có tính ổn định cao,
thường xuyên giao dịch trên thị trường, khối lượng giao dịch bình quân mỗi ngày
tương đối lớn, có tính thanh khoản cao.
3.2. Quy trình làm giá cổ phiếu:
- Cung và cầu có tác động lớn, trực tiếp đến giá cả, từ đó phát sinh những toan tính
không lành mạnh tác động đến giá cả thông qua việc tác động mạnh đến cung và
cầu theo một cách giả tạo. Có nhiều cách để thực hiện cho mục đích này. Dù thực
hiện dưới dạng hành vi nào đi chăng nữa thì cũng chỉ nhầm tạo ra cơn sốt ảo về

Lý Thuyết Tài Chính Hành Vi

Trang 11/17


việc có một lượng lớn người mua. Như một tất yếu theo quy luật cung cầu: cầu
tăng, lượng cổ phiếu không đổi thì giá sẽ tăng mạnh.
- Quy trình làm giá cổ phiếu: có 2 bước: đẩy giá và xả hàng.
Bước 1: đẩy giá:
+ Họ tiến hành bán ra mạnh ở mức giá cao gần trần trong tài khoản A. Các nhà
đầu tư nhỏ nhận thấy lượng đặt bán ở giá cao nhiều quá nên nghĩ rằng giá khó tăng
cao hơn nên họ bán ra ở các mức giá thấp hơn.
+ Khi khối lượng bán tăng cao và ở các mức giá thấp thì nhà đầu tư lớn tiến hành
mua lại ở tài khoản B, khối lượng bán suy giảm thì các nhà đầu tư nhỏ khác lại
tranh mua giá cao hơn và nhà đầu tư lớn không tốn nhiều sức lực để đưa giá lên
cao. Biện pháp bán mua “xoay vòng đảo hàng” này rất hiệu quả vì vừa có lợi
nhuận ngay trong ngày vừa đạt mục tiêu đẩy giá lên cao.
+ Đặc điểm của cách thức đẩy giá này là khối lượng giao dịch vẫn tốt trong các
phiên giao dịch, giá vẫn tăng mặc dù có thể không tăng trần liên tiếp.
Ở hình thức này các nhà đầu nhỏ có thể tham gia nếu nhận định tốt xu hướng của

thị truờng nhưng không nên mạo hiểm tham gia khi mức giá đã tăng quá cao. Thời
gian qua, có một cổ phiếu đã tăng hơn 200% từ 26.000đ/CP lên đến đỉnh cao gần
80.000đ/CP trong trường hợp này.
Bước 2: xả hàng
+ Sau quá trình đẩy giá, các nhà đầu tư lớn sẽ hoạch định việc xả hàng ở các mức
giá cao. Họ đặt mua ào ạt cổ phiếu ở giá trần nhằm tạo tâm lý hưng phấn cho các
nhà đầu tư khác.
+ Trên bảng điện tử xuất hiện một lượng lớn cổ phiếu được đặt mua giá trần, các
nhà đầu tư nghĩ rằng giá sẽ vẫn còn tiếp tục tăng mạnh nên cũng đặt mua ào ào
theo ở giá trần. Khi thấy lượng đặt mua đủ lớn, nhà đầu tư lớn sẽ dùng tài khoản B
bán dần cổ phiếu ra, với số lượng bán lớn hơn số lượng đặt mua.
+ Cách thức đẳng cấp cao hơn là nhà đầu tư lớn đầu giờ đặt mua giá trần và ATO
(ATO là lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa, là lệnh đặt
mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa) với khối lượng lớn, các nhà

Lý Thuyết Tài Chính Hành Vi

Trang 12/17


đầu tư khác cũng tranh giành đặt lệnh mua giá trần để chờ khớp, vì lượng mua quá
lớn nên phiên đầu tiên khối lượng khớp thường không đáng kể.
+ Trong phiên khớp lệnh liên tục nhà đầu tư lớn thực hiện huỷ lệnh mua giá trần
đang ở thứ tự chờ khớp ưu tiên nhưng cũng đồng thời đặt lại ngay một lượng mua
tương tự ở mức giá trần trong tài khoản khác, việc huỷ và đặt lệnh mua lại diễn ra
rất nhanh trong tích tắc nên trên bảng điện tổng số lượng mua hầu như không đổi
nhưng các nhà đầu tư khác đang ở thứ tự ưu tiên khớp đầu tiên.
+ Lúc này nhà đầu tư lớn sẽ tiến hành bán số cổ phiếu phù hợp với lượng mua của
các nhà đầu tư khác rồi tạm ngưng bán. Thấy số lượng mua giá trần vẫn còn nhiều
(nhưng thực chất là lượng mua của chính nhà đầu tư lớn), các nhà đầu tư khác

“yên tâm” đặt mua giá trần, quá trình cứ thế tiếp diễn.
+ Tuy nhiên trong các trường hợp đặc biệt do biến động của thị trường, nhà đầu tư
lớn có thể chấp nhận bán dần ở giá thấp hoặc giá sàn để “xả hàng” mà không mua
lại vì họ đã có được lợi nhuận cực lớn trong quá trình đưa giá từ các mức thấp lên
đỉnh cao.
+ Khi nhà đầu tư lớn không tiến hành mua lại nữa thì giá cổ phiếu sẽ đứng hoặc đi
xuống, các nhà đầu tư mua ở vùng giá đỉnh cao sẽ thiệt hại rất nặng.
CHƯƠNG III: TÌM HIỂU THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG GIAI
ĐOẠN BONG BÓNG ĐẦU CƠ
I. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn bong bóng đầu cơ .
-

Năm 2007 được xem là mốc đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ nhất của thị

trường chứng khoán Việt Nam. Giai đoạn này thị trường chứng khoán chia làm hai
giai đoạn chính:

Lý Thuyết Tài Chính Hành Vi

Trang 13/17


Biều đồ: Tình hình thị trường chứng khoán ViệtNam năm2007
-

Đầu năm 2007 đến giữa năm 2007: thị trường tăng trưởng nhanh và là một

trong những thị trường thị trường tài chính mới nổi có tình hình chứng khoán nóng
và đã xuất h Hiện tượng “khát chứng khoán” và hiện tượng “nổi bong bóng” khiến
cho một số chuyên gia lo ngại sẽ có hiện tượng đảo chiều dòng vốn. Họ thậm chí

đã nghĩ đến biện pháp kiểm soát vốn. “Qúa nóng” là từ mà các chuyên gia nhận
định về thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007, chỉ số P/E lên tới 38-40
trong khi thông thường chỉ ở mức 15-17 lần.
- Trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư ngoại gọi thị trường Việt Nam là
“Second China” ở châu Á và nhận xét đây là điểm sáng về đầu tư. Thị trường
chứng khoán Việt Nam được đánh giá là thành công, với mức tăng trưởng chỉ số
VN-Index là 23.3% và HASTC Index là 33.2% so với năm 2006. Tổng giá trị vốn
hàng hóa thị trường (cả hai sàn HOSE và HASTC, chưa tính đến trái phiếu) đã đạt
trên 43% so với GDP, vượt xa mức so với mục tiêu của nhà nước đặt ra là tới năm
2010. Hơn 330.000 tài khoản đã được mở ra so với hơn 130.000 tài khoản trong
năm ngoái. Điều này thể hiện mức độ quan tâm của công chúng đầu tư lên thị
trường chứng khoán ngày càng lớn. Số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư
nước ngoài gần 5900 tài khoản ( 5400 tài khoản cá nhân và 500 tài khoản tổ chức)

Lý Thuyết Tài Chính Hành Vi

Trang 14/17


tăng gấp 3 lần so với năm 2006. Nhà đầu tư nước ngoài hiện đang nắm giữ từ 2530% cổ phần của các doanh nghiệp niêm yết và chiếm khoảng 18% giao dịch toàn
thị trường. Giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường
chính thức ước khoảng 7.6 tỷ USD (nếu tính cả thị trường không chính thức con số
này đạt 20 tỷ USD) tăng gấp 3 lần so với năm 2006.
- Rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho sự phát triển quá nóng của Thị
trường chứng khoán Việt Nam. Nhà đầu tư trong nước đổ lỗi cho nhà đầu tư nước
ngoài, nhà đầu tư nước ngoài đổ lỗi cho sự "điên cuồng” của nhà đầu tư trong
nước. Tuy nhiên quy chung lại phần lớn đồng tình cho rằng nguyên nhân chính là
do tâm lý đầu tư bầy đàn, đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư trong nướcthiếu kiến thức cũng như không có kỳ vọng riêng. Và chơi chứng khoán trong thời
gian vừa qua đã được báo chí nói tới như một thứ “mốt”, một “phong trào” lan
truyền nhanh hơn bất cứ dịch bệnh nào, trên khắp cả nước.

II. Thực trạng thị trường sau “bong bóng đầu cơ”:
- Tình hình thị trường chứng khoán ViệtNam năm 2008

Biểu đồ: Tình hình thị trường chứng khoán ViệtNam năm 2008

Lý Thuyết Tài Chính Hành Vi

Trang 15/17


+ Trong khi trong quí I, VN-Index mất 43,9% điểm so với đầu năm (921,07 từ
ngày 2/1/2008). Đáy của quí I là 496,64 điểm vào ngày 25/3/2008.
+ Trong quí 2 cả khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch đều giảm và là quý có
tính thanh khoản kém nhất trong năm (bình quân mỗi phiên giao dịch với khối
lượng 5.942.920 cổ phiếu).
+ Trong quý 3, VN-Index thiết lập đỉnh trong 10 phiên tăng điểm liên tục với
mức gía đóng cửa là 561,85 vào ngày 27/8/2008. Đáy của VN-Index trong quý 3
với mức giá đóng cửa là 409,61 điểm vào ngày 1/7/2008.
+ Quý 4, VN-Index với xu hướng tiếp tục giảm điểm với đáy là 286.85 vào ngày
10/12/2008 và đây cũng là mức đáy của năm 2008.
- Tình hình thị trường chứng khoán ViệtNam năm 2009:

Biểu đồ: Tình hình thị trường chứng khoán ViệtNam năm 2009
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN
- Sau khi tìm hiểu đề tài, chúng ta có thể thấy rằng: phần lớn các nhà đầu tư trong
năm 2007 đến 2008 dường như nhận ra được tính nghiêm trọng của bong bóng
đầu cơ, tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục đầu tư mặc dù biết rằng rủi ro sụp đổ rất cận kề.

Lý Thuyết Tài Chính Hành Vi


Trang 16/17


Điều này chính nó có thể được mô tả là hành vi bất hợp lý. Dường như không có
sự khác biệt hành vi đáng kể giữa cả nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức
vì cả hai nhóm nhà đầu tư này đều thực hiện những thay đổi tương đồng về đặc
điểm đầu tư và các hành động chủ yếu của họ thông qua những hành vi tâm lý
giống nhau, bất kể một ít khác biệt về sự quá tự tin của nhà đầu tư có tổ chức.
Thuyết triển vọng và phương pháp giải quyết vấn đề bằng kinh nghiệm giúp ta
hiểu các yếu tố có thể có nằm dưới hiện tượng bong bóng đầu cơ, mặc dù không
đưa ra câu trả lời toàn diện cho mọi vấn đề quanh những yếu tố lạ thường của thị
trường. Tuy nhiên, một cách hiểu phổ biến hơn của các yếu tố này và cái cách mà
các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến việc ra quyết định của chúng ta giúp ta tránh
được những bong bóng đầu cơ tương tự và nâng cao hiệu quả của thị trường tài
chính toàn cầu ngày nay. Bất chấp những thua lỗ không thể tránh được được nhận
ra bởi các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức, như là vụ nổ của bong bóng đầu cơ, niềm
tin vào thị trường cuối năm 2008 dường như rất cao. Từ nhận thức lịch sử đầu tư
dài hạn vào thị trường chứng khoán ta đã có thể rút ra và hiểu các yếu tố ảnh
hưởng thị trường, nó có thể giúp để hiểu rõ hơn tính không thể dự đoán được.

Lý Thuyết Tài Chính Hành Vi

Trang 17/17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×