Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu ôn tập môn dân số học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.01 KB, 10 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
MÔN: DÂN SỐ HỌC
Mục đích
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa nắm vững nội dung ôn tập và
làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài giảng của giảng
viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo.
Nội dung hướng dẫn
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội dung trọng tâm của
môn học được xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc kỹ năng
cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.
Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức và luyện tập kỹ
năng để đạt được những nội dung trọng tâm.
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hướng dẫn
cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc những nỗ
lực có thể được đánh giá cao trong bài làm.
Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có tính chất minh
hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.

-1-


PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương 1: Nhập môn
Tầm quan trọng của dân số đối với sự phát triển một quốc gia.
Đối tượng nghiên cứu của môn học.
Thống kê dân số.


Chương 2: Sự kiện sinh sản
Các yếu tố tác động đến mức sinh.
Các chỉ tiêu đánh giá mức sinh.
Chương 3: Sự kiện tử vong
Các yếu tố tác động đến mức chết.
Chỉ tiêu đánh giá mức chết.
Chương 4: Gia tăng dân số
Các khái niệm gia tăng dân số.
Gia tăng dân số Thế giới.
Quá trình chuyển tiếp dân số.
Dự báo dân số.
Chương 5: Di dân
Định nghĩa.
Loại hình di dân.
Lý thuyết di dân.
Chương 6: Cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số theo độ tuổi.
Cơ cấu dân số theo địa bàn cư trú.

-2-


PHẦN 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP
Chương 1: Nhập môn
Tầm quan trọng của dân số đối với sự phát triển một quốc gia.
o

Các kiến thức cần nắm vững bao gồm: Vai trò của dân số đối với kinh tế, xã
hội và môi trường.


o

Đọc Tóm tắt bài giảng trang 1.

o

Tham dự buổi ôn tập để hệ thống hóa kiến thức.

Đối tượng nghiên cứu của môn học.
o

Các khái niệm cần nắm vững: quy mô, cơ cấu, phân bố và biến động dân số.

o

Đọc Tóm tắt bài giảng trang 1-2.

o

Tham dự buổi ôn tập để hệ thống hóa kiến thức.

Thống kê dân số.
o

Các khái niệm cần nắm vững: Tổng điều tra dân số; Nghiên cứu chọn mẫu kết
hợp với phỏng vấn sâu và Thống kê thường xuyên.

o

Đọc Tóm tắt bài giảng trang 2.


o

Tham dự buổi ôn tập để hệ thống hóa kiến thức.

Chương 2: Sự kiện sinh sản
Các yếu tố tác động đến mức sinh.
o

Các yếu tố kinh tế-văn hóa và xã hội tác động đến mức sinh bao gồm: phát
triển y tế, học vấn, thu nhập, nơi cư trú, tôn giáo và các yếu tố văn hóa.

o

Đọc Tóm tắt bài giảng trang 3.

o

Tham dự buổi ôn tập để hệ thống hóa kiến thức.

Các chỉ tiêu đánh giá mức sinh.
o

Các chỉ tiêu tính toán cần nắm vững bao gồm: sinh suất, tỷ suất sinh tổng quát,
tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi, tổng tỷ suất sinh, hệ số tái sinh nguyên và hệ
số tái sinh tịnh.

o

Đọc Tóm tắt bài giảng trang 4-5.


o

Làm bài tập thực hành trong buổi ôn tập.

Chương 3: Sự kiện tử vong
Các yếu tố tác động đến mức chết.
o

Các yếu tố kinh tế-văn hóa và xã hội tác động đến mức chết bao gồm: chiến
tranh và dịch bệnh, phát triển y tế, giới, tuổi, nghề nghiệp và hôn nhân.

o

Đọc Tóm tắt bài giảng trang 6.

o

Tham dự buổi ôn tập để hệ thống hóa kiến thức.
-3-


Chỉ tiêu đánh giá mức chết.
o

Các chỉ tiêu tính toán cần nắm vững bao gồm: tử suất, tỷ suất chết đặc trưng
theo tuổi và tỷ lệ chết sơ sinh.

o


Đọc Tóm tắt bài giảng trang 6-7.

o

Làm bài tập thực hành trong buổi ôn tập.

Chương 4: Gia tăng dân số
Các khái niệm gia tăng dân số.
o

Các khái niệm cần nắm vững: Gia tăng tự nhiên, tăng suất dân số và các mức
tăng suất dân số.

o

Đọc Tóm tắt bài giảng trang 8.

Gia tăng dân số Thế giới.
o

Các kiến thức cần nắm vững bao gồm: Gia tăng dân số Thế giới theo thời gian,
gia tăng dân số các nước phát triển và gia tăng dân số các nước đang phát
triển.

o

Đọc Tóm tắt bài giảng trang 8.

o


Tham dự buổi ôn tập để hệ thống hóa kiến thức.

Quá trình chuyển tiếp dân số.
o

Kiến thức cần nắm vững bao gồm: 5 giai đoạn phát triển của dân số một quốc
gia.

o

Đọc Tóm tắt bài giảng trang 8-9.

o

Tham dự buổi ôn tập để hệ thống hóa kiến thức.

Dự báo dân số.
o

Công thức dự báo dân số đơn giản.

o

Đọc Tóm tắt bài giảng trang 9.

o

Làm bài tập thực hành trong buổi ôn tập.

Chương 5: Di dân

Định nghĩa.
o

Các kiến thức và khái niệm cần nằm vững bao gồm: định nghĩa di dân, thời
khoảng di dân, vùng đi, vùng đến, dòng di dân và chênh lệch di dân.

o

Đọc Tóm tắt bài giảng trang 10.

o

Làm bài tập thực hành trong buổi ôn tập.

Loại hình di dân.

4


o

Kiến thức cần nắm vững bao gồm: phân loại di dân theo không gian và thời
gian.

o

Đọc Tóm tắt bài giảng trang 11-12.

o


Tham dự buổi ôn tập để hệ thống hóa kiến thức.

Lý thuyết di dân.
o

Kiến thức cần nắm vững bao gồm: lý thuyết lực hút và lực đẩy, lý thuyết cấu
trúc của Everettlee.

o

Đọc Tóm tắt bài giảng trang 12.

o

Tham dự buổi ôn tập để hệ thống hóa kiến thức

Chương 6: Cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số theo độ tuổi.
o

Các kiến thức và khái niệm cần nắm vững:


Đánh giá mức độ già hóa và trẻ hóa dân số một quốc gia.



Tác động của dân số già hóa hay trẻ hóa đến sự phát triển kinh tếxã hội một quốc gia.




Dân số trong độ tuổi lao động, dân số hoạt động kinh tế và dân
số không hoạt động kinh tế.



Xác định tiềm năng lao động bao gồm tỷ lệ dân số trong độ tuổi
lao động, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thô và tỷ lệ tham gia lực
lượng lao động chung.



Xác định tỷ lệ phụ thuộc.

o

Đọc Tóm tắt bài giảng trang 14-17.

o

Hệ thống hóa kiến thức và làm bài tập thực hành trong buổi ôn tập.

Cơ cấu dân số theo địa bàn cư trú.
o

Các kiến thức và khái niệm cần nắm vững:


Gia tăng dân số đô thị Thế giới, gia tăng dân số đô thị các nước phát
triển và gia tăng dân số đô thị các nước đang phát triển.




Định nghĩa về Đô thị hóa.



Các chỉ tiêu đo lường đô thị hóa bao gồm: tỷ lệ dân cư thành thị, tỷ
lệ dân thành thị/nông thôn và nhịp độ đô thị hóa (sẽ cung cấp thêm
trong buổi ôn tập).



Tác động của đô thị hóa.

o

Đọc Tóm tắt bài giảng trang 18-20.

o

Hệ thống hóa kiến thức và làm bài tập thực hành trong buổi ôn tập.

5


PHẦN 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA – TỰ LUẬN
a/ Hình thức kiểm tra
Đề kiểm tra bao gồm hai phần: lý thuyết (5 điểm) và bài tập (5 điểm)
b/ Hướng dẫn cách làm bài phần trắc nghiệm

Trước hết phải tìm yêu cầu của bài, gạch dưới và đọc thật kỹ để làm đúng và vừa đủ
theo yêu cầu của bài. Làm thừa so với yêu cầu sẽ không được tính điểm, mất thời
gian vô ích.
Không cần làm bài theo thứ tự. Câu dễ làm trước.
Các yêu cầu tính toán cần làm cẩn thận ở ngoài và chép vào theo một thứ tự để tránh
bỏ sót.
Chú ý đơn vị của các chỉ tiêu tính toán phải theo đúng với công thức.
Đối với các chỉ tiêu đánh giá mức sinh, khi tính toán lấy ít nhất là 3 số lẻ.
Đối với các chỉ tiêu đánh giá mức chết, khi tính toán lấy ít nhất là 4 số lẻ.
Sau khi tính toán, kết quả cuối cùng cần làm tròn số theo nguyên tắc: Nếu từ 0,6 trở
lên làm tròn bằng 1. Nếu từ 0,5 trở xuống làm tròn bằng 0.
Mỗi chỉ tiêu tính toán phải bao gồm: phần tính toán, kết quả và thuyết minh.
Chép bài người khác sẽ không được tính điểm.

6


PHẦN 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN

ĐỀ THI
Sinh viên trả lời 2 câu hỏi sau đây:
Câu một (5 đi ể m):
Phân tích nguyên nhân của sự gia tăng dân số Thế giới.
Đề nghị các giải pháp để giảm sự gia tăng dân số Thế giới.
Câu hai (5 đi ể m):
Thống kê dân số tại khu vực X được ghi nhận như sau:
Nhóm tuổi

Fx


Bx

BWx

Lx/Lo

15-19

79865

8813

4293

0,90503

20-24

63315

17620

8582

0,90048

25-29

51860


14585

7104

0,89472

30-34

44440

10255

4986

0,88799

35-39

38795

7569

3686

0,88009

40-44

32250


2760

1344

0,87013

45-49

26720

381

186

0,85705

Hãy tính và thuyết minh các chỉ tiêu sau đây:
1.
2.
3.
4.

GFR
TFR
w
GRR (tính theo Bx và theo B x)
NRR

7



ĐÁP ÁN
Câu một: (5 điểm)
1- Phân tích nguyên nhân của sự gia tăng dân số Thế giới. (3,5 điểm)
- Dân số Thế giới gia tăng chủ yếu là do sự gia tăng dân số tại các nước đang phát triển.
- Dân số các nước đang phát triển gia tăng là do mức sinh tại đây tăng nhanh.
- Mức sinh các nước đang phát triển tăng nhanh là do tại đây y tế còn kém phát triển, học
vấn nhất là học vấn phụ nữ còn thấp, thu nhập hộ gia đình thấp, một số nơi còn chế độ đa
thê, ưa thích con trai và tồn tại các quan niệm lạc hậu (như con là lộc là phúc, trời sinh voi
sinh cỏ …).
2- Đề nghị các giải pháp để giảm sự gia tăng dân số Thế giới. (1,5 điểm)
Để giảm sự gia tăng dân số Thế giới, cần giảm mức sinh tại các nước đang phát triển.
Để giảm mức sinh, các nước đang phát triển cần tăng cường đầu tư cho:
- Các chương trình y tế, chương trình bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em
- Chương trình xóa đói giảm nghèo
- Chương trình phổ cập giáo dục
- Chương trình kế hoạch hóa gia đình …

Câu hai: (5 điểm)

Nhóm tuổi
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49

ASFRWx

0,054
0,135
0,137
0,112
0,095
0,042
0,007
0,582*5

ASFRx
0,110
0,278
0,281
0,231
0,195
0,085
0,014
1,194*5

1- Tỷ suất sinh tổng quát (1 điểm)
B
GFR = ——— x 1000
F (15-49)
8

ASFRWx * Lx/Lo
0,049
0,121
0,122
0,099

0,084
0,036
0,006
0,517*5


61983
GFR = ——— x 1000 = 183,792 ‰
337245
GFR # 184 ‰
Tại khu vực X, cứ trung bình 1000 phụ nữ trong tuổi khả sản thì sinh ra 184 trẻ
2- Tổng tỷ suất sinh (2 điểm)
TFR =

ASFRx = 1,194*5 = 5,97

TFR # 6
Tại khu vực X, một người phụ nữ có trung bình là 6 người con khi họ đi qua thời kỳ
khả sản với giả thuyết là không ai bị chết. Dân số tại khu vực X có mức sinh là cao (TFR >
2,1).
3- Hệ số tái sinh nguyên (1 điểm)
- Tính theo BWx
GRR = ASFRW x = 0,582*5 = 2,910
GRR # 3
- Tính theo Bx
100
GRR = — x TFR
205
100
GRR = — x 5,97 = 2,912

205
GRR # 3
Tại khu vực X, một người phụ nữ có trung bình là 3 người con gái khi họ đi qua thời
kỳ khả sản với giả thuyết là không ai bị chết.
4- Hệ số tái sinh tịnh (1 điểm)
NRR = ASFRWx * Lx/Lo = 0,517*5 = 2,585

9


NRR # 2,6
Tại khu vực X, một người phụ nữ có trung bình là 2,6 người con gái khi họ đi qua
thời kỳ khả sản và có tính đến xác suất chết.

10



×