Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hướng dẫn ôn tập môn sức khỏe cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.26 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
MÔN: SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Mục đích
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa nắm vững nội dung ôn tập và
làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài giảng của giảng viên
ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo.
Nội dung hướng dẫn
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội dung trọng tâm của
môn học được xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc kỹ năng
cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.
Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức và luyện tập kỹ
năng để đạt được những nội dung trọng tâm.
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hướng dẫn
cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc những nỗ
lực có thể được đánh giá cao trong bài làm.
Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có tính chất minh
hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.

-1-


PHẦN 1. CÁC NỘI DUNGTRỌNG TÂM
Bài 1: Giới thiệu môn học
Định nghĩa.
Nhiệm vụ và chức năng của nhân viên sức khỏe cộng đồng .
Bài 2: Tổng quan về sức khỏe và bệnh tật


Tổng quan về sức khỏe.
Tổng quan về bệnh tật.
Bài 4: Các vấn đề sức khỏe chủ yếu của cộng đồng
Vệ sinh môi trường.
Lối sống nguy cơ sức khỏe.
Bài 5: Bảo vệ và tăng cường sức khỏe cộng đồng
Tham vấn sức khỏe cộng đồng.
Kế hoạch bảo vệ và tăng cường sức khỏe cộng đồng có sự tham gia.

-2-


PHẦN 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP
Chương 1: Giới thiệu môn học
Định nghĩa.
o Các kiến thức cần nắm vững bao gồm:
 Sức khỏe cộng đồng là ngành khoa học về bảo vệ và nâng cao sức khỏe
cộng đồng. Trong khi đó, y học là ngành khoa học về chẩn đoán, điều trị
bệnh và phục hồi.
 Đối tượng của sức khỏe cộng đồng là sức khỏe của xã hội hay sức khỏe
của một bộ phận lớn dân số.
o Đọc Tóm tắt bài giảng trang 2.
o Tham dự buổi ôn tập để hệ thống hóa kiến thức.
Nhiệm vụ và chức năng của sức khỏe cộng đồng.
o Các kiến thức cần nắm vững bao gồm:
 Nhiệm vụ của nhân viên sức khỏe cộng đồng là nhận dạng và đáp ứng các
vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần, sức khỏe thể chất, sức khỏe môi
trường và môi trường sống của cộng đồng.
 Chức năng của nhân viên sức khỏe cộng đồng bao gồm: Nhận dạng, đánh
giá và giám sát tình trạng sức khỏe của cộng đồng và các nhóm dân số

nguy cơ; Đóng góp và xây dựng các chính sách và chương trình sức khỏe
với cách tiếp cận tham gia và Tạo điều kiện cho các nhóm dân số tiếp cận
được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thích hợp và chi phí hợp lý.
o Đọc Tóm tắt bài giảng trang 2-3.
o Tham dự buổi ôn tập để hệ thống hóa kiến thức.
Bài 2: Tổng quan về sức khỏe và bệnh tật
Tổng quan về sức khỏe.
o Các kiến thức và khái niệm cần nắm vững bao gồm:
 Định nghĩa sức khỏe của Tổ chức y tế Thế giới (WHO).
 Định nghĩa sức khỏe của y học, xã hội học và tâm lý học
 Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe (mô hình sinh thái nhân văn bệnh học)
 Các mô hình hành vi sức khỏe (bao gồm mô hình kiến thức, thái độ và
hành vi và mô hình niềm tin sức khỏe)
o Đọc Tóm tắt bài giảng trang 4-8.
o Tham dự buổi ôn tập để hệ thống hóa kiến thức.
Tổng quan về bệnh tật.
o Các kiến thức và khái niệm cần nắm vững bao gồm:
-3-


 Phát sinh và diễn biến của bệnh tật
 Quá trình tự nhiên của bệnh tật
 Phân loại bệnh
 Các chỉ tiêu dịch tể học cơ bản (bao gồm: tử suất, tỷ lệ mới mắc, tỷ lệ
hiện mắc, tỷ lệ chết/mắc của bệnh, tử suất đặc trưng của bệnh)
o Đọc Tóm tắt bài giảng trang 9-10.
o Hệ thống hóa kiến thức và làm bài tập thực hành trong buổi ôn tập.
Bài 4: Các vấn đề sức khỏe chủ yếu của cộng đồng
Vệ sinh môi trường.
o Các kiến thức và khái niệm cần nắm vững bao gồm:

 Khái niệm vệ sinh môi trường
 Mối quan hệ giữa vệ sinh, môi trường và bệnh tật
 Bệnh tật liên quan vệ sinh môi trường
 Bệnh tật liên quan môi trường nước (sẽ cung cấp thêm trong buổi ôn tập)
 Giải pháp phòng. chống các bệnh tật liên quan vệ sinh môi trường và bệnh
tật liên quan môi trường nước
o Đọc Tóm tắt bài giảng trang 20-21.
o Tham dự buổi ôn tập để hệ thống hóa kiến thức.
Lối sống nguy cơ sức khỏe.
o Các kiến thức cần nắm vững bao gồm:
 Các lối sống nguy cơ sức khoẻ và các bệnh tật liên quan.
 Giải pháp phòng, chống các bệnh lối sống
o Đọc Tóm tắt bài giảng trang 21-23.
o Tham dự buổi ôn tập để hệ thống hóa kiến thức.
Bài 5: Bảo vệ và tăng cường sức khỏe cộng đồng
Tham vấn sức khỏe cộng đồng.
o Các kiến thức và khái niệm cần nắm vững bao gồm:
 Định nghĩa tham vấn
 Tầm quan trọng của tham vấn cộng đồng
 Các loại hình tham vấn cộng đồng.
o Đọc Tóm tắt bài giảng trang 27-28.
o Tham dự buổi ôn tập để hệ thống hóa kiến thức
Kế hoạch bảo vệ và tăng cường sức khỏe cộng đồng có sự tham gia.
-4-


o Các kiến thức cần nắm vững liên quan đến việc xây dựng một kế hoạch bảo vệ và
tăng cường sức khỏe cộng đồng có sự tham gia bao gồm: Nhận dạng và xếp ưu
tiên các vấn đề sức khoẻ; Phân tích nhân-quả; Xây dựng mục tiêu, giải pháp
và kết quả mong đợi; Phân bổ nguồn lực; Viết kế hoạch hành động.

o Các kiến thức cần nắm vững về triển khai , giám sát và lượng giá kế hoạch kế
hoạch bảo vệ và tăng cường sức khỏe cộng đồng có sự tham gia
o Đọc Tóm tắt bài giảng trang 28-32.
o Tham dự buổi ôn tập để hệ thống hóa kiến thức.

-5-


PHẦN 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA – TỰ LUẬN
a/ Hình thức kiểm tra
Đề kiểm tra bao gồm hai phần: lý thuyết (7 điểm) và bài tập (3 điểm)
b/ Hướng dẫn cách làm bài phần trắc nghiệm
Trước hết phải tìm yêu cầu của bài, gạch dưới và đọc thật kỹ để làm đúng và vừa đủ
theo yêu cầu của bài. Làm thừa so với yêu cầu sẽ không được tính điểm, mất thời
gian vô ích.
Không cần làm bài theo thứ tự. Câu dễ làm trước.
Các yêu cầu tính toán cần làm cẩn thận ở ngoài và chép vào theo một thứ tự để tránh bỏ
sót.
Mỗi chỉ tiêu tính toán phải bao gồm: phần tính toán, kết quả và thuyết minh.
Chép bài người khác sẽ không được tính điểm.

-6-


PHẦN 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN

ĐỀ THI
Sinh viên trả lời 2 câu hỏi sau đây:
Câu 1 (7 điểm):
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Câu 2 (3 điểm):
Các số liệu về dân số và bệnh tật tại thành phố A được trình bày trong bảng thống kê sau:

Loại bệnh

Bệnh tim mạch

HIV/AIDS

Bệnh ung thư

Số người mắc

1200

1100

800

Số người chết

150

800

750

Ghi chuù: Dân số thành phố A là 1.500.000 người
Anh (chị) cho biết:
-


Loại bệnh tật nào tại thành phố A là thịnh hành nhất

-

Loại bệnh tật nào tại thành phố A là nguy hiểm nhất

-7-


ĐÁP ÁN
Câu một: (7 điểm)
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
- Giới thiệu mô hình sinh thái nhân văn bệnh học (1 điểm)
- Phân tích yếu tố dân số ảnh hưởng đến sức khỏe người dân (1 điểm)
- Phân tích yếu tố nơi cư trú ảnh hưởng đến sức khỏe người dân (2 điểm)
- Phân tích yếu tố hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe người dân (1 điểm)
- Căn cứ vào các phân tích trên, đề nghị các giải pháp nâng cao sức khỏe người dân (2 điểm)
Câu hai: (3 điểm)
1- Loại bệnh phổ biến (1 điểm)
P Tim mạch = 1200/1.500.000 * 100.000 = 80 0/0000
P HIV/AIDS = 1100/1.500.000 * 100.000 = 73,30/0000
P Ung thư

= 800/1.500.000 * 100.000 = 53,30/0000

Tại thành phố A, bệnh tim mạch là bệnh thịnh hành nhất.
2- Loại bệnh nguy hiểm (2 điểm)
Tử suất đặc trưng của bệnh
CDR Tim mạch = 150/1.500.000 * 1000 = 0,10/00

CDR HIV/AIDS = 800/1.500.000 * 1000 = 0,530/00
CDR Ung thư = 750/1.500.000 * 1000 = 0,510/00
Tại thành phố A, nếu tính trên tổng dân số, bệnh HIV/AIDS là bệnh nguy hiểm nhất.
Tỷ lệ chết/mắc của bệnh
CFR Tim mạch = 150/1200 * 100 = 12,5%
CFR HIV/AIDS = 800/1100 * 100 = 72,7%
CFR Ung thư = 750/800 * 100 = 93,7%
Tại thành phố A, nếu tính trên số người mắc bệnh, bệnh ung thư là bệnh nguy hiểm nhất.

-1-



×