Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Hướng dẫn ôn tập môn giới và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.72 KB, 13 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á

TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
MÔN: GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN
Mục đích
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa nắm vững nội dung ôn tập
và làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài giảng của
giảng viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo.
Nội dung hƣớng dẫn
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội dung trọng tâm
của môn học được xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc
kỹ năng cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.
Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức và luyện tập
kỹ năng để đạt được những nội dung trọng tâm.
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hướng
dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc
những nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm.
Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có tính chất
minh hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.

1


PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
CHƢƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH KHOA HỌC NGHIÊN CỨU PHỤ NỮ & GIỚI
Chủ đề 1.1: Quá trình phát triển khoa học nghiên cứu phụ nữ và giới
Chủ đề 1.2: Các đặc điểm & mục tiêu của phụ nữ học
Chủ đề 1.3: Hệ quả của tình trạng phụ thuộc của phụ nữ


Chủ đề 1.4: Phần tự học - đọc tài liệu, các đường link trong đề cương & slide bài giảng
Chủ đề 1.5: Phần tự đánh giá
CHƢƠNG 2: GIỚI VÀ GIỚI TÍNH
Chủ đề 2.1: Giới tính và những đặc trưng của giới tính
Chủ đề 2.2: Giới và những đặc trưng của giới
Chủ đề 2.3: Bình đẳng giới
Chủ đề 2.4 : Phần tự học - đọc tài liệu, các đường link trong đề cương & slide bài giảng
Chủ đề 2.5 : Phần tự đánh giá
CHƢƠNG 3: PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI
Chủ đề 3.1: Phân công lao động theo ba loại vai trò/hoạt động:
Chủ đề 3.2: Công cụ phân tích giới Harvard 1
Chủ đề 3.3: Định kiến giới
Chủ đề 3.4: Phần tự học- đọc tài liệu, các đường link trong đề cương & slide bài giảng
Chủ đề 3.5: Phần tự đánh giá
CHƢƠNG 4: NHU CẦU GIỚI
Chủ đề 4.1 Nhu cầu thiết thực & Nhu cầu chiến lược
Chủ đề 4.2 Lý thuyết nhu cầu và lý thuyết nữ quyền
Chủ đề 4.3. Tiếp cận và kiểm soát
Chủ đề 4.4: Phần tự học
Chủ đề 4.5: Tự đánh giá
CHƢƠNG 5: PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN (WID) & PHỤ NỮ và PHÁT TRIỂN
(GAD)
Chủ đề 5.1 Phát triển là gì?
Chủ đề 5.2 Phụ nữ trong phát triển là gì? (WID)
Chủ đề 5.3 Giới và phát triển là gì ? (GAD)
2


Chủ đề 5.4: Phần tự học
Chủ đề 5.5: Phần tự đánh giá

CHƢƠNG 6: TĂNG QUYỀN LỰC
Chủ đề 1: Quyền là gì? Quyền con người, quyền của phụ nữ là gì?
Chủ đề 2: Tăng quyền lực là gì?
Chủ đề 3: Sự tham gia
Chủ đề 4: Phần tự học
Chủ đề 5: Phần tự đánh giá

3


PHẦN 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP
CHƢƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH KHOA HỌC NGHIÊN CƢU PHỤ NỮ & GIỚI
Chủ đề 1.1: Quá trình phát triển khoa học nghiên cứu phụ nữ và giới
Phụ nữ học
Những điều kiện và tiền đề sự ra đời Phụ Nữ Học
o

Do nhu cầu nhận thức-lý luận

o

Do nhu cầu của phong trào phụ nữ quốc tế

o

Do điều kiện của sự phát triển KT-XH

o

Do điều kiện của sự phát triển VH-XH


Chủ đề 1.2: Các đặc điểm & mục tiêu của phụ nữ học
Bốn đặc điểm của phụ nữ học
Mười bốn mục tiêu của phụ nữ học
Chủ đề 1.3: Hệ quả của tình trạng phụ thuộc của phụ nữ
Chủ đề 1.4: Phần tự học - đọc tài liệu, các đường link trong đề cương & slide bài
giảng
Mười hai lãnh vực quan tâm của Hội nghị Thế Giới về Phụ Nữ
Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ
Hội nghị cấp cao thiên niên kỷ thông qua 8 mục tiêu thiên niên kỷ
Chủ đề 1.5: Phần tự đánh giá:
Thảo luận: Chọn chủ đề nghèo đói trong 12 lãnh vực để thào luận
Thảo luận: Nếu những ý kiến riêng của anh chị về câu nói sau đây của Sheila
Ruth (2008) “Trước đây phụ nữ thường được nhìn vào, ít khi phụ nữ có được
cái nhìn riêng về chính mình”
ÔN CƢƠNG LĨNH BẮC KINH - 12 LÃNH VỰC QUAN TÂM CỦA HỘI NGHỊ
THẾ GIỚI VỀ PHỤ NỮ
Tại sao bạo lực là một lĩnh vực quan tâm chính trong Cương lĩnh hành động của
Hội nghị thế giới lần thứ IV
Nêu 12 lãnh vực quan tâm của Hội nghị Thế giới lần thứ IV về Phụ nữ
(4-15/09/1995 tại Bắc Kinh – Trung Quốc). Chọn 1 lãnh vực để phân tích
Chọn một trong tám mục tiêu thiên niên kỷ để phân tích
ÔN CÔNG ƢỚC CEDAW
Theo điều 10c trong công ước CEDAW, yêu cầu sửa đổi sách giáo khoa,
chương trình học tập và phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông với mục
đích loại bỏ mọi quan niệm rập khuôn về vai trò của nam giới và nữ giới ở mọi
4


cấp. Theo bạn, quan niệm rập khuôn là gì? Sách giáo khoa, chương trình học tập

cần cải thiện như thế nào để có thể loại bỏ quan niệm rập khuôn ấy?
Chọn Điều 5 của Công ước CEDAW để phân tích
CHƢƠNG 2: GIỚI VÀ GIỚI TÍNH
Chủ đề 2.1: Giới tính và những đặc trƣng của giới tính
Khái niệm giới tính
Những đặc trưng của giới tính.
Những trường hợp đặc biệt của giới tính: đồng tính, song tính & chuyển đổi giới
tính
Chủ đề 2.2: Giới và những đặc trƣng của giới
Khái niệm giới
Những đặc trưng của giới
Các biểu hiện về giới
Những quan niêm rập khuôn về giới
Chủ đề 2.3: Bình đẳng giới
Bình đẳng giới là gì?
Bình đẳng giới trong công việc
Bất bình đẳng giới trong công việc
Ba cách tiếp cạnh bình đẳng giới.
Chủ đề 2.4 : Phần tự học - đọc tài liệu, các đường link trong đề cương & slide bài
giảng
Luật Bình Đẳng Giới & Luật Phòng Chống Bạo Lực Gia Đình
Chiền lược quốc gia về bình đẳng giới tới năm 2020
Bình đẳng giới đồng nghĩa với thịnh vượng và tăng trưởng kinh tế.
Chủ đề 2.5 : Phần tự đánh giá
Nhận diện: Giới và giới tính
Thảo luận: Tại sao người Việt có tâm lý ưa thích con trai?
Tại sao lồng ghép giới vào các chương trình/dự án phát triển lại quan trọng?
ÔN CHƢƠNG 2: Đọc bài đọc thêm chƣơng 2 trong đề cƣơng + slide bài giảng
Phân tích sự khác biệt giữa giới và giới tính, cho ví dụ. Nhận xét về giới và giới
tính và lý giải tại sao người ta hay nhầm lẫn giữa giới và giới tính.

Hãy bình luận, “Tại sao nam giới tham gia vào công tác bình đẳng lại quan
trọng?” (đọc bài đọc thêm trong đề cương)

5


Bình đẳng giới là nam giới và nữ giới đều bình đẳng về cơ hội, việc làm, tiếp
cận và kiểm soát nguồn lực và được hưởng thụ ngang nhau về thành quả đã đạt
được. Tuy nhiên, trên thực tế, người ta hiểu nhầm là bình đẳng giới chỉ nói về
phụ nữ và trẻ em gái, là đòi quyền, là vượt quyền, là nam nữ giống hệt nhau ...
Hãy phân tích và lý giải điều này để họ hiểu bình đẳng giới thực chất là gì? Sự
hiểu nhầm về bình đẳng giới có tác động tiêu cực ra sao? Truyền thông không
nhạy cảm giới đã dẫn đến những tác động tiêu cực gì cho sự tiến bộ của phụ nữ?
Bất bình đẳng là gì? Hãy nêu một trường hợp bất bình đẳng giới trong thực tế
mà anh/chị biết hoặc đọc trên báo chí, sách vở. Hãy phân tích những nguyên
nhân dẫn đến bất bình đẳng giới của trường hợp này. Nêu một vài hoạt động để
nâng nhận thức về bình đẳng giới tại địa phương.
CHƢƠNG 3: PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG THEO GIỚI
Chủ đề 3.1: Phân công lao động theo ba loại vai trò/hoạt động:
Vai trò sản xuất
Vai trò tái sản xuất
Vai trò cộng đồng
Chủ đề 3.2: Công cụ phân tích giới
Công cụ phân tích giới Harvard 1: Biểu đồ thời gian một ngày.
Chủ đề 3.3: Định kiến giới
Định kiến giới là gì?
o Bốn loại định kiến giới cơ bản
Làm gì khi chứng kiến định kiện giới?
Chủ đề 3.4: Phần tự học- đọc tài liệu, các đường link trong đề cương & slide bài
giảng

Luật Lao Động & Luật Hôn Nhân & Gia đình.
Định kiến giới trong, chọn nghề, tuyển dụng, đề bạt, các thông điệp quảng cáo
của truyền thông đại chúng v.v. ở nước ta hiện nay
Hình ảnh của phụ nữ và nam giới trên các phương tiện truyền thông và ảnh
hưởng của chúng đến vai trò giới
Chủ đề 3.5: Phần tự đánh giá
Thực hành công cụ phân tích giới Harvard 1 (biểu đồ một ngày của vợ và
chồng) và thảo luận ba vai trò giới và nhận xét công việc hàng ngày của nam và
nữ.
ÔN CHƢƠNG 3: Đọc bài đọc thêm chƣơng 3 trong đề cƣơng + slide bài giảng
Nêu ba vai trò giới và tại sao phải hiểu rõ ba vai trò giới và nguyên nhân dẫn
đến phân công bất bình đẳng 3 vai trò này trong xã hội Việt Nam.

6


Những định kiến về vị trí, vai trò của nữ và nam giới đã ảnh hưởng như thế nào
đối với việc thực hiện bình đẳng giới?
Phân tích tại sao định kiến giới là rào cản đối với sự tiến bộ và phát triển của
phụ nữ Việt Nam. Anh/chi hãy đưa ra 3 giải pháp để xóa bỏ định kiện giới?
Hãy bình luận về tác động của các quảng cáo đối với sự hình thành khuôn mẫu
giới. Đề xuất giải pháp thay đổi hình thức quảng cáo để tạo sự thay đổi cách
nhìn nhận về vai trò và vị trí của phụ nữ và nam giới.
CHƢƠNG 4: NHU CẦU GIỚI
Chủ đề 4.1 Nhu cầu thiết thực & Nhu cầu chiến lƣợc
Nhu cầu thiết thực
Nhu cầu chiến lược
Chủ đề 4.2 Lý thuyết nhu cầu và lý thuyết nữ quyền
Lý thuyết nhu cầu
Các lý thuyết nữ quyền

Chủ đề 4.3. Tiếp cận và kiểm soát
Tiếp cận là gì
Kiểm soát là gì
Công cụ phân tích giới Harvard 2 : Mô hình tiếp cân và kiểm soát.
Chủ đề 4.4: Phần tự học
Nhạy cảm giới, mù giới, lồng ghép giới
Chủ đề 4.5: Tự đánh giá
Xác định nhu cầu thiết thực & nhu cầu chiến lược
Thảo luận dự án phát triển
ÔN CHƢƠNG 4
Lý giải quan điểm cho rằng “Giảm ngược đãi, bạo hành đối với phụ nữ” là đáp
ứng nhu cầu chiến lược.
Nhu cầu giới, nhu cầu thiết thực, nhu cầu chiến lược và nêu các ví dụ cụ thể đối
với từng loại nhu cầu này. Khi các dự án phát triển tại địa phương đáp ứng các
nhu cầu thiết thực và chiến lược thì vai trò và vị thế của phụ nữ được cải thiện
và thay đổi ra sao?
Tại sao tiếp cận và kiểm soát nguồn lực cho phụ nữ lại quan trong trong bối
cảnh Việt Nam?

7


CHƢƠNG 5: PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN (WID) & PHỤ NỮ và PHÁT TRIỂN
(GAD)
Chủ đề 5.1 Phát triển là gì?
Phát triển là gì?
Yếu tố cơ bàn của một dự án phát triển
Các chỉ số đo lường dự án phát triển (Chỉ số phát triển con người, Chỉ số bất bình
đẳng giới, chỉ số phát triển giới)
Chủ đề 5.2 Phụ nữ trong phát triển là gì? (WID)

Cách tiếp cận
Trọng tâm
Vấn đề
Mục tiêu
Giải pháp
Các chiến lược
Ưu điểm và hạn chế của WID
Chủ đề 5.3: Giới và phát triển là gì ? (GAD)
Cách tiếp cận
Trọng tâm
Vấn đề
Mục tiêu
Giải pháp
Các chiến lược
Ưu điểm và hạn chế của WID
Chủ đề 5.4: Phần tự học
Báo cáo phát triển thế giới 2012. Bình đẳng và phát triển
Báo cáo phát triển con người năm 2013. Sự trỗi dậy của các nước Nam bán cầu:
Tiến bộ về con người trong một thế giới đa dạng
Chủ đề 5.5: Phần tự đánh giá
Tìm hiểu dự án phát triển theo mô hình WID hay GAD và phân tích những
điểm mạnh và điểm hạn chế của mô hình này
Nếu được giao triển khai một hoạt động/dự án tại địa phương, anh chị sẽ chọn
mô hình tiếp cận nào? Giải thích lý do dựa vào quan điểm giới
ÔN CHƢƠNG 5: Đọc bài đọc thêm chƣơng 2 trong đề cƣơng + slide bài giảng
Phụ nữ trong phát triển (WID) và Giới và phát triển (GAD) là gì? Hãy so sánh
hai phương pháp tiếp cận WID và GAD, đồng thời nêu những điểm mạnh và
8



điểm hạn chế của từng phương pháp tiếp cận này. Nếu được giao triển khai một
dự án phát triển tại cộng đồng, anh/chị sẽ chọn lối tiếp cận nào, tại sao anh/chị
chọn lối tiếp cận đó và sẽ thiết kế những hoạt động cụ thể nào?
CHƢƠNG 6: TĂNG QUYỀN LỰC
Chủ đề 1: Quyền là gì? Quyền con ngƣời, quyền của phụ nữ là gì?
Quyền là gì?
Quyền con người là gì?
Quyền của phụ nữ và trẻ em gái là gì?
Chủ đề 2: Tăng quyền lực là gì?
Tăng quyền lực là gì?
Ý nghĩa của tăng quyền lực
Chiến lược tăng quyền lực cho phụ nữ: Năm cấp độ tăng quyền lực cho phụ nữ
Chủ đề 3: Sự tham gia
Tại sao nam nữ tham gia lại quan trọng?
o Tham gia trong gia đình
o Tham gia trong chính trị
o Tham gia trong kinh tế
o Tham gia trong văn hóa-xã hội
Các bước tham gia
Chủ đề 4: Phần tự học
Lý thuyết về Tăng Quyền Lực
Tăng quyền lực cho phụ nữ
Bình đẳng giới và tăng quyền năng cho phụ nữ là chìa khóa để giảm nghèo toàn
cầu
Chủ đề 5: Phần tự đánh giá
Một trong những yếu tố quan trọng của tăng quyền lực cho phụ nữ là kiểm soát chính cơ
thể của họ. Theo anh/chị, tại sao yếu tố này lại quan trọng đối với tiến trình tiến đến bình
đẳng giới? Hãy dùng ví dụ trong thực tế để chứng minh quan điểm của anh/chị
ÔN CHƢƠNG 6:
1) Nêu cảm nghĩ của anh/chị về khóa học, cụ thể như: anh/chị đã học được những

gì? Tâm đắc điều gì nhất? Có điều gì anh/chị cho là thách thức và khó thực hiện
trong thực tiễn?
Hãy nêu ngắn gọn một hoạt động giới mà anh/chị dự định sẽ triển khai trong
gia đình, tại địa phương hay tại cơ quan trong tương lai gân (Nêu càng cụ thể
càng tốt).
9


2) Luật bình đẳng giới, chú ý điều 13, Khoản 2 về đề bạt chức vụ, tuổi nghỉ hưu
Khoản 2, Điều 13 trong Luật Bình đẳng giới của Việt Nam quy định về Bình
đẳng giới trong lĩnh vực lao động: “Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ
tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có
tiêu chuẩn chức danh”.
Hiện tại, độ tuổi nghỉ hưu của phụ nữ là 55, và nam giới là 60. Điều này ảnh
hưởng như thế nào đến việc thực hiện “ bình đẳng độ tuổi khi được đề bạt,
bổ nhiệm”.
Trình bày ý kiến riêng của anh/chị về đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu của nữ giới
để giảm khoảng cách tuổi nghỉ hưu của nữ giới so với nam giới.
3) Từ xa xưa đến nay, Việt Nam có rất nhiều phụ nữ anh hùng, quả cảm, vượt lên
những rào cản, định kiến xã hội như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Hồ Xuân Hương,
Nguyên phi Ỷ Lan, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị
Bình, Tôn Nữ Thị Ninh,…
Anh/chị hãy:
chọn một phụ nữ mà anh/chị ngưỡng mộ nhất và nêu sơ lược về cuộc đời sự
nghiệp của người phụ nữ này
dùng quan điểm “giới và phát triển” để phân tích tại sao anh/chị ngưỡng mộ
người phụ nữ ấy.
4) Tăng quyền lực là gì? Trình bày và vẽ sơ đồ các bước tăng quyền lực cho phụ
nữ? Lý giải tại sao tăng quyền lực cho phụ là một trong tám mục tiêu thiên niên
kỷ do Liên Hiệp Quốc đề ra?


10


PHẦN 3. HƢỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
a/ Hình thức kiểm tra và kết cấu đề
Đề kiểm tra bao gồm hai câu tự luận
Hai câu tự luận, mỗi câu được 5 điểm được phân phối như sau:
o Một câu thường có từ 2-3 ý. Mỗi ý sẽ tính từ 1 hoặc 2 điểm.
b/ Hƣớng dẫn làm bài phần tự luận
Trước hết đọc và tìm hiểu xem câu hỏi có mấy ý, gạch dưới từng ý một. Kế đến,
xem câu trả lời lien quan tới quan điểm giới nào và dùng những quan điểm này
để phân tích. Ví dụ: Phân công lao động theo giới thì lien quan tới kiến thức của
ba vai trò giới, cho ví dụ cụ thể thực tế và lý giải từng ý.
Yêu cầu làm theo từng ý một, có thề dùng dấu chấm hoặc gạch đầu hàng đề trà
lời từng ý một.
Yêu cầu cho ví dụ và phân tích từng ý một cách rõ ràng, ngắn gọn, súc tích,
mạch lạc, nhất quán với nhau và dùng các thuật ngữ về giới trong bài, ví dụ:
giới, giới tính, lăng kính giới, quan điểm giới, ...
Phần cảm nhận, viết ngắn gọn và trình bày theo hiểu biết của người học, càng
ghi chi tiết, có ví dụ minh họa từ thực tế thì điểm càng cao.
Yêu cầu dùng ngôn từ của chính sinh viên để ghi lại những khái niệm, nhận xét
từ trong sách, bài đọc thêm hay bài giảng. Nếu chép giống y như bài giảng chỉ
được từ 4 điểm trở xuống hoặc sẽ không được tính điểm.
Chép bài người khác sẽ không được tính điểm.

11


PHẦN 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN

ĐỀ THI
MÔN: GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN
Thời gian làm bài: 90 phút
(Sinh viên KHÔNG đƣợc sử dụng tài liệu)
Nội dung đề thi
Câu 1: (5 điểm)
Thế nào là bình đẳng giới? Bình đẳng giới có phải là mối quan tâm của nam giới
không? Hãy dùng quan điểm giới để giải thích câu hỏi trên.
Câu 2: (5 điểm)
Hãy so sánh nhu cầu thiết thực và nhu cầu chiến lược.
Giả định có Dự án “Làm mẹ an toàn” đã và đang được thực hiện ở nhiều vùng nông
thôn, anh/chị phân tích và giải thích dự án này đáp ứng nhu cầu nào, của ai và có đang lại
sự thay đổi tốt hơn hay xấu đi?
-----Hết---ĐÁP ÁN
Câu 1: (5 điểm)
Nêu định nghĩa bình đẳng giới và cho ví dụ (2 điểm)
Giải thích (3 điểm)
BĐG hàm ý thay đổi cho cả nam và nữ
Mối quan hệ công bằng hơn sẽ cần dựa trên việc xác định lại các quyền và nghĩa vụ
của nam & nữ trong mọi lãnh vực từ gia đình đến ngoài xã hội.
Xem xét các đặc tính của nam giới là những chuẩn mực và phụ nữ là biến thể của
chuẩn mực đó, ví dụ:”Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tỏ ấm” đã được xã hội hóa và
điều này được tăng cường thông qua áp lực và định kiến.
Đàn ông cần phải cùng đóng vai trò nuôi dưỡng và tạo nhiều cơ hội để họ làm điều
này vì họ phải có trách nhiệm với sức khỏe của con cái, sức khỏe của riêng mình và
người cộng sự của họ
Vì/vậy, việc áp dụng quan điểm giới là một bước quan trọng đầu tiên và tiến đến
phát triển bền vững. Quan điểm giới nhấn mạnh rằng bình đẳng giới không chỉ liên

12



quan đến vai trò, trách nhiệm, nhu cầu của cả hai giới, mà còn mối quan hệ giữa
chúng.
Câu 2: (5 điểm)
Định nghĩa thế nào là nhu cầu giới và so sánh nhu cầu thiệt thực và nhu cầu chiến
lược (3 điểm)
Dự án này chỉ tăng cường hiểu biết về cách chăm sóc, nuôi con nhỏ, đáp ứng được
vai trò giới truyền thống ở nông thôn. Người mẹ là người chăm sóc con cái, đặc
biệt khi con còn nhỏ. Sau khi dự án kết thúc, những phụ nữ tham gia dự án đã
“không dám” giao con cho chồng chăm sóc. Theo họ: “Người chồng nuôi con sẽ
không khoa học bằng vợ”, rằng “Nam giới thiếu trách nhiệm trong việc chăm sóc
con”. Còn nam giới, họ cảm thấy hài lòng khi phụ nữ đảm đương tốt công việc
chăm sóc con. Như vậy, dự án Làm mẹ an toàn chỉ đáp ứng được nhu cầu trước
mắt, tạm thời của phụ nữ. (1 điểm)
Nếu dự án có tên là “Làm cha mẹ an toàn”, với đòi hỏi phải có sự tham gia vào
khoá học cả phụ nữ và nam giới, nó sẽ tạo điều kiện cho nam giới có hiểu biết tốt
hơn về quá trình chăm sóc con nhỏ, xóa bỏ được định kiến cho rằng “Nuôi con là
thiên chức của người phụ nữ”. Khi nam giới san sẻ bớt gánh nặng công việc gia
đình, phụ nữ có thêm thời gian nghỉ ngơi và tham gia vào các hoạt động của cộng
đồng, năng lực của họ sẽ được nâng cao. Tóm lại, dự án này nếu đáp ứng nhu cầu
chiến lược của phụ nữ, nó sẽ làm biến đổi thực tế phân công lao động theo giới và
làm thay đổi vị trí, vai trò truyền thống của phụ nữ, góp phần nâng cao bình đẳng
giới (1 điểm).

13




×