Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hướng dẫn ôn tập môn xã hội học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.47 KB, 14 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á

TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
MÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƢƠNG
Mục đích
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa nắm vững nội dung ôn tập
và làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả.
Tài liệu này cần đƣợc sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài giảng của
giảng viên ôn tập tập trung theo chƣơng trình đào tạo.
Nội dung hƣớng dẫn
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội dung trọng tâm
của môn học đƣợc xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc
kỹ năng cốt lõi mà ngƣời học cần có đƣợc khi hoàn thành môn học.
Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức và luyện tập
kỹ năng để đạt đƣợc những nội dung trọng tâm.
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hƣớng
dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và lƣu ý về những sai sót thƣờng gặp, hoặc
những nỗ lực có thể đƣợc đánh giá cao trong bài làm.
Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có tính chất
minh hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.

-1-


PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chƣơng 1: Xã hội học là gì?
Xã hội học : một bộ môn khoa học
o Hai khuynh hƣớng lớn về đối tƣợng nghiên cứu của xã hội học
o Nhãn quan xã hội học


o Lợi ích của nhãn quan xã hội học
Từ tƣ tƣởng xã hội đến khoa học xã hội
o Sự ra đời và phát triển của xã hội học
o Các nhà xã hội học tiền phong:
Xã hội học đƣơng đại và các lý thuyết của nó
o Mô hình lý thuyết tƣơng tác xã hội
o Mô hình lý thuyết cơ cấu chức năng
o Mô hình lý thuyết mâu thuẫn xã hội
Các lãnh vực nghiên cứu của xã hội học
Chƣơng 2: Văn hóa
Văn hoá là gì ?
o Định nghĩa văn hoá
o Ý nghĩa của văn hoá
o Các bộ phận cấu thành văn hoá: văn hoá vật thể , văn hoá phi vật thể
Các thành tố cơ bản cấu tạo của văn hoá: chuẩn mực, giá trị, ngôn ngữ,…
Thái độ đối với văn hoá: Thái độ vị chủng, thái độ xem văn hoá có tính tƣơng
đối,…
Các khả năng khi hai nền văn hoá tiếp xúc với nhau:
o Giao lƣu văn hoá
o Đồng hoá văn hoá
o Thích nghi văn hoá
Sốc văn hóa
Chƣơng 3: Quá trình xã hội hóa-Vị trí và vai trò xã hội
Một số khái niệm cơ bản: quá trình xã hội hoá, nội tâm hoá, nhân cách
Một số lý thuyết giải thích về quá trình xã hội hoá và sự hình thành nhân cách:
o Quan điểm phân tâm học của S. Freud
o Lý thuyết tƣơng tác biểu tƣợng của G. H. Mead
o Lý thuyết đóng kịch của Erving Goffman
Các giai đoạn, môi trƣờng, tác nhân của quá trình xã hội hoá
o Các giai đoạn của quá trình xã hội hoá


-2-


Các môi trƣờng, tác nhân của quá trình xã hội hoá: gia đình, nhà trƣờng,
bạn bè cùng trang lứa, truyền thông đại chúng, môi trƣờng làm việc…
Vị trí, vai trò xã hội là gì?
o Một số khái niệm cơ bản: khuôn mẫu hành vi, vị trí và vai trò xã hội
Một số đặc điểm của vị trí và vai trò xã hội
o

Chƣơng 4: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội
Nhóm xã hội
o Phân loại nhóm
o Các đặc điểm của nhóm sơ cấp và thứ cấp
Các loại hình tổ chức có quy mô lớn
o Tổ chức chính thức
o Tổ chức quan liêu
Tổ chức chính thức và quan hệ sơ cấp trong xã hội hiện đại
Thiết chế xã hội
o Định nghĩa thiết chế xã hội
o Một số nét đặc trƣng của thiết chế xã hội
o Kết cấu, chức năng, quan hệ của thiết chế
Chƣơng 5: Phân tầng xã hội và di động xã hội
Một số khái niệm:
o Dị biệt xã hội là gì ?
o Phân tầng xã hội: đẳng cấp, giai cấp
o Di động xã hội: xã hội đóng, xã hội mở
Những cơ sở cho sự phân tầng xã hội
Đặc trƣng của di động xã hội trong xã hội hiện đại

Các lý thuyết giải thích về phân tầng xã hội:
o Quan điểm của Marx
o Quan điểm của M. Weber
o Một số tranh luận chủ yếu về nghèo đói và phân tầng xã hội
Biến chuyển của phân tầng xã hội.
Phân tầng về chủng tộc, giới và tuổi tác
Chƣơng 6: Kiểm soát xã hội và lệch lạc xã hội
Một số khái niệm:
o Lệch lạc xã hội là gì ?
o Những đặc điểm của lệch lạc xã hội
o Hành vi lệch lạc và hành vi tội phạm
Kiểm soát xã hội : Kiểm soát xã hội là gì ?
-3-


Các chức năng chính yếu của kiểm soát xã hội : cô lập, trừng phạt, can ngăn, răn
đe, phục hồi
Chƣơng 7: Hành vi tập thể và phong trào xã hội
Hành vi tập thể
o Hành vi tập thể là gì ?
o Phân loại hành vi tập thể
Phong trào xã hội
o Khái niệm phong trào xã hội
o Phân loại phong trào xã hội
Các giai đoạn phát triển của phong trào xã hội

-4-


PHẦN 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP

Chƣơng 1: Xã hội học là gì?
Sinh viên cần hiểu xã hội học là gì : xã hội học là một ngành khoa học nghiên cứu
về mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời với xã hội
Hai khuynh hƣớng chính yếu của xã hội học : xu hƣớng cá nhân luận (con ngƣời
quyết định xã hội do Max Weber khởi xƣớng và xu hƣớng tổng thể luận do
Durkheim khởi xƣớng
Nhãn quan xã hội học là gì ? sinh viên chú ý đến những đặc điểm của nhãn quan xã
hội học trong việc giải thích các hiện tƣợng xã hội có khác gì so với lối lý giải
thông thƣờng hay của tâm lý học,…
Lợi ích của nhãn quan xã hội học là gì : nâng cao sự hiểu biết về xã hội, con ngƣời,
trả lời các câu hỏi về những vấn đề xã hội, giảm định kiến cá nhân,…
Lịch sử ra đời của xã hội học : August Comte (Pháp) sử dụng thuật ngữ xã hội học
vào năm 1838. Xã hội học ra đời dựa vào ba tiền đề : (1) tiền đề kinh tế xã hội, (2)
tiền đề chính trị-văn hóa-tƣ tƣởng và (3) tiền đề khoa học và phƣơng pháp luận
Ba lý thuyết chính yếu của xã hội học :
o lý thuyết tƣơng tác xã hội với những giả định rằng xã hội là một tiến trình
tƣơng tác trong các bối cảnh xã hội cụ thể trong đó cá nhân với những môi
trƣờng sống khác nhau sẽ ý thức và có kinh nghiệm khác nhau,…
o lý thuyết chức năng : cho rằng xã hội là một hệ thống các bộ phận có
tƣơng quan, mỗi bộ phận cấu tạo nên xã hội điều đó chức năng riêng và việc
đảm bảo chức năng này góp phần vào việc vận hành chung cho xã hội
o lý thuyết mâu thuẫn : xã hội là một hệ thống bất bình đẳng, có những bộ
phận đƣợc hƣởng nhiều lợi ích hơn những bộ phận khác, sự bất bình đẳng sẽ
dẫn đến mâu thuẫn và những biến chuyển xã hội
Các lãnh vực nghiên cứu của xã hội học: xã hội học văn hóa, xã hội học kinh tế, xã
hội học pháp luật, xã hội học đô thị, xã hội học phát triển,….
Sinh viên đọc TLHT từ trang: 5-38
Chƣơng 2: Văn hóa
Sinh viên chú ý đến những khái niệm : văn hóa là gì ? tính đa nghĩa của khái niệm
văn hóa

Ý nghĩa của văn hóa
Các bộ phận cấu thành nên văn hóa : văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể
Các thành tố cơ bản cấu tạo của văn hoá: chuẩn mực, giá trị, ngôn ngữ, kỹ thuật…
Thái độ đối với văn hoá: Thái độ vị chủng, thái độ xem văn hoá có tính tƣơng
đối,…Sinh viên cần xây dựng thái độ đối với những nền văn hóa khác nhau, không
-5-


đi vào phê phán cảm tính nhƣng cũng cần chú ý đến việc chúng ta với tƣ cách là
những con ngƣời cũng cần lên tiếng phê phán những giá trị văn hóa nào đi ngƣợc
lại với sự tiến bộ hoặc gieo rắt nỗi đau khổ cho ngƣời khác
Các khả năng khi hai nền văn hoá tiếp xúc với nhau
o Giao lƣu văn hoá
o Đồng hoá văn hoá
o Thích nghi văn hoá
o Kháng cự văn hóa
Sốc văn hóa
Sinh viên đọc TLHT từ trang: 60-82
Chƣơng 3: Quá trình xã hội hóa-Vị trí và vai trò xã hội
Sinh viên chú ý đến những khái niệm cơ bản của chƣơng nhƣ: xã hội hoá, nội tâm
hoá, nhân cách cá nhân
Một số quan điểm giải thích về quá trình xã hội hóa về nhân cách cá nhân:
o Quan điểm phân tâm học của S. Freud: bản năng, cái tôi và cái siêu tôi
o Lý thuyết tƣơng tác biểu tƣợng của G. H. Meadv
o Lý thuyết đóng kịch của Erving Goffman
Sinh viên chú ý đến các giai đoạn, môi trƣờng, tác nhân của quá trình xã hội hoá:
o Các giai đoạn của quá trình xã hội hoá: xã hội hóa lần thứ nhất diễn ra
trong gia đình, xã hội hóa lần thứ hai diễn ra khi một cá nhân rời gia đình để
đi học và xã hội hóa lần thứ ba khi cá nhân đó đã thành niên (học hỏi các vị
trí và vai trò làm cha, mẹ, ông, bà,…). Sinh viên cũng chú ý đến sự khác biệt

trong hai loại hình xã hội hóa là xã hội truyền thống và xã hội hiện đại (xã
hội truyền thống quá trình xã hội hóa chủ yếu diễn ra trong gia đình, còn
trong xã hội hiện đại có sự góp sức của nhiều nhân tố hơn: gia đình, xã
hội,…)
o Các môi trƣờng, tác nhân của quá trình xã hội hoá: gia đình, nhà trƣờng,
bạn bè cùng trang lứa, truyền thông đại chúng, môi trƣờng làm việc…Trong
những môi trƣờng trên thì môi trƣờng gia đình là môi trƣờng đầu tiên và
cũng là quan trọng nhất
Vị trí, vai trò xã hội là gì?
o Sinh viên chú ý đến một số khái niệm cơ bản: khuôn mẫu hành vi, vị trí và
vai trò xã hội
o Một số đặc điểm của vị trí và vai trò xã hội: vai trò và văn hóa, vai trò và
nhân cách, xung đột và căng thẳng vai trò
Sinh viên đọc TLHT từ trang: 83-103

-6-


Chƣơng 4: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội
Sinh viên chú ý đến khái niệm nhóm xã hội : nhóm xã hội là một tập hợp những
con ngƣời có những hành vi tƣơng tác lên nhau trên cơ sở những kỳ vọng chung
Phân loại nhóm xã hội : có hai loại nhóm là nhóm sơ cấp và nhóm thứ cấp
o Các đặc điểm của nhóm sơ cấp : có quy mô nhỏ, có những mối quan hệ
mang tính trực diện với nhau, có mục tiêu chung, có tính cách thân mật, gắn
với tình cảm yêu thƣơng nhƣ : gia đình, bạn bè, đồng nghiệp cơ quan,..
o Các đặc điểm của nhóm thứ cấp : bao gồm nhiều ngƣời hơn, quan hệ trong
nhóm ít liên quan đến nhân cách, có mục đích hạn chế, các mối quan hệ chỉ
kéo dài trong một khoảng thời gian xác định và dựa trên những thỏa ƣớc
chung. Các hiệp hội, tổ chức lớn mang những đặc điểm này
Các loại hình tổ chức có quy mô lớn

o Tổ chức chính thức : thƣờng là những nhóm xã hội có quy mô lớn, phức
tạp trong đó những hệ thống quy tắc, chuẩn mực, vị trí và vai trò đều đƣợc
xác định rõ ràng và thƣờng đƣợc quy định thành văn. A.Etzioni phân chia tổ
chức chính thức thành ba nhóm : tổ chức có tính chất tự nguyện (hiệp hội
mang tính chất từ thiện), tổ chức có tính chất duy lợi (công ty, xí nghiệp,..)
và tổ chức cƣỡng bức (nhà tù,..)
o Tổ chức quan liêu : Max Weber đƣa ra những đặc điểm của tổ chức quan
liêu : chuyên môn hóa, thứ bậc trên dƣới của những chức vụ, quy định và
luật lệ, chuyên môn kỹ thuật, quan hệ khách quan, không có tính riêng tƣ và
thông tin chính thức bằng văn bản
Tổ chức chính thức và quan hệ sơ cấp trong xã hội hiện đại : Xã hội càng lớn và
phức tạp thì sẽ dẫn đến sự xuất hiện của những nhóm thứ cấp và các tổ chức chính
thức. điều này sẽ dẫn đến tính hiệu quả cao hơn những cũng dẫn đến tình trạng
dửng dƣng, tính cách máy móc,….
Thiết chế xã hội
o Định nghĩa thiết chế xã hội: là kết cấu các vị trí xã hội ít nhiều có tính cách ổn
định, nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con ngƣời trong xã hội
o Có những loại thiết chế xã hội cơ bản nhƣ: gia đình, giáo dục, kinh tế, chính
trị, văn hóa,…mỗi một thiết chế xã hội sẽ đảm nhận những chức năng đặc
trƣng để đảm bảo cho sự vận hành chung của xã hội đó (vd: thiết chế gia đình
đóng chức năng: sinh sản, giáo dục cho trẻ em, kinh tế,…)
o Một số nét đặc trƣng của thiết chế xã hội: sinh viên chú ý đến những đặc
trƣng về khuôn mẫu hành vi và thái độ, biểu tƣợng, văn hóa vật chất, luật lệ
quy định ứng xử, hệ ý thức,…(Đọc TLHT trang 148-149)
o Kết cấu, chức năng, quan hệ của thiết chế
Sinh viên đọc TLHT từ trang: 145-161

-7-



Chƣơng 5: Phân tầng xã hội và di động xã hội
Một số khái niệm:
o Dị biệt xã hội là gì : là tất cả những đặc điểm khác biệt giữa các cá nhân về
giới tính, tuổi tác, chủng tộc, …
o Phân tầng xã hội: là phƣơng thức mà xã hội sắp xếp các thành viên của
mình trên cơ sở sự giàu có, quyền hành hay uy tín xã hội
o Giai cấp : là những tầng lớp xã hội chủ yếu dựa trên những tiêu chuẩn nhƣ
kinh tế, vị trí sản xuất của cá nhân trong hệ thống sản xuất, nghề nghiệp,..
o Di động xã hội: là một khái niệm dùng để chỉ sự thay đổi vị trí của một cá
nhân trong hệ thống phân tầng xã hội, khái niệm này ám chỉ đến địa vị đạt
đƣợc của cá nhân
o Di động xã hội thƣờng gắn với hai khái niệm xã hội đóng và xã hội mở :
xã hội đóng là xã hội không cho phép cá nhân có thể tự do di chuyển từ vị trí
này sang vị trí khác trong hệ thống phân tầng xã hội trong khi đó xã hội mở
thì ngƣợc lại
Những cơ sở cho sự phân tầng xã hội : Marx : sử dụng yếu tố kinh tế để phân chia
các tầng lớp khác nhau trong xã hội trong khi đó Max Weber sử dụng hai yếu tố
kinh tế và phi kinh tế (uy tín, địa vị xã hội,..) để phân chia các tầng lớp khác nhau
trong xã hội. Cách phân chia về phân tầng xã hội của Weber rõ ràng và giải thích
đƣợc cặn kẽ hơn cách giải thích của Marx
Đặc trƣng của di động xã hội trong xã hội hiện đại : xã hội công nghiệp thƣờng gắn
với sự di động cơ cấu (tức là giảm số lƣợng lao động trong một số lĩnh vực và tăng
lao động ở một số lĩnh vực (vd nhƣ giảm số lƣợng lao động trong lĩnh vực nông
nghiệp và tăng số lƣợng lao động trong khu vực công nghiệp và dịch vụ), thứ đến là
di động không gian (nghĩa là tính di động, sự di chuyển giữa các khu vực, vùng
miền của các cá nhân trong xã hôi hiện đại rất lớn). Sinh viên cũng chú ý đến hai
khái niệm di động liên thế hệ và di động nội thế hệ
Các lý thuyết giải thích về phân tầng xã hội:
o Quan điểm của Marx : sử dụng thƣớc đo về kinh tế là duy nhất để phân
chia các tầng lớp xã hội. Dựa vào kinh tế, Marx chia xã hội thành hai giai

cấp cơ bản là giai cấp tƣ sản và giai cấp vô sản
o Quan điểm của M. Weber : sử dụng ba tiêu chí để phân chi các tầng lớp
trong xã hội : (1) yếu tố kinh tế, (2) yếu tố địa vị xã hội và (3) yếu tố quyền
lực chính trị/đảng phái
o Một số tranh luận chủ yếu về nghèo đói và phân tầng xã hội : có hai luận
điểm chính tranh luận về nghèo đói. Luận điểm thứ nhất đƣợc đƣa ra bởi
Oscar Lewis và William Ryan. Một quan điểm nghiên cứu xu hƣớng đổ lỗi
cho cá nhân là nguyên nhân của nghèo đói và xu hƣớng ngƣợc lại đƣợc đƣa
ra bởi Ryan cho rằng xã hội là nguyên nhân của nghèo đói. Sinh viên cần
-8-


xác định quan điểm nào là hợp lý với bối cảnh xã hội hiện nay và những lý
do cho sự chọn lựa đó của sinh viên
Phân tầng về chủng tộc, giới và tuổi tác
Sinh viên đọc TLHT từ trang: 124-144
Chƣơng 6:Kiểm soát xã hội và lệch lạc xã hội
Một số khái niệm:
o Lệch lạc xã hội là gì : là một lối ứng xử vi phạm các quy tắc, chuẩn mực
của một xã hội nhất định
o Những đặc điểm của lệch lạc xã hội : hành vi lệch lạc tùy thuộc vào từng
nền văn hóa, tùy thuộc vào từng bối cảnh xã hội, chuẩn mực của hành vi
lệch lạc thay đổi theo không gian và thời gian,…
o Các cấp độ của hành vi lệch lạc : lệch lạc ở cấp độ một cá nhân, lệch lạc xã
hội ở cấp độ một nhóm và lệch lạc xã hội ở cấp độ một định chế
o Hành vi lệch lạc và hành vi tội phạm : hành vi lệch lạc thƣờng là sự vi
phạm những chuẩn mực của một xã hội, còn tội phạm thƣờng là những
ngƣời có hành vi vi phạm luật pháp
Kiểm soát xã hội : là những phƣơng cách mà một xã hội thiết lập và củng cố những
chuẩn mực của một xã hội

Các chức năng chính yếu của kiểm soát xã hội : cô lập, trừng phạt, can ngăn, răn
đe, phục hồi
Sinh viên đọc TLHT từ trang : 162-178
Chƣơng 7: Hành vi tập thể và phong trào xã hội
Hành vi tập thể
o Hành vi tập thể là gì : hành vi tập thể thƣờng là những hành động, suy
nghĩ, cảm xúc liên quan đến một số ngƣời khá đông và thƣờng không tuân
theo những chuẩn mực đã đƣợc xã hội thiết lập
o Phân loại hành vi tập thể : có thể có nhiều dạng nhƣ sự bắt chƣớc về mặt
thời trang, sự hoảng loạn, công luận, bạo động,…
Phong trào xã hội
o Khái niệm phong trào xã hội : là những hoạt động tự nguyện có tổ chức,
dài hạn, có chủ đích nhằm khuyến khích hay chống đối một chiều kích nào
đó, một khía cạnh nào đó của biến chuyển xã hội. Sinh viên chú ý thêm đến
hai định nghĩa về phong trào xã hội của A.Touraine (tr.189) và W.Kornblum
(tr.190)
o Phân loại phong trào xã hội : : thƣờng ngƣời ta sẽ sử dụng tiêu điểm quan
tâm để phân loại các phong trào xã hội. Một số phong trào xã hội sẽ chú ý
-9-


đến các cá nhân hay một tầng lớp trong xã hội, một số khác lại chú ý đến
những vấn đề có liên quan đến toàn xã hội. Thứ hai là phạm vi mà những
biến đổi xã hội muốn nhắm tới
Các giai đoạn phát triển của phong trào xã hội :có tổng cộng 5 giai đoạn phát triển
của phong trào xã hội : giai đoạn hình thành, giai đoạn liên kết-củng cố, giai đoạn
quan liêu hóa, giai đoạn thoái trào và giai đoạn tái tổ chức
Sinh viên đọc TLHT từ trang :179-201

- 10 -



PHẦN 3. HƢỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
Hình thức kiểm tra, kết cấu đề và hƣớng dẫn cách làm bài
Đề thi sẽ là đề mở, kết cấu bao gồm ba câu hỏi đƣợc chia đều cho mỗi chƣơng
(mỗi chƣơng học sẽ ra một câu hỏi)
Ba câu tự luận và thƣờng sẽ là những dạng câu hỏi nhƣ sau:
o Câu 1: sẽ là câu kiểm tra kiến thức lý thuyết của sinh viên, sinh viên cần
chú ý đến những khái niệm cơ bản, đặc điểm của kiến thức cơ bản nhƣ
là: văn hóa là gì? Những khả năng nào sẽ xảy ra khi các nền văn hóa tiếp
xúc với nhau, phân tầng xã hội, di động xã hội, lệch lạc, tội phạm là gì?
(3 điểm)
o Câu 2: thƣờng sẽ là một câu hỏi về một vấn đề hay một nhận định nào
đó, sinh viên cần sử dụng kiến thức trong một chƣơng học cụ thể để phân
tích nhận định hay vấn đề đó (VD: hãy phân tích mối tƣơng quan giữa
phân tầng xã hội với nghèo đói thông qua nhận định “bần cùng sinh đạo
tặc) (3 điểm)
o Câu 3: sẽ là một câu hỏi về một vấn đề, hiện tƣợng xã hội nào đó, sinh
viên cần sử dụng quan điểm xã hội học để phân tích, lý giải về hiện
tƣợng đó. VD: mại dâm, ly hôn, bạo hành gia đình, tội phạm, nghiện
game,…
Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng sinh viên thƣờng sai ở những câu lập
luận về những vấn đề xã hội, phần sai chủ yếu là sinh viên thƣờng rơi vào lối
suy nghĩ của đạo đức, tâm lý, hay lối suy nghĩ thông thƣờng,….Vì vậy, để có
thể đạt đƣợc kết quả tốt, sinh viên cần đọc lại những đặc trƣng của lối lý giải xã
hội học, đi học đầy đủ để nắm đƣợc bài.
Khi làm bài sinh viên cần chọn câu nào dễ làm trƣớc, thƣờng những câu đầu là
những câu dễ
Sinh viên làm ngắn gọn, những phần phải trình bày quan điểm cá nhân, sinh
viên cần chú ý những lập luận của mình có khách quan và logic

Không chép nguyên si trong sách, tài liệu học tập
Không chép bài của ngƣời khác và không cho ngƣời khác chép bài mình.
Những bài làm giống nhau sẽ không đƣợc tính điểm

- 11 -


PHẦN 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN
MÔN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƢƠNG
LỚP: LK31
Thời gian làm bài: 90 phút
Sinh viên đƣợc sử dụng tài liệu

- HK1/NH 2013 – 2014

Câu 1: Thế nào là thái độ vị chủng và tính tƣơng đối của nền văn hóa? Lấy ví dụ cụ thể?
(2đ)
Câu 2: Xã hội hóa là gì? Nêu các tác nhân (môi trƣờng) của quá trình xã hội hội hóa. (4)
Câu 3: Hãy phân tích, lý giải theo quan điểm xã hội học xem vì sao tỷ lệ ly hôn tại thành
thị luôn cao hơn tỷ lệ ly hôn tại nông thôn?

Đáp án gợi ý
Câu 1
-

-

-

Định nghĩa thái độ vị chủng: Thái độ vị chủng (hay thuyết lấy dân tộc mình làm

trung tâm), là việc phán đoán những nền văn hóa khác là thấp kém theo những
chuẩn mực, giá trị của nền văn hóa của riêng mình. Ví dụ:“Rợ phƣơng Đông; Rợ
phƣơng Tây”. Con ngƣời chúng ta thƣờng có thái độ vị chủng bởi vìtrong xã hội,
chúng ta có xu hƣớng khó chấp nhận cái gì khác lạ với chúng ta
Thuyết tƣơng đối văn hóa: Là xu hƣớng chấp nhận rằng mọi nền văn hóa phát triển
theo phƣơng cách riêng của chúng, bằng cách thích ứng với các đòi hỏi đặc biệt của
môi trƣờng trong đó chúng hình thành.Hay nói khác đi đó là việc tạm ngƣng phê
phán các nền văn hóa khác bằng những giá trị của riêng mình.
Khi nghiên cứu về văn hóa nhân loại, thuyết tương đối văn hóa tiếp cận trên
phương diện:
Về lý luận: có nhiều nền văn hóa trên thế giới, bình đẳng với nhau, không nền văn
hóa nào cao hơn.
Về phƣơng pháp luận: mỗi nền văn hóa cần đƣợc nhìn từ chính các giá trị và chuẩn
mực của nền văn hóa đó.
Về mặt thực tiễn: thấu hiểu, tôn trọng các nền văn hóa sẽ góp phần tăng tri thức và
kinh nghiệm trong sáng tạo.

Câu 2
Định nghĩa quá trình xã hội hóa: Xã hội hóa là quá trình mà chúng ta học cách để
trở thành con ngƣời và hội nhập vào xã hội mà chúng ta đang sống với tƣ cách là
một thành viên của xã hội
Các tác nhân của quá trình xã hội hóa:
- 12 -


Xã hội hóa là một quá trình quan trọng, lâu dài và diễn ra trong suốt cuộc đời mỗi
một con ngƣời. Quá trình xã hội hóa cá nhân chịu ảnh hƣởng bởi các môi trƣờng
sau:
a. Gia đình
- Đây là môi trƣờng đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình xhh cá nhân (nhân

cách, niềm tin, thái độ, sở thích, mục đích sống…)
- Mỗi gia đình đều có một tiểu văn hóa riêng đƣợc xây dựng trên cơ sở nền văn hóa
chung. Cách xã hội hóa tùy vào tầng lớp xã hội và mỗi nền văn hóa.
- Các cá nhân trong quá trình trƣởng thành sẽ tiếp thu các giá trị, chuẩn mực của tiểu
văn hóa này thông qua các thành viên gần gũi của gia đình nhƣ ông bà, bố mẹ, anh
chị.
b. Nhà trƣờng
- Cá nhân tiếp nhận những kiến thức đầu tiên về tự nhiên và xã hội.
- Hình thành các quan hệ xã hội và lĩnh hội các giá trị văn hóa làm nền tảng cho cuộc
sống sau này.
- Lĩnh hội các kỹ năng để cá nhân đảm trách các vai trò xã hội sau này mà còn truyền
đạt những giá trị xã hội, lối sống chủ đạo của xã hội.
- Là nơi đầu tiên cá nhân có kinh nghiệm về một tổ chức xã hội, về khả năng đánh
giá con ngƣời dựa trên các tiêu chuẩn phổ quát.
- Củng cố quan niệm về giới tính qua các môn học
c. Bạn bè
- Môi trƣờng thân thiện, độc lập không bị kiểm soát dễ thổ lộ và tâm tình những điều
thầm kín, sở thích và hiếu kỳ…
- Môi trƣờng này cũng tạo ra khoảng cách giữa các thế hệ về hệ giá trị, quan điểm,
thái độ nhận thức (mối quan tâm khác nhau giữa con cái và cha mẹ
- Nhóm bạn bè cũng tạo ra áp lực lên cá nhân bằng những quy tắc của nhóm. Tuy
nhiên đây chỉ là ảnh hƣởng ngắn hạn, gia đình ảnh hƣởng lên các nguyện vọng, ƣớc
mơ lâu dài của lớp trẻ.
4. Phƣơng tiện truyền thông đại chúng
-

Ảnh hƣởng lên cách ứng xử của thanh thiếu niên, đặc biệt vô tuyến truyền hình.
Truyền thông cung cấp cho cá nhân những định hƣớng và các quan điểm đối với
các sự kiện và các vấn đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Truyền thông bên cạnh những mặt tích cực trong quá trình xhh cũng mang đến

những hệ lụy tiêu cực của nó

5. Đoàn thể, các tổ chức xã hội: ảnh hƣởng mạnh đến quá trình hình thành nhân cách
cá nhân.
6. Môi trƣờng làm việc: tác động mạnh đến quá trình hình thành nhân cách cá nhân
theo hai hƣớng tích cực và tiêu cực.
- 13 -


Câu 3
-

-

Ly hôn là một hiện tƣợng xã hội gắn bó mật thiết với đời sống gia đình, đời
sống xã hội
Ly hôn dù muốn hay không cũng sẽ ảnh hƣởng lớn đến cả nam giới và nữ giới,
đặc biệt ly hôn sẽ ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển nhân cách của trẻ em trong
gia đình
Ly hôn là đối tƣợng nghiên cứu của những ngành khoa học xã hội trong đó có
xã hội học
Tỷ lệ ly hôn ở thành thị luôn cao hơn nông thôn là một thực tế có thật, nó phản
ánh sự tác động của nhiều nhân tố xã hội lên quyết định mang tính cá nhân của
con ngƣời

Những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ ly hôn ở thành thị luôn cao hơn nông thôn
a. Học vấn
Học vấn có ảnh hƣởng lớn đến quá trình nhận thức của cá nhân về mình, về xã hội.
Phụ nữ ở thành thị thƣờng có học vấn cao hơn so với phụ nữ nông thôn do đó họ ý
thức về quyền của mình tốt hơn. Vả lại, học vấn cao cũng dẫn đến việc phụ nữ

thành thị tiếp cận đƣợc với nhiều thông tin mang tính đa chiều về đời sống gia đình,
quyền bình đẳng giới,…do đó họ sẽ mạnh dạn hơn trong quyết định ly hôn của
mình.
b. Sự tự chủ về mặt kinh tế
Tỷ lệ tham gia thị trƣờng lao động và tự chủ về mặt kinh tế của phụ nữ thành thị
thƣờng lớn hơn so với phụ nữ nông thôn. Khi có sự tự chủ về mặt kinh tế phụ nữ sẽ
ít bị phụ thuộc vào ngƣời đàn ông hơn. Phụ nữ nông thôn thì thƣờng ngƣợc lại
c. Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng với việc đƣa ra nhiều mô hình gia đình trong xã hội hiện
đại sẽ giúp cho phụ nữ có thêm nhiều lựa chọn hơn so với chỉ có một mô hình gia
đình: cha mẹ và con cái
d. Sự hình thành của những hội/tổ chức phi chính thức
Xã hội đô thị thƣờng là nơi của sự đổi mới và cởi mở, trong tiến trình phát triển,
trong lòng của xã hội đô thị thƣờng sẽ xuất hiện những hội/nhóm của những cá
nhân có cùng đặc điểm xã hội để có thể giúp đỡ/hỗ trợ lẫn nhau. Hiện tƣợng phụ nữ
ly hôn hay đơn thân không còn là những hiện tƣợng riêng lẻ mà thƣờng sẽ là một
hiện tƣợng của nhóm, của tập thể nên họ cảm thấy sự đồng cảm, chia sẽ. Ở nông
thôn thƣờng không hoặc ít có những tổ chức nhƣ vậy
e. Áp lực của dƣ luận xã hội
Xã hội đô thị thƣờng là nơi của sự cởi mở, dễ dàng chấp nhận cái mới. Mặt khác,
áp lực của nhóm, dƣ luận xã hội trong lòng xã hội đô thị thƣờng ít nên việc ly hôn
trong gia đình không lớn. Ở nông thôn thì thƣờng ngƣợc lại

- 14 -



×